1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN MỘT CÁCH SOẠN GIẢNG MỚI BÀI “THUỐC ” (LỖ TẤN- LỚP 12 BAN CƠ BẢN) THEO PHƯƠNG CHÂM TÍCH HỢP, NÊU VẤN ĐỀ, TRAO ĐỔI THẢO LUẬN

19 2,8K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 188,5 KB

Nội dung

Nguyên nhân là: - Về phía người dạy : Giáo viên giảng dạy những tác phẩm văn học nước ngoài chủ yếu là thụ động, ngại khai thác kĩ tác phẩm, quan niệm của họ là dạy những tác phẩm văn họ

Trang 1

- -ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

A – SƠ YẾU LÝ LỊCH:

Năm vào ngành :2000

Đơn vị công tác : Trường THPT Mỹ Đức A – Hà Nội.

Trình độ chuyên môn : Cử nhân

Bộ môn giảng dạy : Ngữ Văn

Ngoại ngữ : Tiếng Anh – Trình độ B

Trình độ chính trị : Sơ cấp

Khen thưởng :Nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở

B - NỘI DUNG ĐỀ TÀI :

MỘT CÁCH SOẠN GIẢNG MỚI BÀI “THUỐC ”(LỖ TẤN- LỚP 12 BAN CƠ BẢN) THEO PHƯƠNG CHÂM TÍCH HỢP, NÊU VẤN ĐỀ,

TRAO ĐỔI THẢO LUẬN

Hà Nội, tháng: 5 năm 2009

Trang 2

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đất nước đang trong giai đoạn đổi mới Nhìn một cách toàn diện, ta thấy tất cả

xã hội đang “thay da đổi thịt” Hoà chung với không khí biến đổi chung ấy, ngành giáo dục nước nhà đã và đang thay đổi cách dạy, cách học, cũng như chương trình nội dung sách giáo khoa, để phù hợp với xu thế chung của thời đại để có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu

Từ năm 2001 đến năm 2006 : SGK văn học của lớp 10, 11, 12 được biên soạn theo một kết cấu chặt chẽ gồm ba phần là văn học Việt Nam ; Văn học nước ngoài ; Lí luận văn học Nhưng từ năm học 2006-2007 đến nay SGK ngữ văn của cả ba khối lớp học trên đã hợp nhất ba phần trên và cuốn sách tiếng Việt thành bộ sách Ngữ Văn Vì thế mà kết cấu có phần khác biệt Đặc biệt phần văn học Việt Nam và văn học nước ngoài được thiết kế đan xen vào nhau , giúp học sinh không chỉ có cái nhìn toàn diện hơn về nền văn học Việt Nam mà còn có cơ hội so sánh đối chiếu với nền văn học thế giới Đây là sự đổi mới hết sức đúng đắn và phù hợp với phương pháp dạy văn và học văn hiện nay

Chương trình sách giáo khoa có sự thay đổi, vì vậy không có lí gì mà người dạy

và người học văn chỉ “dậm chân tại chỗ” Đặc biệt chúng ta không chỉ quan tâm và hứng thú với những tác phẩm văn học nước nhà, mà còn cần chú ý tìm tòi, cảm nhận hơn nữa với những tác phẩm văn học nước ngoài

Thực tế học văn cho thấy, vấn đề giảng dạy và học văn học nước ngoài chưa thực sự được chú trọng Nguyên nhân là:

- Về phía người dạy : Giáo viên giảng dạy những tác phẩm văn học nước ngoài chủ yếu là thụ động, ngại khai thác kĩ tác phẩm, quan niệm của họ là dạy những tác phẩm văn học nước ngoài là cho học sinh có được học Bởi vì nó không quan trọng, không liên quan đến thi, nếu có chỉ là những câu hỏi tái hiện kiến thức ở kì thi tốt nghiệp Chính vì vậy mà việc soạn giảng những tác phẩm văn học nước ngoài thường sơ sài, qua loa Còn phương pháp dạy học phần lớn là thuyết giảng, còn nếu có nêu vấn đề thì chỉ là chiếu lệ

- Về phía người học : Các em cũng mang tư tưởng chung là các tác phẩm văn học nước ngoài không quan trọng, không nằm trong chương trình thi là bao Đồng thời, những tác phẩm văn học nước ngoài có phần xa lạ với suy nghĩ và tâm lý của các

Trang 3

em Đặc biệt có những tác phẩm rất ngắn ngọn, cô đọng, súc tích đòi hỏi người học phải biết khám phá giá trị của nó, thì phần lớn học sinh của chúng ta rất lười suy nghĩ

để phát hiện (ví dụ: tác phẩm Thuốc - Lỗ Tấn) Do đó, khi tìm hiểu những tác phẩm văn học nước ngoài thường các em không hứng thú Học sinh chỉ chiếm lĩnh tác phẩm một các chung chung, thậm chí mơ hồ không đúng với ý nghĩa, chủ đề của tác phẩm.Có khi các em “học xong là quên ngay”

Vì những lí do trên, tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy và học tác phẩm văn học nước ngoài là một yêu cầu bức thiết hiện nay Chúng ta không nên nghĩ đơn giản là tác phẩm văn học nước ngoài đưa vào chương trìng SGK cho phong phú,

mà phải nhìn nhận một cách đúng đắn rằng những tác phẩm văn học nước ngoài cũng như văn học Việt Nam là những sáng tạo nghệ thuật chân chính của các nghệ sĩ văn chương Cho nên chúng ta phải đón nhận nó bằng tất cả tấm lòng, sự nhiệt huyết và cả

sự rung động của con tim mới có thể phát hiện ra những vẻ đẹp thực sự của tác phẩm nghệ thuật

Là một giáo viên trẻ (cả tuổi đời lẫn tuổi nghề) có tâm huyết là dâng hiến tất cả tài năng và tấm lòng của mình cho sự nghiệp giáo dục Cho nên tôi đã vận dụng phương pháp giảng dạy truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn (lớp 12 – Ban cơ bản) theo phương châm tích hợp các kiến thức lịch sử; kĩ năng làm văn, và phương pháp nêu vấn

đề, trao đổi thảo luận nhằm kích thích hứng thú học sinh học và tìm hiểu những tác phẩm văn học nước ngoài

Mong rằng các đồng chí góp ý và động viên

Trang 4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I -Tiến trình nghiên cứu:

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học văn trong giai đoạn hiện nay Đặc biệt là phát huy tính chủ động, sáng tạo kích thích hứng thú học tập và thêm yêu thích văn học nước ngoài Hơn nữa để có cơ hội cho chính các em có những chính kiến , quan điểm của mình về một vấn đề được nêu trong tác phẩm Tôi và một số đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu , cái tiến cách dạy truyện ngắn Thuốc (Lỗ Tấn) trong chương trình văn lớp 12 – Ban cơ bản, theo các bước sau:

Bước 1: Khảo sát học sinh để tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em “ngại” học văn học nước ngoài

Bước 2 : Áp dụng việc đổi mới phương pháp vào bài soạn

Bước 3 : Kết quả rút ra sau khi áp dụng

II - Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài

Đề tài này được tôi áp dụng thử nghiệm từ năm học 2006 – 2007 : năm học

2007 – 2008 và năm học 2008 – 2009 ở một số lớp 12 Trường THPT Mỹ Đức A ( 12A4 ; 12A13 ; 12A11 ; 12A14 ) mà tôi được phân công giảng dạy Tôi đã thu được một số kết quả đáng kích lệ

PHẦN I : KHẢO SÁT HỌC SINH ĐỂ TÌM HIỂU VÌ SAO CÁC EM LẠI

“NGẠI” HỌC NHỮNG TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Qua khảo sát việc dạy và học văn phần văn học nước ngoài ở một số lớp 12 trong nhiều năm, tôi nhận thấy có một số nguyên nhân khiến việc học và tiếp nhận những tác phẩm văn học nước ngoài không được nhiều học sinh hứng thú, say mê

I Từ phía người học :

Từ khi đổi mới chương trình sách giáo khoa, phần văn học nước ngoài (Ngữ văn 12) đã được giảm tải hơn so với sách giáo khoa cũ SGK Ngữ văn hiện nay chỉ còn ba tác phẩm văn học nước ngoài: Thuốc (Lỗ Tấn) ; Số phận con người (Sô - lô

- khốp) ; Ông già và biển cả (Hê - minh - uê) Việc giảm tải chương trình như sách hiện hành là phù hợp với lượng kiến thức mà các em cần tiếp nhận Tuy nhiên phần lớn các em vẫn ít có cảm hứng khi học những tác phẩm văn học nước ngoài Một phần

là do những tác phẩm ấy khó học và khó tiếp thu, mặt khác, nội dung kiến thức của những tác phẩm ấy không liên quan nhiều đến thi cử, nhiều tác phẩm chỉ được học một đoạn trích, còn có tác phẩm được học hoàn chỉnh thì lại là một văn bản ngắn gọn,

Trang 5

cô đọng, nhiều tầng nghĩa nên rất khó hiểu Qua phiếu điều tra nhanh ở tất cả các lớp

12 trường THPT Mỹ Đức A kết quả cho thấy:

- 80% học sinh không thích học phần văn học nước ngoài, lí do vì khó tiếp nhận, khó đọc

- 10% thích phần văn học nước ngoài, song số giờ dạy trên lớp ít khiến việc tiếp nhận nội dung kiến thức của các em còn lơ mơ

- 5% trả lời thẳng thắn: Học cũng được mà không cũng được Các em còn mạnh dạn đề xuất không nên đưa phần văn học nước ngoài vào trong chương trình

- 5% không có quan điểm hay đề xuất nào cả

Từ kết quả điều tra trên tôi thấy : tình hình học sinh học phần văn học nước ngoài còn chống đối, chưa có ý thức đúng đắn trong việc học và chiếm lĩnh những văn bản văn học nước ngoài

Để học sinh không quay lưng lại với văn học nước ngoài thì việc làm cấp thiết của giáo viên là : Hướng dẫn cách học cho các em, giúp các em đổi mới phương pháp học văn , đọc và biết cách tiếp cận để hiểu đúng ý nghĩa văn bản Đồng thời nhắc nhở các em phải chuẩn bị tốt các khâu đọc - hiểu văn bản ở nhà cũng như ở trên lớp : đọc

kĩ văn bản, tìm và đọc các tư liệu tham khảo, lắng nghe để khắc sâu kiến thức của thầy

cô, trả lời các câu hỏi trong SGK

Làm được như vậy, thì những tác phẩm văn học nước ngoài dần dần gắn bó mật thiết hơn với nền văn học Việt Nam và người học sẽ có hứng thú hơn khi tiếp nhận văn học nước ngoài

II Từ phía người dạy :

Qua dự giờ một số đồng nghiệp và những buổi thảo luận, họp tổ rút kinh nghiệm tôi thấy : những tác phẩm văn học nước ngoài thường thì các thầy cô dạy một cách chiếu lệ, qua loa Mặt khác, phương pháp dạy vẫn theo cách cũ, chủ yếu là thuyết trình; chưa phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh; chưa tích hợp các kiến thức

có liên quan tới bài dạy (đặc biệt là kiến thức lịch sử)

Trong giờ dạy, khi giáo viên ở dụng phương pháp trao đổi thảo luận thường gặp phải nhược điểm: gây ồn làm ảnh hưởng tới các lớp học khác

Như vậy muốn khắc phục được tình trạng trên, thiết nghĩ:

Trang 6

- Giáo viên phải luôn luôn có ý thức tự giác, tự trau dồi kiến thức cho mình qua tài liệu, qua sách tham khảo và qua Internet

- Muốn dạy tốt giáo viên phải thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm, học tập các phương pháp dạy học khác của các đồng nghiệp để tự nâng cao năng lực dạy văn của mình

- Ngoài phương pháp nêu vấn đề, thuyết giảng khi dạy giáo viên cần sử dụng hợp lí những câu hỏi thảo luận để vừa phát huy tính chủ động và rèn luyện

kĩ năng nói trước tập thể vừa có ý thức bảo vệ chính kiến, quan điểm của mình về một vấn đề mà giáo viên đặt ra

Có như vậy giờ học văn, nhất là văn học nước ngoài mới hứng thú, hấp dẫn học sinh

Trang 7

PHẦN II MỘT CÁCH SOẠN GIẢNG MỚI BÀI “THUỐC” ( LỖ TẤN -NGỮ VĂN 12 BAN CƠ BẢN) THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP , NÊU

VẤN ĐỀ VÀ TRAO ĐỔI THẢO LUẬN

I Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

1 Về kiến thức

- Cảm nhận được giá trị, tư tưởng của tác phẩm thuốc: là hồi chuông cảnh báo căn bệnh u mê, đớn hèn của người dân Trung Hoa đầu thế kỉ XX

- Lỗ Tấn chủ trương tìm một phương thuốc hữu hiệu để chữa bệnh cho quốc dân: làm cho họ giác ngộ cách mạng và gắn bó với cách mạng

- Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm : cốt truyện đơn giản, cách viết

cô đọng, súc tích, xây dựng những hình ảnh mang tính biểu tượng

2 Về kĩ năng

- Nâng cao kĩ năng đọc - hiểu một truyện ngắn của nước ngoài

- Rèn luyện kĩ năng đọc tác phẩm, hiểu tác phẩm một cách chủ động, tích cực và sáng tạo

3 Về tư tưởng thái độ

- Có quan điểm đúng đắn về lí tưởng cách mạng

- Có cái nhìn đúng đắn, quý trọng những người đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng

II Phương pháp , phương tiện

1 Phương pháp :

- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích

- Tích hợp các kiến thức liên quan (đặc biệt là lịch sử)

2 Chuẩn bị phương tiện:

- Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế bài dạy, các phương tiện trực quan như ảnh

Lỗ Tấn; ảnh người chiến sĩ cách mạng Thu Cận

- Học sinh: SGK, vở bài soạn, đọc các tài liệu có liên quan đến bài học III Tiến trình

1 Ổn định tổ chức

Trang 8

2 Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Vì sao tác giả Nguyễn Khải gọi nhân vật cô Hiền là “một hạt bụi vàng của Hà Nội” ?

Dự kiến học sinh trả lời:

- Nói đến hạt bụi, người ta nghĩ đến vật nhỏ bé, tầm thường, có điều là “hạt bụi vàng” thì dù nhỏ bé nhưng có giá trị quý báu

- Nói đến hạt bụi , người ta nghĩ đến vật nhỏ bé, tầm thường, có điều là “hạt bụi vàng” thì dù nhỏ bé nhưng có giá trị quý báu

- Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng đã thấm sâu bản sắc của người Hà Nội  Đó chính là phẩm giá, truyền thống, cốt cách của người Hà Nội

3 – Bài mới

Lời vào bài : Lâu nay chúng ta thường hiểu “thuốc” là một loại dược liệu để

chữa bệnh cho con người Đối với nhà văn Lỗ Tấn “thuốc” lại được ông lấy để đặt tên cho “đứa con tinh thần của mình” Nhan đề ấy có thể hiện ý nghĩa trên hay còn bộc lộ một dụng ý sâu sắc nào khác ? Buổi học hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu, khám phá văn bản văn học này !

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

I Vài nét về tác giả , tác phẩm.

1 Tác giả:

GV : Dựa vào phần tiểu dẫn và bài soạn đã

chuẩn bị ở nhà, em hãy trình bày những nét

chính về nhà văn Lỗ Tấn ?

HS : Trả lời dựa vào mục tiểu dẫn

và các nguồn tài liệu khác

 Trên cơ sở hs trình bày gv nhấn mạnh

sau đó treo ảnh nhà văn Lỗ Tấn

I Vài nét về tác giả , tác phẩm.

1 Tác giả:

- Lỗ Tấn (1881- 1936) là nhà văn

vĩ đại của Trung Quốc

+ Tên khai sinh : Chu Thụ Nhân + Quê : Triết Giang

+ Thời trẻ ông làm nhiều nghề : khai mỏ ; hàng hải ; y khoa ; viết văn

-Mục đích viết văn của ông : thức tỉnh quốc dân đồng bào

- Quan điểm sáng tác: Phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội

tự thấy mình “ngủ say trong cái hộp bằng sắt không có cửa sổ ”

 Lỗ Tấn được tôn vinh là “linh hồn của dân

tộc” ; là danh nhân văn hoá thế giới và là

Trang 9

nhà văn được Bác Hồ kính trọng

2 Những tác phẩm chính:

Gv : Hãy kể tên những tác phẩm

của Lỗ Tấn mà em biết ?

2 Những tác phẩm chính

- Truyện ngắn : Gào thét (1923 ); Bàng hoàng (1926)

- Tạp văn : Cỏ dại ; Nấm mồ

3 Truyện ngắn Thuốc

GV nêu vấn đề và hỏi : Bối cảnh xã hội của

một giai đoạn lịch sử có vai trò làm nảy sinh

cảm hứng sáng tạo cho người nghệ sĩ Vậy

theo em thì truyện ngắn Thuốc ra đời trong

hoàn cảnh nào ?

HS trả lời

GV tích hợp kiến thức lịch sử nhấn mạnh và

bổ sung

3 Truyện ngắn Thuốc

a) Hoàn cảnh sáng tác

Thuốc được viết vào năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động ngũ tứ bùng lên Đây

là thời kì đất nước Trung Hoa bị các nước

đế quốc như : Anh , Pháp , Đức , Nhật xâu

xé Xã hội Trung Hoa biến thành xã hội thực dân nửa phong kiến, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục Họ đang bị nhiễm một căn bệnh tinh thần không có thuốc chữa, đó là bệnh đớn hèn, tự thoả mãn với chính mình Điều đó đã cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc

 Thuốc ra đời trong bối cảnh lịch sử ấy

b- Mục đích sáng tác

GV dẫn dắt và nêu vấn đề : Trước khi cầm

bút viết chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt câu

hỏi “ Viết cho ai ? Viết để làm gì ? Viết cái

gì ? Viết như thế nào ?” Từ quan điểm trên

của Bác em hiểu gì về mục đích sáng tác của

truyện ngắn Thuốc ?

HS trả lời

GV nhấn mạnh, bổ sung

b - Mục đích sáng tác

 Khi sáng tác truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn chủ trương : tìm một phương thuốc hữu hiệu

có thể chữa căn bệnh tinh thần cho người dân Trung Hoa để cứu dân tộc ra khỏi cảnh

nô lệ, lầm than

GV chuyển ý : Từ mục đích trên, chúng ta

cùng cắt nghĩa giá trị văn bản

1 Đọc – tóm tắt văn bản

GV yêu cầu học sinh đọc tác phẩm ở nhà,

đến lớp gọi một, hai học sinh tóm tắt tác

phẩm

HS tóm tắt

II - Đọc - hiểu văn bản.

1 Đọc – tóm tắt

Tóm tắt tác phẩm : tác phẩm xoay quanh

gia đình nhà lão Hoa mua bánh bao tẩm máu ngườicho con trai (tên là Thuyên), ông bà Hoa tin rằng liều thuốc ấy có thể chữa được

Trang 10

GV nhận xét bệnh cho con Trong khi đó tại quán trà của

lão, mọi người tụ tập bàn tán về vị thuốc và chửi bới người liệt sĩ Cuối cùng con trai lão Hoa vẫn chết

Trong ngày tết thanh minh, hai bà mẹ họ Hoa và Hạ gặp nhau ở nghĩa địa Bà mẹ Hạ

Du cảm thấy xấu hổ vì con mình bị chôn bên nghĩa địa của người bị chết chém và hết sức ngạc nhiên vì vòng hoa được đặt trên mộcon mình, ngỡ là con trai hiển linh Bà không hiểu nổi ý nghĩa của vòng hoa Bà lẩm bẩm một mình “thế này là thế nào ?” 2- Tìm hiểu văn bản

a Nhan đề “Thuốc” và hình tượng chiếc

bánh bao.

+ Nhan đề.

GV dẫn dắt và nêu vấn đề: Truyện ngắn

Thuốc là một sự sáng tạo độc đáo của Lỗ

Tấn Điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề

tác phẩm Vậy theo các em thì tác phẩm này

có bao nhiêu lớp nghĩa ? Đó là những lớp

nghĩa nào?

HS chia nhóm thảo luận Mỗi nhóm cử một

bạn phát biểu

GV nhận xét , nhấn mạnh

2- Tìm hiểu văn bản

a Nhan đề “Thuốc” và hình tượng chiếc bánh bao.

+ Nhan đề : Thuốc là một nhan đề có nhiều

tầng nghĩa

- Trước hết : hiểu theo đúng nghĩa đen,

ấy là thứ thuốc chữa bệnh laocủa người Trung Quốc lạc hậu, u mê một cách chữa bệnh đầy mê tín - lấy máu người để chữa bệnh Rốt cuộc con bệnh chết Chết trong không khí ẩm mốc hôi tanh mùi máu của nước Trung Quốc lạc hậu

- Thứ hai : không chỉ có vậy Lỗ Tấn muốn đề cập đến một vấn đề sâu xa hơn

Đó là thứ thuốc mà bố mẹ thằng Thuyên đã trị bệnh cho nó là thuốc độc Vì thế mọi người phải giác ngộ ra là thuốc độc thì không có tác dụng chữa bệnh lao

- Thứ ba : hơn nữa nhà văn Lỗ Tấn còn muốn tìm một liều thuốc để có thể chữa khỏi căn bệnh tinh thần cho người dân Trung Hoa, và quan trọng hơn là quần chúng phải được giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó hơn với quần chúng

+ Hình tượng chiếc bánh bao

GV dẫn dắt vấn đề : Từ ý nghĩa nhan đề tác

phẩm , em có cảm nhận gì về hình ảnh chiếc

bánh bao?

HS trả lời

GV nhận xét, nhấn mạnh

+ Hình tượng chiếc bánh bao.

- “Bánh bao tẩm máu người” là thần dược

Ngày đăng: 23/03/2015, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w