1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Một vài giải pháp nâng cao công tác PCGD Ở THCS

25 4,8K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 255,5 KB

Nội dung

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀICông tác Phổ cập giáo dục THCS là chủ trương lớn của đảng và nhànước và cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong trường trunghọc.. Công tác Phổ cập giáo dục T

Trang 1

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Công tác Phổ cập giáo dục THCS là chủ trương lớn của đảng và nhànước và cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong trường trunghọc Công tác Phổ cập giáo dục THCS là một nhiệm vụ quan trọng trongchiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứngcho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước được xác định rõtrong Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII của Quốc hội về việc thực hiệnPCGD THCS trên phạm vi cả nước

Việc hoàn thành chỉ tiêu đạt chuẩn quốc gia công tác phổ cập giáo dụcTHCS đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối kết hợpcủa các ban ngành, đoàn thể với trường học đặc biệt là sự hưởng ứng, ủng hộtích cực của nhân dân

Giáo viên chuyên trách Phổ cập có vai trò hết sức quan trọng trong việctham mưu cho nhà trường, Ban chỉ đạo hoàn thành công tác này Thực tế chothấy, giáo viên chuyên trách nhiệt tình, tích cực trong công tác, phát huy tốtvai trò tham mưu và nắm vững cách thiết lập hồ sơ sổ sách thì việc thực hiệncông tác Phổ cập giáo dục ở địa phương đạt kết quả cao

Thực hiện Chỉ thị số 61/CT-TW của Bộ Chính trị về việc thực hiện PCGDTHCS Nghị quyết 41/2000/QH10 của Quốc hội về việc thực hiện PCGDTHCS trên phạm vi cả nước Với nỗ lực của toàn ngành giáo dục cùng với cáccấp chính quyền, Công tác PCGD THCS được chính quyền địa phương vàPhòng GD&ĐT Thị Xã Bình Long đặc biệt quan tâm Nhiệm vụ PCGD THCSđược triển khai thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt trên khắp địa bàn thị xã vàđược nhân dân đồng tình hưởng ứng Nhà trường cùng với chính quyền địaphương lấy công tác PCGD THCS đặt lên hàng đầu Từ năm 2006 đến nay địaphương luôn đạt chuẩn PCGD THCS và được duy trì trì tốt Đó cũng là cơ sở đểduy trì tốt công tác đạt chuẩn PCGD THCS cho những năm tiếp theo

Với kết quả đạt được là như vậy, tuy nhiên hiện nay ở một số địaphương do sức ép về tiến độ và số lượng, nên một số địa phương đó cố gắng

A PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 2

lượng PCGD, kết quả đạt chuẩn chưa cao, chưa bền vững, có thể dẫn đến nguy

cơ mất chuẩn Nguyên nhân do dân cư di dân tự do từ nhiều nơi khác đến lậpnghiệp nên kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, phần nào ảnh hưởng đến việc họctập của con, em họ

Một số bậc phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em

họ, họ cho rằng con em họ chỉ biết đọc, biết viết, biết tính toán qua loa là được.Nên họ cho con em mình nghỉ học đi làm thuê kiếm sống (đa phần là đồng bàodân tộc), một số nhỏ đi bán vé số…

Một số em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (cha mẹ ly hôn, rượu chè, cờbạc, số đề…) tự bản thân các em chán nản rồi bỏ học, trốn tiết để đi tham giacác trò chơi điện tử, tụ tập thành băng nhóm, một số em đi làm công nhân xínghiệp, làm thuê, hoặc học nghề mà không nhận thức được tương lai của chínhmình, để cò nghề nghiệp ổn định cho tương lai Một số gia đình khó khăn nêncon em họ phải nghỉ học để lao động kiếm sống

Hoặc đối với những nơi học sinh bỏ học còn chiếm tỉ lệ khá cao, điều kiệngia đình kinh tế khó khăn không đủ tiền đóng tiền học , nhất là con em đồng bàodân tộc , tình trạng bỏ học nửa chừng vẫn thường xảy ra, ảnh hưởng lớn đếnchất lượng học tập Trong khi đó, chính quyền cơ sở lại khoán trắng công tácphổ cập cho ngành giáo dục, thiếu sự đôn đốc, hỗ trợ các điều kiện cần thiết,nên việc duy trì, củng cố và phát triển kết quả phổ cập chưa được bền vững Vìthế nguy cơ trượt chuẩn rất cao

Tiếp tục thực hiện nghị quyết 41/2000/QH10 về mục tiêu giáo dục THCS

giai đoạn 2010 – 2015 là “Phải đảm bảo cho hầu hết thanh niên, thiếu niên sau

khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học để đạt trình độ THCS trước khi hết 18 tuổi, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục

vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Nghị định

88/2001/NĐCP; Chỉ thị số 22/CT-TU ngày 17 tháng 2 năm 2010 của Thị ủyBình Long và các văn bản hướng dẫn của bộ GD & ĐT Sở GD & ĐT BìnhPhước, Phòng GD & ĐT Bình Long về việc thực hiện công tác PCGD THCS

Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập đến một số biện pháp nhằm

góp phần thực hiện công tác này sao cho hiệu quả

Xác định công tác PCGD THCS là một trong những nhiệm vụ trọng tâmđược Đảng, Nhà nước đặt lên hành đầu, đòi hỏi chúng ta cần quan tâm nhiềuhơn nữa xem việc làm là trách nhiệm của mình Chính vì vậy tôi chọn đề tài

“Một vài giải pháp nâng cao công tác PCGD” ở Phường Hưng Chiến để

nghiên cứu Đề tài này là một vấn đề lớn so với tầm nhận thức và khả năng của

Trang 3

bản thân Do điều kiện về thời gian và những hiểu biết còn hạn hẹp, thực tếthiếu sinh động, chắc chắn đề tài không thể nói hết những vấn đề quan trọng,bức thiết và không thể nào tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự giúp

đỡ tận tình của quý thầy cô, các đồng chí, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện

và mang tính thiết thực hơn

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài này tìm hiểu thực trạng và đề xuất một vài giải pháp nhằm gópphần nâng cao và duy trì kết quả PCGD THCS ở Phường Hưng Chiến

- Với phương châm biến một xã hội còn nhiều khó khăn, với nhiều ngườiđồng bào sinh sống, cơ cấu dịch vụ còn thấp, đất nông nghiệp chiếm trên 70%thành một xã hội học tập tiến bộ hơn

III ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

Các quy trình, giải pháp thực hiện công tác PCGD THCS

2 Khách thể nghiên cứu

Quản lý duy trì công tác phổ cập giáo dục trong trường THCS

IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Những học sinh, học viên độ tuổi từ 11 – 18 tuổi, chủ yếu những em bỏhọc phổ thông và không có điều kiện để tiếp tục học trong chương trình THCScủa 9 khu phố và 02 ấp trong Phường để tìm hiểu và nghiên cứu Những kết quảnày vừa mang ý nghĩa cá nhân, đối với một người làm chuyên trách PCGD ; vừa

có thể mang tính phổ dụng cho tất cả những đơn vị có cùng điều kiện Đồng thờixem đây là bài học kinh nghiệm trong quá trình làm công tác PCGD THCS vàsau này làm tốt công tác PCGD THPT ở Thị xã Bình Long

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Nghiên cứu lí luân

Những vấn đề liên quan đến PCGD THCS

2 Điều tra

2.1 Đối tượng điều tra:

- Thanh thiếu niên Phường Hưng Chiến trong độ tuổi từ 11 đến 18 đã tốt

Trang 4

- Người lao động trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi.

2.2 Địa bàn điều tra:

- 9 Khu Phố và 02 ấp của Phường Hưng Chiến, Thị xã Bình Long

2.3 Nội dung điều tra:

- Đến hộ gia đình ghi phiếu điều tra khảo sát từng khu phố (ấp) của địaphương (có bảng biểu kèm theo); nhằm tìm hiểu thực trạng trình độ văn hoácủa từng đối tượng , công tác rà soát nắm bắt đối tượng nghiên cứu thực trạngcông tác phổ cập giáo dục THCS như học sinh bỏ học giữa chừng (nguyên nhân

vì đâu: mất căn bản, tiếp thu chậm, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, hamchơi )

- Nhận thức của phụ huynh về trách nhiệm của gia đình trong việc phổcập giáo dục THCS Cũng như sự quan tâm của gia đình, đôn đốc nhắc nhỡ,…

VI GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Nếu xác định được các giải pháp PCGD THCS ở một phường có tínhkhoa học, khả thi và có kế hoạch thực hiện hợp lí thì sẽ nâng cao và duy trì kếtquả PCGD THCS ở Hưng Chiến; góp phần cùng toàn ngành GD Bình Longhoàn thành tốt công tác PCGD THCS và duy trì đạt chuẩn

CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THỰC HIỆN

PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS

I Cơ sở lí luận

1 Khái niệm

Phổ cập giáo dục là làm “dài lâu- bền vững-lan rộng” trên một địa bàn

nào đó với một lứa tuổi nào đó, một trình độ văn hóa nhất định, làm cho ngườidân đều được đi học

PCGD chính là một hoạt động căn bản góp phần nâng cao dân trí từ mứcthấp nhất là xóa mù chữ đến phổ cập giáo dục tiểu học, PCGD THCS và sẽ tiếnđến PCGD THPT sau này

2 Nội dung công tác PCGD THCS

B PHẦN NỘI DUNG

Trang 5

Nội dung công tác PCGD THCS là: Huy động tối đa học sinh tốt nghiệptiểu học ( với tỉ lệ 100%) vào học lớp 6, duy trì, chống lưu ban, bỏ học ở cấpTHCS; Mở rộng các loại hình trường lớp như lớp bổ túc, phổ cập đối với đốitượng học sinh không có điều kiện tiếp tục đến trường học cấp THCS

3 Tiêu chuẩn PCGD THCS

Để được công nhận đạt chuẩn PCGD THCS phải đạt các tiêu chuẩn sau:

Đối tượng thanh niên

thiếu niên trong độ tuổi

Tiêu chuẩn chung

Tiêu chuẩn 1 (TH) Tiêu chuẩn 2 (THCS) Địa phương

bình thường

Địa phương khó khăn

Địa phương bình thường

Địa phương khó khăn

1 11 tuổi -18 tuổi

Đến hết 18 t (THCS)

Có HK hoặc tạm trú dài hạn

a/ 80%

b/ ít nhất 70%

c/ Đang học TH

a/ 75%á b/ 70%á

4 Việc PCGD THCS do các lực lượng sau thực hiện:

- Cấp trên (UBND tỉnh, Sở GD&ĐT, UBND Thị Xã, Phòng GD&ĐT):

Thành lập ban chỉ đạo, ban kiểm tra, bộ phận chuyên trách công tác PCGDTHCS để kiểm tra, đánh giá, góp ý, nhắc nhở đối với cấp dưới nhằm thực hiệntốt công tác phổ cập THCS Họp giao ban theo định kỳ nhận xét đánh giá rútkinh nghiệm kịp thời, để có biện pháp khắc phục sửa chữa

- Trường THCS: Thực hiện “một hội đồng hai nhiệm vụ”; phân công bộ

phận chuyên trách về công tác PCGD THCS, có nhiệm vụ tham mưu cho hiệutrưởng trong công tác phổ cập; tiến hành khảo sát tình hình để vận động ra lớprồi xây dựng kế hoạch mở lớp phổ cập; phân công chuyên môn, phân nhiệm chogiáo viên trong trường thực hiện công tác PCGD THCS; tham mưu cho lãnh đạođịa phương và cấp trên các vấn đề liên quan đến PCGD THCS

-UBND Phường: hằng năm (khoảng giữa tháng 9) ra quyết định cũng cố

kiện toàn ban chỉ đạo CMC phổ cập THCS do phó chủ tịch UBND làm trưởng

Trang 6

trong phường cùng với hai GV chuyên trách phổ cập (1 của trường TH và 1 củatrường THCS ) làm thành viên Phân công, phân nhiệm cho các thành viênTrung tâm học tập cộng đồng cùng các ban ngành – đoàn thể cũng như các lựclượng xã hội khác trong phường phối kết hợp với nhau để thực hiện tốt công tácPCGD THCS Đề ra các chủ trương, chính sách, nghị quyết để chỉ đạo côngtác PCGD THCS Thường xuyên tổ chức họp giao ban để nắm bắt tình hình;tiến hành giám sát, kiểm tra, đôn đốc, động viên trong quá trình thực hiện nhiệm

vụ Hằng năm ra quyết định thành lập đoàn tự kiểm tra kết quả PCGD THCS(khoảng tuần thứ I của tháng 10) Báo cáo lên cấp trên và đề nghị công nhận kếtquả PCGD THCS Khen thưởng kịp thời đối với những người thực hiện tốtnhiệm vụ PCGD THCS

- GVBM và GVCN: Tham gia điều tra, khảo sát tình hình phổ cập, tuyên

truyền, vận động học sinh đến trường để duy trì tốt sĩ số lớp; tham gia công tácgiảng dạy; tiến hành đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tình hình thực tếcủa nhà trường để nâng cao chất lượng GVCN phối hợp với GV chuyên tráchlàm tốt công tác duy trì sĩ số lớp Thực hiện tốt cuộc vận động ngày toàn dânđưa trẻ đến trường Cùng với hội khuyến học của Phường phối kết hợp để cónhững hỗ trợ kịp thời với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tiếp bước chocác em đến trường

- Các ban ngành – đoàn thể trong nhà trường, trong phường: Phối kết hợp

với nhau thực hiện công tác tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh và toàn thểnhân dân địa phương hiểu biết về các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhànước về công tác PCGD THCS; nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích của nềngiáo dục nói chung và công tác PCGD THCS nói riêng Để từ đó huy động, vậnđộng được con em tham gia học tập đầy đủ

- Phụ huynh học sinh: Nhận thức đúng về tầm quan trọng và lợi của nền

giáo dục, để có quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học tập của con em

5 Kết quả PCGD THCS phụ thuộc vào những điều kiện sau:

- Chủ trương, chính sách: Cần có các chủ trương, chính sách đúng đắn, đi

vào lòng dân, làm cho người dân nhận thức được rằng: phổ cập GD THCS sẽđem lại lợi ích to lớn cho chính họ

- Công tác tuyên truyền vận động, huy động: Đây là một trong những công

tác trọng tâm, làm nồng cốt cho việc nâng cao chất lượng, quyết định sự thànhcông của việc PCGD THCS

Trang 7

- Chế tài: Chế tài góp phần thành công cho công tác PCGD THCS, vì vậy

phải xây dựng bộ chế tài hợp lí để áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

- Điều kiện kinh tế của địa phương, cơ sở vật chất phục cho công tác: Điều

kiện kinh tế của địa phương và cơ sở vật chất là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đếncông tác PCGD THCS Thong qua các tổ chức cá nhân nhà hảo tâm để tạo mọiđiều kiện cho học sinh đến trường Địa phương nào có kinh tế phát triển, cơ sởvật chất phục vụ cho việc dạy học đảm bảo thì địa phương đó sẽ làm tốt côngtác PCGD THCS

- Công tác quản lí, vai trò của Hiệu trưởng: Khi công tác quản lí được tổ

chức, thực hiện nghiêm túc, khoa học; vai trò của hiệu trưởng được phát huy thì công tác PCGD THCS sẽ thành công

II Cơ sở pháp lí

Đảng và nhà nước ta luôn luôn chỉ đạo các cấp chính quyền quan tâmCông tác phổ cập giáo dục THCS, do đó công tác này dựa trên các công vănpháp luận, pháp quy sau đây:

- Điều lệ trường phổ thông

- Nghị quyết số 41/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hộikhóa X, kỳ họp thứ VIII về thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS

- Chỉ thị số 61/CT – TW 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ chính trị về việcthực hiện phổ cập giáo dục THCS

- Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2001 của chính phủ

về việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS

- Quyết định số 26/2001/QĐ-BGD-ĐT ngày 05 tháng 7 năm 2001 của Bộtrưởng bộ giáo dục đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, kiểm tra, đánhgiá và công nhận phổ cập giáo dục THCS

- Các chỉ thị và công văn hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; sở GD&ĐT BìnhPhước và phòng GD&ĐT Bình Long về việc thực hiện PCGD THCS

- Các chỉ thị và công văn hướng dẫn của ban thường vụ Tỉnh ủy và kếhoạch của UBND Tỉnh về việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS

- Chỉ thị số 22/CT-TU ngày 17 tháng 02 năm 2010 của Thị ủy và các kếhoạch của UBND Thị xã Bình Long về việc thực hiện công tác PCGD THCS

- Các văn bản hướng dẫn và kế hoạch chỉ đạo của phòng GD&ĐTĐakrông về việc thực hiện PCGD THCS

Trang 8

III Cơ sở thực tiễn

Kể từ khi phường (trước kia thuộc thị trấn An Lộc khi chưa tách thị xã)được công nhận đạt chuẩn PCGD THCS vào năm 2006, chính quyền địa phươngdường như thiếu sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra đôn đốc; công tácPCGD THCS hầu như khoán trắng cho nhà trường Công tác PCGD chưa đượccoi trọng Tuy rằng nhà trường vẫn thực hiện một hội đồng hai nhiệm vụ,nhưng người làm công tác PCGD chỉ là kiêm nhiệm, chưa phân công, bố tríđược giáo viên chuyên trách công tác phổ cập, cơ sở vật chất phục vụ cho côngtác PCGD THCS còn thiếu thốn Công tác này chỉ làm qua loa chiếu lệ Phụhuynh học sinh chưa nhận thức hết tầm quan trọng và lợi của nền giáo dục, nênchưa có quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học tập của con em, thậm chínhiều phụ huynh nghĩ rằng: “học sinh đi học là học cho nhà trường, để thầy cônhận được lương; học xong rồi thì cũng phải làm rẫy, làm nương chứ có làmđược cán bộ đâu, thế thì học làm gì ? ”, vì vậy mọi việc liên quan đến học tậpcủa học sinh, họ đều phó mặc cho nhà trường Ý thức học tập của học sinh kém,thiếu sự phấn đấu, thi đua Công tác xã hội hóa giáo dục chưa được đẩy mạnh

Sự phối kết hợp giữa các mặt giáo dục “Nhà trường – Gia đình – Xã hội” việc

học gắn liền với thực tiễn chưa được chú trọng chỉ đặt nặng lý thuyết và chạytheo thành tích Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn đến công tác PCGDTHCS ở địa phương Vì vậy một yêu cầu bức thiết được đặt ra là phải tìm ramột số giải pháp nhằm cũng cố, duy trì kết quả PCGD THCS, tránh tình trạngtrượt chuẩn

Kể từ sau năm 2006 đến nay trường THCS An Lộc đã được sự quan tâmnhiều hơn của Lãnh đạo thị xã (trước kia là huyện), Phòng GD&ĐT Bình Longcũng như chính quyền địa phương như: tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên ,xây dựng thêm trường lớp, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị từngbước chuẩn hoá Các trường chuẩn quốc gia cũng được chú trọng … Với sựquan tâm đó, chắc rằng công tác PCGD THCS sẽ thuận lợi hơn, đạt kết quả caohơn

Trang 9

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS Ở PHƯỜNG HƯNG CHIẾN

1 Tình hình đặc điểm Phường Hưng Chiến

- Hưng Chiến là một phường có diện tích rộng, dân số đông, đồng bàodân tộc Xtiêng chiếm 8.3%, diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 70%, cơ cấudịch vụ chỉ có 11.2% , Phường Hưng Chiến có 9 khu phố và 02 ấp tổng số hộdân là 2229 hộ/10.314 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc ít người là 421hộ/1.082 nhân khẩu đa số là đồng bào dân tộc stiêng, mặt bằng dân trí thấp,nhận thức về tầm quan trọng của nền giáo dục còn hạn chế, phụ huynh chưaquan tâm, đầu tư cho việc học của con em, chính quyền địa phương còn thờ ơvới công tác giáo dục, mọi việc đều phó mặc cho nhà trường Những yếu tố đó

đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng toàndiện cho học sinh Đặc biệt là duy trì số lượng và vận động học sinh đến lớp vàđến trường Do địa bàn rộng, dân cư phân bố rãi rác, có 4 sóc nằm trong các khuphố Đông Phất, Bình Tây, Hưng Phú, Bình Ninh; phường Hưng Chiến có2.321,11 ha diện tích tự nhiên đa phần là nông nghiệp Đời sống nhân dân chủyếu phụ thuộc vào ruộng, vườn, nương rẩy và chăn nuôi, các dịch vụ ngànhnghề công thương chưa phát triển Cuộc sống nhân dân gặp nhiều khó khăn,toàn phường có hơn 120 hộ đói, nghèo Nhân dân ở đây chưa ý thức được việchọc, phần lớn do các hộ dân khi tách về thị xã là dân của Thanh bình và An Phúthuộc Hớn Quản; từ đó việc thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch phổ cập giáo dụcTHCS càng khó khăn hơn Nhưng với nổ lực và quyết tâm cao BCĐ CMCPCGD phường, của Hội đồng sư phạm trường THCS An Lộc và chính quyền ởđịa phương đã đưa ra nhiều giải pháp để hoàn thành công tác PCGD THCS

2 Một số kết quả điều tra.

a Kết quả điều tra và tổng hợp đối tượng ngoài nhà trường như sau:

Năm 2012:

Trang 10

ổi Năm

Sinh

TS đối tượng trong độ tuổi

ĐỐI TƯỢNG KHÔNG THEO HỌC

VÀ BỎ HỌC

TS Nữ DT Nữ

DT L 0

L 1, 2, 3

L 4,5 L 6 L 7 L 8 L 9

L 4,5 L 6 L 7 L 8 L 9

Trang 11

b Kết quả điều tra và thống kê tổng hợp phổ cập giáo dục THCS trong hai năm 2012 và 2013

Ngày đăng: 23/03/2015, 19:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sổ tay phổ cập giáo dục THCS và bậc trung học – Ban chỉ đạo phổ cập Quốc gia (2005) Khác
2. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục của tác giả Phạm Viết Vượng do nhà xuất bản giáo dục ấn hành năm 1997 Khác
3. Nghị quyết số 41/2000/QH10 về việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS của Quốc hội khóa 10 Khác
4. Chỉ thị 61- Chỉ thị số 61/CT – TW 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ chính trị về việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS Khác
5. Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2001 của chính phủ về việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS Khác
6. Quyết định số 26/2001/QĐ-BGD-ĐT ngày 05 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, kiểm tra, đánh giá và công nhận phổ cập giáo dục THCS Khác
7. Các chỉ thị và công văn hướng dẫn của Bộ GD-ĐT; sở GD- ĐT Bình Phước và phòng GD-ĐT Bình Long về việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS Khác
8. Các chỉ thị và công văn hướng dẫn của ban thường vụ Tỉnh ủy và kế hoạch của UBND Tỉnh về việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS Khác
9. Chỉ thị số 22/CT-TU ngày 17 tháng 02 năm 2010 của thị ủy và các kế hoạch của UBND thị xã Bình Long về việc thực hiện công tác phổ cập GD.THCS Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w