3.Thời điểm, địa điểm hình thành hợp đồng

Một phần của tài liệu Những điểm mới về giao kết hợp đồng trong Bộ Luật dân sự năm 2005 (Trang 62)

6. Nội dung nghiên cứu:

2.4. 3.Thời điểm, địa điểm hình thành hợp đồng

Theo PLHĐKT năm 1989 thì hợp đồng kinh tế được coi là đã hình thành và có giá trị pháp lý từ thời điểm các bên đã ký vào văn bản, trừ các hợp đồng

mà pháp luật quy định phải đăng ký; đối với các hợp đồng bằng tài liệu giao dịch được coi là đã hình thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thoả thuận về tất cả những điều khoản chủ yếu của loại hợp đồng kinh tế đó (Điều 11). BLDS năm 1995 đã quy định cụ thể hơn về thời điểm GKHĐ dân sự là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận GKHĐ hoặc khi các bên đã thoả thuận xong nội dung chủ yếu của hợp đồng. BLDS quy định trong trường hợp việc trả lời chấp nhận GKHĐ được chuyển qua đường bưu điện thì thời điểm trả lời là ngày gửi đi theo dấu của bưu điện (khoản 3 Điều 397 BLDS năm 1995). Luật Thương mại năm 1997 cũng quy định tương tự BLDS năm 1995, thời điểm ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá là thời điểm các bên có mặt ký vào hợp đồng. Trường hợp các bên không cùng có mặt để ký hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là đã ký kết từ thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện đã ghi trong chào hàng trong thời hạn trách nhiệm của người chào hàng (Điều 55).

BLDS năm 2005 quy định khá chi tiết về thời điểm GKHĐ với việc phân biệt thành 04 trường hợp để xác định thời điểm GKHĐ. Theo Điều 404 BLDS năm 2005 thì hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết; hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết; thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng; thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. Như vậy, so với các văn bản pháp luật trước đây, BLDS năm 2005 đã quy định một cách cụ thể và chi tiết trong từng trường hợp GKHĐ cụ thể như: GKHĐ trực tiếp bằng văn bản, GKHĐ bằng lời nói… giúp cho các bên dễ dàng hơn trong quá trình vận dụng quy định của pháp luật để xác định thời

điểm hợp đồng có hiệu lực. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mới, tiến bộ, những quy định của BLDS năm 2005 vẫn còn một số vướng mắc như sau:

- Quy định hiện nay của BLDS chỉ phù hợp với phương thức giao dịch hợp đồng một cách trực tiếp, một số trường hợp không đúng đối với trường hợp giao dịch gián tiếp. Trong trường hợp các bên không trực tiếp thoả thuận các nội dung của hợp đồng thì theo quy định của BLDS năm 2005, hợp đồng được hình thành khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận GKHĐ. Tuy nhiên, BLDS năm 2005 đã không tính đến thời điểm GKHĐ khi các chủ thể thực hiện GKHĐ thông qua fax hoặc thư điện tử… BLDS năm 2005 không quy định rõ trong trường hợp các bên đàm phán, trao đổi với nhau bằng thư từ, giao dịch, thời điểm nhận được trả lời chấp nhận GKHĐ được xác định cụ thể như thế nào? Nếu gửi qua bưu điện thì thời điểm được xác định là ngày nhận được ghi trên dấu bưu điện nhưng nếu gửi qua thư điện tử và bên nhận thư vắng mặt thì thời điểm gửi, thời điểm nhận không trùng nhau và không xác định được thời điểm nhận là thời điểm nào?

- Trường hợp đối với hợp đồng phải công chứng, chứng thực thì thời điểm hình thành hợp đồng không thể là thời điểm bên được đề nghị nhận được chấp nhận đề nghị GKHĐ, cũng không phải là thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng mà phải là thời điểm hoàn thành việc công chứng, chứng thực. Vấn đề này đã được quy định rõ trong BLDS năm 1995 nhưng lại không được BLDS năm 2005 đề cập đến. BLDS năm 2005 chỉ quy định chung chung tại Điều 405 là trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, BLDS năm 2005 cần quy định rõ hơn trường hợp này để tránh những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.

2.4.4. GKHĐ dưới sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin điện tử:

Trước đây, khi công nghệ thông tin chưa phát triển, hình thức của hợp đồng chỉ có thể bằng lời nói, hành vi hoặc văn bản giấy. Sự phát triển của công nghệ tin học đem lại một phương thức giao dịch mới đó là giao dịch

thông qua phương tiện điện tử. Giao dịch thông qua phương tiện điện tử xuất hiện đầu tiên ở các nước phát triển và ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Phương thức giao dịch này có nhiều ưu điểm như: tốc độ nhanh, chi phí ít tốn kém, chuyển tải thông tin không phụ thuộc vào khoảng cách và số lượng giao dịch…nên đang ngày càng trở nên phổ cập, được nhiều người, nhiều doanh nghiệp sử dụng. Cùng với sự gia tăng của giao dịch điện tử, việc GKHĐ thông qua các phương tiện điện tử cũng ngày càng gia tăng khi các bên giao dịch nhận thấy rõ lợi ích của nó. GKHĐ thông qua các phương tiện điện tử có thể hiểu là quá trình đàm phán, thương lượng và ký kết hợp đồng của các bên được thực hiện thông qua việc trao đổi các thông điệp dữ liệu điện tử. Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Giao dịch điện tử năm 2005,

“GKHĐ điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình GKHĐ”.

Thông qua phương tiện điện tử, các chủ thể GKHĐ tiết kiệm được rất

nhiều thời gian và chi phí giao dịch. Để phù hợp với xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, pháp luật các nước đều ghi nhận hình thức của hợp đồng có thể được thể hiện thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu và hình thức này được coi là hợp đồng bằng văn bản. Ví dụ: Luật mẫu về Thương mại điện tử của UNCITRAL đã đưa ra một hệ thống các quy tắc được thừa nhận trên phạm vi các nước tham gia Liên hợp quốc về việc loại bỏ các trở ngại trong việc công nhận giá trị pháp lý của thông điệp được lưu chuyển bằng phương tiện điện tử. Điều 5 của Luật mẫu khẳng định giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử, Điều 6 khẳng định thông tin điện tử đáp ứng được đòi hỏi của văn bản viết. Điều 11 của Luật mẫu quy định:

“Trong khuôn khổ hình thành hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, một chào hàng và chấp nhận chào hàng được phép thể hiện bằng thông điệp dữ liệu. Khi một thông điệp dữ liệu được sử dụng trong quá trình

hình thành hợp đồng thì giá trị và hiệu lực thi hành của hợp đồng đó không thể bị phủ nhận chỉ vì đã dùng thông điệp dữ liệu vào mục đích ấy.”( trang 90, Tài liệu số 26)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 124 BLDS năm 2005: “…giao dịch dân

sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”. PLHĐKT năm 1989, BLDS năm 1995 đều

không quy định về việc GKHĐ dưới sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin điện tử. Luật Thương mại năm 1997 là văn bản đầu tiên thừa nhận việc GKHĐ thông qua hình thức thông tin điện tử khi quy định: điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản (khoản 3 Điều 49). Trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học - kỹ thuật ngày càng phát triển, công nghệ thông tin bùng nổ thì hợp đồng được ký kết thông qua các phương tiện điện tử ngày càng nhiều.

Tuy BLDS năm 2005 không quy định cụ thể về GKHĐ bằng các phương tiện điện tử nhưng việc thừa nhận thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là văn bản hợp đồng. BLDS năm 2005 đã đặt nền móng cho GKHĐ bằng các phương tiện điện tử. Từ năm 2005, để tạo cơ sở cho việc phát triển các giao dịch điện tử tại Việt Nam, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh hoạt động giao dịch điện tử như:

- Luật Giao dịch điện tử, có hiệu lực ngày 01/03/2006. Luật Giao dịch Điện tử chỉ điều chỉnh khía cạnh hình thức của hợp đồng như xác định thời điểm gửi, nhận, địa điểm gửi, nhận. Luật Giao dịch điện tử ra đời đã công nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu nói chung và hợp đồng điện tử nói riêng. Điều này có nghĩa là hợp đồng điện tử cũng được đối xử bình đẳng giống như hợp đồng thể hiện dưới dạng văn bản giấy và khi có tranh chấp, hợp đồng điện tử cũng chính là chứng cứ để giải quyết tranh chấp.

- Nghị định về Thương mại điện tử ngày 9/6/2006 đã thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, GKHĐ cho đến thực hiện hợp đồng.

- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 quy định chi tiết về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành. Nghị định này quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử, là điều kiện tiên quyết về mặt kỹ thuật để thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử rộng rãi trong xã hội.

- Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/2/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao dịch điện tử an toàn, hiệu quả; giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ.

Theo quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự. Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác (Điều 10 Luật Giao dịch điện tử năm 2005).

Theo quy định của pháp luật hiện nay, hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống giống nhau về bản chất, giá trị pháp lý, nội dung và chỉ khác nhau về phương tiện để thực hiện giao dịch và cách thức giao kết.

Đối với hợp đồng truyền thống, việc GKHĐ được thực hiện thông qua giấy tờ hoặc thông qua việc các bên gặp gỡ, trao đổi để cùng ký kết hợp đồng. Còn đối với hợp đồng điện tử, các bên thực hiện việc GKHĐ thông qua phương tiện điện tử. Do đó, cách thức giao kết cũng khác nhau. Đối với hợp đồng truyền thống, các bên GKHĐ thông qua gửi văn bản hoặc thông qua đàm phán trực tiếp. Đối với hợp đồng điện tử, các bên trao đổi, thống nhất về nội dung của hợp đồng thông qua việc gửi và nhận các thông điệp dữ liệu.

BLDS năm 2005, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đều thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử. Theo quy định tại Điều 34 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Hợp đồng được giao kết từ sự tương tác giữa khách hàng và chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp trực tiếp của thương nhân vào từng bước của quá trình GKHĐ.

Bên cạnh đó, Điều 12 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cũng quy định:

“Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết”. GKHĐ điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một

phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình GKHĐ. Trong GKHĐ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị GKHĐ và chấp nhận GKHĐ có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu. Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như

thông báo bằng phương pháp truyền thống. (Điều 36, 38 Luật Giao dịch điện tử năm 2005).

* Quy định về đề nghị giao kết hợp đồng.

Điều 12 Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 về thương mại điện tử quy định: “Một thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị GKHĐ mà không có bên nhận cụ thể thì chưa được coi là đề nghị GKHĐ, trừ khi bên thông báo chỉ rõ trong thông báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận”. Đối với việc GKHĐ trên website thương mại

điện tử thì theo quy định tại Thông tư 09/2008/TT-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn Nghị định thương mại điện tử về cung cấp thông tin và GKHĐ trên website thương mại điện tử quy định: Nếu một website thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến cho từng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể được giới thiệu trên website đó, thì các thông tin giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản liên quan được xem là thông báo về đề nghị GKHĐ của thương nhân sở hữu hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Nhưng chứng từ điện tử do khách hàng khởi tạo và gửi đi bằng cách sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến được xem là đề nghị GKHĐ của khách hàng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ gắn kèm chức năng đặt hàng trực tuyến đó. Để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng trong quan hệ với thương nhân, pháp luật về giao dịch điện tử quy định: trong trường hợp thông qua các hệ thống thông tin, một bên đưa ra đề nghị GKHĐ và bên được đề nghị có thể tiếp cận được đề nghị đó thì trong khoảng thời gian hợp lý bên đưa ra đề nghị phải cung cấp cho bên được đề nghị chứng từ điện tử hoặc các chứng từ liên quan khác chứa những nội dung của hợp đồng. Các chứng từ này phải thỏa mãn điều kiện lưu trữ và sử dụng được.

Trường hợp website có công bố thời hạn trả lời đề nghị GKHĐ, nếu hết thời hạn này mà khách hàng vẫn chưa nhận được trả lời của thương nhân thì đề nghị GKHĐ của khách hàng chấm dứt hiệu lực. Việc trả lời

chấp nhận sau thời hạn này hình thành một đề nghị GKHĐ khác từ phía thương nhân.

Trong trường hợp website không công bố rõ thời hạn trả lời đề nghị GKHĐ, nếu trong vòng 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi gửi đề nghị

Một phần của tài liệu Những điểm mới về giao kết hợp đồng trong Bộ Luật dân sự năm 2005 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)