1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm thuốc thảo dược tại Công ty Cổ phần Dược phẩm An Đông

54 846 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 344 KB

Nội dung

Để hạch toán đúng đắn chi phí sảnxuất và đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý, kiểm tra chi phí cũng như phụcvụ cho việc ra các quyết định kinh doanh thì việc phân loại CPSX là

Trang 1

MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

TRONG DOANH NGHIỆP

1 1 Tính cấp thiết nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

1 2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.4 Phạm vi nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

1.5 Lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất trong DNSXCN

1.5.1.Khái niệm về chi phí sản xuất và cách phân loại CPSX

1.5.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất

1.5.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

1.5.2 Một số lý thuyết về kế toán CPSX trong DNSXCN

1.5.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

1.5.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong DNSXCN

1.5.3 Kế toán CPSX trong DNSXCN theo quy định trong chế độ kế toán

(Quyết định số 15/2006/QD- BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng BTC ) 1.5.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng, tài khoản vận dụng

1.5.3.2 Kế toán chi phí sản xuất

1.5.3.3 Sổ kế toán

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC THẢO DƯỢC

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN ĐÔNG

2.1 Phương pháp nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

2.1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến

kế toán chi phí sản xuất trong DNSXCN

2.2.1 Tình hình trong nước về sản xuất thuốc ở các doanh nghiệp

2.2.2 Đánh giá tổng quan về công tác kế toán trong công ty

Trang 2

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất

2.3.Thực trạng quy trình kế toán chi phí sản xuất sản phẩm thuốc thảo dược

tại Công ty Cổ phần Dược phẩm An Đông

2.3.1 Công tác quản lý chi phí sản xuất sản phẩm thuốc thảo dược tại Công ty

3.1 Các kết luận về thực trạng trong công tác kế toán CPSX tại Công ty

3.1.1.1 Những thành công đã đạt được trong công tác kế toán CPSX tại công ty 3.1.1.2 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất tại công ty

3.2 Những đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty

Cổ phần Dược phẩm An Đông

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

TRONG DOANH NGHIỆP

1 1 Tính cấp thiết nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.

Hiện nay các doanh nghiệp được nhà nước giao quyền tự chủ sản xuất kinhdoanh, hạch toán kinh tế độc lập tức là lấy thu bù chi, có lợi nhuận để tăng tích luỹ, mởrộng sản xuất Để thực hiện được điều đó doanh nghiệp phải thực hiện tổng hoà nhiềubiện pháp quản lý với mọi hoạt động sản xuất sản phẩm, giảm giá thành sản phẩmxuống mức thấp nhất Một trong các công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đó là hạchtoán kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất nói riêng

Việc tính đúng tính đủ và chính xác chi phí sản xuất là hết sức cần thiết để từ đódoanh nghiệp có thể xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đề ra nhữngbiện pháp kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tạo điềukiện cho sản phẩm sản xuất ra có được tính cạnh tranh cao Muốn làm được điều đó thìtrong quá trình hạch toán cần phải quản lý chặt chẽ, hạch toán chính xác và đầy đủ chiphí bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị Có như vậy mớiđảm bảo bù đắp được chi phí về lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình hoạtđộng và đem lại lợi nhuận cho đơn vị

Vấn đề này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hạch toán chi phí sản xuất,giúp cho bộ máy quản lý của đơn vị thường xuyên nắm được tình hình thực hiện cácđịnh mức hao phí về lao động sống, nguyên liệu và các chi phí khác của đơn vị, nắmđược tình hình lãng phí và tổn thất trong quá trình sản xuất…trên cơ sở đó đánh giáđược hiệu qủa kinh tế, không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm

1 2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, vấn đề đặt ra với công ty là: Công tác kếtoán chí sản xuất của công ty đã tuân theo đúng chuẩn mực, chế độ, các văn bản hướngdẫn các chuẩn mực kế toán chi phí hiện hành chưa? Bộ máy kế toán CPSX đã được tổchức thích hợp chưa? Vậy làm thế nào để công tác hạch toán CPSX chính xác nhất?Làm thế nào để có một bộ máy kế toán CPSX hiệu quả? Làm thế nào để tiết kiệm chiphí mà chất lượng sản phẩm không đổi? Việc kế toán CPSX bắt đầu từ khâu nào?

Một trong những biện pháp hữu hiệu để quản lý chi phí và nâng cao chất lượngsản phẩm đó là kế toán CPSX Kế toán CPSX luôn được xác định là khâu quan trọng

Trang 4

và trọng tâm của toàn bộ công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất Vì vậy em

đã chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm thuốc thảo dược tại Công ty Cổ phần Dược phẩm An Đông” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Em nghiên cứu đề tài này với mục đích góp phần hoàn thiện lý luận kế toán chiphí sản xuất Đồng thời là cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuấtsản phẩm thuốc thảo dược tại Công ty Cổ phần Dược phẩm An Đông Trên cơ sở đóphát hiện những ưu, nhược điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất tại Công ty, từ

đó đề xuất một số giải pháp khắc phục các hạn chế nhằm góp phần hoàn thiện kế toánchi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm An Đông

1.4 Phạm vi nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.

Chuyên đề nghiên cứu về kế toán CPSX sản phẩm thuốc thảo dược, hạch toánhàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ tại Công ty Cổ phần Dược phẩm An Đông Chuyên đề là kết quả khảosát thực tế tại Công ty trong thời gian từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/3/2011 Số liệutrong chuyên đề được lấy từ quý I của năm 2011

1.5 Lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất trong DNSXCN.

1.5.1 Khái niệm về chi phí sản xuất và cách phân loại CPSX

1.5.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất

Quá trình sản xuất sản phẩm ở các DNSXCN chính là quá trình doanh nghiệp phải

bỏ ra chi phí cho sản xuất Đó là các chi phí về đối tượng lao động, tư liệu lao động vàlao động Để xác định và tổng hợp được các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trongtừng thời kỳ hoạt động thì mọi chi phí chi ra đều phải biểu hiện bằng thước đo tiền tệ

Như vậy: “Chi phí sản xuất (CPSX) là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra

để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định”.

Nói cách khác chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo ra sảnphẩm và cung cấp dịch vụ trong một thời kỳ nhất định bao gồm: chi phí nguyên vật liệutrực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

1.5.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Trang 5

mục đích , công dụng và yêu cầu quản lý khác nhau Để hạch toán đúng đắn chi phí sảnxuất và đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý, kiểm tra chi phí cũng như phục

vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh thì việc phân loại CPSX là hết sức cần thiết.Sau đây là một vài tiêu thức phân loại chủ yếu:

a) Căn cứ theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí

Theo tiêu thức phân loại này, CPSX bao gồm các yếu tố sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên liệu, vậtliệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế dùng cho sản xuất

- Chi phí tiền lương: gồm toàn bộ số tiền công phải trả cho công nhân sản xuất,tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số trích khấu hao của những tài sản

cố định dùng cho sản xuất của doanh nghiệp

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ chohoạt động sản xuất của doanh nghiệp như tiền điên, nước…

- Chi phí bằng tiền khác: là toàn bộ các chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuấtngoài 4 yếu tố chi phí trên

b) Căn cứ theo mục đích công dụng của chi phí

Theo tiêu thức phân loại này chi phí sản xuất gồm các yếu tố sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ các chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệuphụ, vật liệu khác…được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm

- Chi phí nhân công trực tiếp: là các chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuấtsản phẩm như tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản bảo hiểm xã hội, kinh phí côngđoàn, bảo hiểm y tế trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp

- Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất ngoại trừ chi phí nguyênvật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấuhao tài sản cố định dùng cho sản xuất…

c)Căn cứ theo mối quan hệ với khối lượng chi phí sản xuất ra

Theo tiêu thức này chi phí sản xuất gồm 3 loại như sau:

- Chi phí khả biến ( biến phí ) : là những chi phí có sự thay đổi về lượng tươngquan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Tuy nhiên,nếu tính biến phí cho một đơn vị sản phẩm thì đây là khoản chi phí ổn định, không thay

Trang 6

đổi Thuộc loại chi phí này có: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp.

- Chi phí bất biến (định phí): là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độhoạt động thay đổi, nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động thì chi phí này lại thayđổi Chi phí bất biến trong các doanh nghiệp gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định,lương nhân viên quản lý…

- Chi phí hỗn hợp: là các chi phí mà bản thân nó gồm các yếu tố của định phí vàbiến phí Ở mức độ hoạt động nhất định chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của địnhphí, nếu quá mức độ đó nó thể hiện đặc điểm của biến phí Thuộc loại chi phí hỗn hợp

có chi phí điện thoại, fax…

d) Căn cứ theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng chịu chi phí

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành:

- Chi phí trực tiếp: là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loạisản phẩm, một công việc nhất định Với những chi phí này kế toán có thể căn cứ số liệuchứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí

- Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất ranhiều loại sản phẩm công việc Đối với những chi phí này kế toán phải tập hợp lại cuối

kỳ tiến hành phân bổ cho các đối tượng liên quan theo những tiêu chuẩn nhất định

e) Theo nội dung cấu thành của chi phí

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành:

- Chi phí đơn nhất: là những chi phí chỉ do một yếu tố duy nhất cấu thành Ví dụ:nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất, tiền lương công nhân sản xuất

- Chi phí tổng hợp: là những chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùngmột công dụng Ví dụ: chi phí sản xuất chung

1.5.2 Một số lý thuyết về kế toán CPSX trong DNSXCN

Mục đích cơ bản của bất kỳ DNSX nào đều là trực tiếp sản xuất ra của cải vất chấtnhằm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội Để tiến hành sản xuất bình thường, DN phải

bỏ ra các chi phí về các đối tượng lao động và sức lao động.Chi phí sản xuất có ý nghĩaquan trọng gắn liền với việc sử dụng vật tư, tài sản,lao động Vì vậy CPSX thực chất làviệc sử dụng hợp lý, tiết kiệm các tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn của DN trong hoạt

Trang 7

1.5.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

CPSX trong các doanh nghiệp sản xuất gồm nhiều loại với nội dung kinh tế,công dụng, địa điểm phát sinh khác nhau Do đó để hạch toán đúng đắn CPSX cần xácđịnh những phạm vi, giới hạn mà CPSX cần tập hợp - đối tượng tập hợp CPSX

Xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên, cần thiết cho công tác kếtoán tập hợp CPSX doanh nghiệp chỉ có thể tổ chức tốt công tác kế toán CPSX nếuxác định đối tượng tập hợp CPSX phù hợp với đặc điểm sản xuất, yêu cầu quản lýCPSX của doanh nghiệp

Để xác định đúng đắn đối tượng tập hợp CPSX cần căn cứ vào đặc điểm tổ chứcsản xuất của doanh nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm địa điểm phát sinhchi phí, mục đích, công dụng của chi phí, yêu cầu và trình độ quản lý của kinh doanh

Từ những căn cứ trên, đối tượng tập hợp CPSX có thể là: từng phân xưởng, bộphận, tổ đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp, từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn quytrình công nghệ, từng sản phẩm, đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm hoặc bộ phận, chitiết sản phẩm

1.5.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong DNSXCN

Trong quá trình sản xuất sản phẩm ở các doanh nghiệp thường phát sinh nhiềuloại CPSX khác nhau Những chi phí này có thể liên quan đến một hay nhiều đối tượngtập hợp chi phí Để tập hợp CPSX chính xác chúng ta có thể sử dụng một trong haiphương pháp sau:

- Phương pháp trực tiếp: là phương pháp tập hợp chi phí khi CPSX phát sinhliên quan trực tiếp đến đối tượng nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó Phươngpháp này đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu theo từng đối tượng liên quan vàghi trực tiếp vào sổ kế toán theo đúng đối tượng Phương pháp ghi trực tiếp đảm bảoviệc hạch toán CPSX chính xác

- Phương pháp phân bổ gián tiếp: là phương pháp tập hợp khi CPSX phát sinh

có liên quan với nhiều đối tượng tập hợp CPSX mà không thể tập hợp trực tiếp chotừng đối tượng được Theo phương pháp này doanh nghiệp phải tổ chức ghi chép banđầu cho các CPSX theo địa điểm phát sinh để kế toán tập hợp chi phí Sau đó phải chọntiêu chuẩn phân bổ để tính toán, phân bổ CPSX đã tập hợp cho các đối tượng có liênquan một cách hợp lý nhất và đơn giản thủ tục tính toán phân bổ

Trang 8

Quá trình phân bổ gồm 2 bước:

+ Bước 1: Xác định hệ số phân bổ ( H )

1

n i i

C H

T

=

=

∑Trong đó: C: Tổng số chi phí cần phân bổ

Ti: Tiêu thức phân bổ của đối tượng i

+ Bước 2: Tính số chi phí phân bổ cho đối tượng (i) :

Ci = Ti x H

1.5.3 Kế toán Chi phí sản xuất trong DNSXCN theo quy định trong chế độ kế

toán (Quyết định số 15/2006/QD- BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng BTC )

1.5.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng, tài khoản vận dụng.

a) Chứng từ sử dụng:

+ Phiếu XK, phiếu NK

+ Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có

+ Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng do bên bán lập

+ Bảng phân bổ NLVL, CCDC

+ Biên bản kiểm nghiệm NLVL, CCDC

+ Hợp đồng lao động

+ Bảng chấm công

+ Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

+ Bảng thanh toán tiền lương

+ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ

+ Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

+ Biên bản bàn giao số lượng sản phẩm hoàn thành

b) Vận dụng tài khoản kế toán.

Việc hạch toán chi phí trong DNSXCN sử dụng các tài khoản sau:

- TK 621 – CPNVLTT, TK 622 – CPNCTT, TK 627 - CPSXC

- TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”

Trang 9

Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK111, TK112, TK152, TK153,TK334, TK214,…….

1.5.3.2 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất.

a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí NVL trực tiếp là những khoản chi phí cấu thành nên thực thể chính của sảnphẩm và thường có mối quan hệ tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm sản xuất ra

Khi tính toán CPNVLTT cần phân bổ phần nguyên vật liệu chưa sử dụng hết,phần phế liệu thu hồi (nếu còn), phần chi phí thực tế sẽ là:

Chi phí NVL trực

tiếp trong kỳ =

Trị giá NVL đưavào sử dụngtrong kỳ

kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất…

Các chứng từ cụ thể như: phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT, bảng phân bổ nguyên vậtliệu – công cụ, dụng cụ…

* Tài khoản sử dụng:

Để hạch toán chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyênliệu, vật liệu trực tiếp” TK này sử dụng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sửdụng trực tiếp cho sản xuất

Kết cấu tài khoản 621

Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo

sản phẩm trong kỳ

Bên Có: - Trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.

- Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu thực sử dụng cho sản xuất,kinh doanh trong kỳ vào các tài khoản có liên quan trong kỳ để tính giá thành sảnphẩm

Trang 10

- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK632.

Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.

* Trình tự hạch toán:

Trường hợp DN hạch toán HTK theo phương pháp KKTX:

+ Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho sản xuất, căn cứ phiếu xuất kho

kế toán ghi trị giá NL, VL xuất kho đồng thời vào bên Nợ TK 621 – Chi phí NVL trựctiếp và bên Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

+ Khi mua nguyên liệu, vật liệu đưa thẳng vào bộ phận sản xuất:

- Trường hợp DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, NVL sử dụng chohoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, căn cứ hoá đơnGTGT, kế toán ghi trị giá NL, VL vào bên Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp, thuếGTGT được khấu trừ phản ánh vào bên Nợ TK 133 đồng thời ghi tổng giá thanh toánvào bên Có TK 111, 112, 331…

- Trường hợp DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc NVL sử dụngcho hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT căn cứ hoáđơn bán hàng, kế toán ghi trị giá NL, VL đồng thời vào bên Nợ TK 621 và bên Có TK

111, 112, 331…

+ Cuối kỳ, nếu có NVL sử dụng không hết nhập lại kho hoặc có phế liệu thu hồi,

kế toán ghi trị giá NVL vào bên Nợ TK 152 hoặc trị giá phế liệu thu hồi vào bên Nợ

TK 111 đồng thời ghi vào bên Có TK 621

+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVLTT lãng phí, vượt định mức vào bên Nợ TK 632– Giá vốn hàng bán

+ Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NVL trực tiếp thực tế dùng vào sản xuất cho từngđối tượng sử dụng vào bên Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Trường hợp doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

- Cuối kỳ, căn cứ biên bản kiểm kê vật tư, kế toán xác định trị giá NVL xuất dùngtrong kỳ để ghi vào bên Nợ TK 621 và bên Có TK 611 – Mua hàng

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NVL trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng vào bên

Nợ TK 631 – Giá thành sản phẩm sản xuất

Trang 11

- Cuối kỳ, kết chuyển phần chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường vàobên Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.

b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

CPNCTT là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sảnxuất sản phẩm như tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền trích BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ theo tỷ lệ quy định là 30,5% trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.CPNCTT thường được tính cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan

Trường hợp CPNCTT có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toántrực tiếp được thì tập hợp chung, sau đó phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theocác tiêu chuẩn như: chi phí tiền công định mức, giờ công định mức…

Kết cấu TK 622:

Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất.

Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản liên quan để

+ Khi trích BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN của công nhân sản xuất, căn cứ vào bảngphân bổ tiền lương và BHXH, kế toán ghi vào bên Nợ TK 622 và bên Có TK 338- phảitrả, phải nộp khác (3383, 3384, 3382, 3389)

Trang 12

+ Khi trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho công nhân sảnxuất, kế toán ghi tổng số tiền vào bên Nợ TK 622 đồng thời ghi vào bên Có TK 335 –Chi phí phải trả.

+ Khi tính lương nghỉ phép thực tế phải trả công nhân sản xuất, kế toán ghi số tiềnvào bên Nợ TK 335 – Chi phí phải trả đồng thời ghi vào bên Có TK 334 – Phải trảcông nhân viên

+ Cuối kỳ, kết chuyển phần chi phí NCTT phần lãng phí, vượt trên mức bình thườngvào bên Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

+ Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NCTT vào TK có liên quan theo đối tượng tập hợpchi phí:

Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX trong hạch toán HTKthì kế toán kết chuyển chi phí NCTT vào bên Nợ TK 154 – Chi phí SXKDDD

Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKĐK trong hạch toán HTKthì kế toán kết chuyển chi phí NCTT vào bên Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

c) Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuấttrong phạm vi các phân xưởng, tổ đội sản xuất như chi phí về tiền công phải trả nhânviên quản lý phân xưởng, chi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý phânxưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, máy móc thiết bị nhà xưởng của phân xưởng, chi phítiền điện, nước, điện thoại, thuê ngoài sửa chữa, các dịch vụ mua ngoài khác và cáckhoản chi bằng tiền khác dùng cho phân xưởng

* Chứng từ sử dụng:

Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng bảng phân bổ tiền lương, BHXH, bảngphân bổ công cụ, dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, phiếu xuất kho với các hoáđơn GTGT, hoá đơn bán hàng, các chứng từ thanh toán, phiếu chi, báo nợ… để tập hợpchi phí theo đối tượng đã xác định

* Tài khoản sử dụng:

Kế toán chi phí sản xuất chung được thực hiện trên tài khoản 627 “Chi phí sản xuấtchung” Tài khoản 627 được dùng để phản ánh những chi phí phục vụ sản xuất, kinhdoanh phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm

Trang 13

Kết cấu tài khoản 627:

Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.

Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản liên quan để tính giá thành sảnphẩm

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành sản phẩm

do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường

TK 627 không có số dư cuối kỳ.

* TK 627 được mở 6 tài khoản cấp 2 để theo dõi, phản ánh riêng từng nội dungchi phí

TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh các chi phí lương và cáckhoản bảo hiểm của nhân viên phân xưởng

TK 6272 – Chi phí vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng chung cho phânxưởng

TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ sảnxuất xuất dùng cho phân xưởng

TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ thuộc bộphận sản xuất

TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoàiphục vụ cho hoạt động phân xưởng, bộ phận sản xuất

TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chiphí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất

Tuy nhiên TK 627 có thể mở thêm một số tài khoản cấp 2 để phản ánh một số nộidung (yếu tố) chi phí của hoạt động phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất theo yêu cầuquản lý của từng ngành kinh doanh, từng doanh nghiệp

* Trình tự hạch toán:

+ Khi trích tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả nhân viên phânxưởng, kế toán ghi số tiền vào bên Nợ TK 627 – Chi phí SXC (TK 6271) đồng thời ghivào bên Có TK 334 – Phải trả công nhân viên

Trang 14

+ Tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên phân xưởng, kế toánghi số tiền trích vào bên Nợ TK 627 – CPSXC (6271) đồng thời ghi vào bên Có TK

338 – Phải trả, phải nộp khác (TK 3383, 3384, 3382, 3389)

+ Khi xuất NVL dùng chung cho phân xưởng, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toánghi trị giá nguyên liệu vào bên Nợ TK 627 – CPSXC (TK 6272) và bên Có TK 152 –Nguyên liệu, vật liệu

+ Khi xuất công cụ, dụng cụ dùng cho hoạt động ở phân xưởng thì tuỳ vào giá trịcủa CCDC xuất dung mà kế toán có cách ghi chép khác nhau:

Trường hợp CCDC có giá trị nhỏ, kế toán ghi trị giá CCDC vào bên Nợ TK 627( TK 6273) và bên Có TK 1531 – CCDC

Trường hợp CCDC xuất dùng một lần có giá trị lớn, phải phân bổ dần khi xuấtdùng,căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi giá trị CCDC vào bên Nợ TK 142 – Chiphí trả trước ngắn hạn (TK 1421) hoặc Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn đồngthời ghi vào bên Có TK 153 – CCDC Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phíSXC, kế toán ghi trị giá CCDC đã phân bổ vào bên Nợ TK 627 (TK 6273) và bên Có

TK 1421 hoặc TK 242

+ Khi trích khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất, nhà cửa do phân xưởng sảnxuất quản lý và sử dụng, căn cứ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán ghi Nợ

TK 627 (TK 6274) đồng thời ghi Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

+ Đối với chi phí điện, nước, thuê nhà xưởng thuộc phân xưởng sản xuất, tuỳphương pháp tính thuế GTGT của doanh nghiệp mà kế toán có cách ghi chép khácnhau:

Trường hợp doanh nghiệp tính thuế theo GTGT theo phương pháp khấu trừ, căn

cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi số tiền điện, nước, thuê nhà xưởng vào bên Nợ TK

627 (TK 6277), thuế được phản ánh vào TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (TK1331) đồng thời ghi tổng giá thanh toán vào bên Có TK 331, 111, 112

Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì kếtoán ghi số tiền phải trả vào bên Nợ TK 627 (TK 6277) và bên Có TK 331, 111, 112

+ Khi phát sinh chi phí bằng tiền dùng cho sản xuất, kế toán ghi số tiền vào bên

Nợ TK 627 (TK 6278) đồng thời ghi vào bên Có TK 111, 112

Trang 15

+ Trích trước vào chi phí hoạt động SXKD số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ sẽphát sinh, kế toán ghi Nợ TK 627 – CPSXC đồng thời ghi Có TK 335 – Chi phí phảitrả.

+ Trích trước vào chi phí hoạt động SXKD chi phí ngừng sản xuất theo kếhoạch, kế toán ghi Nợ TK 627 – CPSXC số chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch vàghi Có TK 335 – Chi phí phải trả

+ Khi kết chuyển giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kế toán ghi

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả và ghi Có TK 2413 – Sữa chữa lớn TSCĐ

+ Chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất, kế toán ghi Nợ TK

335 – Chi phí phải trả đồng thời ghi Có TK 111, 112, 152, 331, 334,

+ Cuối niên độ kế toán nếu chi phí phải trả lớn hơn chi phí thực tế phát sinh kếtoán ghi số tiền chênh lệch vào bên Nợ TK 335 – Chi phí phải trả và bên Có TK 711 –Thu nhập khác

+ Nếu phát sinh các khoản ghi giảm chi phí SXC, kế toán hạch toán các khoảnnày vào bên Có TK 627

+ Cuối kỳ, tính phân bổ chi phí SXC biến đổi và chi phí SXC cố định theo mứccông suất bình thường vào giá thành sản phẩm:

Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX thì kế toán sẽ ghi vào bên Nợ

TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKĐK thì kế toán sẽ ghi vào bên Nợ

TK 631 – Giá thành sản xuất

Đối với khoản chi phí sản xuất chung cố định hoạt động dưới dạng công suấtbình thường không tính vào giá thành sản phẩm mà ghi nhận vào giá vốn hàng bán thì

kế toán ghi vào bên Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

d) Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Trên cơ sở các chi phí đã hạch toán theo từng khoản mục, kế toán phải tổng hợpCPSX làm cơ sở tính giá thành sản phẩm

Trường hợp doanh nghiệp hạch toán HTK theo phương pháp KKTX:

* Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở

dang để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ ở

Trang 16

những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàngtồn kho.

Kết cấu của TK 154:

Bên Nợ: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản

xuất chung kết chuyển cuối kỳ

Bên Có: Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sữa chữa được, giá thành

thực tế sản phẩm đã chế tạo xong chuyển đi bán hoặc nhập kho

Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.

TK 154 được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan khác như TK 155 Thành phẩm, TK 632 - Giá vốn hàng bán

- Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, kế toán ghi vàobên Nợ TK 155 – Thành phẩm và Có TK 154

- Trong trường hợp sản phẩm sản xuất xong bán thẳng, kế toán ghi vào bên Nợ

TK 632 – Giá vốn hàng bán và ghi vào bên Có TK 154- Chi phí SXKDDD

Trường hợp doanh nghiệp hạch toán HTK theo phương pháp KKĐK:

* Tài khoản sử dụng:

Kế toán sử dụng TK 631 – Giá thành sản xuất để phản ánh tổng hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm ở các đơn vị sản xuất hạch toán hàng tồn kho theophương pháp kiểm kê định kỳ

Kết cấu TK 631:

Bên Nợ: - Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang đầu kỳ.

- Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ

Trang 17

Bên Có: - Giá thành sản phẩm nhập kho, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK

632 – Giá vốn hàng bán

- Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang cuối kỳ kết chuyển vàoTK154 – CP SXKDDD

TK 631 không có số dư cuối kỳ.

Ngoài ra kế toán sử dụng TK 154 chi phi sản xuất kinh doanh dở dang để phánánh giá trị thực tế của sản phẩm, lao vụ dở dang cuối kỳ

Kết cấu TK 154:

Bên nợ: Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.

Bên Có: Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ.

Số dư bên nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ.

*Trình tự hạch toán:

- Đầu kỳ kế toán kết chuyển chi phí thực tế của sản xuất, kinh doanh dở dang,

kế toán ghi vào bên Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất và ghi vào bên Có TK 154 – Chiphí sản xuất kinh doanh dở dang

- Cuối kỳ, kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC phát sinh trong kỳ kế toánghi vào bên Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất và ghi vào bên Có TK 621, 622, 627

- Căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế kế toán xác định chi phí sản xuất dở dangghi vào bên Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và bên Có TK 631 –Giá thành sản xuất

- Tính giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành, kế toán ghi vào bên Nợ TK

632 – Giá vốn hàng bán và ghi vào bên Có TK 631 – Giá thành sản xuất

1.5.3.3 Sổ kế toán

Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung”

- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra được dùng làmcăn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứvào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toánphù hợp Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật kýchung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

- Trường hợp đơn vị mở cửa các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày , căn cứ vàocác chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký

Trang 18

đặc biệt liên quan Định kỳ (3,5,10…) ngày hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụphát sinh tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phùhợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thờivào nhiều Sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)

- Cuối tháng, cuối qúy, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái lập Bảng Cân đốiphát sinh Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảngtổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo Cáo TàiChính

- Về nguyên tắc, tổng phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên Bảng Cân đối Sốphát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh có trên Sổ Nhật kýchung (hoặc Sổ nhật ký chung và các Sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùnglặp trên các Sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ

( Trình tự ghi sổ : Sơ đồ 1.1 )

Trang 19

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC THẢO DƯỢC TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN ĐÔNG.

2.1 Phương pháp nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất.

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.

a) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

* Phiếu điều tra trắc nghiệm: Là một mẫu phiếu điều tra tự thiết kế bao gồm các câu

hỏi trắc nghiệm được thiết kế gửi cho người được phỏng vấn tại Công ty Cổ phần Dượcphẩm An Đông trả lời Phiếu có nội dung nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty,

cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất nói riêng củaCông ty

Mẫu phiếu điều tra và nội dung phiếu điều tra chuyên sâu sẽ được trình bày ở phần

Các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp được trình bày ở (Biểu số 2.2 )

b) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Để tiến hành đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và đề ra một số giải pháphoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm thuốc thảo dược tại Công ty CpDược phẩm An Đông em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu Tài liệu bao gồmtài liệu bên trong và tài liệu bên ngoài Tài liệu bên ngoài gồm các chuẩn mực, thông tư,các tạp chí, bài báo của các nhà nghiên cứu, các luận văn tốt nghiệp,…Tài liệu bên trongđược sử dụng trong luận văn là các báo cáo tài chính, các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết vềchi phí, các hóa đơn chứng từ của công ty Qua những số liệu, tài liệu thu thập được đó sẽ

Trang 20

phản ánh đúng đắn về thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm thuốc thảodược tại Công ty Qua đó chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại cũng như nguyênnhân tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác tập hợp CPSX của công ty.

2.1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu.

a) Phương pháp so sánh:

Là phương pháp phân tích được thực hiện thông qua việc đối chiếu giữa các sự vật,hiện tượng với nhau để thấy được những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng Trongquá trình nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất nội dung của phương pháp này được cụ thểhóa thông qua việc so sánh, đối chiếu giữa lý luận với thực tế về công tác chi phí sản xuấttrong doanh nghiệp, đối chiếu công tác chi phí sản xuất giữa các doanh nghiệp sản xuất đểthấy được những điểm mạnh, lợi thế mà các doanh nghiệp đã đạt được, đối chiếu số liệugiữa chứng từ gốc và bảng phân bổ với các sổ kế toán liên quan, đối chiếu số liệu cuối kỳgiữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để có kết quả chính xác khi lên các báo cáo tài chính

b Phương pháp tổng hợp dữ liệu.

Là phương pháp này được sử dụng để tổng hợp kết quả của các phiếu điều tra phỏngvấn theo từng nội dung cụ thể trong phiếu điều tra, tổng hợp các dữ liệu thu thập được,từ

đó đưa ra những kết luận, đánh giá cụ thể phục vụ cho công tác CPSX tại công ty

2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất trong DNSXCN.

2.2.1 Tình hình trong nước về sản xuất thuốc ở các doanh nghiệp.

Với 101 nhà máy đạt chuẩn “Thực hành sản xuất tốt” (GMP) theo tiêu chuẩn của

Tổ chức y tế thế giới (WHO), ngành công nghiệp dược Việt Nam đang có những bước tiếnquan trọng khẳng định được vị thế và chất lượng của mình Việc sản xuất thuốc trongnước về cơ bản đã có thể đáp ứng được nguồn thuốc cho điều trị các bệnh thông thường vàmột phần thuốc chuyên khoa đặc trị

Giá cả hợp lý chất lượng tốt nhưng thuốc sản xuất trong nước vẫn chưa thể đóngvai trò chủ đạo trên thị trường Việt Trái lại, mặt hàng thuốc nội đang bị “lép vế” trước sự

“áp đảo” của thuốc ngoại dù chất lượng như nhau Thực tế này là một nghịch lý đang hiện

Trang 21

hữu khiến người bệnh phải “oằn mình” vì chi phí cho tiền thuốc điều trị quá cao.Theo đó,chỉ chấp nhận nhập khẩu những danh mục thuốc trong nước chưa thể sản xuất được hoặcloại thuốc đã chứng minh có thế mạnh hơn thuốc Việt về chất lượng và giá cả Bên cạnh

đó, cần hỗ trợ về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu thuốc.Đấuthầu thuốc bảo hiểm y tế chỉ dành cho đối tượng thuốc sản xuất trong nước vì dễ dàngkiểm soát được chất lượng và các thông số cũng như bớt tầng nấc trung gian, tiết kiệm chiphí đặc biệt có thể đặt hàng sản xuất thuốc riêng cho bệnh viện Nếu thuốc ngoại muốntham gia thì có thể lựa chọn các hình thức đầu tư trực tiếp, liên doanh, gia công…

Trên thực tế, tại các dự án đấu thầu thuốc năm 2011 Sở Y tế TPHCM đã yêu cầucác bệnh viện trên địa bàn ưu tiên cho danh mục thuốc Việt Bộ Y tế cũng có văn bản chỉđạo cho phép các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước nhà thuốc đạt chuẩn GPP (kể cảdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) được trực tiếp kinh doanh phân phối, đấu thầusản phẩm không cần qua trung gian

Như vậy các sản phẩm y, dược là một trong những nhu cầu thiết yếu trong đời sốngcủa con người Nó không chỉ đáp ứng được nhu cầu của xã hội mà còn tạo lập được nguồnthu lớn cho ngân sách Các sản phẩm y, dược của chúng ta hiện nay không chỉ bó hẹptrong phạm vi đất nước mà còn đang ngày càng mở rộng ra các thị trường quốc tế Vì thếngành y, dược đang ngày càng chiếm giữ những vị trí quan trọng trong nền kình tế quốcdân

2.2.2 Đánh giá tổng quan về công tác kế toán trong công ty.

- Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung bao gồm các sổ kếtoán: Sổ cái TK 621, TK 622, TK 627, TK 154, số liệu chi tiết về CPSX có thể được phản ánh trêncác sổ chi tiết các tài khoản có liên quan, Sổ nhật ký chung

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Xuất phát từ tình hình thực tế về quản lý của công ty

và đặc điểm SXKD của ngành sản xuất công nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyêncần được phản ánh kịp thời, liên tục nhăm phục vụ cho công tác quản lý Vì vậy Công ty Cổ phầnDược phẩm An Đông đã áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho

- Niên độ kế toán của công ty : Năm tài chính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12/N (dương lịch)

Trang 22

- Đơn vị tiền hạch toán: Công ty sử dụng đồng Việt nam trong ghi chép kế toán và lập báocáo tài chính.

- Phương pháp tính giá NVL xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao theo đường thẳng

- Phương pháp tính thuế GTGT : Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng: Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

- Công ty sử dụng phần mềm kế toán MISA

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.

a) Nhân tố vi mô:

+ Năng lực tài chính và phương pháp quản lý:

- Cơ cấu vốn của doanh nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếpđến quá trình nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Cơ cấu vốn bất hợp lí sẽlàm cho vốn không phát huy được tác dụng thậm chí còn gây ra hao hụt mất mát vốn

- Việc phát huy vai trò quản lý tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếtkiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm cũng như tăng mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp.Nếu tổ chức huy động đủ vốn, đảm bảo kịp thời với chi phí sử dụng vốn thấp nhất sẽ tạođiều kiện cho doanh nghiệp có được các cơ hội kinh doanh hiệu quả Song song với đó nếubiết phân phối, sử dụng hợp lý, tăng cường kiểm tra, giám sát sử dụng vốn sẽ giúp cho

kinh doanh tiết kiệm và đạt được hiệu quả

+ Trình độ cán bộ nhân viên trong công ty.

- Đây cũng là yếu tố tạo nên sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nếu trình độ cán

bộ công nhân viên cao, đồng đều thì việc phối hợp công việc sẽ nhịp nhàng hơn, nhanhchóng hơn đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất Hàngnăm công ty luôn tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức và tay nghề cho nhânviên,tạo nhiều cơ hộ cho nhân viên thăng tiến và có môi trường làm việc tốt, cho họ yêntâm lao động góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

Trang 23

Số lượng nhân viên kế toán của doanh nghiệp nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu côngviệc.Tuy nhiên chỉ một số ít nhân viên kế toán của Công ty có tay nghề vững còn lại trình

độ vẫn còn rất non trẻ Mặt khác, việc tiếp cận với các chính sách kế toán mới ban hànhcủa nhân viên trong công ty còn chậm, số lượng nhân viên kế toán ít trong khi công việcnhiều từ đó ảnh hưởng đến việc đảm bảo công tác kế toán được hạch toán kịp thời, chínhxác

+ Hệ thống tổ chức quản lý:

- Nhân tố con người luôn đóng vai trò quan trọng nhất và trước hết là bộ máy quản

lý Để đưa doanh nghiệp phát triển đúng hướng, đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất bộ máyquản lý phải là người có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, sáng tạo sẽ giúp chodoanh nghiệp xác định được phương án sản xuất tối ưu làm cho lượng chi phí bỏ ra thấpnhất nhưng đạt được lợi ích cao nhất

- Việc quản lý và sử dụng lao động phải nhất quán, hợp lý giữa các khâu phải ănkhớp với nhau để tránh sự lãng phí lao động cũng như các chi phí khác Nếu doanh nghiệpbiết phân công, bố trí lao động đúng ngành, đúng trình độ chuyên môn, năng lực sẽ làmtăng năng suất lao động giúp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm

b) Nhân tố vĩ mô:

- Các thông tư, nghị định, chế độ, chuẩn mực kế toán, chính sách kinh tế do nhànước ban hành, sự phát triển của các doanh nghiệp cùng ngành, sự phát triển kinh tế củathế giới… được coi là các yếu tố đặc biệt quan trọng vì nó tác động đến ngành, từ đó tạo ranhững biến đổi mang tính khách quan mà chỉ có doanh nghiệp nào nhạy bén thì mới có thểkịp thời tồn tại và phát triển bền vững Những yếu tố này hội tụ các khía cạnh như sự bình

ổn – mức độ ổn định của các thể chế luật pháp tạo điều kiện cho các hoat động kinh doanhtrên lãnh thổ, chính sách thuế - các sắc luật thuế ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuậncủa Công ty

- Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật cạnhtranh… nhằm tạo cơ hội tốt để định hướng cho mỗi doanh nghiệp trong cách ứng xử khikinh doanh và vấn đề điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng… tác động trực tiếp đến

Trang 24

mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp Các lợi ích trong yếu tố ngắn hạn cả những hiệuquả trong tương lai đều được nghiên cứu từ những khía cạnh trên.

2.3 Thực trạng quy trình kế toán chi phí sản xuất sản phẩm thuốc thảo dược tại Công ty Cổ phần Dược phẩm An Đông.

2.3.1 Công tác quản lý chi phí sản xuất sản phẩm thuốc thảo dược tại Công ty Cổ phần Dược phẩm An Đông.

Để quản lý CPSX sản phẩm thuốc Thảo dược Công ty Cổ phần Dược phẩm AnĐông áp dụng phương thức quản lý chi phí theo định mức Cụ thể là dựa vào tỷ lệ pha trộnCông ty đã đưa ra định mức chi phí nguyên liệu cho một đơn vị sản phẩm

Căn cứ vào định mức sử dụng và lệnh sản xuất, thủ kho tiến hành xuất kho nguyên liệuđáp ứng yêu cầu sản xuất một số lượng thuốc nhất định Với việc quản lý chi phí sản xuấtthuốc thảo dược theo định mức kinh tế kỹ thuật làm căn cứ dự đoán chi phí

2.3.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần Dược phẩm An Đông.

Hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Dược phẩm An Đông được tổ chức thànhnhiều xí nghiệp, phân xưởng và chi nhánh đại diện xa trung tâm Việc tổ chức thành nhiềuđơn vị như vậy nhằm mục đích chuyên môn hóa sản xuất và chuyên sâu quản lý theochuyên ngành Công ty sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, ở nhiều đơn vị khácnhau nhưng công tác kế toán lại tập trung tất cả ở phòng kế toán tài vụ Công ty Do đóCông ty đã theo dõi hạch toán đến từng phân xưởng và từng sản phẩm riêng biệt

Xuất phát từ quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của ngành sản xuất Thuốcthảo dược và yêu cầu của công tác quản lý, Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phísản xuất là từng sản phẩm thuốc

2.3.3 Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần Dược phẩm An Đông.

Để quản lý tốt CPSX và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, Công ty

đã tiến hành phân loại chi phí sản xuất thành các khoản mục sau:

a) Chi phí NVL trực tiếp:

+ Bao gồm chi phí về NVL chính xuất dùng trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm thuốc

Trang 25

Ví dụ: NVLTT cho sản phẩm An Thảo là:

- NVL chính dùng cho sản xuất thuốc thảo dược An Thảo là: Hoàng liên, sinh địa,

thăng ma, đương quy, đan bì

+ Chi phí phụ liệu: Bao gồm nhiều loại khác nhau như nước cất, tá dược, lọ,bao bìđóng gói các loại… Về cơ bản, chúng đi kèm với các nguyên vật liệu chính để phục vụ sảnxuất một đơn đặt hàng nào đó

b) Chi phí công nhân trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp trong các Công ty cổ phần Nhà nước nói chung và công ty

cổ phần dược phẩm An Đông nói riêng chính là toàn bộ chi phí về Lương chính, lươngphụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH theo tỉ lệ 16% trên lương cơ bản, BHYT theo tỉ

lệ 3% trên lương cơ bản của công nhân trực tiếp tiếp tham gia vào quá trình sản xuất racác sản phẩm của công ty Công ty không tiến hành trích khoản Kinh phí công đoàn vàBảo hiểm thất nghiệp

c) Chi phí sản xuất chung:

Là những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất thuốc thảo dược gồm: Tiền lươngnhân viên quản lý, chi phí vật tư, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ muangoài và chi phí khác bằng tiền Công ty tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho cácsản phẩm theo chi phí nhân công trực tiếp

2.3.4 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Dược phẩm

An Đông.

(1) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí NVLTT là chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí, nótham gia cấu thành thực thể sản phẩm, tạo ra đặc trưng vật lý cho sản phẩm Ở Công ty Cổphần Dược phẩm An Đông, chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phísản xuất Vì vậy, cần theo dõi, hạch toán, quản lý chi phí này một cách chặt chẽ

Nguyên tắc sử dụng nguyên liệu cho sản xuất thuốc thảo dược xuất phát từ nhiệm

vụ sản xuất, nghĩa là phải căn cứ vào lệnh sản xuất của ban lãnh đạo Công ty Cụ thể khi

có yêu cầu sản xuất sản phẩm thì thủ kho căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên liệu cho

Trang 26

một đơn vị sản phẩm, tỷ lệ pha trộn và khối lượng sản phẩm sản xuất để viết phiếu xuấtkho NVL Trên phiếu xuất kho NVL được ghi chép một cách chi tiết và có số lượng cụ thểcho từng sản phẩm thuộc sản phẩm Thuộc thảo dược.

Hàng tháng kế toán vật tư xuống kho đối chiếu với thẻ kho, căn cứ vào sổ kiểm kêthực tế tồn đầu kỳ, cuối kỳ với số liệu chứng từ nhập kho để tính giá trị thực tế xuất khocủa NVL chính theo phương pháp bình quân gia quyền

Công thức tính giá vật tư, nguyên liệu xuất kho như sau:

Đơn giá thực tế bình quân

Trị giá NVL tồn đầu

Trị giá thực tế NVL nhậptrong kỳ

Khối lượng NVL tồn

Khối lượng NVL nhậptrong kỳ

Trị giá NVL xuất kho

Kết cấu tài khoản 621

Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo

sản phẩm trong kỳ

Bên Có: - Trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết được nhập lại kho.

Trang 27

- Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu thực sử dụng cho sản xuất,kinh doanh trong kỳ vào các tài khoản có liên quan trong kỳ để tính giá thành sản phẩm.

- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632

Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.

TK 621 dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất

và được tổ chức hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng:

+ TK 6211: Chi phí nguyên liệu, vật liệu phân xưởng Thuốc viên

+ TK 6212: Chi phí nguyên liệu, vật liệu phân xưởng Đông dược

+ TK 6213: Chi phí nguyên liệu, vật liệu phân xưởng Hoá dược

Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác như: TK 152, TK111, TK112, TK141,TK1331,…

c Trình tự hạch toán:

Ví dụ: Ta tính đơn giá thực tế xuất dùng trong kỳ cho NVL Hoàng liên của sản

phâm thuốc An Thảo như sau:

Ta có: Trị giá NVL Hoàng liên tồn đầu tháng 01/2011 là: 6.196.630 đồng, khối lượngNVL Hoàng liên tồn đầu tháng 01 năm 2011 là: 850g

Căn cứ vào Phiếu nhập kho (Biểu số 2.3) và Hóa đơn GTGT số 000784 (Biểu số 2.4) ngày 15/01/2011 ta thấy trị gía thực tế của Hoàng liên là: 108.853.470 đồng với khối

lượng là: 208 332g

Vậy áp dụng công thức trên ta có:

Đơn giá NVL Hoàng liên xuất dung trong kỳ cho sản phẩm An Thảo:

(6.196.630 + 108.853.470) : (850 + 208 332) = 550 (đồng/g)

Trị giá NVL Hoàng liên xuất dùng trong kỳ cho sản phẩm An Thảo là:

69 444 x 550 = 38 194.200 đồng

Cụ thể: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 415 (Biểu số 2.5), kế toán ghi giá trị nguyên liệu

chính xuất dùng để sản xuất sản phẩm An Thảo:

Nợ TK 621: 201.387.600

Có TK 1521: 201.387.600

Ngày đăng: 24/03/2015, 10:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – PGS, TS Đặng Thị Loan – NXB Thống kê 2004 Khác
2. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và các văn bản hướng dẫn thi hành – NXB Tài chính Khác
3. Kế toán doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam – TS Nghiêm Văn Lợi – NXB tài chính 2002 Khác
4. Quyết định số 15/2006/TT – BTC ban hành ngày 20/03/2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp Khác
5. Hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính – NXB tài chính Khác
6. Tài liệu của Công ty Cổ phần Dược phẩm An Đông 7. Tạp chí kiểm toán số 2/02/2011 Khác
8. Một số luận văn, chuyên đề tham khảo và các tài liệu liên quan Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w