Như vậy, trong quá trình giao tiếp ứng xử, cả cha mẹ và trẻ em đều gặp khó khăn đặc biệt là trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong ứng xử với cha mẹ, Việc chỉ ra những khó khăn tâm lý của trẻ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VŨ KIM DUNG
Khó khăn tâm lý của trẻ em trong ứng xử
với cha mẹ qua các ca tư vấn
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Trang 24 Nhiệm vụ nghiên cúu
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7 Giả thuyết khoa học
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
1 Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu
Những nghiên cứu ngoài nước
Những nghiên cứu trong nước
2 Khó khăn tâm lý
Khó khăn tâm lý
Bản chất của khó khăn tâm lý trong ứng xử
Biểu hiện của khó khăn tâm lý trong ứng xử
Nguyên nhân gây trở ngại tâm lý trong ứng xử
Trang 34 Các khái niệm có liên quan đến đề tài
5 Đặc điểm tâm sinh lý nhóm khách thể
6 Ứng xử giữa cha mẹ và con cái
Chương II: Tổ chức nghiên cứu
2.1.Giới thiệu về Đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em
2.2 Quá trình nghiên cứu
2.3 Đặc điểm nhóm khách thể nghiên cứu
Chương III: Kết quả nghiên cứu
3.1 Các vấn đề ứng xử giữa trẻ em và cha mẹ
3.2 Khó khăn tâm lý của trẻ em trong ứng xử với cha mẹ
3.3 Nguyên nhân các khó khăn tâm lý của trẻ em trong ứng xử với cha
mẹ
3.4 H ậu quả các khó khăn tâm lý của trẻ em trong ứng xử với cha mẹ 3.5 Phân tích một số ca tư vấn điển hình
3.6 Vai trò của cha mẹ đối với các khó khăn tâm lý của con cái
Chương IV: Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhằm củng cố, ổn định và phát triển gia đình, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/05, khẳng định vai trò
to lớn của gia đình trong thời kì đổi mới, đồng thời cũng nêu lên các nguy
cơ mà gia đình đang gặp phải Đó là các tệ nạn xã hội, sự thiếu bền vững trong kết cấu, sự xuống cấp của các giá trị đạo đức trong gia đình, sự xung đột về lối sống giữa các thế hệ, sự thiếu quan tâm chăm sóc đến các đối tượng đặc biệt trong gia đình là người già và trẻ em… Chỉ thị cũng đưa ra nhiệm vụ là phải tăng cường công tác giáo dục đời sống gia đình, cung cấp tới từng gia đình các kiến thức, kĩ năng làm cha mẹ, kĩ năng ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau và với cộng đồng, tăng cường công tác nghiên cứu, điều tra khảo sát toàn diện về gia đình đặc biệt là nghiên cứu các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, gìn giữ, phát huy những giá trị mới, tiên tiến, cần tiếp thu, nghiên cứu xây dựng các mô hình gia đình Việt Nam trong thời kì CNH, HĐH, áp dụng các kết quả nghiên cứu để giải quyết những khó khăn, thách thức trong lĩnh vực gia đình và dự báo những biến đổi về gia đình trong thời kỳ mới
Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, nhiều nền văn hoá, lối sống mới
du nhập, đề cao sự bình đẳng, tự do và đề cao cá nhân, mối quan hệ giữa trẻ em và cha mẹ càng ngày càng trở nên khó dung hoà do giữa trẻ và cha
mẹ có nhiều sự khác biệt vê quan niệm sống, cách giáo dục
Cuộc sống nhiều áp lực, người lớn bận làm ăn, trẻ em lo học hành, căng thẳng, mệt mỏi Cha mẹ khó có thể quan tâm hết tới con em mình Trẻ đến tuổi dậy thì, tâm sinh lý biến đổi, cần có những nơi để chia sẻ, tâm sự, và học hỏi Điều đó dẫn đến mâu thuẫn về nhu cầu giữa cha mẹ
và con cái
Trang 5Hàng ngày Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em nhận được rất nhiều các cuộc gọi của trẻ em về những khó khăn của mình trong ứng xử với cha
mẹ Có những em gọi đến cho đường dây hàng tiếng đồng hồ chỉ để khóc
và tâm sự về việc cha mẹ không hiểu mình có những mong ước gì, không bao giờ vừa lòng với mình và hay mắng mình trước mặt người khác Các
em cảm nhận thấy khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày một xa Các
em mong muốn cha mẹ thay đổi cách ứng xử phù hợp hơn với con cái Đồng thời cũng có nhiều bậc cha mẹ gọi đến bày tỏ những băn khoăn lo lắng, lúng túng hoang mang trước hiện tượng con cái suốt ngày lầm lì ít nói, hay cáu gắt và không thích gần gũi trò chuyện với cha mẹ
Như vậy, trong quá trình giao tiếp ứng xử, cả cha mẹ và trẻ em đều gặp khó khăn đặc biệt là trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong ứng xử với cha
mẹ, Việc chỉ ra những khó khăn tâm lý của trẻ em trong ứng xử với cha
mẹ, phân tích nguyên nhân và để đề ra biện pháp khắc phục phù hợp sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa trẻ em với cha mẹ.Với những lý do trên đây, tôi chọn đề tài "Khó khăn tâm lý cuả trẻ em trong ứng xử với cha mẹ qua các ca tư vấn" làm luận văn tốt nghiệp của mình
2 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Khó khăn tâm lý cuả trẻ em trong ứng xử với cha mẹ qua các ca tư vấn
2.2 Khách thể nghiên cứu
- 190 trẻ em gọi đến Đường dây tư vấn về vấn đề ứng xử với cha mẹ
3 Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra các khó khăn tâm lý gây cản trở việc ứng xử của trẻ em với cha
mẹ qua đó phân tích nguyên nhân và đề ra một số biện pháp khắc phục nhằm cải thiện mối quan hệ ứng xử giữa trẻ em với cha mẹ
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 6+ Lịch sử nghiên cứu vấn đề khó khăn tâm lý
+ Các khái niệm: khái niệm khó khăn tâm lý, ứng xử, trẻ em, ca tư vấn
+ Đặc điểm tâm - sinh lý của nhóm khách thể
+ Các tiêu chí nhận dạng, phân loại và đánh giá
4.2 Tiến hành phân tích các ca tư vấn về khó khăn tâm lý của trẻ em
trong ứng xử với cha mẹ, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các kiến nghị nhằm giảm bớt các khó khăn tâm lý của trẻ em trong ứng xử với cha mẹ
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu tài liệu
5.2.Phân tích ca
5.3.Phương pháp chuyên gia
5.4 Phỏng vấn sâu
5.5 Thống kê toán học
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về đối tượng: nghiên cứu khó khăn tâm lý của trẻ em trong
ứng xử với cha mẹ
6.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Nhóm trẻ gọi đến đường dây tư
vấn về vấn đề ứng xử với cha mẹ thường thuộc lứa tuổi 11-17 nên đề tài chỉ nghiên cứu những khách thể thuộc lứa tuổi từ 11-17
6.3 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Trẻ em gọi điện tư vấn tại đường
dây tư vấn hỗ trợ trẻ em
7 Giả thuyết khoa học
7.1 Trẻ: Trẻ thiếu các kĩ năng biểu hiện những ý nghĩ, tình cảm, nhận thức của mình với cha mẹ và thiếu năng lực tự chủ trong các tình huống giao tiếp
7.2 Cha mẹ: cha mẹ chưa hiểu con cái, áp đặt và chưa biết lắng nghe con cái
Trang 7CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1 Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong lịch sử nghiên cứu các vấn đề tâm lý, những khó khăn tâm
lý đã được nhiều nhà nghiên cứu tâm lý xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều loại khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau Vấn đề khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử, trong hành vi, trong các mối quan hệ giữa cha mẹ
và con cái cũng được đề cập đến nhiều Tuy nhiên việc nghiên cứu vấn đề khó khăn tâm lý của con cái trong ứng xử với cha mẹ (qua phân tích các
ca tư vấn) thì còn rất ít Do phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi không có điều kiện đề cập một cách hệ thống toàn bộ những công trình nghiên cứu về khó khăn tâm lý mà chỉ trình bày một cách tổng quan những công trình tiêu biểu có liên quan đến đề tài
1.1 Những nghiên cứu ngoài nước
- Tiêu biểu là công trình nghiên cứu của H Hipsơ và M.Phorvec, hai nhà tâm lý học Đức, tác giả của phương pháp luyện tập xã hội, trong “ Nhập môn tâm lý học xã hội Macxít-Lêninít” Hai tác giả này cho rằng: Quá trình giao tiếp, ứng xử rất phức tạp và khó khăn, khó khăn lớn nhất ở đây
là sự hiểu biết lẫn nhau và hiểu biết về bản thân của các đối tượng giao tiếp Chính các khó khăn về nhận thức này là nguyên nhân dẫn đến các khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử Cũng theo hai tác giả này có thể phân loại khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử theo phương diện “ Khó khăn tâm lý trong giao tiếp và vấn đề thông tin” Theo cách phân loại này có thể có 6 dạng khó khăn:
+ Khó khăn có tính chất tình huống: do cách hiểu khác nhau về tình huống giao tiếp
+ Khó khăn về ý nghĩa: Do câu nói được tri giác một cách tách rời
về ý nghĩa với thông báo thông tin
Trang 8+ Khó khăn có tính chất động cơ: Đối tượng giao tiếp che dấu động cơ, thông tin hoặc có động cơ không rõ ràng
+ Khó khăn do biểu tượng về đối tượng giao tiếp không đầy đủ + Khó khăn do thiếu mối liên hệ ngược và do đặc điểm của hình thức thông tin
+ Khó khăn mang tính chất ứng dụng của thông tin: Phát sinh do
có sự khác biệt mang tính ứng dụng giữa hệ thống kí hiệu và người sử dụng kí hiệu
H Hipsơ và M.Phorvec đã chỉ ra được một loạt những nguyên nhân, các dạng khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử tuy nhiên vẫn chưa làm rõ được khái niệm khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử là gì
- Trong công trình nghiên cứu của G.M.Andreva khi phân tích chức năng thông tin về giao tiếp, ứng xử đã chỉ ra một vài nguyên nhân làm nảy sinh các khó khăn tâm lý trong quá trình giao tiếp, ứng xử Tác giả cho rằng, những khó khăn này có thể nảy sinh do sự khác biệt về tôn giáo, ngôn ngữ, nghề nghiệp, thiếu đồng nhất trong nhận thức tình huống ứng xử giữa các thành viên tham gia giao tiếp, hoặc do đặc điểm tâm lý cá nhân Như vậy, ở công trình nghiên cứu này, tác giả đã phát hiện ra một số nguyên nhân làm nảy sinh các khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử nhưng để đưa ra khái niệm khó khăn tâm lý trong giao tiếp,ứng xử là gì thì tác giả chưa đề cập tới
- Đến năm 1987, E.V Sucanova đã đánh dấu một mốc quan trọng cho việc nghiên cứu vấn đề khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử qua việc đưa ra cuốn sách “Những khó khăn của giao tiếp liên nhân cách” Trong công trình này tác giả đề cập đến những vấn đề:
+ Bản chất tâm lý của những khó khăn trong giao tiếp liên nhân cách
+ Vị trí của hiện tượng giao tiếp, khó khăn trong cấu trúc của các vấn đề tâm lý xã hội
Trang 9+ Những đặc điểm của việc nhận thức các nguyên nhân gây ra khó khăn trong giao tiếp công việc
+ Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố khó khăn đến quá trình giao tiếp công việc
Trong công trình này tác giả đã phát hiện được một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử và nguyên nhân nảy sinh chúng Song cũng như các tác giả trên, bà chưa đưa ra được định nghĩa về khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử và cũng chưa phân loại chúng một cách cụ thể
- Cùng năm 1987, trong công trình nghiên cứu về nhân cách sư phạm của giáo viên, V.A Cancalic đã nêu ra một số khó khăn trong ứng xử của sinh viên sư phạm như:
+ Không biết cách dàn xếp tổ chức một cuộc tiếp xúc
+ Không hiểu lập trường của đối tượng giao tiếp
+ Bắt chước máy móc cách ứng xử của giáo viên khác
- B.Ph.Lomov cũng đã phân tích tính chất phức tạp của giao tiếp và vạch
rõ giao tiếp có hai chủ thể, hai đối tượng, hai mục đích, hai phương pháp, hai kênh giao tiếp khác nhau Ngoài ra quan hệ giữa hai chủ thể, hai đối tượng luôn luôn chuyển hoá lẫn nhau rất phức tạp Ông chỉ ra các loại khó khăn sau:
+ Tính hai mặt của giao tiếp: là khó khăn khách quan của giao tiếp + Tính cơ động của nó: Giao tiếp với một người hôm nay khác với giao tiếp với người đó vào ngày mai
Trang 10+ Giao tiếp có nhiều chức năng (thông tin, hiểu biết lẫn nhau, tác động qua lại) mà việc thực hiện các chức năng này không phải là dễ dàng, phụ thuộc vào nhiều điều kiện khách quan
+ Giao tiếp đòi hỏi tính sáng tạo, linh hoạt Trong giao tiếp, nếu rập khuôn theo bài bản mà không có sự sáng tạo thì không thể có kết quả Kết quả giao tiếp nhiều khi không dự báo được
Như vậy bàn về khó khăn trong giao tiếp, ứng xử có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Các tác giả này đã phát hiện và kể ra được một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử, nguyên nhân làm nảy sinh những khó khăn đó Nhưng để làm rõ khái niệm về khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử, phân loại chúng một cách cụ thể thì chưa có tác giả nào làm được
1.2 Những nghiên cứu trong nước
Thực sự, ở Việt Nam, vấn đề khó khăn tâm lý chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều Khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử cũng có số lượng nghiên cứu rất ít Trong cuốn “Vấn đề giao tiếp” của Nguyễn Văn
Lê, dưới góc độ thông tin, tác giả đã bàn đến khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử như:
- Sự chênh lệch giữa người phát và người thu
- Khả năng xây dựng và trình bầy thông điệp (diễn đạt) của người phát thông tin Tác giả cũng đưa ra các yếu tố tâm lý gây khó khăn chính trong giao tiếp, ứng xử đó là: Những chấn thương tình cảm, những sự khác nhau về chính kiến, những xung đột, tưởng tượng, sự đánh giá về người khác, định kiến, sự thiện cảm hay ác cảm Tuy nhiên công trình này chỉ mang tính chất diễn giải, “chấm phá”, mặc dù tác giả
có bàn tới khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử nhưng vẫn không đề cập tới nội hàm của khái niệm đó
Trang 11Tác giả Huyền Phan với bài viết: “Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp” đã cho thấy, nhiều khi giao tiếp, ứng xử không đạt mục đích vì
bị các khó khăn tâm lý ngăn cản Muốn giao tiếp đạt mục đích cần phải vượt qua các khó khăn tâm lý đó là:
- Bức tường thành kiến do có ác cảm với một ai đó, do cái nhìn thiên lệch đã tạo ra ấn tượng không tốt đẹp khi giao tiếp, ứng xử
- Bức tường ác cảm nảy sinh khi có định kiến với đối tượng,
do có thông tin sai lệch về đối tượng
- Bức tường sợ hãi xuất hiện do những suy nghĩ băn khoăn dẫn đến tiếp xúc gượng ép, thiếu tự nhiên
- Bức tường thiếu hiểu biết nảy sinh do khi tiếp xúc không hiểu nhau hoặc hiểu không đúng về nhau
Như vậy trong bài viết này tác giả đưa ra bốn khó khăn tâm lý nhưng lại không đề cập đến lý luận về khó khăn tâm lý
Một tác giả khác là Phạm Ngọc Viễn trong khi phân tích các biện pháp cơ bản của công tác huấn luyện tâm lý chung cho các vận động viên đã nêu
ra các khó khăn khó khăn tâm lý thể hiện dưới dạng cảm giác sợ hãi, không tin tưởng, do dự trong quyết định… Những khó khăn tâm lý này xuất hiện thường xuyên trong điều kiện thi đấu bởi các yếu tố nhiễu như: khởi thi không thành công, đối phương kề mình có thành tích thi đấu cao, trọng tài thiếu khách quan Các khó khăn tâm lý rất đa dạng về mặt nội dung Tuy vậy có thể chia nó thành ba loại sau:
- Những khó khăn về nhận thức, xuất hiện khi phản ánh không đúng về khả năng của bản thân (suy nghĩ về thất bại, biểu tượng vận động sai, tri giác không chính xác về các tham số của biểu tượng vận động….)
- Những khó khăn về cảm xúc, phụ thuộc vào thái độ của vận
Trang 12dụng cụ, không biết kìm hãm niềm vui khi chiến thắng, bị ức chế do thất bại )
- Những khó khăn về đạo đức nảy sinh khi nhận thức và rung cảm về những yêu cầu của xã hội (tinh thần trách nhiệm lớn quá mức, sợ thua, quá hồi hộp trong trận quyết định…) Trong công trình trên, tác giả đã có ưu điểm là: phát hiện và gọi tên được các khó khăn tâm lý, xác định được nguyên nhân nảy sinh các khó khăn đồng thời phân loại được các khó khăn đó Tuy nhiên còn các vấn đề như bản chất của các khó khăn này như thế nào, làm thế nào để hạn chế được nó … thì tác giả không nói đến
Năm 1997, tác giả Nguyễn Thanh Bình đã nghiên cứu về trở ngại tâm lý trong giao tiếp, ứng xử của sinh viên sự phạm với học sinh khi thực tập tốt nghiệp Trong đó tác giả cũng đã nghiên cứu về khái niệm, bản chất, biểu hiện, nguyên nhân, phân loại và ảnh hưởng của khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử
Trên đây chúng tôi đã điểm qua một vài công trình nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử Tóm lại, mặc dù mới chỉ có một
số lượng ít ỏi các tác giả với các công trình nghiên cứu về vấn đề khó khăn tâm lý trong giao tiếp nhưng họ cũng đã có những đóng góp nhất định:
- Đã phát hiện được một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử
- Bước đầu phân loại được các khó khăn tâm lý
- Xác định được một vài nguyên nhân gây ra các khó khăn trên
Tuy nhiên các tác giả trên cũng chưa có những nghiên cứu lý luận chuyên về khó khăn tâm lý nên không đề cập đến nội hàm khái niệm và bản chất tâm lý của khó khăn cũng như cơ sở phân loại cụ thể các khó khăn… Như vậy cho thấy cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một công
Trang 13trình nghiên cứu hoàn chỉnh về lý luận cũng như về thực nghiệm các khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử
Vấn đề khó khăn tâm lý đã được nhiều nhà nghiên cứu tâm lý xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều loại khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau Khó khăn tâm lý trong ứng xử của trẻ em với cha mẹ cũng được đề cập đến nhiều Tuy nhiên, chưa có ai nghiên cứu khó khăn tâm lý của trẻ em trong ứng xử với cha mẹ qua các ca tư vấn tại Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em
Từ điển Pháp – Việt thì “difficulté” chỉ sự khó khăn, việc gây khó khăn Như vậy, qua các từ điển ở trên ta có thể hiểu khó khăn chính là những điều gây trở ngại, cản trở, làm mất nhiều công sức, đỏi hỏi nhiều nỗ lực
để vượt qua
Khó khăn tâm lý là những điều trở ngại , cản trở tâm lý
2.2 Bản chất của khó khăn tâm lý trong ứng xử
Ở một mức độ nào đó có thể khẳng định rằng, trong những vấn đề tâm
lý và tâm lý xã hội cho đến nay, khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử
là một vấn đề ít được đề cập và nghiên cứu về phương diện lý luận cũng như về phương diện thực hành Sở dĩ có tình trạng như vậy là do khái niệm khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử có phạm vi ý nghĩa rất
Trang 14- Không tồn tại các phương pháp tiếp cận truyền thống được thừa nhận trong việc nghiên cứu vấn đề này
- Khái niệm khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử trong các công trình nghiên cứu khác nhau có những nội dung khác nhau tuỳ theo nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu
Do tính đến các lý do trên, nên có thể tìm được một số dạng khác biệt
cơ bản trong cách giải thích khái niệm khó khăn tâm lý trong ứng xử Việc phân tích một cách chi tiết các quan niệm của các nhà nghiên cứu khác nhau về hiện tượng này cho phép đi đến kết luận rằng, tính thống nhất của các xuất phát điểm trong việc nghiên cứu đưa ra định nghĩa khái niệm khó khăn tâm lý trong ứng xử có lẽ là do ý nghĩa thường ngày được chấp nhận quy định Ý nghĩa đó thông thường bao gồm khái niệm “khó khăn” chứ không phải là sự thống nhất thực sự của các quan điểm lý luận và phương pháp luận của các tác giả trong việc nghiên cứu vấn đề khó khăn tâm lý trong giao tiếp ứng xử Để biểu đạt nó, người ta thường dùng các thuật ngữ khác nhau” ngăn cản, cản trở”, “gián đoạn, trì trệ”, “ lộn xộn”, “biến dạng, vi phạm”, “ đóng khung” và cuối cùng cho rằng khó khăn tâm lý trong ứng xử là những cản trở tâm lý kìm hãm ứng xử đạt hiệu quả Những cản trở tâm lý đó chính là những “ hàng rào tâm lý”, “ hàng rào ứng xử”
Theo cách hiểu rất rộng thì “ hàng rào tâm lý”, “ hàng rào ứng xử” là “ tất cả những gì cản trở và bó hẹp hiệu quả của ứng xử” Cách định nghĩa này đã đặt ngang hàng giữa “hàng rào tâm lý” và các yếu tố của sự nảy sinh chúng, đồng nhất hiện tượng và nguyên nhân gây ra hiện tượng Trong tâm lý học xã hội của Liên Xô cũ, hiện tượng khó khăn tâm lý giao tiếp, ứng xử được B.D.Parưghin nghiên cứu một cách có hệ thống Tác giả đặt vấn đề hàng rào (khó khăn) tâm lý “trong khuôn khổ quan điểm do ông đưa ra về tính gián tiếp của hoạt động” trong đó giải quyết vấn đề về bản chất và chức năng của “ hàng rào tâm lý” Ở đây “ hàng rào
Trang 15tâm lý được hiểu như là hàng rào phổ biến không chỉ trong quan hệ giữa người và đối tượng lao động mà cả trong hệ thống giao tiếp, ứng xử của con người Tác giả nhấn mạnh: “ Có cơ sở để khẳng định rằng, về bản chất hàng rào tâm lý là tâm thế bền vững (ổn định) hay là trạng thái tâm
lý của cá nhân đã được định hình ở mức độ đã đạt được”
Trong trường hợp khác, “ hàng rào tâm lý” được định nghĩa thông qua việc chỉ rõ chức năng cơ bản của nó Theo đó, “ hàng rào tâm lý” được hiểu ngầm như “ các qúa trình, các thuộc tính, thậm chí cả trạng thái của con người nói chung bao bọc tiềm năng trí tuệ, tình cảm của con người Định nghĩa này đã nêu rõ chức năng của “hàng rào tâm lý” là che dấu tiềm năng, tình cảm, lý trí và chỉ rõ “kẻ” đã mang nó là con người Không những thế, nó còn vạch ra các hình thức tồn tại của “ hàng rào tâm lý” đó
là các quá trình, các thuộc tính, trạng thái của con người Ở đây còn có một số định nghĩa khác về “hàng rào tâm lý” Các định nghĩa này đã nêu
ra các cách giải thích khác nhau về hiện tượng nói trên VD, tác giả V.Ph.Galưgin cho rằng, việc định vị “hàng rào tâm lý” được thực hiện bằng cách chỉ ra chức năng và nguyên nhân nảy sinh ra nó Theo ông,
“hàng rào” đó là chướng ngại có tính chất tâm lý cản trở quá trình thích ứng của cá nhân đối với các yếu tố mới của ngoại cảnh, do các đặc điểm của hoàn cảnh hoặc do các đặc điểm của thông báo (thông tin) hoặc đặc điểm của cá nhân gây ra Ở đây, nguyên nhân sinh ra các cản trở như vậy được xem xét hoặc qua những đặc điểm của hoàn cảnh giao tiếp, ứng xử theo nghĩa rộng, hoặc đặc điểm của thông báo (thông tin), hoặc qua những đặc điểm của các chủ thể ứng xử Như vậy trong định nghĩa này miền xác định của “hàng rào tâm lý” được mở rộng Tác giả cho rằng, nó thuộc vào ba lĩnh vực cơ bản: thông báo (thông tin), tình huống (hoàn cảnh) ứng xử, chủ thể ứng xử
Quan niệm về nguồn gốc phát sinh của hàng rào tâm lý có ý nghĩa
Trang 16khó khăn trong giao tiếp ứng xử VD, trong nghiên cứu của A.A.Roiac về
sự phát sinh “hàng rào tâm lý” được lý giải theo mối tương quan giữa hoạt động và giao tiếp Tác giả gọi “hàng rào tâm lý” là hiện tượng tâm lý
xã hội độc đáo mà cá nhân cảm nhận những khó khăn trong ứng xử
Theo sổ tay tâm lý học thì hàng rào tâm lý là trạng thái tâm lý thể hiện
ở tính thụ động qúa mức của chủ thể, gây cản trở trong việc thực hiện hành động Cơ chế tình cảm của hàng rào tâm lý là sự gia tăng những mặc cảm và tâm thế tiêu cực: hổ thẹn, cảm giác tội lỗi, sợ hãi Trong những hành vi xã hội của con người, “hàng rào tâm lý” xuất hiện như những vách ngăn (cản trở) trong ứng xử (thiếu sự đồng cảm, không trùng lặp về ý nghĩa của các thông tin ) làm nảy sinh khó khăn trong quá trình hiểu biết lẫn nhau và thiết lập hành động chung
Qua những phân tích ở trên cho phép chúng ta đi đến kết luận rằng việc đưa ra định nghĩa nội hàm khái niệm “khó khăn tâm lý” trong ứng
xử thường dựa vào một trong những thông số cuả “các hàng rào tâm lý”
Do đó trong từng trường hợp nghiên cứu cụ thể, hiện tượng khó khăn ứng
xử không được xem xét một cách đầy đủ và toàn diện Vì vậy, dẫn tới tình trạng có nhiều cách quan niệm khác nhau về khó khăn tâm lý trong ứng xử căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của từng công trình nghiên cứu Đứng trên quan điểm cấu trúc [3:trg 33-34], có một số quan niệm về khó khăn tâm lý trong ứng xử như sau:
- Quan niệm thứ nhất: Khó khăn tâm lý trong ứng xử là trạng thái tâm lý thể hiện tính thụ động quá mức của chủ thể ứng xử, làm cản trở quá trình giao tiếp cũng như kết qủa giao tiếp của chủ thể Cơ chế của khó khăn tâm lý trong ứng xử là sự gia tăng các mặc cảm và tâm thế tiêu cực như mặc cảm xấu hổ, tâm trạng sợ hãi, lo lắng, mặc cảm tự ti đánh giá thấp bản thân
- Quan niệm thứ hai: Khó khăn tâm lý trong ứng xử là tổ hợp các thuộc tính, các trạng thái tâm lý, các đặc điểm nhân cách làm cho chủ thể không
Trang 17phát huy được năng lực và kĩ năng ứng xử, do đó hạn chế kết quả giao tiếp Quan niệm này chú ý đến năng lực và kĩ năng ứng xử kém phát triển của người gặp khó khăn tâm lý trong ứng xử Rõ ràng là người có năng lực và kĩ năng ứng xử phát triển thường khắc phục được các trạng thái tâm lý và tâm thế tiêu cực của bản thân, linh hoạt trong ứng xử để đạt được mục tiêu giao tiếp và ít gặp khó khăn tâm lý trong ứng xử Những người có kĩ năng và năng lực ứng xử kém phát triển thường gặp nhiều khó khăn trong ứng xử
- Quan niệm thứ ba: Khó khăn tâm lý trong ứng xử là sự không phù hợp của đặc điểm nhân cách và trạng thái tâm lý của chủ thể với đối tượng giao tiếp, làm cho quá trình giao tiếp ứng xử gặp khó khăn, mâu thuẫn, xung đột và làm giảm hiệu quả giao tiếp Quan niệm này nhấn mạnh tính chất không phù hợp về tâm lý của chủ thể với đối tượng giao tiếp Sự không phù hợp này là nguyên nhân cản trở kết quả của giao tiếp Theo quan niệm này, một người có thể có nhân cách phát triển toàn diện, có năng lực ứng xử nhưng gặp đối tượng giao tiếp có đặc điểm nhân cách xung khắc với mình thì sẽ gặp khó khăn khó khăn trong ứng xử
Từ những điều trên ta thấy khi nói đến khó khăn tâm lý trong ứng xử phải chú ý đến những vấn đề sau:
- Tính đa dạng của trở ngại tâm lý trong ứng xử Mỗi loại nhân cách, tính cách có trở ngại đặc trưng riêng
- Mọi người, ai cũng có những lúc gặp trở ngại tâm lý trong ứng xử Khó khăn này là khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của chủ thể Tuy nhiên, mức độ khó khăn tâm lý trong ứng xử ở mỗi người
là khác nhau, có người nhiều, có người ít
- Khó khăn tâm lý trong ứng xử là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả ứng xử Tuy nhiên, bên cạnh nó cũng còn nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác
Trang 18- Khó khăn tâm lý thường diễn ra trong các tình huống phức tạp, bất ngờ trong ứng xử, thường gặp ở những người kém phát triển về năng lực và kĩ năng ứng xử, những người có nhân cách lệch chuẩn mực xã hội, những người mà đặc điểm nhân cách không phù hợp với vai trò và địa vị xã hội, với nghề nghiệp mà họ đang làm
- Khó khăn tâm lý cũng giống như bất kì hiện tượng tâm lý nào, cũng có nguồn gốc từ thực tiễn khách quan, từ quá trình hình thành
và phát triển nhân cách Bởi vì, khó khăn tâm lý trong ứng xử bắt nguồn từ nhân cách, mà nhân cách chịu sự tác động của môi trường, của giáo dục, hoạt động, giao tiếp, tự tu dưỡng, rèn luyện Tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình quan niệm về khó khăn tâm lý theo nghĩa rộng là: những khó khăn ngăn cản sự thể hiện (bộc lộ) tâm lý của
cá nhân phù hợp với đòi hỏi của nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp, ứng xử Theo nghĩa hẹp khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử là những trở ngại tâm lý của chủ thể ngăn cản những hành vi ứng xử phù hợp với nội dung đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp Tóm lại, tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình cho rằng khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng
xử là toàn bộ những đặc điểm tâm lý cá nhân và kiểu hành vi ứng xử không phù hợp với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp
Tóm lại, qua những quan niệm về khó khăn tâm lý trên cho thấy khó khăn tâm lý trong ứng xử là một hiện tượng tâm lý mang tính chủ thể đậm nét Bản thân chủ thể ứng xử cũng cảm thấy rõ những khó khăn đó trong ứng xử với mọi người Trong đề tài này chúng tôi cho rằng khó khăn tâm lý trong ứng xử là sự không phù hợp giữa những đặc điểm tâm
lý cá nhân và kiểu hành vi ứng xử với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp
2.3 Biểu hiện của khó khăn tâm lý trong ứng xử
Trang 19Những dấu hiệu cơ bản của khó khăn tâm lý trong ứng xử được thể hiện ở ba mặt: nhận thức, tình cảm và hành vi ứng xử [3: trg 37-38]
Nhận thức: Người có trở ngại tâm lý trong ứng xử thường không hiểu biết đầy đủ về đối tượng giao tiếp, đánh giá tình huống ứng xử không chính xác và đặc biệt là hiểu biết về bản thân cũng chưa sâu sắc
Xúc cảm tình cảm: Biểu hiện không phù hợp với tình huống ứng xử, đối tượng ứng xử, thiếu khả năng kiềm chế xúc cảm – tình cảm, thiếu khả năng biểu cảm theo tình huống (hoàn cảnh) ứng xử
Hành vi ứng xử: thiếu tự nhiên, gò bó, lúng túng, hành vi thiếu nhịp điệu cần thiết, bột phát
2.3 Nguyên nhân gây trở ngại tâm lý trong ứng xử
Khó khăn tâm lý trong ứng xử là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, do đó việc xem xét nguyên nhân gây nên các khó khăn đó cũng rất phức tạp Xuất phát từ một số quan điểm và thực tế ứng xử Có một số nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra các khó khăn tâm lý trong ứng xử sau [3: trg 40-41]
* Nguyên nhân khách quan:
- Hoàn cảnh ứng xử mới lạ
- Tình huống ứng xử bất ngờ, phức tạp
- Nội dung ứng xử mới lạ
- Thiếu thời gian ứng xử
- Địa vị xã hội khác nhau
- Chênh lệch quá lớn về tuổi tác
- Khác nhau về giới tính
- Không trùng hợp về tâm thế với đối tượng ứng xử
Trang 20- Tập quán ứng xử khác nhau
- Lề thói ứng xử lạc hậu cản trở
- Mục tiêu ứng xử khác nhau
-
* Nguyên nhân chủ quan
- Thiếu kinh nghiệm ứng xử
- Kém phát triển về năng lực và kĩ năng ứng xử
- Có sự khác biệt về phong cách ứng xử của chủ thể với đối tƣợng ứng xử
- Chủ thể đánh giá quá cao hoặc quá thấp đối tƣợng ứng xử
- Không phù hợp về tính cách với đối tƣợng ứng xử
- Thiếu hiểu biết về đối tƣợng ứng xử
- Sơ ý, bất cẩn làm phật ý đối tƣợng ứng xử
- Các phẩm chất ý chí cá nhân kém phát triển (thiếu kiên trì, tự chủ, thiếu kiên quyết )
- Khả năng biểu cảm kém không phù hợp với tình huống ứng xử
- Có sự khác nhau về kiểu loại khí chất và mức độ biểu hiện
- Mặc cảm quá lớn về ngoại hình có dị tật bẩm sinh
- Thiếu khả năng diễn đạt
- Thiếu hiểu biết về phong tục tập quán và tục lệ ứng xử
- Máy móc, rập khuôn trong ứng xử
Trang 21Ứng xử theo nghĩa tiếng Anh là “cope”: đương đầu, đối mặt trong các tình huống bất thường, tình huống khó khăn và stress
Trong tâm lý học hiện đại có hai quan niệm về khái niệm ứng xử:
- Chỉ quan tâm đến tính chất của hoàn cảnh
- Quan tâm đến sự khác biệt cá nhân trong ứng xử
Khái niệm ứng xử được sử dụng để mô tả các phản ứng, hành động đặc thù của con người trong những hoàn cảnh khác nhau Đầu tiên chúng được sử dụng trong tâm lý học stress của R.Lazarus và S Folkmanvà được định nghĩa là tổng của những nỗ lực nhận thức và hành vi mà cá nhân bỏ ra để làm suy yếu đi ảnh hưởng của stress
Sau này, khái niệm ứng xử được sử dụng rộng rãi trong nhiều tác phẩm và bao quát một lĩnh vực rộng lớn hoạt động của con người – từ sự
tự vệ tâm lý một cách vô thức cho đến những nỗ lực có mục đích hướng đến hoàn cảnh Theo nghĩa rộng, ứng xử bao gồm tất cả các dạng tương tác của chủ thể với những yêu cầu của thế giới bên ngoài và nội tâm – nắm bắt làm chủ hay làm suy giảm, làm quen hay lảng tránh khỏi những yêu cầu của hoàn cảnh có vấn đề Những điều kiện bên ngoài – yêu cầu của hoàn cảnh, hay bên trong - đặc điểm tâm lý của chủ thể, tạo nên nội dung của cách ứng xử, làm chúng hoàn toàn khác biệt với sự thích ứng đơn giản
Theo Adler A, tương ứng với đường đời của con người, có thể coi ứng
xử là phong cách sống của cá nhân, là sự tổn hợp những mục đích có nghĩa và cách đạt được chúng,được xác định như sự thống nhất giữa những đặc điểm nhân cách, tâm thế và hoạt động hàng ngày Còn tương ứng với hoàn cảnh, như một giai đoạn của đường đời thì có thể coi ứng
xử như một sự thay đổi phong cách sống theo hoàn cảnh [22: trg 45] Trong từ điển tâm lý học của Nguyễn Khăc Viện, ứng xử được hiểu là những phản ứng thể hiện thái độ của chủ thể trước mọi tác động của thế
Trang 22nhận một kích thích, ứng phó, đối xử lại, từ này nói lên tất cả mọi loại hành động của con vật hay con người”
PGS Ngô Công Hoàn cho “ứng xử là những phản ứng hành vi của con người nảy sinh trong quá trình giao tiếp, do những rung cảm cá nhân kích thích nhằm lĩnh hội truyền đạt những tri thức, vốn sống, kinh nghiệm của
cá nhân, xã hội trong những tình huống nhất định” (Ngô Công Hoàn – Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em - ĐH SP Hà Nội
PTS Lê Thị Bừng cho “ ứng xử là sự phản ứng của con người đối với
sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái
độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng – tuỳ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm của mỗi người nhằm đạt hiệu quả cao nhất” [4: trg11]
Như vậy, trong ứng xử có thể thấy vai trò của hoàn cảnh, tình huống
và của chính chủ thể hành vi ứng xử Tóm lại có thể hiểu hành vi ứng xử
là cách mà cá nhân thể hiện sự tương tác của mình với hoàn cảnh tương ứng với lôgíc của riêng họ, với ý nghĩa trong cuộc sống của con người và với những khả năng tâm lý của họ Nghĩa là khái niệm ứng xử bao trùm một phạm vi rộng, bao gồm cả những phản ứng nội tâm trước hoàn cảnh xảy ra (suy nghĩ, tình cảm) và cả những hành động bên ngoài nhằm đáp lại yêu cầu của hoàn cảnh ậ đây ứng xử bao hàm cả nội dung của hoàn cảnh mà con người tri giác được và khả năng tâm lý của cá nhân ý nghĩa tâm lý của ứng xử là ở chỗ làm thế nào để con người thích ứng nhanh chóng với những yêu cầu của hoàn cảnh, cho phép họ nắm bắt và làm chủ chúng
3.2 Chiến lược ứng xử và các cách ứng xử
Chiến lược ứng xử là sự ứng xử một cách chủ động, có dự định trước một tình huống xảy ra
Trang 23Cách ứng xử là những phương thức ứng xử cụ thể hơn trước một tình huống, một hoàn cảnh nhất định Trong chiến lược ứng xử có thể có nhiều cách ứng xử khác nhau Trong một số trường hợp, chiến lược ứng
xử có thể hiểu như cách ứng xử Cách ứng xử khác với phong cách ứng
xử
Có nhiều cách phân loại chiến lược ứng xử phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu của từng tác giả Ứng xử là sự đáp lại của con người trước một tình huống nhất định nên nó rất đa dạng Cách ứng xử chịu sự chi phối mạnh mẽ của cả yếu tố hoàn cảnh lẫn đặc điểm riêng của từng loại đối tượng
Lazarus và Folkman cho rằng có hai chiến lược ứng xử với hoàn cảnh: tập trung vào trọng tâm của vấn đề (hành vi hướng tới vấn đề cần giảI quyết, giảI quyết vấn đề) và tập trung trọng tâm vào cảm xúc (thay đổi tháI đọ, tâm thế của mình trong mối quan hệ với hoàn cảnh) ĐôI khi, hai loại chiến lược này quan hệ gần gũi với nhau, bổ xung cho nhau Theo Compas (1991) ứng xử tập trung vào vấn đề xuất hiện từ tuổi ấu thơ, các kỹ năng ứng xử tập trung vào cảm xúc xuất hiện muộn hơn, vào cuối giai đoạn ấu thơ hoặc đầu tuổi vị thành niên
Một số chiến lược ứng xử tập trung vào trọng tâm vấn đề là:
- Sẵn sàng đương đầu
- Tìm kiếm chỗ dựa xã hội
- GiảI quyết vấn đề có kế hoạch
Một số chiến lược ứng xử tập trung vào cảm xúc là:
- Kiểm soát bản thân
- Giữ khoảng cách
- Đánh giá lại những điểm dương tính
- Chấp nhận trách nhiệm
- Lảng tránh / chạy trốn
Trang 24Một cách phân loại khác chia ứng xử của con người thành ba loại: chiến lược ứng xử bằng nhận thức, chiến lược ứng xử bằng hành động, chiến lược ứng xử bằng con đường sinh lý [22: trg51-54]
- Chiến lược ứng xử bằng nhận thức là việc thay đổi cách diễn giải những hoàn cảnh khó khăn của con người và vì thế có thể thay đổi được cách họ đáp lại hoàn cảnh Chiến lược ứng xử bằng nhận thức giúp con người suy nghĩ một cách bình tĩnh hơn, hợp lý hơn và có tính xây dựng hơn khi đối mặt với những khó khăn
- Chiến lược ứng xử bằng hành động bao gồm việc lên kế hoạch, sắp xếp lại các việc phải làm trước những hoàn cảnh xảy ra nhằm làm giảm đến mức tối thiểu những khó khăn gây ra cho bản thân mình Quản lý thời gian là một trong những hình thức của chiến lược ứng
xử bằng hành động
Chiến lược ứng xử bằng hành động và nhận thức thường gắn bó chặt chẽ với nhau Việc suy nghĩ bình tĩnh làm cho con người dễ dàng lên kế hoạch hợp lý cho hành động của mình
Chiến lược ứng xử bằng con đường sinh lý là việc phản ứng trực tiếp hướng về thể chất của bản thân trước hoàn cảnh khó khăn, stress xảy ra
Ví dụ: sử dụng thuốc, hóa chất, ma túy… nhằm hỗ trợ cho thể chất của con người Tuy nhiên, cách ứng xử này chỉ có tác dụng tạm thời bởi nó không nhằm trực tiếp đến vấn đề xảy ra
Theo Cox và Ferguson (1991) thì có 3 chiến lược ứng xử chính: ứng
xử đặt trọng tâm vào vấn đề, ứng xử đặt trọng tâm vào cảm xúc và lảng tránh
Ngoài ra còn rất nhiều các chiến lược ứng xử khác như: ứng xử hướng đến tác nhân kích thích, ứng xử hướng đến làm giảm nhẹ phản ứng stress, chiến lược ứng xử tâm lý
Mặc dù việc phân loại các cách ứng xử là tương đối khó khăn bởi chúng đòi hỏi một nền tảng lý thuyết cũng như những nghiên cứu thực
Trang 25tiễn phong phú hơn Nhưng có thể tổng hợp những dấu hiệu của ứng xử như sau:
- có tính định hướng hoặc trọng tâm (vào vấn đề, vào bản thân)
- thuộc lĩnh vực tâm lý mà trong đó ứng xử được nảy sinh và phát triển (bao gồm hoạt động bên ngoài, tri giác hoặc tình cảm)
- tính hiệu qủa (có tính đến kết quả giải quyết khó khăn hay không)
- tính thời gian để nhận được hiệu quả (tình huống đã được giải quyết một cách cơ bản hay còn cần thêm thời gian nữa)
- hoàn cảnh – tình huống nảy sinh ra hành vi ứng phó (tình huống khủng hoảng hay thường ngày)
3.3 Phong cách ứng xử
Phong cách ứng xử chỉ đặc điểm phản ứng của cá nhân mang tính
ổn định tương đối trong nhiều tình huống, mang phong cách cá nhân, phân biệt đặc trưng của cá nhân này với cá nhân khác Trên bình diện một trường hợp cụ thể, một tình huống cụ thể có thể đồng nhất phong cách ứng xử với cách ứng xử Nhưng nếu nói đến sự ổn định, kéo dài thì phong cách ứng xử có ý nghĩa hơn
Các đặc điểm nhân cách là thiên hướng đáp lại theo các cách khác nhau có thể ứng với một loạt những hành vi trong nhiều tình huống khác nhau, một số là những tình huống stress, một số thì không phải Phong cách ứng xử chỉ ra một cách tương đối những khác biệt cá nhân trong việc cá nhân đáp lại với stress như thế nào Phong cách ứng xử là xu hướng chung ứng xử với các sự kiện gây stress theo các cách khác nhau
Có những người khi gặp các tình huống có vấn đề, thường đi tìm sự giúp
đỡ của những người khác, có người lại tự mình giải quyết hoặc giữ trong lòng Phong cách ứng xử giống như đặc điểm của nhân cách ở chỗ chúng đặc trưng cho cách cá nhân ứng xử theo một cách thức nhất định, nhưng
Trang 26chúng cụ thể hơn đặc điểm nhân cách vì chúng chỉ được dùng đến khi các
sự kiện trở nên căng thẳng [22: trg61]
Có hai phong cách ứng xử chính là: lảng tránh và đương đầu Lảng tránh là sự thoái lui, lùi bước trước các tình huống căng thẳng của cá nhân Cá nhân cố quên đi vấn đề căng thẳng của mình, muốn nó qua đi nhanh chóng Đương đầu ngược lại là sự tập hợp thông tin cần thiết về vấn đề xảy ra hoặc có những hành động trực tiếp trước sự kiện stress Trong một chừng mực nào đó thì cả hai đều cần thiết và có thể giúp làm chủ stress một cách có hiệu quả Tuy nhiên mỗi phong cách đều có những
ưu điểm và nhược điểm riêng tuỳ thuộc tình huống mà trong đó chúng được sử dụng Phong cách đương đầu sẽ thành công hơn phong cách lảng tránh trong trường hợp người ta đặt trọng tâm vào thông tin của tình huống chứ không phải vào cảm xúc của mình
Phong cách lảng tránh hay đương đầu có thành công hay không còn phụ thuộc vào cường độ của stress cao hay thấp Những người có phong cách ứng xử lảng tránh những sự kiện đe doạ bản thân có vẻ ứng
xử có hiệu qủa hơn trong trường hợp mối đe doạ ngắn hạn Nhưng nếu mối đe doạ trở nên dai dẳng thì những người có phong cách ứng xử lảng tránh không thể ứng xử với những khả năng đe doạ liên tiếp vì thế họ không có đủ nỗ lực cần thiết về nhận thức và cảm xúc tham gia vào làm chủ những vấn đề nảy sinh từ stress [22: trg62]
Ngược lại, những người đương đầu với những sự kiện có tính đe doạ có thể vận dụng được khả năng nhận thức và cảm xúc cần thiết với những đe doạ dài hạn Trong những đe doạ ngắn hạn, nhiều khi sự lo lắng, hoang mang quá mức sẽ làm hại họ
Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng, phong cách ứng xử tích cực cũng phụ thuộc vào những nguồn lực cá nhân và môi trường Càng có nhiều nguồn lực thì con người càng ứng xử với khó khăn dễ dàng hơn
Trang 273.4 Các nhân tố chi phối hành vi ứng xử
* Các đặc điểm nhân cách: tự đánh giá, tự trọng, tự kiểm soát, mức độ lo hãi (lo lắng), tính lạc quan, sự tự tin, tính tự chủ, mức độ đồng cảm và có trách nhiệm với bản thân, với xã hội xung quanh Ngoài ra những nghiên cứu về di truyền trong lĩnh vực này cũng được tiến hành
* Hoàn cảnh hiện thực: thành công trong học tập, công việc, mức độ thích nghi với stress hàng ngày (trải nghiệm cá nhân với những sự kiện của cuộc sống), sự vững chắc của chỗ dựa xã hội mà cá nhân có được…
* Sự ổn định tâm lý của con người: cũng chi phối sâu sắc đến cách mà con người ứng xử với các khó khăn Các kết quả nghiên cứu bước đầu khám phá ra điều này nhưng để khẳng định nó như một nhân tố chính quyết định đến cách lựa chọn hành vi ứng xử thì còn cần đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn
4 Các khái niệm có liên quan đến đề tài
* Khái niệm trẻ em: Trẻ em do chưa trưởng thành về thể chất và tinh
thần, cần có sự bảo vệ và chăm sóc đặc biệt trong đó có sự bảo vệ về mặt pháp lý Định nghĩa trẻ em được quốc tế công nhận xác định: Trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ
em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn (Điều 1, Công ước quốc tế về quyền trẻ em) Mặc dù Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã có quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi, song vẫn thường có cách hiểu khác nhau trong giới chuyên môn, pháp luật, chính trị … về hạn tuổi của trẻ em Do
đó, Công ước cũng đã đề ra một độ linh hoạt cho các nhà lập pháp để quy định độ tuổi trẻ em ở nước mình phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội cũng như sự phát triển ở mỗi nước
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: trẻ
em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi
Trang 28Trong tâm lý học, khái niệm "trẻ em" được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý - nhân cách con người Các nhà tâm lý học rất quan tâm nghiên cứu sự phát triển tâm lý của trẻ em trong độ tuổi từ lúc lọt lòng đến tuổi dậy thì
* Khái niệm ca tư vấn (tham vấn): là một quá trình tương tác giữa nhà
tham vấn, người có chuyên môn, kĩ năng, các phẩm chất đạo đức nghề đựơc pháp luật thừa nhận với thân chủ hoặc khách hàng - người đang có khó khăn về tâm lý, mong, cần được giúp đỡ, thông qua sự trao đổi, chia
sẻ thân mật, thân tình nhưng phải dựa trên các nguyên tắc đạo đức, mối quan hệ nghề nghiệp Qua đó, giúp thân chủ hiểu và chấp nhận được thực
tế của mình, tự tìm ra tiềm năng của bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình
Ca tư vấn tại đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em là tham vấn qua điện thoại: thân chủ và nhà tư vấn tương tác với nhau gián tiếp qua điện thoại
5 Đặc điểm tâm - sinh lý của nhóm khách thể
Nhóm khách thể của đề tài thuộc lứa tuổi từ 11-17 Đây là lứa tuổi
vị thành niên, lứa tuổi có nhiều biến cố đặc biệt
* Về mặt sinh học, đây là giai đoạn đặc trưng với các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nam và nữ Trẻ đã có những điều kiện chín muồi cơ bản mà đặc điểm nổi bật nhất là sự phát triển của quá trình phát dục Tiếp đó là những cải tổ của cơ thể về mặt hình thái của các mô và các tuyến nội tiết như tuyến sinh dục, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận Hoạt động của các tuyến này dẫn đến sự thay đổi về hình thái, đặc biệt là sự phát triển nhảy vọt về chiều cao Có năm trẻ em cao từ 5-6cm đối với nữ và 8-10cm đối với nam Những dấu hiệu đặc trưng của tuổi dậy thì diễn ra ở trẻ em
nữ vào khoảng 11-13 tuổi, ở trẻ em trai từ 13-15 tuổi Trong giai đoạn này, ngực, lông ở nách, ở bộ phận sinh dục của các em nữ phát triển đồng
Trang 29thời xuất hiện kinh nguyệt, dấu hiệu chính của sự dậy thì đầy đủ Ở các
em trai, ngực bắt đầu nở nang, những dấu hiệu phụ của bộ phận sinh dục phát triển và cuối cùng là hiện tượng xuất tinh, báo hiệu sự chín muồi của quá trình phát dục [31: trg85]
* Về mặt tâm lý, những thay đổi rất cơ bản về mặt sinh học trên đã làm cho trẻ em có ấn tượng sâu sắc rằng " Mình không còn là trẻ con nữa" Sự xuất hiện ý nghĩ về sự thay đổi vai trò xã hội của đứa trẻ rõ ràng có những cơ sở khách quan Trẻ muốn được làm người lớn và muốn được đối xử như người lớn Tuy nhiên về mặt xã hội, trẻ vẫn là những trẻ con, còn phụ thuộc nhiều vào bố mẹ Người lớn vẫn coi trẻ là trẻ con Từ đó xảy ra mâu thuẫn khá phổ biến giữa người lớn và trẻ em trong giao tiếp ứng xử Sự không thay đổi về ứng xử giữa người lớn với thiếu niên, trong khi thiếu niên tự coi mình là người lớn gây ra không ít những đụng
độ, thậm chí xung đột ở lứa tuổi này Khi ý thức tự trọng và ý muốn đối
xử như người lớn phát triển, về phía mình, thiếu niên thường có tâm lý
"phóng đại" các năng lực cuả mình, thường đánh giá cao hơn hiện thực Điều này thường thể hiện dưới dạng ngang bướng, tỏ ra "anh hùng", "bất cần" trước những việc làm hàng ngày cũng như những thất bại mà thiếu niên trải nghiệm Đây chính là một trong những khó khăn điển hình của lứa tuổi thiếu niên mà nhiều nhà tâm lý học đã dùng những thuật ngữ
"tuổi khủng hoảng", "tuổi bất trị" Những khó khăn này thực tế có thể giải quyết đựơc bằng con đường giáo dục đúng đắn Nghĩa là một mặt người lớn phải hiểu được những thay đổi cơ bản ở lứa tuổi này, thông cảm với những biểu hiện "khác lạ" ở các em, có biện pháp giáo dục phù hợp Mặt khác chính thiếu niên cũng phải được giáo dục để hiểu chính mình thông qua giáo dục giới tính, cung cấp cho các em những kĩ năng ứng xử phù hợp
Một đặc điểm khác cũng rất rõ ở các em thiếu niên lứa tuổi này là
Trang 30hơn đến bản thân mình và các bạn khác giới Các em không còn hồn nhiên vô tư chơi với các bạn khác giới mà có sự ngượng ngùng xấu hổ và giữ khoảng cách Các em hay gán ghép nhau, bắt đầu thích hay để ý đến một bạn khác giới nào đó Những đặc điểm này cũng rất cần đựơc người lớn để ý và có biện pháp giáo dục phù hợp để tình cảm của các em phát triển đúng hướng và đi đúng giới hạn [31: trg86]
6 Ứng xử giữa cha mẹ và con cái
6.1 Đặc điểm ứng xử giữa cha mẹ và con cái
Đa số cha mẹ giáo dục trẻ con qua cái mô hình tốt xấu mà mình đã học được từ nhỏ Thí dụ như nếu đứa trẻ nghịch ngợm không nghe lời cha mẹ thì đó là hành động “xấu” Ngược lại nếu trẻ nghe lời cha mẹ thì
có những hành động “tốt” Khi đứa trẻ không vâng lời cha mẹ thì đôi khi cha mẹ bực bội la hét nó Cha mẹ nghĩ rằng la hét là chuyện thường, trẻ càng nghịch thì mình la càng nhiều để trẻ thay đổi tính tình
Trong xã hội hiện nay, đa số hai bố mẹ đều phải đi làm Cái thời gian gần gũi đứa trẻ rất ít hơn Trẻ khi đi học và có nhiều thời giờ gần gũi bạn bè nên dễ ảnh hưởng từ bạn bè, cách sống mới, hiện đại, vô tư, thoải mái Khi về nhà, cha mẹ bắt buộc trẻ tuân thủ lễ nghi trật tự gia đình thì trẻ cảm thấy rất khó chịu Khi trẻ có khó khăn đáp ứng với những gì cha
mẹ đòi hỏi thì cha mẹ giận dữ nói nó là đứa con vô lễ Cha mẹ ai cũng muốn con mình nên người Tuy nhiên cách giáo dục, ứng xử kể trên vô tình làm tăng khoảng cách giữa hai thế hệ
Khi đứa trẻ không nghe lời mình thì phản ứng đầu tiên của cha mẹ
là tức giận Cha mẹ tức giận vì những giá trị mà mình cho là đúng không được con mình chấp nhận hoặc bị nó thách thức Những cái căng thẳng ở
cơ quan cộng thêm những căng thẳng trong công việc giáo dục như rôm gặp lửa làm cho cơn tức giận bùng nổ Cha mẹ cảm thấy như mình không điều khiển được con mình nên phải dùng “biện pháp mạnh” là la hét để
Trang 31cho con nó sợ mà nghe theo mình Có nhiều cha mẹ không kiềm chế cơn giận được ra tay đánh trẻ
Trong xã hội Việt Nam vẫn còn những quan niệm đề cao quan hệ trật tự của gia đình, cha mẹ nói gì con cái phải cúi đầu nghe theo Trẻ con không được tập nghi ngờ hay đặt vấn đề trong cuộc sống mà phải chấp nhận những giá trị tổ tiên để lại Cha mẹ dùng thái độ chê bai con khi con mình không được điểm cao hay làm áp lực để nó học những nghề nghiệp
mà mình cho là được xã hội trọng vọng Con thành công trong đời thì cha
mẹ được hãnh diện lây Thái độ làm áp lực con cái có hai mặt Mặt trái của nó là tạo sự khủng hoảng tinh thần nơi đứa trẻ và đôi khi khiến nó có những ý muốn tự tử khi nó không thành công trong việc học vấn
Những phân tích trên cho ta thấy chúng ta phải thay đổi cái nhìn về giáo dục con cái mới hy vọng giúp con chúng ta thành công trên đường đời Những nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng giải đáp cho phương trình giáo dục khó khăn trên là sự chăm sóc và tình thương yêu của phụ huynh
Nhiều bậc phụ huynh hiểu lầm chăm sóc là mình đi làm để bảo đảm cuộc sống tài chánh cho con mình, không muốn nó thiếu hụt gì hết Họ
bù cho con những thời gian không ở bên chúng bằng những món đồ đắc tiền hay xa xỉ phẩm Đó không phải là giải pháp đúng
Nghiên cứu tâm lý học cho ta thấy, đứa trẻ có những đòi hỏi tinh thần và tình cảm khi trải qua những lứa tuổi khác nhau Phụ huynh có thể đọc sách hiểu rộng nhưng sẽ không thành công trong việc giáo dục nếu không chịu bỏ thời giờ ra lắng nghe con mình #iều này mới nghe hơi trái tai vì theo văn hóa của ta, con cái phải nghe lời cha mẹ Thật ra lắng nghe
là món thuốc thần có thể trị được rất nhiều mâu thuẫn gia đình, từ mâu thuẫn với vợ hay chồng đến mâu thuẫn với con cái Nếu không có sự lắng nghe trong gia đình thì cái nhà không phải là mái ấm gia đình nửa mà có
Trang 326.2 Những nét mới trong quan hệ với cha mẹ của trẻ
*Tách dần khỏi sự bảo bọc của cha mẹ
Một đặc điểm phổ biến của tuổi hoa là tâm lý "muốn làm người lớn, coi mình là người lớn" Trẻ chẳng còn khóc nhè làm nũng, không còn đòi hỏi đi chơi cùng bố mẹ Trẻ muốn được tự chọn bạn, được thức khuya, được ăn mặc theo ý thích Quan hệ với cha mẹ hẳn là có thay đổi Đôi lúc trẻ thất vọng, ấm ức vì cha mẹ chưa nhận thấy trẻ đã lớn, vẫn coi trẻ
là một đưa trẻ con bé bỏng có những lúc Trẻ cảm thấy cha mẹ không hiểu được những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của mình Trẻ không còn tâm
sự với cha mẹ nhiều như hồi còn bé
* Đôi lúc cãi bướng hoặc làm trái lời cha mẹ
Trẻ khám phá thấy thế giới xung quanh bao điều lý thú: âm nhạc, truyện, thơ, phim ảnh, bóng đá, bạn bè Những lúc này nhiều bậc cha
mẹ lo lắng chỉ sợ con mình chểnh mảng học hành Không muốn cha
mẹ phiền lòng những cũng không thể bỏ niềm vui của mình, một số trẻ hình thành cuộc sống "phân thân": ở nhà thì luôn học hành chăm chỉ nhưng cũng có một tuần đôi buổi dành cho niềm say mê Chẳng đáng ngạc nhiên là ở thời kỳ này trẻ đôi khi "giở quẻ" không theo lời cha mẹ
và gây khá nhiều sóng gió trong gia đình Khi qua rồi nhìn lại nhiều trẻ
sẽ hiểu cha mẹ hơn và ít nhiều áy náy về cách cư xử của mình
6.3 Một số khó khăn tâm lý trong ứng xử với cha mẹ của trẻ
Nhận thức: Người có trở ngại tâm lý trong ứng xử thường không hiểu biết đầy đủ về đối tượng giao tiếp, đánh giá tình huống ứng
xử không chính xác và đặc biệt là hiểu biết về bản thân cũng chưa sâu sắc
Trang 33Không đánh giá đúng bản thân, đổ lỗi cho bản thân, cho rằng mọi người luôn không vừa lòng với mình
+ Tự coi mình là thiếu chín chắn nên trẻ bị hạn chế trong việc tự ra quyết định, phụ thuộc vào cha mẹ, người khác
+ Tâm thế là người dưới, không ngang hàng với cha mẹ, không được cãi cha mẹ
Xúc cảm tình cảm: Biểu hiện không phù hợp với tình huống ứng xử, đối tượng ứng xử, thiếu khả năng kiềm chế xúc cảm – tình cảm, thiếu khả năng biểu cảm theo tình huống (hoàn cảnh) ứng xử
+ Trẻ lo sợ không thể đáp ứng đựơc những kì vọng cha mẹ đặt lên nên trẻt nói dối, buồn rầu, hay lo lắng
+ Mặc cảm tự ti về khả năng bản thân nên trẻ thường quá nhậy cảm trước thất bại hay lời phê bình của cha mẹ Khoe khoang và muốn được
để ý
Hành vi ứng xử: thiếu tự nhiên, gò bó, lúng túng, hành vi thiếu nhịp điệu cần thiết, bột phát
và con người, dẫn dến có những bước đi sa ngã
Khi cha mẹ quá bận rộn, trẻ em bắt đầu cảm thấy chúng giống như những gánh nặng mà bố hoặc mẹ không có thời gian giành cho chúng Trẻ em phải đảm nhận vai trò như của người mẹ khi bố mẹ qúa bận rộn
Trang 34Trẻ em có xu hướng tìm thấy lại một sự độc lập bên trong nào đó khi bác
bỏ những quy tắc do bố mẹ nêu lên và thích lấy bạn bè làm mẫu mực hơn
Những đứa trẻ không rèn luyện được tính cộng đồng ( Cảm giác mình là một thành viên của cộng đồng xã hội, cảm thấy mình được yêu thương, mình là người cần thiết) sẽ đánh mất tự tin, không thể yêu quý bản thân mình nên chúng bất chấp tất cả để gây khó dễ cho người khác, nói dối cha mẹ
+ Hạn chế về mặt ngôn ngữ, vốn từ vựng
Trang 35CHƯƠNG II TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu về Đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em
Thông tin chung về đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em tại Hà Nội
Số điện thoaị tư vấn miễn phí 18001567
Tên gọi của đường dây: “Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em”
Địa chỉ: H1/72B ngõ Thông Phong Hà Nội Phạm vi hoạt động: Địa bàn trên cả nước Đối tượng hưởng lợi: Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi gặp khó khăn.Thời gian hoạt động: Từ 7h00 sáng đến 21h00 hàng ngày, kể cả Thứ 7, chủ nhật và ngày Lễ, Tết Thời điểm bắt đầu hoạt động: Từ ngày 19/5/2004 Cơ quan quản lý trực tiếp: Trung tâm tư vấn và dịch vụ truyền thông – Bộ lao động Thương binh và Xã hội
Nguyên tắc hoạt động của Đường dây tư vấn:
+ Trẻ em dưới 18 tuổi đều có quyền được tiếp cận đến điện thoại tư vấn
và hỗ trợ trẻ em hoặc người lớn có quan tâm tới trẻ dưới 18 tuổi
+ Trẻ em là trung tâm của các hoạt động
+ Đường dây tư vấn cung cấp, kết nối các hỗ trợ khẩn cấp tới các dịch vụ
hỗ trợ lâu dài Các nguyên tắc mà đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em luôn đảm bảo là:Bạn đồng hành của trẻ em, tôn trọng ý kiến của các em, sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ, giữ bí mật những điều các em nói, cố gắng hỗ trợ, là người bạn tin cậy thân thiện
Dễ tiếp cận: Hiện tại điện thoại tư vấn hoạt động 14h/ngày Tất cả các máy điện thoại gọi đến số điện thoại này đều được miễn phí
Nhiều hình thức sẽ được thiết lập để giúp đỡ trẻ em có thể tiếp cận tư vấn
và giúp đỡ gồm: điện thoại, internet (websites, chatrooms, tư vấn định kỳ trên truyền hình )
Bên cạnh đó, trẻ em còn được cung cấp thông tin và hỗ trợ trực tiếp thông qua việc kết nối của đường dây với mạng lưới bảo vệ trẻ em sẵn có, mạng
Trang 36lưới cộng tác viên và tình nguyện viên của đường dây, thông qua các đợt truyền thông trên truyền hình và tại cộng đồng
Tập trung vào quyền trẻ em và phát huy sự tham gia của mọi trẻ em và cộng đồng
Tổng số cuộc gọi tính tới 4 năm 2007 là: 168.447 cuộc
Tổng số người làm việc trong Tổng đài: 25 người
dỗ con cái, xung đột của con cái với cha mẹ, tâm sinh lý lứa tuổi, các điện chỉ can thiệp và trợ giúp trẻ em Số cuộc gọi của trẻ em nữ và phụ huynh
nữ chiếm nhiều hơn số lượng trẻ nam, phụ huynh nam gọi đến (70% so với 30%) Lứa tuổi trẻ hay gọi đến nhất là 15-18 tuổi (32,7%) và 11-14 tuổi (31%)
+ Số cuộc gọi của các em chiếm 70% Phần lớn các em quan tâm tới các vấn đề: Lạm dụng, bạo hành, bóc lột trẻ em trong các cơ sở làm việc, quan hệ ứng xử bạn bè, gia đình, thầy cô giáo, quan hệ yêu đương, sức khoẻ tâm sinh lý Các ca tư vấn về ứng xử trong gia đình chiếm 16,5% tổng số lượng các ca gọi đến
+ Các ca tư vấn được nghiên cứu trong đề tài này là những ca trẻ em và cha mẹ trẻ gọi đến về vấn đề ứng xử giữa cha mẹ và con cái trong gia đình
Hiện đã có 64 tỉnh, thành phố có cuộc gọi điện tới Đường dây tư vấn Trong đó số cuộc gọi nhiều nhất được tập trung ở Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hà Tây, Nam Định, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi,
Trang 37Vũng Tàu, Đắk Lắk Thậm chí đã có cuộc điện thoại của người Việt Nam gọi điện từ Trung Quốc về nhờ tư vấn
Với mong muốn là người bạn đáng tin cậy của trẻ em Đường dây
tư vấn luôn cam kết trở thành một dịch vụ xã hội hoàn thiện nhất
2.2 Quá trình nghiên cứu:
- Thu thập tài liệu, viết cơ sở lý luận của đề tài 1/2005 – 12/2006
- Xây dựng bảng hỏi mở, phỏng vấn các chuyên viên tư vấn, cố vấn của Đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em để lượng giá các khó khăn tâm lý mà trẻ
em gặp phải trong ứng xử với cha mẹ, nguyên nhân, hậu quả của nó 12/2006 – 2/2007
Trong quá trình thu thập và phỏng vấn các chuyên viên tư vấn, cố vấn của Đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em, chúng tôi đã lượng giá được các khó khăn tâm lý hay xuất hiện ở trẻ trong ứng xử với cha mẹ qua ý kiến của các chuyên gia tư vấn là:Thiếu kĩ năng bày tỏ suy nghĩ, nói chuyện, Chưa hiểu biết đầy đủ về cha mẹ, tình huống ứng xử, Sợ bố mẹ, Mặc cảm, tự ti, Tâm lý phụ thuộc vào cha mẹ, Khả năng kiềm chế xúc cảm, tình cảm kém, Lo sợ không thể đáp ứng những kỳ vọng của cha mẹ, Có suy nghĩ tiêu cực về cha mẹ, Mất niềm tin vào bố mẹ, Không thích trò chuyện với bố mẹ, Hành vi lúng túng, thiếu tự nhiên, Tự coi mình là thiếu chín chắn, Cho rằng mọi người luôn không vừa lòng với mình
Sau khi lượng giá các khó khăn tâm lý này, chúng tôi đã thu thập, phân tích các ca tư vấn về ứng xử giữa trẻ em và cha mẹ, chỉ ra các khó khăn tâm lý xuất hiện trong đó Các ca tư vấn được chọn lọc trong khoảng thời gian từ tháng 3/2005-3/2007
Quá trình chọn lọc các ca được hiện theo các bước: rà soát các ca
tư vấn điển hình về ứng xử trong gia đình từ các nguồn sổ ghi nhật ký tư vấn, file ghi âm các cuộc tư vấn, phần mềm quản lý thông tin cuộc gọi
Trang 38- Tiến hành viết kết quả nghiên cứu
2.3 Đặc điểm nhóm khách thể nghiên cứu
Tổng số ca tƣ vấn về ứng xử giữa cha mẹ và con cái đƣợc nghiên cứu trong luận văn là 190 ca Trong đó 9 ca (4.73%) là do phụ huynh gọi đến, 47 ca (24.73%) trẻ gọi đến là nam, 134 ca (70.54%) là trẻ nữ gọi đến
Trang 39
Biểu đồ 1: Lứa tuổi của trẻ trong các ca tư vấn về gia đình
Số lượng các cuộc gọi chiếm nhiều nhất lần lượt theo các tỉnh thành: Hà Nội (14,4%), Thanh Hoá (5,9 %), Hà Tây (4,9%), Đắc Lắc - Đắc Nông (3,8%) Các tỉnh ở khu vực phía Bắc có số cuộc gọi tương đối nhiều là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương; tiếp đến là các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị ở khu vực miền Trung và thành phố Hồ Chí Minh
Nam N÷
Trang 40CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Các vấn đề ứng xử giữa trẻ em với cha mẹ:
Qua phân tích các ca tư vấn, vấn đề thường gặp nhất giữa trẻ em và cha mẹ là các khúc mắc trong sinh hoạt, nề nếp gia đình Kết quả này cũng tương tự như kết quả của rất nhiều công trình nghiên cứu khác về xung đột bố mẹ – con cái, cơ bản nhất thường liên quan đến sinh hoạt hàng ngày trong gia đình, những nguyên tắc phải tuân thủ trong gia đình,
sự ăn mặc, giờ giấc đi chơi, những nhiệm vụ mà con cái phải làm trong gia đình Đối với trẻ em, gia đình là môi trường đầu tiên và chiếm khá nhiều thời gian của trẻ, giữa trẻ và cha mẹ thường xuyên có các vấn đề phải giao tiếp, ứng xử với nhau Các vấn đề ứng xử liên quan đến gia đình vì vậy mà cũng nhiều hơn so với các vấn đề ứng xử khác Số lượng các ca tư vấn liên quan trực tiếp đến các vấn đề trong gia đình chiếm 58.94 % (112 ca)