Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về TTCX trong GTCV của nhóm xã hội là các CBCC CCS để phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu kém về năng lực TTCX của nhóm c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
Trang 2Nguyễn Thị Thanh Tâm
TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ TRONG GIAO TIẾP CÔNG VỤ
Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Hữu Thụ
Hà Nội – 2012
Trang 3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ
TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ
TRONG GIAO TIẾP CÔNG VỤ
8
1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề trí tuệ cảm xúc 8
1.4 Một số vấn đề lý luận về trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ
45
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ
76
2.3 Giai đoạn 3: Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm tác động 100
Trang 4CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 1
3.3 Thực trạng nhận thức của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở về vai trò
của trí tuệ cảm xúc trong giao tiếp công vụ
1
51
3.4 Nghiên cứu một số trường hợp điển hình về trí tuệ cảm xúc
trong giao tiếp công vụ của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
1
53
3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực trí tuệ cảm xúc của cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt: Viết đầy đủ:
BT THGT: Bài tập tình huống giao tiếp
MSCEIT: Trắc nghiệm Trí thông minh cảm xúc Mayer Salovey
Caruso, version 2.0, 2000, Adapted, 2002
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Mô hình cấu trúc trí tuệ cảm xúc của D.Goleman 37
Bảng 1.2: Mô hình cấu trúc trí tuệ cảm xúc của K.V.Petrides và
A.Furhham
37
Bảng 1.3: So sánh ba mô hình tiêu biểu về trí tuệ cảm xúc 38
Bảng 2.2: Độ tin cậy của Phiếu trưng cầu ý kiến (mẫu 3.1) 92 Bảng 2.3: Độ tin cậy của Phiếu trưng cầu ý kiến (mẫu 3.2) 93 Bảng 2.4: Độ tin cậy của Phiếu điều tra nhận thức của CBCC CCS 94
Bảng 2.6: Độ khó của các item của “Bài tập tình huống GT” 97
Bảng 2.7: Tương quan giữa các tiểu thang đo của “Bài tập tình huống
Bảng 3.2: Phân loại mức độ phát triển năng lực TTCX của các CBCC
CCS qua thang đo MSCEIT
112
Bảng 3.3: Thực trạng các nhánh năng lực TTCX của CBCC CCS qua
thang đo MSCEIT
113
Bảng 3.4: Thực trạng năng lực TTCX theo kinh nghiệm và TTCX
mang tính chiến lược của CBCC CCS qua thang đo MSCEIT
114
Trang 7Bảng 3.5: Tương quan về điểm số của các năng lực cấu thành TTCX
của CBCC CCS
115
Bảng 3.6: Mối tương quan về điểm số giữa các tiểu thang đo MSCEIT 116
Bảng 3.7.A: Thực trạng mức độ TTCX của CBCC CCS trong GTCV
qua thang đo “Bài tập tình huống giao tiếp”
Bảng 3.12: Tự đánh giá của CBCC CCS về mức độ biểu hiện năng lực
Hiểu nguyên nhân và tiến trình phát triển CX trong GTCV
139
Bảng 3.13: Tự đánh giá của CBCC CCS về mức độ biểu hiện năng lực
Quản lý CX trong GTCV
141
Bảng 3.14: So sánh kết quả đánh giá khách quan và TĐG về mức độ
biểu hiện TTCX trong GTCV của CBCC CCS
143
Bảng 3.15: So sánh năng lực TTCX, TTCX trong GTCV giữa các
nhóm CBCC CCS theo thâm niên
Trang 8Bảng 3.21: Tương quan giữa điểm trắc nghiệm năng lực GTCV và
điểm EQ, điểm TTCX trong GTCV của CBCC CCS
Bảng 3.24: So sánh năng lực TTCX, TTCX trong GTCV của nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng trước khi tác động thực nghiệm
173
Bảng 3.25: Phân loại mức độ điểm TTCX, TTCX trong GTCV của hai
nhóm TN và ĐC
173
Bảng 3.26: So sánh điểm EQ của nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng ở thời điểm trước và sau thực nghiệm
178
Bảng 3.27: So sánh điểm TTCX trong GTCV của nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng ở thời điểm trước và sau thực nghiệm
181
Trang 9Hình 2.2: Mô hình “Kết quả mong muốn và Ống kính cảm xúc” 107
Biểu đồ 3.1: Phân phối điểm TTCX của CBCC CCS đo bằng
MSCEIT
111
Biểu đồ 3.2: Phân phối điểm TTCX trong GTCV của CBCC CCS 118
Biểu đồ 3.3: So sánh các nhánh năng lực TTCX của nhóm thực
nghiệm ở thời điểm trước và sau thực nghiệm
179
Biểu đồ 3.4: So sánh các nhánh năng lực TTCX của nhóm đối chứng
ở thời điểm trước và sau thực nghiệm
180
Biểu đồ 3.5: So sánh điểm các nhánh năng lực TTCX trong GTCV
của nhóm thực nghiệm ở thời điểm trước và sau thực nghiệm
181
Biểu đồ 3.6: So sánh điểm TTCX trong GTCV của nhóm đối chứng
ở thời điểm trước và sau thực nghiệm
182
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
TTCX là năng lực nhận biết và vận hành CX của các cá nhân Vấn đề này mới được đi sâu nghiên cứu trong khoảng từ năm 1990 đến nay nhưng trong hơn hai thập kỷ qua nó đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, cả trong giới học thuật và công chúng Bởi vì, một số công trình nghiên cứu tâm lý học khẳng định rằng TTCX là một dạng trí tuệ của con người và là một thành tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách; có mối quan hệ chặt chẽ giữa TTCX và sự thành công trong hoạt động học tập, hoạt động nghề nghiệp của các cá nhân (D.Goleman, 1995,1998, 2002; K.Law, C.Wong và cộng sự, 2005; J.Mayer và cộng sự, 2006,…) Đối với tuổi trẻ, TTCX giúp hạn chế sự thô bạo, sự hung hãn, cải thiện khả năng học tập Đối với những người làm việc, TTCX tốt sẽ tạo ra ở họ tinh thần đồng đội, tinh thần hợp tác và giúp nhau học hỏi làm thế nào để làm việc có hiệu quả hơn Trong hoạt động LĐ, QL, TTCX của cá nhân hoặc nhóm LĐ, QL đóng vai trò rất lớn trong việc dẫn đến thành công hay thất bại của một tập thể, một tổ chức Nói chung, ở cương vị càng cao trong một tổ chức, càng đòi hỏi nhiều hơn năng lực TTCX [21]
Trên thế giới, nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết TTCX vào thực tiễn cuộc sống nói chung đã rất phổ biến ở nhiều lĩnh vực (giáo dục, sản xuất, kinh doanh, y tế,…) Trong hoạt động LĐ, QL, việc nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết TTCX cũng đã và đang rất được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới (Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapor, Nam Phi, ) Một trong những hướng nghiên cứu lý luận và ứng dụng TTCX trong quản lý là nghiên cứu TTCX trong hoạt động giao tiếp của cán bộ LĐ, QL Bởi vì giao tiếp là một dạng hoạt động phổ biến của người LĐ, QL, có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả lãnh đạo, quản lý Hoạt động giao tiếp rất cần đến sự thông minh về CX của chủ thể giao tiếp Vì vậy, TTCX được xem là một trong những yếu tố quyết định thành công
Trang 11trong giao tiếp Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết TTCX vào công tác LĐ, QL còn hạn chế Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào theo hướng ứng dụng lý thuyết TTCX vào hoạt động GTCV của người
LĐ, QL trong hệ thống chính trị Việt Nam
Thực tiễn những năm qua cho thấy nhóm CBCC CCS hiện đang là một nhóm xã hội lớn có vị trí, chức năng chuyên biệt trong hệ thống chính trị Việt Nam: lãnh đạo, quản lý cộng đồng dân cư trong các “làng xã”, “phố phường” – một thiết chế xã hội căn bản trong cơ cấu tổ chức xã hội của đất nước ta từ xưa đến nay Nhóm cán bộ LĐ, QL này chiếm số lượng đông đảo, có vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững ổn định, trật tự xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Ở địa phương nào CBCC CCS làm việc tốt, có trách nhiệm thì đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân địa phương phát triển tốt Ở những địa phương diễn
ra khiếu kiện kéo dài, mất ổn định xã hội đều có nguyên nhân do CBCC CCS yếu kém về năng lực hoặc suy thoái về phẩm chất đạo đức Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX về Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã/phường/thị trấn nhấn
mạnh: "Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và động viên nhân dân thực hiện đương lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng để phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư, Tuy nhiên, hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay còn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và lãnh đạo quần chúng nhân dân” [3, tr.5] Trong hệ thống chính trị bốn cấp của nước ta thì CCS
được nhận định là còn nhiều vấn đề bức xúc nhất, năng lực hoạt động yếu kém nhất, người dân còn phàn nàn nhiều về cách giao tiếp, ứng xử, giải quyết công việc của cán bộ cơ sở [30, tr.221-226] Nâng cao năng lực GTCV sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động LĐ, QL của CBCC CCS Nghiên cứu lý luận và thực tiễn
Trang 12nhằm phát triển năng lực TTCX trong GTCV cho nhóm CBCC CCS sẽ rất có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động của nhóm CBCC CCS hiện nay
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ” làm đề tài luận án tiến sĩ
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về TTCX trong GTCV của nhóm xã hội là các CBCC CCS để phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu kém về năng lực TTCX của nhóm cán bộ này biểu hiện trong GTCV Từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao TTCX của CBCC CCS trong GTCV, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị CCS
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: TTCX của CBCC CCS trong GTCV (nghiên cứu
mô hình cấu trúc TTCX của CBCC CCS trong GTCV từ góc độ tiếp cận tâm lý nhóm, những biểu hiện đặc trưng nhất và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực TTCX của nhóm cán bộ này trong GTCV)
3.2 Khách thể nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu thực trạng: nhóm 224 CBCC CCS, 982 khách thể khác gồm cán bộ, công chức ở CCS, cán bộ cấp huyện và người dân trên địa bàn khảo sát
- Khách thể nghiên cứu thực nghiệm: 40 người thuộc nhóm 224 CBCC CCS
4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: Địa bàn khảo sát, nghiên cứu thực trạng của luận án được thực hiện tại Nghệ An: thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, huyện Nam Đàn
- Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trên nhóm CBCC CCS là chủ tịch và phó chủ tịch UBND cấp xã/phường/thị trấn, bí thư và phó bí
Trang 13thư đảng ủy cấp xã/phường/thị trấn, chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã/phường/thị trấn
5 Giả thuyết khoa học
TTCX trong GTCV của nhóm CBCC CCS biểu hiện ở năng lực nhận biết
CX, năng lực sử dụng CX để thúc đẩy tư duy, năng lực hiểu và phân tích các CX, năng lực quản lý CX trong quá trình GTCV để đạt các mục tiêu quản lý, lãnh đạo
Có mối tương quan thuận chiều giữa TTCX chung (EQ), TTCX của CBCC CCS trong GTCV và năng lực giao tiếp của các CBCC CCS Hiện nay, nhóm CBCC CCS còn có hạn chế trong việc nhận biết, hiểu nguyên nhân và tiến trình phát triển của các CX âm tính xuất hiện ở đối tượng GTCV TTCX của CBCC CCS trong GTCV chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau; các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng quan trọng song bên cạnh đó những yếu tố khách quan như sự tương tác của các thành viên trong các nhóm nhỏ mà CBCC CCS thường xuyên tham gia vào cũng đóng vai trò không nhỏ
TTCX của CBCC CCS trong GTCV sẽ cải thiện đáng kể nếu họ được tiếp cận lý thuyết về TTCX và được hướng dẫn kỹ năng thực hành nâng cao TTCX trong GTCV thông qua các biện pháp tác động tâm lý-giáo dục phù hợp với đối tượng CBCC CCS trong một môi trường mà sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến TTCX diễn ra thuận lợi
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản: nghiên cứu, xây dựng các khái niệm công cụ của đề tài (TTCX, cán bộ chủ chốt CCS, TTCX của CBCC CCS trong GTCV), nghiên cứu phương pháp luận và cách thức đo lường TTCX, chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng đến TTCX của nhóm CBCC CCS trong GTCV
- Đánh giá thực trạng TTCX của nhóm CBCC CCS trong GTCV và các yếu
tố ảnh hưởng đến nó
Trang 14- Tiến hành thực nghiệm tác động tâm lý-giáo dục để kiểm tra và khẳng định hiệu quả của các biện pháp nâng cao TTCX của nhóm CBCC CCS Từ đó, đề xuất các biện pháp nâng cao TTCX của CBCC CCS, qua đó nhằm nâng cao hiệu quả
GTCV của nhóm CBCC CCS
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Nguyên tắc phương pháp luận: Phương pháp luận tiếp cận nghiên cứu của luận án dựa trên nguyên tắc quyết định luận xã hội, nguyên tắc phát triển với phương pháp tiếp cận hệ thống trong khoa học nói chung và phương pháp tiếp cận hoạt động - nhân cách trong tâm lý học TTCX của CBCC CCS trong GTCV được xem xét nghiên cứu với tư cách là một thuộc tính trí tuệ của nhóm CBCC CCS, nó được hình thành và phát triển thông qua quá trình họ hoạt động và tương tác với người khác, nhóm khác, đặc biệt là qua hoạt động giao tiếp công vụ TTCX của CBCC CCS là một hệ thống cấu trúc tâm lý có tính ổn định tương đối, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ với các đặc điểm, thuộc tính tâm lý khác của chính
họ Môi trường xã hội mà nhóm CBCC CCS đang sống và làm việc có vai trò quan trọng, qui định sự hình thành, phát triển và biểu hiện TTCX của nhóm CBCC CCS Tính chất, đặc điểm hoạt động giao tiếp công vụ mà cụ thể là giao tiếp trong quá trình LĐ, QL ở cấp xã/phường/thị trấn trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay đặt ra những yêu cầu về cấu trúc năng lực trí tuệ của CBCC CCS trong giao tiếp công vụ, đồng thời mức độ phát triển năng lực TTCX trong GTCV của nhóm CBCC CCS bộc lộ thông qua cách thức họ giao tiếp để thực thi công vụ”
7.2 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu: được sử dụng để thu thập thông tin và hệ thống hóa các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài
Trang 15- Phương pháp quan sát: được sử dụng để thu thập thông tin về hành vi biểu hiện TTCX của CBCC CCS, đặc biệt là các CBCC CCS được lựa chọn để nghiên cứu trường hợp
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: được sử dụng để tìm hiểu về biểu hiện thực tế TTCX của CBCC CCS, đo lường mức độ tự đánh giá và mức độ đánh giá khách quan về TTCX của CBCC CCS, tìm hiểu nhận thức của CBCC CCS về vai trò của yếu tố TTCX trong GTCV, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến TTCX của CBCC CCS
- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để thu thập ý kiến góp phần bổ sung cơ sở lý luận và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp trắc nghiệm: được sử dụng để đo lường thực trạng TTCX của CBCC CCS, đánh giá năng lực GTCV của CBCC CCS
- Phương pháp phỏng vấn sâu: được sử dụng để tìm hiểu về đặc điểm hoạt động, giao tiếp của CBCC CCS, thu thập thông tin về thực trạng TTCX của CBCC CCS trong GTCV bổ sung cho các phương pháp khác
- Sử dụng bài tập đo nghiệm: được sử dụng để đo lường thực trạng TTCX của CBCC CCS trong GTCV
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: được sử dụng để kiểm chứng cụ thể xem các kết quả của phương pháp trắc nghiệm, bài tập đo nghiệm có phù hợp thực
tế hay không (qua phân tích chân dung tâm lý về TTCX của một số CBCC CCS có điểm trắc nghiệm cao hoặc thấp)
- Phương pháp thực nghiệm: được sử dụng để thử nghiệm cách thức tác động nhằm nâng cao năng lực TTCX trong GTCV cho CBCC CCS
- Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học: được sử dụng để xử lý số liệu thu được từ các phương pháp khác, phát hiện các mối tương quan, các khác biệt có ý nghĩa về thống kê
Trang 16Việc thiết kế và sử dụng các phương pháp sẽ được đề cập chi tiết ở chương
- Luận án đã xây dựng được bộ công cụ đo lường TTCX của CBCC CCS trong GTCV đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn đo lường, đảm bảo độ tin cậy
8.2 Đóng góp mới về thực tiễn:
- Luận án đã chỉ ra thực trạng biểu hiện TTCX của nhóm CBCC CCS (ở Nghệ An), khẳng định mối tương quan thuận chiều giữa TTCX chung (EQ) và TTCX trong GTCV và năng lực GT trong quá trình lãnh đạo, quản lý của CBCC CCS
- Đã phát hiện ra các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến năng lực TTCX của CBCC CCS trong GTCV như vốn kinh nghiệm công tác, hoạt động xã hội, sự tích cực của CBCC CCS trong việc học hỏi kinh nghiệm ứng xử, giải quyết công việc từ những người giàu kinh nghiệm, kỹ năng lắng nghe người khác, mong muốn nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, tấm gương của người thân về cách ứng
xử, tính dân chủ, tinh thần đoàn kết ở môi trường làm việc, sự góp ý của đồng nghiệp về cách ứng xử
- Luận án đã thiết kế qui trình và hệ thống bài tập thực hành nâng cao TTCX trong GTCV cho nhóm CBCC CCS và thử nghiệm qui trình đạt kết quả tốt Có thể
áp dụng qui trình và hệ thống bài tập thực hành này trong các cơ sở đào tạo cán bộ,
Trang 17qua đó góp phần nâng cao trình độ và năng lực LĐ, QL của cán bộ cơ sở trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
- Luận án là một tài liệu tham khảo tốt cho các nhà LĐ, QL nói chung, cho CBCC CCS nói riêng và cũng là một tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên ngành Tâm lý học nói chung, chuyên ngành Tâm lý học xã hội nói riêng, cũng như những người quan tâm tới vấn đề TTCX
9 Kết cấu của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chương 14 tiết
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ TRONG GIAO TIẾP CÔNG VỤ 1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề trí tuệ cảm xúc
1.1.1 Nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc ở nước ngoài
Khi các nhà tâm lý học bắt đầu viết về vấn đề trí tuệ/trí thông minh, họ tập trung vào khía cạnh nhận thức, ví dụ như năng lực phát hiện logic của bài toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ghi nhớ Tuy nhiên, đã có những nhà nghiên cứu sớm nhận ra rằng khía cạnh không phải là nhận thức cũng rất quan trọng Chẳng hạn, từ năm 1940, D.Weschler đã đề cập đến yếu tố “phi nhận thức” (non-intellective) trong trí thông minh chung của con người, cái mà ông gọi là yếu tố tình cảm, yếu tố nhân cách và yếu tố xã hội Hơn thế nữa, ông đã đề xuất rằng những yếu tố “phi nhận thức” là rất cần thiết cho việc dự đoán khả năng thành
công của con người trong cuộc sống Ông viết: "Câu hỏi chính đặt ra là yếu tố
“phi nhận thức” có thể được thừa nhận là thành tố của trí tuệ nói chung? Luận điểm của tôi đã đưa ra rằng những yếu tố này không chỉ được thừa nhận mà còn rất cần thiết Tôi đã cố gắng chỉ ra rằng những yếu tố “phi nhận thức” không chỉ được thừa nhận là thành tố của trí tuệ nói chung mà còn quyết định hành vi thông minh” [104]
Weschler không phải là người duy nhất nhận thấy khía cạnh không phải là nhận thức của trí tuệ là rất quan trọng đối với sự thích ứng và sự thành công của con người Trước đó, vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX, giáo sư tâm lý học Rober Thorndike (Đại học tổng hợp Columbia - Mỹ) đã viết về “trí tuệ xã hội”
(social intelligence – SI) Trí tuệ xã hội, theo ông, là năng lực mà một người dùng
để hành động một cách khôn ngoan trong các quan hệ của con người Kế thừa ý tưởng của R Thorndike, David Weschler (1958) định nghĩa “ trí thông minh là
Trang 19năng lực tổng thể hoặc năng lực chung của cá nhân để hành động có mục đích, để suy nghĩ hợp lý và để ứng phó có hiệu quả với môi trường của mình” [105]
Điều không may là công việc của những người tiên phong này trong một thời gian khá dài đã bị bỏ qua, ít được chú ý Với sự phát triển của xã hội phương Tây giai đoạn đại công nghiệp, nói đến trí thông minh, xã hội vẫn dành sự chú ý nhiều hơn đến năng lực nhận thức, tư duy theo cách hiểu truyền thống, được đo bằng các trắc nghiệm IQ về năng lực suy luận logic - toán và năng lực ngôn ngữ, năng lực nhớ kiến thức Cho đến tận năm 1983, khi mà Howard Gardner, nhà tâm
lý học Mỹ, công bố tác phẩm “Lý thuyết đa trí tuệ” (The theory of Multiple Intelligences – viết tắt là lý thuyết MI), các học giả và công chúng bắt đầu quan tâm đến nhiều thành phần khác nhau trong cơ cấu của trí tuệ của con người Cốt lõi của lý thuyết tâm lý học MI là sự thừa nhận nhiều thành phần trí tuệ trong năng lực
người Những dạng trí tuệ khác nhau đó là: trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ logic – toán, trí tuệ không gian, trí tuệ về vận động - cơ thể, và trí tuệ về con người (trí tuệ về con người lại bao gồm hai thành phần: trí tuệ về bản thân (intrapersonal intelligence) – hiểu mình, và trí tuệ về người khác (interpersonal intelligence)– hiểu về người khác) Theo H.Gardner (1983), một người có thể
mạnh về dạng trí tuệ này nhưng lại kém về dạng trí tuệ khác Kém cỏi về một dạng trí tuệ nào đó, cá nhân vẫn có thể có được những thành tựu cao nếu phát huy được thế mạnh của dạng trí tuệ khác [24]
H.Gardner (1983) cho rằng trí tuệ về bản thân và trí tuệ về người khác cũng
quan trọng không kém gì dạng trí thông minh theo cách hiểu truyền thống được đo bằng các test đo IQ (dùng để đo trí tuệ logic-toán và trí tuệ ngôn ngữ) Ví dụ, chỉ với trí thông minh logic – toán, một người có thể đi xa trong lĩnh vực này Nhưng với thành tựu cao đó, nếu người ấy còn có thêm thành phần trí tuệ về con người thì con người ấy có cơ may thể hiện mình hoàn chỉnh hơn nhiều Ngược lại, một người với trí tuệ logic- toán rất nổi trội, có nhiều thành công trên lĩnh vực này nhưng trí tuệ về bản thân rất kém cỏi (cảm nhận về cái Tôi kém, nhận thức về
Trang 20người khác kém) thì rất có thể cô đơn với những thành công của mình, thậm chí còn tạo ra nhiều “kẻ thù” cho mình Với những công việc cần nhiều đến sự liên kết, hợp tác thì khó có thể có được những thành công nếu năng lực trí tuệ về con người chỉ đạt mức thấp
Vào giữa thế kỷ XX, dưới sự chỉ đạo của Hemphill, trung tâm Nghiên cứu Lãnh đạo bang Ohio, Fleishman và Harris (1962) chỉ ra rằng “sự quan tâm” là một khía cạnh quan trọng của sự LĐ hiệu quả Cụ thể hơn, nghiên cứu này gợi ý rằng những người LĐ mà có thể thiết lập được “sự tin cậy, kính trọng lẫn nhau, và sự hòa hợp, ấm áp một cách bền vững” với các thành viên trong nhóm của họ thì sẽ đạt hiệu quả LĐ tốt hơn Để thiết lập được điều đó, ít nhất phải có năng lực nhận thức để hiểu về bản thân và hiểu về người khác [81]
Trong việc nhận thức về chính mình và người khác thì Reuven Bar-On là người đặc biệt quan tâm đến khía cạnh những diễn biến CX ở con người CX chi phối rất mạnh đến hành vi, quan hệ xã hội của chúng ta Vì vậy, nhận biết về CX là rất quan trọng để có được những hành vi thông minh Ông là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ chỉ số EQ (Emotional Intelligence Quotient) trong luận án tiến sĩ của ông (1985), ông nêu ra mô hình 5 yếu tố liên quan đến TTCX giúp cá nhân có khả năng thành công hơn những người khác, bao gồm: năng lực nhận diện và làm chủ
CX của mình, năng lực nhận diện và điều khiển CX của những người khác, năng lực thích ứng, kiểm soát stress, tâm trạng chung [40]
Kế thừa và phát triển tư tưởng của R Thorndike, David Weschler, H Gardner, hai tác giả P.Salovey và J.Mayer cũng đặc biệt quan tâm đến năng lực nhận thức và kiểm soát CX của con người Trong bối cảnh xã hội hiện đại, cuộc sống vật chất dồi dào hơn nhưng áp lực tinh thần, căng thẳng cũng nhiều hơn; sự thiếu kiểm soát cân bằng đời sống CX có thể gây bất hạnh cho bản thân và người khác, cho cộng đồng Ngược lại, sự nhận thức và kiểm soát CX tốt giúp thích ứng tốt với hoàn cảnh Hai ông đã nhận thấy giá trị của những nghiên cứu trước đó về khía cạnh không phải nhận thức trong trí tuệ, nhận thấy vai trò quan trọng của CX,
Trang 21đặt nó trong mối liên hệ với lĩnh vực nhận thức, từ đó đưa ra khái niệm và mô hình TTCX Năm 1990 hai ông công bố bài báo “Emotional Intelligence” trên tạp chí
Imagination, Cognition and Personality Trong bài báo này, TTCX được mô tả là
“một dạng của trí tuệ xã hội có liên quan đến khả năng điều khiển tình cảm, CX của bản thân và của những người khác, khả năng phân biệt chúng, và sử dụng những thông tin này để hướng dẫn suy nghĩ, hành động của con người” [100]
Năm 1997, trong bài viết "Trí tuệ cảm xúc là gì?” (What is Emotional
Intelligence?) hai tác giả này chính thức định nghĩa: “TTCX như là năng lực nhận biết, bày tỏ CX, hòa CX vào ý nghĩ, hiểu và suy luận với CX, điều khiển, kiểm soát CX của mình và người khác” [84] Trên cơ sở đó, họ đưa ra Mô hình TTCX là
một bộ gồm 4 nhánh năng lực:
+ Nhận thức CX ở bản thân và ở người khác
+ Sử dụng CX để thúc đẩy tư duy
+ Hiểu CX và biết phân tích CX
+ Điều khiển các CX một cách có suy nghĩ để đạt mục đích [84]
Hai tác giả cũng dẫn ra nhiều cứ liệu cho thấy những năng lực nhằm đáp ứng với đòi hỏi luôn thay đổi của hoàn cảnh có liên quan chặt chẽ với TTCX
P.Salovey và J.Mayer cũng khởi xướng một chương trình nghiên cứu nhằm phát triển các phép đo TTCX có hiệu lực và khám phá tầm quan trọng của TTCX
Ví dụ như, trong một nghiên cứu, họ nhận thấy rằng, khi một nhóm người xem một
bộ phim tình cảm thì những người mà đạt điểm số cao về sự phân biệt rõ ràng các
CX (khả năng xác định và gọi tên một tâm trạng đang được thể hiện) đã trở lại trạng thái cũ nhanh hơn những người khác Trong một nghiên cứu khác, các cá nhân mà đạt điểm số cao hơn về khả năng quan sát một cách chính xác, hiểu và đánh giá CX của những người khác thì phản ứng một cách linh hoạt với sự thay đổi trong môi trường xã hội của họ và xây dựng được mạng lưới xã hội tích cực (Salovey, Bedell, Detweiler and Mayer, 1999)
Trang 22Vào đầu những năm 1990, Daniel Goleman - người biên tập khoa học cho tờ New York Times, lĩnh vực phụ trách là những nghiên cứu về não và hành vi, đã chú ý theo dõi các nghiên cứu của P.Salovey và J.Mayer và các công trình khác liên quan Sau đó, D.Goleman viết cuốn sách “Trí tuệ cảm xúc” (Emotional Intelligence) (xuất bản năm 1995) – một trong những cuốn sách bán chạy nhất trên thị trường Mỹ lúc đó và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng Kể từ khi cuốn sách này
ra đời, công chúng mới thực sự chú ý đến chủ đề TTCX Trước đó, khi D.Goleman làm luận án tiến sĩ Tâm lý học tại Đại học Harvard, ông đã từng cộng tác với giáo
sư David McClelland và những cộng sự khác để nghiên cứu vấn đề: Tại sao các trắc nghiệm đo trí thông minh ít nói cho chúng ta biết cái gì tạo nên thành công của con người trong cuộc sống? Sau cuốn sách đầu tiên về TTCX, D.Goleman tiếp
tục viết một loạt sách khác về TTCX như:
+ “Trí tuệ cảm xúc: Làm thế nào để biến những cảm xúc của mình thành trí tuệ” (1997), đề cập đến vai trò của TTCX đối với sự phát triển nhân cách và cách rèn luyện TTCX
+ "Trí tuệ cảm xúc ứng dụng trong công việc" (1998), “Nghệ thuật lãnh đạo
cơ bản: Việc nhận thấy sức mạnh của trí tuệ cảm xúc” (2002), và bài báo nổi tiếng
“Cái gì làm nên người lãnh đạo?” (1998) đề cập đến vai trò của TTCX đối với sự thành công của con người nơi làm việc, đặc biệt là với những người làm công việc
LĐ, QL
Những cuốn sách và bài báo của D.Goleman được rất nhiều bạn đọc trên thế giới chú ý Nhiều dự án nghiên cứu đã được thực hiện tại các công ty, các trường học để tìm hiểu ảnh hưởng của TTCX đối với hiệu quả, chất lượng hoạt động của
tổ chức mình và thử nghiệm chương trình giáo dục nâng cao TTCX trong tổ chức
Nhận thấy tầm quan trọng của yếu tố TTCX trong cuộc sống, vấn đề làm thế nào để phát triển, nâng cao TTCX cũng được giới học thuật và công chúng đặc biệt chú ý Với những nghiên cứu thực nghiệm bước đầu, Bar-On và Parker (2000)
Trang 23khẳng định: TTCX có thể được phát triển và nâng cao bằng những can thiệp thích hợp
Nhiều nghiên cứu kiểm chứng khác nhau ở các quốc gia khác nhau về vai trò, ý nghĩa và cách giáo dục phát triển TTCX đã và đang diễn ra trên thế giới, nhiều đến mức mà hai tác giả khởi xướng khái niệm này (Mayer và Salovey) lo lắng rằng sự nhiệt huyết thái quá có thể làm mất tính khoa học của lý thuyết này
Tóm lại, sau khi lý thuyết về TTCX ra đời, các giai đoạn nghiên cứu về vấn
đề này có thể phân chia như sau [77]:
+ Giai đoạn 1990 - 1994: TTCX nổi lên như một chủ điểm nghiên cứu của
tâm lý học Tranh luận về sự tồn tại của TTCX như một dạng trí tuệ Các bài báo bảo vệ và các bài báo phản biện xuất hiện trên các tạp chí khoa học, chủ yếu ở Mỹ
+ Giai đoạn 1995 - 1997: Khái niệm TTCX trở nên phổ biến Tuy nhiên, ở
giai đoạn này, khái niệm TTCX đã mở rộng ra, phát triển theo nhiều hướng không như khái niệm ban đầu mà P.Salovey và J.Mayer đề cập Hàng loạt thang đo nhân cách được xuất hiện dưới cái tên TTCX (EQ), đến nỗi P.Salovey và J.Mayer phải cảnh báo rằng đang có sự dùng ảo thuật về ngôn ngữ, đánh tráo khái niệm
+ Giai đoạn 1998 – hiện nay: Giai đoạn nghiên cứu làm sáng tỏ Những
nghiên cứu tinh lọc khái niệm TTCX được thực hiện, những phương pháp
đo đạc TTCX được phát triển Thang đo TTCX của ba tác giả P.Salovey và J.Mayer và Caruso (MSCEIT) được thiết kế, thử nghiệm và chỉnh sửa (2002), đảm bảo độ hiệu lực và độ tin cậy Số lượng các nghiên cứu ứng dụng về TTCX cho đến nay đã trở nên quá nhiều để liệt kê
Sự thực, các nghiên cứu ứng dụng về TTCX thì càng ngày càng phong phú
ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau (giáo dục, quản lý, sản xuất kinh doanh,
Trang 24quân đội, ) nhưng về góc độ lý thuyết thì có ba đại diện tiểu biểu cho nghiên cứu
về TTCX, đó là:
(1) Reuven Bar-On: đưa ra mô hình TTCX kiểu hỗn hợp bằng cách hòa trộn vào TTCX những đặc tính phi năng lực
(2) Daniel Goleman: đề xuất lý thuyết hiệu quả thực hiện công việc, đưa ra
mô hình TTCX kiểu hỗn hợp gồm các năng lực tâm lý và các phẩm chất nhân cách
(3) John Mayer và P Salovey: Giới hạn TTCX vào khái niệm năng lực tâm
lý và tách TTCX ra khỏi những nét tích cực quan trọng của nhân cách Mô hình TTCX hai ông đưa ra là mô hình thuần năng lực, chú ý đến bản chất cốt lõi của khái niệm TTCX là sự tương tác giữa CX và ý nghĩ, là năng lực nhận thức về các
CX và sử dụng vốn hiểu biết về CX để điều khiển CX một cách có tính toán nhằm đạt được các mục đích mong muốn, giúp chủ thể thích ứng tốt hơn với tình huống cuộc sống, duy trì và phát triển các quan hệ xã hội
1.1.2 Nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc ở Việt Nam
- Năm 1997, thuật ngữ “trí tuệ cảm xúc” được chính thức đề cập tại một mi-na của các nhà nghiên cứu thuộc chương trình khoa học xã hội cấp Nhà nước KX-07 do GS.VS.TSKH Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm GS Phạm Minh Hạc đã
xê-đề nghị các nhà Tâm lý học Việt Nam khởi xướng nghiên cứu vấn xê-đề TTCX ở Việt Nam cả trên bình diện lý luận và thực tiễn bởi vì vào năm 1997 vấn đề này đã được
xã hội phương Tây rất quan tâm nghiên cứu và việc nghiên cứu chủ đề này chắc chắn sẽ có giá trị hữu ích ở Việt Nam Kể từ đó, một số nhà khoa học đầu tiên ở Việt Nam bắt đầu đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận của TTCX (Lê Đức Phúc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Quang Uẩn)
- Sau năm 1997, một số bài báo đầu tiên ở Việt Nam viết về TTCX dưới góc
độ nghiên cứu lý luận:
Trang 25Tác giả Nguyễn Huy Tú với bài báo "Trí tuệ cảm xúc - Bản chất và phương pháp chẩn đoán”, Tạp chí Tâm lý học số 6, tháng 12/2002, đã đề cập đến bản chất khái niệm TTCX, nêu các phương pháp nghiên cứu, đo lường yếu tố tâm lý này; và bài báo “Trí tuệ theo quan niệm mới, đánh giá và giáo dục”, Tạp chí Giáo dục số 3/2003, đề cập đến các quan niệm về trí tuệ và khẳng định TTCX là một thành tố quan trọng trong cấu trúc trí tuệ người và bài báo “Trí tuệ cảm xúc và sự thành công của nhà quản lý, lãnh đạo”, tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục tháng 1/2003, đề cập đến vai trò của TTCX trong hoạt động LĐ, QL dưới góc độ nghiên cứu lý luận
Tác giả Nguyễn Công Khanh với bài báo “Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu trí thông minh xúc cảm”, Tạp chí Tâm lý học, số 11/2002; đã đề cập đến khái niệm, cấu trúc TTCX và một số nguyên tắc phương pháp luận trong nghiên cứu TTCX
- Nghiên cứu thực tiễn đầu tiên ở Việt Nam về vấn đề TTCX là một nghiên cứu thuộc Đề tài cấp nhà nước:"Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số IQ, EQ, CQ) của học sinh, sinh viên, lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (mã số KX-05-06) do Viện Khoa học Giáo dục chủ trì Bên cạnh việc đưa ra các chỉ báo thực tiễn về TTCX của các nhóm xã hội như học sinh, sinh viên và người lao động trẻ ở Việt Nam thì một kết quả quan trọng của đề tài này làm tiền
đề cho việc phát triển các nghiên cứu khác ở Việt Nam về chủ đề TTCX là một nhóm các tác giả của đề tài (Lê Đức Phúc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Công Khanh) đã Việt hóa trắc nghiệm đo TTCX của John Mayer, Peter Salovey và David Caruso, phiên bản 2.0 (năm 2002) dành cho người lớn từ 16 tuổi trở lên (test MSCEIT) Việc Việt hóa MSCEIT được thực hiện trên mẫu nghiệm thể là 2678 học sinh, sinh viên và người lao động [43, tr 276-301]
Tiếp sau nghiên cứu thực tiễn đầu tiên là một số nghiên cứu thực tiễn về TTCX của giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, sinh viên được thể hiện trong các luận văn, luận án Trong đó, luận án tiến sĩ "Trí tuệ cảm xúc của giáo
Trang 26viên chủ nhiệm lớp trường trung học cơ sở” của Nguyễn Thị Dung (2008) đã khẳng định vai trò của TTCX đối với hoạt động chủ nhiệm lớp và có thể nâng cao TTCX cho giáo viên chủ nhiệm lớp bằng biện pháp tăng cường nhận thức và tác động hồi tưởng Luận án tiến sĩ "Trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học” của Dương Thị Hoàng Yến (2010) đã nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng TTCX của giáo viên tiểu học, bổ sung thêm biện pháp tác động hiện thời nhằm nâng cao TTCX cho giáo viên tiểu học [72] Luận án tiến sĩ “Trí tuệ cảm xúc của sinh viên đại học sư phạm” của Phan Trọng Nam (2012) đã chỉ ra TTCX của sinh viên đại học sư phạm chưa cao và đề xuất qui trình nâng cao TTCX cho họ theo trình tự: tăng cường nhận thức, hồi tưởng, tác động hiện thời [49]
Điểm lại các nghiên cứu trên cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu thực tiễn về TTCX trên nhóm xã hội là cán bộ LĐ, QL ở Việt Nam Trong khi trên thế giới, nghiên cứu vai trò của TTCX trong hoạt động LĐ, QL là một hướng nghiên cứu ứng dụng rất phổ biến thì ở Việt Nam đây vẫn còn là một khoảng trống
nội hàm như vậy: intelligence, intellect, wisdom, clever, smartness,
- Trong “Từ điển Tâm lý” (Nguyễn Khắc Viện chủ biên, 1991), “trí tuệ” được định nghĩa là khả năng hành động thích nghi với biến đổi của hoàn cảnh, thiên về tư duy trừu tượng [70, tr.295 - 296]
Trang 27- Trong “Từ điển Tâm lý học” (Vũ Dũng chủ biên, 2000) không có thuật ngữ trí tuệ, trí thông minh, nhưng có thuật ngữ "trí lực” được giải thích như sau:
"Bản thân khái niệm trí lực trong Tâm lý học chưa được quan niệm một cách thống nhất Trong học thuyết đồ sộ của J.Piaget thuật ngữ trí lực được quan niệm như là
tư duy Đôi khi người ta đồng nhất trí lực với kiến thức, chiến lược giải quyết vấn
đề hay phong cách nhận thức Tuy nhiên, trí lực được xem là cấu trúc tương đối bền vững của các năng lực nhận thức cá nhân Quan niệm này thể hiện rõ rệt nhất qua việc xây dựng các test trí lực” [13, tr.372-373]
- Trong Tâm lý học, có nhiều định nghĩa khác nhau về trí tuệ, nhưng tựu trung lại thuật ngữ này thường được định nghĩa theo ba góc độ sau:
+ Trí tuệ là năng lực học tập (N.D Levitov, V.V.Bogoxlovxki)
+Trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng (X.L Bubinstein, N.A Menchinxcaia)
+ Trí tuệ là năng lực thích ứng, thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh (D.Wechsler, R.Sternberg, H.Gardner)
Quan niệm theo cách tiếp cận thứ ba được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận
hơn Chẳng hạn, D.Wechsler (1958) đưa ra định nghĩa về trí tuệ/trí thông minh được nhiều học giả đồng tình: "Trí thông minh (trí tuệ) là năng lực tổng thể hoặc năng lực chung của cá nhân để hành động có mục đích, để suy nghĩ hợp lý và để ứng phó có hiệu quả với môi trường của mình” [105] J.Piaget cho rằng: "Bất cứ một quá trình trí tuệ nào cũng là sự thích ứng Bản chất của trí tuệ bộc lộ trong việc cấu tạo những mối quan hệ giữa cá thể và môi trường” [24, tr.65] Theo cách
nhìn của Piaget, mọi nghiên cứu về tư duy con người phải bắt đầu từ việc đặt vào
vị trí một cá thể có ý định nhận thức thế giới Cá thể ấy liên tục tạo dựng các giả thiết và sau đó cố sức tạo sinh ra tri thức; tìm cách hình dung bản chất các sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa chúng, cũng như hình dung bản chất con người trong cuộc đời, các động lực thúc đẩy hành vi của chúng Cuối cùng, cá thể phải sắp xếp
Trang 28tất cả các sự vật hiện tượng đó lại chung trong một câu chuyện, một bản tường trình mạch lạc về bản chất của thế giới vật chất và xã hội, từ đó lựa chọn hành vi của mình thích ứng với thế giới mà mình đã hình dung [11, 26] Cũng theo cách
tiếp cận này về trí tuệ, R.Sternberg định nghĩa: "Trí tuệ là sự thích ứng có mục đích, sự lựa chọn và định hướng với môi trường thực tiễn liên quan đến cuộc sống của một cá nhân” [102, tr.7] H.Gardner đồng ý với cách tiếp cận coi trí tuệ là sự thích ứng có mục đích, nhưng ông cho rằng cần giới hạn khái niệm trí tuệ tách biệt
với phạm trù đạo đức H.Gardner (1983) cho rằng: "Tuy từ trí tuệ/trí khôn trong
nền văn hóa của chúng ta có nghĩa đen tích cực, song vẫn không có lý do để nghĩ rằng trí tuệ nhất thiết phải được dùng vào mục đích tốt đẹp Thực ra thì có thể
dùng các trí tuệ logic – toán, trí tuệ ngôn ngữ, hoặc trí tuệ cá nhân của mình vào những mục đích cực kỳ bất chính”, “một người có một trí tuệ nào đó tức là có một
tiềm năng tâm sinh lý để xử lý thông tin nhằm giải quyết vấn đề do bối cảnh đặt ra
để ứng phó phù hợp hoặc tạo ra một sản phẩm có hiệu quả” [24, tr.80] Chúng tôi cũng đồng ý với cách tiếp cận thứ ba về khái niệm trí tuệ, bởi vì khi chúng ta quan niệm trí tuệ là năng lực thích ứng với bối cảnh một cách có mục đích đã không làm hẹp đi phạm trù trí tuệ Để có thể thích ứng tốt với sự thay đổi của hoàn cảnh luôn luôn đòi hỏi người học phải có khả năng để học hỏi cái mới; để có thể học hỏi được cái mới một cách hiệu quả, nắm được bản chất của vấn đề thì lại đòi hỏi cá nhân phải có khả năng tư duy trừu tượng Như vậy, cách tiếp cận thứ ba bao hàm được cả hai cách tiếp cận đầu và nó không tách rời việc xem xét thuộc tính trí tuệ của con người với việc giúp con người tồn tại và phát triển tốt hơn trong cuộc sống thực
Tóm lại, qua tìm hiểu các quan điểm khác nhau của các tác giả chúng tôi
quan niệm: Trí tuệ là năng lực tổng thể hoặc năng lực chung của cá nhân để hành động có mục đích, để suy nghĩ hợp lý, để ứng phó có hiệu quả với môi trường của mình hoặc để sáng tạo ra cái mới, cải biến môi trường một cách có mục đích Về
bản chất, trí tuệ là một cấu trúc phức hợp, đa diện, hoà nhập nhiều loại năng lực, có
Trang 29tính độc lập tương đối, ổn định nhưng không tĩnh tại mà phát triển nhờ sự trải nghiệm của cá nhân qua sự tương tác giữa các tố chất sinh học và những cơ hội do môi trường sống của cá nhân đó mang lại thông qua hoạt động và giao tiếp của cá nhân; trí tuệ con người chịu sự chế ước và qui định của điều kiện văn hóa, lịch sử;
nó có chức năng chủ yếu là đảm bảo sự thích ứng, sự tác động qua lại phù hợp của
cá nhân với môi trường xung quanh
1.2.2 Cấu trúc của trí tuệ
Cấu trúc của trí tuệ là một vấn đề phức tạp, luôn thu hút sự quan tâm của các nhà tâm lý học Xuất phát từ các lý thuyết khác nhau sẽ có các mô hình cấu trúc của trí tuệ khác nhau Tuy nhiên, trên cơ sở kế thừa và phát triển, các lý thuyết ra đời sau thường có những phát hiện mới và chính xác hơn về cấu trúc của trí tuệ Cho đến nay, hệ thống hóa lại, chúng tôi nhận thấy có các lý thuyết sau đây về cấu trúc của trí tuệ:
a Các thuyết đơn trí tuệ (Single intelligence)
- Thuyết của Alfred Binet về trí tuệ chung
Alfred Binet đã cho rằng trí tuệ (trí thông minh) là một năng lực chung đối với việc suy luận và giải quyết vấn đề trong các tình huống khác nhau
- Thuyết của Spearman về trí tuệ chung
Năm 1927, sau hơn hai thập kỷ nghiên cứu với kỹ thuật phân tích nhân tố
trong thống kê, Spearman đã công bố lý thuyết về Hai nhân tố của trí thông minh:
nhân tố chung (g) và nhân tố riêng (s) Theo Spearman, nhân tố trí tuệ chung quan trọng hơn bất kỳ một nhân tố trí tuệ riêng nào [43, tr.118-120] Nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ lý thuyết này và chỉ ra rằng nhân tố “g” phản ánh năng lực thao tác thông tin một cách chính xác và linh hoạt trong trí nhớ ngắn hạn của con người Nhưng cũng có xu hướng phủ nhận sự tồn tại một cơ sở chung của trí tuệ mà người đầu tiên là Louis Thurstone
- Thuyết về các năng lực trí tuệ nguyên thuỷ của L.Thurstone
Trang 30Louis Thurstone (1887-1955) cũng dùng phương pháp phân tích nhân tố để xác định bản chất của trí tuệ Nhưng khác với Spearman, Thurstone (1938) kết luận
rằng, không hề có nhân tố chung của trí tuệ Trên cơ sở một bộ trắc nghiệm
(battery of test) dùng cho sinh viên, ông đã xác định được 7 nhân tố mà ông gọi là
những năng lực trí tuệ nguyên thuỷ (primary mental abilities): suy luận (R-
reasoning), lưu loát về ngôn từ (W- Word fluency), tốc độ tri giác (P- Perceptual Speed), thông hiểu ngôn ngữ (V-Verbal comprehension), tưởng tượng không gian (S- Spatial Visualization), tính toán bằng con số (N- Numerical Calculation) và trí nhớ liên tưởng (M- Associative Memory) Ông đã nhấn mạnh rằng: những thao tác
trí tuệ nhất định đều có một nhóm nhân tố “nguyên thuỷ” chung, những thao tác trí tuệ này tạo thành một nhóm (vì vậy thuyết này còn được gọi là thuyết nhân tố nhóm - “Group - factor theory”) Trắc nghiệm PMA (Primary Mental Abilities)
được xây dựng để đo các năng lực trí tuệ nguyên thuỷ trên đây
- Thuyết 2 nhân tố trí tuệ của Horn và Cattell
Năm 1966, John Horn và Raymond Cattell cũng đã dùng phương pháp phân tích nhân tố để xác định được hai nhân tố của trí tuệ, nhưng được gọi là trí tuệ thể
lỏng và trí tuệ thể kết tinh Trí tuệ thể lỏng (Fluid Intelligence) phản ánh năng lực
tư duy, trí nhớ và tốc độ của việc chế biến thông tin Horn và Cattell cho rằng trí
tuệ lỏng được kế thừa theo con đường di truyền, có chịu ảnh hưởng một chút của
luyện tập, và khi cá nhân già đi về thể chất thì năng lực tư duy, trí nhớ và chế biến
thông tin cũng giảm sút Ngược lại, trí tuệ thể kết tinh (Crystallized Intelligence)
phản ánh những kiến thức thu thập được qua học tập có chủ đích và học qua trải nghiệm cuộc sống hàng ngày Hai ông cho rằng trí tuệ thể kết tinh được tăng cường hoặc giữ nguyên như vậy ở tuổi già
Sau khi xem lại những luận chứng cho sự tồn tại của trí tuệ thể lỏng và trí tuệ thể kết tinh, Guilford (1980) đã nhấn mạnh rằng Horn và Cattell đã thất bại trong việc chứng minh sự hiện hữu của hai loại nhân tố này Ngày nay, khoa học
Trang 31về hoạt động thần kinh cũng đã chứng minh rằng năng lực tư duy, trí nhớ và chế biến thông tin mặc dù chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền nhưng yếu tố luyện tập ảnh hưởng rất lớn đến năng lực này và nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào lượng kiến thức mà chủ thể thu thập được Tách biệt hai yếu tố này với nhau là không hợp lý
- Mô hình thứ bậc các năng lực trí tuệ của P.E.Vernon
Năm 1964 nhà tâm lý học người Anh Philip Vernon đã đưa ra một mô hình hình cây khác với Thuyết đa nhân tố của Guilford Mô hình Vernon có một nhân tố
Trí tuệ chung (g) nằm ở tầng cao nhất, 2 nhóm nhân tố chính yếu là Trí tuệ Ngôn ngữ - Giáo dục và Trí tuệ Thực tế - Cơ giới - Không gian nằm ở tầng dưới kế tiếp
Hai nhóm nhân tố chính được tiếp tục phân tách thành một số nhóm nhân tố thứ
yếu Ví dụ, nhóm Ngôn ngữ - Giáo dục bao gồm các năng lực như: ngôn ngữ lưu loát, năng lực số học, và năng lực sáng tạo Nhân tố Thực tế-Cơ giới-Không gian bao gồm nhóm các năng lực: am hiểu xã hội, tâm vận động, và hiểu các quan hệ không gian Ở tầng thấp nhất của các thứ bậc là các nhân tố riêng đặc biệt đối với
b Các lý thuyết đa trí tuệ (Multiple intelligence)
- Thuyết của Guilford về cấu trúc trí tuệ
J.P Guilford (1897-1987) là người đã phản đối quan niệm về một nhân tố trí tuệ chung (Guilford, 1959) Ông giải thích trí tuệ theo cách mới với mục đích: “xây
Trang 32dựng một lý thuyết thống nhất về trí tuệ người bao gồm những năng lực chuyên biệt đã biết hoặc những năng lực trí tuệ cơ sở tích hợp vào một hệ thống duy nhất,
đó là cấu trúc trí tuệ” Guilford cho rằng các test đo IQ truyền thống không đo được tính sáng tạo, một thành tố quan trọng của trí tuệ Ông đề xuất mô hình cấu
trúc trí tuệ ba chiều cạnh: (1) các thao tác của trí tuệ (các quá trình tư duy: nhận thức, trí nhớ, tư duy phân kỳ, tư duy hội tụ, đánh giá), (2) các nội dung (thông tin
mà con người đang suy nghĩ về chúng: hình ảnh, ký hiệu, ngữ nghĩa, hành vi), và
(3) các sản phẩm trí tuệ (các kết quả của sự suy nghĩ về các thông tin: các đơn vị,
các lớp (loại), các mối liên hệ, các hệ thống, các biến thái, các liên kết [43] Dựa trên mô hình lý thuyết này, ông đã soạn thảo bộ test tổng nghiệm để tìm cách đo các yếu tố riêng lẻ và các hành vi sáng tạo Với sự hỗ trợ của phương pháp thống
kê toán học, đặc biệt là phương pháp phân tích nhân tố, ông đã xác định được 120 nhân tố của trí tuệ Mỗi một nhân tố này đại diện cho sự tác động qua lại giữa các
chiều cạnh (dimensions) Theo Guilford, các test trí tuệ truyền thống (test đo IQ) vốn bó hẹp trong tư duy hội tụ: tức là nhằm vào năng lực nhớ lại, nhận lại mà không nhằm vào sự tìm kiếm và cải tiến, đổi mới Vì vậy, chúng không đo được tính sáng tạo Guilford cho rằng các yếu tố thao tác tương ứng với những năng lực nhất định có thể được hình thành một phần nào đó qua học tập Trong quá trình sáng tạo phần lớn các sản phẩm tư duy nằm trong phạm vi tư duy phân kỳ Tư duy phân kỳ giải quyết vấn đề đa khả năng, trong khi đó tư duy hội tụ lại bó hẹp trong phạm vi một khả năng, bởi vì nó chỉ nhằm vào một trả lời Tuy nhiên cả tư duy phân kỳ lẫn tư duy hội tụ đều có vai trò trong mọi tình huống giải quyết vấn đề
Như vậy, với lý thuyết của J.P Guilford lần đầu tiên bên cạnh loại trí thông minh theo cách hiểu truyền thống bao năng lực tư duy logic, chế biến–xử lý thông tin, được đo bằng các test IQ thì một loại trí tuệ quan trọng được phát hiện là “trí sáng tạo”
- Thuyết về Ba nhân tố trí tuệ của Sternberg
Trang 33Năm 1986, Robert Sternberg đã xây dựng thuyết ba nhân tố của trí tuệ (Triarchic theory of intelligence) Theo Sternberg, có 3 loại trí tuệ khác nhau:
Trí tuệ phân tích (Analytical Intelligence) là dạng trí tuệ giống với loại trí
tuệ được thừa nhận trong các lý thuyết truyền thống về trí tuệ Nó phản ánh chủ yếu năng lực suy luận, năng lực ngôn ngữ Loại trí tuệ này giúp ích cho hoạt động học tập ở nhà trường Người có loại trí tuệ này sẽ làm tốt các trắc nghiệm đòi hỏi phân tích một vấn đề thành các yếu tố của nó và kết hợp các yếu tố thành một hệ thống, một chỉnh thể Loại trí tuệ này thể hiện khá rõ nét ở các giáo viên
Trí tuệ sáng tạo (Creative Intelligence) là năng lực kết hợp những kinh
nghiệm khác nhau theo những cách thức mới để giải quyết những vấn đề mới, tạo
ra sản phẩm mới Loại trí tuệ này phản ánh sự sáng tạo, được thể hiện ở rõ nét ở các nghệ sĩ, các nhà sáng tác âm nhạc hay các nhà khoa học, nhà phát minh kỹ thuật
Trí tuệ ngữ cảnh (Contextual Intelligence) là năng lực thu thập, xử lý thông
tin để giải quyết các tình huống thực tiễn hằng ngày sao cho hiệu quả Những người giỏi về loại trí tuệ này thường không được điểm cao nhất trong các trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá, và họ cũng không phải là những người sáng tạo ở mức cao nhưng lại giỏi thích ứng với hoàn cảnh cuộc sống Robert Sternberg cho rằng trí tuệ ngữ cảnh là “tất cả những gì cực kỳ quan trọng mà bạn không hề được dạy ở nhà trường”[102]
Mỗi loại trí tuệ trên đều có thể được tăng cường nhờ sự luyện tập đặc biệt, một người nào đó có thể xuất sắc trong một loại trí tuệ này mà không xuất sắc trong 2 loại kia (Robert Sternberg, 1986) [102]
Lý thuyết của Robert Sternberg đã vượt ra ngoài các lý thuyết truyền thống
về trí tuệ, đặt trí tuệ trong mối liên hệ với việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực Trong ba loại trí tuệ, trí tuệ sáng tạo và trí tuệ ngữ cảnh (thực tiễn) được
đề cao hơn vì nó giúp cá nhân thành công trong cuộc sống, đóng góp những thành
Trang 34tựu mới cho xã hội Đặc biệt, khái niệm “trí tuệ ngữ cảnh” là một đóng góp mới của Sternberg, là sự mở rộng khái niệm trí tuệ
- Thuyết đa trí tuệ của Gardner
Năm 1983, Howard Gardner xây dựng lý thuyết “Đa trí tuệ” (Theory of Multiple Intelligence) Trong khi lý thuyết của Robert Sternberg được dựa trên cơ
sở nghiên cứu về việc chế biến thông tin, thì thuyết Đa trí tuệ của Howard Gardner (1983) lại dựa trên luận điểm: não bộ đã tạo ra các hệ thống riêng biệt cho những năng lực tương ứng khác nhau mà ông gọi là “các trí tuệ” Con người có nhiều loại trí tuệ vì họ có nhiều mô-đun thần kinh (neurol modules) Mỗi mô-đun có những qui luật hoạt động riêng, thủ tục xử lý, ghi nhớ thông tin theo cách riêng Vì thế, Howard Gardner cho rằng có 7 kiểu trí tuệ khác nhau, mỗi một kiểu được phát triển đến một mức độ khác nhau trong mỗi một con người [24]
Trí tuệ ngôn ngữ (Linguistic Intelligence) là năng lực sử dụng ngôn ngữ để
đạt được một mục đích nào đó Năng lực này đã được “di truyền” trong hệ thần kinh người và được kích hoạt rất sớm, ngay trong năm đầu tiên của đứa trẻ, sớm hơn nhiều so với năng lực tư duy logic-toán Các nhà thơ, nhà văn, nhà báo là những thí dụ rõ nhất về loại trí tuệ ngôn ngữ, sử dụng chúng một cách tài tình để đạt được mục đích của mình
Trí tuệ lôgic - toán học (Logical-Mathematical Intelligence) là năng lực xử
lý thông tin, suy luận logic với dữ kiện là những con số Các modul thần kinh làm
cơ sở cho loại trí tuệ này thường được kích hoạt vào giai đoạn đứa trẻ 3 tuổi Tiêu biểu cho loại trí tuệ này là các nhà toán học và các nhà khoa học nói chung
Trí tuệ âm nhạc (Musical Intelligence), đó là năng lực tạo ra và thưởng thức
các nhịp điệu, cung bậc của âm thanh, âm sắc; hiểu được các cung bậc, sắc thái ngữ nghĩa của ngôn ngữ âm nhạc Các mô-đun thần kinh là cơ sở cho loại trí tuệ này cũng được kích hoạt khá sớm, tương tự như với trí tuệ ngôn ngữ, và nếu bỏ qua giai đoạn tác động sớm trước 7 tuổi thì sẽ không thuận lợi cho việc phát triển
Trang 35trí tuệ âm nhạc Loại trí tuệ này có tính độc lập rõ hơn các loại khác Ví dụ, một người tầm thường về âm nhạc có thể đặc biệt xuất sắc ở các lĩnh vực khác Một số trẻ tự kỷ lại có khả năng chơi tốt một nhạc cụ nào đó
Trí tuệ không gian (Spatial Intelligence) bao gồm các khả năng tiếp nhận thế
giới thị giác - không gian một cách chính xác và khả năng thực hiện những biến đổi đối với các sự tri giác ban đầu của mình Người có loại trí tuệ này có thể diễn
tả tư tưởng và dự định của mình dưới dạng ký hoạ Điển hình cho loại trí tuệ này là các nhà hàng hải, các kỳ thủ, hoạ sỹ và nhà điêu khắc
Trí tuệ vận động - cơ thể (Body - Kinesthetic Intelligence) gồm các thành tố
cơ bản là các năng lực kiểm soát các vận động của cơ thể mình và cầm nắm các đối tượng một cách khéo léo Điển hình cho loại trí tuệ này là các nghệ sĩ múa, kịch câm, nhà thể dục dụng cụ, kể cả các bác sĩ phẫu thuật
Trí tuệ về bản thân (Intrapersonal Intelligence) bao gồm những năng lực
đánh giá bản thân mình, hiểu biết về những điểm mạnh và điểm yếu, những động
cơ, ham muốn của bản thân Ai cũng thể hiện ở mức độ nhất định loại trí tuệ này, chỉ có mức độ cao, thấp khác nhau
Trí tuệ về người khác (Interpersonal Intelligence) bao gồm những năng lực
nhận thức rõ ràng và đáp ứng lại các phản ứng cảm xúc, tâm trạng, thái độ và các mong muốn của người khác một cách thích hợp Người có trí tuệ loại này có khả năng thiết lập quan hệ tích cực với những người khác, dễ gây ảnh hưởng làm thay đổi hành vi của người khác Tiêu biểu cho loại trí tuệ này là những nhà trị liệu, người bán hàng, các linh mục, nhà sư phạm, các nhà lãnh đạo giỏi
Sau này Gardner lại nêu ra một trí tuệ thứ 8 là Trí tuệ tự nhiên (Naturalist
Intelligence) Đó là năng lực phân biệt một cách tinh tế giữa hệ động vật và hệ thực vật của thế giới tự nhiên hoặc giữa các mẫu vật và những thiết kế do con người tạo
ra Tiêu biểu cho loại trí tuệ này là nhà thực vật, người đầu bếp
Trang 36Quan điểm của Gardner đã được đánh giá cao, đồng thời cũng bị phê phán
Nó được đánh giá cao vì đã thừa nhận hoàn cảnh văn hoá của trí tuệ, đã tính đến nhiều năng lực của con người và hệ thống cơ bản (khung) của nó, đã quan tâm đến
cơ sở sinh lý thần kinh của các loại trí tuệ ở con người Thuyết đa trí tuệ đã gây một tiếng vang ở Mỹ Tuy nhiên, chính H.Gardner cũng thừa nhận rằng quan niệm của mình không giải thích được tất cả Một số loại trí tuệ của H.Gardner được đo bằng các trắc nghiệm trí tuệ truyền thống - đó là trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ logic - toán, trí tuệ không gian Còn các loại khác đều không được đánh giá bằng trắc nghiệm trí tuệ truyền thống Cũng có quan điểm phê phán rằng thuyết của Gardner
đã đánh giá thấp khả năng của một vài loại trí tuệ chung Tuy nhiên, nhiều nhà giảng dạy và nghiên cứu sư phạm đã chấp nhận lý thuyết của Gardner, họ ủng hộ ý tưởng rằng có nhiều cách để phát huy tiềm năng trí tuệ của học sinh, giúp học sinh thành công trong cuộc sống, chứ không nhất thiết phải giỏi toán và ngôn ngữ
Tuy H.Gardner đã không dùng thuật ngữ TTCX, nhưng quan niệm của ông
về trí tuệ về bản thân và trí tuệ về người khác đã là sự thừa nhận tầm quan trọng của việc hiểu biết và áp dụng kỹ năng đời sống CX trong hoạt động thích ứng và trí tuệ Kế thừa và phát triển quan điểm của Gardner về các dạng trí tuệ, và kế thừa các kết quả nghiên cứu về sinh lý – thần kinh, Peter Salovey và John Mayer nhận thấy rằng việc xử lý các thông tin về cảm xúc là chức năng của một số vùng đặc biệt trên não; và năng lực nhận biết, tư duy về cảm xúc là đặc biệt quan trọng trong việc giúp cho con người thích ứng được với các tình huống khó khăn trong cuộc sống, thích ứng tốt với các quan hệ người – người trên cơ sở hiểu CX, tâm trạng của bản thân, của người khác và dự đoán đúng chiều hướng phát triển của các cảm xúc đó, kiểm soát, điều khiển được chúng Với cách tiếp cận như vậy, năm 1990, trong bài báo mang tên “Trí tuệ cảm xúc” (Emotional Intelligence) hai tác giả này
là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “trí tuệ cảm xúc” để gọi tên một dạng trí tuệ đã tồn tại xưa nay trong lịch sử nhân loại nhưng chưa được định danh Hai ông cho
rằng TTCX là “một dạng của trí tuệ xã hội có liên quan đến khả năng điều khiển
Trang 37tình cảm, CX của bản thân và của những người khác, khả năng phân biệt chúng,
và sử dụng những thông tin này để hướng dẫn suy nghĩ, hành động của con người”
[100]
Từ năm 1995, sau khi cuốn sách “Trí tuệ cảm xúc” (Emotional Intelligence) của Daniel Goleman, một nhà tâm lý học Mỹ, khẳng định vai trò của TTCX quan trọng hơn IQ đối với sự thành công và hạnh phúc ( sách bán được hàng triệu bản) thì vấn đề TTCX bắt đầu được giới tâm lý học và công chúng quan tâm ngày càng nhiều
Như vậy, sự nhận ra TTCX là sự kế thừa và phát triển các quan điểm về bản chất và cấu trúc trí tuệ đã không ngừng hình thành và phát triển trong suốt thế kỷ
XX Phần tiếp sau đây chúng tôi sẽ đề cập kỹ hơn về TTCX
1.3 Một số vấn đề chung về lý luận trí tuệ cảm xúc
1.3.1 Khái niệm cảm xúc
- Trong Từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên, 2000) có định nghĩa về
thuật ngữ cảm xúc như sau: “Cảm xúc – sự phản ánh tâm lý về mặt ý nghĩa sống
động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể, dưới hình thức những rung động trực tiếp Trong quá trình tiến hóa, CX xuất hiện như một phương tiện cho phép cơ thể sống
có khả năng đánh giá ý nghĩa sinh học của các trạng thái cơ thể và tác động ngoại cảnh Xét về nguồn gốc, cảm xúc là một hình thức của kinh nghiệm loài Dựa vào cảm xúc, cá thể tiến hành những hành động cần thiết mà đôi khi tính hữu ích của chúng không ý thức được (ví dụ : lẩn tránh nguy hiểm, duy trì nòi giống) Nhằm đảm bảo cho quá trình thực hiện chức năng của CX diễn ra bình thường, hệ thần kinh sinh dưỡng đảm nhiệm chức năng ấn định mức huy động sinh lực của cơ thể (tích cực hóa)”[13, tr.30]
Trang 38- Theo Carroll E.Izard, nhà tâm lý học nổi tiếng với những nghiên cứu về
CX của người, trong tác phẩm “Những cảm xúc của người” cho rằng CX
(emotion) là một hiện tượng rất khó định nghĩa, nó có các đặc trưng sau:
+ Cảm giác được thể nghiệm hay là được ý thức về cảm xúc
+ Các quá trình diễn ra trong hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ hô hấp và các hệ khác của cơ thể
+ Các phức hợp biểu cảm quan sát được, đặc biệt là những phức hợp phản ánh trên bộ mặt [35, 17]
- Theo tác giả Frijda N.H (2000), trong cuốn “Sổ tay về cảm xúc” (Hand
book of Emotions), thuật ngữ cảm xúc được hiểu như sau: Đó là một hoạt động
tiến hóa của sinh vật, nhằm đáp lại những tình huống khó khăn, gay go mà chủ thể nhận thấy (a preceived predicament), nó bao gồm sự kết hợp hài hòa giữa những phản ứng tâm-sinh lý, những cảm nhận chủ quan, và hoạt động nhận thức có liên quan [82, tr.63]
- Trong sách giáo khoa Tâm lý học của C.Wade và D.R.Detterman (tái bản lần thứ 8) (1986), CX được định nghĩa: Cảm xúc – một trạng thái đánh thức, khuấy động (a state of arousal) liên quan đến những thay đổi về cơ thể và vẻ mặt, sự hoạt hóa của não, sự đánh giá kinh nghiệm, cảm nhận chủ quan, và nó có xu hướng hướng tới hành động, tất cả chịu sự qui định của những nguyên tắc văn hóa [103, tr.386]
- Theo Daniel Goleman, con người có hàng trăm CX với những kết hợp, những biến thể và biến đổi của chúng Tuy nhiên, có một số CX nền tảng rất phổ
biến, đó là: giận, buồn, sợ, vui sướng, yêu, ngạc nhiên, ghê tởm, xấu hổ Khi CX xuất hiện, nó chuẩn bị cho cơ thể một kiểu phản ứng tương ứng [20]
Ở Việt Nam, chưa có sự thống nhất trong dịch thuật thuật ngữ emotion của
tiếng Anh Một số tài liệu tham khảo, sách giáo khoa Tâm lý học ở Việt Nam dịch
thuật ngữ emotion là cảm xúc, một số tài liệu lại dịch là xúc cảm
Trang 39- Trong cuốn Tâm lý học do Trần Trọng Thủy chủ biện có quan niệm: “Xúc cảm là một quá trình tâm lý biểu thị thái độ của con người hay con vật với sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu của cá thể đó, gắn liền với phản xạ không điều kiện, với bản năng” [58, tr.80]
- Còn tác giả Nguyễn Huy Tú lại quan niệm về xúc cảm ở người như sau:
“Xúc cảm là những rung động khác nhau của chúng ta nảy sinh do sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay không phù hợp của các biến cố, hoàn cảnh cũng như trạng thái bên trong cơ thể với mong muốn, hứng thú, khuynh hướng, niềm tin và thói quen của chúng ta” [63, tr.49]
- Trong cuốn sách giáo khoa « Tâm lý học » do Phạm Minh Hạc chủ biên (Nhà xuất bản giáo dục, 1995) (sách đã được Hội đồng thẩm định sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu làm sách dùng chung cho các trường Cao đẳng sư
phạm toàn quốc), lại sử dụng thuật ngữ cảm xúc với nghĩa tương tự thuật ngữ xúc cảm nêu trên Cảm xúc được giải thích như sau : là một quá trình tâm lý, có tính
nhất thời, phụ thuộc vào tình huống, đa dạng, luôn luôn ở trạng thái hiện thực, thực hiện chức năng sinh vật (giúp cơ thể định hướng và thích nghi với môi trường bên ngoài với tư cách là một cá thể), gắn liền với phản xạ không điều kiện, với bản năng [26, tr.145]
Trong đời sống hàng ngày ở Việt Nam, từ cảm xúc với nghĩa là các rung động khác nhau của con người được sử dụng khá phổ biến hơn từ xúc cảm Ví dụ,
bài hát của ca sĩ gây cho khán giả nhiều cảm xúc, bài văn, bài thơ giàu cảm xúc, hành động phản cảm gây cảm xúc bực bội cho người khác, Trong luận án này,
chúng tôi dùng thuật ngữ cảm xúc với nghĩa tương đương thuật ngữ emotion trong
Trang 40tượng (cả bên trong và bên ngoài cơ thể) đối với cá nhân đó, phản ánh mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng đó với nhu cầu của cá nhân; (2) CX là một quá trình tâm lý
diễn ra đồng thời với các quá trình thay đổi khác biệt rất rõ trong hệ thần kinh, hệ
cơ mặt, hệ nội tiết, hệ hô hấp và các hệ khác của cơ thể (3) Những biểu hiện CX có thể quan sát được, đặc biệt là những phức hợp biểu cảm phản ánh trên bộ mặt; (4)
CX ở người là kết quả của sự tiến hóa lâu dài trong giới sinh vật, là phương thức giúp con người thích nghi với các biến cố của môi trường, là tiền đề chuẩn bị cho một phản ứng hành vi tương ứng; (5) Các CX của con người rất phong phú, có những CX mang tính bản năng và có những CX chịu sự ảnh hưởng của môi trường văn hóa, của quá trình nhận thức
Chúng tôi quan niệm: CX của con người là một quá trình tâm lý nảy sinh để phản ứng lại các kích thích tác động có ý nghĩa đối với chủ thể, là những sắc thái rung động có thể quan sát được, phản ánh sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu nào đó, sự phù hợp hay không phù hợp của các biến cố, hoàn cảnh cũng như trạng thái bên trong cơ thể với mong muốn, hứng thú, khuynh hướng, niềm tin và thói quen của chủ thể, là tiền đề chuẩn bị cho một phản ứng hành vi tương ứng để giúp chủ thể thích ứng với biến cố
1.3.2.Quan hệ giữa nhận thức lý trí và cảm xúc
Các nghiên cứu về quan hệ giữa CX và lý trí cho thấy CX và lý trí hoạt động
nương nhờ nhau CX phản ánh quan hệ giữa một người với bạn bè, gia đình, xã
hội, tình huống, Còn lý trí là hoạt động nhận thức, phản ánh đặc điểm, thuộc tính, bản chất, mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng Trong lịch sử tiến hóa của con người, bộ não CX đã phát triển trước bộ não lý trí rất nhiều để giúp con người tồn tại
Hoạt động nhận thức, hoạt động vận động của cá nhân có thể tạo khả năng kìm chế thành phần biểu hiện của CX Hệ thống nhận thức được tham gia một
cách trực tiếp trước hoặc ngay sau khi bắt đầu quá trình CX Các quá trình như tri