1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nguồn nhân lực với sự phát triển thương mại tại công ty TNHH In Thanh Bình

41 503 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 235 KB

Nội dung

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài một số giải pháp nguồn nhân lực với sự phát triển thương mại tại công ty TNHH In Thanh Bình1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài.Như chúng ta đã

Trang 1

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài một số giải pháp nguồn nhân lực với sự phát triển thương mại tại công ty TNHH In Thanh Bình1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài.

Như chúng ta đã biết, con người là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọngtrong mọi hoạt động của đời sống xã hội Con người là nhân tố trung tâm củamọi hoạt động, vừa là chủ thể vừa là đối tượng của hoạt động, là nhân tố quyếtđịnh tới sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp

Trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất ( sức lao động, đốitượng lao động và tư liệu lao động ) chỉ có lao động của con người mới là yếu tốtích cực, sáng tạo; là chủ thể của sản xuất Lao động tạo ra những tư liệu sảnxuất ngày càng hiện đại và cũng chính lao động làm hoàn thiện bản thân conngười Vì thế, nhân tố con người mãi mãi là yếu tố cơ bản số một của sản xuất.Trong doanh nghiệp, nguồn nhân lực vừa là nhân tố tạo ra sự khác biệt vừa tạo

ra tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đồng thời nguồn nhân lực là yếu tốquyết định việc sử dụng các yếu tố khác của doanh nghiệp Đặc biệt là trong điềukiện hiện nay khi mà công nghệ thông tin đang được ứng dụng trong hầu hết cáclĩnh vực của đời sống xã hội thì nhân tố con người lại càng trở lên quan trọng hơnnữa Chính vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực luôn là nhân tố dành được sự quantâm nhiều nhất của các doanh nghiệp, không chỉ quan tâm đến công tác tuyển dụngcác doanh nghiệp còn đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo và đào tạo lại chonhân viên nhằm tạo ra một đội ngũ nhân viên có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầucủa công việc, phù hợp với đặc trưng của từng doanh nghiệp

Hiện nay tốc độ phát triển của ngành In ở Việt Nam khá cao, với tốc độtăng trưởng bình quân từ 15-20% mỗi năm,, chiếm tới 8-10% GDP Hàng năm,ngành In cần bổ sung ít nhất 2.000 lao động mới đáp ứng được yêu cầu thực tế,nhưng số lao động được đào tạo chỉ khoảng hơn 1000 người, không những sốlượng lao động này chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế mà khâu đào tạo cũngchưa bắt kịp với tốc độ đổi mới về kỹ thuật, công nghệ đang diễn ra hiện nay

Trang 2

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tại công ty TNHH In Thanh Bình chothấy rằng cũng như hiện thực chung của ngành In Việt Nam, chất lượng nguồnnhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh và tình hìnhphát triển thương mại của công ty Tuy nhiên thực trạng nguồn nhân lực này củacông ty chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh ngàycàng được mở rộng, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm …

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, để nâng cao nănglực cạnh tranh của mình, Công ty TNHH In Thanh Bình cần phải có sự quan tâmhơn nữa đến vấn đề nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực

1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.

Trong 5 năm qua ( từ năm 2006-2010) sự phát triển của Công ty TNHH

In Thanh Bình chưa được ổn định, tốc độ tăng trưởng doanh thu không đồng đềuqua các năm Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: kinh tế trongnước có nhiều biến động, giá thành sản phẩm nhập khẩu tăng trong khi sức muacủa người tiêu dùng giảm đáng kể, chi phí kinh doanh tăng…Đó là nhữngnguyên nhân khách quan, còn nguyên nhân chủ quan của thực trạng này là: Việctriển khai hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư còn nhiều bất cập, công tácnghiên cứu phát triển thị trường chưa hiệu quả, khả năng cạnh tranh của cácdoanh nghiệp còn thấp và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực của công tychưa được cao Vì vây, vấn đề quan trọng nhất của công ty hiện nay là làm saonâng cao trình độ, chất lượng của đội ngũ nhân nhân viên kinh doanh, đáp ứngyêu cầu phát triển mới của công ty

Từ những lí do đã trình bày bên trên, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vềchất lượng nguồn nhân lực của công ty, cụ thể hơn là tập trung vào nghiên cứunhững nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng của nhân viên kinh doanh Từ đó, đưa

ra các giải pháp để nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên nhằm cải thiệnhiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Trang 3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu lý thuyết: Chuyên đề làm rõ về khái niệm nguồn nhân lực, vai trò

của nguồn nhân lực, thương mại, các khái niệm về chất lượng nguồn nhânlực cũng như các chỉ tiêu và nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhânlực với sự phát triển của thương mại

Muc tiêu thực tiễn: Căn cứ vào những lý luận đã nêu kết hợp với quá trình

thực tập và nghiên cứu tại Công ty TNHH In Thanh Bình, chuyên đề đi tìm hiểuyếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với sự pháttriển thương mại tại công ty TNHH In Thanh Bình

1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Về mặt không gian: với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vớiphát triển thương mại nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty TNHH In Thanh Bình, đề tài sẽ nghiên cứu trong phạm vi công tyTNHH In Thanh Bình

Về mặt thời gian: Do điều kiện chính sách cũng như điều kiện môi trườngngành có nhiều thay đổi từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nên đề tài sẽ tập trungnghiên cứu tình hình nhân sự trong vòng 5 năm trở lại đây (2006 - 2010) củacông ty

1.5.Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu.

1.5.1.Một số khái niệm.

1.5.1.1.Khái niệm nguồn nhân lực:

 Khái niệm nguồn nhân lực:

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về nguồn nhân lực nói chung:

Theo định nghĩa của liên hiệp quốc thì nguồn nhân lực là trình độ lànhnghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tếhoặc tiềm năng để phát triển kinh tế- xã hội trong một cộng đồng

Nguồn nhân lực cũng có thể được hiểu theo nghĩa bao gồm kinh nghiệm, kĩnăng, trình độ đào tạo và những sự tận tâm, nỗ lực hay bất cứ đặc điểm nào khác tạogiá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho tổ chức của những người lao động

Trang 4

Lại có quan điểm cho rằng nguồn nhân lực là số dân và chất lượng conngười bao gồm thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất.

Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con ngườitích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai ( Nguồn: Beng,

Fischer & Dornhusch, , Kinh tế học vĩ mô, NXB Thống kê, 1995 )

Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay mộtđịa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó ( Nguồn: GS Phạm Minh Hạc, Về phát triển toàn diện con người thời kì CNH- HĐH, NXB Chính trị quốc gia, 2001)

Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong công tác kế hoạch hoá ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam ( nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi)

(Nguồn: GS TS Bùi Văn Nhơn, Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội,

Trong doanh nghiệp:

Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là lực lượng lao động của từng doanhnghiệp, là số lượng người có trong danh sách của doanh nghiệp, do doanh

Trang 5

nghiệp trả lương (Nguồn: GS TS Bùi Văn Nhơn, Quản lý và phát triển nguồnnhân lực xã hội, NXB Tư pháp Hà Nội, 2006)

Nguồn nhân lực bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổchức( kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả cácthành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử vàgiá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp ( Nguồn: TrầnKim Dung, Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, 2006)

 Đặc điểm nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay:

Trên tổng thể hiện nay, nguồn nhân lực của Việt Nam có quy mô lớn Kếtquả điều tra dân số 2010 cho thấy dân số là 86.93 triệu người với tháp dân số trẻ.Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 63% (54 triệu người), tốc độ tăngdân số trong độ tuổi lao động là 2,5%/năm, lao động độ tuổi 20-39 chiếm tỷ lệ50% Đây là yếu tố thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực nhưng đồng thờicũng là thách thức đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo, mở rộng cầu lao độngtrên thị trường lao động và đảm bảo việc làm cho người lao động Hơn nữa,nguồn nhân lực nông thôn có tỷ lệ lớn, dân số nông thôn 62 triệu người, chiếmkhoảng 70% dân số cả nước Số việc làm trong khu vực nông nghiệp năm 2008chiếm tỷ lệ 52% việc làm của cả nước nhưng chỉ tạo ra 22,1% GDP Đặc điểm

rõ nét nữa của nguồn nhân lực là chất lượng thấp, đến năm 2008 tỷ lệ lao độngchưa tốt nghiệp tiểu học trở xuống còn 15%, số lao động tốt nghiệp phổ thôngtrung học mới có 25% lực lượng lao động Trong khi đó, trình độ chuyên môn

kỹ thuật của nguồn nhân lực còn thấp, năm 2009 tỷ lệ lao động qua đào tạo là36,4% lực lượng lao động (công nhân kỹ thuật có bằng trở lên 22,37%) Đó làchưa kể đến các hạn chế khác của nguồn nhân lực như thể lực người lao độngchưa đáp ứng được cho các nghề có điều kiện làm việc sử dụng các loại hìnhmáy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế; kỷ luật công nghệ, tác phong côngnghiệp, chuyên nghiệp và khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường lao độngchưa cao, chưa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế;trình độ ngoại ngữ, tin học của nguồn nhân lực thấp

Trang 6

 Khái niệm nguồn lực thương mại:

Nguồn lực thương mại được hiểu là tất cả các yếu tố tài nguyên thiênnhiên, vốn,công nghệ và nhân lực là những yếu tố và điều kiện khách quan đểtạo ra các yếu tố và những điều kiện cần thiết đảm bảo hoạt động mua bán, traođổi hàng hoá và dịch vụ ở phạm vi vi mô cũng như quá trình tổ chức và quản líhoạt động thương mại trong nền kinh tế diễn ra trên thị trường một cách liên tục,thông suốt và ngày càng phát triển ( Nguồn: giáo trình Kinh tế thương mại đạicương, Bộ môn Kinh tế Thương mại, trường Đại hoc Thương mại )

1.5.1.2 Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thểhiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồnnhân lực Đó là các yếu tố phản ánh trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của

người lao động trong quá trình làm việc (Nguồn: GS TS Bùi Văn Nhơn, Quản

lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, NXB Tư pháp Hà Nội, 2006)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng từng con người lao động ( trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý- xã hội ) đáp ứng đòi hỏi

về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn phát triển ( Nguồn: TS Vũ Bá Thể, Phát huy nguồn lực con người để CNH- HĐH, NXB Lao động- xã hội, 2005)

1.5.1.3.Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.

Có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực,tuy nhiên trong đề tài này chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá dựa trên 2tiêu chí cơ bản là thể lực và trí lực của người lao động

- Thể lực của người lao động

Sức khoẻ vừa là mục đích của sự phát triển đồng thời nó cũng là điều kiệncủa sự phát triển Sức khoẻ là sự phát triển hài hoà của con người về cả vật chất

và tinh thần Đó là sức khoẻ cơ thể và sức khoẻ tinh thần Sức khoẻ cơ thể là sự

Trang 7

cường tráng, là năng lực lao động chân tay Sức khoẻ tinh thần là sự dẻo dai củahoạt động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành thựctiễn

Người lao động có sức khoẻ tốt có thể mang lại năng suất lao động caonhờ sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập chung cao khi làm việc Ngoài ra việcđầu tư cho chăm sóc sức khoẻ cũng có thể cải thiện hoặc nâng cao hiệu quả củacác nguồn lực khác

Tuy nhiên, tình hình thể lực của người lao động phụ thuộc vào rất nhiềuyếu tố khác nhau như di truyền, các điều kiện về dịch vụ y tế và chăm sóc sứckhoẻ Bên cạnh đó, mức sống của người lao động cũng là nhân tố ảnh hưởng lớnđến tình hình thể lực của người lao động

- Trí lực của nguồn nhân lực

Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, con người không chỉ sửdụng chân tay mà còn sử dụng cả trí óc Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi

mà điều kiện về khoa học ngày càng phát triển, sức lao động của con người ngàycàng được giải phóng thì trí lực là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Chính vì vậy, bên cạnh sức khoẻ thì trílực là yếu tố không thể thiếu của nguồn nhân lực

Trí lực của người lao động được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí cơ bản sau:

- Trình độ văn hoá của người lao động

Trình độ văn hoá của người lao động là sự hiểu biết của người lao độngđối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội Trình độ văn hoá củanguồn nhân lực là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồnnhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội Trình độvăn hoá càng cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóngnhững tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào thực tiễn

-Trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động

Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môncủa người lao động, nó biểu hiện trình độ được đào tạo ở các trường trung học

Trang 8

chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học, có khả năng quản lý một côngviệc thuộc một chuyên môn nhất định Do đó trình độ chuyên môn nguồn nhânlực được đo bằng các yếu tố như:

- Tỷ lệ nhân lực có trình độ trung cấp

- Tỷ lệ nhân lực có trình độ cao đẳng

- Tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học và trên đại học

Trình độ kĩ thuật của người lao động thường được dùng để chi trình độcủa người được đào tạo trong các trường kĩ thuật, được trang bị kiến thức nhấtđịnh, những kĩ năng về công việc thực hành nhất định Trình độ kĩ thuật đượcbiểu hiện thông qua các chỉ tiêu sau:

- Số lao động được đào tạo và lao động phổ thông

- Số người có bằng kĩ thuật và không có bằng

- Trình độ tay nghề thợ bậc cao

Trình độ chuyên môn và kĩ thuật thường kết hợp chặt chẽ với nhau, thôngqua chỉ tiêu số lao động được đào tạo và không được đào tạo trong mỗi doanhnghiệp

- Sự thành thạo của lao động trong công việc

Sự thành thạo trong công việc của người lao động quyết định tới thời gianhoàn thành công việc của người lao động Điều này phụ thuộc vào thời gian laođộng của người lao động

1.5.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.

Chất lượng nguồn nhân lực chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khácnhau Các nhân tố đó được chia làm 3 nhóm nhân tố cơ bản sau:

- Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô:

- Nhân tố đầu tiên là chiến lược và chính sách giáo dục của Nhà nước:+ Chiến lược nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hoànthiện tổ chức và hiệu quả của nó tuỳ thuộc vào mức độ phù hợp của chiến lượcnguồn nhân lực với chiến lược tổng thể của tổ chức; đặc trưng của tổ chức;năng lực của tổ chức; và sự thay đổi của môi trường Do đó, khi ra các quyết

Trang 9

định nguồn nhân lực phải quan tâm đến các chiến lược khác của tổ chức như:chiến lược tài chính, thị trường, sản phẩm cũng như các thay đổi của môitrường kinh doanh.

+ Chính sách giáo dục là nền tảng và có ảnh hưởng to lớn đến chất lượngnguồn nhân lực Chính sách giáo dục phù hợp với nhu cầu của xã hội về ngànhnghề, trình độ, số lượng nhân lực thì sẽ tạo ra đội ngũ nhân lực có trình độchuyên môn, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của xã hội đặt ra

- Ảnh hưởng của nhân tố môi trường kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội

và luật pháp đến chất lưọng nguồn nhân lực của doanh nghiệp Môi trường kinh

tế - chính trị có ổn định thì người lao động mới yên tâm làm việc, công tác

Sự tác động của các yếu tố văn hóa có tính chất lâu dài và tinh tế, khó nhận biết.Xác định cách thức mà người ta sống, làm việc, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,dịch vụ Hệ thống các văn bản luật về lao động có hoàn thiện thì mới đảm bảođược quyền lợi hợp pháp của người lao động

- Ảnh hưởng của môi trường quốc tế đến chất lượng nguồn nhân lực.Trong điều kiện toàn cầu hóa như hiện nay, môi trường quốc tế có ảnh hưởngkhá lớn đến hoạt động kinh tế xã hội của quốc gia cũng như của từng doanhnghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực Với xu thế quốc tế hoá vàcam kết mở cửa thị trường của Việt Nam khi gia nhập WTO đã góp phần nângcao chất lượng giáo dục đào tạo trong nước Các cơ sở đào tạo của nước ngoàitham gia vào lĩnh vực giáo dục đào tạo ngày càng đông đảo mang lại cho ViệtNam cơ hội tiếp thu những phương pháp giáo dục tiên tiến, đồng thời có cơ hộihọc tập trong điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại

- Các nhân tố thuộc về môi trường ngành:

Các yếu tố của môi trường ngành bao gồm sự phát triển về mặt cơ sở hạtầng của ngành, chính sách về phát triển ngành của nhà nước, sự cạnh tranh củacác đối thủ

Cơ sở hạ tầng của ngành ( nhà xưởng, các trang thiết bị, khoa học côngnghệ cho ngành… ) có phát triển tất yếu sẽ kéo theo sự phát triển về chất của

Trang 10

nguồn nhân lực Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém, lao động trong ngành cũng sẽkhông được đầu tư đúng mức về chất lượng.

Chính sách phát triển ngành của nhà nước cũng là một yếu tố quyết địnhkhông nhỏ tới chất lượng của lao động trong ngành Ngành càng được quan tâmđầu tư phát triển, nhân lực đầu vào cho ngành đó sẽ càng được đào tạo có bàibản và quy mô Ví dụ sau Nghị định Số: 105/2007/NĐ-CP của chính phủ, quyđịnh về việc hỗ trợ đầu tư ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực

in, hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụcho đội ngũ kỹ sư công nghệ in, cán bộ quản lý cơ sở in Các doanh nghiệptrong ngành đã mạnh dạn chủ động đầu tư công nghệ mới cũng như có kế hoạchđào tạo cho nhân viên của mình theo kịp sự thay đổi của công nghệ, thay đổi dầnmặt chất cho lực lượng lao động ngành in

Cạnh tranh trong ngành là yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượngnguồn nhân lực Cạnh tranh càng gay gắt, các doanh nghiệp càng cần chú trọngnâng cao trình độ, tay nghề… cho đội ngũ lãnh đạo- nhân viên của mình Bởiđây là nhân tố quan trọng trực tiếp tạo ra và quyết định chất lượng sản phẩm/dịch vụ, hình thành thái độ của khách hàng- yếu tố sống còn đối với một doanhnghiệp

- Các nhân tố nội tại của doanh nghiệp:

- Môi trường nội tại của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượngnguồn nhân lực thông qua các chế độ, chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đốivới nhân viên trong doanh nghiệp, chính sách đào tạo lại của doanh nghiệp Chế

độ đãi ngộ bao gồm chế độ đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính

+ Đãi ngộ tài chính : là chế độ đãi ngộ thực hiện thông qua các công cụ tàichính bao gồm nhiều loại khác nhau: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp,phúc lợi…Chế độ đãi ngộ tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việckhuyến khích người lao động làm việc nhiệt tình, say mê, sáng tạo và quan trọnghơn là gắn bó lâu dài với doanh nghiệp

Trang 11

+ Đãi ngộ phi tài chính: người lao động trong doanh nghiệp không phảichỉ có động lực duy nhất là kiếm tiền mà còn có những nhu cầu không thể thỏamãn bằng vật chất nói chung và tiền bạc nói riêng Chính vì vậy, để tạo ra vàkhai thác đầy đủ động lực thúc đẩy cá nhân làm việc thì doanh nghiệp cần cóchế độ đãi ngộ phi tài chính kết hợp với chế độ đãi ngộ tài chính để tạo ra sựđồng bộ trong công tác đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp

+ Chính sách tái đào tạo của doanh nghiệp: để có một đội ngũ nhân viênkhông chỉ có trình độ mà còn có khả năng thích ứng nhanh với công việc hiệntại, doanh nghiệp phải tiến hành các biện pháp đào tạo bổ sung Việc đào tạo nàygiúp các nhân viên mới có thêm những kinh nghiệm thực tế, bổ sung thêmnhững kĩ năng nghề nghiệp Từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhânlực của doanh nghiệp

1.5.1.5 Ảnh hưởng của chất lượng nguồn nhân lực tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn hiện nay, với sự ra đời của ngày càng nhiều các công tycùng sản xuất kinh doanh trong một lĩnh vực khiến các doanh nghiệp phải đốimặt với một thực tế là môi trường cạnh tranh trong nước đang ngày càng trở nênkhốc liệt Để tồn tại và phát triển trong điều kiện đó các doanh nghiệp cần phải

nỗ lực nhằm tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp mình, nâng cao năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp mình Đề nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, doanhnghiệp cần dựa vào chính những yếu tố, điều kiện bên trong doanh nghiệp.Trong khi đó, nguồn nhân lực là một nguồn lực đặc biệt trong doanh nghiệp.Vậy nguồn nhân lực có ảnh hưởng như thế nào tới khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp ?

Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp thông qua việc ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ do doanhnghiệp cung cấp Mọi sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đều có sự tham giađóng góp của con người, con người là một yếu tố đầu vào không thể thiếu củamọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Chính vì thế mà chất

Trang 12

lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm dịch vụ củadoanh nghiệp

Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng các nguồn lựckhác trong doanh nghiệp, thông qua đó có ảnh hưởng tới chi phí sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Kéo theo đó là giá thành sản phẩm cũng được hạxuống Với hai sản phẩm có chất lượng tương đương nhau, sản phẩm nào có giábán thấp hơn sẽ là sản phẩm được khách hàng ưa chuộng hơn

1.5.2.Phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu.

Dựa theo các dữ liệu, thông tin thu thập được từ tài liệu tham khảo, từ cácluận văn, chuyên đề trên thư viện trường Đại học Thương Mại như:

Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty CP XNK-TM Đài Linh( Vũ Văn Toàn- K42 F6) Trong đề tài này, tác giả đã tiếp cận các lý thuyết

về nhân lực, các chỉ tiêu đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượngnguồn nhân lực, và sự quyết định của nhân lực đối với sự cạnh tranh Dựatrên cơ sở lý thuyết đó đi sâu tìm hiểu thực tế chất lượng nhân viên bánhàng mĩ phẩm tại công ty Đài Linh Về bố cục, đề tài đã có bố cục rất khoahọc

- Chương 1: hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về nguồn nhân lực và thương mại

- Chương 2: Dựa trên nền tảng lý thuyết đã nêu, tiến hành nghiên cứu thựctrạng sử dụng và chất lượng lao động ảnh hưởng đến sự phát triển thương mạicủa công ty

- Chương 3: Đưa ra các kết luận qua quá trình nghiên cứu, đưa ra đượcnguyên nhân của mỗi kết luận về thành công hay hạn chế Từ đó đề xuất các giảipháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty

Ngoài ra còn có đề tài : Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tạitổng công ty giấy Bãi Bằng ( Nguyễn Thùy Trang- K41A ) và nhiều đề tài khácliên quan đến nguồn nhân lực

Tôi nhận thấy, ngoài những thành công mà các tác giả này đạt được thìcòn có một số vấn đề như: Các đề tài chủ yếu quan tâm đến nhân lực bán hàng

Trang 13

và cung cấp dịch vụ, về lao động sản xuất ít được quan tâm hơn; đặc biệt chưa

có đề tài đề cập đến chất lượng nhân lực ngành In

Ngoài ra theo thông tin từ phía ban quản trị công ty, sinh viên thực tập tạicông ty đã có nhiều hướng đề tài tập trung về phát triển sản phẩm, phát triển thịtrường, hay nâng cao sức cạnh tranh của công ty; nhưng đề tài về nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực thì chưa được nghiên cứu một cách riêng biệt và cụ thể

Bởi vậy, trong đề tài chuyên đề này, tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu tình hình sửdụng và chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH In Thanh Bình Từ đónhằm đề xuất được một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đốivới sự phát triển thương mại cho công ty

Trang 14

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng nguồn nhân lực với sự phát triển thương mại của công ty TNHH In Thanh Bình 2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

2.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu.

Dữ liệu sơ cấp: Thu thập được thông qua các phiếu điều tra phỏng vấn

+ Mục tiêu của phỏng vấn: thu thập các thông tin mới nhất và cụ thể hơn vềtình hình hoạt động của công ty, tình hình sử dụng lao động, trình độ học vấn vàthể trạng của người lao động…

+ Phương pháp tiến hành thu thập: phỏng vấn nhân viên kinh doanh vềnhững vấn đề liên quan đến đề tài: Số lượng nhân lực của công ty, trình độ họcvấn, …

+ Mẫu nghiên cứu: chủ yếu tập trung vào các nhân viên kinh doanh vì vấn đềnghiên cứu tập trung vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực do phòngkinh doanh thực hiện

+ Thu thập và tập hợp: trong thời gian thực tập em đã thực hiện phỏng vấn 5người và phát 5 phiếu điều tra trắc nhiệm, thu về 5 phiếu Sau đó tổng hợp vàphân tích bằng phương pháp đối chiếu so sánh

Dữ liệu thứ cấp:

Khái niệm: Đó là việc thu thập thông tin, dữ liệu dựa trên các nguồn thứcấp, đã qua tổng hợp xử lý, thống kê Loại tài liệu này có nguồn gốc từ tài liệu

sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải

Nguồn dữ liệu thứ cấp sử dụng được thu thập bằng cách thu thập từ cácnguồn trong công ty và ngoài công ty

- Trong công ty bao gồm:

+ Các báo cáo, tài liệu của công ty do các phòng ban cung cấp, báo cáokết quả kinh doanh từ 2006 – 2010, báo cáo chi tiết về doanh thu, chi phí, lợi

nhuận qua các năm do phòng kế toán cung cấp Đươc sử dụng vào mục 2.2.1 để

đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH In Thanh Bình trongnhững năm gần đây ( 2006-2010 )

Trang 15

+ Các tài liệu về đối tác của công ty như nhà cung cấp, khách hàng dophòng kinh doanh và phòng tổ chức cung cấp.

+ Các tài liệu về kế hoạch, phương hướng phát triển nguồn nhân lực củacông ty trong tương lai

- Ngoài công ty như: Thu thập số liệu qua sách, các bài báo, tạp chí, qua internet

về báo cáo tổng kết, thống kê của hiệp hội

Như vậy, phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu được sử dụng xuyênsuốt trong đề tài Phương pháp này giúp cho việc tiếp cận và nghiên cứu đề tàimột cách khách quan, đầy đủ, phong phú, tiếp cận vấn đề một cách logic

2.1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu.

Là phương pháp sử dụng, phân tích các dữ liệu sau khi đã thu thập đượcthông tin, số liệu cần thiết Phương pháp này tập trung phân tích, xử lý các thôngtin, dữ liệu thu thập được tùy theo mục đích của người sử dụng Các dữ liệu thuthập được bao gồm rất nhiều các thông tin, trong đó có những thông tin nhễu vớinhững ý kiến đánh giá trái chiều Do vậy những dữ liệu này muốn sử dụng vàphục vụ một cách tốt nhất công tác nghiên cứu phải thông qua phân tích, xử lý.Thông qua sàng lọc, phân tích, xử lý chọn ra những thông tin phù hợp nhất phục

vụ tốt nhất cho mục tiêu nghiên cứu và đánh giá vấn đề

- Phương pháp phân tích, tính toán thủ công: Những dự liệu thông tin thuthập được trong quá trình thu thập được tính toán một cách thủ công thông quacác phép tính thông thường, đơn giản

- Phương pháp so sánh đối chiếu: Những dữ liệu và các chỉ tiêu sau khi tính toán được so sánh đối chiếu với nhau Qua so sánh, đối chiếu ta sẽ thấy được đặc điểm, bản chất và xu hướng phát triển của sự phát triển thương mại

- Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Là phương pháp liên kết từng mặt, từng

bộ phận thông tin từ lý thuyết, số liệu đã thu thập được để tạo ra một hệ thống sốliệu mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu Tổng hợp dữ liệu được thực hiện sau khi đã thu thập được nhiều tài liệu phong phú về nhiều đối tượng khác

Trang 16

Tổng hợp sẽ cho chúng ta tài liệu toàn diện và khái quát hơn các tài liệu đã thu thập được.

Các phương pháp trên được áp dụng trong mục 2.2.1 (đánh giá kết

quả kinh doanh và tình hình sử dụng nguồn nhân lực của công ty )

2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với phát triển thương mại tại công ty TNHH In Thanh Bình

2.2.1 Đánh giá tổng quan kết quả kinh doanh và tình hình sử dụng nguồn nhân lực với sự phát triển thương mại của công ty TNHH In Thanh Bình

2.2.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH In Thanh Bình những năm gần đây (2006-2010)

Từ năm 2006 – 2010, doanh thu của công ty tăng hơn 4 lần: từ 4.288 tỷđồng lên 18.027 tỷ đồng Năm 2006 doanh thu của công ty là 4.288 tỷ, năm

2007 doanh thu của công ty là 8.561 tỷ đồng tăng gần 2 lần so với năm 2006.Năm 2008 doanh thu của công ty là 13.827 tỷ đồng tăng tăng hơn 1.6 lần so vớinăm 2007 Năm 2009 doanh thu của công ty là 17.158 tỷ tăng 1.24 lần so vớinăm 2008 Năm 2010 doanh thu của công ty là 18.027 tỷ tăng 1.05 lần so vớinăm 2009

Lợi nhuận của công ty cũng tăng qua các năm từ 2006-2010

+ Lợi nhuận trước thuế năm 2007 là 115.200.000 đồng, lợi nhuận sau thuế

Trang 17

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu từ năm 2006-2010 của công tyđạt cao nhất vào năm 2007 Với tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty đạt99.65%

Doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng liên tục qua các năm thể hiện sự tăngnhanh về quy mô thương mại sản phẩm nói chung Quy mô thương mại sản phẩmngày càng mở rộng và phát triển theo xu hướng tích cực

Mặt khác, thương mại mặt hàng của công ty TNHH In Thanh Bình luôn đạtkết quả khả quan, đem lại lợi nhuận dương cho công ty

Từ 2006-2010 lợi nhuận trước và sau thuế của công ty ngày một tăngchứng tỏ khả năng kinh doanh và vận dụng các kỹ năng nhằm phát triển công tyđạt hiệu quả tốt, các kỹ năng quản lý, sử dụng nguồn nhân lực cũng đem lại hiệuquả rõ rệt giúp mang lại lợi nhuận dương cho công ty

Với quy mô ngày càng mở rộng của công ty thì số lượng bạn hàng, thịtrường ngày càng được mở rộng và tăng lên Thị trường của công ty ngoài khuvực Hà nội thì còn được mở rộng sang các tỉnh lân cận như: Hải phòng, Hà nam,Nam định… Số lượng bạn hàng cũng theo đó mà ngày càng nhiều với nhữngđơn đặt hàng có giá trị mang lại công việc ổn định cho người lao động trongcông ty, giúp công ty ngày càng có vị trí và chỗ đứng trên thị trường

Cùng với sự lớn mạnh về quy mô và thị trường thì công ty cũng có thêmnhiều đối thủ hơn như :công ty In Tiến Bộ, công ty In ấn Minh Quân, công ty cổphần INPHUN PCS Vietnam… Điều này cũng góp phần giúp công ty cải thiệnthêm cơ sở vật chất phục vụ tốt cho nhu cầu hoạt động sản xuất nhằm nâng caokết quả của công ty Đây cũng là cơ sở để công ty tạo được niềm tin nơi bạnhàng và người tiêu dùng; giúp công ty có thêm nhiều hợp đồng và duy trì hoạtđộng kinh doanh trong thời gian tiếp theo

2.2.1.2 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực của công ty TNHH In Thanh Bình

Hiện tại, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 145 người trong đó:

+ Số nhân lực có trình độ đại và trên đại học: 16 người

+ Số nhân lực có trình độ cao đẳng và trung cấp: 44 người

Trang 18

+ Số nhân lực tốt nghiệp khối kinh tế và QTKD là 7 người, trong đó tốtnghiệp từ đại học Thương Mại : 0 người

Số lượng nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng của công ty luôn chiếm

tỷ lệ khá cao :

Chỉ tiêu

NVkinhdoanh

NV sảnxuất

NVkinhdoanh

NV sảnxuất

NVkinhdoanh

NV sảnxuất

( Nguồn: Số liệu thống kê lấy từ phòng tổ chức hành chính của công ty TNHH In Thanh Bình)

Tuy nhiên, họ vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém trong môi trường kinhdoanh thực tiễn Trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có kế hoạch nâng cao

số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để có thể đáp ứng nhu cầu hoạt độngthực tiễn của công ty trong môi trường kinh doanh hiện đại

Công ty có chính sách đào tạo nhân viên cho phù hợp với chuyên môn và

có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng và hoạt động sản xuất của công ty:

- Cho nhân viên đi học các lớp nâng cao tay nghề đối với nhân viên hoạtđộng lâu năm trong công ty

Trang 19

- Đối với nhân viên mới vào công ty thì công ty có chính sách kèm cặpbởi những nhân viên có kinh nghiệm trong công ty giúp nhân viên mới có thểhòa đồng và làm tốt công việc trong thời gian đầu.

- Có những chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm tạo niềm tin trong cho nhânviên vào công việc giúp nâng cao kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh…

Trong giai đoạn hiện nay, với sự ra đời của ngày càng nhiều các công tycùng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực In khiến công ty TNHH In Thanh Bìnhphải đối mặt với một thực tế là môi trường cạnh tranh trong nước đang ngàycàng trở nên khốc liệt Để tồn tại và phát triển trong điều kiện đó công ty đanghết sức nỗ lực nhằm tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp mình, nâng cao nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp mình Đề nâng cao khả năng cạnh tranh củamình, doanh nghiệp cần dựa vào chính những yếu tố, điều kiện bên trong doanhnghiệp Trong khi đó, nguồn nhân lực là một nguồn lực đặc biệt trong doanhnghiệp Vì vậy công ty TNHH In Thanh Bình đã có những kế hoạch đào tạonguồn nhân lực của doanh nghiệp như: Bên cạnh việc nâng cao chất lượngnguồn nhân lực ngay từ khâu tuyển dụng, công ty TNHH In Thanh Bình cũng có

kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực đang làm việc tại công ty

- Đối với đội ngũ cán bộ nhân viên đang làm việc của công ty:

+ công ty sẽ rà soát và xác định xem những ai cần đi học thêm để bổ sungkiến thức cơ bản phục vụ nghề nghiệp Từ đó, công ty sẽ tạo điều kiện về thờigian cho họ đi học thêm nâng cao kiến thức Công ty định kỳ tổ chức các khóađào tạo kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên về công việc với kỹthuật công nghệ hiện đại, khả năng ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng

+ Công ty đã lập kế hoạch cử các cán bộ trẻ đi đào tạo chuyên sâu ở cáclĩnh vực kinh doanh chủ chốt, nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, làmnòng cốt cho nguồn nhân lực cho tương lai

+ Ngoài ra công ty còn tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn,hoạt động thể thao và các hoạt động xã hội khác cho càn bộ công nhân viên

Trang 20

Đối với những nhân viên mới là sinh viên mới tốt nghiệp các trường đạihọc, cao đẳng: Đây là đội ngũ nhân lực được trang bị tốt về kiến thức nghềnghiệp, tuy nhiên họ lại thiếu về các kĩ năng mềm và kinh nghiệm thực tiễn.Những nhân viên mới này luôn là những người gặp khó khăn trong việc áp dụngnhững kiến thức đã được học ở trường vào thực tế công việc Do đó, doanhnghiệp sẽ có những biện pháp nhằm hỗ trợ nhân viên mới trong quá trình tiếnhành công việc thông qua việc chia sẻ, hướng dẫn cho nhân viên mới những kĩnăng, kinh nghiệm nhất định trong công việc, tạo điều kiện cho những sinh viênmới ra trường có nhiều thời gian tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ thực tiễn đểthực hiện công việc có hiệu quả, giúp những sinh viên này vận dụng đượcnhững kỹ năng từ lý thuyết ở trường đối với các sinh viên phù hợp với chuyênngành kỹ thuật; nâng cao khả năng giao tiếp và thực hiện các công việc kinhdoanh, văn phòng và thực hiện các hoạt động giao dịch với khách hàng đối vớinhững sinh viên được đào tạo với chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh.

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực của công ty TNHH In Thanh Bình.

2.2.2.1.Môi trường vĩ mô.

Các công ty, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và công tyTNHH In Thanh Bình nói riêng đều chịu ảnh hưởng của các chính sách vĩ

mô của nhà nước Các chính sách này có những tác động trực tiếp hay giántiếp đến tình hình hoạt động sản xuất của các công ty

Với công ty TNHH In Thanh Bình các chính sách của nhà nước có tácđộng, ảnh hưởng gián tiếp tới tình hình sản xuất của công ty do vậy cũngtác động đến các chính sách của công ty đối với đội ngũ nhân viên

- Các chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực của các công ty,doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH In Thanh Bình nói riêng trướchết phải nói đến chính sách giáo dục: nhân tố này có ảnh hưởng tới chấtlượng của sinh viên mới ra trường cũng như lao động phổ thông Điều nàygián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực của công ty TNHH In

Ngày đăng: 24/03/2015, 12:43

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w