1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại công ty tnhh sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư việt thái

57 508 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 436 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Năm 2009 đánh dấu bước chuyển mình của nền Kinh tế khi đó xuất hiện ngàymột nhiều hơn những dấu hiệu khôi phục sau cuộc đại khủng hoảng năm 2008, hòacùng nhịp hồi phục của kin

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2009 đánh dấu bước chuyển mình của nền Kinh tế khi đó xuất hiện ngàymột nhiều hơn những dấu hiệu khôi phục sau cuộc đại khủng hoảng năm 2008, hòacùng nhịp hồi phục của kinh tế thế giới nền kinh tế Việt Nam năm 2010 và quý 1năm 2011 đã có những bước tiến đáng kể, kèm theo đó quá trình hội nhập kinh tếquốc tế và giao lưu thương mại ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ của Việt Nam vớithế giới, đang đặt ra những đòi hỏi và thách thức mới đối với các doanh nghiệpxuất nhập khẩu trong hoạt động Thương Mại Quốc Tế

Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công An, Công ty TNHHsản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái được hoạt động chủ yếutrong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu Trong những năm qua Công ty đãluôn phát triển và tạo uy tín tốt với các bạn hàng trong và ngoài nước, và nhậpkhẩu đã giúp phần không nhỏ vào sự thành công này của Công ty Doanh thubán hàng nhập khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng lớn (70%) trong tổng doanh thucủa toàn Công ty Do đó nhập khẩu là một lĩnh vực thực sự quan trọng của toànCông ty

Để đánh giá một cách chính xác tình hình và vai trò của hoạt động nhập khẩukinh doanh của Công ty trong những năm gần đây em xin chọn đề tài: THỰCTRẠNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHHSẢN XUẤT, XUẤT NHẬP KHẨU, DỊCH VỤ VÀ ĐẦU TƯ VIỆT THÁI làm

đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình

Bố cục của chuyên đề được trình bày như sau:

Chương I: Thực trạng hoạt động nhập khẩu ở công ty TNHH sản xuất, xuấtnhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái

Chương II: Các giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH sảnxuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái

Trang 2

CHƯƠNG I:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT, XUẤT NHẬP KHẨU, DỊCH VỤ VÀ ĐẦU TƯ VIỆT THÁI

1 Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ

và đầu tư Việt Thái:

Công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái là

Công Ty trực thuộc tổng cục V của Bộ Công An, được thành lập theo giấy phép

số 0100367509 do sở kế hoạch và đâu tư UBND thành phố Hà Nội cấp ngày15tháng 6 năm 1991 Tên giao dịch tiếng Anh: Viet Thai product, export, exportimport, services and investment company limited Trụ sở chính: 270 TrườngChinh, Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa, TP Hà Nội Văn phòng giaodịch: 78/97 Hoàng Cầu, Quận Đống Đa, TP Hà Nội

Công ty TNNH sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái làmột trong mười doanh nghiệp hàng đầu được Uỷ Ban Nhân Dân thành phố HàNội tặng bằng khen về thành tích xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Bên cạnh

đó công ty chuyên nhập khẩu hàng hoá, thiết bị, phương tiện, máy móc phục vụsản xuất và an ninh quốc phòng

Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, những năm đầu đi vào hoạtđộng, Công ty đã gặp không ít khó khăn Tuy nhiên, sau gần 20 năm hoạt độngtrên thị trường, với nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo công ty cùng đội ngũ

Trang 3

cán bộ công nhân viên có trình độ, được đào tạo chuyên nghiệp và có nhiều kinhnghiệm, Công ty đã tạo được uy tín lớn với khách hàng trong và ngoài nước.Hiện nay, Công ty đã phát triển thành một công ty kinh doanh đa ngành nghềvới nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như:

Phương tiện, thiết bị, máy móc đặc chủng phục vụ cứu hộ và an ninh quốcphòng, là đối tác uy tín của các hãng sản xuất thiết bị, máy móc lớn như:Mitsubishi, Toyota, Nikki, Lukas, Camiva, …;

Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng tại Hà Nội và các Tỉnhnhư: Xây dựng và lắp đặt trạm BTS cho mạng G-tel, lắp đặt hệ thống điện, nướctại Khu công nghệ cao Láng-Hoà Lạc, xây dựng trụ sở UBND xã Mường Sại-Sơn La

, xây dựng-cải tạo nhà chung cư cũ tại Hà Nội…

Thiết kế các giải pháp về an ninh mạng, hệ thống sử dụng thẻ thông minhkhông tiếp xúc; thi công lắp đặt hệ thống camera an ninh…

Phân phối các sản phẩm của Tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam

Nhập khẩu thiết bị, máy móc và hoá chất phục vụ cho các nhà máy sản xuất

xi măng, đường, xà phòng như nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy xi măng NghiSơn, hãng mỹ phẩm Unilever …

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm thuỷ sản;

Công ty có trụ sở tại Hà Nội và có các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trọngđiểm trên toàn quốc gồm: TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Sơn La,Khánh Hoà

2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khâu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái:

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đảm bảotốt công tác quản lý, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển, đứng vững trênthị trường, công ty đã xây dựng một bộ máy quản lý gọn nhẹ: quản lý theo chế

độ một thủ trưởng, đứng đầu là giám đốc Giám đốc là người có quyền lực caonhất và chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý chức năng, với khách hàng và vớicác cán bộ công nhân viên trong công ty Tiếp theo là hệ thống các bộ phận chức

Trang 4

năng gồm các phòng ban: phòng chuyên môn kỹ thuật, phòng kinh doanh xuấtnhập khẩu, phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán

Mối quan hệ giữa ban giám đốc và các phòng ban được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ

và đầu tư Việt Thái

(Nguồn: phòng tổ chức của công ty )

- Giám đốc: là người đại diện cho toàn bộ cán bộ Công nhân viêntrong Công ty Giám đốc là người có quyền cao nhất quyết định chỉ đạo mọihoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng kế hoạch đã đề ra và tuânthủ chính sách pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cácphòng ban chức năng của Bộ Công An về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty Trong hệ thống pháp lý, giám đốc đại diện cho công ty, khi Giámđốc vắng mặt có thể uỷ quyền cho phó Giám đốc đại diện cho công ty để điềuhành công việc

- Phó Giám đốc: là cánh tay phải đắc lực của giám đốc và thay mặtGiám đốc điều hành hoạt động công ty khi giám đốc vắng mặt

Phòng kinh doanh xnk

Phòngxây dựng

cơ bản

Phòng

kỹ thuật

Xưởng sữa chữa Giám đốc

Trang 5

- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ lập và quản lý kế hoạch tàichính tín dụng thường kỳ, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc ghi chép ban đầu,công tác thông tin kế toán, chế độ hạch toán, tính toán, tập hợp các chi phí phátsinh, theo dõi tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ kế toán để bảo đảm chonguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty được bảo toàn và phát triển Tậphợp các thông tin, các dự toán và quyết toán tài chính, thực hiện việc thanh toánthu nợ Xây dựng kế hoạch tài chính, phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinhdoanh, cung cấp kịp thời cho lãnh đạo công ty các thông tin kinh tế cần thiết.

- Phòng nhân sự hành chính: bố trí sắp xếp, quản lý công nhân viên,

ký kết các hợp đồng lao động, tham mưu, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện bộmáy quản lý của công ty, theo dõi việc thực hiện các nội qui và giải quyết chế

độ cho công nhân viên Bên cạnh đó phòng luôn luôn theo dõi bố trí hợp lý độingũ công nhân viên trong công ty, chịu trách nhiệm về tài sản trong công ty, xâydựng các phương án bảo vệ, an ninh, làm công tác chính trị nội bộ

- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Tham mưu giúp Ban Giám Đốc Công ty hoạch định các phương án sản xuất kinh doanh của toàn Công ty dài hạn, ngắn hạn hoặc trong từng thương vụ cụ thể

Cùng với các đơn vị trực thuộc và các phòng chức năng khác của Công ty xây dựng các phương án kinh doanh và tài chính

Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng trong và ngoài nước

để xúc tiến thương mại, trong đó tập trung cho việc tạo chân hàng làm hàng xuấtkhẩu

Trực tiếp quản lý và theo dõi việc sử dụng thương hiệu của Công ty

- Phòng xây dựng cơ bản: Tham mưu cho giám đốc và thực hiện cáclĩnh vực: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và triển khai thực hiện các dự án đầu

tư trong phạm vi toàn Tổng công ty

- Phòng kỹ thuật: Quản lý toàn bộ trang thiết bị kỹ thuật được trang

bị và máy móc nhập khẩu Phối hợp với phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đểnhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật

Trang 6

Xưởng sửa chữa: Bảo dưỡng và sữa chữa các trang thiết bị máy móc chokhách hàng

Nguồn nhân lực:

Số lượng lao động hiện nay của công ty là 120 người, trình độ đại học và trênđại học chiếm 50%, trung học chuyên nghiệp chiếm 35% và công nhân kỹ thuậtchiếm 15% Công ty luôn bố trí, sắp xếp lao động hợp lý, từng bước hoàn thiện

bộ máy quản lý bằng cách tổ chức lao động ở các khâu, giảm biên chế, thực hiệnchế độ khoán tiền lương tại các cửa hàng, tổ chức đào tạo cán bộ trong công táctiếp thị và công nhân kỹ thuật

Hiện nay công ty có một lực lượng lao đông trẻ, năng động có trình độ nghiệp

vụ, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhanh chóng với sự thay đổicủa thị trường

Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Công ty có cở sở vật chất lớn, tạo thành một hệ thống kết cấu hạ tầng cho kinhdoanh, xưởng bão dưỡng sản xuất tại gia lâm hệ thống các chi nhánh tại cáctỉnh: Thành Phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá , vănphòng đại diện tại Nhật, đối tác lớn trong và ngoài nước

Tiền vốn:

Trên cơ sở vốn của công ty với mục tiêu tập trung tiềm lực về vốn của công tynhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh và đầu tư, công ty đã rà xoát vànhiều lần xác định lại mức sử dụng vốn trong từng giai đọan, tránh ứ đọng vốn,tăng năng xuất sử dụng vốn

3 Nhiệm vụ, quyền hạn của công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch

vụ và đầu tư Việt Thái:

Chức năng:

Là một doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán kế toán độc lập.Công ty có chức năng chính là xuất nhập khấu hàng hoá, tổ chức sản xuất vàlàm các dịch vụ phục vụ cho kinh doanh trong nước và ngoài nước Với chứcnăng như vậy Công ty thực hiện các nghiệp vụ và quyền hạn sau (một cáchnghiêm ngặt):

Trang 7

- Nhiệm vụ:

+ Kinh doanh đúng nghành nghề qui định với mục đích thành lập.+ Bảo toàn và sử dụng tài sản được giao theo đúng chế độ Nhà nước qui định,đạt hiệu quả kinh tế xã hội và tăng cường điều kiện vật chất cho doanh nghiệpnhằm phát triển doanh nghiệp vững chắc

+ Tuân thủ pháp luật và chế độ hạch toán kinh tế do Nhà nước qui định

+ Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động và các biện pháp khuyến khích vật chất, tinh thần đúng chế độ chính sách của Nhà nước, đảm bảo mức lương tối thiểu và cải thiện đời sống công nhân viên trong công ty

+ Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ chuyênmôn

+ Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ tổchức quản lý, phát huy năng lực kinh doanh, tăng năng suất lao động, thực hiện

cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với hiệu quả cao

+ Tổ chức và nghiên cứu tốt thị trường trong và ngoài nước, nắm vững nhu cầuthị hiếu tiêu dùng để hoạch định các chiến lược Marketing đúng đắn, đảm bảocho kinh doanh của đơn vị được chủ động, ít rủi ro và mang lại hiệu quả cao + Nghiên cứu thị trường một cách toàn diện, nắm vững nhu cầu, giá cả, các điềukiện cạnh tranh trong và ngoài nước, nắm vững các môi trường pháp luật, kinh

tế, văn hoá xã hội để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh, ký kết hợpđồng kinh tế

+ Tham gia đàm phán ký kết hoặc thông qua đơn chào hàng để ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trên cơ sở tự chủ về tài chính và trách nhiệm trước pháp luật

+ Tổ chức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm thông qua hội chợ triển lãm trong và ngoài nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các phòng trưng bầy

để đẩy mạnh tiêu thụ và phục vụ khách hàng

+ Ký kết hợp đồng kinh tế và thực hiện tốt để đảm bảo duy trì, mở rộng mốiquan hệ với khách hàng, gây thiện cảm và tín nhiệm với khách hàng trong vàngoài nước

Trang 8

+ Quản lý, sử dụng vốn kinh doanh và lực lượng lao động một cách hiệu quả nhất nhưng vẫn tuân thủ theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước.

- Quyền hạn:

+ Công ty được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị kinh tế trong

và ngoài nước, dự hội chợ triển lãm quảng cáo trong và ngoài nước phục vụ choquá trình hoạt động kinh doanh của Công ty, mời khách nước ngoài hoặc cáccán bộ ra nước ngoài để đàm phán ký kết hợp đồng, khảo sát thị trường và thayđổi nghiệp vụ kỹ thuật

+ Công ty được quyền đặt ra các đại diện, chi nhánh ở trong và ngoài nước theoqui định của Nhà nước Việt Nam và nhà nước ở sở tại, thu nhập các thông tinkinh tế về thị trường thế giới

+ Công ty được mở tài khoản tiền vay tại ngân hàng Việt Nam hoặc tổ chứcngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và huy động vốn theo đúng luật

4 Một số đặc điểm kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái:

* Kinh doanh nhập khẩu:

- Sản xuất gia công các mặt hàng xuất khẩu;

- Kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định của Nhà nước;

- Dịch vụ thương mại;

- Kinh doanh lữ hành nội địa;

- Kinh doanh lữ hành quốc tế;

- Khai thác chế biến lâm sản, thủy sản, khoáng sản theo luật đầu tư;

- Dịch vụ tư vấn, lắp đặt, buôn bán vật tư, thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết

bị bảo vệ, các công cụ hỗ trợ;

- Xây dựng dân dụng, giao thông, công nghiệp;

- Vận tải hàng hóa;

- Đại lý bán lẻ xăng dầu;

- Sản xuất, buôn bán khí đốt hóa lỏng (gas), khí Argon, CO2, O2;

- Buôn bán than, nhiên liệu, chất đốt;

- Mua bán xe có động cơ, xe tải, xe rơ móc ;

Trang 9

- Mua bán máy mãc, thiết bị và phụ tùng thay thế;

- Mua bán các xe lội nước, xe địa hình;

- Sản xuất, gia Công hàng thêu may, thủ công mỹ nghệ, hàng trang trí nội,ngoại thất, nông sản thực phẩm;

- Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng, quần áo may sẵn, thời trang;

- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng; Buôn bán rượu, bia;

Các sản phẩm mà công ty nhập khẩu mang lại lợi ích cho xã hội được thể hiện:

* Dự án máy kéo Tỉnh Sơn La:

Thực hiện đường lối chính sách của Đảng về “Nông nghiệp Nông thôn Nông dân” và cơ giới hóa nông nghiêp nông thôn nhằm tăng năng xuất, chấtlượng của sản phẩm nông nghiệp còn như giảm thiểu lao động thủ công theo lốicanh tác cũ đã lạc hậu

Với kinh nghiệm gần 20 năm về nhập khẩu các phương tiện, máy móc, thiết bị,đồng thời với khả năng về tài chính cũng như đối tác uy tín nước ngoài, ngày 05tháng 6 năm 2009, UBND tỉnh Sơn La đã chính thức cấp giấy chứng nhận đầu

tư cho Công ty Việt Thái về dự án “Cơ giới hóa việc sản xuất nông nghiệp nôngthôn Sơn La giai đoạn 2008 – 2020 và những năm tiếp theo” Công ty là đơn vịđầu tiên nhập khẩu cung cấp máy kéo nông nghiệp, phục vụ cho dự án tỉnh SơnLa

Sơn La là tỉnh đi đầu trong cuộc cách mạng đưa cơ giới hóa, khoa học kỹthuật vào sản xuất nông nghiệp tại khu vực Tây Bắc Bước đầu thực hiện, dự án

đó đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La Lãnh đạo Tỉnh còn hết sức quan tâm, tạo điều kiện để dự án ngày càng phát huyhiệu quả hơn nữa, cả về mặt kinh tế và chính trị của dự án

Dự án máy kéo nông nghiệp tại Sơn la không chỉ mang tính kinh tế mà còn giúpphần ổn định an sinh xã hội, nâng cao cuộc sống vật chất, tinh thần của nhândân, nhất là ổn định cuộc sống của những hộ dân thuộc đối tượng di vén khỏivùng ngập nước của thuỷ điện Sơn La, để cuộc sống tại nơi ở mới tốt hơn vềmọi mặt so với nơi ở cũ đúng với đường lối quan điểm của Đảng và nhà Nướcđối với các hộ di dân thuỷ điện Sơn La

Trang 10

* Thiết bị bảo hộ lao động:

Việt Thái là Công ty chuyên cung ứng các thiết bị Bảo hộ lao động với chấtlượng cao, đa dạng về mẫu mã, chủng loại sản phẩm, giá cả phù hợp cạnh tranh.Các sản phẩm của chúng tôi được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp nhằmmục đích đem lại sự an toàn và tiện lợi cho người lao động trong suốt quá trìnhlàm việc

Các sản phẩm thiết bị bảo hộ lao động của Công ty Việt Thái đó được nhiềukhách hàng công nhận là sản phẩm có chất lượng cao ở thị trường

Nhắm tới mục tiêu làm hài lòng tất cả các khách hàng trong nước cũng như cácđối tác nước ngoài, Công ty luôn nỗ lực hoạt động với phương châm “Chấtlượng là yếu tố hàng đầu cho mọi sản phẩm”

- San lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các khu đô thị và công nghiệp;

- Mua bán thiết bị, linh kiện, máy móc ngành xây dựng và chiếu sáng đô thị;

- Tư vấn đầu tư xây dựng và lập dự toán, tổng dự toán các công trình xây dựng;

- Quản lý các dự án đầu tư xây dựng;

- Thiết kế kiến trúc công trình;

- Tư vấn giám sát chất lượng xây dựng;

- Mua bán nguyên liệu phục vụ sản xuất thép, nhựa, giấy;

- Đại lý vận tải và dịch vụ giao nhận hàng hóa trong nước và quốc tế;

- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và khai thuê hải quan

Một trong những công trình mà Công ty tham gia xây dựng như:

* Trạm G-TEL:

Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, đa phương hoá, đa dạng hoá cácquan hệ quốc tế và kinh tế, với chủ trương mở cửa cho các doanh nghiệp trongnước tiếp cận thị trường, tự do buôn bán, sản xuất kinh doanh, đặc biệt sự phát

Trang 11

triển hạ tầng và bùng nổ về nghành thông tin truyền thông Với kinh nghiệm và

uy tín trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng và lắp đặt thiết bị, Công ty Việt Thái đóvượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh để được G-tel Mobile tin tưởng giao là đơn vịxây dựng và lắp đặt trạm BTS

Ban Giám Đốc Cty đã giao cho ban QLXD GTEL trực tiếp thực hiện quản lý

và xây dựng dự án hạ tầng nhà xưởng, các công trình kiến trúc, hệ thống đường

bộ và đặc biệt dự án xây dựng hạ tầng mạng di động viễn thông TOÀN CẦU Qua quá trình triển khai dự án từ tháng 6/2009 đến nay, Ban dự án đã hoànthành xây dựng 71 ( Bẩy mươi mốt) trạm BTS trên địa bàn TP Hà Nội và cáctỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa và Vĩnh Phúc

* Xây dựng dân dụng: Trong năm 2009, công ty đó hoàn thành thi Công xâydựng xong công trình Trụ sở Đảng Ủy HĐND-UBND xã Mường Sại - huyệnQuỳnh Nhai - tỉnh Sơn La Do yêu cầu gấp rút để kịp di chuyển dân ra khỏivùng ngập, đáp ứng tiến độ phát điện thuỷ điện Sơn La, tập thể lãnh đạo và côngnhân đội thi công đã làm việc không kể ngày đêm và đó hoàn thành trước tiến

độ cam kết với chủ đầu tư

Được làm việc trong trụ sở mới, khang trang hiện đại, ban lãnh đạo và cán bộ xãviên đều hết sức vui mừng phấn khởi

Trụ sở khu hành chính của xã xây dựng xong đã làm thay đổi bộ mặt của Xã, tạođiều kiện thuận lợi cho cán bộ xã và nhân dân đi lại và làm việc được dễ dànghơn nhiều so với trước đây

* Tư vấn quản trị doanh nghiệp: Công ty đang tiến hành là hợp đồng tư vấncho Tổng công ty (HBM Group) Hòa Bình Minh là nhà doanh nghiệp lớn vớihơn 30 đại lý xe máy trên toàn quốc, 5 showroom xe ôtô tải - xe du lịch và làĐại lý chính hãng của Hãng Huyndai VITHACO là đơn vị lập dự án tư vấn hệthống phân phối hàng hóa, hệ thống quản lý chất lượng, đánh giá hiệu quả kinhdoanh, đào tạo nhân sự cho các bộ phận kinh doanh của Tổng công ty Hoà BìnhMinh Hiện tại, Công ty đang thực hiện hợp đồng này tại Showroom Hà Đông,

121 Thái Hà và sắp tới tại Biên Hoà và Phú Thọ

Trang 12

Công ty sẵn sàng hợp tác liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong vàngoài nước Công ty ra đời và phát triển hoàn toàn dựa vào chính khả năng và sự

cố gắng của mình

Với sự lớn mạnh không ngừng, Công ty TNNH sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch

vụ và đầu tư Việt Thái đã khẳng định được chất lượng phục vụ của mình, đượckhách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm Mục tiêu của công ty là đẩy mạnhkinh doanh, xây dựng công ty trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh, góp phầncho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập quốctế

Cùng với sự tăng trưởng về kim nghạch nhập khẩu, công ty đã chú trọng việc

mở rộng sản xuất, đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc cho sản xuất, tìm kiếmbạn hàng và chú trọng vào các bạn hàng truyền thống gia công hàng thêu may,thủ công mỹ nghệ, hàng trang trí nội, ngoại thất, nông sản thực phẩm.Vithacohiện đang là đối tác của nhiều tập đoàn, hãng sản xuất nổi tiếng trong khắp cảnước và trên thế giới như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, … NIKKI, HINO,TOYOTA, MISUMITSHI(Nhật Bản), LUKAS (Đức), CAMIVA(Pháp) …

5 Một số kết quả kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái:

Hiệu quả kinh doanh của Công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Doanh thu bán hàng của Công ty Việt Thái

(Đơn vị tính:1000 USD)

Doanh thu nội địa

Doanh thu xuất hàng

2583254,3

27098,558,4

30765,561,9

Trang 13

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty)

Qua bảng trên cho ta thấy hoạt động bán hàng của công ty chủ yếu diễn ra trênthị trường nội địa, doanh thu từ thị trường này ngày càng lớn điều đó thể hiệnnăm 2008 doanh thu đạt là 25886,3 USD, năm 2009 là 27156,9 USD, năm 2010

là 30827,4 USD Hoạt động bán hàng xuất khẩu của công ty diễn ra rất ít, hànghóa xuất khẩu của công ty chỉ sang thị trường đông âu với số lượng rất bé so vớidoanh thu nội địa được thể hiện năm 2008 giá trị xuất khẩu 54,3 USD (chiếm0.209% doanh thu của công ty), năm 2009 giá trị này là 58,4 USD (chiếm0.215% doanh thu của công ty), năm 2010 giá trị này là 61,9 USD (chiếm0.20079% doanh thu của công ty) Qua đó cho thấy thị trường xuất khẩu củacông ty quá ít so với doanh thu của toàn công ty

6 Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái:

Hiệu quả là tiêu chuẩn quan trọng (có thể là nguồn quan trọng nhất) để đánhgiá kết quả kinh doanh ngoại thương Trong những năm qua, cùng với sự cốgắng nỗ lực thực hiện kế hoạch đề ra, Công ty có quan tâm đến các chỉ tiêu hiệuquả hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, Công ty chưa cân nhắc đánh giá về kếtquả thực hiện từng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh (cả chỉ tiêu phản ánh về sốlượng, cả chỉ tiêu về chất lượng) để xác định chỉ tiêu nào đảm bảo hiệu quả kinhdoanh, chỉ tiêu nào chưa đảm bảo được yêu cầu Trên cơ sở đó có các biện phápthích hợp

Là một công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu chiếm

tỷ trọng tương đối lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Vì vậy, để đánh giáhiệu quả nhập khẩu cần phải tiến hành phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quảnhập khẩu của Công ty

6.1 Gía trị nhập khẩu của công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch

vụ và đầu tư Việt Thái:

6.1.1 Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu và tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu của Công ty được tính bằng công thức lấy lợinhuận nhập khẩu chia cho chi phí nhập khẩu Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu

Trang 14

dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua việc một đồng chi phí bỏ ramang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí của hoạtđộng nhập khẩu của công ty Việt Thái được phản ánh ở bảng 1 như sau:

Bảng 2: Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu của Công ty Việt Thái

(Đơn vị tính: 1000 USD)

Doanh thu nhập khẩu 19822, 3 21105, 9 27345, 7 33179, 2

Chi phí nhập khẩu 19.765 21.037 27.231 32.987

Lợi nhuận nhập khẩu 57, 3 68, 9 114, 7 192, 2

Tỷ suất lợi nhuận (%) 0, 29 0, 33 0, 42 0, 58

(Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính )

Qua bảng trên ta thấy doanh lợi nhập khẩu của Công ty liên tục tăng, năm saucao hơn năm trước Năm 2010 đạt 192.200 USD tăng so với năm 2009 là 77.500USD Tỷ suất lợi nhuận của Công ty tăng qua từng năm Điều đó có nghĩa là tốc

độ tăng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng chi phí Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận củaCông ty là 0,58, gấp 2 lần tỷ suất lợi nhuận năm 2007 Đây là một tỷ suất tươngđối cao so với những công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại ViệtNam Cùng với thời gian, các hình thức kinh doanh nhập khẩu của Công ty thayđổi theo hướng tích cực khiến cho tỷ suất lợi nhuận tăng nhanh Hình thức kinhdoanh nhập khẩu uỷ thác giảm dần trong cơ cấu hàng nhập khẩu và điều đó làmtăng tỷ suất nhập khẩu Mặt khác, sự biến động về giá cước phí (chi phí vậnchuyển hàng hoá) theo hướng tích cực còn khiến cho lơị nhuận của Công ty thuđược nhiều hơn

Công ty đã biết tận dụng thế mạnh về vốn, lao động và kinh nghiệm kinh doanh

để khắc phục khó khăn, tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng, tạo uytín trên trường quốc tế

6.1.2 Chỉ tiêu doanh lợi, doanh thu nhập khẩu của Công ty:

Tỷ suất doanh lợi doanh thu được tính bằng cách lấy lợi nhuận nhập khẩu chiacho doanh thu nhập khẩu Điều đó có nghĩa là với một đồng doanh thu nhập

Trang 15

khẩu thì sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận nhập khẩu Có thể thấy khái quát

về chỉ tiêu này của Công ty qua bảng 2

Doanh thu nhập khẩu của Công ty nhìn chung tăng liên tục trong vài năm vừaqua thể hiện khả năng kinh doanh ngày càng tăng, doanh thu tăng thể hiện sự

mở rộng thị trường, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh, mặt hàng Doanh thunhập khẩu năm 2010 là 33.179.200 USD tăng 5.833.500 USD Tỷ suất doanh lợidoanh thu nhập khẩu đều tăng đều trong các năm 2008, 2009, 2010 thể hiện khảnăng kinh doanh của Công ty rất tốt Cả doanh thu và tỷ suất lợi nhuận doanhthu tăng làm cho lợi nhuận của Công ty tăng rất cao Năm 2007, tỷ suất doanhlợi doanh thu của Công ty là 0, 289% nhưng năm 2010, tỷ suất này tăng đến con

số 0, 62% Đây là một tỷ suất rất cao

Bảng 3: Tỷ suất doanh lợi doanh thu nhập khẩu của Công ty Việt Thái.

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán + Tự tính toán)

6.1.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu:

Chỉ tiêu tổng hợp của Công ty là sự tổng hợp từ hai nguồn vốn cơ bản là vốn lưuđộng và vốn cố định Vốn lưu động giành cho nhập khẩu được phân định rõràng Vốn cố định ngoài việc phục vụ hoạt động nhập khẩu còn phục vụ hoạtđộng xuất khẩu

Chỉ tiêu doanh thu nhập khẩu/Vốn kinh doanh là vũng luôn chuyển vốn kinhdoanh của Công ty rong năm Số vùng luân chuyển của Công ty đạt mức cao và

có sự biến đổi không đều ở các năm Năm 2007 đạt 3, 87 vòng, năm 2008 đạt 3,

96 vòng, tăng 2, 3% so với năm 2007 Các năm 2009 và 2010 số vòng quay vốnkinh doanh của Công ty đều tăng Tuy nhiên, so với nhiều công ty thương mại

Trang 16

khác, số vòng luân chuyển vốn kinh doanh của Công ty là chưa cao Điều nàychứng tỏ trong hoạt động kinh doanh vẫn còn những trở ngại, sự chậm trễ, sựthiếu thống nhất giữa các bộ phận kinh doanh

Bảng 4: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu của Công ty Việt Thái

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán + Tự tính toán)

Chỉ tiêu lợi nhuận/Vốn kinh doanh còn có tốc độ tăng khá cao trong các năm trởlại đây Năm 2009, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cao gấp hơn 2 lần sovới năm 2007 Nguyên nhân là do lợi nhuận tăng rất nhanh trong khi vốn kinhdoanh tăng không nhiều trong suốt quá trình 4 năm liên tiếp

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty có thể được phản ánh qua bảng sau:

Bảng 5: Hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của Công ty Việt Thái

(Đơn vị: 1000 USD)

Trang 17

Doanh thu nhập khẩu 19822, 3 21105, 9 27345, 7 33179, 2Lợi nhuận nhập khẩu 57, 3 68, 9 114, 7 192, 2

Số vùng luân chuyển vốn lưu động còn được cải thiện rất nhiều Sự trì trệ trongkinh doanh giảm xuống đồng nghĩa với việc vốn lưu động luân chuyển nhiềuvòng hơn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu Năm 2010, vốn lưu động luânchuyển 8,49 vòng trong một năm, tăng 1,523 vòng/năm Năm 2010, Công ty đầu

tư thêm nhiều vốn hơn cho hoạt động kinh doanh Sự chậm trễ trong một vàikhâu khi vốn tăng lên đột ngột khiến số vòng luân chuyển giảm sút hơn so vớinăm 2009

6.1.4 Hiệu quả sử dụng lao động:

Hiệu quả sử dụng lao động luôn là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá về hiệuquả kinh doanh Tuy nhiên, nó còn chỉ là một khía cạnh để đánh giá hiệu quảkinh doanh của một doanh nghiệp Khi xem xét đánh giá chỉ tiêu này, cần phảiđặt nó trong hoàn mối tương quan với các chỉ tiêu về vốn, về lợi nhuận, vềdoanh thu để có cái nhìn chính xác

Trang 18

Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Việt Thái có thể được biểu hiện bằngbảng dưới đây:

Bảng 6: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Việt Thái

(Đơn vị: 1000 USD)

Doanh thu nhập khẩu 19822, 3 21105, 9 27345, 7 33179, 2Lợi nhuận nhập khẩu 57, 3 68, 9 114, 7 192, 2

Doanh thu bình quân

một lao động 66, 295 73, 540 89, 953 104, 666Lợi nhuận bình quân

( Nguồn: Phòng Kế Hoạch kết hợp với Tự tính toán)

Nhìn vào bảng trên, có thể thấy tình hình tiến triển rõ rệt qua các năm Cả haichỉ tiêu đều thể hiện sự tăng trưởng nhanh chóng Điều này chứng tỏ người nhânviên trong Công ty đang hoạt động có hiệu quả hơn

Tuy nhiên, nếu so sánh với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vựccũng như trong những lĩnh vực khác thì có thể thấy rằng doanh thu bình quânmột lao động hay lợi nhuận bình quân một lao động này là khá thấp Trong rấtnhiều năm qua, Công ty luôn là một doanh nghiệp có số lao động rất cao Tuynhiên, hiệu quả sử dụng lao động vẫn đang là vấn đề đối với Ban Giám đốc củaCông ty

Trong những năm gần đây, cùng với sự cải tổ toàn Công ty, vấn đề sử dụngnhân lực đúng người, đúng việc đó làm cho hiệu quả sử dụng lao động tăng lênnhanh chóng Năm 2010 so với năm 2007 có sự thay đổi rõ ràng Doanh thubình quân một lao động tăng gấp 1,579 lần Còn chỉ tiêu lợi nhuận bình quânmột lao động còn tăng hơn nữa, tăng 3,156 lần Đây là dấu hiệu đáng mừng chonhững nỗ lực mà Công ty đó bỏ ra nhằm hoàn thiện hiệu quả nhập khẩu hànghoá của mình

6.2 Mặt hàng nhập khẩu của công ty TNHH sx, xnk, dịch vụ và đầu tư Việt Thái:

Trang 19

Tình hình biến động về giá trị một số mặt hàng có thể thấy rõ ở bảng trên.Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu ở trong nước là khá bấpbênh Nhu cầu về hàng nhập khẩu ở trong nước thay đổi liên tục theo thời gian.Công ty còn chỉ nhập khẩu những mặt hàng có nhu cầu thực sự là việc tiêu thụnhanh chóng mặt hàng đó là khá chắc chắn Tổng kim ngạch nhập khẩu củaCông ty tăng nhanh qua từng năm Đây là một điều rất đáng mừng Công ty luôn

có những phương án kinh doanh hợp lý dù có nhiều biến động về nguồn hàng,giá cả trên thị trường thế giới

Bảng 7: Các mặt hàng nhập khẩu của Công ty Việt Thái

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Công ty)

Qua bảng trên ta thấy hầu như các mặt hàng nhập khẩu qua các năm của Công tykhông đồng đều Năm 2010 tăng vọt (200%) so với năm 2008, điều này là donăm 2010 Công ty thực hiện dự án cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn tại tỉnhSơn La Qua các năm sắt thép nhập khẩu của Công ty vẫn tăng đều 15% là doCông ty có các hợp đồng xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng tại HàNội như: khu công nghệ cao Láng – Hòa Lạc, xây dựng –cải tạo nhà chung cư

cũ tại Hà Nội… Riêng mặt hàng dầu cọ năm 2008 Công ty mới bắt đầu nhậpnên doanh số chưa cao bước sang năm 2009 va 2010 Công ty đó tạo dựng đượcnhiều mối quan hệ uy tín với các bạn hàng quốc tế nên doanh số tăng cao cụ thểnăm 2009 doanh số tăng 233,33% và năm 2010 tăng 183.97% Phương tiện vậntải doanh số các năm đều rất cao như năm 2008 là 5.200 USD, năm 2009 là5.310 USD và năm 2010 là 5.400 USD, điều đấy có được là do đặc thù Công ty

là Công ty nhà nước trực thuộc Bộ Công An nên những phương tiện vận tải mà

Trang 20

Công ty nhập đều là những phương tiện đặc chủng phục vụ công tác an ninh,quốc phòng.

Qua bảng trên ta nhận thấy máy móc thiết bị, sắt thép, phương tiện vận tải vàhàng tiêu dùng luôn giữ vai trò chủ chốt trong cơ cấu hàng nhập của Công ty

6.3 Thị trường nhập khẩu của công ty TNHH suất xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái:

Nhìn chung so với thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu của Công ty rộnghơn với các loại mặt hàng nhập khẩu đa dạng hơn Trước đây, Công ty chủ yếunhập khẩu từ các nước Đông Âu và Liên Xô cũ Đây là thị trường truyền thốngcủa Công ty và các hợp đồng nhập khẩu được ký kết giữa chính phủ các nướcXHCN với nhau, Công ty chỉ đứng ra nhận nhiệm vụ nhập khẩu hàng về Mọivấn đề khác liên quan đến hàng nhập khẩu đó có nhà nước lo

Tuy nhiên, trong điều kiện mới, thị trường nhập khẩu của Công ty còn thay đổirất lớn Các thị trường nhập khẩu lớn nhất của Công ty hiện nay là Nhật Bản,

Tây Âu và Hoa Kỳ Bảng 8: Thị trường nhập khẩu của Công ty Việt Thái

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Công ty Việt Thái)

Đối với thị trường Nhật Bản Đây thị trường Công ty đó có quan hệ xuất nhậpkhẩu từ khá lâu Hàng nhập khẩu từ thị trường này hầu như là các loại máy mãc,thiết bị phục vụ tiêu dùng và sản xuất Chất lượng hàng nhập từ Nhật luôn rấtcao Tuy nhiên, giá cả của chúng còn luôn cao hơn hẳn so với các loại hàngcùng loại từ các thị trường khác Tốc độ tăng giá trị hàng nhập từ Nhật Bản kháđều và doanh số nhập khẩu qua các năm đều cao như năm 2008 là 6.000 USD,năm 2009 là 6.520 USD và năm 2010 là 8.662 USD

Trang 21

Qua bảng trên ta thấy thị trường EU là một thị trường lớn mà Công ty có quan

hệ làm ăn Đây là thị trường xuất khẩu lớn của Công ty Đây còn là thị trườngCông ty nhập khẩu khá nhiều Các loại mặt hàng mà Công ty nhập khẩu chủ yếu

là máy móc thiết bị có chất lượng cao, phương tiện vận tải, các loại vật liệu caocấp, các năm doanh số nhập khẩu cũng khá cao nhưng năm 2009 là năm màCông ty nhập khẩu hàng từ EU là cao nhất với doanh số 6.105 USD

Bên cạnh Nhật Bản và EU, giá trị hàng hoá nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ tăngrất nhanh trong những năm gần đây Đây là kết quả của Hiệp định Thương mạiđược ký kết giữa hai nước Từ năm 2008 doanh số nhập khẩu chỉ là 2.367 USDthì đến năm 2010 doanh số nhập khẩu tăng vọt lên là 6.145 USD, qua 2 nămdoanh số nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ tăng 159,6% chắc chắn trong tươnglai, đây sẽ là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Công ty Tuy nhiên, có rấtnhiều khó khăn khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này Còn đối với nhậpkhẩu thì mọi việc rất thuận lợi

Công ty còn nhập khẩu từ Trung Quốc, Trung Quốc là nước láng giềng rất thuậnlợi cho việc nhập hàng với chúng ta và cũng là nước thuộc nước hàng đầu trênthế giới về sản xuất hàng hóa nhưng doanh số nhập hàng so với các thị trườngkhác là còn thấp như trong năm 2010 doanh số nhập hàng là 2.828 USD ,vì vậyban lãnh đạo Công ty định hướng các năm kế tiếp các phòng ban khai thác tìmhiểu thị trường xem các mặt hàng từ Trung Quốc có đầu ra tại Việt Nam haykhông và triển khai tìm các đối tác bên nước bạn

Ngoài ra, Công ty còn nhập khẩu từ ASEAN, và nhiều nước khác trên thế giới.Trong khối ASEAN, Singapore là nước có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhấtđối với Công ty

6.4 Phương thức kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái:

Hiện tại công ty chỉ sử dụng một phương thức nhập khẩu trực tiếp màchưa sử dụng các phương thức nhập khẩu khác

Trang 22

Với phương thức này công ty là người trực tiếp thực hiện tất cả công việcliên quan tới công tác nhập khẩu từ việc tạo mối quan hệ bạn hàng nhập khẩucho đến khi công tác nhập khẩu hoàn thành.

Do đặc thù của hàng hoá kinh doanh của công ty là hàng hoá thường đượcmua với khối lượng lớn, chất lượng đồng đều Vì vậy vận dụng phương thứcnhập khẩu này cũng tương đối thích hợp với quá trình nhập khẩu của công ty

Do chỉ sử dụng hình thức nhập khẩu trực tiếp nên chi phí cho hoạt độngnhập khẩu của công ty sẽ cao vì mỗi khi có sự thay đổi về hợp đồng thì công tythường phải gặp trực tiếp đối tác để bàn bạc

6.5 Quy trình nhập khẩu của công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái:

6.5.1 Đặc điểm của qui trình nhập khẩu của công ty:

Qui trình nhập khẩu của công ty bao gồm rất nhiều công việc như: xácđịnh nhu cầu, nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng nhậpkhẩu

Hợp đồng nhập khẩu của công ty hiện tại dựa trên các hợp đồng mẫu hoặchợp đồng đó ký từ trước, chính điều này làm cho những điều khoản trong hợpđồng nhập khẩu của công ty thường không được chặt chẽ gây khó khăn chocông ty khi thực hiện hợp đồng hoặc khi có tranh chấp xảy ra

6.5.2 Qui trình nhập khẩu của công ty:

Qui trình nhập khẩu của công ty bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu hàng hoá cần nhập

Hàng hoá mà công ty nhập về là hàng hoá dùng để kinh doanh chứ khôngphải dùng cho hoạt động sản xuất, do đó xác định được nhu cầu của thị trường

về hàng hoá của công ty đó còn chính là nhu cầu hàng hoá cần nhập

Do đặc điểm của hàng hoá kinh doanh của công ty là hàng hoá đã qua sửdụng và hoá chất dễ cháy nổ nên đòi hỏi cao quá trình xếp dỡ và bảo quản Hơnnữa hàng hoá nhập khẩu của công ty là máy móc nhập về làm dự án còn nhưnhập về sản xuất cho các công ty lớn Các chỉ tiêu về chất lượng hàng hoáthường không thay đổi mà chủ yếu là thay đổi giá cả Vấn đề đặt ra đối với công

Trang 23

ty là cần phải xác định được nhu cầu cụ thể, thực tế của các khách hàng này đểđưa ra được lượng hàng hoá cụ thể cần nhập khẩu

Để thực hiện tốt mục tiêu trên các nhân viên và ban lãnh đạo công ty phảihoạch định kế hoạch nhập khẩu dựa trên lượng cầu thực tế của các khách hàngtruyền thống mua với giá trị lớn trong năm trước, kết hợp với dự báo tăngtrưởng trong năm tới để điều chỉnh lượng hàng nhập khẩu đúng, đủ và kịp thời.Như vậy lượng hàng cần nhập khẩu sẽ được thực hiện theo công thức sau:

Bước 2: Nghiên cứu thị trường nước nhập khẩu và chọn

đối tác kinh doanh

Để có thể định ra được chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lượcnhập khẩu nói riêng, đồng thời để xác định được chính xác lượng hàng hoá cầnnhập khẩu đòi hỏi công tác nghiên cứu thị trường phải được tiến hành một cáchliên tục và hiệu quả Nhưng hiện tại công tác nghiên cứu thị trường ở công tyvẫn còn hạn hẹp và chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, chưa tổ chứccho nhân viên đi nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước Do đó nguồn thôngtin công ty có được là những nguồn thông tin thứ cấp và do chính đối tác cungcấp, vì thế nguồn thông tin đôi khi không có tính xác thực và không cập nhật

Bước 3: Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp động nhập khẩu

Do chỉ sử dụng phương thức giao dịch trực tiếp nên công ty phải hoàntoàn chịu trách nhiệm trước kết quả vòng đàm phán, hơn nữa đối tác của công

ty là các công ty ở nước ngoài cho nên khi đàm phán công ty sẽ phải thuê phiêndịch, thuê chuyên gia tư vấn về kinh tế và công ty thường phải sang quốc gia củaphía đối tác để đàm phán nên chi phí đi lại cho các cuộc đàm phán này sẽ lớnhơn Từ đó ta thấy phương thức giao dịch của công ty hiện nay còn chưa hiệuquả, chưa tận dụng được hết lợi thế của các phương thức hiện nay mà các doanhnghiệp đang sử dụng

Lượng cần nhập khẩu = tổng cầu về mặt hàng đó + dự

báo thay đổi trong năm

(trong năm) (trong năm)

Trang 24

Hợp đồng nhập khẩu của công ty thường được lập dựa trên các hợpđồng đó ký trước đây hoặc hợp đồng mẫu có sẵn, điều đó làm cho các điềukhoản của hợp đồng không được chặt chẽ, chưa thực sự phù hợp với hàng hoá

mà công ty nhập khẩu Hợp đồng nhập khẩu của công ty bản chính thường đượcviết bằng tiếng Anh còn hợp đồng được viết bằng các tiếng khác thường đượcdùng làm hợp đồng phụ Nhân viên của công ty có trình độ tiếng Anh còn cóhạn làm cho nhiều khi đó hiểu sai về những điều khoản của hợp đồng

Bước 4: thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Để thực hiện được hợp đồng nhập khẩu công ty thường tiến hành nhậpkhẩu theo các bước sau:

Xin giấy phép nhập khẩu Hiện tại các loại hàng hoá mà công ty cần phảixin giấy phép nhập khẩu là các loại máy móc đó qua sử dụng: máy nông nghiệpnên phải xin giấy phép của Bộ Công Thương, các loại hoá chất Acid Stearic 401xin giấy phép của Bộ Công Nghiệp

Mở L/C (nếu thanh toán bằng L/C) Việc thanh toán của công ty thườngđược thực hiện thông qua hai ngân hàng đại diện của mình là Sài Gòn ThươngTín chi nhánh Hà Nội và Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội Thườngthì việc thanh toán qua ngân hàng Ngoại Thương với các đối tác là người Nhật,Hàn Quốc và Singapore Còn các đối tác Trung Quốc do họ đó làm ăn với ta từlâu do vậy họ thường không đòi hỏi nhiều về ngân hàng đứng ra thanh toán

Với việc thanh toán bằng TT, D/P sẽ lập một thư chuyển tiền gửi đếnngân hàng đại diện của mình nhờ gửi trả một số tiền cho người xuất khẩu và khi

đó công ty phải trả một khoản phí dịch vụ cho ngân hàng

Với việc thanh toán bằng L/C đầu tiên công ty sẽ phải đến ngân hàng đạidiện của mình xin mở một thư tín dụng và tiến hành ký quỹ, công ty thường phải

ký quỹ 100% giá trị hợp đồng và phải trả cho ngân hàng một khoản phí tuỳ theogiá trị của hợp đồng

Trong năm 1996 công ty chỉ có một đại diện là Ngân Hàng NgoạiThương đến năm 2000 công ty đó có thêm Ngân Hàng Sài Gòn Thường Tín ViệtNam là ngân hang thứ hai đại diện cho công ty về thanh toán quốc tế

Trang 25

Thuê phương tiện vận chuyển (nếu có) Hiện nay công ty thực hiện hoạtđộng nhập khẩu theo điều kiện DAF, CIF: Đối với điều kiện CIF thường công

ty qui định là CIF Hải Phòng hoặc CIF Sài Gòn do đó thường công ty uỷ tháccho người bán thuê phương tiện vận chuyển đến cảng biển mà công ty chỉ định,tại cảng biển Việt Nam công ty uỷ thác cho hãng vận tải tại cảng biển nhận hàngvới hãng tàu và giám sát quá trình giao hàng Với điều kiện DAF là DAF ĐồngĐăng hoặc Hữu Nghị Trong trường hợp nhập khẩu với điều kiện giao hàng làDAF công ty thường phải đứng ra thuê phương tiện vận chuyển từ cửa khẩu củaViệt Nam vận chuỷên hàng hoá về kho và giám sát quá trình giao hàng

Mua bảo hiểm: công ty uỷ thác cho người bán mua bảo hiểm cho lô hàngcủa mình theo điều kiện CIF, do đó nhiều khi xảy ra rủi ro công ty được bồithường với tổn thất thấp đây là điểm hạn chế của công ty

Làm thủ tục hải quan: hiện nay bước làm thủ tục hải quan tại các cửakhẩu như: Hữu Nghị, Đồng Đăng còn mất rất nhiều thời gian và tốn kém, còntại các cảng biển thì công ty đó uỷ thác cho công ty vận tải ở cảng làm tất cả mọithủ tục, do đó nó diễn ra một các dễ dàng hơn Còn hai cửa khẩu trên công tychưa chọn được hãng vận tải uỷ thác nên phải cử nhân viên của mình trực tiếp đilàm thủ tục hải quan, thường mỗi chuyến đi nhận hàng của công ty tại các cửakhẩu này mất từ hai ngày trở lên và chi phí cho mỗi tấn hàng trung bình khoảng

1 triệu đồng

Nhận hàng: việc nhận hàng có thể được thực hiện tại cửa khẩu hoặc tựcông ty vận chuyển Trong qúa trình nhận hàng do chuyên môn của nhân viênkhi đi nhận hàng có hạn cho nên nhiều khi nhận hàng về mới phát hiện ra hàng

bị với, và vỏ bao không đúng qui định như trong hợp đồng (vỏ bao bị bẩn) Từ

đó cho thấy công tác nhận hàng và kiểm tra chất lượng hàng hoá của công tytiến hành chưa tốt

Thanh toán: tuỳ vào điều kiện thanh toán trong hợp đồng tiến hànhthanh toán cho phù hợp, công ty thường lựa chọn các phương thức thanh toánsau:

Trang 26

Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền khi đó công ty yêu cầu ngânhàng phục vụ mình (Sài Gòn Thương Tín) chuyển một số tiền nhất định chongười bán ở nước ngoài hoặc đại diện của người bán.

Thanh toán bằng phương thức nhờ thu mà cụ thể là hình thức nhờthu chấp nhận trả tiền đổi lấy chứng từ, với phương thức này sau khi công tychấp nhận trả tiền cho người bán thì ngân hàng phục vụ người bán mới giao chocông ty bộ chứng từ để nhận hàng Người bán yêu cầu phương thức thanh toánnày là các đối tác Nhật Bản vì họ cho rằng đây là công ty TNHH nên độ tin cậy

là không cao

Thanh toán bằng tín dụng chứng từ đối với các khách hàng là: NIKKI,TOYOTA khi đấy công ty sẽ yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở một thư tíndụng cam kết trả tiền cho người bán do đó công ty sẽ phải đặt cọc một khoản tíndụng, thường công ty phải đặt cọc 50% giá trị của lô hàng

Bước 5: giải quyết tranh chấp và khiếu nại

Trong hợp đồng của công ty thường ghi khi có tranh chấp xảy ra các bên

sẽ đàm phán thỏa thuận Vì vậy trong trường hợp các bên không tự giải quyếtđược thì sẽ làm thế nào trong hợp đồng không hề có điều khoản vậy

7 Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái:

7.1 Thành tựu trong hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH sx, xnk, dịch vụ và đầu tư Việt Thái:

Trong những năm gần đây nhìn chung hiệu quả nhập khẩu hàng hoá củaCông ty đó được cải thiện một cách đáng kể, dẫn đến những kết quả đáng ghinhận Kim ngạch nhập khẩu tăng đều qua các năm và luôn tăng với tốc độ cao,chủng loại hàng hoá kinh doanh ổn định và luôn được chú tâm thay đổi cơ cấusao cho phù hợp với thị trường, đáp ứng được yêu cầu của đường lối chính sáchNhà nước Có được những kết quả này là do sự phấn đấu không ngừng của toànthể cán bộ, Ban giám đốc, công đoàn các đơn vị trong Công ty, đặc biệt có sựđóng góp lớn của Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu Đồng thời đó là sự phối

Trang 27

hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, sự nhạy bén kịp thời của Ban giámđốc.

Hiệu quả sử dụng vốn đó được nâng cao rõ rệt Nguồn vốn được sử dụnghiệu quả hơn thể hiện ở lợi nhuận trên tổng nguồn vốn và ở vũng quay vốn Hiệuquả sử dụng con người còn đựoc cải thiện một cách đáng kể Như một tất yếu,khi mà trình độ người lao động được nâng cao và họ có nhiều cơ hội để chứng tỏkhả năng của mình hơn thì hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao

Trong thời gian qua Công ty đó nhập khẩu được những mặt hàng đáp ứngtốt về chất lượng, mẫu mã đối với các bạn hàng trong nước Điều này chứng tỏcông tác nghiên cứu bạn hàng của Công ty là khá tốt Công ty còn đó chú trọngtăng cường các mối quan hệ với khách hàng không ngừng nâng cao trách nhiệmcủa mình trong hoạt động kinh doanh, do đó kim ngạch nhập khẩu, doanh số bánhàng nhập khẩu và khả năng tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty trên thịtrường trong nước ngày càng được nâng cao

Việc thực hiện những hợp đồng: Công ty đó tiến hành thực hiện các hợpđồng theo đúng các điều khoản đó được ký kết, hạn chế tối đa những sai sót vềnghiệp vụ giao và nhận hàng, đảm bảo giải phóng hàng sớm, không để lưu kholưu bãi lâu làm tăng chi phí ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty

Trong thời gian qua Công ty đó không ngừng tìm mọi biện pháp đẩymạnh kinh doanh, cố gắng tạo ưu thế trên thị trường, ngày càng mở rộng thêmthị trường nhập khẩu, thị trường tiêu thụ, phát triển thêm cả những bạn hàng cảtrong nước và quốc tế Nếu như trước đây thị trường nhập khẩu chủ yếu củaĐông Âu, các nước Châu Á thì những năm gần đây Công ty đó mở rộng sangnhập khẩu ở những thị trường có nền công nghiệp phát triển cao như Nhật Bản,Hoa Kỳ,

Trong thời gian qua Công ty đó tiến hành nhập khẩu được hàng hoá, máymóc thiết bị vật tư của nhiều nước, tạo được mối quan hệ bạn hàng lâu dài vớinhiều hóng nổi tiếng trờn thế giới, từ đó đó được hưởng ưu đói của bạn hàngtrong quá trình thanh toán, đồng thời trong quá trình hoạt động Công ty không

Trang 28

ngừng tích luỹ kinh nghiệm nâng cao uy tín của mình còn như nâng cao trình độnghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên Công ty đó chứng tỏ khả năng phát triểncủa mình thông qua chỉ tiêu lợi nhuận không ngừng tăng Điều này chứng tỏCông ty đó tạo cho mình hướng đi đúng đắn, áp dụng các biện pháp tích cực, cóhiệu quả trong kinh doanh, đặc biệt kinh doanh xuất nhập khẩu.

Sự linh hoạt và nhạy bén trong quản lý kinh doanh: Công ty luôn nhậnthức một cách sâu sắc về sự khốc biệt về cơ chế quản lý quan liêu bao cấp và cơchế thị trường, chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường trong nước vàquốc tế, đồng thời xác định đúng đắn mặt mạnh và mặt yếu của mình để xâydựng mục tiêu, phương hướng kinh doanh hợp lý Đội ngũ cán bộ kinh doanhcủa Công ty luôn coi trọng công tác marketing nhằm đáp ứng được hai mục tiêu:Kinh doanh để mang lại hiệu quả cao và tự học tập để nâng cao khả năng nhậnthức, trình độ quản lý phù hợp với công việc, xây dựng ý thức dân chủ tập trungthực hiện tốt mọi hoạt động của Công ty

Tóm lại hiệu quả nhập khẩu của Công ty TNHH Sản Xuất, Nhập Khẩu,Dịch Vụ Và Đầu Tư Việt Thái đó và đang được củng cố Mặc dù kinh nghiệmthương trường của Công ty được tích luỹ qua từng năm Cùng với sự lãnh đạo,quản lý giám sát của Ban giám đốc Công ty, với đội ngũ cán bộ kinh doanh trẻnắm vững kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương hoạt động nhập khẩu hàng hoátại Công ty chắc chắn sẽ ngày càng lớn mạnh, các mối quan hệ với khách hàngtrong và ngoài nước sẽ ngày càng đựoc tạo lập và củng cố

7.2 Hạn chế trong hoạt động nhập khẩu và nguyên nhân của công ty TNHH sản xúât, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái:

Để đánh giá đúng đắn về hiệu quả nhập khẩu hàng hoá của Công ty trongthời gian vừa qua, bên cạnh việc chỉ ra được những thành tựu của Công ty đó đạtđược, chúng ta không thể không đề cập đến những khó khăn vẫn còn tồn tại để

từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục Từng bước hoànthiện hơn nữa hiệu quả nhập khẩu của Công ty để thúc đẩy Công ty ngày càngphát triển mạnh mẽ trong sự cạnh tranh đầy khốc liệt của cơ chế thị trường

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:50

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w