1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo làng Mão Điền (xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

108 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 2,57 MB

Nội dung

Đất đai của làng tuy không được xếp vào mảnh đất trù phú phát triển kinh tế nông nghiệp lúa nước như các làng khác trong vùng nhưng người dân Mão Điền đã biết khắc phục những hạn ch

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

-

NGUYỄN THANH MAI

ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO LÀNG MÃO ĐIỀN (XÃ MÃO ĐIỀN, HUYỆN THUẬN THÀNH,

TỈNH BẮC NINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Viê ̣t Nam học

Hà Nội – 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

-

NGUYỄN THANH MAI

ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO LÀNG MÃO ĐIỀN (XÃ MÃO ĐIỀN, HUYỆN THUẬN THÀNH,

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục đích nghiên cứu đề tài 3

3.Lịch sử nghiên cứu 3

4.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 6

5.Phương pháp nghiên cứu 6

6.Những đóng góp của luận văn 7

7.Kết cấu của luận văn 7

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH ĐI ̣A BÀN NGHIÊN CỨU 9

1.1 Đặc điểm tự nhiên 9

1.1.1 Địa hình địa vật 10

1.1.2 Các đặc điểm tự nhiên 10

1.1.3 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến đời sống tôn giáo , tín ngưỡng làng Mão Điền 11

1.2 Đặc điểm lịch sử, văn hóa – xã hội 12

1.2.1 Lịch sử phát triển 12

1.2.2 Đời sống kinh tế 13

1.2.3 Đặc điểm dân cư 15

1.2.4 Tổ chức làng xã 16

1.2.5 Truyền thống g iáo dục và khoa cử 18

1.2.6 Phong tục tâ ̣p quán 21

1.2.7 Ảnh hưởng của các yếu tố về lịch s ử, văn hóa – xã hội đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo 22

1.4 Tiểu kết chương 1 26

CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI HÌNH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO - ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, XÃ HỘI 27

2.1 Các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo ở làng Mão Điền 27

Trang 4

2.1.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 27

2.1.2 Tín ngưỡng thờ thành hoàng 36

2.1.3 Tín ngưỡng thờ thần 55

2.1.4 Thờ Phật và thờ Mẫu 60

2.2 Đặc điểm và vai trò của tín ng ưỡng, tôn giáo đối v ới đời sống làng Mão Điền 66

2.2.1 Đặc điểm của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo làng Mão Điền 66

2.2.2 Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống làng xã 69

2.3 Tiểu kết chương 2 73

CHƯƠNG 3: ĐI ̣NH HƯỚNG VỀ QUẢN LÝ CÁC HOA ̣T ĐỘNG TÍN NGƯỠNG – TÔN GIÁO TA ̣I ĐI ̣A PHƯƠNG 74

3.1 Sự cần thiết củ a công tác quản lý hoa ̣ t đô ̣ng tín ngưỡng – tôn giáo 74

3.2 Bộ máy quản lý nhà n ước về tôn giáo 76

3.3 Quản lý các hoạt động tín ng ưỡng, tôn giáo ta ̣i Mão Điền 77

3.3.1 Quản lý sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo 79

3.3.2 Quản lý các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo 81

3.4 Một vài ý kiến đối v ới công tác quản lý các hoạt động tín ng ưỡng, tôn giáo tại địa phương 84

3.5 Tiểu kết chương 3 86

KẾT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 96

Phụ lục 1: Bản đồ phân bố một số cơ sở tín ngưỡng của làng 96

Phụ lục 2: Mô ̣t số cơ sở tín ngưỡng của làng 97

Phụ lục 3: Mô ̣t số sắc phong của làng 102

Trang 5

mà còn là môi trường nảy sinh , tích hợp, bảo tồn các loại hình văn hóa, nghê ̣ thuật và sinh hoa ̣t cô ̣ng đồng Mọi hoạt động v ề tín ngưỡng , tôn giáo đều có mối quan hệ và tác động đến văn hóa vật chất và tinh thần , có chức năng điều chỉnh xã hô ̣i , giúp định hướng các chuẩn mực về đạo đức , lối sống, làm

đô ̣ng lực cho sự phát triển chung về kinh tế , chính trị , an ninh quốc phòng của đất nước

Đời sống tín ngưỡng , tôn giáo nói chung và ở làng xã nói riêng có những biểu hiê ̣n rất đa da ̣ng, đó có thể là điều tâm niệm hay khấn hứ a của mô ̣t

cá nhân, cô ̣ng đồng trước thần linh, cũng có thể chỉ là những câu nói dân gian thường thấy như “có quỷ thần chứng giám” Sinh hoa ̣t tín ngưỡng , tôn giáo nói chung và ở làng xã nói riêng cũng có thể biểu hiê ̣n dướ i da ̣ng thực hiê ̣n các nghi thức hay lễ hội của cộng đồng dân cư một làng hoă ̣c cả mô ̣t vùng

Đời sống tín ngưỡng , tôn giáo thường gắn với phon g tục, tâ ̣p quán của từng đi ̣a phương, phù hợp với đặc điểm của từng vùng và từng loại hình tín ngưỡng khác nhau Mô ̣t trong những điểm đáng chú ý là tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là biểu hiê ̣n của đời sống tâm linh của mô ̣t cô ̣ng đồng cư dân mà còn gắn liền với phong tục tập quán , các hình thức nghệ thuật , mỹ thuật , từ hình họa , điêu khắc cho đến âm nh ạc, thơ ca, Đây chính là yế u tố dễ khơi

gơ ̣i cảm xúc , tạo nên sự truyền cảm mạnh mẽ trong tình cảm , tinh thần của

mô ̣t cô ̣ng đồng dân cư và có những nét mang đậm mà u sắc văn hóa dân tô ̣c

Mô ̣t trong những đă ̣c điểm rất quan tro ̣ng của tín ngưỡng, tôn giáo, đó

là sự phản ánh hoàn cảnh kinh tế – xã hội và đồng thời cũng là phản ánh trình độ nhận thức , thế giới quan của mô ̣t cô ̣ng đồng dân cư và mỗi thành

Trang 6

và tính đặc thù độc đáo rất riêng của mỗi làng (có khi hai làng gần nhau nhưng không hề giống nhau) Về cảnh quan vật chất, tín ngưỡng làng xã thể hiện bằng cảnh quan thơ mộng của những con đường làng uốn lượn, lũy tre xanh, tiếng sáo diều dập dìu, vẻ u linh của cây đa, kiến trúc cổ kính của đình làng, cổng làng

Làng Mão Điề n (xã Mão Điền, huyê ̣n Thuâ ̣n Thành, tỉnh Bắc Ninh ) là

mô ̣t trong những đi ̣a phương có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo rất phong phú Đời sống tín ngưỡ ng, tôn giáo của làng vừa mang những đă ̣c điểm chung của tín ngưỡng, tôn giáo xứ Kinh Bắc xưa , vừa có những nét đô ̣c đáo riêng Điều này thể hiê ̣n ở sự tồn ta ̣i của các loa ̣i hình tín ngưỡng , tôn giáo của làng , cùng với đó là sự đa dạng về cơ sở thờ tự , nghi thức thờ cùng và các phong tục, tâ ̣p quán liên quan

Cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội, đời sống tín ngưỡng , tôn giáo của làng Mão Điền hiệ n nay cũng có nhiề u thay đổi Tìm hiểu về đời sống tín ngưỡng , tôn giáo của làng , trước hết để có được cái nhìn tổng thể và những miê u tả chi tiết, cụ thể về từng loa ̣i hình tín ngưỡng , tôn giáo và thông qua đó khái quát những đă ̣c điể m chung nhất về đời sống tín ngưỡng tôn

Trang 7

3

giáo của làng để có những định hướng trong việc quản lý các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng , tôn giáo, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội nói chung của làng

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu đời sống tín ngưỡng, tôn giáo làng Mão Điền trước hết để có thể thấy rõ các loại hình tí n ngưỡng , tôn giáo ta ̣i làng Mão Điền hiện nay Thông qua đó, luâ ̣n văn đã có những miêu tả chi tiết về cơ sở tín ngưỡng, nghi thức thờ cúng và các hoa ̣t đô ̣ng có liên quan đến sinh hoa ̣t tín ngưỡng, tôn giáo của làng cũng như những “cấu trúc bên trong” của chúng

Từ việc nghiên cứu này luận văn luận văn còn làm nổi bật những nét đặc trưng trong đời sống ngưỡng, tín ngưỡng của làng Mão Điền, phán ảnh sự phong phú của các loa ̣i hình tín ngưỡng , tôn giáo nơi đây Qua đó, luâ ̣n văn cũng có những khái quát về đă ̣c điểm và vai trò của tín ngưỡng , tôn giáo đối với đời sống làng Mão Điền nói chung

Thông qua việc nghiên cứu, luận văn cũng đưa ra những nhận định về việc đi ̣nh hướng quản lý đối với các hoa ̣t đô ̣ng t ín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương Từ đó, luâ ̣n văn cũng có những ý k iến đóng góp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị trong sinh hoạt tí n ngưỡng, tôn giáo của đi ̣a phương

3 Lịch sử nghiên cứu

Tín ngưỡng , tôn giáo nói chung và đă ̣c biê ̣t là tín ngưỡng làng xã nói riêng, từ trước đến nay đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội với diện nghiên cứu đa dạng và phong phú Tài liệu nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo có thể chia thành các loại sau:

- Tài liệu nghiên cứ u chuyên khảo về tín ngưỡng , tôn giáo nói chung:

tiêu biểu có thể kể đến như Toan Ánh với Nếp cũ – Tín ngưỡng Việt Nam (NXB Tp Hồ Chi ́ Minh , 1992), Vũ Ngọc Khánh với Tín ngưỡng làng xã

(NXB Văn hóa dân tô ̣c , 1994), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam (NXB Văn hóa dân tộc, 2001), Lê Như Hoa với Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam (NXB

Trang 8

4

Văn hóa thông tin , 2001), Nguyễn Minh San với Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Viê ̣t Nam (Nguyễn Minh San , NXB Văn hóa dân tô ̣c, 2001), ….và đặc biệt là Ngô Đức Thi ̣nh với Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Viê ̣t Nam (NXB

Khoa ho ̣c xã hô ̣i , 2001) Đây là những công trình chuyên khảo về tín

ngưỡng, đă ̣c biê ̣t là tín ngưỡng làng xã cổ truyền Những tài liê ̣u này đã có những miêu tả chi tiết về các loa ̣i hình tín ngưỡng, từ phân loại, thống kê cho đến sinh hoạt và sự ảnh hưởng của các loại hình tín ngưỡng đối với đời sống

xã hội – văn hóa nói chung và làng xã nói riêng

- Tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về một loại hình tín ngưỡng cụ thể , tiêu biểu như Nguyễn Duy Hinh với Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam (NXB Khoa ho ̣c xã hô ̣i , 1996), Lê Xuân Quang với Thờ thần ở Viê ̣t Nam

(NXB Hải Phòng , 1996), Vũ Ngọc Khánh với Thành hoàng làng Việt Nam (NXB Thanh Niên, 2002), Ngô Đư ́ c Thi ̣nh với Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Viê ̣t Nam và châu Á (NXB Khoa ho ̣c xã hô ̣i ,

2004), Nguyễn Vinh Phú c , Nguyễn Duy Hinh với Các thành hoàng và tín ngưỡng Thăng Long – Hà Nội (NXB Thăng Long, 2009), Đỗ Quang Hưng với Đời sống tín ngưỡng , tôn giáo Thăng Long – Hà Nội (NXB Hà Nô ̣i ,

2010), Đây là những tài liê ̣u mang tính chất chuyên khảo về mô ̣t loa ̣i hình tín ngưỡng cụ thể với những miêu tả chi tiế t về lịch sử, tồn ta ̣i và những sinh hoạt, phong tục , văn hóa của một cộng đồng cư dân hoặc một khu vực có

liên quan đến mỗi loa ̣i hình tín ngưỡng

- Tài liệu nghiên cứu về đời sống tín ngưỡng , tôn giáo nói chung và sự

vâ ̣n đô ̣ng, thay đổi của các loa ̣i hình tín ngưỡng , tôn giáo tro ng đời sống xã

hô ̣i Về loa ̣i tà i liê ̣u này có thể kể đến các công trình , đề tài của các Viện nghiên cứ u như Viê ̣n nghiên cứu tôn giáo với Về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiê ̣n nay (NXB Khoa ho ̣c xã hô ̣i, 1999), Viê ̣n Thông tin Khoa ho ̣c xã

hô ̣i với Tôn giáo và đời sống hiê ̣n đại (NXB Khoa ho ̣c xã hô ̣i , 2004), các

công trình nghiên cứu của cá nhân có thể kế đến như Bùi Thị Kim Quỳ với

Trang 9

5

Mối quan hê ̣ thời đại – dân tộc – tôn giáo (NXB Khoa ho ̣c xã hô ̣i , 2002), Đặng Nghiêm Vạn với Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam (NXB Chi ́nh tri ̣ quốc gia , 2003), Nguyễn Đức Lữ (Chủ biên) với Lý luận về tôn giáo và ch ính sách tôn giáo ở Việt Nam (NXB Tôn giáo , 2008),…Ngoài

ra còn có rất nhiều bài nghiên cứu trên các ta ̣p chí , hô ̣i thảo về đời sống tín

ngưỡng, tôn giáo nói chung

Ngoài ra , còn có rất nhiều các đề tài , nghiên cứ u , bài vi ết về tín ngưỡng, tôn giáo đã được công bố , đăng tải trên sách báo , tạp chí, hô ̣i thảo Những tài liê ̣u này là nguồn tư liê ̣u phong phú với những nghiên cứu vừa

tổng quát , vừa cụ thể về đời sống tín ngưỡng , tôn giáo nói chung của Viê ̣t

Nam và của mô ̣t cô ̣ng đồng , khu vực nói riêng

Về làng Mão Điền , tuy chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể nhưng cũng đã cũng đã có một số khảo sát và nghiên cứu mang tính chất tổng quát nói

chung, có thể kể đế n như: Lịch sử xã Mão Điền của Nguy ễn Quang Khải và Nguyễn Đăng Lâm (Nhà in Tạp chí Cộng sản , 1996), Phong thổ Ma ̃o Điền của Nguyễn Duy Hợp (NXB Văn hóa dân tô ̣c , 2001), Truyền thống dòng họ với sự phát triển con người – Nghiên cứu tạ i xã Mão Điền , huyê ̣n Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh của Dương Văn Hiểu (Tạp chí Khoa học và Phát triển ,

tâ ̣p VI, số 5, 2008) Đây tuy chưa phải là những công trình nghiên cứu sâu về làng Mão Điền nhưng đã có những miêu tả khá to àn diện về lịch sử , văn hóa nói chung của làng Bên ca ̣nh đó, liên quan đến tín ngưỡng , tôn giáo của làng

có thể kể đến các tài liệu về các cơ sở tín ngưỡng như Thần tích, thần sắc làng Mão Điền, (Viê ̣n thông tin khoa ho ̣ c xã hô ̣i, Hà Nội, 1995), Di tích li ̣ch sử – văn hóa Bắc Ninh (Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh , 2010), Tuyển tập hoành phi – câu đối xã Mão Điền (Chi hô ̣i Hán – Nôm làn g Mão Điền, 2010), Tuyển tập chuông đồng - bia đá xã Mão Điền (Nguyễn Xuân Sáu - tài liệu sưu tầm ,

2011)…Ngoài ra , cũng có một số bài viết về các di tích lịch sử , văn hóa và truyền thống của làng được đăng trên báo chí và các hô ̣i thảo

Trang 10

6

Những tài liê ̣u này đã có những tìm hiểu và phân tích về nhiều mặt của làng Mão Điền, trong đó cũng có mô ̣t số tài liê ̣u đề câ ̣p đến vấn đề sinh hoa ̣t tín ngưỡng , tôn giáo của là ng Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về đời sống tín ngưỡng tôn giáo của làng mô ̣t các h chi tiết và khảo sát chuyên sâu để có thể khái quát được toàn bộ đời sống tín ngưỡng , tôn giáo của làng

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo của làng Mão Điền từ xưa đến nay Luận văn cũng có những miêu tả chi tiết, cụ thể về các cơ sở tín ngưỡng, nghi thức thờ cúng và đă ̣c điểm , vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống của làng nói chung Qua đó, luận văn đưa

ra những đánh giá vá ý kiến trong việc đi ̣nh hướng và quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là làng Mão Điền, xã Mão Điền , huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp điền dã dân tộc học: khi vận dụng phương pháp này, tác giả đã về làm việc và khảo sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu Trong quá trình điền dã, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn một số ngườ i dân trong làng

để thu thập, khảo sát và sưu tầm tư liệu tại địa phương Đây là phương pháp chính được tác giả sử dụng để thu thập tư liệu phục vụ cho luận văn

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: từ những tài liệu thu thập được, tác giả đã tiến hành hệ thống hóa tài liệu để sử dụng cho luận văn

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo tư liệu, kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa

Trang 11

6 Những đóng góp của luận văn

Bên ca ̣nh viê ̣c phác ho ̣a li ̣ch sử , văn hóa , xã hô ̣i của làng Mão Điền , luận văn đã có những miêu tả chi tiết về đờ i sống tín ngưỡng, tôn giáo của làng và làm rõ một số đă ̣c điểm về tín ngưỡng, tôn giáo của làng

Luận văn đã đưa ra những nhâ ̣n xét về những vấn đề liên quan đến đời sống tín ngưỡng , tôn giáo của làng trong mối quan hê ̣ với chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Thông qua đó, luâ ̣n văn cũng có những ý kiến đóng góp trong viê ̣c đi ̣nh hướng và quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ta ̣i đi ̣a phương nhằm nâng cao hơn nữa ý nghĩa của sinh hoa ̣t tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung của làng Mão Điền

Luận văn cũng có thể sử dụng như tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các bộ môn khoa học xã hội trong các trường cao đẳng, đại học hoặc các viện nghiên cứu

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Mục lục, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm các nô ̣i dung như sau :

Chương 1 – Bối cảnh đi ̣a bàn nghiên cứu: giới thiê ̣u những thông tin cơ bản nhất về điều kiện tự nhiên và điều kiện lịch sử – xã hội của làng Mão Điền

và ảnh hưởng của các yếu tố này đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của làng

Chương 2 – Tín ngưỡng , tôn giáo làng Mão Điền : miêu tả chi tiết , cụ thể về đời sống tín ngưỡng , tôn giáo và làm rõ các đă ̣c điểm, vai trò của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống văn hóa, xã hội làng Mão Điền

Trang 12

8

Chương 3 – Đi ̣nh hướng quản lý các hoạt động tín ngưỡng , tôn giáo tại địa phương : làm rõ chức năng quản lý của nhà nước đối với các hoạt

đô ̣ng tín ngưỡng, tôn giáo ta ̣i đi ̣a phương

Phụ lục: Mô ̣t số hình ảnh liên quan đến tín ngưỡng , tôn giáo của làng

Trang 13

9

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH ĐI ̣A BÀN NGHIÊN CỨU

Làng Mão Điền hiện nay thuộc xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Xã Mão Điền gồm hai làng Thụy Mão và Mão Điền , trong đó làng Mão Điền chiếm diện tích và dân số chủ yếu trong xã (trước đây làng Mão Điền đã từng được chia thành hai, làng Đông và làng Đoài, nhưng sống không tách biệt, sau này lại gọi chung là một) Tên làng Mão Điền theo chữ Hán có nghĩa là ruộng của làng Thụy Mão

Trong làng lại chia nhỏ thành các xóm Làng Mão Điền hiện nay gồm

có các xóm sau: xóm Bàng, xóm Cả, xóm Ngòi, xóm Mận, xóm Công, xóm Hồ, xóm Đình, xóm Tủng, xóm Hậu, xóm Táo, xóm Lũy, 3 xóm Ba (Ba trong, Ba giữa, Ba ngoài) và xóm Nội

Mão Điền là một làng có lịch sử nghìn năm, gắn liền với sự kiện vua

Lý lấy đất để xây dựng khu lăng mộ đền Lý Bát Đế (Đền Đô - Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) Căn cứ vào các thư tịch cổ và gia phả của các dòng họ, từ thời Lý (năm 1010) theo chiếu dời đô của của Lý Thái Tổ, một

số dòng họ từ Đình Bảng – Từ Sơn đã di cư về vùng đất này sinh cư lập

Trang 14

10

nghiệp Cư dân sinh sống trên diện tích đất đó đã được nhà vua cho di chuyển đến địa điểm mới, chính là vị trí làng Mão Điền ngày nay

1.1.1 Địa hình địa vật

Theo các tài liệu ghi chép , Mão Điền là kiểu đất rồng nằm trên ruộng

“kiến long tại điền”, tuy không phát đế vương nhưng được nhiều người lắm của Tương truyền xưa kia Mão Điền có núi có sông “Núi làng Chằm cách ngọn răm tới trời” núi cao quá đến vua ở Kinh đô cũng nhìn thấy Phần núi còn sót lại, sau gọi là Bãi Cao (địa điểm nghĩa trang liệt sĩ ngày nay) Con sông bị lấp vẫn còn di tích là con ngòi chảy từ Ngủm, qua cổng Hồ xuống Chuôm Bến, cầu Vực rồi đổ xuống sông Bái Giang

Từ xưa, người Mão Điền đã rất tự hào về phong thổ, địa hình địa vật của làng Bởi lẽ, những dấu tích từ xưa đến nay đã minh chứng cho phong thủy của làng là “sơn thủy hữu tình” Cảm nhận về thế đất rồng nằm trên ruộng của làng, năm 1944 nhân dân Mão Điền đúc thành công pho tượng Phật Cửu Long, một vị đại khoa trong tổng đã tặng Mão Điền 4 chữ “KIẾN LONG TẠI ĐIỀN” hàm ý là vùng đất rồng nằm đúc được tượng Cửu long

Người dân các thế hệ thay nhau truyền lại với niềm tự hào riêng cho rằng Mão Điền là huyệt đất quý, là dải đất hình con rồng nằm từ đầu làng (xóm Bàng) đến xóm Nội cuối làng Đầu rồng hướng về phía Bắc, mắt rồng

là giếng Cả nước trong veo, miệng rồng là giếng Ngòi, rốn rồng là giếng Chùa - hai giếng này quanh năm không bao giờ cạn nước, đuôi rồng là giếng Nội – vì luôn vẫy vùng nên lúc nào nước cũng đục ngầu

1.1.2 Các đặc điểm tự nhiên

Địa hình làng Mão Điền tương đối bằng phẳng, có nhiều ao hồ, lại gần sông Làng Mão Điền xưa kia có sông Giáo chảy qua Trải qua các thời kỳ lịch sử, đến nay sông Giáo đã bị lấp đầy, chỉ còn một số dấu tích thể hiện qua tên gọi các địa danh như ao Ngăm, ao Cam, ao Dạng,…Đây là vùng đất mới, địa hình trũng nên ngày từ những buổi đầu khai khẩn đất đai, cư dân đã

Trang 15

Mão Điền ngoài những đặc điểm chung mang đậm sắc thái của một làng thuộc đồng bằng Bắc bộ với địa hình tương đối bằng phẳng thì làng còn được biết đến với vị trí nằm bên cạnh dòng sông Đuống hiền hòa và nổi tiếng đã đi vào thơ ca Việt Nam Bên cạnh đó, với đặc điểm của một làng thuần nông Bắc bộ, lịch sử phát triển lâu đời là nông nghiệp lúa nước thì việc xây dựng hệ thống kênh mương đáp ứng công tác tưới tiêu cho nông nghiệp cũng được đầu tư Điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp của làng

Cùng với lịch sử phát triển lâu đời, Mão Điền được coi là mảnh đất

“địa linh nhân kiệt”, “đất lành chim đậu” Đất đai của làng tuy không được xếp vào mảnh đất trù phú phát triển kinh tế nông nghiệp lúa nước như các làng khác trong vùng nhưng người dân Mão Điền đã biết khắc phục những hạn chế về điều kiện tự nhiên phát triển kinh tế làng với nghề nuôi và buôn bán cá giống truyền thống

1.1.3 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến đời sống tôn gia ́ o , tín ngưỡng làng Mão Điền

Yếu tố địa hình địa vật, các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu, sông ngòi… có sự ảnh hưởng nhất định đối với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của làng Mão Điền, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian vùng Kinh Bắc với những đặc điểm của vùng đất trồng lúa nước, thể hiện ngay trong lối sinh hoạt của người dân nơi đây

Việc di dời và thành lập làng Mão Điền trên thực tế là việc xác định vị trí địa lý và địa hình địa vật để lập làng Trong quá trình phát triển sản xuất,

Trang 16

12

cư dân củ a làng đã luôn phải tìm cách cải tạo các yếu tố tự nhiên nhằm thích ứng và ứng phó với những tác động bất lợi của tự nhiên như công tác cải tạo đất bạc màu trong nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp hay chuyển đổi canh tác từ trồng lúa ở cùng trũng sang nuôi thả cá giống… Cũng trong quá trình này, người dân càng có những hiểu biết về tự nhiên, tích lũy kinh nghiệm để chung sống hài hòa với tự nhiên Những tri thức và hiểu biết đó cũng được ứng dụng vào các sinh hoạt xã hội, cộng đồng và các hoạt động khác của dân cư như: tổ chức lễ hội, cưới hỏi, làm nhà,

Và chính mối quan hệ mật thiết và hài hòa với tự nhiên đã tạo ra cho cộng đồng dân cư tình cảm sâu nặng với tự nhiên, những giá trị văn hóa tinh thần hết sức phong phú và sáng tạo Thiên nhiên trở thành một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của con người

Ảnh hưởng của tự nhiên đến đời sống văn hóa , tín ngưỡng đối với làng Mão Điền tuy không thể thấy đươ ̣c ở đối tượng thờ cúng nhưng có thể thấy đươ ̣c sự liên quan ở mô ̣t số nghi thức và phong tục như thờ thần Nông , lễ ha ̣ điền , thờ thần ở các miếu Ngoài ra , yếu tố tự nhiên cũng ta ̣o nên sự gắn kết chă ̣t chẽ g iữa các cá nhân , gia đình , dòng họ và cả cộng đồng làng trong viê ̣c khai phá , xây dựng và phát triển ở nơi vùng đất mới

Do vâ ̣y, có thể nói rằng , các yếu tố tự nhiên là một trong những yếu tố

có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm linh làng xã nói riêng và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo nói chung

1.2 Đặc điểm lịch sử, văn hóa – xã hội

1.2.1 Lịch sử phát triển

Theo “Dư địa chí”, thời Hán vùng đất Thụy Mão, Mão Điền thuộc huyện Luy Lâu, đến thời Lý Thái Tông hương được thành lập, thuộc hương Siêu Loại Năm 1447, nhà Minh chia nước ta làm 17 phủ lộ, Mão Điền, Thụy Mão thuộc tổng Thượng Mão, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An Năm

Trang 17

13

1862, huyện Siêu Loại đổi là huyện Thuận Thành Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cấp tổng bị bãi bỏ, Mão Điền và Thụy Mão trực thuộc huyện Thuận Thành Từ năm 1946 đến nay, Mão Điền và Thụy Mão sáp nhập thành xã Mão Điền [22, tr.8]

Đến nay, làng Mão Điền có tất cả 14 xóm: xóm Nội (Đông Phú – Gia Hội), xóm Công (Đông Công), xóm Táo (Đông Yên), xóm Ba (Thịnh Phú), (chia làm ba Nội, Ngoại, Trung), xóm Đình (Đại Đình), xóm Mận (Hưng Thịnh), xóm Hồ (An Lãng), xóm Tủng (Thái Lạc), xóm Hậu (Đức Hậu), xóm Ngòi (Đa Phú), xóm Bàng (Bàng Đức), xóm Cả (Cao Đại), xóm Lũy (Cổng Lũy) trong đó xóm Đình nằm ở trung tâm

Năm 1010 là năm có những sự kiện lịch sử trọng đại Đối với quốc gia Đại Việt, đó là năm dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, còn đối với xã Mão Điền đó là năm thành lập làng Người thúc đẩy tiến trình những sự kiện trên

là vua Lý Thái Tổ, vị vua đầu tiên của Vương triều nhà Lý và quốc gia Đại Việt Sau khi Lý Thái Tổ lên ngôi, mùa xuân 1010, xa giá nhà vua đến châu

Cổ Pháp, yết lăng Thái hậu, sai các quan đo đất vài mươi dặm đặt làm Cấm địa sơn lăng Với số ruộng đất to lớn như vậy bị chính quyền nhà Lý trưng dụng, buộc một số dân ở Đình Bảng phải dời bỏ quê hương ra đi Đó là nguyên nhân thành lập làng Xuân Lai và làng Mão Điền Trong truyền thuyết thành lập làng, người Mão Điền không hề oán trách nhà Lý, trái lại đôi lúc còn tự hào vốn là người rừng Báng quê vua [18, tr.9]

1.2.2 Đời sống kinh tế

Cũng giống như nhiều làng xã khác trong vùng, kinh tế Mão Điền chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Nhưng do thành lập làng muộn nên ngay từ xưa Mão Điền đã rất ít ruộng Để sinh tồn, người dân Mão Điền buộc phải mua hoặc cấy rẽ ruộng của các làng lân cận Những ruộng này gọi là ruộng phụ canh Ruộng đất ít lại nằm trong vùng đất trũng, lầy thụt, yếm khí, chưa mưa

Trang 18

tỷ đồng [50, tr.3]

Vốn là cư dân từ nơi khác về, lại ít ruộng nên cư dân trong làng đã sớm phát triển nhiều nghề phụ, trong đó, nghề cá ở Mão Điền có từ khá lâu đời và đứng ở vị trí quan trọng hàng đầu

Do địa hình Mão Điền là một vùng đất trũng nên nhiều ao chum Đây

là điều kiện rất thuận lơ ̣i để phát triển nghề nuôi cá giống Ở Kinh Bắc xưa kia vẫn còn truyền tụng câu ca dao:

“Chằm Ngăm đi bán cá con Thổ Hà gánh đất nung non nặn nồi”

Tương truyền rằng: vào những năm 1854-1955 một số người dân chợ buôn bán đã học được nghề cá từ các thôn xã thuô ̣c vùng cầu Đuống (nay là Gia Lâm – Hà Nội) sau đó về truyền nghề cho dân làng Ươm nuôi cá giống

là một nghề đòi hỏi sự công phu cả về kỹ thuật và kinh nghiệm, từ khi vớt bột cho đến khi nuôi cá lớn và đem bán Hàng năm, cứ vào tháng 3, tháng 4

âm lịch, khi có những cơn mưa đầu hạ người làm nghề lại mang dụng cụ (vợt, tráng, giành giỏ) lên bờ sông Đuống vớt cá giống Khi vớt được cá bột,

họ mang về ao ươm, khi cá đạt chiều dài 3 – 4 cm thì đem bán Xưa kia Mão Điền chủ yếu ươm nuôi cá mè, cá trôi, chép Ngày nay, nhờ có sự ứng dụng khoa học kỹ thuật, Mão Điền phát triển thêm nghề nuôi cá trắm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Nghề cá là nghề mang lại nguồn lợi và thu nhập

Trang 19

15

đáng kể cho nhân dân địa phương, năm 2011 tổng giá tri ̣ kinh tế thu được từ nghề cá đa ̣t 39 tỷ đồn g Cho đến nay, nghề cá vẫn được duy trì tuy nhiên không phát triển mạnh như trước kia [50, tr.3]

Cùng với nghề nuôi cá giống, Mão Điền cũng phát triển đa dạng hóa nhiều ngành nghề , dịch vụ kinh doanh khác nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho mỗi gia đình, cụ thể như: xây dựng, làm màn khung, rèm cửa, thu mua phế liệu, chế biến lương thực, làm bún bánh…Mão Điền còn có một nghề lâu đời đó là nghề mổ lợn, tuy không phát triển khắp xã mà chỉ tập trung phát triển ở xóm Công Tại đây, trướ c kia người ta đã xây một ngôi đình gọi là đình Phường thịt hay đình Tổ để thờ Phàn Khoái tổ sư (theo Tam Quốc Chí ông là người của Lưu Bang và vốn xuất thân từ anh hàng thịt nên được tôn làm tổ nghề mổ lợn)

Ngoài ra, làng còn có nghề làm bánh cuốn rất nổi tiếng trong vùng và nghề này vẫn duy trì được cho đến ngày nay

Nhờ phát triển tổng hợp các ngành nghề mà đời sống của nhân dân Mão Điền ngày càng được nâng cao, giá trị kinh tế thu được từ ngành nghề, dịch vụ kinh doanh và các nguồn thu khác cả năm ước tính đạt 110 tỷ đồng (năm 2011) Tổng giá trị kinh tế thu được từ sản phẩm xã hội năm 2011 đạt 204.000.000 đồng, đạt 110% chỉ tiêu, bình quân đầu người đạt 14.500.000 đồng/năm [50, tr.4]

1.2.3 Đặc điểm dân cƣ

Làng Mão Điền hiện nay có 12.035 người (năm 2011), chiếm 75 % dân số trong xã [50, tr.1] Mão Điền là một trong trong những làng có diện tích hẹp nhưng dân số đông, dân cư sống tập trung với mật độ cao Ở Mão Điền có 63 dòng họ đều là dân tộc Kinh Nét nổi bật nhất trong đặc điểm dân

cư ở đây là tinh thần cộng đồng, gia tộc, làng xã luôn gắn kết với nhau Con người (hiện tại) được đặt trong mối quan hệ với tổ tiên (quá khứ) và con cháu tương lai, gắn chặt thế giới này với thế giới bên kia

Trang 20

16

Trải qua hàng trăm năm kể từ khi lập làng đến thế kỷ XV-XVI, Mão Điền đã trụ vững trên địa bàn huyện Siêu Loại “Đất lành chim đậu”, từ các nơi dân “tứ chiếng” đã đến đây sinh cơ lập nghiệp Ban đầu là họ Nguyễn,

họ Chu, họ Phạm Tiếp đến họ Vũ, họ Lê ở xứ Đông lên, họ Ngô từ xứ Đoài sang, rồi họ Phan ở Đông Ngàn, họ Tô ở Văn Giang,…thậm chí họ Nguyễn Chí ở đàng trong xứ Huế Hiện nay ở Mão Điền đã có 63 dòng họ lớ n nhỏ cùng sinh sống , do tha phương lánh nạn mà ẩn thân, hoặc đi dạy học, mến cảnh, yêu người mà ở lại, góp họ làm làng Người các nơi tập hợp lại, đến Mão Điền mang theo nhiều ngành nghề và phong tục tập quán khác nhau, tạo cho Mão Điền một đời sống văn hóa đa dạng

Đến giữa thế kỷ XV, do áp lực dân số tăng cao tạo thành sự quá tải, dẫn đến yêu cầu phân chia lại đơn vị hành chính Mão Điền nhanh chóng tách thành hai xã, một xã vẫn mang tên Mão Điền (đến đời Nguyễn mới gọi

là Mão Điền Đoài), còn một xã mang tên Mão Điền Đông Điều đặc biệt là người dân làng Đông và làng Đoài ở lẫn nhau trong 13 xóm, cùng cày cấy trên một cánh đồng, cùng thờ chung ba vị thành hoàng làng và có sự tương đồng về phong tục tập quán Cho nên, dù có tách thành 2 làng Đông và Đoài thì trong suy nghĩ người dân, Mão Điền vẫn chỉ là một, có thể được ví như hình ảnh “cây to một gốc hai cành”

1.2.4 Tổ chức làng xã

Buổi đầu thành lập, Mão Điền được gọi là trang Trang là làng ở vùng đất thấp, trũng, cũng là bộ phận phát sinh của các làng gốc xuất hiện muộn Dần dần từ “trang” ngày nay đã mờ nhạt và được thay bằng từ làng hay xã Mão Điền trang nay chỉ còn được nhắc đến trong thần phả hay một vài câu đối ở đình

Xã là tổ chức hành chính cấp cơ sở Xã Mão Điền trước đây thuộc tổng Mão (Tổng Thượng Mão) - có 11 xã trong đó có 10 xã là thượng tổng., riêng Mão Điền là hạ tổng Đây là một bằng chứng về sự thành lập làng

Trang 21

17

muộn Dưới xã là xóm (thôn) Mão Điền có 14 xóm, trừ các xóm Công, Nội, Táo đứng tách nhau hơi xa còn lại 10 xóm khác tập trung thành một khu dân

cư đông đúc

Xa xưa Mão Điền có tổ chức Giáp và Phường, sau khi đã chia hai làng, số giáp là chín Làng Đông có bốn giáp là giáp Đông, giáp Đoài, giáp Nam và giáp Bắc Làng Đoài không gọi là giáp mà gọi là Dâu, có năm dâu: Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ Giáp tập hợp theo họ nên cũng theo xã riêng biệt Nhưng người Mão Điền sống “đồng cư, hỗn canh” trong 14 xóm, không phân biệt Đông, Đoài nên nhiều khi không huy động được giáp vì địa dư quá rộng Cho nên có một tổ chức nữa là Phường để giúp đỡ lẫn nhau Phường vì vậy là tổ chức gồm những người ở cùng một địa bàn dân cư, không phân biệt làng xã, dòng họ

Bộ máy quản lý cấp xã ở Mão Điền xưa cũng tương tự như các làng xã khác ở đồng bằng Bắc Bộ Đứng đầu là tiên chỉ chọn trong hàng bô lão, kỳ

mục Bô lão gồm tất cả các cụ già trong làng từ 50 tuổi trở lên, cao tuổi nhất

là cụ thượng Kỳ mục gồm các hạng có học vị như tú tài, cử nhân, có phẩm hàm, có chức tước Bộ phận thường trực của kỳ mục là lý dịch đương thứ,

hương trưởng, trương tuần, quản xã

Ngoài các hạng chức sắc kể trên, Mão Điền còn có một hạng nữa được

coi trọng là tế chủ hay quan đám (là những người có kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động tâm linh của làng) Họ chính là người thay mặt dân

trực tiếp giao thiệp với thần linh

Như vậy có thể thấy tổ chức làng xã ở Mão Điền xưa rất phức tạp, chia nhiều chức sắc và chia theo tuổi tác Ngày nay, trong làng lại chia nhỏ thành các xóm Phân chia làng, xóm là cách gọi truyền thống từ xưa cho tới nay Hiện tại, bô ̣ máy tổ chức hành chính phân cấp như sau: Xã – Khu (Thôn) - Xóm Làng Mão Điền hiện nay thuô ̣c xã Mão Điền , trong làng phân chia thành 14 xóm

Trang 22

18

1.2.5 Truyền thống giáo dục và khoa cử

Là một địa danh nằm trong tiểu vùng văn hóa Kinh Bắc, Mão Điền từ

xa xưa đã nổi danh là vùng quê hiếu học Sự học ở Mão Điền đã rất được coi trọng và trước đây làng đã có rất nhiều khoa bảng xứng danh Do hạn chế về tài liệu nên chưa thống kê hết được số người thi cử đỗ đạt ở Mão Điền, tuy

vâ ̣y với các tài liê ̣u hiê ̣n có cũng phần nào cho thấy được truyền thống ho ̣c hành khoa cử của làng

Theo “Quốc triều hương khảo lục” ghi chép về tình hình thi Hương thời Nguyễn, Mão Điền có nhiều vị đỗ cử nhân (hương cống) tiêu biểu như:

Lê Trần Thạch (đỗ hương cống đứng thứ 12 khoa thi năm 1807, làm quan đến chức Tri phủ), Lê Duy Trinh (đỗ giải nguyên khoa thi Hương năm 1821, làm quan đến chức Tri phủ), Ngô Huy Tuấn (đỗ hương cống khoa thi 1821, làm đến chức Tham tri bộ Hình kiêm Đô sát viện, hữu phó đô ngự sử tuần vũ Hưng Hóa, đề hình đốc quân vụ kiêm Lý hương linh bố chính Sứ), …Về võ quan, người làng Mão Điền đều viết đến Vũ Kỳ, hiệu là Vă Trai tiên sinh, làm quan đến chức Vũ an nha thân dũng, tả sở chính khổng linh, tước vụ Úy hầu [22, tr.15]

Ngoài ra, ở Mão Điền còn có rất nhiều người thi cử đỗ đạt các chức tú tài, cử nhân và mở lớp dạy học…Khi chữ Hán được dùng như văn tự chính thức của quốc gia, Mão Điền có dăm, ba trường do các thầy đồ, thầy khóa dạy học Trẻ làng lên bảy tuổi làm lễ “khai tâm” đi học vỡ lòng Học thầy nào thì phải đóng góp tiền gạo nuôi thầy ấy, thế là hình thành tổ chức môn sinh hay hội đồng môn Chính truyền thống tôn sư trọng đạo ấy đã đề cao vị trí của người thầy và góp phần đào tạo nhân cách văn hóa của con người trong làng xã Vào thế kỷ XIX, những trường nổi tiếng của Mão Điền là trường của thầy Ngô Huy Cơ, Ngô Huy Cẩn học trò có đến hàng trăm người, danh tiếng khắp vùng

Trang 23

19

Với truyền thố ng khoa cử , Mão Điền ngay từ thế kỷ XX đã xuất hiện một lớp nhà nho có tài sáng tác Đó là các tên tuổi: Nguyễn Kim Tiến (hòa thượng Thích Minh Đức), Nguyễn Xuân Thao (cụ Lý Thao), Vũ Trọng Đức (cụ đồ Đức), Nguyễn Xuân Đoàn (ông Ký Đoàn), Vi Bảo (Nguyễn Văn Thiện), Trong số này, cụ Lý Thao có biệt tài làm thơ lẩy kiều, cụ Đồ Đức chuyên về phú, Văn tế, sư cụ Minh Đức hay dùng chữ quốc ngữ mặc dù rất uyên bác về hán học Còn ông Kí Đoàn thì phóng túng trong cả đời sống lẫn văn chương

Cho đến khi thời thực dân Pháp đô hộ, việc học ở Mão Điền có nhiều chuyển biến Một vài ông đồ, ông khóa vẫn mở trường dạy chữ Nho nhưng đã có trường hương học hàng tổng dạy chữ Quốc ngữ và chữ Pháp Từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1954, trong hoàn cảnh chiến tranh, việc học ở Mão Điền bị giảm sút Nhưng sau ngày hòa bình lập lại, năm 1955, trên cơ sở trường tổng sư và các lớp học bổ túc, trường phổ thông cấp I Mão Điền được thành lập Trong điều kiện khó khăn ban đầu, cơ sở vật chất trường lớp chưa có, học sinh phải học nhờ ở các điếm, đình, chùa Đến năm

1962, với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng lo, địa phương đã xây dựng đình Vật làm khu trung tâm của trường Năm 1964, Mão Điền là một trong

số xã sớm xây dựng trường cấp II đáp ứng yêu cầu học tập của con em địa phương Viê ̣c ho ̣c ở Mão Điền luôn được người dân quan tâm và chăm lo

Tiếp nối truyền thống hiếu học của cha ông, ngày nay Mão Điền là nơi

có phong trào khuyến học phát triển toàn diện bậc nhất của huyện Thuận Thành nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung Trong mấy năm gần đây, làng được mệnh danh là “Làng đại học” với tỷ lê ̣ ho ̣c sinh đỗ đa ̣i ho ̣c , cao đẳng cao nhất tỉnh Bắc Ninh Đến nay, 100% các đoàn thể, nhà trường, thôn xóm

có chi hội khuyến học ; 70% dòng họ có chi hô ̣i khuyến ho ̣c ; 55% dân số là

hô ̣i viên hô ̣i khuyến ho ̣c (toàn tỉnh là 12,5%); 75% số gia đình đa ̣t danh hiê ̣u gia đình hiếu ho ̣c [50, tr.4] Theo thống kê của riêng dòng họ Nguyễn Duy,

Trang 24

và 10 thí sinh đạt 25 điểm trở lên , chiếm 1/3 số thí sinh điể m cao của huyê ̣n Thuâ ̣n Thàn h Về trình đô ̣ trên đa ̣i ho ̣c , hiê ̣n nay làng có trên 100 thạc sỹ, 21 tiến sĩ, chủ yếu đang công tác trong ngành y dược [50, tr.4]

Nhằm biểu dương ki ̣p thời những giáo viên , học sinh đạt thành tích xuất sắc trong da ̣y và ho ̣c , trong 5 năm qua hô ̣i khuyến ho ̣c xã và các tổ chức đoàn thể, gia đình, dòng họ đã quyên góp , ủng hộ vào quỹ khuy ến học hơn

850 triệu đồng để khen thưởng cho 5.000 lượt giáo viên , học sinh xuất sắc Hiê ̣n ta ̣i phong trào khuyến ho ̣c của xã Mão Điền đã trở thành điểm sáng tiêu biểu cho nhiều xã , phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh học tậ p

Để có được kết quả giáo dục như hôm nay quá trình nỗ lực vươn lên của học sinh và giáo viên Mão Điền và sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã Ông Vũ Quang Độ - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã đã đưa

ra nhận định về sự nghiệp giáo dục của xã như sau: “Là một xã thuần nông

có trên 13 ngàn dân, người dân chỉ cải thiện cuộc sống bằng các nghề phụ như: nuôi ươm cá giống, chế biến lương thực, thực phẩm, thu mua phế liệu Nhận thức rõ được điều này, Đảng bộ và chính quyền xã đã xác định rõ không còn cách nào khác là phải đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển”

Từ xưa đến nay, người dân ở Mão Điền luôn nhận thức được rằng

“Cho con nén vàng, không bằng cho con gang chữ" Nhận thức có tính chất

Trang 25

21

như truyền thống đó đã góp phần tạo nên diê ̣n ma ̣o mới về giáo dục ở Mão Điền Vốn là những cư dân nông nghiệp truyền thống nên nhận thức của người dân cũng rất thuần phát, mang đậm chất của nền văn hóa nông nghiệp Mão Điền lập làng muộn lại ít đất canh tác nên người dân phải bươn chải kiếm sống Xuất phát từ nền nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, người dân nơi đây đã có nhận thức chỉ có con đường học tập mới thoát nghèo bởi vậy họ đầu tư cho việc học hành của con cái để cải thiện đời sống sau này Như vậy, truyền thống hiếu học của Mão Điền vẫn được gìn giữ và ngày càng được phát huy Với sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự hoạt động tích cực của các chi hội khuyến học của các cơ sở, dòng họ trong làng, truyền thống học hành, thi cử của Mão Điền ngày càng có được những thành tích cao hơn

1.2.6 Phong tu ̣c tâ ̣p quán

Ở Mão Điền có những tập tục và kiêng kị không thành văn nhưng lại được dân làng duy trì thực hiện từ đời này sang đời khác Mô ̣t số phong tục của làng có thể kể đến như sau :

Tục đóng bốn: tức là mỗi mâm cỗ chỉ có bốn người ăn Theo giải thích

của địa phương ngồi như thế là vuông (chuông), là lịch sự, đúng phong cách

cổ nhân “Bốn cụ ngồi một cỗ, cụ đủ điều, cụ chẳng sợ ai” Cho đến nay tục

lê ̣ này chỉ được duy trì khi ăn cỗ ta ̣i đì nh, còn ở quy mô trong gia đình , dòng

họ đã có sự thay đổi

Tục giả giầu (trầu): người con gái bị ép đã hứa hôn, nhận trầu cau của

nhà trai, vẫn có thể hủy bỏ sự ràng buộc ấy Họ đem đến trả nhà trai một số tiền xấp xỉ tiền ăn hỏi gọi là trả giầu Hành động này coi như lời tuyên bố

chấm dứt quan hệ đôi bên “Tủi hồng hận cốm bao năm / Trầu cau đem trả, môi ăn chẳng hồng” (Trả giầu – Thơ Nguyễn Phan Hách) Nhờ tục lệ này

mà các cô gái có một khoảng tự do nhất định trong hôn nhân Họ có quyền

Trang 26

22

lựa chọn bạn trăm năm không hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy

Tục cất ngôi trừ ngoại: người bị cất ngôi trừ ngoại sẽ bị mất hết tư

cách thành viên, không có quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa trong cộng đồng Thậm chí còn không được công nhận quan hệ ruột già thân thích, cả khi còn sống hay đã chết Đây là hình phạt cao nhất của một tập thể gia đình, dòng họ hay làng xóm đối với cá nhân, khi cá nhân này phạm tội lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến thanh danh gia tộc, làng xóm Hình thức nà y mang tính chất răn đe và thường chỉ được áp dụng đối với thành viên phạm lỗi rất

nă ̣ng đối với gia đình , dòng họ và làng xã

Kiêng phạm phòng: đã có trường hợp chú rể do lo liệu cưới xin vất

vả, căng thẳng, đêm động phòng bị chết bất đắc kỳ tử gọi là phạm phòng Cho nên ở Mão Điền trước đây đêm đầu cô dâu thường giữ bạn gái (phù dâu) ngủ chung mà không ngủ với chồng Đây là biện pháp phòng ngừa điều bất hạnh trên

Kiêng gọi nhát gừng: Khi gọi nhau, sau tiếng ơi phải gọi tiếp liền bằng

tiếng ởi, ví dụ như Hà ơi, Hà ởi Kiêng gọi nhát gừng, dóng một, đứt quãng

vì đó là tiếng gọi của ma

Kiêng trồng cây cổ thụ trước nhà: vì cây cao to là nơi ẩn nấp của ma, quỷ, dễ bị thiên lôi (sét) đánh

Ngoài ra, làng cũng còn một số phong tụ c khác như kiêng tắt lửa ngày Tết nguyên đán, kiêng dựng các dụng cụ làm đất như mai, cuốc xẻng trước cửa nhà, Đây cũng là những kiêng ki ̣ phổ biến ở nhiều đi ̣a phương khác

1.2.7 Ảnh hưởng của các yếu tố về li ̣ch sử , văn hóa – xã hội đến đời sống tín ngưỡng, tôn gia ́ o

Các yếu tố lịch sử, văn hóa – xã hội có ảnh hưởng lớn đến đời sống tín ngưỡng của người dân Mão Điền Từ xưa đến nay, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của làng Mão Điền Nét nổi bật trong nếp sống của người dân

Trang 27

23

Mão Điền là sinh sống gắn kết trong cộng đồng, hòa hợp với nhau, ấm nồng tình làng nghĩa xóm Nó là mạch nguồn của thuần phong mĩ tục lâu đời đồng thời là cơ sở cho nhiều giá trị tinh thần khác như tình yêu quê hương đất nước, thói quen trọng lễ nghĩa, đạo đức, lối sống cần cù, giản dị,…Tinh thần

ấy sâu rễ bền gốc đến mức mỗi thành viên trong họ, trong làng đều tự giác giữ gìn, không muốn xảy ra lỗi lầm, phạm đến danh dự tổ tiên, xóm làng Cũng chính ý thức đoàn kết cộng đồng, tôn trọng lệ làng phép nước tạo nên sức mạnh giúp Mão Điền trụ vững nơi đồng trũng, vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thiên tai địch họa Triều đình Tự Đức (1871) tặng bảng vàng

“Mĩ tục khả phong” cho Mão Điền là đánh giá cao truyền thống văn hóa tốt đẹp đó

Ở Mão Điền có nghề truyền thống là nghề cá và nghề mổ lơ ̣n nhưng chỉ thờ cúng tổ nghề mổ lơ ̣n tại đình Tổ (trước đây còn go ̣i là đình Chợ vì nằm trong khuôn viên chơ ̣ Mão Điền , tuy nhiên hiê ̣n nay không còn ) Tổ nghề là một hoặc nhiều người có công lớn đối với việc sáng lập và truyền bá một nghề nào đó Do đó được các thế hệ sau tôn trọng và suy tôn là làm người sáng lập vì đã có công tạo ra nghề, gọi là Tổ nghề (hoặc thánh sư) Tổ nghề chỉ là những con người bình thường, nhưng lại được người đời sau tôn thờ vì đã có công sáng tạo ra nghề, truyền lại cho các thế hệ sau

Ở phạm vi gia đình, người dân Mão Điền cũng thờ tổ tiên và Thổ Công, ở phạm vi làng xã, người dân thờ thành hoàng Nếu như thờ cúng tổ tiên là sự tưởng nhớ của con cháu với người đã khuất thì thờ thành hoàng là

sự biết ơn đối với vị thần cai quản và quyết định họa phúc của một làng Gần như tất cả làng xã đều có tín ngưỡng này Ở Mão Điền, thành hoàng của làng được thờ chính là ba vi ̣ tướng họ Chu Trước đây, thành hoàng chỉ được thờ

ở ngôi miếu nhỏ (miếu Hào) nhưng cùng với sự thay đổi của làng, ba vị tướng họ Chu mau chóng đi vào đời sống tâm linh của Mão Điền và được

Trang 28

Nhận thức của mỗi người quy định văn hóa tĩn ngưỡng cho chính bản thân mình và ảnh hưởng đến tín ngưỡng chung của cộng đồng Ở Mão Điền cũng vậy, yếu tố nhận thức của người dân từ xa xưa đến giờ ảnh hưởng đến đời sống tín ngưỡng của làng và nó thay đổi theo thời gian Người nào một lần đến Mão Điền đều có chung nhận xét ở làng có rất nhiều ao, khắp làng có rất nhiều ao, ao to không quá hai sào, ao nhỏ chỉ hai, ba thước với diện tích nuôi thả khoảng 32ha Người dân Mão Điền tin rằng làng có nhiều ao là do

có sự tích về ông Ba Nghẹ đem lại, cứ qua thế hệ này cho đến thế hệ khác, người Mão Điền đã làm nên nhiều chuyện thần kỳ với những cái ao Thực tế,

ở vùng đất trũng thì khi làm nhà tất phải đào đất, vượt thổ, đắp nền Đổ nền cao là yêu cầu bức thiết nếu không muốn chịu cảnh ngập úng về mùa mưa Dân cư càng đông đúc càng làm nhiều nhà, đất đào càng nhiều thêm, theo tỉ

lệ thuận Nhưng những câu chuyê ̣n về ông Ba Nghẹ nhiều vô kể, cứ tồn tại từ đời này qua đời khác và cái ao do họ đào tiếp tục sinh ra những chuyện thần kỳ Điều này xuất phát từ niềm tin của người dân vào những hiện tướng siêu nhiên, những gì họ chưa lý giải được thì đều tin vào các hiện tượng siêu nhiên, thần thánh hóa để phục vụ đời sống tâm linh

Trình độ nhận thức nói chung của người dân thay đổi theo thời gian, biểu hiện rõ nhất là họ không bằng lòng thờ cúng những vị thần siêu nhiên, siêu thực nữa Trước thế kỷ XV, Mão Điền thờ thần Bắc phương làm thành

Trang 29

25

hoàng cho làng mình, nhưng sau sự kiện ba vị tướng họ Chu phù Lê diệt Mạc với hành động thuận ý trời, hợp lòng người, bởi vậy dân làng Mão Điền đã thờ cúng ba vị tướng đó làm thành hoàng làng Nhận thức thay đổi nên người dân Mão Điền muốn vị thần biểu tượng cho làng mình phải bằng xương bằng thịt, có công với đất nước và được nhà nước công nhận Hơn nữa, ba vị thần đó còn gắn với làng Mão Điền, là vị thần che chở , bảo vệ dân làng trước những tai họa, rủi ro của lịch sử

Trong tín ngưỡng , tôn giáo là ng Mão Điền cũng tồn tại tục thờ Mẫu Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi các Mẫu có một vị trí linh thiêng trong lòng dân và tất cả đã xem bà như là bà, là mẹ Ở Mão Điền, Mẫu được thờ cúng ở chùa Khánh Lâm hoă ̣c đươ ̣c lâ ̣p ban thờ riêng trong mô ̣t số gia đình

Ngoài việc thờ thành hoàng và thờ Mẫu, người dân Mão Điền cũng như bao người dân Việt Nam, họ luôn hướng về với tổ tiên, về với cội nguồn dân tộc, và giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ Ở Mão Điền có 63 dòng

họ lớn nhỏ, hầu hết dòng họ nào cũng có nhà thờ họ, nhà thờ chi tùy thuộc phạm vi lớn nhỏ khác nhau Nét sinh hoạt theo dòng họ cho đến ngày nay vẫn được giữ nguyên và được truyền lại từ đời này qua đời khác, con cháu luôn ghi nhớ công ơn của các bậc cha ông đi trước Những người thành danh từ mảnh đất này đều quay trở về đóng góp xây dựng quê hương bằng những hành động thiết thực và ý nghĩa

Như vậy, cùng với sự phát triển của lịch sử và xã hội, nhận thức của người dân Mão Điền cũng có rất nhiều thay đổi Sự thay đổi về mặt nhận thức cũng phần nào tạo nên sự thay đổi của các loại hình tín ngưỡng nơi đây Tuy nhiên, những giá trị tốt đẹp của các loại hình tín ngưỡng vẫn được người dân Mão Điền gìn giữ và lưu truyền qua các thế hệ Đó là linh hồn của làng,

là nơi nuôi dưỡng đời sống tâm linh của dân làng nên những công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng vẫn được bảo tồn, gìn giữ, trong đó nhiều công trình đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa

Trang 30

26

1.4 Tiểu kết chương 1

Tính từ khi lâ ̣p làng cho đến nay, Mão Điền đã có hơn một nghìn năm lịch sử phát triển Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, nét nổi bật trong những giá trị của Mão Điền là tinh thần cộng đồng – gia tộc Con người hiện tại gắn chặt với con người trong quá khứ đó là tổ tiên và con người trong tương lai

là con cháu Nó là mạch nguồn của nhiều thuần phong mỹ tục lâu đời, đồng thời cũng là cơ sở cho nhiều giá trị tinh thần như tình yêu quê hương đất nước, thói quen trọng đạo nghĩa, trọng chữ tình, lối sống cần cù, giản dị,… Tinh thần ấy bắt nguồn từ xa xưa và cho đến ngày nay làm cho mỗi thành viên trong họ, trong làng đều có ý thức giữ gìn nét văn hóa của làng, của dòng tộc

Từ những đặc điểm tự nhiên phong phú và mang bản sắc của làng đến đặc điểm xã hội và dân cư cùng truyền thống giáo dục, khoa cử và trình độ nhận thức của người dân, tất cả đã làm nên bản sắc văn hóa Mão Điền nói riêng, góp thêm vào bức tranh văn hóa làng xã Việt Nam nói chung Chính ý thức đoàn kết cộng đồng và những bản sắc văn hóa đặc trưng đã tạo nên sức mạnh giúp Mão Điền trụ vững nơi đồng trũng, vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thiên tai, địch họa

Trang 31

27

CHƯƠNG 2 CÁC LOẠI HÌNH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO - ĐẶC ĐIỂM

VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, XÃ HỘI

Thờ cúng tổ tiên là loại tín ngưỡng dân gian mang tính chất dòng tộc thường được quy ước lưu truyền trong năm đời con cháu Ngày nay, thờ cúng tổ tiên ở nhiều nơi có thể chỉ giới hạn tồn tại trong ba đời (ông bà, cha

mẹ, con cái), ở Mão Điền có những gia đì nh, dòng họ thờ trên 10 đời Mỗi dòng họ đều có một cụ tổ riêng để thờ cúng trong nhà thờ họ hoặc trong gia đình Trong khi tôn giáo duy trì mối dây tinh thần giữa nhân loại với quyền lực thần bí, thì sự thờ cúng tổ tiên là một nghi lễ thiêng liêng kết nối quan hệ giữa người sống và người chết Việc thờ cúng tổ tiên thể hiện rằng người chết luôn có mặt bên cạnh người sống, luôn để tâm theo dõi mọi hành vi của người sống, bằng cặp mắt vô hình có thể trông thấy những hoạt động bí mật của người sống để từ đó có thể dìu dắt, sai bảo, phù hộ theo đúng đạo lý ông

bà dân tộc và cộng đồng xã hội Và từ đó người sống có thể cảm nhận được tương lai và định mệnh của mình Do đó, việc thờ cúng tổ tiên trong nhiều trường hợp còn mang tính triết lý giáo dục nhân sinh xã hội có hiệu quả hơn mọi hình thức giáo dục có trừng phạt của luật pháp

Trang 32

28

Thờ cúng tổ tiên là tấm lòng thành kính thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho cháu con Thờ cúng tổ tiên bao gồm toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm bày tỏ lòng tôn kính của các thế hệ sau với những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu, trên cơ sở niềm tin về

sự bất tử của linh hồn sau khi con người đã chết; tin rằng con người ta chết đi

về thǎm nom, phù hộ cho con cháu Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén nhang lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, ngày Tết, hay ngày giỗ tổ tiên, con cháu trong gia đình cũng đã thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, đặc biệt là cuộc sống ở các làng quê bởi:

“Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn Nước có nguồn mới bể rộng nông sâu

Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn”

Ở làng Mão Điền, việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện theo gia đình

và dòng họ Việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện theo nghi lễ chung, rất phổ biến và trở thành truyền thống của làng

2.1.1.1 Các dòng họ lớn của làng Mão Điền

Cùng với sự phát triển lâu đời của mảnh đất Kinh Bắc, Mão Điền được coi như một ngôi làng cổ điển hình với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo mang những nét điển hình của tín ngưỡng , tôn giáo làng xã Việt

Ở Mão Điền hiện nay có khoảng 63 dòng họ lớn nhỏ cùng sinh sống Mỗi dòng họ đều có nhà thờ họ hoặc nhà thờ chi Theo thống kê của ban văn hóa – xã hội địa phương thì Mão Điền hiện nay có 4 dòng họ lớn là : dòng họ

Trang 33

29

Nguyễn Xuân, dòng họ Vũ Đăng, dòng họ Nguyễn Duy và dòng họ Nguyễn Đức Đây là 4 dòng họ lớn nhất làng Mão Điền, lớn cả về quy mô cũng như

số người trong họ Mỗi dòng họ đều rất quan tâm tới việc xây dựng nhà thờ

họ của mình Nhà thờ họ được xây dựng trên mảnh đất riêng của dòng họ và nơi dòng họ tổ chức mọi sinh hoạt văn hóa tinh thần của dòng họ mình Số hộ gia đình, số người trong dòng họ ở đây bao gồm cả những gia đình hiện đang sinh sống trên mọi miền của tổ quốc

Ngoài việc xây dựng nhà thờ họ riêng cho cả dòng họ thì ở một số chi nhỏ thuộc dòng họ cũng có nhà thờ riêng cho chi của mình Như dòng họ Nguyễn Duy hiện nay có 5 chi nhỏ với 196 hộ gia đình, trong đó có khoảng hơn 700 người với 1 nhà thờ họ và 5 nhà thờ chi; dòng họ Vũ Đăng có 5 chi nhỏ với 191 hộ gia đình 1 nhà thờ họ và 4 nhà thờ ch i hay dòng họ Nguyễn Xuân cũng có 5 chi trong đó có 1 nhà thờ họ và 4 nhà thờ chi

Bên cạnh việc xây dựng nhà thờ họ trên những mảnh đất riêng của dòng họ (đối với các dòng họ lớn) thì việc xây dựng nhà thờ họ của các dòng

họ khác vẫn gặp không ít khó khăn Bởi lẽ, trên thực tế thì việc xây dựng nhà thờ họ của các dòng họ phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện kinh tế của dòng họ

Ở Mão Điền hiện nay, không phải dòng họ nào cũng có điều kiện xây dựng nhà thờ họ trên những mảnh đất riêng của dòng họ mà việc xây dựng nhà thờ

họ được gắn liền với nhà của trưởng họ Trưởng họ là người có trách nhiệm trong công việc lưu giữ và bảo tồn đời sống tinh thần của dòng họ mình

Nhà thờ họ được xây dựng nhằm đáp ứng yếu tố tâm linh của những người trong họ, là nơi để con cháu tụ họp và tưởng nhớ tổ tiên thông qua việc giỗ chạp, tế lễ trong họ Cũng từ đây, tinh thần cố kết của dòng họ được củng cố và nâng cao Mặt khác, người dân nơi đây vốn mang trong mình tâm lý hoài cổ của những người dân đi “khai hoang lập nghiệp” trước kia và nhà thờ họ là một minh chứng rõ nét cho điều đó

Trang 34

30

2.1.1.2 Thờ cúng tổ tiên theo dòng họ

Thờ cúng tổ tiên là truyền thống của cả một dòng họ nói chung và gia đình nói riêng Cũng giống như người dân ở các l àng xã khác ở Việt Nam , người dân Mão Điền luôn nhận thức được rằng : dù do hoàn cảnh làm ăn phải

xa lìa đất tổ, họ hàng nhưng mình vẫn còn sự gắn bó, ràng buộc bằng tinh thần với họ hàng Ở mỗi dòng họ ta thấy một hệ chân rết từ gần đến xa qua nhiều đời, dù ở xa, dù không biết mặt nhau nhưng vẫn có mô ̣t sợi dây huyế t thống kết nối để mà quan niệm rằng “một giọt máu đào hơn ao nước lã”

Việc thờ cúng tổ tiên được các dòng họ trong làng rất coi tro ̣ng và tổ chức trang tro ̣ng thông qua các ngày lễ, ngày giỗ chung của cả dòng họ Tất cả mọi hoạt động này đều được tổ chức tại nhà thờ họ (từ đường) Các nhà thờ họ của các dòng họ trong làng Mão Điền hiện nay có kiến trúc tương đối giống nhau Nhà xây theo kiểu ba gian hai mái, lợp ngói, cột trụ hai bên, có trang trí hình rồng phượng và hoa văn ở các cột nhà và trên mái nhà Phía ngoài sân là bức bình phong là một cây hương ở góc sân để thờ thổ địa Bên trong nhà thường có 3 gian thờ: gian giữa thờ ông tổ của dòng họ; hai gian bên thờ các chi tộc và những người đỗ đạt hoặc anh hùng liệt sĩ là người của dòng họ Phía trên, gian giữa thường treo một bức hoành phi và hai bên bàn thờ treo (hoặc viết) các câu đối Trên bàn thờ chính giữa có đặt gia phả của dòng họ

Nhà thờ họ không chỉ là c ông trình tín ngưỡng của mô ̣t dòng ho ̣ mà đôi khi đó còn là của mô ̣t cô ̣ng đồng Ở Mão Điền hiện nay , có hai nhà thờ

họ đã được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh , đó là nhà thờ ho ̣ Lương và nhà thờ ho ̣ Ngô

Nhà thờ họ Lương (còn gọi là “Hồi nguyên đường” ) thờ tổ tiên ho ̣ Lương và tiến sĩ Lương Đức Uy, nằm ở xóm Lũy, phía đông bắc của làng Bia đá và các tài liê ̣u chữ Hán có ghi chép la ̣i về tiến sĩ Lương Đức Uy như sau:

“Tiên sinh ho ̣ Lương , húy là Đức Uy, sinh ngày 24 tháng 8 năm Nhâm Thìn (1472) nguyên quán làng Chằm (tên Nôm), Mão Điền Đông (còn gọi là

Trang 35

Tháng 10 năm Nhâm Tý đời vua Lê Thánh Tông , niên hiê ̣u Hồng Đức thứ 23 (1492), tiên sinh Lương Đức Uy đã trúng tuyển kỳ thi Hương này / Tháng 4 năm Quý Sửu , niên hiê ̣u Hồng Đức 24 (1493) Tiên sinh đỗ Tiến sĩ xuất thân trong kỳ thi Hô ̣i Tháng 5 năm 1493, triều đình cho dựng bia đá ghi khắc tên tuổi khoa danh của tiến sỹ Lương Đức Uy và các vi ̣ đỗ khoa thi Quý Sửu ta ̣i Văn miếu Quốc T ử Giám

Sau khi thi đỗ đa ̣i khoa , Tiên sinh đươ ̣c triều đình bổ nhiê ̣m làm quan tới chức Thừa Chính sứ , phẩm hàm thuô ̣c hàng Tòng tam phẩm Tiên sinh là văn quan thanh liêm , chính trực , hết lòng phò vua giúp nước , từng tham gia

đi sứ Trung Quốc bang giao với nhà Minh

Tiên sinh còn là bâ ̣c di tổ của chi tô ̣c Lương Đức ở làng Từ Đài , xã Chuyên Ngoa ̣i, huyê ̣n Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Hâ ̣u duê ̣ của ông ở đây đến nay

có hơn trăm người Sau khi ta ̣ thế ngày 14 tháng 3 năm Đinh Hợi (1527), Tiên sinh đã được gia tô ̣c và quê hương Mão Điền, Đào Xá , Chuyên Ngoa ̣i đều xây dựng công trình tín ngưỡng tôn nghiêm để phụng thờ tưởng niệm” [5, tr.70-76]

Nhà thờ họ Lương được xây dựng từ khá sớm v à đã qua nhiều lần tu bổ, sửa chữa, trong đó lần sửa chữa lớn nhất là vào khoảng giữa thế kỷ XX Đến nay, công trình thờ tự này vẫn giữ được kiến trúc theo kết cấu giá chiêng, ván mê, đắp vẽ hoa là, chạm trổ công phu, bày đặt các đồ thờ tự tôn nghiêm

Nhà thờ họ có kiến trúc kiểu chữ Đinh , quay theo hướng Đông Nam Tòa tiền đường gồm 5 gian, kích thước chiều dài 12.3m, chiều rô ̣ng là 7.2m,

vì theo kiểu kẻ chuyền giá chiêng , hai gian ngoài là vì ván mê , các gian hai

Trang 36

32

bên có các câu đối Phía trước ba gian giữ a là hê ̣ thống cửa ván ghé p, hai gian hai bên được xây ga ̣ch kín , trổ cửa kiểu chữ thọ vuông Phía trước hai hồi là cô ̣t đồng trụ, đắp vẽ thanh thoát , tinh tế Bên trong nhà thờ đă ̣t mô ̣t số đồ thờ như khám , hương án, ngai thờ, bát hương,….Phía trên gian giữa treo bức hoành phi “Hồi nguyên đường” (từ đường của người quay về với cố hương), hai gian bên treo hai biển gỗ khắc chữ Hán , nô ̣i dung ghi la ̣i lời huấn thị củ a đức thánh , gian bên trái thờ L ương Đức Uy được ta ̣c tượng bằng đồng đă ̣t trong khám, gian bên phải thờ đức thánh Trần

Từ đường của ho ̣ Lương ngoài thờ Lương Đức Uy còn thờ tổ tiên

dòng họ Lương Đây không chỉ là công trình kiến trúc thờ tự cổ mà còn là

mô ̣t chứng tích để la ̣i gắn liền với sự phát triển của mô ̣t dòng ho ̣ Nhà thờ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh , tín ngưỡng , thể hiê ̣n sự biết ơn của con cháu đối với thế hê ̣ trước mà còn là sự tự hào của cả dòng ho ̣ Vào những ngày lễ, tết, ngày giỗ họ , con cháu la ̣i tụ ho ̣p và cúng lễ để thể hiê ̣n sự tưởng nhớ của mình đến tổ tiên và các thế hê ̣ trước

Nhà thờ họ Ngô nằm ở xóm Nô ̣i thờ tổ tiên dòng ho ̣ Ngô và Viên ngoa ̣i lang Ngô Huy Tuấn Đây là công trình tín ngưỡng văn hóa tiêu biểu của dòng

họ, đươ ̣c xây dựng từ thời Nguyễn thế kỷ XIX Nhà thờ có diện tích 72m2, dài 9m, rộng 8m có kiến trúc 3 gian, mái lợp ngói, hai bên là hai cô ̣t trụ có khắc đôi câu đối thể hiê ̣n lòng biết ơn của con cháu với tổ tiên “Ẩm hà thực quả

bằng tiên ấm - Nghĩa chỉ nhân cơ dụ tổ đường” (dịch nghĩa : Quả ăn nước uống nhờ ơn trước – Nghĩa gốc nên nhân lớn mạnh sau) [6, tr.89]

Phía trong nhà th ờ, bên trái là bàn thờ gia phả của dòng ho ̣, bên phải là bàn thờ vọng những người cước sắc họ Ngô (những người trong dòng ho ̣ không có con cái ) Chính giữa nhà thờ, từ ngoài nhìn vào , đầu tiên là án thờ sơn son thếp vàng , phía trên á n thờ có bức hoành phi “Thư tra ̣ch thi” từ thời vua Tự Đức năm 1883 Trên án thờ có bình hương , giá văn , hai bên là hai hạc đồng Hai cô ̣t hai bên á n thờ có đôi câu đối thể hiê ̣n truyền thống của

Trang 37

33

dòng họ “Trung hậu gia truyền tam đại tổ – Thi thư thế hê ̣ bách niên hương”

(dịch nghĩ a: Sau ba đơ ̀ i kế tiếp trung hậu gia truyền – Trải trăm năm nối dòng thi thư rạng rỡ) [6, tr.89]

Phía trong án thờ là song loan bằng gỗ Theo những người trong dòng

họ, song loan này do vua triều Nguyễn ban tă ̣ng cho cụ Ngô Huy Tuấn Song loan đươ ̣c son son thếp vàng , dài 1.18m, rô ̣ng 1.28m, chiều cao tới mái 1.50m, 4 góc mái cong được trang trí hình 4 đầu rồng, nóc mái là tượng sư tử màu vàng Trên song loan có bày đồ thờ cúng của con cháu trong ho ̣ Hai bên song loan là hai cô ̣t trụ có ghi câu đối về công lao của cụ “Gia thanh Tân

Tỵ ân khoa thủy – Quốc điển hiền lương miếu tế trường” (dịch nghĩa: Vang lừng Tân Tỵ ân khoa mới – Phép sáng tôi hiền giúp nước lâu) [6, tr.89]

Phía trong cùng gian g iữa là bàn thờ , trên có đă ̣t ngai thờ và bài vi ̣ Trước ngai thờ là đỉnh đ ồng, bát hương, phía trên là cửa võng thếp vàng , có trang trí hình lưỡng long chầu nguyê ̣t Phía trên bàn thờ là bức hoành phi

“Trung quân ái quốc” từ thời vua Bảo Đa ̣i năm 1938 Hai bên bàn thờ là hai

cô ̣t trụ có đôi câu đối thể hiê ̣n công lao của cụ Ngô Huy Tuấn “Nhi ̣ phẩm trấn

thần tiên ấm cựu – Ngũ niên châu ký quốc ân long” (dịch nghĩa: Nhị phẩm trấn thần, phúc tổ dài lâu – Năm năm giữ đất, nước ơn bền thi ̣nh) [6, tr.89]

Về nghi thức thờ cúng , mỗi dòng họ trong làng đều tổ chức nghi thức thờ cúng riêng của dòng họ mình nhưng nhìn chung theo nghi thức tương tự nhau Đồ lễ để cúng lễ tùy thuộc vào tính chất của ngày lễ được chuẩn bị nhiều hay ít , to hay nhỏ Đồ lễ khi cúng tế tổ tiên của các dòng ho ̣ trong làng Mão Điền khá giống nhau , đó là các món ăn phổ biến (xôi, gà, lợn, ), hoa quả, đèn hương , chén nước , chai rượu Vào những ngày giỗ của dòng họ, con cháu khắp nơi lại tụ họp về để bày tỏ lòng thành kinh với ông bà tổ tiên Như ở dòng họ Ngô Huy, ngoài các ngày lễ tết thì cứ vào hai ngày tế Tổ chính là ngày xuân tế Tổ (được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch hàng năm) và ngày thu tế Tổ (được tổ chức vào ngày 20/8 âm lịch hàng năm)

Trang 38

34

đều tổ chức cúng lễ tại nhà thờ họ Viê ̣c tổ chức giỗ và lễ vật họ tùy thuộc vào quy mô và điều kiện kinh tế của từng dòng ho ̣ Tại buổi giỗ , trưởng ho ̣ thay mă ̣t cả họ dâng lễ vật lên tổ tiên , báo cáo công việc với tổ tiên , vừa cầu khấn tổ tiên phù hô ̣ cho con cháu trong dòng ho ̣ Ngoài ra , các thành viên của dòng họ cũng nhân dịp này cùng bàn bạc các công việc trong họ (ma chay, hôn nhân, xây dựng mồ mả hay giúp đỡ tương trợ lẫn nhau ) và trưởng

họ có vai trò điều chỉnh , hòa giải và đưa ra quyết định mang tính thống nhất trong toàn ho ̣

Bên ca ̣nh nghi thức cúng tế được tổ chức ta ̣i nhà thờ ho ̣ , viê ̣c thờ cúng theo dòng ho ̣ ở làng Mão Điền cũng có nghi thức tảo mô ̣ Người Mão Điền

“sống không xa nhà, chết không xa làng”, dù có làm ăn sinh sống nơi đâu cũng không quên quê hương bản quán, đến khi trăm tuổi về già, hạnh phúc nhất là được chôn cất ở nơi chào đời, nằm cạnh ông bà tổ tiên cho nên ho ̣ quan niê ̣m rằng m ỗi năm ít nhất phải có mặt ở làng một lần vào dịp Tết Nguyên đán để tảo mộ và thờ cúng vong linh tổ tiên Việc cúng tế tại mộ thường diễn ra đơn giản hơn nhiều so với đồ cúng ta ̣i nhà Việc chăm nom sang sửa mồ mả của tổ tiên cũng là s ự thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với các bâ ̣c tổ tiên trong dòng ho ̣

2.1.1.3 Thờ cúng tổ tiên theo gia đình

Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên theo các dòng họ thì ở mỗi gia đình người Việt nói chung và các gia đình ở làng Mão Điền nói riêng đều có bàn thờ tổ tiên của gia đình mình

Bàn thờ tổ tiên là điểm hội tụ truyền thống tốt đẹp của gia đình thể hiện tinh thần biết ơn tổ tiên “cây có gốc, nước có nguồn” Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà tầng) Trên bàn thờ bày bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố, đèn nến Đồ cúng về

cơ bản không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã Ngoài ra có thể có thêm

Trang 39

35

thức ăn, trà rượu, và có khi có cả đồ vàng mã (quần áo đồ dùng làm bằng giấy), tiền âm phủ Cũng như ở nhiều nơi khác , với mỗi gia đình ở Mão Điền, tuỳ và diện tích lớn, nhỏ của ngôi nhà và điều kiện kinh tế của từng gia đình mà bàn thờ có kích thước và hình thức khác nhau

Với những gia đình kinh tế không khá giả, những đồ đạc trong nhà cũng đơn sơ, thì bàn thờ có khi chỉ là vạt phên tre giữa hai cột trong của gian giữa, bên trong có bát hương nhỏ Với những gia đình mà điều kiện kinh tế khá giả hơn một chút, bàn thờ được đóng bằng gỗ, một số gia đình dùng mặt

tủ làm bàn thờ hoặc đóng bàn thờ trên tường Cho dù bàn thờ có được sắp xếp ra sao thì điều quan trọng là nó luôn phải ở vị trí trang trọng, có độ cao thích hợp để khi cúng mọi người tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với Tổ tiên

Viê ̣c thờ cúng tổ tiên được các gia đình tiến hành quanh năm Cũng giống như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói chung , thờ cúng tổ tiên ở làng Mão Điền không chỉ được tiến hành vào những dịp tang ma , giỗ chạp, cưới xin, các ngày l ễ Tết chính trong năm (tết Nguyên đán , Thanh minh , Hàn thực, Đoan ngo ̣, ), các ngày Sóc , Vọng theo chu kỳ tuần trăng (mùng 1 và

15 âm lịch hàng tháng mà tổ tiên còn được con cháu c úng tế khi gia đình có chuyê ̣n gì đó, như ốm đau, đỗ đa ̣t, bất hòa, khi có phúc lô ̣c được hưởng , Đồ cúng tổ tiên cũng không quy định chặt chẽ lắm và tùy thuộc vào từng gia đình, tuy nhiên đó phải được lựa cho ̣n kỹ càng , là những thứ “thanh khiết và đươ ̣c dành riêng ” [42, tr.72] Tùy theo tính chất của ngày lễ mà đồ lễ có thể

ít hay nhiều , to hay nhỏ nhưng thường không thiếu nén hương , đèn (nến), lọ hoa, chén nước lã, chai rượu và vàng mã

Người cúng lễ có thể là bất kỳ mô ̣t thành viên nào đó trong gia đình , tuy nhiên vào những ngày lễ tết chính , người cúng lễ thường là người già hoă ̣c người con trai trong gia đình Khi cúng, người cúng có thể đo ̣c mô ̣t bài khấn bài bản hoă ̣c chỉ là “khấn nôm” , tức là có gì nói ấy , chỉ cần thành tâm

Trang 40

36

với tổ tiên Nô ̣i dung khấn thường bao gồm ngày tháng năm khấn , họ tên người khấn , lý do cúng lễ và cuối cùng là lời cầu xin tổ tiên về phù hộ cho con cháu

Ở Mão Điền cũng như nhiều n ơi khác , sau khi cúng lễ tàn một nửa

tuần hương, đồ vàng mã và tiền âm phủ được đem đốt, được gọi là hoá vàng,

còn chén rượu cúng thì đem rót xuống đống tàn vàng Tục truyền rằng phải làm như vậy người chết mới nhận được đồ cúng tế, vì hương khói bay lên trời, nước (rượu) hòa với lửa mà thấm xuống đất

2.1.2 Tín ngưỡng thờ thành hoàng

Thờ cúng thành hoàng là tín ngưỡng rất phổ biến ở làng xã nói chung Nếu như thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng của cô ̣ng đồng gia tô ̣c thì thờ thànhhoàng là tín ngưỡng của cộng đồng làng xã , giữ ven vai trò then chốt trong

đời sống tâm linh của làng xã Trong Tín ngưỡng dân gian Việt Nam , Vũ

Ngọc Khánh đã viết rằng “Thành hoàng là vi ̣ thần trụ trì , giám sát và bảo hô ̣

mô ̣t làng nên dù ông thuô ̣c vào loa ̣i thần gì cũng vẫn đứng đầu làng Thành hoàng được thờ ở đình làng Các vị thần khác vào những ngày lễ hội vẫn phải về đình, đứng sau thành hoàng” [26, tr.60]

Qua nhiều công trình nghiên cứu thì tín ngưỡng thờ thành hoàng được

du nhập từ Trung Hoa thời Bắc thuộc Làng xã Việt Nam không phải là thành trì, người Việt Nam ở làng xã có tín ngưỡng nguyên thuỷ thờ thần Việc thờ thần sẵn có được kết hợp với việc thờ thành hoàng từ phương Bắc

do phong kiến Trung Hoa đem vào và được phong kiến Việt Nam, khi với ý thức tự chủ, đã giành được độc lập dân tộc, áp dụng theo, đã trở thành tín ngưỡng thờ thành hoàng của các làng Việt Nam

Tín ngưỡng thờ thành hoàng tuy là một phạm trù ngoại lai nhưng lại mang một nội hàm bản địa Việt Nam Điều này được thể hiện rõ qua sự tích các thần được thờ làm thành hoàng của các đình là các phúc thần nông nghiệp mà hầu hết là nhân thần ở các làng Việt, không có thành, không có

Ngày đăng: 23/03/2015, 17:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Toan Ánh (1992), Nếp cũ – Tín ngưỡng Việt Nam , NXB TP .Hồ Chi ́ Minh, Tp.Hồ Chi ́ Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ – Tín ngưỡng Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: NXB TP .Hồ Chí Minh
Năm: 1992
2. Võ Thanh Bằng (2005), Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Nam Bộ, Luâ ̣n án Tiến sĩ Li ̣ch sử , Viê ̣n khoa ho ̣c xã hô ̣i vùng Nam Bô ̣ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Nam Bộ
Tác giả: Võ Thanh Bằng
Năm: 2005
3. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, NXB Văn ho ́a Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chùa Việt
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 1996
4. Phan Kế Bính (1990), Viê ̣t Nam phong tục , NXB Tổng hơ ̣p , Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viê ̣t Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: NXB Tổng hợp
Năm: 1990
5. Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh (2010), Di tích li ̣ch sử – văn hóa Bắc Ninh , Xưởng in báo Bắc Ninh , Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích li ̣ch sử – văn hóa Bắc Ninh
Tác giả: Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh
Năm: 2010
6. Chi hô ̣i Hán – Nôm làng Mão Điền (2010), Tuyển tập hoành phi – câu đối xã Mão Điền , Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập hoành phi – câu đối xã Mão Điền
Tác giả: Chi hô ̣i Hán – Nôm làng Mão Điền
Năm: 2010
7. Phan Đa ̣i Doãn (2004), Mấy vấn đề về làng xã Viê ̣t Nam trong li ̣ch sử , NXB Chính tri ̣ quốc gia , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về làng xã Viê ̣t Nam trong li ̣ch sử
Tác giả: Phan Đa ̣i Doãn
Nhà XB: NXB Chính tri ̣ quốc gia
Năm: 2004
8. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo Viê ̣t Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo Viê ̣t Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2001
9. Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hóa Tâm linh, NXB Văn ho ́a Th ông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Tâm linh
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: NXB Văn hóa Th ông tin
Năm: 2001
10. Nguyễn Hồng Dương (2010), Mô ̣t số vấn đề về tôn giáo ở Việt Nam , Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, (số 7), tr.14 – 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo
Tác giả: Nguyễn Hồng Dương
Năm: 2010
11. Trần Đức Dương (2010), Phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay , Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo , (số 2), tr.36 – 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo
Tác giả: Trần Đức Dương
Năm: 2010
12. Đặng Thế Đại (2001), Tính chất hai mặt của tín ngưỡng thành hoàng , Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, (số 2), tr.64 – 81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo
Tác giả: Đặng Thế Đại
Năm: 2001
13. Võ Thị Hiệp (1996), Tín ngưỡng dân gian n gười Viê ̣t ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh , Luâ ̣n án Tiến sĩ Li ̣ch sử – Dân tô ̣c ho ̣c , ĐH KHXH&NV, Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng dân gian n gười Viê ̣t ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Võ Thị Hiệp
Năm: 1996
14. Dương Văn Hiểu (2008), Truyền thống dòng ho ̣ với sự phát triển con người – Nghiên cứu ta ̣i x ã Mão Điền , huyê ̣n Thuâ ̣n Thành , tỉnh Bắc Ninh, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tâ ̣p VI (số 5), tr23-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học và Phát triển
Tác giả: Dương Văn Hiểu
Năm: 2008
15. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam , NXB Khoa ho ̣c xã hô ̣i, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh
Nhà XB: NXB Khoa ho ̣c xã hô ̣i
Năm: 1996
16. Lê Như Hoa (2001), Tín ngưỡng dân gia n ở Viê ̣t Nam , NXB Văn ho ́a Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng dân gia n ở Viê ̣t Nam
Tác giả: Lê Như Hoa
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
17. Nguyễn Duy Hợp (1994), Ngôi đình Vật và tấm bia đá ở Mão Điền, Tạp chí Hán Nôm, (số 3), tr.15-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Hán Nôm
Tác giả: Nguyễn Duy Hợp
Năm: 1994
18. Nguyễn Duy Hơ ̣p (2001), Phong thổ Mão Điền , NXB Văn ho ́a dân tô ̣c , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong thổ Mão Điền
Tác giả: Nguyễn Duy Hơ ̣p
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tô ̣c
Năm: 2001
19. Đỗ Quang Hưng (2010), Đời sống tín ngưỡng , tôn giáo Thăng Long – Hà Nội, NXB Ha ̀ Nô ̣i, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống tín ngưỡng , tôn giáo Thăng Long – Hà Nội
Tác giả: Đỗ Quang Hưng
Nhà XB: NXB Hà Nô ̣i
Năm: 2010
20. Đỗ Quang Hưng (2010), Không gian thiêng của Thăng Long – Hà Nội, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340651&cn_id=427645 , tr.1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, "http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340651&cn_id=427645
Tác giả: Đỗ Quang Hưng
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w