Phương hướng và mục tiêu phát triển hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái:

Một phần của tài liệu thực trạng kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại công ty tnhh sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư việt thái (Trang 33)

TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái:

Căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của việc nhập khẩu nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước, căn cứ vào các chính sách của Nhà nước công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái đó đưa ra cho mình một số phương hướng và mục tiêu về lĩnh vực kinh doanh nói chung và lĩnh vực nhập khẩu nói riêng, nhằm đạt được được những chỉ tiêu mà lãnh đạo cấp trên giao phó.

2.1. Kế hoạch và phương hướng thực hiện trong những năm tới:

Nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới. Cũng giống như các doanh nghiệp khác, công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái luôn coi lợi nhuận là mục tiêu hành động của mình, là động lực cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, công ty luôn chủ trương làm giàu trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa lợi ích của công ty và lợi ích của xã hội. Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong công ty đều nhất trí với phương hướng: lợi nhuận đạt được phải không ngừng tăng qua các năm, lợi nhuận tăng phải trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận tăng.

Phương hướng kinh doanh của công ty trong những năm tới là không ngừng tăng vị thế cạnh tranh của mình, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, củng cố vai trò của mình trên thị trường sẵn có, đồng thời phải mở rộng được thị phần của công ty trên những thị trường này.

Về kinh doanh: do đặc điểm là một doanh nghiệp nhà nước trưc thuộc Bộ Công An nên có nhiều thuận lợi để nhập khẩu hàng hoá và Công ty đó đẩy mạnh và mở rộng thêm nhiều mặt hàng với khối lượng lớn như: máy móc trang thiết bị phục vụ an ninh quốc phòng và nhập uỷ quyền cho các Công Ty lớn.

Nhì chung phương hướng và mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện ở các điểm sau:

Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường, tăng cường các biện pháp quản lý, thực hành tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh.

Từng bước đầu tư một cách hợp lý vào việc đổi mới tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kể cả những kiến thức về kinh doanh trên thị trường nhằm tiếp tục nâng cao nhân tố con người trong hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng.

Doanh thu: năm 2011 ban lãnh đạo công ty đề ra mức doanh thu là 45 tỷ VNĐ. Tiếp tục tập trung vào các mặt hàng chủ lực như: máy móc nông nghiệp, trang thiết bị quốc phòng, trang thiết bị bảo hộ lao đông....đây là mức doanh thu dựa trên cơ sở tiềm lực của công ty.

Bảng 9: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 của công ty

(Đơn vị: triệu đồng)

Stt Diễn giải Kế hoạch

1 Tổng gía trị mua hàng 25000

2 Giá trị nhập khẩu 20000

3 Tổng doanh thu Trong đó:

*Doanh thu từ nhập khẩu *Doanh thu từ mua nội địa

*Doanh thu từ hoạt động tài chính *Doanh thu từ hoạt động gia công

30000 23500 6325 75 100 4 Nộp ngân sách 2000 5 Lợi nhuận 300 6 Lương bình quân 1.025

(Nguồn: bảng chiến lược kinh doanh của công ty)

2.2. Định hướng phát triển nguồn hàng:

Xây dựng chiến lược nguồn hàng của công ty bằng cách:

Nghiên cứu kỹ nguồn hàng: thực tế cho thấy tất cả các nỗ lực trong bán hàng như chào hàng, xúc tiến bán hàng hay quảng cáo cho một loại hàng hoá nào đó muốn được diễn ra trôi chảy, liên tục và đồng bộ thì công tác tạo nguồn hàng phải đi trước một bước, hết sức chính xác và thận trọng. Công ty sẽ thu được nhiều lợi nhuận nếu bán được các mặt hàng với số lượng lớn và gía cả phải chăng. Nghiên cứu kỹ lại các nguồn hàng, bạn hàng, trao đổi thông tin chặt chẽ với các bạn hàng để có cơ sở nghiên cứu và khi xuất hiện nhu cầu của thị trường thì lập tức sẽ có phương án tạo nguồn hàng nhanh nhất.

Thu hẹp các nguồn hàng bị dàn trải từ các quốc gia khác nhau, chọn ra thị trường có uy tín và khả năng cạnh tranh cao nhất để làm bạn hàng lâu dài. Điều này sẽ giúp công ty giảm thiểu chi phí vận chuyển hàng hoá từ các quốc gia

khác nhau từ đó giảm giá thành nhập khẩu, giảm giá bán trên thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Xây dựng và đề ra các tiêu chuẩn lựa chọn nguồn hàng chủ yếu. Các tiêu chuẩn đó phải được xây dựng dựa trên uy tín và khả năng thực tế của các bạn hàng như: uy tín, đạo đức kinh doanh, khả năng tài chính, khả năng đáp ứng về chất lượng còn như giá cả hàng hoá....

Vấn đề cơ cấu và tỷ trọng cho các mặt hàng nhập khẩu, được công ty chú trọng, cân nhắc và đánh giá thường xuyên để có những điều chỉnh phù hợp với động thái của thị trường. Công ty duy trì việc nhập khẩu các mặt hàng truyền thống như:

Nhóm mặt hàng công nghiệp: phấn đấu đạt giá trị nhập khẩu trong năm 2011 là 12000 triệu VNĐ với thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore.

Nhóm hàng thí nghiệm giá trị nhập khẩu đặt ra trong năm 2011 là 3000 triệu VNĐ và thị trường nhập khẩu chính của nhóm hàng này là Trung Quốc.

Nhóm hàng thuỷ tinh gía trị nhập khẩu đặt ra cho nhóm hàng này trong năm 2011 là 5000 triệu VNĐ và thị trường nhập khẩu chính của công ty là Trung Quốc.

2.3. Định hướng phát triển khách hàng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Củng cố và duy trì tốt khách hàng truyền thống. Duy trì mối quan hệ làm ăn với các bạn hàng truyền thống, có uy tín đối với công ty nhưng còn đồng thời kết hợp tìm hiểu và mở rộng sang các thị trường mới, nhằm mục đích mua được nhiều mặt hàng với số lượng lớn và gía thành hạ nhằm nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá của công ty trong thời gian tới.

- Phương châm kinh doanh của công ty là: “mang lại lợi nhuận cho cả người mua và người bán”.

- Tăng cường và mở rộng các hoạt động dịch vụ và chuyên chở hàng hoá đến địa điểm giao nhận theo yêu cầu của khách hàng.

- Tăng cường công tác tiếp thị và quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, các hoạt động xúc tiến bán hàng từ khâu chào hàng, đàm phán cho đến quá trình thực hiện hợp đồng.

2.4. Phương hướng kiện toàn bộ máy quản lý:

Bố trí những người có trình độ vào đúng vị trí, đồng thời đưa ra những khuyến khích về vật chất còn như tinh thần để phát huy tính sáng tạo của công nhân viên trong công ty và thu hút nhân tài bên ngoài.

Xem xét điều chỉnh tổ chức bộ máy quản lý, mạng lưới kinh doanh, dịch vụ theo hướng khoa học, gọn nhẹ, hiệu quả, phù hợp với qui luật cạnh tranh trên thị trường.

Hoàn thiện cơ chế khoán và giao cho từng bộ phận kinh doanh tự chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh và đồng vốn của công ty. Phát huy tính tự chủ đảm bảo thu nhập cho người lao động, khuyến khích hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu thực trạng kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại công ty tnhh sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư việt thái (Trang 33)