1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Robot Tosy

62 178 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 568,5 KB

Nội dung

Nói cách khác vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất, cơ sở để hạ giáthành sản phẩm là tiền đề cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh cho bất kỳ một doanhnghiệp nào Vấn đề đặt ra ở đây đó là doanh

Trang 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài:

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã, đang và sẽ thường xuyên đặt ra những tháchthức cùng cơ hội phát triển cho tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanhnghiệp sản xuất Bên cạnh đó trở thành thành viên của WTO cũng đồng nghĩa vớiviệc các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận cơ hội và thách thức đặt ra nhiềuhơn Một trong những thách thức lớn nhất mà bất kì một doanh nghiệp nào cũngkhông thể tránh khỏi đó là tính cạnh tranh ngày càng gay gắt Điều này đòi hỏidoanh nghiệp muốn tồn tại và phát triền phải nâng cao khả năng cạnh tranh, tối đahóa lợi nhuận Để đạt được mục tiêu đó, DN phải tính toán và quản lý việc sử dụngchi phí cho hợp lý Nói cách khác vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất, cơ sở để hạ giáthành sản phẩm là tiền đề cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh cho bất kỳ một doanhnghiệp nào

Vấn đề đặt ra ở đây đó là doanh nghiệp cần tính toán, phân tích và quản lý cóhiệu quả việc sử dụng chi phí sản xuất nhằm có cái nhìn toàn diện nhất về tình hìnhchi phí sản xuất tại doanh nghiệp mình Mặt khác đánh giá phân tích để tìm ranhững mặt tồn tại, bất hợp lý trong việc quản lý và sử dụng chi phí sản xuất Từ đóxác định nguyên nhân khách quan, chủ quan của DN để đề ra phương hướng, biệnpháp hạ thấp chi phí, tăng lợi nhuận nhằm đáp ứng yêu cầu tái sản xuất mở rộng vàcải thiện đời sống của công nhân viên trong doanh nghiệp

Qua khảo sát thực tế tại Công ty Cổ phần Robot Tosy cho thấy việc sử dụngchi phí sản xuất còn có những tồn tại về công tác quản lý và tình hình sử dụng chiphí sản xuất Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm cpsx em đã lựa chọn

đề tài “Tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Robot Tosy” làm luận văn

tốt nghiệp khóa học của mình

Trang 2

1.2 Xác lập và tuyên bố đề tài

Nghiên cứu về tiết kiệm chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Robot Tosy cầntập trung giải quyết những vấn đề cốt lõi về vấn đề chi phí sản xuất và tiết kiệm chiphí sản xuất trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn

Về lý luận, luận văn đi vào trả lời hai câu hỏi: Làm thế nào để phân tích, đánhgiá tình hình chi phí sản xuất của doanh nghiệp? Cơ sở nào để đưa ra những biệnpháp tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp? Để giải quyết vấn đề này, luậnvăn đi vào trả lời cho câu hỏi nhỏ: Chi phí, chi phí sản xuất là gì?, Các chỉ tiêu đánhgiá tình hình chi phí của DN?, Từ đó tập trung phân tích chi phí sản xuất về kháiniệm, đặc điểm, phân loại Đề cập tới cơ sở đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phísản xuất, luận văn đã chỉ ra vai trò của tiết kiệm chi phí sản xuất và các yếu tố ảnhhưởng tới chi phí sản xuất để từ đó làm cơ sở đưa ra các biện pháp giảm chi phí

Về thực tiễn, vấn đề đặt ra là: Áp dụng những lý luận đó vào thực tiễn tại Công

ty cổ phần Robot Tosy, những tồn tại trong vấn đề quản lý và sử dụng chi phí sảnxuất là gì? Biện pháp nào giúp công ty khắc phục những tồn tại đó nhằm tiết kiệmtối đa chi phí sản xuất? Bằng những phương pháp sẽ đề cập đến trong chương III vànhững lý luận cơ bản, luận văn phân tích và đánh giá tình hình chi phí sản xuất cũngnhư thực trạng về tiết kiệm chi phí sản xuất tại Công ty Cuối cùng, trên cơ sởnhững phát hiện và nền tảng lý luận đưa ra được những giải pháp, kiến nghị nhằmnâng cao hiệu quả tiết kiệm chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Robot Tosy

1.3 Mục tiêu nghiên cứu:

Quá trình nghiên cứu về việc tiết kiệm chi phí sản xuất và tìm ra những biệnpháp tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm mục tiêu vận dụng những lý luận về công tácquản lý chi phí sản xuất vào thực tế ở công ty Từ đó phân tích những mặt đạt được,những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chi phí sản xuất và thực trạng sửdụng chi phí sản xuất tại công ty Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm tiếtkiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

Khi nghiên cứu đề tài này mục tiêu đối với bản thân em là nhằm hoàn thiệnhơn kiến thức của bản thân về công tác quản lý chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

Trang 3

sản xuất, thực trạng tình hình sử dụng chi phí sản xuất tại công ty là cơ sở khoa họccho những kiến thức lý luận đã được tích góp trong quá trình học tập tại nhà trường.Đồng thời sau khi nghiên cứu về vấn đề này doanh nghiệp sẽ có cái nhìn đúngđắn hơn về bản chất của chi phí sản xuất cũng như vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất.

Và với những giải pháp, kiến nghị đưa ra em hi vọng sẽ phần nào giúp công ty khắcphục được những tồn tại trong vấn đề sử dụng chi phí sản xuất để có thể tiết kiệmchi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung vào nghiên cứu về tiết kiệm chi phí sản xuất và các biệnpháp tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Robot Tosy Trong thời gianthực tập tại doanh nghiệp em đã tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất của công tytrong 3 năm đó là năm 2007,2008 và 2009 vì vậy số liệu trong bài được lấy từ báocáo tài chính của công ty trong các năm 2007, 2008, 2009, đó là báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh của công ty trong các năm đó

1.5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Tóm lược và Kết luận, luận văn gồm 4 chương:

Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài.

Chương II: Lý luận cơ bản về Tiết kiệm chi phí sản xuất.

Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng Tiết kiệm chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Robot Tosy.

Chương IV: Các kết luận và các đề xuất nhằm Tiết kiệm chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Robot Tosy.

Trang 4

CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT

2.1 Một số khái niệm, định nghĩa

* Chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí lao động sống, lao động vật hóa và chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ

ra trong một kỳ nhất định để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong đó, chi phí về lao động sống chính là sức lao động được biểu hiện rabằng tiền công, tiền lương phải trả cho người lao động Còn hao phí về lao động vậthóa là các chi phí về tư liệu lao động và đối tượng lao động như: chi phí khấu hao

tư liệu lao động, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu… Thực chất, chi phí là sự dịchchuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá (sảnphẩm, lao vụ, dịch vụ), nó là vốn doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất

* Chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động bao gồmlao động sống và lao động vật hóa và những chi phí bằng tiền khác mà doanhnghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm

Chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục chi phí cơ bản sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ các chi phí nguyên liệu chính, vậtliệu phụ, vật liệu khác được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm

- Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản chi phí phải trả cho nhân công trựctiếp sản xuât sản phẩm như tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản BHXH,BHYT, KPCĐ trích theo tiền lương của nhân công trực tiếp sản xuất

- Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất khác ngoại trừ chi phíNVLTT, chi phí NCTT như: chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí CCDCphục vụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho sản xuất, chi phí dịch vụphục vụ sản xuất,

Trang 5

2.2 Tóm lược một số nội dung lý thuyết về tiết kiệm chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp

2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất

Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí:

Toàn bộ chi phí được chia thành 5 yếu tố như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị NVL chính, vật liệu phụ,nhiên liệu, phụ tùng thay thế, CCDC,… được sử dụng vào quá trình SXKD trong kỳ(loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lai kho và phụ liệu thu hồi)

- Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ tiền lương và các khoản phải trả trựctiếp cho CNSX, các khoản trích trên lương theo quy định

- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: bao gồm tổng số khấu hao TSCĐ phảitrích trong kỳ của tất cả các TSCĐ được sử dụng cho SXKD trong kỳ

- Chi phí về dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài,thuê ngoài phục vụ sản xuất trong kỳ

- Chi phí khác bằng tiền: bao gồm toàn bộ các chi phí khác dùng cho SXKDngoài 4 yếu tố chi phí trên

Cách phân loại này giúp DN theo dõi và quản lý các khoản mục chi phí theotính chất của chi phí tạo điều kiện tốt cho quá trình kiểm soát từng bộ phận chi phíphát sinh cho DN

* Phân loại căn cứ vào các khâu kinh doanh của DN

Chi phí kinh doanh của DN được chia làm các bộ phận chủ yếu sau:

- Chi phí phát sinh ở khâu mua hàng hóa dịch vụ là các chi phí như: trị giá muacủa hàng hóa dịch vụ mua vào, các khoản phí, lệ phí, thuế phát sinh ở khâu mua, chiphí vận chuyển từ nơi mua hàng đến kho của DN và các chi phí khác có liên quantính đến thời điểm đưa hàng vào nhập kho của DN Toàn bộ những chi phí này hìnhthành nên giá vốn của hàng hóa nhập kho

- Chi phí ở khâu dự trữ là các chi phí phát sinh liên quan đến khối lượng hànghóa dự trữ trong kỳ của DN như: bao bì, vật liêu đóng gói, khấu hao TSCĐ phục vụ

Trang 6

công tác dữ trữ hàng hóa, lương của nhân viên quản lý kho và các chi phí bằng tiềnkhác phát sinh ở khâu dự trữ hàng hóa.

- Chi phí ở khâu tiêu thụ là các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêuthụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ như: chi phí về vật chất về tiền lương củanhân viên bán hàng, khấu hao TSCĐ, chi phí vận chuyển hàng hó từ kho của DNđến người tiêu dùng, chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chi phí bảo hành, cácchi phí dịch vụ mua ngoài khác như chi phí sửa chữa tài sản thuê ngoài, hoa hồngđại lý, ủy thác và các chi phí khác phát sinh ở khâu tiêu thụ ngoài các chi phí phátsinh ở khâu tiêu thụ đã nêu trên

* Phân loại theo cơ chế quản lý tài chính và chế độ hạch toán hiện hành:

Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpđược phân thành các khoản mục sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu nhiênliệu, động lực tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm và dịch vụ của DN

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản mà DN trả cho người laođộng trực tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chấtlương, chi ăn ca, chi bảo hiểm xã hôi,

- Chi phí sản xuất chung: gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các phânxưởng, bộ phận kinh doanh của DN như: tiền lương, phụ cấp ăn ca cho nhân viênphân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng, khấu haoTSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài ở phạm vi phân xưởng,

- Chi phí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sảnphẩm hàng hoá, dịch vụ như: tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bánhàng, tiếp thị, đóng gói, vận chuyển hàng hoá, bảo quản khấu hao tài sản cố định,chi phí vật liệu bao bì, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phíbằng tiền khác như chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí quảng cáo

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí laođộng sống và lao động vật hoá phát sinh ở bộ máy quản lý chung của doanh nghiệp

Trang 7

gồm các chi phí quản lý hành chính, chi phí quản lý kinh doanh, và chi phí chungkhác.

* Phân loại theo tính chất biến đổi của chi phí so với doanh thu:

Theo cách phân loại này bao gồm các loại chi phí sau:

- Chi phí bất biến (chi phí cố định): là những khoản chi phí tương đối ổn định,không phụ thuộc vào khối lượng hàng hoá mua vào, bán ra trong kỳ như: chi phíkhấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên quản lý Đây là loại chi phí mà doanh nghiệpphải thanh toán, phải trả không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất kinhdoanh nhiều hay ít, thậm chí khi không hoạt động trong một thời gian cũng phải trả.Chi phí bất biến hay còn gọi là chi phí cố định được chia thành chi phí cố địnhbắt buộc và chi phí cố định không bắt buộc

- Chi phí khả biến: là những khoản chi phí thay đổi theo mức lưu chuyển hànghoá như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, chi phí bảo quản đóng gói bao bì,lương khoán doanh thu, lương cán bộ trực tiếp Đặc điểm của chi phí này là khikhối lượng hàng hoá mua vào, bán ra thay đổi thì chi phí khả biến thay đổi theochiều hướng tỷ lệ thuận, nhưng chi phí khả biến cho một đơn vị doanh thu thì khôngthay đổi

Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách phù hợp vớitình hình đặc điểm sản xuất kinh doanh và các mục tiêu quản lý kinh tế của doanhnghiệp sẽ giúp doanh nghiệp xác định được xu hướng hình thành kết cấu của chi phísản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ khác nhau đồng thời làm cơ sở cho công tác

kế hoạch hoá, kiểm tra, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình CP của DN

* Tổng chi phí kinh doanh.

Tổng chi phí kinh doanh la toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiệnquá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm trong một thời kỳ nhất định Thôngthường, tổng chi phí kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ đến số lượng sản phẩmtiêu thụ Nếu số lượng sản phẩm tiêu thụ lớn thì tổng chi phí sẽ tăng và ngược lại

Trang 8

Tổng chi phí kinh doanh là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh lượng chi phí kinh doanhđược phân bổ cho sản phẩm bán ra trong kỳ Tổng chi phí kinh doanh được xác địnhtrên cơ sở tính toán và tổng hợp từng khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ

Từ đó xác định tổng chi phí trong kỳ, áp dụng công thức:

F = F DK + F PS - F CK

Trong đó:

F: Tổng chi phí trong kỳ.

F DK: Chi phí đầu kỳ

F CK: Số dư chi phí phân bổ cho hàng hoá dự trữ cuối kỳ

F PS: Số chi phí phát sinh trong kỳ

Tổng mức chi phí là chỉ tiêu kinh tế cơ bản làm cơ sở để xác định các chỉ tiêukhác trong kế hoạch chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

Ý nghĩa: chỉ tiêu này mới chỉ phản ánh quy mô tiêu dùng vật chất, tiền vốn vàmức kinh doanh để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vàxác định số phải bù đắp từ doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp, chứ chưa cho thấyđược trình độ quản lý chi phí của doanh nghiệp

* Tỷ suất chi phí kinh doanh.

Để đánh giá hiệu quả chi phí kinh doanh từng kỳ đồng thời để đánh giá được

sự tiến bộ trong công tác quản lý với các doanh nghiệp khác có cùng điều kiện,cùng tính chất hoạt động phải thông qua chỉ tiêu tương đối đó là tỷ suất chi phí kinhdoanh

× 100%

F' = F M

Trong đó:

F: Tổng mức chi phí

M: Tổng doanh thu hoặc khối lượng sản phẩm tiêu thụ

Qua công thức trên ta thấy, tỷ suất chi phí là chỉ tiêu tương đối, phản ánhquan hệ so sánh giữa tổng mức chi phí với tổng mức doanh thu trong kỳ Chỉ tiêunày phản ánh cứ một đơn vị sản phẩm tiêu thụ thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí

Tỷ suất chi phí càng giảm thì hiệu quả quản lý và sử dụng chi phí càng cao

Trang 9

* Mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí kinh doanh.

Là chỉ tiêu tương đối, phản ánh tình hình, kết quả, hạ thấp chi phí kinhdoanh

F : Tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc

Mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí kinh doanh nói lên một đơn vị sản phẩm

đã tăng hoặc giảm được bao nhiêu đồng chi phí

* Tốc độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí.

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm chi phí kinh doanh nhanh haychậm giữa hai doanh nghiệp trong cùng một thời kỳ xác định hoặc giữa hai thời kỳcủa cùng một doanh nghiệp Chỉ tiêu này được xác định là tỷ lệ phần trăm của mức

độ tăng, giảm tỷ suất chi phí của hai thời kỳ và được tính bằng công thức:

T = F × 100%

F0 '

Trong đó:

T: Tốc độ giảm tỷ suất chi phí

F': Mức độ giảm tỷ suất chi phí

F0: Tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc

Chỉ tiêu tốc độ tăng giảm chi phí kinh doanh giúp cho nhà quản lý thấy rõ hơntình hình, kết quả phấn đấu giảm chi phí bởi vì doanh nghiệp giữa hai thời kỳ cómức độ hạ thấp chi phí kinh doanh như nhau nhưng tốc độ giảm chi phí khác nhau

và ngược lại

* Mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí kinh doanh.

Là số tiền tiết kiệm hay lãng phí đạt được do phấn đấu hạ thấp tỷ suất chi phíkinh doanh của các doanh nghiệp

Trang 10

Kết quả của việc hạ thấp chi phí là góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanhnghiệp Chỉ tiêu này làm rõ thêm chỉ tiêu mức độ hạ thấp chi phí bẵng cách biểuhiện số tương đối sang số tuyệt đối.

* Hệ số sinh lợi của chi phí.

Là chỉ tiêu tương đối, phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận với tổng chi phíkinh doanh trong một thời kỳ nhất định và được xác định bằng công thức:

HÖ sè lîi nhuËn trªn chi phÝ

Tæng lîi nhuËn kinh doanh

= Tæng gi¸ thµnh s¶n phÈm

Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng bỏ ra, doanh nghiệp thu được bao nhiêuđồng lợi nhuận Hệ số sinh lợi càng lớn thì chứng tỏ khả năng kinh doanh của doanhnghiệp là tốt, doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận trong kỳ Đây cũng là chỉ tiêuquan trọng mà doanh nghiệp phấn đấu nâng cao đến mức tối đa

Thông qua chỉ tiêu này, ta thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh, trình độ sửdụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh

Tóm lại, các chỉ tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Để phân tích, đánhgiá chi phí kinh doanh một cách toàn diện, cần phải đi sâu xem xét, phân tích cácchỉ tiêu đó và từng khoản mục chi phí cụ thể của chi phí sản xuất kinh doanh.Nhưng việc phân tích đó mới chỉ là bước đầu, còn phải kết hợp phân tích tình hìnhđặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ để có được những ý kiếnđánh giá sát với tình hình và trình độ quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.3 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới CPSX

Để có được những biện pháp đúng đắn tiết kiệm được chi phí sản xuất trướchết DN phải nghiên cứu các yếu tố tác động khác nhau, có thể phân loại chúngthành hai nhóm:

2.2.3.1 Nhóm các nhân tố khách quan:

Đây là nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nằm ngoài DN, DN khôngkiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến tất cả các DN, thuộc nhóm này baogồm:

Trang 11

* Nhân tố môi trường chính trị, pháp luật.

Môi trường chính trị và pháp luật chi phối mạnh mẽ tới hoạt động sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp Một hệ thống hoàn thiện không thiên vị là mộttrong những nền tảng để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi của pháp luật trong nền kinh tế có ảnhhưởng đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanhnghiệp Môi trường pháp luật ảnh hưởng tới mặt hàng sản xuất, ngành nghề,phương thức kinh doanh của doanh nghiệp không những thế, nó còn tác động đếnchi phí kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chi phí lưu thông, chi phí vậnchuyển, mức độ về thuế đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhậpkhẩu còn bị ảnh hưởng bởi các chính sách thương mại quốc tế, hạn ngạch do Nhànước giao cho, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh

Do đó, để thành công trong kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải biếtphân tích, dự đoán trước được xu hướng thay đổi của các chính sách pháp luật cũngnhư sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, vai trò kinh tế của Đảng và Chínhphủ, sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế, sựphát triển, các quyết định bảo vệ người tiêu dùng, hệ thống pháp luật, sự hoàn thiện

và hiệu lực thi hành chúng

* Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng.

Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng luôn là mối đe dọa tiềm năng đối với cácdoanh nghiệp bao gồm các yếu tố:

- Nhân tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ: các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến quytrình công nghệ, tiến độ thực hiện kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là cácdoanh nghiệp kinh doanh mặt hàng mang tính thời vụ

- Nhân tố tài nguyên thiên nhiên: nhân tố này chủ yếu ảnh hưởng đến doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên, ngoài ra cácdoanh nghiệp cần đến những nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, liên quan cũng bị ảnhhưởng

- Nhân tố địa lý: tác động đến việc giao dịch, vận chuyển, mua bán

Trang 12

Các nhân tố này tác động thông qua sự tác động lên các chi phí tương ứng.

họ khi mà cung về hàng hoá trên thị trường đang lớn hơn cầu Tất cả những yếu tố đóđều ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

* Nhân tố giá cả Đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chi phí sản xuất

kinh doanh, bao gồm cả giá đầu vào và giá đầu ra của sản phẩm Trước hết là giá cảnguyên, nhiên vật liệu, dụng cụ, tiền công trả cho người lao động, sẽ ảnh hưởng trựctiếp đến chi phí sản xuất Nếu giá của các yếu tố đầu vào đó mà tăng lên thì sẽ làmcho chi phí sản xuất tăng Bên cạnh đó, giá cả các loại hàng hoá thay đổi thì cũnglàm ảnh hưởng đến việc thay đổi chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.3.2 Nhóm các nhân tố chủ quan:

Đó là những nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp, thuộc về doanh

nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

* Quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải biết là mình sảnxuất kinh doanh loại sản phẩm gì, vì nó ảnh hưởng tới dây chuyền công nghệ vàquy trình sản xuất sản phẩm Với mỗi ngành nghề sản xuất khác nhau thì có đặcđiểm sản xuất kinh doanh khác nhau, do vậy mà chi phí sản xuất sản phẩm cũngkhác nhau Quy mô sản xuất càng lớn, tính chất sản phẩm càng phức tạp, cầu kỳ thìchi phí sản xuất càng cao và ngược lại Doanh nghiệp cần quan tâm đến điều này để

có kế hoạch quản lý và sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả,không để lãng phí

Trang 13

* Nhân tố tổ chức lao động và nhân tố con người.

Lao động là một trong ba nhân tố chủ yếu của sản xuất Tổ chức lao động và

sử dụng con người hợp lý là nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động và

hạ giá thành sản phẩm, nhất là đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trongsản xuất Điều quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong công việc quản lý lao động củamột doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp là biết sử dụngyếu tố con người, lao động làm cho họ gắn bó, cống hiến tài năng cho doanhnghiệp Doanh nghiệp phải quan tâm đến đời sống vật chất và đời sống tinh thầncủa mỗi thành viên trong doanh nghiệp, biết khen thưởng và khuyến khích thoảđáng, biết khai thác có hiệu qủa cao nhất thời gian lao động, bố trí những người cónăng lực, có trách nhiệm, có trình độ phù hợp với cấp bậc của công việc để nângcao năng suất, hạ thấp chi phí của doanh nghiệp Vấn đề này đòi hỏi ban lãnh đạophải căn cứ sử dụng hết sức linh hoạt tài chí của mình trong khuôn phép của hiếnpháp và pháp luật

* Nhân tố tổ chức quản lý và sản xuất

Tổ chức tốt công việc quản lý kinh doanh là nhân tố tác động mạnh mẽ đến chiphí sản xuất kinh doanh Tổ chức quản lý đạt trình độ cao có thể giúp cho doanhnghiệp xác định mức sản xuất tối ưu và phương pháp sản xuất tối ưu làm tiết kiệmđược tối đa chi phí

Quá trình sản xuất được ví như môt “hộp đen” có đầu vào và đầu ra Đầu vào

có quá trình sản xuất là: con người, vốn, thiết bị, vật liệu Đầu ra là hàng hoá, dịch

vụ Còn “hộp đen” chính là quá trình biến các nhân tố đầu vào thành các sản phẩmđầu ra Nhiêm vụ của nhà quản trị là quản lý toàn bộ các quá trình diễn ra trong

“hộp đen” đồng thời cả đầu vào và đầu ra Việc quản lý ở đây không chỉ đơn thuần

là đảm bảo hoạt động của quá trình diễn ra theo trình tự mà phải bố trí sao cho từngkhâu của quá trình hoạt động một cách hợp lý và khoa học Nhờ đó sẽ giúp chodoanh nghiệp hạn chế được sự tăng lên của chi phí sản xuất kinh doanh Dây truyềnsản xuất khoa học cũng tạo điều kiện giúp cho việc ngày càng nâng cao năng suấtlao động và tối đa hoá công suất của máy móc

Trang 14

2.2.4 Ý nghĩa của việt Tiết kiệm CPSX

Trong nền sản xuất hàng hoá có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và

sự vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệpluôn phải đối mặt với cạnh tranh Họ luôn phải đổi mới tư duy để tìm ra hướng điđúng cho doanh nghiệp của mình kịp thời thích nghi với cơ chế thị trường, phải sảnxuất kinh doanh có hiệu quả Kết quả sản xuất kinh doanh đảm bảo bù đắp đủ chiphí và có lợi nhuận

Muốn chiến thắng trong cạnh tranh, một vấn đề quan trọng mà bất cứ doanhnghiệp thuộc thành phần kinh tế nào cũng phải quan tâm là giảm chi phí sản xuất vàgiảm một đồng chi phí là tăng một đồng lợi nhuận Tiết kiệm chi phí sản xuất có ýnghĩa kinh tế lớn đối với doanh nghiệp biểu hiện ở những mặt cơ bản sau:

Nếu DN hoàn thành tốt kế hoạch doanh thu trong kỳ thì tiết kiệm được chi phícủa kỳ đó sẽ làm tăng lợi nhuận cho DN, ý nghĩa của việc tiết kiệm chi phí khôngchỉ dừng lại ở đó Một DN quản lý tốt, loại bỏ được tất cả các chi phí không cầnthiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chống được hiện tượng lãng phí vật tư tiềnvốn và lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh, thì cũng có nghĩa trực tiếpgiảm được chi phí tính trên một loại sản phẩm, dịch vụ, trên một đơn vị sản phẩm,dịch vụ, nghĩa là giá thành của DN hạ xuống Trong trường hợp đó DN có thể thựchiện chiến lược bán hàng với giá bán cạnh tranh, chắc chắn DN sẽ tăng được khốilượng sản phẩm dịch vụ nếu chiến lược bán hàng đúng đắn, chất lượng sản phẩmdịch vụ tốt Điều này dẫn đến doanh thu tăng và lợi nhuận cũng tăng lên

Bên cạnh đó, tiết kiệm chi phí sản xuất giúp DN giảm được nhu cầu về vốn lưuđộng trong khi vẫn giữ được quy mô của doanh thu Do đó DN sẽ giải phóng đượcmột lượng vốn tương ứng có thể sử dụng để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh tăng doanh thu tăng lợi nhuận cho DN

Tóm lại, tiết kiệm được chi phí sản xuất sẽ tăng được lợi nhận, nâng cao sứccạnh tranh, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của DN

2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước:

Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh là một vấn đề quan trọng đối với mọidoanh nghiệp Đã có rất nhiều công trình khoa học, luận văn, tập trung giải quyết

Trang 15

vấn đề này song mỗi công trình lại nghiên cứu và đưa ra những giải pháp ở mộtdoanh nghiệp cụ thể và khác nhau Sau khi tham khảo rất nhiều bài viết em rút ramột số nhận xét sau: Tất cả các bài viết đều đạt được những thành tưu riêng trongquá trình nghiên cứu Đa phần có nội dung, bố cục mạch lạc, rõ ràng

Về lý luận đã xác định được đúng trọng tâm vấn đề là chi phí sản xuất và tiếtkiệm chi phí sản xuất Mặc dù mỗi công trình lại có cách tiếp cận khác nhau songđều đạt được mục tiêu chung là nêu bật được cơ sở để xây dựng các biện pháp tiếtkiệm chi phí sản xuất cho phần sau Tuy nhiên cũng không tránh khỏi tình trạngmột số bài viết quá tập trung vào phân tích chi phí sản xuất mà coi nhẹ vấn đề trọngtâm là tiết kiệm chi phí sản xuất Những lý luận đưa ra ở những bài viết đó không

có tính liền mạch, khập khiễng và không ăn nhập với những phần tiếp theo

Về thực tiễn, mỗi công trình xây dựng các giải pháp tại một doanh nghiệp cụthể, trong những điều kiện cụ thể tại nơi mình thực tập do đó đòi hỏi khả năng phântích của mỗi cá nhân Tuy vậy nhìn chung các công trình đều biết kết hợp lý luậnvào thực tiễn để đánh giá cho thấy được ưu điểm và những tồn tại trong doanhnghiệp Từ đó đưa ra được những giải pháp khoa học Song một điều dễ nhận thấy

là hầu như các giải pháp đưa ra đều chung chung, chưa thực sự hiệu quả và một sốkhông bám sát doanh nghiệp Điều đó chứng tỏ sự không đầu tư cần thiết cho côngtrình của mình dẫn tới bài làm sơ sài, thiếu thuyết phục

Sau đây là một số dẫn chứng cụ thể về những công trình đã nghiên cứu nhữngnăm trước:

Luận văn “Hoàn thiện việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtại Công ty cổ phần may Thắng Lợi” của sinh viên Nguyễn Trí Hưng năm 2007 –Đại học kinh tế quốc dân Bài viết đầy đủ, kết cấu rõ ràng mạch lạc về lý luận Nhìnchung đã phản ánh khác quan những thành công mà công ty đạt được song biệnpháp đưa ra chưa cụ thể về vấn đề lãng phí nguyên vật liệu giúp doanh nghiệp giảiquyết được

Luận văn “Một số giải pháp tiết kiệm chi phí tại Công ty TNHH Bảo Lâm”năm 2009 của sinh viên Nguyễn Thị Tuyết – Đại học Thương Mại Về lý luận bàiviết đặc biệt khi lựa chọn việc tiếp cận vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất theo hướng

đi sâu vào nghiên cứu công tác quản lý chi phí tại doanh nghiệp Bài viết có sự đầu

Trang 16

tư kỹ lưỡng và đã đưa ra được một số giải pháp cụ thể mà doanh nghiệp có thể thamkhảo được.

Luận văn “Giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất của công ty cổ phần dệt mayNam Sơn” năm 2008 của sinh viên Trần Ngọc Tính – Đại học Thương Mại Về lýluận bài viết rõ ràng, bố cục chặt chẽ, nêu bật được vai trò của chi phí sản xuất vàtiết kiệm chi phí sản xuất Tuy nhiên vẫn như tình trạng phổ biến các giải pháp đưa

ra còn chung chung Song có điểm mới là bìa viết không chỉ dựa trên thực trạng tìnhhình sử dụng chi phí tại doanh nghiệp để đưa ra giải pháp mà còn dựa trên nhữngđịnh hướng chiến lược phát triển cụ thể của công ty

Các công trình nghiên cứu về tiết kiệm chi phí sản xuất nói chung và các côngtrình đã đề cập trên đây nói riêng đều gắn với một giai đoạn phát triển nhất định.Trong khi đó nền kinh tế luôn biến động do vậy mỗi công trình nghiên cứu chỉ cógiá trị trong thời gian nghiên cứu gắn với giai đoạn phát triển cụ thể của nền kinh tế.Bên cạnh đó mỗi doanh nghiệp lại có đặc điểm, quy mô, tài chính, khác nhau, sẽ

có những tồn tại và quan điểm giải quyết vấn đề khác nhau Với những lý do đó,việc nghiên cứu tìm ra giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất là hoàn toàn cần thiếtkhách quan và có tính cấp bách ở thời điểm hiện tai

Trang 17

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN ROBOT TOSY

3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu về tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Robot Tosy

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liêu

Để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong đề tài “Tiết kiệm chi phí sản xuấttại công ty cổ phần Robot Tosy” luận văn của em đã sử dụng phương pháp phântích định tính kết hợp với việc thu thập dữ liệu từ các phiếu điều tra trắc nghiệm và

từ báo cáo tài chính của công ty

Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu không sẵn có, bởi vậy để có thể biết được thông tin về

dữ liệu sơ cấp trong thời gian thực tập chuyên sâu tại công ty em đã tiến hành phátphiếu điều tra trắc nghiệm nhằm có thêm những thông tin phục vụ cho đề tài nghiêncứu của mình Phương pháp điều tra trắc nghiệm được tiến hành như sau

Xây dựng các câu hỏi trong phiếu điều tra: Có tổng số 14 câu hỏi được thiếtlập Các câu hỏi phần lớn được đưa ra dưới dạng trắc nghiệm, một số các câu hỏiđược thiết kế theo các mức độ đánh giá của cán bộ công nhân viên và câu hỏi mở đểmỗi người có thể đưa ra những ý kiến của riêng mình Để thu thập thông tin đầy đủhơn cho quá trình xử lý, em đã tiến hành phát 20 phiếu điều tra trắc nghiệm cho cán

bộ nhân viên công ty CP Robot Tosy Nội dung các câu hỏi trong phiếu điều traxoay quanh các vấn đề chi phí sản xất của công ty nhằm: đánh giá ý thức của nhânviên trong vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất, tìm ra nguyên nhân của việc lãng phíchi phí và những biện pháp mà công ty đã áp dụng Từ quá trình thu thập đó thôngtin sẽ được xử lý và nắm bắt đầy đủ hơn giúp cho quá trình đưa ra những giải pháptiết kiệm chi phí sản xuất một cách đúng đắn nhất

Khác với dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu sẵn có được thu thập

từ các phòng ban của công ty bao gồm: bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhcủa công ty CP Robot Tosy trong thời gian ba năm 2007, 2008, 2009 Ngoài ra

Trang 18

thông tin dữ liệu thứ cấp còn được thu thập thông qua các tạp chí và website củacông ty.

3.1.2 Phương pháp phân tích số liệu:

Phương pháp phân tích dữ liệu cũng được chia thành hai loại đó là: phươngpháp phân tích dữ liệu sơ cấp và phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp

Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp được phân tích dựa vào kết quả của dữliệu sơ cấp sau khi đã được thu thập và xử lý được thể hiện bằng những con số cụthể Để thấy được tình hình sử dụng và quản lý chi phí sản xuất của công ty mộtcách rõ ràng nhất

Đối với phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp, các dữ liệu này sử dụng cácphương pháp thống kê, so sánh, phân tích Để thực hiện phương pháp này sau khi

đã có các số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích ta có thể lập bảng thống

kê số liệu cho ba năm và đưa ra các cột chỉ tiêu so sánh giữa hai năm với nhau đểthấy sự khác biệt giữa các năm Qua sự phân tích đó thấy được sự tăng, giảm củacác chỉ tiêu và tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại có sự tăng hoặc giảm về chi phí và

sự tăng giảm đó có ảnh hưởng gì tới mục tiêu đạt được của doanh nghiệp không

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Robot Tosy

3.2.1 Đánh giá tổng quan Công ty Cổ phần Robot Tosy:

3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty

Năm 2002 Công ty cổ phần Robot Tosy được thành lập với số vốn điều lệ là12.000.000.000 đồng VN và tổng số nhân viên là 80 người Hiện nay, số vốn đãđược bổ sung và là 20.000.000 đồng VN với số nhân viên là 200 người, trong đó sốnhân lực có trình độ đại học là 60 người

Tên công ty: Công ty cổ phần Robot Tosy

Tên giao dich: Tosy Robotics JSC

Địa chỉ trụ sở chính: Số 7, ngõ 538, đường Láng – Hà Nội

Người đại diện theo pháp luật là giám đốc công ty ông Hồ Vĩnh Hoàng

Trang 19

Năm 2005, TOSY bắt đầu tiếp cận lĩnh vực robot bằng dự án nghiên cứu chếtạo một robot dáng người có tên là TOPIO Viết tắt của TOSY PINGPONGPLAYING ROBOT, TOPIO ban đầu được được thiết kế để chơi bóng bàn với thamvọng có thể thắng một đấu thủ bóng bàn chuyên nghiệp

* Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

Với khẩu hiệu Robot cho tương lai Công ty Cổ phần Robot TOSY là công tysản xuất robot đầu tiên của Việt Nam Bắt đầu hoạt động từ năm 2002, TOSY thamvọng trở thành một trong những thương hiệu sản xuất robot hàng đầu thế giới Bằngcác sản phẩm công nghệ cao và những ý tưởng sáng tạo đột phá, TOSY đi tiênphong gây dựng nên nền công nghiệp robot Việt Nam với mong muốn thay đổi vịtrí Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới

Mục tiêu cao nhất của TOSY là đưa các sản phẩm robot đến mọi nơi thay đổicách sống, cách làm việc của con người Các sản phẩm robot dịch vụ dáng ngườicủa TOSY sẽ xuất hiện trong mọi gia đình để làm bạn và giúp đỡ con người

Hiện tại TOSY tập trung nghiên cứu phát triển và sản xuất 4 dòng sản phẩm:

Đồ chơi công nghệ cao, Robot đồ chơi, Robot công nghiệp, Robot dịch vụ 4 dòngsản phẩm này lần lượt là chiến lược trọng tâm của TOSY tương ứng với các năm

2008, 2009, 2010, 2011 Từ năm 2002 tới nay, sản phẩm mà công ty kinh doanh làđĩa bay Tosy UFO

3.2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Dưới đây là sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty Cổ phầnRobot TOSY (sơ đồ 1)

Trang 20

Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty

Ban giám đốc: gồm 2 người:

a, Giám đốc:

- Điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng cơ chếchính sách của nhà nước, đảm bảo cho Công ty phát triển và làm đủ nghĩa vụ vớinhà nước Định hướng và xây dựng chính sách phát triển trung và dài hạn cho công

ty Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, ổn định thunhập và từng bước ổn định cuộc sống

Giám đốc công ty

Phó giám đốc công ty

Văn

phòng

công ty

Phòng nghiên cứu

Phòng vật tư Phòngkinh

doanh

Phòng

cơ khí

Phó giám đốc công ty

Xưởng sản xuất

Phòng

kỹ thuật Phòng kế

toán

Trang 21

b, Phó Giám Đốc.

- Giúp việc cho Giám Đốc và thay Giám Đốc khi Giám Đốc đi vắng Điềuhành sản xuất và các mặt hoạt động trong công ty nhằm thực hiện tốt các công việcgiám đốc giao

Văn phòng công ty: chịu trách nhiệm về:

- Công tác hành chính

- Công tác tổ chức lao động: tuyển chọn, theo dõi, quản lý nhân sự toàn bộcông ty đồng thời giúp giám đốc xét duyết lương khối gián tiếp

- Công tác thư ký giám đốc, y tế, kiểm tra vệ sinh công nghiệp, bảo vệ tài sản

và giữ gìn an ninh trật tự công ty

- Chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt

Phòng nghiên cứu:

Có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHKT, cải tiến kỹ thuật vào sảnxuất Chịu trách nhiệm về chất lượng nguyên nhiên vật liệu, thiết bị nhập về công ty

và theo dõi kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm trước khi nhập kho

- Nghiên cứu đề xuất chiến lược phát triển công ty

- Nghiên cứu đề xuất chiến lược phát triển sản phẩm mới, nguyên vật liệu mới

- Nghiên cứu phân tích thực trạng năng lực về công nghệ, thiết bị, quản lý của công ty so sánh với đối thủ cạnh tranh

- Nghiên cứu thông tin từ bên ngoài, xu hướng sử dụng bao bì

- Phân tích kỹ thuật: Sản phẩm, nguyên vật liệu

- Chủ trì các hoạt động nghiên cứu cải tiến về công nghệ, thiết bị

Trang 22

Phòng kinh doanh:

- Nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường

- Xây dựng chiến lược kinh doanh

- Kiểm tra, quản lý giám sát công việc của nhân viên thuộc bộ phận mình

- Vạch ra các kế hoạch & thực hiện các yêu cầu mà BGĐ phê duyệt

- Lập kế hoạch tài chính đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

- Lập kế hoạch và biện pháp quản lý các nguồn vốn: kiểm tra giám sát việc sửdụng vốn đạt hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh

- Tổ chức hạch toán kế toán và phân tích các hoạt động kinh tế của công tytheo quy định hiện hành của nhà nước

- Kiểm tra giám sát việc tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động kinh doanh khác

3.2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Robot Tosy

Để nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty một cách khái quát nhấtqua các năm và để biết được công ty hiện nay đang hoạt động so với những nămtrước như thế nào việc phân tích kết quả kinh doanh của công ty trong khoảng thờigian ba năm là yếu tố rất cần thiết Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh củacông ty trong ba năm 2007 – 2009

Trang 23

Bảng 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Robot Tosy (2007 - 2009)

ĐVT: đồng VN

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh năm 2008/2007 So sánh năm 2009/2008

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Tổng doanh thu

- Doanh thu nội địa

- Doanh thu xuất khẩu

549.802.198446.672.081 90.322.877

1.052.835.166 838.080.262 198.275.044

3.076.534.999 1.262.727.167 1.797.311.318

503.032.968 391.408.181107.952.167

91,5 87,63119,52

2.023.699.833 424.646.9051.599.036.274

192,21 50,67806.47Tổng chi phí 358.869.770 652.476.562 1.784.766.083 293.606.792 81,81 1.132.289.521 173,54Lợi nhuận trước thuế 192.835.108 400.126.141 1.290.206.045 207.291.033 107,5 890.079.904 222,45

Trang 24

Qua số liệu bảng 3.1 ta có nhận xét về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty như sau:

• Tổng doanh thu của công ty năm 2008 đạt 1.052.835.166 đồng, tăng503.032.968 đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng 91,5% Trong đó doanh thu nội địachiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả hai năm tăng 391.408.181 đồng tương ứng tăng87,63%, doanh thu xuất khẩu tăng 107.952.167 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 119,52%.Tổng doanh thu năm 2009 đạt 3.076.534.999 đồng, tăng 2.023.699.833 đồng so với

2008, tỷ lệ tăng 192,21% Trong đó doanh thu nội địa tăng 424.646.905 đồng tươngứng tăng 50,67%, doanh thu xuất khẩu tỷ trọng lớn hơn doanh thu nội địa năm 2008

và tăng với tốc độ 806,47% tương đương 1.599.036.274 đồng

Như vậy ta thấy tổng doanh thu của công ty trong 3 năm có những sự thay đổilớn và rõ rệt Lý do là mặc dù được thành lập từ năm 2002 nhưng tới năm 2005Tosy mới thực sự có chỗ đứng trên thị trường trong nước và nước ngoài thông qua

dự án nghiên cứu chế tạo robot dáng người có tên là TOPIO Năm 2007, TOPIOphiên bản 1.0 xuất hiện lần đầu tại triển lãm robot IREX 2007 ở Tokyo, Nhật Bản.Phiên bản TOPIO đã thu hút được sự quan tâm chú ý đặc biệt của khách tham quan

và giới truyền thông Sau thành công đó, Tosy đã nhận được nhiều đơn đặt hàngtrong nước và được các hãng đồ chơi trên thế giới biết đến Khách hàng của Công

ty (các công ty thương mại, các siêu thị hoặc các công ty chuyên kinh doanh cácmặt hàng đồ chơi) đã mở rộng cả miền Trung và Nam

Tháng 2/2009, TOSY tham dự Spielwarenmess 2009 - triển lãm đồ chơi lớnnhất thế giới với hàng trăm nghìn khách hàng đến từ 120 nước diễn ra tạiNuremburg Đức Đây là sự kiện quan trọng trong kế hoạch đưa các sản phẩm robot

đồ chơi và đồ chơi công nghê cao của TOSY chiếm lĩnh thị trường toàn cầu Sautriển lãm nhiều hãng kinh doanh đồ chơi lớn trên thế giới đề nghị độc quyền phânphối đồ chơi Tosy Doanh số của Tosy trong năm 2009 tăng vọt gần gấp 3 lần chủyếu là do những đơn đặt hàng đến từ các nước Nhật Bản và thị trường Châu Âu

• Tổng chi phí thực hiện của công ty năm 2008 là 652.476.562 đồng, tăng293.606.792 đồng, tỷ lệ tăng 81,81% so với năm 2007 Như vậy tổng chi phí sản

Trang 25

xuất đã tăng rất nhiều so với năm 2007 Nhưng nếu xét tổng chi phí sản xuất trongmối liên hệ với tốc độ tăng của tổng doanh thu ta thấy năm 2008 công ty vẫn kinhdoanh tốt vì tổng doanh thu năm 2008 tăng 91,5% so với năm 2007 Năm 2009 tổngchi phí thực hiện của công ty là 1.784.766.083 đồng, tăng 1.132.289.521 đồng, tỷ lệtăng 173,54% so với năm 2008 trong khi tỷ lệ tăng doanh thu là 192,21%

•Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2008 đạt 288.090.821 đồng tăng149.249.543 đồng, tỷ lệ tăng 107,5% so với năm 2007 nhưng không bằng tỷ lệ tăngnăm 2009 so với năm 2008 là 679.563713 đồng tương ứng 235,88% Điều này làphù hợp với tình hình tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí

•Thu nhập bình quân/ người/ tháng của công ty năm 2008 tăng 295.735 đồngtương ứng tăng 23,6% so với năm 2007 Tốc độ tăng giảm từ năm 2008 sang năm

2009 Cụ thể là năm 2009 thu nhập bình quân tăng 218297 đồng, tỷ lệ là 17.02%.Thu nhập bình quản giảm chưa thể khẳng định là doanh nghiệp không chú trọng tớiđời sống của lao động bởi giai đoạn 2008 – 2009 công ty tiến hành tuyển dụng rấtnhiều lao động và mở rộng khu sản xuất với đối tượng chủ yếu là công nhân sảnxuất ở trình độ phổ thông

Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Robot Tosy là

có hiệu quả và 3 năm 2007, 2008, 2009 là 3 năm phát triển mạnh của công ty Việctiết kiệm chi phí về cơ bản đã được công ty chú trọng

3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Robot Tosy

3.2.2.1 Nhóm các nhân tố khách quan

* Nhân tố môi trường chính trị, pháp luật:

Nhìn chung môi trường chính trị pháp luật Việt Nam tương đối ổn định vàngày càng hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Đặc biệt là hệthống chính sách về thuế Từ ngày 1.1.2009 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệpgiảm từ 28% xuống còn 25% Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề tiếtkiệm chi phí của tất cả các doanh nghiệp nói chung và với công ty cổ phần RobotTosy nói riêng Bên cạnh đó, từ năm 2001 trở lại đây, nhà nước Việt Nam luôn

Trang 26

quan tâm tới thúc đẩy xuất khẩu Các chính sách đưa ra như cải cách hành chính,giảm thuế xuất khẩu…đã tạo điều kiện cho các DN xuất khẩu trong nước cắt giảmđược khoản chi phí lớn từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty Cổ phầnRobot Tosy với tỷ trọng hàng xuất khẩu là chủ yếu không nằm ngoài đối tượng đó

* Đối thủ cạnh tranh:

Công ty cổ phần Robot Tosy là công ty đầu tiên tại Việt Nam sản xuất và kinhdoanh đồ chơi công nghệ cao Do đó, trên thị trường Việt Nam hiện nay sản phẩmđĩa bay Tosy được phân phối duy nhất bởi công ty Tuy nhiên mục tiêu chính màcông ty hướng tới là đem sản phẩm tới thị trường thế giới và chịu sự cạnh tranhkhốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài là một khó khăn lớn Mặt hàng robotcông nghiệp giá rẻ chưa xuất hiện đối thủ cạnh tranh sẽ mang lại tiềm năng thịtrường rất lớn Tuy nhiên để giảm được chi phí sản xuất công ty đã phải tự sản xuấtphần lớn các bộ phận của robot và đây là thách thức khi Việt Nam chưa có ngànhcông nghiệp robot phụ trợ Những nước như Nhật Bản, Mỹ, Đức với trình độ khoahọc kỹ thuật và nền công nghiệp robot phát triển là những đối thủ cạnh tranh lớnđối với công ty So với các doanh nghiệp nước ngoài thì Tosy có quy mô, cơ cấunhỏ, mối quan hệ với nhà cung cấp khách hàng ít hơn Bởi vậy vấn đề giảm chi phísản xuất tới mức tối đa là tiêu chí mà công ty luôn hướng tới

* Nhân tố giá cả:

Điểm thuận lợi của công ty là hầu hết nguyên vật liệu sản xuất đầu vào có giá

cả ít biến động Tuy nhiên giá cả dịch vụ mua ngoài lại có xu hướng tăng làm chochi phí sản xuất chung tăng lên và tổng chi phí sản xuất tăng Để cạnh tranh với cácdoanh nghiệp nước ngoài Công ty phải giảm gía thành tới mức thấp nhất và thựchiện các hoạt động quảng bá sản phẩm thông qua các buổi triển lãm công nghệ đồchơi diễn ra tại Nhật Bản và Đức Chính sự giảm giá đó đã tác động đến tổngdoanh thu giảm, chi phí bình quân một sản phẩm tăng lên và tổng chi phí sản xuấtcũng tăng lên Vấn đề đặt ra ở đây là công ty cần tiết kiệm tối đa các chi phí dịch

vụ mua ngoài để không ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty

Trang 27

* Sự phát triển khoa học kỹ thuật:

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã giải phóng sức laođộng, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả sản xuất từ đó giảm chi phí sản xuất.Tuy nhiên ngành công nghiệp robot đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ hiện đại

và tốc độ đổi mới cao Điều này làm cho chi phí sản xuất của các doanh nghiệpkinh doanh đồ chơi công nghệ cao đều rất lớn Thêm vào đó ngành công nghiệprobot phụ trợ của Việt Nam chưa phát triển Khó khăn này đòi hỏi Công ty phải tựmày mò , tiếp cận những thành tựu KHCN hiện đại

3.2.2.2 Nhóm các nhân tố chủ quan:

* Trình độ tay nghề của người lao động:

Tổng số nhân viên hiện tại của Công ty 200 người Trong đó số lao động cótrình độ đại học trở lên là 60 người Đa phần 60 người này là những kỹ sư lànhnghề, tốt nghiệp đại học các khối kỹ thuật có trình độ cao, có sức khỏe, yêu nghề vànhiệt huyết với công việc Đây là lực lượng lao động chủ chốt của công ty, gắn bóvới công ty ngay từ khi thành lập Do đó kinh nghiệm làm việc và tác phong hiệnđại đã giúp công ty giảm bớt khoản chi phí sản xuất rất lớn

Số lao động còn lại là những công nhân sản xuất trình độ phổ thông, tư cáchđạo đức tốt Tuy nhiên họ lại không có kinh nghiệm trong nghề mà DN cần phảiđào tạo từ đầu Điều này đã tạo khó khăn cho DN trong việc tiết kiệm chi phí sảnxuất Bởi DN không những phải tốn một khoản đào tạo công nhân mà năng suất laođộng giảm cũng làm chi phí tiền lương tính trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống

* Trình độ tổ chức hoạt động sản xuất và quản lý chi phí sản xuất của DN

Để thực hiện những đơn đặt hàng ngày một nhiều từ phía các doanh nghiệptrong và ngoài nước đòi hỏi công ty phải tổ chức hoạt động và quản lý sản xuất tốt,

có hiệu quả Việc lựa chọn phương án đầu tư, cách thức sản xuất cùng những dựbáo cụ thể, giải pháp hạn chế sự gia tăng của chi phí sản xuất là những vấn đềquyết định tới khả năng tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp Đối với công

ty CP Robot Tosy trong những năm qua về cơ bản trinh độ tổ chức hoạt động sảnxuất đánh giá là tốt và việc quản lý chi phí sản xuất tương đối hiệu quả Tuy nhiên

Trang 28

một số khâu trong dây chuyền sản xuất còn lãng phí và công tác đào tạo nhân lựcchưa thực sự hiệu quả Điều này khiến chi phí sản xuất chưa thực sự giảm tới mứctối đa.

*Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp:

Bản thân là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ,Công ty CP Robot Tosy luôn thường xuyên phải nghiên cứu và tiếp cận nhữngthành tựu khoa học công nghệ hiện đại nhất, đổi mới và từ đó nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh Tốc độ đổi mới KHCN của ngành công nghiệp robot là rất cao

do đó đây là một vấn đề lớn với Công ty Để đầu tư đổi mới trang thiết bị Công ty

sẽ cần một nguồn vốn rất lớn và chi phí sản xuất sẽ tăng mạnh Tuy nhiên mộttrong những sản phẩm của Tosy là robot công nghiệp lại có khả năng giải quyếtvấn đề này đó là các robot công nghiệp Bên cạnh đó Tosy còn xây dựng mộtphòng ban nghiên cứu riêng có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHKT, cảitiến kỹ thuật vào sản xuất, phân tích thực trạng năng lực về công nghệ, thiết bị,quản lý của công ty so sánh với đối thủ cạnh tranh.Đây là một lợi thế của công tynhằm giảm chi phí sản xuất Bởi hiện đại hóa máy móc, giải phóng sức lao động,tiết kiệm được thời gian đã dẫn tới tiết kiệm chi phí sản xuất

3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm về Tiết kiệm chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Robot Tosy

Để thu thập thông tin về chi phí một cách tổng thể và khách quan nhất em đãđiều tra tổng số phiếu là 20 phiếu điều tra, đối tượng được điều tra bao gồm cả nhàquản trị và nhân viên tại các phòng ban trong công ty, nhân viên sản xuất tại cácxưởng sản xuất Trong số 14 câu hỏi, có 2 câu hỏi 13 và 14 là những câu hỏi mở dođối tượng điều tra tự đưa ra câu trả lời, các câu còn lại đều là những câu hỏi trắcnghiệm Dưới đây là kết quả được tổng hợp từ quá trình điều tra:

Trang 29

Bảng 3.2: Bảng câu hỏi điều tra trắc nghiệm Câu hỏi và phương án trả lời

Số

người trả lời

Tỷ lệ (%)

1 Vấn đề tiết kiệm CPSX đối với CTCP Robot Tosy có ý nghĩa

như thế nào:

A Rất quan trọng

B Quan trọng như với những DN khác

C Không quan trọng như với những DN khác

20

1640

80200

2 Đối tượng nào sau đây là người quyết định tới hiệu quả của

việc tiết kiệm CPSX

A Toàn thể nhân viên trong công ty

B Những người quản lý, người lập kế hoạch CP

C Nhân viên sản xuất

20

2000

10000

3 Tiết kiệm CPSX có hiệu quả sẽ làm

A Tăng lợi nhuận của công ty

B Tăng lương cho người lao động

C Tăng lợi nhuận công ty và tăng lương người lao động

206014

30070

4 Đánh giá về trình độ tay nghề của người lao động trong

16,761,122,2

5 Trình độ tổ chức hoạt động sản xuất và quản lý chi phí sản

xuất tại công ty ở mức:

37,537,525

6 Các định mức tiêu hao vật tư, kế hoạch CPSX của công ty có

chi tiết, cụ thể, khoa học

A Có

B Chưa

8

62

7525

Trang 30

7 Đánh giá về cơ sở vật chất của công ty

A Hiện đại, phù hợp

B Chưa đồng bộ

C Lạc hậu

171700

100

8 Máy móc, thiết bị trong công ty có phát huy hết công suất

A Chưa phát huy hết công suất

B Đã phát huy hết công suất

15150

100

9 Giá thành NVL đầu vào của công ty đã hợp lý chưa

A Chưa hợp lý vì có thể tìm được nguồn thấp hơn

B Đã hợp lý

15123

8020

10 Trong DN có hiện tượng nhân viên sử dụng tài sản của công

ty vào việc riêng, lãng phí điện, nước, ?

A Không có

B Có

20

515

2575

11 Lương mà ông (bà) nhận được có thỏa đáng với năng lực và

kinh nghiệm bản thân?

A Phù hợp

B Chưa thỏa đáng

20

200

1000

12 Công ty có chăm lo tới đời sống công nhân viên, chính sách

3565

13 Những thành công mà công ty đã làm được trong vấn đề tiết

kiệm CPSX

- Quản lý chi phí tốt

- Khả năng tự sản xuất một số nguyên liệu đầu vào

- Ý thức tiết kiệm CPSX của nhân viên trong công ty cao

14

392

21,464,314,3

14 Tồn tại lớn nhất trong vấn đề tiết kiệm chi phí của DN là?

- Giá thành NVL đầu vào còn cao

- Trình độ tay nghề người lao động thấp

- Ý thức tiết kiệm CPSX của nhân viên trong công ty chưa cao

14545

35,728,635,7Phân tích bảng trên cho thấy:

Trang 31

* Đánh giá về ý thức tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty:

Ba câu hỏi đầu tiên đều được tất cả các đối tượng trả lời và nhìn chung họ đềuthấy được tầm quan trọng của tiết kiệm CPSX tại công ty Song một bộ phận nhỏchưa ý thức được công ty luôn đặt tiêu chí tiết kiệm CPSX lên trên hết và so vớicác DN khác thì đây phải là thế mạnh của công ty Và họ cũng chỉ nghĩ đơn thuầntiết kiệm CPSX làm tăng lợi nhuận cho DN mà không hiểu bản thân người laođộng cũng được hưởng lợi ích từ việc tiết kiệm Tuy nhiên đó chỉ là một bộ phậnnhỏ

* Đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất trong công ty:

Trình độ tay nghề người lao động trong công ty không được đánh giá cao, 11trên tổng sô 18 người, tương ứng tỷ lệ 61,1% cho rằng trình độ trung bình, 22,2%cho rằng còn thấp và chỉ có 16,7% đánh giá cao

Chỉ có 8 người đánh giá về trình dộ tổ chức hoạt động sản xuất và quản lýCPSX tại công ty.1 người đánh giá là chưa tốt còn đa số cho là trung bình và 2người đánh giá chưa tốt Các định mức tiêu hao vật tư và lập kế hoạch CPSX củacông ty đa số được đánh giá là chi tiết, cụ thể và khoa học với 75% lựa chọn

Đánh giá về cơ sở vật chất của công ty 100% cho rằng CSVC hiện đại và phùhợp Điều này cho thấy công ty đã quan tâm đúng mức tới điều kiện vật chất và yếu

tố KHKT trong vấn đề tiết kiệm CPSX của mình và các máy móc thiết bị đều đãphát huy hết công suất, công dụng của chúng

* Đánh giá về việc tiết kiệm CPSX:

Những vấn đề được đề cập tới ở những câu hỏi tiếp theo đều trở thành vấn đềcòn tồn tại trong công tác tiết kiệm CPSX tại DN

80% cho rằng giá thành NVL đầu vào của công còn cao và công ty chưa tậptrung giải quyết vấn đề này Hiện tượng lãng phí do nhân viên sử dụng tài sản củacông ty vào mục đích riêng hay chưa có ý thức tiết kiệm vẫn còn xảy ra Mặc dù100% cho rằng lương mà nhận được là thỏa đáng với năng lực và kinh nghiệm làmviệc song 65% ý kiến đánh giá công ty chưa chăm lo tới đời sống công nhân viên

Ngày đăng: 24/03/2015, 12:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình TC DNTM (2008) – TS Đinh Văn Sơn – Trường ĐHTM – Nhà xuất bản ĐHQG HN Khác
2. Giáo trình TC DN - Th.S Đặng Thuý Phượng – Bộ tài chính – NXB tài chính Khác
3. Giáo trình kế toán sản xuất – TS. Đặng Thị Hoà - Trường ĐHTM – NXB thống kê 2003 Khác
4. Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại(2008) – PGS.TS Trần Thế Dũng – Trường Đại học thương mại Khác
5. Các tạp chí, thời báo kinh tế Việt Nam 6. Số liệu thực tế trong công ty, Báo cáo 7. Một số trang web:www.bwprotal.com.vn www.saga.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w