Lời cảm ơn ---o0o---Trong quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Tin học Thương Mại – TrườngĐại Học Thương Mại, chúng em được tiếp cận và trang bị cho mình về lý luận, cáchọc thuyết kin
Trang 1Lời cảm ơn
-o0o -Trong quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Tin học Thương Mại – TrườngĐại Học Thương Mại, chúng em được tiếp cận và trang bị cho mình về lý luận, cáchọc thuyết kinh tế, các kiến thức về công nghệ thông tin và bài giảng của thầy cô vềcác vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh tế và các vấn đề về tài chính, nhân
sự, marketing, sản xuất… Và qua quá trình thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên XS và đầu tư tà chính Hải Phòng, em đã được tiếp cận với thực tế, ápdụng những lý thuyết đã học trong trường vào thực tiễn Điều này đã giúp em tích lũyđược những kiến thức quý báu, có thêm những kinh nghiệm thực tế và những kiếnthức hoàn thành đề tài nghiên cứu khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn:
Các anh, chị cán bộ nhân viên trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên XS và đàu tư tài chính Hải Phòng đã nhiêt tình giúp đỡ để em có thể hoàn thànhbài khóa luận của mình
Giảng viên, Thạc sỹ Nghiêm Thị Lịch – Bộ môn Tin học căn bản thuộc khoaTin học thương mại của trường Đại học Thương Mại đã hướng dẫn tận tình để bàikhóa luận của em được hoàn thành một cách đầy đủ và chính xác nhất
Quý thầy cô khoa Tin học thương mại – Trường Đại học Thương Mại
Và em xin dành một lời cảm ơn dành cho gia đình và bạn bè, những người luôn
ở bên động viên và giúp đỡ em hoàn thành Bài khóa luận
Trong quá trình nghiên cứu đề tài để hoàn thiện bài khóa luận, mặc dù đã cốgắng tuy nhiên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp để bài khóa luận được hoàn thiện hơn
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này!
Trang 2Mục lục
Phần 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc nghiên cứu 1
1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1
1.3 Mục tiêu của nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 3
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 3
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3
1.6 Kết cấu khóa luận 3
Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QUẢN TRỊ DOANH THU CÁC LOẠI HÌNH XỔ SỐ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH HẢI PHÒNG 5
2.1 Tổng quan về phần mềm và hệ quản trị cơ sở dữ liệu 5
2.1.1 Tổng quan về phần mềm 5
2.1.2 Tổng quan về Cơ sở dữ liệu 16
2.1.3 Tổng quan về Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu 18
Trang 32.2 Thực trạng ứng dụng phần mềm Quản trị Doanh thu các loại hình XS tại Công
ty TNHH một thành viên XS và đầu tư tài chính Hải Phòng 21
2.2.1 Khảo sát chung Công ty TNHH một thành viên XS và đầu tư tài chính Hải Phòng 21
2.2.2 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong công ty 27
2.2.3 Giới thiệu, phân tích và đánh giá phần mềm Quản trị Doanh thu các loại hình XS 30
Phần 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHẦN MỀM QUẢN TRỊ DOANH THU CÁC LOẠI HÌNH XỔ SỐ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XỔ SÓ VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH HẢI PHÒNG 32
3.1 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện phần mềm Quàn trị doanh thu các loại hình XS ………32
3.2 Một số kiến nghị 33
3.2.1 Kiến nghị đối với công ty 33
3.2.2 Kiến nghị đối với các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực 35
Trang 4Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ
Trang 5Danh mục từ viết tắt
Tiếng Việt
1 CNTT Công nghệ thông tin
2 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
3 UBND Ủy ban nhân dân
5 XSKT Xổ số kiến thiết
Tiếng nước ngoài
STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng nước ngoài Nghĩa tiếng Việt
4 SMS Short Message Service
Giao thức viễn thông cho phép gửicác thông điệp dạng văn bản ngắn(không quá 160 chữ cái)
techniques Các kỹ thuật thế hệ thứ 4
Trang 7 Phương pháp điều tra:
Thực hiện phát phiếu điều tra khảo sát thực trạng chung của Công ty bao gồm
về cơ cấu tổ chức, tình hình kinh doanh và tình hình ứng dụng CNTT từ đó có đượcnhững thông tin chính xác, phù hợp phục vụ công tác nghiên cứu đề tài
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:
Trong quá trình thực tập phục vụ khóa luận tốt nghiệp, phương pháp lấy ý kiếnchuyên gia được thực hiện một cách thường xuyên để giải đáp những thắc mắc vềchuyên môn, nghiệp vụ trong Công ty
1.6. Kết cấu khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungcủa khóa luận bao gồm 3 phần chính:
Phần 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trình bày về thực trạng sản xuất phần
mềm ở nước ta và ứng dụng phần mềm tại công ty TNHH XS và đầu tư tài chínhHải Phòng Từ đó nêu lên được tính cấp thiết của đề tài cũng như đối tượng và cácphương pháp nghiên cứu của đề tài
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực trạng ứng dụng phần mềm Quản trị doanh thu các
loại hình XS tại Công ty TNHH một thành viên XS và đầu tư tài chính Hải Phòng
Trong phần cơ sở lý thuyết, sẽ trình bày lại kiến thức nền về phần mềm và
cơ sở dữ liệu cũng như hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Đồng thời, trong phần 2 này cũng sẽ giới thiệu chung về Công ty TNHHmột thành viên XS và đầu tư tài chính Hải Phòng cũng như tình hình ứng dụngcông nghệ thông tin tại công ty và phần mềm Quản trị doanh thu các loại hình XS
Phần 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện phần mềm Quản trị doanh thu các loại hình
XS tại Công ty TNHH một thành viên XS và đầu tư tài chính Hải Phòng
Dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận và tình hính ứng dụng phần mềm tại công
ty TNHH XS và đầu tư tài chính Hải Phòng, đề ra các giải pháp để hoàn thiện phần
Trang 8mềm đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng của các cấp quản lý trong việc ra quyếtđịnh kinh doanh.
Ngoài ra, bài khóa luận cũng đưa ra một số đề nghị đối với không chỉ công ty riêngcông ty TNHH Xổ số và đầu tư tài chính Hải Phòng mà còn hướng tới các công tykinh doanh trong lĩnh vực XS trên toàn quốc
Trang 9Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QUẢN TRỊ DOANH THU CÁC LOẠI HÌNH XỔ SỐ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH HẢI PHÒNG
2.1 Tổng quan về phần mềm và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
2.1.1 Tổng quan về phần mềm
Các định nghĩa cơ bản về phần mềm
Hiện nay, có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về phần mềm, thông thường mộtphần mềm gồm 3 phần: Chương trình máy tính; cấu trúc dữ liệu bao gồm cấu trúc làmviệc (bộ nhớ trong), cấu trúc lưu trữ (bộ nhớ ngoài) và các tài liệu có liên quan: tài liệuhướng dẫn sử dụng (dành cho người dùng), tài liệu phát triển (dành cho người pháttriển hệ thống), tài liệu tham khảo kỹ thuật (dành cho người bảo trì)
Hay nói theo cách khác thì trong một hệ thống máy tính, nếu trừ bỏ đi tất cả cácthiết bị và các loại phụ kiện thì phần còn lại chính là phần mềm Ta có thể hiểu theonghĩa hẹp thì phần mềm là dịch vụ chương trình để tăng khả năng xử lý của phần cứngcủa máy tính Tuy nhiên, theo nghĩa rộng thì phần mềm được coi là tất cả các kỹ thuậtứng dụng để thực hiện những dịch vụ chức năng cho mục đích nào đó bằng phần cứng,làm cho sử dụng phần cứng máy tính đạt hiệu quả cao
Như vậy, từ các định nghĩa về phần mềm ta có thể thấy phần mềm là một bộ phậnquan trọng trong máy tính, nó khai thác và sử dụng tối ưu các thành phần khác trongmáy tính để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của mình, làm tăng hiệu năng sử dụngmáy tính của người dùng
Đặc điểm phần mềm
Có rất nhiều loại phần mềm và những phần mềm thường thực hiện chức năng củariêng mình Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm chung như sau: Đầu tiên, phát triểnphần mềm khác với chế tạo phần cứng Ngày nay, những linh kiện, phần cứng máytính được sản xuất theo dây chuyền đồng loạt bởi đây là những thứ không thể thiếu đểlắp ráp cho máy tính Khác với phần cứng hay các linh kiện điện tử, phần mềm đượcsản xuất ra nhằm phục vụ cho một nhu cầu nào đó của người dùng và trong một môi
Trang 10trường nhất định Chính vì vậy mà phần mềm được viết bởi người lập trình theo kiểuthủ công không thể ứng dụng hàng loạt tràn lan Theo đó, rất khó kiểm soát chất lượng
ở khâu trung gian trong quá trình sản xuất phần mềm Chất lượng của quá trình thiết
kế và viết phần mềm phụ thuộc rất nhiều vào người lập trình Như quá trình sản xuấtphần cứng theo dây chuyền, chúng ta có thể kiểm soát nguyên liệu và chất lượng củadây chuyền, nhưng với trình độ của người lập trình ta khổng thể chắc chắn người lậptrình đã nắm bắt chính xác và đấy đủ yêu cầu để có thể cho ra một phần mềm vừa ý.Thêm vào đó, ta khó dự đoán trước về hiệu năng mà phần mềm mang lại Không nhưphần cứng, ta luôn có thông số kỹ thuật, như ổ cứng 800GB thì chắc chắn ổ cúng đấy
có thể chứa được 800GB dữ liệu, nhưng phần mềm lại không thế Nó phụ thuộc vàomôi trường ứng dụng nó Với môi trường thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu của phầnmềm thì nó sẽ hoạt động rất tốt, nhưng chỉ cần môi trường thiếu yếu tố nào đó thì hiệunăng của phần mềm sẽ bị suy giảm Ngoài ra, phần mềm thoái hóa theo thời gian Khimôi trường sử dụng và nhu cầu thay đổi, phần mềm sẽ không còn đáp ứng được nhữngthay đổi đấy, sinh ra lỗi thời Khi đó, người ta thường nâng cấp, tạo ra các phiên bảnmới hơn Không có một khuôn mẫu chung cho tất cả các phần mềm và một phần mềmkhông bao giờ có danh mục phụ tùng như phần cứng Phần mềm được đặt hàng hoànchỉnh theo từng yêu cầu riêng Do đó, vấn đề bảo trì phần mềm phức tạp hơn hẳn sovới bảo trì phần cứng Một đặc điểm nữa của phần mềm khác với phần cúng là phầnmềm được phát triển theo nhóm Một người không thể đảm nhiệm cả quá trình sảnxuất phần mềm, mà nó được phân ra cho các thành viên để giảm bớt gánh nặng Tuynhiên, làm việc theo nhóm cũng gây ra một số khó khăn như khó kiểm soát kết quảlàm việc của từng người, không thể đẩy nhanh quá trình sản xuất bằng cách thêmngười
Thứ hai, phần mềm không đơn giản chỉ là chương trình Phần mềm được coi là loạihàng hóa vô hình, không nhìn thấy được Chất lượng phần mềm không mòn đi mà có
xu hướng tốt hơn sau mỗi lần có lỗi được phát hiện và sửa Chức năng của phần mềmthường biến hóa, thay đổi theo thời gian (nơi sử dụng) Phần mềm luôn chứa những ýtưởng, sáng tạo của tác giả làm ra nó Ta có thể sao chép phần mềm rất đơn giản
Trang 11Chất lượng phần mềm
Một phần mềm có những yếu tố chất lượng bên trong như dễ đọc, dễ hiểu mà chỉnhững người làm tin học chuyên nghiệp mới biết được hay những yếu tố chất lượngbên ngoài mà người dùng có thể nhận biết như: tốc độ nhanh, chay ổn định, dễ sửdụng, dễ thích nghi với những thay đổi,…Tuy nhiên, ta có thể đánh giá chất lượngphần mềm thông qua những yếu tố chính sau:
Tính hiệu quả tức là phần mềm tận dụng, sử dụng hiệu quả các tài nguyên như
bộ nhớ, CPU để có thể thực hiện tốt chức năng của mình
Tính thân thiện được thể hiện ở giao diện, giúp cho người dùng có thể tiếp cậnphần mềm dễ dàng Và giao diện phần mềm cũng thể hiện đúng, nhanh gọnnhững chức năng của nó
Tính dễ kiểm tra tức là một phần mềm tốt thì dễ kiểm tra chất lượng Vì phầnmềm đó đã thể hiện chính xác yêu cầu của người dùng
Tính dễ bảo trì được thể hiện trên những mặt như dễ xác định và sửa lỗi, dễ tạo
ra những phiên bản mới khi có sự mở rộng Vì phần mềm sẽ thoái hóa theo thờigian nên việc bảo trì là rất cần thiết để phần mềm luôn đáp ứng được nhu cầu sửdụng
Tính khả chuyển: Vì sản xuất phần mềm rất tốn thời gian và công sức nên phầnmềm tốt là phần mềm dễ sử dụng trong các môi trường mới
Tính hợp tác được thể hiện khi phần mềm dễ hợp tác với các phần mềm khác
Tính trong suốt: Đối với khách hàng chỉ cần nhìn thấy giao diện và thực hiệncác chức năng mà phần mềm cung cấp Quá trình sản xuất phần mềm cần trongsuốt với NSD
Tính tin cậy: Phần mềm phải đáng tin cậy và đáp ứng được nhu cầu NSD,không có khiếm khuyết về lỗi lập trình hay lỗi phân tích, thiết kế
Yếu tố chất lượng bên ngoài là mục đích cuối cùng nhưng yếu tố chất lượng bêntrong lại là mấu chốt để đạt được những yếu tố chất lượng bên ngoài Để thể hiện đượcnhững tiêu chuẩn, chất lượng như trên, mọi phần mềm đều phải trải qua các hoạt độngphát triển phần mềm dưới đây
Trang 12Pha 1: Nghiên cứu khả thi tức là ta nghiên cứu tính ứng dụng vào hệ thống
thực trong đời sồng Về góc độ kinh doanh, nghiên cứu khả thi nhằm xác định hệthống có đưa ra lợi nhuận không? Việc nghiên cứu khả thi nên được thực hiện mộtcách nhanh chóng và không quá tốn kém Kết quả của giai đoạn này sẽ xác định cónên tiếp tục xây dựng hệ thống nữa hay không?
Pha 2: Phân tích và rút ra các yêu cầu Đây là quy trình đưa ra các yêu cầu
hệ thống thông qua một số phương pháp như: quan sát hệ thống hiện tại, phỏng vấn
và thảo luận với người sử dụng, phân tích nhiệm vụ, phân tích tài liệu hoặc hệthống cũ… Trong pha này, chúng ta có thể phải xây dựng một hoặc nhiều mô hình
hệ thống và các mẫu thử
Pha 3: Đặc tả yêu cầu Pha này sẽ tư liệu hóa những thông tin thu thập
được Trong pha này có hai loại yêu cầu cần được xác định: Thứ nhất là yêu cầucủa người sử dụng: là những yêu cầu bằng ngôn ngữ tự nhiên bổ sung thêm cho cácbiểu đồ của các dịch vụ mà hệ thống cung cấp và các ràng buộc vân hành của nó.Kiểu yêu cầu này được viết bởi người sử dụng Thứ hai là yêu cầu hệ thống: lànhững tài liệu có cấu trúc mô tả chi tiết về các chức năng, dịch vụ và các ràng buộcvận hành của hệ thống Yêu cầu hệ thống sẽ định nghĩa những gì cần phải xâydựng, cho nên nó có thể trở thành bản hợp đồng giữa khách hàng với nhà thầu
Trang 13Pha 4: Đánh giá yêu cầu Trong pha này, các yêu cầu sẽ được kiểm tra xem
có đúng thực tế hay không? Có thống nhất hay không? Có đầy đủ hay không? Nếuphát hiện ra lỗi thì ta phải chỉnh sửa các lỗi này Sản phẩm của quá trình phân tích
và đặc tả yêu cầu này là tài liệu đặc tả yêu cầu
Các pha của quá trình phân tích và đặc tả yêu cầu được thể hiện dưới sơ đồ sau:
Hình 2.1 Quy trình phân tích đặc tả yêu cầu
Thiết kế phần mềm là quá trình thiết kế cấu trúc phần mềm dựa trên những tài liệuđặc tả theo các phương pháp thiết kế như hướng chức năng hoặc hướng đối tượng.Hoạt động thiết kế bao gồm những công việc chính sau:
- Thiết kế cấu trúc: Các hệ thống con cấu thành lên hệ thống cần xây dựng vàmối quan hệ giữa chúng được xác định và tư liệu hóa
- Đặc tả trừu tượng: Với mỗi hệ thống con, phải có một bản đặc tả về các dịch vụcủa nó và những ràng buộc khi nó vận hành
- Thiết kế giao diện: Với mỗi hệ thống con, các giao diện của nó với những hệthống con khác phải được thiết kế và tư liệu hóa
- Thiết kế các thành phần: Các dịch vụ cung cấp cho các thành phần khác và cácgiao diện tương tác với chúng phải được thiết kế
- Thiết kế dữ liệu: Cấu trúc dữ liệu được sử dụng để cài đặt hệ thống phải đượcthiết kế một cách chi tiết
Phân tích
khả thi
Phân tích và rút ra yêu
cầu
Đánh giá yêu cầuBáo cáo
Trang 14- Thiết kế thuật toán: Các thuật toán được sử dụng để cung cấp các dịch vụ phảiđược thiết kế chi tiết và chính xác.
Mã hóa và gỡ rối: Quá trình mã hóa là quá trình cài đặt các thiết kế bằng ngôn ngữlập trình không đơn thuần chỉ là lập trình Nó bao gồm các bước: viết tài liệu, chuẩnlập trình, lập trình theo cấp, công cụ và quản lý phiên bản Quá trình gỡ rối sẽ pháthiện các lỗi trong quá trình lập trình Sản phẩm của quá trình mã hóa và gỡ rối nàychính là chương trình phần mềm
Kiểm thử - Đánh giá phần mềm hay còn được gọi là thẩm tra và đánh giá, được sửdụng để chỉ ra rằng hệ thống đã thực hiện theo đúng các đặc tả và thỏa mãn mọi yêucầu của khách hàng Kiểm thử bao gồm các công đoạn: kiểm tra, xem xét lại, và kiểmthử hệ thống Kiểm thử hệ thống tức là cho hệ thống thực hiện trên những trường hợp
có dữ liệu thật được lấy từ tài liệu đặc tả hệ thống Quy trình kiểm thử gồm các pha:Kiểm thử thành phần, Kiểm thử hệ thống, Kiểm thử chấp nhận Trong quá trình kiểmthử cần thực hiện các công việc: phát hiện lỗi trong chương trình, Lập kế hoạch thựchiện kiểm thử, mã nguồn được kiểm thử theo tài liệu thiết kế Sản phẩm của quá trìnhkiểm thử là báo cáo kiểm thử
Bảo trì: Đây là công đoạn tốn kém nhất trong quá trình tạo ra phần mềm Bởi lẽ, nócần khoảng thời gian dài vừa đủ và tách biệt với các giai đoạn khác để có thể: Bảo đảmchương trình vận hành tốt, cài đặt các thay đổi, cài đặt các yêu cầu mới và xử lý các lỗikhi vận hành
Các mô hình phát triển phần mềm
Cũng với các bước phát triển phần mềm như trên, nhưng cách thức thực hiệngiữa các bước khác nhau ta lại có các mô hình phát triển khác nhau Ta có thể phânloại mô hình phát triển phần mềm như sau
Mô hình thác nước
Mô hình thác nước là mô hình sắp xếp các bước phát triển phần mềm liên tục, khôngdừng lại cho đến cuối cùng Nếu phát hiện ra lỗi (thường chỉ phát hiện ở bước cuối
Trang 15cùng) sẽ người lập trình sẽ kiểm tra các bước lần lượt từ dưới lên Mô tả quy trình pháttriển phần mềm theo mô hình thác nước:
Hình 2.2 Mô hình phát triển phần mềm thác nước
Mô hình này thường được sử dụng đối với những yêu cầu được định nghĩa rất
rõ ràng, chi tiết và hầu như không thay đổi, thường xuất phát từ sản phẩm đã đạt mức
ổn định; hoặc với những yêu cầu mới bổ sung (nếu có) cũng sớm được xác định rõràng, đầy đủ từ đầu dự án Đội ngũ thực hiện quen thuộc và hiểu rõ tất cả yêu cầu của
dự án, và có nhiều kinh nghiệm với các công nghệ được dùng để phát triển sản phẩm
Và dự án được xác định hầu như không có rủi ro
Mô hình chữ V
Mô hình chữ V là một mô hình có các bước phát triển phần mềm khác hẳn với
mô hình thác nước Các bước phát triển trong mô hình chữ V ngoài bước Bảo trì vàLập trình luôn đi liền với hoạt động kiểm thử Các hoạt động kiểm thử được chú trọng
và thực hiện song song với các hoạt động liên quan đến đặc tả yêu cầu và thiết kế
Định nghĩa yêu
cầu
Thiết kế
Tích hợp và kiểm thử HT
Cài đặt và kiểm thử đơn vị
Vận hành và bảo trì
Trang 16Hình 2.3 Mô hình phát triển phần mềm kiểu chữ V
Mô hình chữ V thích hợp với những bài toán không nhất quán
Mô hình bản mẫu
Mô hình bản mẫu là hình thức thiết kế phát triển phần mềm dựa trên bản mẫuphần mềm có sẵn Khách hàng sớm hình dung ra chức năng và đặc điểm của hệ thống.Ngoài ra, khi phát triển phần mềm theo mô hình này sẽ cải thiện sự liên lạc giữa ngườiphát triển và khách hàng Hình dưới đây mô tả quy trình phát triển phần mềm theo môhình bản mẫu
Lập trình
Kiểm thử đơn
vị và tích hợp
Kiểm thử hệ thống
Kiểm thử chấp nhận
Bảo trì
Trang 17Hình 2.4 Mô hình bản mẫu
Mô hình bản mẫu được sử dụng cho những hệ thống dựa trên giao diện người dùng Nhất là đối với những khách hàng chưa xác định rõ ràng yêu cầu
Mô hình phát triển ứng dụng nhanh
Mô hình phát triển ứng dụng nhanh cho phép giảm thời gian phát triển các ứngdụng CSDL và có nhiều giao diện người dùng hay tích hợp các thành phần có sẵn Vàkhi sử dụng mô hình này để phát triển phần mềm người sử dụng (khách hàng) sẽ thamgia vào các hoạt động kiểm thử Tuy nhiên, mô hình khó có sự nhất quán giữa nhữngthành phần được phát triển bởi các nhóm khác nhau và không phù hợp cho những ứngdụng đòi hỏi hiệu suất vì thường phụ thuộc vào sự hỗ trợ của môi trường phát triển vàngôn ngữ cấp cao Do đó, mô hình này thường được ứng dụng cho những hệ thốngquản lý thông tin kiểu những ứng dụng dựa trên GUI và CSDL, có sự hỗ trợ của công
cụ hay sử dụng ngôn ngữ cấp cao, Hoặc những hệ thống không yêu cầu khắt khe vềhiệu suất
Các mô hình tiến hóa
Phần lớn các hệ phần mềm phức tạp đều tiến hóa theo thời gian: môi trườngthay đổi, yêu cầu phát sinh thêm, hoàn thiện các chức năng, tính năng Các mô hìnhtiến hóa có tính lặp lại Kỹ sư phần mềm tạo ra các phiên bản phần mềm ngày càng
Nghe khách hàng trình bày
Khách hàng kiểm tra bản mẫu
Tạo/sửa bản mẫu
Trang 18hoàn thiện hơn, phức tạp hơn Mô hình tiến hóa có các loại sau: Mô hình gia tăng, Môhình xoắn ốc, Mô hình xoắn WINWIN Các mô hình tiến hóa này thường được ứng
dụng cho những hệ thống tương tác nhỏ và vừa; phần GUI của những hệ thống lớn;
những hệ thống cần chu kỳ phát triển ngắn cùng với đội ngũ phát triển không quenthuộc với lĩnh vực của dự án
Mô hình phát triển đồng thời
Mô hình phát triển đồng thời thực hiện các hoạt động sau
- Xác định mạng lưới hoạt động đồng thời
- Các sự kiện xuất hiện theo điều kiện vận động trạng thái trong từng hoạt động
- Dùng cho mọi loại ứng dụng và cho hình ảnh khá chính xác về trạng thái hiệntrạng của dự án
- Thường dùng trong phát triển các ứng dụng khách/chủ: hệ thống và các thànhphần trong hệ thống được phát triển đồng thời
Mô hình hướng thành phần
Mô hình hướng thành phần: Gắn với những công nghệ hướng đối tượng quaviệc tạo các lớp có chứa cả dữ liệu và giải thuật xử lý dữ liệu Mô hình hướng thànhphần có ưu điểm là tái sử dụng các thành phần qua Thư viện/kho các lớp: có thể tiếtkiệm 79% thời gian, 80% giá thành phần mềm
Mô hình hướng sử dụng lại
Mô hình này phát triển theo định hướng sử dụng lại tức là hệ thống được tíchhợp từ các thành phần đã tồn tại hay hệ thống phi thương mại Các giai đoạn của tiếntrình:
Trang 19Hình 2.5 Mô hình phát triển phần mềm hướng sử dụng lại
Mô hình hợp nhất
Mô hình hợp nhất sử dụng các kỹ thuật thế hệ 4 (4GT) điển hình như: ngôn ngữphi thủ tục cho truy vấn CSDL, tạo báo cáo, xử lý dữ liệu, tương tác màn hình, tạo mãnguồn, khả năng đồ họa bậc cao, khả năng bảng tính, khả năng giao diện trang điện tử
Ưu điểm của mô hình hợp nhất là giảm thời gian phát triển và tăng năng suất lao động.Trong khi đó 4GT khó dùng hơn ngôn ngữ lập tình, mã khó tối ưu và khó bảo trì cho
Thiết kế hệ thống dùng laị
Thay đổi yêu cầu
Phát triển
và tích hợp Thẩm định hệ thống
Trang 20 Tính độc lập: Vì định nghĩa về cấu trúc CSDL được lưu trữ trong bảng nên khi
có thay đổi nhỏ về cấu trúc ta ít phải sửa lại chương trình
Tính trừu tượng: Hệ CSDL cho phép trình bày dữ liệu ở một mức trừu tượngcho phép, nhằm che bớt những chi tiết lưu trữ thật của dữ liệu Khi tiến hànhtrừu tượng hóa dữ liệu ta sẽ được mô hình dữ liệu bao gồm: đối tượng, thuộctính của đối tượng, mối liên hệ giữa các đối tượng
Tính nhất quán tức là khả năng lưu trữ dữ liệu thống nhất tránh tình trạng trùnglặp thông tin và có cơ chế điều khiển truy xuất dữ liệu hợp lý từ đó tránh đượcviệc tranh chấp dữ liệu và đảm bảo dữ liệu luôn đúng tại mọi thời điểm
Kiến trúc CSDL
Mức trong
o Là mức thể hiện các cài đặt có tính chất vật lý của CSDL để đạt được tối
ưu trong các thao tác tìm kiếm, lưu trữ (tận dụng vùng nhớ còn trống)
o Mức trong của CSDL phản ánh các cấu trức dữ liệu, các tổ chức tệpđược dùng cho lưu trữ dữ liệu trên các thiết bị nhớ thứ cấp
Mức khái niệm: Mô tả những dữ liệu nào được lưu trữ trong CSDL và có nhữngmối quan hệ nào giữa các dữ liệu này (biểu diễn các thực thể, các thuộc tính vàcác mối quan hệ)
Trang 21 Mức ngoài
o Mô tả một phần của toàn bộ CSDL, phần tương thích với NSD
o Hệ thống có thể cung cấp nhiều khung nhìn đối với cùng một CSDL
2.1.3 Tổng quan về Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị CSDL là một tập hợp các chương trình cho phép người dùng địnhnghĩa, tạo lập, bảo trì các CSDL và cung cấp các truy cập có điều khiển đến các CSDLnày Ví dụ: Microsoft Access, Microsoft Visual Foxpro, SQL server, Oracle… Hệquản trị CSDL cung cấp các phương tiện sau:
Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu: cho phép người dùng định nghĩa CSDL (đặc tảcác kiểu và cấu trúc dữ liệu, đặc tả các ràng buộc trên các dữ liệu được lưu trữtrong CSDL)
Ngôn ngữ thao tác dữ liệu: cho phép người dùng thêm, xóa, cập nhật dữ liệu vàtruy xuất dữ liệu trong CSDL
Kiểm soát các điều khiển đối với việc truy cập vào CSDL Ví dụ như hệ thống
an ninh ngăn cấm sự cố tình truy cập vào CSDL một cách trái phép
Thuật ngữ hệ CSDL để chỉ một CSDL và một hệ quản trị CSDL để truy cập vào
đó Hệ CSDL cung cấp cho người dùng một cách nhìn trừu tượng của dữ liệu, che giấunhững chi tiết phức tạp về cách thức dữ liệu được lưu trữ và bảo trì
Hệ CSDL là một hệ thống bao gồm 4 thành phần: Cơ sở dữ liệu, Người sử dụng,Phần mềm hệ quản trị CSDL, Phần cứng
Lược đồ CSDL là các mô tả về cấu trúc và ràng buộc trên CSDL Một lược đồđược viết trong ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu của một hệ quản trị CSDL cụ thể Để mô
tả các yêu cầu dữ liệu của một tổ chức sao cho mô tả dễ hiểu đối với nhiều NSD khácnhau thì ngôn ngữ này lại ở mức quá thấp do đó cần có một mô hình dữ liệu Vậy, môhình dữ liệu là một tập các khái niệm và các ký pháp dùng để mô tả dữ liệu, các mốiquan hệ của dữ liệu, các ràng buộc trên dữ liệu của một tổ chức Các thành phần của
mô hình dữ liệu
Trang 22o Phần mô tả cấu trúc của dữ liệu
o Phần mô tả các thao tác, định nghĩa các phép toán được phép trên dữ liệu
o Phần mô tả các ràng buộc toàn vẹn để đảm bảo sự chính xác của dữ liệu
Phân loại mô hình dữ liệu
Có rất nhiều loại mô hình dữ liệu, ta có thể phân loại mô hình dữ liệu thành các môhình dựa trên các cơ sở phát triển mô hình mà ta có: Mô hình dữ liệu logic trên cơ sởđối tượng, trên cơ sở bản ghi hay mô hình dữ liệu logic vật lý
Trong đó, mô hình dữ liệu logic trên cơ sở đối tượng bao gồm:
Mô hình thực thể - liên kết cho phép mô tả lược đồ khái niệm của một tổ chức mà
không cần chú ý đến tính hiệu quả hoặc thiết kế CSDL vật lý Các khái niệm cơbản trong mô hình thực thể - liên kết: Thực thể (một đối tượng trong thế giới thực),thuộc tính (một số đặt tính của một tập thực thế), liên kết (mối liên hệ có nghĩagiữa nhiều thực thể) Ví dụ: Mô hình thực thể - liên kết
Mô hình hướng đối tượng
Trong mô hình hướng đối tượng, các thuộc tính dữ liệu và các thao tác trên
dữ liệu này được bao gói trong một cấu trúc gọi là đối tượng
Mô hình dữ liệu ngữ nghĩa
Mô hình dữ liệu chức năng
Nếu phân loại các mô hình dựa trên cơ sở bản ghi, ta có các mô hình sau:
Mô hình quan hệ
Trong mô hình quan hệ, các dữ liệu được biểu diễn dưới dạng bảng với cácdòng là các bản ghi và các cột là các thuộc tính Trong mô hình quan hệ không có
Trang 23cấu trúc vật lý nào của dữ liệu mô tả sự kết nối giữa các bảng Thay vào đó, sự kếtnối giữa các bảng được mô tả logic bằng các giá trị được lưu trữ trong các dòngcủa bảng
Mô hình mạng còn được gọi tắt là mô hình mạng hoặc mô hình lưới, là mô hình
được biểu diễn bởi một đồ thị có hướng Trong mô hình này người ta đưa vào cáckhái niệm: mẫu tin hay bản ghi, loại mẫu tin và loại liên hệ
Mô hình phân cấp
Mô hình CSDL phân cấp được biểu diễn dưới dạng cây và các đỉnh của cây
là các bản ghi Các bản ghi liên kết với nhau theo mối quan hệ cha – con Ví dụ:
Còn phân loại theo logic vật lý ta có 2 mô hình:
Giáo viên
Môn học
Điểm thiSinh viên
Bộ mônQuê quán
Điểm thi
Giáo viên
Môn học
Trang 24Mô hình hợp nhất
Mô hình bộ nhớ khung
Phân loại hệ quản trị CSDL
Để phân loại hệ quản trị CSDL thì có rất nhiều cách Dựa theo tiêu chí mô hình
dữ liệu ta phân ra mô hình mạng, phân cấp, quan hệ và mô hình dữ liệu hướng đốitượng Theo tiêu chí số người dùng thì ta phân loại theo một người dùng và nhiềungười dùng Còn nếu theo tiêu chí tính phân tán của cơ sở dữ liệu là tập trung hay phântán Hoặc có thể theo tiêu chí tính thống nhất của dữ liệu là đồng nhất hoặc khôngđồng nhất
2.2 Thực trạng ứng dụng phần mềm Quản trị Doanh thu các loại hình XS tại Công ty TNHH một thành viên XS và đầu tư tài chính Hải Phòng
2.2.1 Khảo sát chung Công ty TNHH một thành viên XS và đầu tư tài chính Hải Phòng
Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số và đầu tư tài chính HảiPhòng
Tên giao dịch: Công ty TNHH một thành viên xổ số và đầu tư tài chính Hải PhòngTên thường gọi: Công ty xổ số Hải Phòng
Địa chỉ: 19 Điện Biên Phủ, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải PhòngĐiện thoại: 0313.551.243
Công ty TNHH một thành viên XS và đầu tư tài chính Hải Phòng được thànhlập 26/02/1962 tiền thân là Tổ XS nằm trong phòng Tổng dự toán của Sở Tài chínhHải Phòng Cùng với sự phát triển của Thành phố, ngày 09/01/1993 UBND thành phố
đã ra quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước – Công ty XS Hải Phòng XS HảiPhòng không ngừng cải tiến công tác tổ chức phát hành các loại hình XS nhằm đápứng thoả mãn nhu cầu vui chơi lành mạnh của nhân dân tăng nguồn thu cho ngân sáchthành phố, góp phân xây dựng ngày càng nhiều các công trình văn hoá, xã hội phục vụnhân dân Không những phát hành vé XS trên địa bàn Hải Phòng phục vụ nhu cầu vui