Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp nguồn nhân lực với sự phát triển thương mại tại công ty TNHH In Thanh Bình (Trang 27)

- Đối thủ cạnh tranh, và người tiêu dùng: Hiện nay ngành công nghiệp In

3.1.1.Những thành tựu đạt được

Trong hơn 5 năm qua ( 2006- 2010 ), Công ty TNHH In Thanh Bình đã đạt được những thành tựu nhất định góp phần khẳng định vị thế của công ty trên thị trường nội địa:

- Quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng với số lượng lao động ngày càng tăng

- Doanh thu và lợi nhuận cũng tăng theo các năm

- Cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công ty, đào tạo nhân viên phù hợp với chuyên ngành và có năng lực có thể đáp ứng được nhu cầu của công việc.

- Thị trường cũng được mở rộng qua các năm, thu hút thêm được nhiều bạn hàng với những đơn hàng có giá trị cao tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại

Tuy đội ngũ nhân viên trong công ty đã có những bước tiến đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần được điều chỉnh:

- Về mặt chất lượng nguồn nhân lực: Mặc dù trình độ của nhân viên trong công ty được đánh giá là khá cao trong những năm gần đây nhưng kĩ năng nghề nghiệp của nhân viên còn yếu như: kĩ năng tin học, ngoại ngữ, giao tiếp… Hầu hết những sinh viên mới ra trường được nhận vào làm tại công ty đều phải qua đào tạo lại. Điều này gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Nhân viên còn chưa nhiệt tình với công việc và các khóa đào tạo mà công ty tổ chức; khả năng sáng tạo trong công việc kém.

- Về số lượng nguồn nhân lực: Hiện nay số lượng nhân viên trong công ty là 145 người.Tuy số lượng nhân viên ngày càng tăng nhưng có thể được đánh giá là khiêm tốn trước nhu cầu mở rộng thị trường của công ty. Với tốc độ phát triển của nền kinh tế thì trong thời gian tới công ty với chính sách mở rộng thị trường của mình thì cần có thêm nhiều nhân viên sản xuất và kinh doanh có trình độ để có thể đáp ứng được với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại.

- Trình độ của nhân viên còn hạn chế, chưa đáp ứng hết được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.1.3.Nguyên nhân của những hạn chế.

Những nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp như: khâu quản lý còn yếu, trang thiết bị chưa đáp ứng được quá trình sản xuất, và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực của công ty chưa được nâng cao; trình độ quản lý của nhân viên quản lý còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng hết được yêu cầu đòi hỏi của bộ phận làm việc

Nền kinh tế trong nước cũng như thế giới không ngừng biến động trong vài năm trở lại đây, tình trạng lạm phát cao từ cuối năm 2006 đến giữa năm 2008 khiến hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, năm 2008 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6.18%, không đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra trong khi lạm phát lại ở mức cao, chỉ số giá tiêu dùng cuối 2008 tăng 20%, vượt xa hơn nhiều so với dự đoán của Chính phủ, năm 2009 tốc độ tăng trưởng GDP là 5.32%, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, GDP năm 2010 đạt 104,6 tỷ USD tăng 13 tỷ USD so với năm 2009. Tổng cục Thống kê cho biết, khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội khác của nước ta. Lạm phát cao sẽ khiến cho đời sống nhân viên trong công ty gặp khó khăn hơn trước, tạo ra áp lực tăng lương cho doanh nghiệp.

Chính sách đào tạo nhân lực trong công ty: Trong những năm qua việc đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật của nhân viên kỹ thuật và trình độ

quản lý, giao tiếp của nhân viên kinh doanh của công ty đối với đội ngũ nhân viên mới được tuyển dụng, tuy nhiên kết quả đạt được là chưa cao do việc đào tạo lại trong doanh nghiệp được tiến hành mới mang tính chất giới thiệu, hướng dẫn quy cách làm việc nhưng kỹ năng chuyên sâu vẫn chưa cao.

Doanh nghiệp trả lương theo thời gian lao động tại doanh nghiệp của lao động. Hình thức trả lương này không gắn giữa chất lượng và số lượng lao động mà người lao động đã tiêu hao trong quá trình thực hiện lao động. Chính vì vậy nên không khuyến khích người lao động thi đua sáng tạo để có thể đạt được kết quả cao hơn.

Chế độ thưởng tại công ty chủ yếu được trả theo định kì vào các ngày lễ, tết và thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy nên không mang tính khuyến khích nhân viên lao động sáng tạo hay nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó, công ty cũng chưa thật sự chú trọng tới việc tổ chức các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho người lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp nguồn nhân lực với sự phát triển thương mại tại công ty TNHH In Thanh Bình (Trang 27)