7. Kết cấu của luận văn
1.2.6 Phong tục tập quán
Ở Mão Điền có những tập tục và kiêng kị không thành văn nhưng lại được dân làng duy trì thực hiện từ đời này sang đời khác . Mô ̣t số phong tục của làng có thể kể đến như sau :
Tục đóng bốn: tức là mỗi mâm cỗ chỉ có bốn người ăn. Theo giải thích của địa phương ngồi như thế là vuông (chuông), là lịch sự, đúng phong cách cổ nhân “Bốn cụ ngồi một cỗ, cụ đủ điều, cụ chẳng sợ ai”. Cho đến nay tục lê ̣ này chỉ được duy trì khi ăn cỗ ta ̣i đì nh, còn ở quy mô trong gia đình , dòng họ đã có sự thay đổi.
Tục giả giầu (trầu): người con gái bị ép đã hứa hôn, nhận trầu cau của nhà trai, vẫn có thể hủy bỏ sự ràng buộc ấy. Họ đem đến trả nhà trai một số tiền xấp xỉ tiền ăn hỏi gọi là trả giầu. Hành động này coi như lời tuyên bố chấm dứt quan hệ đôi bên “Tủi hồng hận cốm bao năm / Trầu cau đem trả, môi ăn chẳng hồng” (Trả giầu – Thơ Nguyễn Phan Hách). Nhờ tục lệ này mà các cô gái có một khoảng tự do nhất định trong hôn nhân. Họ có quyền
22
lựa chọn bạn trăm năm không hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.
Tục cất ngôi trừ ngoại: người bị cất ngôi trừ ngoại sẽ bị mất hết tư cách thành viên, không có quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa trong cộng đồng. Thậm chí còn không được công nhận quan hệ ruột già thân thích, cả khi còn sống hay đã chết. Đây là hình phạt cao nhất của một tập thể gia đình, dòng họ hay làng xóm đối với cá nhân, khi cá nhân này phạm tội lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến thanh danh gia tộc, làng xóm. Hình thức nà y mang tính chất răn đe và thường chỉ được áp dụng đối với thành viên phạm lỗi rất nă ̣ng đối với gia đình , dòng họ và làng xã .
Kiêng phạm phòng: đã có trường hợp chú rể do lo liệu cưới xin vất vả, căng thẳng, đêm động phòng bị chết bất đắc kỳ tử gọi là phạm phòng. Cho nên ở Mão Điền trước đây đêm đầu cô dâu thường giữ bạn gái (phù dâu) ngủ chung mà không ngủ với chồng. Đây là biện pháp phòng ngừa điều bất hạnh trên.
Kiêng gọi nhát gừng: Khi gọi nhau, sau tiếng ơi phải gọi tiếp liền bằng tiếng ởi, ví dụ như Hà ơi, Hà ởi. Kiêng gọi nhát gừng, dóng một, đứt quãng vì đó là tiếng gọi của ma.
Kiêng trồng cây cổ thụ trước nhà: vì cây cao to là nơi ẩn nấp của ma, quỷ, dễ bị thiên lôi (sét) đánh.
Ngoài ra, làng cũng còn một số phong tụ c khác như kiêng tắt lửa ngày Tết nguyên đán, kiêng dựng các dụng cụ làm đất như mai, cuốc xẻng trước cửa nhà,....Đây cũng là những kiêng ki ̣ phổ biến ở nhiều đi ̣a phương khác .
1.2.7. Ảnh hƣởng của các yếu tố về li ̣ch sƣ̉ , văn hóa – xã hội đến đời sống tín ngƣỡng, tôn giá o
Các yếu tố lịch sử, văn hóa – xã hội có ảnh hưởng lớn đến đời sống tín ngưỡng của người dân Mão Điền. Từ xưa đến nay, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của làng Mão Điền. Nét nổi bật trong nếp sống của người dân
23
Mão Điền là sinh sống gắn kết trong cộng đồng, hòa hợp với nhau, ấm nồng tình làng nghĩa xóm. Nó là mạch nguồn của thuần phong mĩ tục lâu đời đồng thời là cơ sở cho nhiều giá trị tinh thần khác như tình yêu quê hương đất nước, thói quen trọng lễ nghĩa, đạo đức, lối sống cần cù, giản dị,…Tinh thần ấy sâu rễ bền gốc đến mức mỗi thành viên trong họ, trong làng đều tự giác giữ gìn, không muốn xảy ra lỗi lầm, phạm đến danh dự tổ tiên, xóm làng. Cũng chính ý thức đoàn kết cộng đồng, tôn trọng lệ làng phép nước tạo nên sức mạnh giúp Mão Điền trụ vững nơi đồng trũng, vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thiên tai địch họa. Triều đình Tự Đức (1871) tặng bảng vàng “Mĩ tục khả phong” cho Mão Điền là đánh giá cao truyền thống văn hóa tốt đẹp đó.
Ở Mão Điền có nghề truyền thống là nghề cá và nghề mổ lơ ̣n nhưng chỉ thờ cúng tổ nghề mổ lơ ̣n tại đình Tổ (trước đây còn go ̣i là đình Chợ vì nằm trong khuôn viên chơ ̣ Mão Điền , tuy nhiên hiê ̣n nay không còn ). Tổ nghề là một hoặc nhiều người có công lớn đối với việc sáng lập và truyền bá một nghề nào đó. Do đó được các thế hệ sau tôn trọng và suy tôn là làm người sáng lập vì đã có công tạo ra nghề, gọi là Tổ nghề (hoặc thánh sư). Tổ nghề chỉ là những con người bình thường, nhưng lại được người đời sau tôn thờ vì đã có công sáng tạo ra nghề, truyền lại cho các thế hệ sau.
Ở phạm vi gia đình, người dân Mão Điền cũng thờ tổ tiên và Thổ Công, ở phạm vi làng xã, người dân thờ thành hoàng. Nếu như thờ cúng tổ tiên là sự tưởng nhớ của con cháu với người đã khuất thì thờ thành hoàng là sự biết ơn đối với vị thần cai quản và quyết định họa phúc của một làng. Gần như tất cả làng xã đều có tín ngưỡng này. Ở Mão Điền, thành hoàng của làng được thờ chính là ba vi ̣ tướng họ Chu. Trước đây, thành hoàng chỉ được thờ ở ngôi miếu nhỏ (miếu Hào) nhưng cùng với sự thay đổi của làng, ba vị tướng họ Chu mau chóng đi vào đời sống tâm linh của Mão Điền và được
24
thờ cúng ở năm nơi (hưởng thần ngũ sở) là miếu Hào, Nghè, đình Đoài, đình Đông và đình Vật.
Về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các dòng họ lớn ở Mão Điền đều có nhà thờ họ, nhà thờ chi. Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, các nhà thờ họ ngàng càng được sửa sang và xây dựng khang trang hơn. Hiện nay, một số nhà thờ họ lớn ở Mão Điền như nhà thờ họ Lương, họ Ngô Huy, họ Vũ Đăng, họ Nguyễn Xuân …và gia phả của nhiều dòng họ vẫn được giữ gìn rất cẩn thận.
Nhận thức của mỗi người quy định văn hóa tĩn ngưỡng cho chính bản thân mình và ảnh hưởng đến tín ngưỡng chung của cộng đồng. Ở Mão Điền cũng vậy, yếu tố nhận thức của người dân từ xa xưa đến giờ ảnh hưởng đến đời sống tín ngưỡng của làng và nó thay đổi theo thời gian. Người nào một lần đến Mão Điền đều có chung nhận xét ở làng có rất nhiều ao, khắp làng có rất nhiều ao, ao to không quá hai sào, ao nhỏ chỉ hai, ba thước với diện tích nuôi thả khoảng 32ha. Người dân Mão Điền tin rằng làng có nhiều ao là do có sự tích về ông Ba Nghẹ đem lại, cứ qua thế hệ này cho đến thế hệ khác, người Mão Điền đã làm nên nhiều chuyện thần kỳ với những cái ao. Thực tế, ở vùng đất trũng thì khi làm nhà tất phải đào đất, vượt thổ, đắp nền. Đổ nền cao là yêu cầu bức thiết nếu không muốn chịu cảnh ngập úng về mùa mưa. Dân cư càng đông đúc càng làm nhiều nhà, đất đào càng nhiều thêm, theo tỉ lệ thuận. Nhưng những câu chuyê ̣n về ông Ba Nghẹ nhiều vô kể, cứ tồn tại từ đời này qua đời khác và cái ao do họ đào tiếp tục sinh ra những chuyện thần kỳ. Điều này xuất phát từ niềm tin của người dân vào những hiện tướng siêu nhiên, những gì họ chưa lý giải được thì đều tin vào các hiện tượng siêu nhiên, thần thánh hóa để phục vụ đời sống tâm linh.
Trình độ nhận thức nói chung của người dân thay đổi theo thời gian, biểu hiện rõ nhất là họ không bằng lòng thờ cúng những vị thần siêu nhiên, siêu thực nữa. Trước thế kỷ XV, Mão Điền thờ thần Bắc phương làm thành
25
hoàng cho làng mình, nhưng sau sự kiện ba vị tướng họ Chu phù Lê diệt Mạc với hành động thuận ý trời, hợp lòng người, bởi vậy dân làng Mão Điền đã thờ cúng ba vị tướng đó làm thành hoàng làng. Nhận thức thay đổi nên người dân Mão Điền muốn vị thần biểu tượng cho làng mình phải bằng xương bằng thịt, có công với đất nước và được nhà nước công nhận. Hơn nữa, ba vị thần đó còn gắn với làng Mão Điền, là vị thần che chở , bảo vệ dân làng trước những tai họa, rủi ro của lịch sử.
Trong tín ngưỡng , tôn giáo là ng Mão Điền cũng tồn tại tục thờ Mẫu. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi các Mẫu có một vị trí linh thiêng trong lòng dân và tất cả đã xem bà như là bà, là mẹ. Ở Mão Điền, Mẫu được thờ cúng ở chùa Khánh Lâm hoă ̣c đươ ̣c lâ ̣p ban thờ riêng trong mô ̣t số gia đình.
Ngoài việc thờ thành hoàng và thờ Mẫu, người dân Mão Điền cũng như bao người dân Việt Nam, họ luôn hướng về với tổ tiên, về với cội nguồn dân tộc, và giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ. Ở Mão Điền có 63 dòng họ lớn nhỏ, hầu hết dòng họ nào cũng có nhà thờ họ, nhà thờ chi tùy thuộc phạm vi lớn nhỏ khác nhau. Nét sinh hoạt theo dòng họ cho đến ngày nay vẫn được giữ nguyên và được truyền lại từ đời này qua đời khác, con cháu luôn ghi nhớ công ơn của các bậc cha ông đi trước. Những người thành danh từ mảnh đất này đều quay trở về đóng góp xây dựng quê hương bằng những hành động thiết thực và ý nghĩa.
Như vậy, cùng với sự phát triển của lịch sử và xã hội, nhận thức của người dân Mão Điền cũng có rất nhiều thay đổi. Sự thay đổi về mặt nhận thức cũng phần nào tạo nên sự thay đổi của các loại hình tín ngưỡng nơi đây. Tuy nhiên, những giá trị tốt đẹp của các loại hình tín ngưỡng vẫn được người dân Mão Điền gìn giữ và lưu truyền qua các thế hệ. Đó là linh hồn của làng, là nơi nuôi dưỡng đời sống tâm linh của dân làng nên những công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng vẫn được bảo tồn, gìn giữ, trong đó nhiều công trình đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa.
26
1.4. Tiểu kết chƣơng 1
Tính từ khi lâ ̣p làng cho đến nay, Mão Điền đã có hơn một nghìn năm lịch sử phát triển. Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, nét nổi bật trong những giá trị của Mão Điền là tinh thần cộng đồng – gia tộc. Con người hiện tại gắn chặt với con người trong quá khứ đó là tổ tiên và con người trong tương lai là con cháu. Nó là mạch nguồn của nhiều thuần phong mỹ tục lâu đời, đồng thời cũng là cơ sở cho nhiều giá trị tinh thần như tình yêu quê hương đất nước, thói quen trọng đạo nghĩa, trọng chữ tình, lối sống cần cù, giản dị,… Tinh thần ấy bắt nguồn từ xa xưa và cho đến ngày nay làm cho mỗi thành viên trong họ, trong làng đều có ý thức giữ gìn nét văn hóa của làng, của dòng tộc.
Từ những đặc điểm tự nhiên phong phú và mang bản sắc của làng đến đặc điểm xã hội và dân cư cùng truyền thống giáo dục, khoa cử và trình độ nhận thức của người dân, tất cả đã làm nên bản sắc văn hóa Mão Điền nói riêng, góp thêm vào bức tranh văn hóa làng xã Việt Nam nói chung. Chính ý thức đoàn kết cộng đồng và những bản sắc văn hóa đặc trưng đã tạo nên sức mạnh giúp Mão Điền trụ vững nơi đồng trũng, vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thiên tai, địch họa.
27
CHƢƠNG 2
CÁC LOẠI HÌNH TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO - ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, XÃ HỘI
2.1 Các loại hình tín ngƣỡng, tôn giá o ở làng Mão Điền
2.1.1 Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên là một phong tục lâu đời mang tính quy ước truyền thống tồn tại trong cộng đồng dân cư trải đều khắp các vùng Bắc, Trung, Nam. Tuy chưa được quy định thành văn nhưng việc thờ cúng tổ tiên dường như đã trở thành giáo lý có giá trị đạo đức xã hội làm nền tảng của mọi loại hình giáo dục trong đó có giáo dục về tín ngưỡng.
Thờ cúng tổ tiên là loại tín ngưỡng dân gian mang tính chất dòng tộc thường được quy ước lưu truyền trong năm đời con cháu. Ngày nay, thờ cúng tổ tiên ở nhiều nơi có thể chỉ giới hạn tồn tại trong ba đời (ông bà, cha mẹ, con cái), ở Mão Điền có những gia đì nh, dòng họ thờ trên 10 đời. Mỗi dòng họ đều có một cụ tổ riêng để thờ cúng trong nhà thờ họ hoặc trong gia đình. Trong khi tôn giáo duy trì mối dây tinh thần giữa nhân loại với quyền lực thần bí, thì sự thờ cúng tổ tiên là một nghi lễ thiêng liêng kết nối quan hệ giữa người sống và người chết. Việc thờ cúng tổ tiên thể hiện rằng người chết luôn có mặt bên cạnh người sống, luôn để tâm theo dõi mọi hành vi của người sống, bằng cặp mắt vô hình có thể trông thấy những hoạt động bí mật của người sống để từ đó có thể dìu dắt, sai bảo, phù hộ theo đúng đạo lý ông bà dân tộc và cộng đồng xã hội. Và từ đó người sống có thể cảm nhận được tương lai và định mệnh của mình. Do đó, việc thờ cúng tổ tiên trong nhiều trường hợp còn mang tính triết lý giáo dục nhân sinh xã hội có hiệu quả hơn mọi hình thức giáo dục có trừng phạt của luật pháp.
28
Thờ cúng tổ tiên là tấm lòng thành kính thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho cháu con. Thờ cúng tổ tiên bao gồm toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm bày tỏ lòng tôn kính của các thế hệ sau với những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời.
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu, trên cơ sở niềm tin về sự bất tử của linh hồn sau khi con người đã chết; tin rằng con người ta chết đi về thǎm nom, phù hộ cho con cháu. Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén nhang lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, ngày Tết, hay ngày giỗ tổ tiên, con cháu trong gia đình cũng đã thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất. Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, đặc biệt là cuộc sống ở các làng quê bởi:
“Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn Nước có nguồn mới bể rộng nông sâu
Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn”
Ở làng Mão Điền, việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện theo gia đình và dòng họ. Việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện theo nghi lễ chung, rất phổ biến và trở thành truyền thống của làng.
2.1.1.1 Các dòng họ lớn của làng Mão Điền
Cùng với sự phát triển lâu đời của mảnh đất Kinh Bắc, Mão Điền được coi như một ngôi làng cổ điển hình với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo mang những nét điển hình của tín ngưỡng , tôn giáo làng xã Việt.
Ở Mão Điền hiện nay có khoảng 63 dòng họ lớn nhỏ cùng sinh sống . Mỗi dòng họ đều có nhà thờ họ hoặc nhà thờ chi. Theo thống kê của ban văn hóa – xã hội địa phương thì Mão Điền hiện nay có 4 dòng họ lớn là : dòng họ
29
Nguyễn Xuân, dòng họ Vũ Đăng, dòng họ Nguyễn Duy và dòng họ Nguyễn Đức. Đây là 4 dòng họ lớn nhất làng Mão Điền, lớn cả về quy mô cũng như số người trong họ. Mỗi dòng họ đều rất quan tâm tới việc xây dựng nhà thờ họ của mình. Nhà thờ họ được xây dựng trên mảnh đất riêng của dòng họ và