Ngoại giao Việt Nam 1945 -2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, Hoạt động đối ngoại nhân dân Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, v.v… Các cuốn sách nêu trên chủ yếu ngh
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
Nguyễn Thị Hồng Hải
CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CÔNG CHÚNG
CỦA HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 603140
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM MINH SƠN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2010
Trang 2MỤC LỤC
Danh mục các bảng biểu 2
Mở đầu 3
Chương 1 Khái quát về ngoại giao công chúng 11
1.1 Các khái niệm cơ bản 11
1.2 Những yếu tố lớn ảnh hưởng đến phát triển của ngoại giao công chúng 16
1.3 Quá trình phát triển ngoại giao công chúng 22
1.4 Vai trò của ngoại giao công chúng trong quan hệ đối ngoại của quốc gia 25
Chương 2 Chính sách ngoại giao công chúng của chính phủ Hàn Quốc 28
2.1.Cơ sở thực tiễn và những chính sách ngoại giao công chúng chủ yếu 28
2.2.Các hoạt động ngoại giao công chúng chủ yếu của Hàn Quốc 42
Chương 3 Ngoại giao công chúng của Hàn Quốc ở Việt Nam 59
3.1.Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc 59
3.2.Các hoạt động ngoại giao công chúng của Hàn Quốc ở Việt Nam 61
3.3.Làn sóng Hàn Quốc trong sinh viên Việt Nam 73
3.4.Những kinh nghiệm cho công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay 79
Kết luận 87
Tài liệu tham khảo 91
Phụ lục 95
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Chương 1
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các quốc gia và tổ chức 21
Chương 2 Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu phim Hàn Quốc sau Worldcup 2002 33
Bảng 2.2: Tín nhiệm quốc gia của Hàn Quốc theo đánh giá của Moody’s 34
Bảng 2.3: Lịch phát sóng của đài KBS ở Đông Nam Á 43
Bảng 2.4: Hiệu quả trực tiếp của Làn sóng Hàn Quốc 50
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng xuất khẩu phim truyền hình theo quốc gia 50
Bảng 2.5: Các học bổng của Hàn Quốc 53
Bảng 2.6: Mạng lưới nghiên cứu toàn cầu 57
Chương 3 Bảng 3.1: Các cơ sở dạy tiếng Hàn Quốc tại Đông Nam Á năm 2008 69
Bảng 3.2: Các trường đại học ở Việt Nam có khoa dạy tiếng Hàn Quốc 70
Bảng 3.3: Kết quả điều tra ảnh hưởng Hàn Quốc đối với sinh viên Việt Nam 74
Biểu đồ 3.1: Mức độ yêu thích văn hoá Hàn Quốc 75
Biểu đồ 3.2: Các lĩnh vực của văn hoá Hàn Quốc được yêu thích 76
Biểu đồ 3.3: Lý do xem phim Hàn Quốc 76
Biểu đồ 3.4: Mức độ quan tâm đến văn hoá Hàn Quốc 77
Bảng 3.4: Mua bán bộ phim Hàn Quốc 77
Bảng 3.5: Mua bán sản phẩm âm nhạc Hàn Quốc 78
Bảng 3.6: Mua bán sản phẩm khác của Hàn Quốc 78
Bảng 3.7: Yêu thích nhất văn hoá Hàn Quốc ở điểm nào 78
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do lựa chọn đề tài
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhất là những tiến bộ gần đây trong công nghệ thông tin đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá Truyền tin qua vệ tinh và mạng Internet dường như đã thu hẹp khoảng cách không gian ngăn cách các dân tộc trên hành tinh, tạo điều kiện liên kết ngày càng nhiều người trong một cộng đồng điện tử ảo “Chính siêu lộ thông tin đã dịch chuyển các loại tiền tệ của nền kinh tế toàn cầu quanh hành tinh với tốc độ ánh sáng cũng chuyên chở các
ý tưởng và hình ảnh tự do xuyên biên giới chính trị và tư tưởng” nguyên thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Strobe Talbott nhấn mạnh
Một yếu tố khác quan trọng là quan hệ quốc tế có bước phát triển mới và không ngừng chuyển biến nhanh chóng Vấn đề “Quyền lực mềm” mà giáo sư quan
hệ quốc tế Joseph Nye nêu lên đang được nhiều người quan tâm Việc tăng cường quyền lực mềm chính là mục đích của ngoại giao công chúng, bởi vì quyền lực mềm có khả năng định hướng sự ưu tiên của người khác nhờ sự hấp dẫn của tư tưởng và văn hoá của mình Quyền lực mềm trong thời đại thông tin và kinh tế tri thức hiện nay là càng có điều kiện thực hiện
Trong thời kỳ mở cửa hiện nay, các yếu tố văn hoá đóng một vai trò rất to lớn trong việc thiết lập “quyền lực mềm” Bởi vì sự xâm nhập về văn hoá là bước đầu tiên để xây dựng hình tượng và truyền tải thông điệp của quốc gia này vào quốc gia khác
Rào ngăn quốc gia được dỡ bỏ, các quốc gia hướng tới một nền ngoại giao
mở - hướng tới ngoại giao hợp tác và hòa bình, đa phương hóa, toàn cầu hóa Điều này đã đưa đến nâng cao tầm quan trọng của dư luận quốc tế và phát triển một nền văn hoá toàn cầu Công chúng ngày càng mong muốn được ảnh hưởng, được tham gia vào quá trình hoạch định và thực hiện chính sách
Hàn Quốc đang ngày càng chú trọng đến việc tăng cường quan hệ quốc tế Nhờ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những thập niên qua, “Con hổ Châu Á” - Hàn Quốc - đang nắm giữ vai trò quan trọng trong khu vực Đông Á nói riêng và
Trang 5Châu Á nói chung Để tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao vị thế, uy tín, tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế, những năm gần đây, Hàn Quốc đã đẩy mạnh tiến hành các chính sách quảng bá hình ảnh văn hoá quốc gia qua các hình thức như phim ảnh, âm nhạc… Hình ảnh Hàn Quốc từ mờ nhạt trên thế giới đã trở nên rõ nét, thậm chí có lúc có nơi trở nên rực rỡ với những thành công đến mức tạo thành một làn sóng Hàn Quốc (Korea Wave, Hallyu) tại các nước mà văn hoá Hàn Quốc xuất hiện
Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hữu nghị với Hàn Quốc đã được 18 năm
kể từ năm 1992 đến nay, tuy nhiên, chỉ đến khi các bộ phim truyện nhựa và phim truyền hình Hàn Quốc có mặt ở nước ta vào khoảng năm 1998 thì mối quan hệ này thực sự phát triển nhanh chóng Trong tất cả các sản phẩm văn hoá của Hàn Quốc xâm nhập vào Việt Nam có thể nói phim truyền hình là hình thức gây ảnh hưởng rõ ràng nhất Khi làn sóng Hàn Quốc bùng nổ tại nhiều quốc gia Châu Á, Việt Nam cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của làn sóng ấy Chúng ta bị ảnh hưởng về mọi mặt theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực Khắp nơi tràn ngập hình ảnh những diễn viên được yêu thích, mỹ phẩm, điện thoại, ẩm thực, thời trang Hàn Quốc,… thậm chí ngay cả nội dung một số phim, nhạc bài hát của Việt Nam cũng
có xu hướng na ná của Hàn Quốc
Tại sao làn sóng Hàn Quốc lại thành công đến vậy? Nó ảnh hưởng như thế nào đến giới trẻ, đặc biệt sinh viên Việt Nam hiện nay? Và chúng ta nghĩ gì về cách thức quảng bá văn hoá, cách tiếp cận công chúng ở nước ngoài của Hàn Quốc– một cách thể hiện của ngoại giao công chúng hiện đại?
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hoạt động đối ngoại nói chung, đối ngoại công chúng nói riêng là vấn đề được đề cập trong khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu Có thể chia những công trình đó thành 3 loại:
Thứ nhất, những bài viết đề cập đến một số nội dung của hoạt động đối
ngoại công chúng:
- Các cuốn sách nước ngoài: Makers – Advertising, Public Relations, and the Ethos of Advocacy, Nxb The University of Chicago Press, Chicago and London,
Trang 61992 Public Diplomacy and International Politics, Nxb Praeger, London, 1994 Communicating with the world, Nxb St Martin‟s Press, NewYork, 1990, Public Diplomay‟s :An old art, a new profession, Nxb Virginia Quarterly Review, Summer 2001 v.v…
- Các bài viết ở nước ngoài: Get Smart- Combining Hard and Soft Power, của tác giả Joseph S Nye, đăng trên Foreign Affairs (www.foreignaffairs.com), số July/August 2009 Các bài báo chuyên viết về ngoại giao công chúng trên trang điện tử http://publicdiplomacy.com, cung cấp 1 số thông tin cần thiết về khái niệm ngoại giao công chúng là gì cũng như lịch sử xuất phát của khái niệm đó
Có thể thấy rằng hầu hết các trang điện tử chuyên về ngoại giao công chúng trên được quản lý bởi các cơ quan, viện nghiên cứu ngoại giao của Hoa Kỳ Thông qua các định nghĩa, ta thấy được đường lối ngoại giao, các hoạt động triển khai của Hoa Kỳ, nên không tránh khỏi thiếu tính đa dạng và sáng tạo cho việc đưa ra một định nghĩa mới, và vận dụng ngoại giao công chúng ở quốc gia của mình
Ở Việt Nam, ngoại giao công chúng là một lĩnh vực tương đối mới mẻ Các bài viết, công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung về vấn đề đối ngoại nhân dân (hay ngoại giao nhân dân)
- Các cuốn sách: Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009 Tổ chức và hoạt động phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995 Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Các tổ chức quốc tế và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 Sổ tay kiến thức đối ngoại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Ngoại giao Việt Nam
1945 -2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, Hoạt động đối ngoại nhân dân Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, v.v…
Các cuốn sách nêu trên chủ yếu nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Đảng
và hoạt động ngoại giao nhà nước, còn hoạt động đối ngoại nhân dân hầu hết mới chỉ dừng lại ở một số khía cạnh của hoạt động đối ngoại nhân dân như quan hệ hữu nghị, hợp tác của nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước, hoạt động viện trợ phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam
Trang 7- Các bài viết: Ngoại giao Việt Nam năm 2008 và phương hướng năm 2009 của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm Cục diện thế giới hiện nay và hoạt động đối ngoại của Việt Nam của tác giả Vũ Khoan, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 10/1995 Đối ngoại nhân dân trong nền ngoại giao hiện đại, của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, báo Sài Gòn giải phóng ngày 20-6-1996 Công tác đối ngoại nhân dân trong sự nghiệp đổi mới của tác giả Hồng Hà, Tạp chí Hữu Nghị số 34/2002 Đối ngoại nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Những định hướng cơ bản và thành tựu của tác giả Hà Văn Thầm, Thông tin Nghiên cứu quốc
tế số 3/2002 Đảng lãnh đạo công tác ngoại giao nhân dân qua các thời kỳ cách mạng của tác giả Lê Thị Tình, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 7/2002 Vài suy nghĩ về ngoại giao nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế trong thời kỳ mới của tác giả Phạm Quốc Trụ, Tạp chí Hữu Nghị số 1/2003 Hoạt động đối ngoại nhân dân với công tác thông tin đối ngoại của tác giả Hồ Anh Dũng, Thông tin đối ngoại, số 7/2004 Đối ngoại nhân dân góp phần phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới, của tác giả Vũ Xuân Hồng, Tạp chí Hữu Nghị số 14/2004 Phát triển ngoại giao nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng của tác giả Vũ Quang Vinh, Tạp chí Lịch sử Đảng số 12/2006, v.v…
Thứ hai, các công trình chuyên khảo, nghiên cứu về văn hoá, lịch sử, chính
trị của Hàn Quốc
Các sách: Tìm hiểu về văn hoá Hàn Quốc, Nxb Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh,
2000 Những vấn đề văn hoá, xã hội và ngôn ngữ Hàn Quốc, Nxb Đại học quốc gia
Tp Hồ Chí Minh, 2002 Nhập môn Văn học Hàn Quốc, Nxb Giáo dục, 1997, Xã hội Hàn Quốc hiện đại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2008, Tra cứu văn hoá Hàn Quốc, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2000 của tác giả Hwang Gwi Yeon, Trịnh Cẩm Lan, v.v…
Hiện chỉ có một quyển sách viết về đề tài Làn sóng Hàn Quốc là “The wave
of Korean Cultures in East Asia” [동아서 한류열풍] (Làn sóng văn hoá Hàn Quốc
ở Đông Á) của Viện Nghiên cứu về Đông Á, thuộc Đại học Sogang (Hàn Quốc) Cuốn sách viết bằng tiếng Hàn với tựa đề bằng tiếng Anh tập hợp những bài viết và
Trang 8nghiên cứu về Làn sóng Hàn Quốc ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Mông Cổ, Thái Lan,… của nhiều tác giả khác nhau
Các bài viết khoa học, nghiên cứu về Hàn Quốc chủ yếu tập trung các vấn đề như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trên 1
số lĩnh vực như văn hoá, kinh tế, hợp tác, viện trợ, v.v…Một số đề tài luận văn tốt nghiệp của các khoá quan hệ quốc tế như: Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên của học viên Phó Thị Huyền Trang, Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc từ 1992 đến nay của học viên Nguyễn Văn Dương, Quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc sau chiến tranh lạnh của học viên Trần Thị Duyên, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA và những đóng góp cho quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thông qua các hoạt động tại Việt Nam của học viên Nguyễn Hương Giang, Quan hệ hợp tác giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc thời kỳ sau chiến tranh lạnh của học viên Nguyễn Thị Nga, v.v…
Về nội dung hoạt động ngoại giao ở Hàn Quốc, cho đến nay, mới chỉ có một
số bài viết nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu được đăng trên các trang điện tử nước ngoài viết bằng tiếng Anh Đó là các bài viết: Public Diplomacy is Efficient
Diplomacy Tool, của tác giả Yoon Won-sup, Tạp chí The Korea Times (Seoul), số
4 tháng 9/2006, Branding Korea của By Sung - Ah Lee, đang làm việc ở International Trade Centre, International Trade Forum số 4/2005 실용과 관념사이- 이명박정부의 대중 관념외교(Định nghĩa ngoại giao công chúng của Lee Myung Bak – từ khái niệm đến thực tiễn), của tác giả Bak Hong Seo, đăng trên trang điện
tử www.knsi.org, ngày 02/9/2009, bài phỏng vấn của phóng viên Na Jeong-ju với
Euh Yoon-Dae, Chủ tịch Uỷ ban Hình ảnh quốc gia thuộc Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc (Presidential Council on Nation Branding), đăng trên trang điện tử www.nation-branding.info, số 8/2009 Một bài báo thông tin tổng quát về South Korea đăng trên trang http://publicdiplomacy.com giới thiệu sơ lược về 5 mục tiêu của chính phủ Hàn Quốc trong chính sách ngoại giao và cung cấp đường liên kết tới địa chỉ của các báo, đài ở Hàn Quốc
Trang 9Tuy nhiên, các bài báo viết về ngoại giao công chúng của Hàn Quốc chủ yếu mới dừng lại việc đề cập đến một số tầm quan trọng của ngoại giao công chúng trong thời kỳ hiện đại, và Hàn Quốc cần thiết cải tổ hình ảnh, vị trí của quốc gia trên trường quốc tế,v.v…, nhưng chưa có những bài viết hoặc công trình khoa học phân tích các hoạt động ngoại giao công chúng của chính phủ cũng như những nội dung chính sách cụ thể và công bố rộng rãi trên thông tin đại chúng
Thứ 3, những năm gần đây, ngoại giao văn hoá bắt đầu được quan tâm Một
số công trình tiêu biểu về vấn đề này là Cultural Impact on International Realations, Beijing của tác giả Yu Xintian, Culture in International Relations, Washington Quarterly Spring, 1996 của Mazarr, Michael J , The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order, Simon & Schster, Canada, 2001 của Hungtington, Samuel Vai trò của nhân tố văn hoá trong nền văn minh của tác giả Hồ Sĩ Quý, đăng trên Tạp chí Triết học, số 02/2006
Ngoài ra, có một quyển sách “Ngoại giao nhân dân trong quan hệ đối ngoại
của Mỹ” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2010 nghiên cứu chi tiết về khái niệm ngoại giao nhân dân (public diplomacy – theo dịch của tác giả) và phân tích các hoạt động ngoại giao nhân dân của chính phủ Mỹ Đây là quyển sách bổ ích giúp có thể hiểu hơn về ngoại giao công chúng ở một cường quốc
Có thể thấy, những bài báo, sách vở bàn luận về ngoại giao công chúng, chú trọng đến Mỹ, Trung Quốc, Nhật và các sách báo ở Hàn Quốc hoặc ở các nước khác chủ yếu viết nhiều về hiện tượng “làn sóng Hàn Quốc” (Korea Wave, Hallyu), nhưng chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về ngoại giao công chúng của Hàn Quốc Tôi từng là một sinh viên ngành Hàn, trực tiếp được tìm hiểu về Hàn Quốc về các lĩnh vực và có thể nói sinh viên chúng tôi là một trong những đối tượng đầu tiên có phản ứng với văn hoá Hàn Quốc khi nền văn hoá này thâm nhập vào nước ta Luận văn: “Chính sách ngoại giao công chúng của Hàn Quốc ở Việt Nam ” là công trình nghiên cứu đầu tiên xem xét, phân tích làn sóng Hàn Quốc theo khía cạnh quan hệ quốc tế hay nói cách khác là ngoại giao công chúng của Hàn Quốc
Trang 103.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ chính sách ngoại giao công chúng của Hàn Quốc, việc thực hiện chính sách này ở Việt Nam và những ảnh hưởng của nó đến sinh viên Việt Nam, luận văn rút ra những kinh nghiệm cho công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những khái niệm cơ bản, quá trình phát triển và vai trò của ngoại giao công chúng trong quan hệ đối ngoại của quốc gia
- Làm rõ quá trình phát triển ngoại giao công chúng và những nội dung cơ bản của chính sách ngoại giao công chúng của Hàn Quốc
- Phân tích các hoạt động ngoại giao công chúng của Hàn Quốc ở Việt Nam
và những ảnh hưởng của nó đến sinh viên Việt Nam
- Tổng hợp, rút ra những kinh nghiệm cho công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay
4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Chính sách ngoại giao công chúng của Hàn Quốc và những hoạt động nhằm thực hiện chính sách này ở Việt Nam
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Luận văn không đánh giá tất cả các mặt ảnh hưởng của chính sách ngoại giao công chúng của Hàn Quốc mà chỉ giới hạn ở việc làm rõ quá trình phát triển ngoại giao công chúng Hàn Quốc, những chính sách cụ thể trong lĩnh vực văn hoá, điện ảnh đang được áp dụng đối với Việt Nam và ảnh hưởng của chính sách ngoại giao này đối với sinh viên Việt Nam Luận văn nhìn nhận, đánh giá những tác động của làn sóng Hàn Quốc theo tính tiêu cực hay tích cực đối với sự phát triển và rút ra bài học cho công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay
Về thời gian, luận văn nghiên cứu các vấn đề từ khi Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992 đến nay, đặc biệt tập trung nghiên cứu về những sự kiện, diễn biến trong những năm gần đây
Trang 115.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh – lịch sử và phương pháp nghiên cứu liên ngành, thông qua nghiên cứu lịch sử kết hợp với tập hợp tài liệu, tư liệu, từ đó, tổng hợp, phân tích và rút ra những điều làm sáng tỏ cho đề tài luận văn
6.Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương, 9 tiết
Chương 1 tập trung vào cơ sở lý luận – làm rõ khái niệm đối ngoại công chúng, quá trình phát triển ngoại giao công chúng và vai trò của ngoại giao công chúng trong quan hệ đối ngoại của quốc gia
Chương 2 giới thiệu chính sách ngoại giao công chúng của Hàn Quốc, trong
đó nêu lên quá trình phát triển của ngoại giao công chúng của Hàn Quốc từ các nguyên nhân tác động đến chính sách đến chính sách ngoại giao qua các thời kỳ tổng thống, từ đó, đưa các dẫn chứng cho các hoạt động ngoại giao công chúng chủ yếu của Hàn Quốc
Chương 3 giới thiệu chính sách ngoại giao công chúng của Hàn Quốc được thực hiện ở Việt Nam, trước tiên, ở chương này điểm lại quan hệ của hai nước, đặc biệt tập trung vào quan hệ đã được hai bên nâng lên là đối tác chiến lược Để dẫn chứng cho các hoạt động ngoại giao công chúng, chương 3 đưa ra một số hoạt động ngoại giao công chúng của Hàn Quốc ở Việt Nam và làn sóng Hàn Quốc trong sinh viên Việt Nam, và cuối cùng, chương 3 đúc kết những bài học của Hàn Quốc và rút
ra những kinh nghiệm cho công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay
Trang 12CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGOẠI GIAO CÔNG CHÚNG
1.1 Các khái niệm cơ bản
-Khái niệm “ngoại giao công chúng”
Ngoại giao là sự giao thiệp giữa các nhà nước, và nhà nước vẫn sẽ là thành phần chính trong các mối quan hệ quốc tế trong một thời gian dài nữa Trong lịch sử quan hệ quốc tế, các nước tiến hành các hoạt động ngoại giao dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng qui tụ lại thành hai loại chính là ngoại giao nhà nước (còn gọi là ngoại giao truyền thống) và ngoại giao công chúng Ngoại giao nhà nước chính là mối quan hệ giữa chính phủ với chính phủ của các nước có chủ quyền, giữa các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của các nước Các quan chức làm việc trong các đại sứ quán hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của một nước ở nước ngoài là những người đại diện cho chính phủ của họ ở nước sở tại
Tuy nhiên, sẽ là thiển cận nếu nghĩ rằng nhà nước có thể hoạt động được như
mô hình nhà nước kiểu mẫu lý tưởng Westphalia Còn có những thành phần khác có khả năng cung cấp những ý tưởng, chiến lược và giúp tăng cường ảnh hưởng của một nước trên trường quốc tế hơn là nhà nước tự thân vận động Trên khía cạnh đó,
bộ máy nhà nước nên là thành phần khởi xướng và điều phối chính thức, chứ không phải là thành phần thực hiện duy nhất Các phòng thương mại, hội đồng cố vấn, tổ chức phi chính phủ, chuyên gia các bộ, ngành, học giả, vận động viên thể thao, nghệ
sĩ, kể cả dân ca nhạc cổ truyền – tất cả đều có thể trở thành công cụ cho ngoại giao công chúng của một nước
Khái niệm “ngoại giao công chúng” là một khái niệm còn mới mẻ ở Việt Nam, trong tiếng Anh là “public diplomacy” Khái niệm “Public diplomacy” có nơi được dịch là “ngoại giao công chúng”, có nơi được dịch là “ngoại giao nhân dân”,
“đối ngoại nhân dân” hay thậm chí là “ngoại giao tuyên truyền” Trong luận văn này, khái niệm “public diplomacy” được hiểu là “ngoại giao công chúng” Nội
dung hoạt động của “public diplomacy” là rất rộng và bao quát không chỉ trong
Trang 13phạm vi ngoại giao truyền thống mà còn là những hoạt động nhằm tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến thái độ và tình cảm của người dân và chính phủ nước ngoài tới quốc gia khác thông qua các phương tiện công chúng
Ở Hàn Quốc, ngoại giao công chúng được hiểu như sau: trong bản báo cáo
“Ngoại giao trong thời đại truyền thông: vận dụng và hiệu quả của ba phương thức mới” của giáo sư Yoon Ye Sul – khoa Ngoại giao chính trị định nghĩa ngoại giao
công chúng (tiếng Hàn 공공외교) là một phương thức ngoại giao có nhiều chủ thể của một quốc gia tham gia và sử dụng các kênh liên lạc đa dạng và phương tiện truyền thông nhằm tác động tới tình cảm, suy nghĩ của cộng đồng quốc tế, tạo một hình ảnh đẹp về quốc gia của mình và nhằm tác động tới chính sách, quan hệ ngoại giao với chính phủ nước ngoài
Theo giáo sư Yun, ngoại giao công chúng có hai đặc điểm: Thứ nhất, nó gắn
kết chặt chẽ các loại hình phương tiện truyền thông Thông qua phương tiện truyền thông, nó phổ biến rộng rãi hình ảnh đất nước Hàn Quốc tới mọi tầng lớp người dân
và nó tập trung vào các vấn đề, mục tiêu cần nhắm tới, cần giải quyết Thứ hai, nó
thể hiện nét văn hoá Ngoại giao công chúng là sự giao lưu trao đổi văn hoá, học thuật, mỹ thuật, âm nhạc Hàn Quốc gửi đến cho các nước ngoài hiểu về đất nước Hàn Quốc một cách căn bản và đáng tự hào nhất
Ở Việt Nam, ngoại giao công chúng được hiểu là “ngoại giao nhân dân” Ngoại giao nhân dân đã trở nên quen thuộc, là một bộ phận cấu thành của ngoại giao Việt Nam hiện đại Khái niệm ngoại giao nhân dân ở nước ta được hiểu như
sau: Đối ngoại nhân dân là một bộ phận cấu thành quan trọng của công tác đối ngoại chung, gắn bó chặt chẽ với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực quan hệ với các đối tác nước ngoài ở trong và ngoài nước, do các chủ thể nhân dân triển khai theo chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp tiếp, tập trung thống nhất và toàn diện của Trung ương Đảng chịu sự quản lý theo pháp luật của Nhà nước
“Public diplomacy” lần đầu tiên sử dụng tại Mỹ và Anh vào những thập niên
60 của thế kỷ XX với hàm ý chủ yếu là một quốc gia quản lý và điều chỉnh danh
Trang 14tiếng, hình ảnh của quốc gia mình ở những quốc gia khác Trong thời kỳ đầu tiên,
hoạt động ngoại giao công chúng nổi tiếng nhất chính là “ngoại giao bóng bàn”
giữa Trung Quốc và Mỹ dẫn đến việc bình thường hoá quan hệ Trung - Mỹ những năm 70 của thế kỷ XX
Ngoại giao công chúng là những cách thức trong đó một nước hoặc một tổ chức phi chính phủ thiết lập quan hệ với các thành phần phi chính phủ của các nước khác Những thành phần này có thể là những cá nhân hoặc tổ chức quần chúng,
hoặc tổ chức phi chính phủ Hoạt động của ngoại giao công chúng nhằm mục đích phát huy “sức mạnh mềm” của một nước, hỗ trợ cho ngoại giao nhà nước để thực hiện chính sách đối ngoại mà chính phủ nước đó đã đề ra Một đặc điểm thuận lợi của ngoại giao công chúng là nó có thể tiếp cận với đối tượng và mục tiêu một cách nhẹ nhàng hơn và hiệu quả hơn trong những điều kiện mà ngoại giao chính thức của nhà nước khó thực hiện được hoặc thực hiện ít hiệu quả
Nói một cách đơn giản, ngoại giao công chúng là nỗ lực của chính phủ một quốc gia nhằm tạo ảnh hưởng tới công chúng hoặc giới lãnh đạo của một quốc gia
khác nhằm thay đổi chính sách của nước đó theo hướng có lợi cho mình Theo quan điểm của Hans Tuch [8,tr 3] thì đó là “một quá trình giao thiệp của chính phủ với công chúng nước ngoài nhằm mang lại hiểu biết về ý tưởng và lý tưởng, thể chế và văn hoá, cũng như mục tiêu và chính sách hiện hành của nước họ”
Trong Bản chiến lược an ninh quốc gia năm 1983 của Mỹ (National Security
Decision Directive 77) có nhắc đến ngoại giao công chúng “là những hoạt động mà chính phủ xây dựng nhằm hỗ trợ cho các mục đích an ninh quốc phòng” [8, tr.7]
Ngoại giao công chúng, theo hai chuyên gia Ba Lan Ociepka và Kieldanovich, có nghĩa là “hướng dòng chảy thông tin ngoại giao qua các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh không có trung gian đến với công chúng nước ngoài nhằm tạo một hình ảnh tích cực về đất nước và xã hội của mình, từ đó đạt được các mục đích chính trị quốc tế dễ dàng hơn” [10]
Ngoại giao công chúng trở thành một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của nhà nước và nhân dân Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, công nghệ thông tin, toàn cầu hoá, đấu tranh quyết liệt trên mặt trận tư tưởng, văn hoá, công
Trang 15tác thông tin đối ngoại, ngoại giao công chúng càng có tính chất phức tạp và có tầm quan trọng đặc biệt Ngoại giao công chúng liên quan đến các chương trình tài trợ của chính phủ nhằm thông tin hoặc ảnh hưởng tới công chúng các nước khác Các công cụ chủ yếu là các ấn phẩm, sách báo, các hình ảnh, trao đổi văn hoá, đài phát thanh và truyền hình [7, tr.85] Đây là một lực lượng rộng lớn bao gồm nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương, gồm các tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều thành phần kinh tế Mỗi cơ quan, tổ chức tiến hành công tác này dưới nhiều hình thức khác nhau, song đều có mục tiêu nhằm làm cho các nước, người nước ngoài hiểu về con người, đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của quốc gia mình
Tuy nhiên, ngoại giao công chúng có tính chất hai chiều: “Nếu chúng ta muốn thành công trong nỗ lực tạo sự hiểu biết về xã hội và chính sách của mình, chúng ta trước hết phải hiểu những mô-tip, văn hoá, lịch sử và tâm lý của dân tộc
mà chúng ta muốn giao thiệp, và dĩ nhiên cả ngôn ngữ của họ nữa” [11, tr.12]
Giống như đối với giao tiếp hàng ngày giữa hai người, việc lắng nghe cũng quan trọng ngang việc nói
Các hoạt động ngoại giao công chúng có thể hình thành với sự hỗ trợ trực tiếp của một mục tiêu chính sách đối ngoại cụ thể Chẳng hạn, hầu hết các nước đều
có những chương trình “khách nước ngoài” trong các bộ phụ trách thông tin truyền thông hay ngoại giao Những chương trình này được xây dựng nhằm thu hút báo chí nước ngoài và các quan chức cao cấp nước ngoài đến thăm chính thức nước chủ nhà trước khi tổ chức hội nghị hay tuyên bố chính sách quan trọng nhằm tăng cường sự hiểu biết và thiện cảm về những chính sách hay sáng kiến cụ thể của nước chủ nhà
Những loại hình ngoại giao công chúng khác, đặc biệt là các chương trình văn hoá và giáo dục quốc tế, không nhất thiết phải có liên quan tới những mục tiêu chính sách ngắn hạn cụ thể; chúng giúp xây dựng hình ảnh đất nước, dẫn đến hiểu biết hoàn thiện và cân bằng hơn về sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của nước
đó Một chiến lược quan hệ công chúng tốt được xây dựng nhằm dần dần tạo thiện cảm từ chính phủ cũng như công chúng của đất nước mà mình nhắm đến để giảm thiểu sự va chạm khi quyền lợi hai bên mâu thuẫn nhau
Trang 16-Phân biệt khái niệm “ngoại giao công chúng” và “công tác công chúng”
Trong Bản kế hoạch ngoại giao đổi Cơ quan thông tin Hoa Kỳ (United States Information Agency - USIA) định nghĩa ngoại giao công chúng là sự tìm kiếm để tăng cường lợi ích quốc gia Mỹ thông qua sự hiểu biết thông tin về Mỹ và có thể
ảnh hưởng tới công chúng nước ngoài Bản kế hoạch cũng đã phân biệt “công tác công chúng” (“Public Affairs”) với “ngoại giao công chúng”
Công tác công chúng thường sử dụng những hoạt động và kỹ năng giống ngoại giao công chúng nhưng hướng tới công dân của bản thân nước mình, giúp họ hiểu được thế giới bên ngoài từ góc độ quốc gia và tăng cường nhận thức trong công chúng về vai trò quốc tế của nước mình cũng như vai trò của ngành ngoại giao Công tác công chúng đơn thuần là sự cung cấp thông tin tới công chúng qua
các ấn phẩm, các nghiên cứu truyền bá mục tiêu, đường lối, hoạt động của một
chính phủ Giữa ngoại giao công chúng và công tác công chúng có quan hệ quay vòng [29] Trong mối quan hệ đó, truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng
Truyền thông đại chúng nhắm tới việc làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của con người, cá nhân hay nhóm xã hội, hoặc cả xã hội Trong xã hội hiện đại, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến các dạng thức của truyền thông Trước đây, truyền thông trực tiếp giữ vai trò chủ đạo, thì nay truyền thông gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật, truyền thông cá nhân giữ vai trò chủ đạo
Nhiệm vụ của ngoại giao công chúng không chỉ dừng lại trong việc truyền
nhận tin tức một cách thụ động, mà còn bao hàm cả việc phân tích, đánh giá, phát biểu quan điểm và định hướng xử lý về các thông tin liên quan đến những sự kiện trong nước và quốc tế nhằm đạt tới những mục đích phục vụ cho đường lối đối nội
và đối ngoại của một quốc gia [29]
Trước bối cảnh đời sống chính trị quốc tế đang chuyển biến phức tạp và khó lường, cùng với sự bùng nổ của thông tin trên thế giới, hoạt động ngoại giao công chúng trong công tác đối ngoại càng trở nên quan trọng Nó không chỉ góp phần nâng cao dân trí, định hướng dư luận xã hội mà còn đáp ứng nhu cầu thông tin phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển các quan hệ đối ngoại của quốc gia
Trang 171.2 Những yếu tố lớn ảnh hưởng đến phát triển của ngoại giao công chúng
1.2.1 Sự biến đổi trong môi trường an ninh quốc tế thời kỳ sau Chiến tranh lạnh
Sự phát triển của ngoại giao công chúng đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những biến đổi trong môi trường an ninh quốc tế thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, đặc
biệt là sự thay đổi trong quan hệ giữa các nước lớn và sự xuất hiện và lớn mạnh của những chủ thể quan hệ quốc tế mới
+ Sự thay đổi trong quan hệ giữa các nước lớn
Do sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
đã dẫn đến sự thay đổi trật tự thế giới hai cực Mỹ trở thành siêu cường thế giới, đang nuôi tham vọng làm bá chủ thế giới Trong khi đó, các cường quốc khác đều mong muốn phá vỡ thế độc quyền của Mỹ, xây dựng trật tự thế giới đa cực, trong
đó họ có tiếng nói bình đẳng hơn với Mỹ
- Các nước Tây Âu muốn vươn lên giành lại quyền hay ít nhất là chia sẻ với Mỹ - quyền lãnh đạo thế giới Để thực hiện tham vọng trên, EU đã nỗ lực tăng cường nội lực của mình: năm 1992 Hiệp ước Mastricth được ký kết, lập Liên minh châu Âu, lập Thị trường EU đơn nhất và mở rộng EU sang phía Đông
- Nhật Bản thi hành chính sách đuổi kịp về chính trị, vươn lên trở thành cường quốc hoàn chỉnh
- Trung Quốc thi hành chính sách trỗi dậy hoà bình, đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát huy ảnh hưởng trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á và hiện đại hoá quân sự
+ Sự xuất hiện và lớn mạnh của những chủ thể quan hệ quốc tế mới
Cũng sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, trên bản đồ thế giới đã xuất hàng loạt quốc gia mới Ở Trung Á: Udơbêkítxtăng, Cadắctăng, Kiếcgítăng, Tátgíchtăng trở thành các quốc gia độc lập; Ngoại Cápcadơ xuất hiện các nhà nước độc lập chủ quyền mới: Gioocgia, Ácmênia Ở Đông Âu: Séc, Slovakia, Slovenia, Maxeđônia, các nước cộng hoà vùng Ban tích: Latvia, Lituania, Ettonia Ở Đông Nam Á: Đông Timor trở thành quốc gia độc lập
Trang 18Những quốc gia độc lập mới trên đã tham gia vào quan hệ quốc tế và khu vực
và trở thành những chủ thể quan hệ quốc tế mới Sự xuất hiện của họ làm phong phú thêm quan hệ quốc tế nhưng cũng làm trở nên phức tạp hơn Môi trường an ninh quốc tế thay đổi đặt ra yêu cầu đổi mới tư duy về an ninh quốc tế và điều chỉnh các thể chế hợp tác an ninh cũ và xây dựng các thể chế hợp tác an ninh mới phù hợp nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế Khái niệm an ninh không giới hạn trong khuôn khổ quân sự chật hẹp mà cũng cần bao hàm những mối quan ngại kém truyền thống hơn như sự xuống cấp của môi trường, dân số, các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia đang làm trầm trọng các mối quan hệ liên nhà nước và có tiềm năng dẫn tới xung đột
Nhiều quan điểm mới về an ninh đã xuất hiện như An ninh tương hỗ của Trung Quốc, An ninh hợp tác của John Steinbruner - một nhà khoa học ở Viện Brookings, An ninh toàn diện do Nhật Bản đề xướng những năm 70 và khái niệm an
ninh toàn diện được ủng hộ mạnh mẽ của các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Malaysia, Inđônêxia và Singapore
Các quan điểm này cho phép các biện pháp chính thức, phi chính thức, song phương, đa phương được sử dụng cùng nhau để đối phó với một loạt các vấn đề quốc gia và toàn cầu Quan hệ nhà nước với nhà nước cần đặt trên cơ sở cùng tồn tại hoà bình, tức là tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi Các nước cần tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau thông qua sự đối thoại và hợp tác, tiến hành giải quyết những khác biệt và tranh chấp bằng biện pháp hoà bình
Khi khái niệm về an ninh được mở rộng, khoảng cách giữa chính sách đối nội với chính sách đối ngoại nhanh chóng thu hẹp, khiến những mối quan tâm hàng ngày của người dân trở thành mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách đối ngoại Các nhà ngoại giao phải lưu ý nhiều hơn đến giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, vấn đề dư luận trong nước và quốc tế được đặt ở vị trí cao hơn, mối quan hệ với các tổ chức phi chính phủ được quan tâm và thiết lập chặt chẽ hơn
Trang 191.2.2 Sự thay đổi quan niệm về quyền lực trong quan hệ quốc tế
Một yếu tố lớn nữa đang ảnh hưởng đến sự phát triển của ngoại giao công chúng là sự thay đổi quan niệm về quyền lực trong quan hệ quốc tế Cái mà Joseph
Nye gọi là “quyền lực mềm” đang có vai trò ngày càng quan trọng Nói đến quyền
lực là nói tới khả năng chi phối, kiểm soát hành động của đối tượng khác: một nhà nước hùng mạnh có thể buộc đối tượng tiếp tục một hoạt động nào đó, thay đổi những gì nó đang làm, hoặc không làm điều gì Các nhà lãnh đạo từ lâu đã cho rằng, khả năng kiểm soát đối tượng khác là nội hàm của những nguồn lực họ sở hữu, đặc biệt là sức mạnh quân sự Trong khi năng lực của quân đội vẫn là một nguồn sức mạnh chính của quốc gia, quyền lực “mềm” đang trở nên quan trọng hơn bởi vì chi phí cho việc sử dụng sức mạnh quân sự ngày nay cao hơn rất nhiều so với những giai đoạn trước đây, khi sự cùng phụ thuộc về kinh tế chưa lớn lắm
Trong khi đó, quyền lực mềm là khả năng định hướng sự quan tâm, chú ý của người khác nhờ sự hấp dẫn của tư tưởng và văn hoá của mình, dễ dàng thực hiện trong thời đại hiện nay khi thông tin, tri thức đã trở thành sức mạnh thực sự Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể xây dựng hay đánh mất quyền lực mềm vào bất cứ
lúc nào Ngoại giao công chúng trở thành những hoạt động thực tiễn của quyền lực mềm Vì vậy, ngày càng nhiều quốc gia đầu tư vào các biện pháp phi quân sự để đạt
được quyền lực mềm, cố gắng xây dựng nền “ngoại giao thông minh” - sự kết hợp giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm Đường lối “ngoại giao thông minh” của Hoa Kỳ dưới chính quyền của tổng thống Obama là một ví dụ Hoa Kỳ đã chọn phương pháp giải quyết những vấn đề thử thách nhất hiện nay chính là ngoại giao công chúng Tổng thống Obama nói chuyện trực tiếp với người dân theo cách dễ hiểu và thuyết phục kết hợp với việc mở rộng sử dụng công nghệ mới để giao tiếp với người dân Hoa Kỳ đang hướng tới việc sẽ lãnh đạo thế giới bằng tấm gương chứ không phải bằng sự can thiệp Hoa Kỳ đang nhấn mạnh tầm quan trọng của các
tổ chức và thể chế địa phương để tạo ra sự quan tâm mới về trách nhiệm chung và các hành động phối hợp trên toàn cầu
Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay, các yếu tố văn hoá đóng một vai trò rất to lớn trong việc thiết lập “quyền lực mềm” Bởi vì sự xâm nhập về
Trang 20văn hoá là bước đầu tiên để xây dựng hình tượng và truyền tải thông điệp của quốc gia này vào quốc gia khác Với tư cách là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, trong đời sống xã hội, văn hoá luôn luôn can thiệp vào các quá trình xã hội thông qua sự đánh giá của tất cả các chủ thể xã hội, từ những cá nhân riêng lẻ đến toàn thể cộng đồng
Khi dựa vào các giá trị xã hội, nhân tố văn hoá tác động đến quá trình phát triển thường trở nên tiềm ẩn hơn, tinh tế hơn và có sức sống bền vững hơn so với các nhân tố khác Vũ khí của nó không chỉ là những chuẩn mực xã hội có tính chất gây áp lực như kinh tế, pháp quyền mà còn là những chuẩn mực khác có khả năng điều chỉnh hành vi không bằng con đường cưỡng bức, hoặc cưỡng bức thông qua tự nguyện, chẳng hạn như đạo đức, tôn giáo, phong tục tập quán Bằng cách đó, văn hoá có khả năng tác động đến mỗi thành viên xã hội, buộc mỗi thành viên xã hội phải tỏ thái độ của mình trước mỗi sự biến xã hội Bởi vậy, bất kể một chương trình
xã hội nào, dù là chương trình thuần tuý kinh tế hay thuần tuý công nghệ, khi đã được hoạch định và triển khai thì kèm theo nó và ẩn giấu đằng sau nó bao giờ cũng
là sự phản ứng hay bày tỏ thái độ xã hội về mặt văn hoá, là trách nhiệm xã hội tự nhiên của mọi thành viên xã hội, kể cả những người không tham dự vào những chương trình đó Trong lịch sử của sự tiến triển văn minh, đã có không ít những bài học đầy sức thuyết phục về sự gánh chịu những hậu quả văn hoá nặng nề do những chương trình kinh tế và kỹ thuật gây ra, khi nhân tố văn hoá (do vô tình hoặc hữu ý) không được xem xét như là những thành tố của sự phát triển
1.2.3 Toàn cầu hoá tác động đến biến đổi nền chính trị thế giới
Toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ và làm thay đổi quan niệm về chủ quyền quốc gia Toàn cầu hoá là sự mở rộng liên tục và dần dần các quá trình tương
tác, các dạng tổ chức và các dạng hợp tác bên ngoài không gian truyền thống được định nghĩa theo chủ quyền (Victor D.Cha) Toàn cầu hoá liên quan đến sự thu hẹp thế giới và tăng cường nhận thức về thế giới như một thực thể nói chung (Roland Robertson)
Quan niệm về chủ quyền quốc gia gắn liền với Hoà ước Westphalia năm
1648 Hoà ước Westphalia đã đánh dấu “cột mốc pháp lý” khi khẳng định chính phủ
Trang 21các quốc gia có chủ quyền có độc quyền về pháp lý đối với lãnh thổ của họ Hoà ước này là cơ sở cho sự phát triển của luật pháp quốc tế cũng như tạo ra cơ cấu trật
tự thế giới Các nước có thể bình đẳng đàm phán các hiệp định tự nguyện với nhau
về các vấn đề kinh tế, chính trị Bình đẳng với nhau dưới góc độ luật pháp quốc tế, nhưng không phải lúc nào cũng ngang tài ngang sức trên chiến trường Tính thiếu bình đẳng về vật chất và sự cạnh tranh quyền lực đã khiến cho các nước tranh giành ảnh hưởng lợi ích với nhau
Ngày nay, những vấn đề quốc tế bao gồm sự phân bổ quyền lực giữa các quốc gia, thị trường, những vấn đề khó khăn về môi trường, bệnh tật, thiên tai… đã gây khó khăn cho nước nào “đơn thương độc mã” Hoà ước Westphalia dường như
“không đề cập được nhu cầu sống còn của con người, không còn đem lại an toàn trước những tấn công, cũng không đem lại tiến triển hợp lý đối với công bằng xã hội và kinh tế; nó không thể bảo vệ môi trường khỏi suy giảm, hoặc phân bổ và bảo tồn một cách thoả đáng tài nguyên và khoáng sản” (Rechard Falk)
Có thể nói, toàn cầu hoá và cùng với nó là quá trình dân chủ hoá, sự phát triển của chủ nghĩa nhân đạo đang làm thay đổi quan niệm về chủ quyền, lãnh thổ
theo hiệp ước Westphalia trong nền chính trị thế giới “Chúng ta đã đi từ một hệ thống được xây dựng quanh những bức tường tới một hệ thống ngày càng được xây dựng quanh các mạng lưới” (Thomas Friedman)
Hiện nay trên thế giới có hơn 200 nhà nước – dân tộc, hơn 38.000 công ty xuyên quốc gia với khoảng 250.000 chi nhánh ở nước ngoài, khoảng 250 tổ chức liên chính phủ (IGO) và hơn 27.000 tổ chức phi chính phủ với các hoạt động quốc
tế đáng chú ý Sự xuất hiện của các tổ chức liên chính phủ và công ty xuyên quốc gia tác động đến các chính sách của chính phủ ở các nước Khi các tổ chức này hành động xuyên biên giới địa lý thì ranh giới giữa chính trị trong nước và quốc tế
trở nên mờ dần Ví dụ, vào năm 1995, Tổ chức Hoà bình Xanh đã ngăn chặn Royal
Dutch (Shell) vứt bỏ dàn khoan dầu Bren Spar ở ngoài khơi bằng cách kêu gọi dư luận ở các quốc gia châu Âu
Sự tác động của các tổ chức này đến mạng lưới chính trị thế giới được biểu hiện qua sơ đồ 1.1
Trang 22Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các quốc gia và tổ chức
Chú thích:
- Quan hệ xuyên quốc gia
_ Quan hệ nội bộ quốc gia
Toàn cầu hoá nhất là toàn cầu hoá thông tin cũng đang tác động mạnh mẽ
đến nền chính trị thế giới Những tiến bộ gần đây trong công nghệ thông tin là cơ sở
cho dạng toàn cầu hoá nổi bật nhất Truyền tin qua vệ tinh và mạng Internet đã xoá
bỏ khoảng cách không gian tách rời các dân tộc trên hành tinh, liên kết ngày càng nhiều người trong một cộng đồng điện tử ảo Biên giới quốc gia hiện nay không còn
là hàng rào ngăn cản thông tin Khi dòng thông tin trực tuyến phá vỡ hết biên giới quốc gia này tới quốc gia khác, tầm quan trọng của chủ quyền lãnh thổ sẽ xói mòn dần “Chính siêu lộ thông tin đã dịch chuyển các loại tiền tệ của nền kinh tế toàn cầu quanh hành tinh với tốc độ ánh sáng cũng chuyên chở các ý tưởng và hình ảnh
tự do xuyên biên giới chính trị và tư tưởng” (Strobe Talbott – nguyên thứ trưởng Ngoại giao Mỹ) [8, tr 154-177]
Do đó, tầm quan trọng của cả công tác quần chúng và ngoại giao công chúng
có xu hướng tăng lên trong ngành ngoại giao đương đại Những xu hướng này bao gồm xu hướng tăng tầm quan trọng của công luận; xu hướng phát triển của một hệ
Trang 23thống truyền thông đi sâu hơn, mang tính toàn cầu hơn; xu hướng tăng tính minh bạch toàn cầu nhờ có những tiến bộ trong truyền thông, hiện tượng xã hội dân sự năng động hơn; và xu hướng phát triển một nền văn hoá toàn cầu dẫn đến nhu cầu bảo vệ tính đa dạng văn hoá
1.3 Quá trình phát triển ngoại giao công chúng
Ngoại giao công chúng bắt đầu từ thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất khi
chính quyền Mỹ thành lập Uỷ ban Thông tin Công chúng (thường được gọi là Uỷ
ban Creel) năm 1919 với mục đích cung cấp, viện trợ của nhân dân cho quân đội
Mỹ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất và muốn nhân dân nước ngoài hiểu về nỗ lực của Mỹ đang đấu tranh cho nền dân chủ
Năm 1948, Quốc hội Mỹ ban hành Đạo luật về Thông tin và Trao đổi giáo dục (USIEEA), tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động ngoại giao nhân dân của Mỹ Theo qui định của USIEEA, mục đích của ngoại giao nhân dân nhằm “tạo điều kiện cho Chính phủ Mỹ thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn giữa Hoa Kỳ và các nước khác, và tăng cường sự hiểu biết chung giữa nhân dân Mỹ và nhân dân các nước khác”
Nhiều tài liệu cho rằng thuật ngữ “ngoại giao công chúng” lần đầu tiên được dùng vào năm 1965 Edmund Gullion – một nhà chính trị - dùng thuật ngữ này khi
đề cập thành lập Trung tâm Edward R.Murrow của khoa Luật và Ngoại giao, trường đại học Tuft Ông đã viết về ngoại giao công chúng “ ngôn luận ảnh hưởng đến việc hình thành và thực hiện chính sách đối ngoại của một quốc gia Ngoại giao công chúng tổng hợp tất cả mối quan hệ quốc tế khác với lối ngoại giao chính thống, bao gồm sự tuyên truyền các quan điểm, chính sách của một quốc gia với các nước khác,
sự giao lưu giữa các tổ chức, các các nhân giữa quốc gia này với quốc gia khác, sự chuyển tải thông tin và quan điểm…” [9, tr.8]. Trung tâm Murrow trong buổi đầu
thành lập mô tả ngoại giao công chúng như sau: “Ngoại giao công chúng đề cập tới
sự ảnh hưởng của thái độ công chúng đối với việc xây dựng và thực thi chính sách đối ngoại của quốc gia Nó vượt lên trên cả phạm vi hoạt động ngoại giao truyền trống bởi chính phủ quốc gia đó chú trọng đến ngôn luận ở các nước ngoài, và sự tương tác lợi ích giữa các nhóm cá nhân, giữa lợi ích của một nước này với lợi ích nước khác”[29]
Trang 24Ngoại giao công chúng phát triển mạnh mẽ ở Mỹ Bộ Ngoại giao Mỹ là cơ
quan chịu trách nhiệm chính trong việc hoạch định chính sách cho các hoạt động ngoại giao công chúng Các chương trình cụ thể do một số cơ quan khác nhau của
chính phủ đảm nhiệm Từ năm 1953 đến năm 1999, Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ
(USIA) chịu trách nhiệm chính về các hoạt động ngoại giao nhân dân của Mỹ ở nước ngoài Từ năm 1999 đến nay, các chương trình thông tin quốc tế, trao đổi giáo
dục và văn hoá tập trung về đầu mối chính là Vụ Ngoại giao công chúng và các vấn
đề công chúng (PD&PA) của Bộ Ngoại giao Cơ cấu của PD&PA bao gồm: Cục các
vấn đề Văn hoá và Giáo dục, Cục các vấn đề công chúng và Cục Các chương trình Thông tin Quốc tế Tham gia vào công tác thông tin đối ngoại còn có hai cơ quan
của chính phủ là Cục Phát thanh & Truyền hình Quốc tế và Uỷ ban Quản lý Phát thanh và Truyền hình Ngoài ra, ở Mỹ còn có một số trung tâm nghiên cứu ngoại giao công chúng do các trường đại học thành lập, trong số này có Trung tâm Ngoại giao Nhân dân của Đại học Nam California Các trung tâm này nghiên cứu các vấn
đề về ngoại giao nhân dân nói chung và của Mỹ nói riêng, đồng thời đưa ra những khuyến nghị về chính sách ngoại giao nhân dân cho chính phủ Mỹ Các tổ chức phi chính phủ của Mỹ cũng là một lực lượng lớn tham gia các hoạt động ngoại giao nhân dân ở nước ngoài
Những bước phát triển của ngoại giao công chúng hiện đại của Mỹ gắn liền với sự phát triển của phim ảnh, đài phát thanh, truyền hình Ngoại giao công chúng ngày càng mở rộng trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai và Chiến tranh lạnh, trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản
Thời kỳ chiến tranh lạnh, Tổng thống Roosevelt đã thành lập Trung tâm Thông tin Mỹ ở châu Âu và khai trương Đài Tiếng nói Hoa Kỳ phát ra nước ngoài
Các chương trình của đài chủ yếu về tin tức và văn hoá hiện đại và được phát thanh bằng hàng chục thứ tiếng khác nhau với 94 triệu người nghe khắp thế giới mỗi tuần Trong thời gian Chiến tranh lạnh, ngoại giao công chúng nổi lên như là một phần cốt yếu trong chiến lược an ninh Mỹ, bao gồm hệ tư tưởng cũng như lĩnh vực văn hoá
Trang 25Sau khi Liên Xô sụp đổ, ngân sách dành cho ngoại giao công chúng đã bị cắt giảm Năm 1998, hãng thông tin Mỹ được thành lập để giới thiệu các giá trị văn hoá
Mỹ ra nước ngoài đã sáp nhập vào Bộ Ngoại giao Tới năm 2001, Mỹ dành cho ngoại giao công chúng 1 tỉ USD, chỉ bằng 3/10 của 1% ngân sách dành cho quân đội Từ năm 1991 số nhân viên chuyên trách về ngoại giao công chúng giảm đáng
kể và công nghệ bắt đầu thay thế cho mối liên hệ giữa người với người [29]
Sau sự kiện nước Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11-9-2001, chính sách ngoại giao nhân dân của Mỹ có sự thay đổi lớn Theo quan điểm của Mỹ, sự kiện khủng
bố này là một trong những biểu hiện cao độ của tinh thần chống Mỹ Các quan chức
Mỹ đã tìm hiểu nguyên nhân và nhận định rằng một trong những nguyên nhân quan trọng là do chính quyền Mỹ đã coi nhẹ hoạt động ngoại giao nhân dân thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh Vì thế, sau thời điểm này chính quyền Mỹ gia tăng các hoạt động ngoại giao nhân dân Trong chiến lược ngoại giao nhân dân mới của chính quyền Bush, một trong những ưu tiên được xác định là “Củng cố nhận thức về những lợi ích và giá trị chung giữa nhân dân Mỹ và nhân dân các nước cũng như giữa những nền văn hoá khác nhau trên thế giới” Mục tiêu tổng thể của chiến lược ngoại giao nhân dân mới là cải thiện uy tín và hình ảnh nước Mỹ trong cộng đồng thế giới cũng như làm suy giảm thái độ chống Mỹ của người nước ngoài, đặc biệt là cộng đồng người Hồi giáo
Từ tháng 7-2005, việc chú trọng đến ngoại giao công chúng đã được “nhấn mạnh” khi bà Karen Hughes - một chuyên gia có kinh nghiệm trên 10 năm làm tư vấn cho Tổng thống Bush - được chỉ định làm thứ trưởng Ngoại giao phụ trách ngoại giao công chúng và các vấn đề công chúng Nhiệm vụ đầu tiên của bà là thực hiện một “chuyến nghe ngóng” (listening tour) vòng quanh Trung Đông trong tháng
9 Một số chuyên gia cho rằng, không phải thế giới chống Mỹ mà là chống lại chính sách đối ngoại của Mỹ Điều quan trọng là cố gắng thiết lập sự liên kết trong các tổ chức dân sự, các nhóm giáo sư, nhà báo, học giả, các nhà văn Ngoại giao công chúng không thể bị đè nặng bởi những ký ức về sự kiện 11-9 và hãy đặt trong câu hỏi: Tại sao họ ghét người Mỹ ? – các chuyên gia nghiên cứu về Hồi giáo tại Đại học Boston phân tích như vậy
Trang 26Để xây dựng hình ảnh về nước Mỹ, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, đã đến lúc Mỹ phải thay đổi và cần chú trọng vào việc xây dựng mối quan hệ giữa nhân dân Mỹ với nhân dân các nước Sau sự kiện 11/9, ngoại giao công chúng trở thành vai trò quan trọng hơn ở Mỹ bởi nó liên quan đến bộ phận tư nhân, công cộng, liên quan đến những thay đổi của khoa học kỹ thuật, xã hội, các lý thuyết chính trị thế giới và từ đó, nó yêu cầu lối tư duy mới, mô hình mới, nghiên cứu mới
1.4 Vai trò của ngoại giao công chúng trong quan hệ đối ngoại của quốc gia
Quan hệ quốc tế không còn chỉ là lĩnh vực của một số ít người mà là mối quan tâm của công chúng nói chung Tin tức được truyền đi rất nhanh và người dân hiểu rằng những gì xảy ra ở một nơi nào đó trên thế giới thường cũng dội tác động lên những nơi xa xôi khác Số lượng đưa tin quốc tế là quá lớn Cuộc chiến truyền thông nhằm giành giật trái tim, khối óc của công chúng trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết
Theo nguyên phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc Karl Theodor Paschke, đây là lúc mà ngoại giao công chúng tham gia vào Theo ông, người đại sứ hiện đại phải tự
hỏi mình gần như hàng ngày: đất nước mà tôi đại diện được nhìn nhận như thế nào
ở đất nước sở tại? Những mục tiêu chính sách đối ngoại của chính phủ tôi có được hiểu rõ và trân trọng không? Tôi và nhân viên có thể làm gì để chấn chỉnh những hiểu lầm và phổ biến những thông tin tích cực? Đất nước tôi được giới thiệu và nhìn nhận như thế nào? Làm thế nào để kết thêm bạn bè cho nước tôi trong đất nước sở tại?
Trong xu thế hội nhập, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển
mà không mở cửa, giao lưu với các nước khác trên thế giới Nhà nước một mặt phải tìm hiểu ngày càng sâu, rộng, hiểu toàn diện về thế giới; mặt khác, cũng rất cần để thế giới hiểu nhiều hơn, hiểu rõ hơn về quốc gia mình, qua đó tìm kiếm và tăng cường các cơ hội hợp tác để cùng phát triển Việc tăng cường ngoại giao công chúng sẽ giúp hoàn thành nhiệm vụ trên một cách tốt nhất Đó cũng chính là vai trò của công tác ngoại giao công chúng Trong xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia, ngoại giao công chúng giúp tăng cường sự hiểu biết của người dân một nước về
Trang 27một quốc gia khác, biến quốc gia mình trở thành một quốc gia thân thiện, luôn lưu lại trong tâm trí người dân nước khác khi họ nghĩ đến một quốc gia nào đó, người dân được cập nhật thường xuyên hình ảnh một quốc gia, làm thay đổi những quan điểm không tích cực về một quốc gia, làm tăng thêm những nhận thức của mọi người về tầm quan trọng và cơ hội của triển vọng hợp tác giữa các quốc gia với nhau trong tiến trình toàn cầu hoá đối với tất cả mọi người
Ngoại giao công chúng còn tạo ra hình ảnh một quốc gia hấp dẫn, lôi kéo mọi người quan tâm đến quốc gia mình thông qua các hoạt động như trao đổi giáo dục, hợp tác nghiên cứu khoa học, thuyết phục mọi người coi đất nước này là một địa điểm hấp dẫn để đi du lịch, nghiên cứu, và du học, thuyết phục người dân sở tại mua hàng hoá của quốc gia mình, thuyết phục người dân sở tại hiểu biết và tán thành những giá trị của đất nước mình
Bên cạnh đó, ngoại giao công chúng còn tạo ra những ảnh hưởng đến người dân sở tại như thuyết phục các công ty đầu tư vào nước mình, tạo ra những phản hồi tốt về vị trí của đất nước trong công chúng và tạo ra những thiện cảm đối với các nhà chính trị để họ coi đất nước mình là một đối tác kinh tế và chính trị thích hợp
Để ngoại giao công chúng thực hiện tốt vai trò của mình trong xây dựng và quảng
bá thương hiệu quốc gia thì các quốc gia cần tổ chức các chiến dịch truyền thông với các nội dung thu hút sự quan tâm của các đối tượng công chúng nhằm tạo ra sự liên kết với các hoạt động ngoại giao truyền thống, chính thức giữa các nhà nước, xây dựng một chiến lược truyền thông tổng thể, trong đó có việc theo dõi và quản lý tất cả những nhận thức tổng hợp của người dân nước ngoài về đất nước mình Ngoại giao công chúng gìn giữ và phát triển những mối quan hệ bền vững, lâu dài với những cá nhân có uy tín trong cộng đồng dân cư sở tại thông qua các hoạt động như cấp học bổng, trao đổi học giả, các chương trình đào tạo, hội thảo, hội nghị và khả năng tiếp cận những kênh thông tin chính thức của một quốc gia nhằm tránh những thông tin bị hiểu sai được phát ra từ những nguồn không chính thức
Để thực hiện các hoạt động ngoại giao công chúng đòi hỏi rất nhiều công sức
và cả tiền của Do vậy, thông thường chỉ những quốc gia hùng mạnh, những quốc gia kinh tế phát triển, những cường quốc khu vực và quốc tế thực hiện chương trình
Trang 28ngoại giao công chúng Những quốc gia khác tuỳ theo những mục tiêu phát triển kinh tế và quảng bá thương hiệu quốc gia sẽ tổ chức thực hiện các chương trình ngoại giao công chúng ở phạm vi hẹp hơn và tập trung trọng tâm thực hiện những chính sách đối ngoại truyền thống và các hoạt động ngoại giao chính thức
Ngoại giao công chúng về bản chất được hiểu là cách thức tạo ra và sử dụng
“quyền lực mềm” hay sức mạnh mềm Qua đó, tạo cho những cơ hội để làm gia tăng sự hiểu biết và tạo nên một hình ảnh quen thuộc gắn với một quốc gia Bằng cách thiết lập một website để làm đầu mối các nguồn thông tin chính thức khác nhau về một quốc gia như các cơ quan dịch vụ đối ngoại hay trao đổi sinh viên, học giả Chính vì sự đơn giản và hiệu quả khi thiết lập những kênh đối thoại và trao đổi thông tin nên thậm chí một nước nghèo nhất cũng có thể tiến hành ngoại giao công chúng Thông qua các hoạt động của mình, ngoại giao công chúng sẽ trở thành một nguồn lực đáng tự hào và thống nhất của một đất nước, ngoại giao công chúng còn
mở ra cơ hội cho mọi công dân trở thành một đại sứ năng động cho đất nước mình
Trang 29CHƯƠNG II CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CÔNG CHÚNG
CỦA CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC
2.1.Cơ sở thực tiễn và những chính sách ngoại giao công chúng chủ yếu
2.1.1.Cơ sở thực tiễn của chính sách ngoại giao công chúng Hàn Quốc + Sự thay đổi tình hình an ninh khu vực Đông Á trong thế kỷ XXI
Hàn Quốc là một quốc gia năm trong khu vực Đông Á Hiện nay, hoà bình
và an ninh khu vực Đông Á vẫn được giữ vững Tuy nhiên, bức tranh chính trị - an ninh của khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI, nhất là sau “sự kiện ngày 11/9/2001”, vô cùng phức tạp Quan hệ giữa các quốc gia chủ yếu ở khu vực này đã
có sự điều chỉnh, hình thành cục diện hợp tác và kiềm chế lẫn nhau ở thế không cân bằng và biến động Điểm chung của các nước Đông Á với cộng đồng quốc tế là vấn
đề an ninh quốc gia rất nóng bỏng Trước hết, những điểm nóng tạo nguy cơ tiềm tàng gây bất ổn định ở Đông Á và biển Đông (vấn đế hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan và tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa nhiều nước trong khu vực) chưa thể giải quyết triệt để Bên cạnh đó, sự thiếu hụt về năng lượng, nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là vấn đề an ninh môi trường cùng một loạt các vấn đề an ninh kinh tế - xã hội càng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết Và Đông Á là khu vực tập trung những nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau, nên vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát xung đột ý thức hệ
và xung đột trong vấn đề dân chủ, nhân quyền
Các nhân tố bất ổn định khu vực là những mối nguy cơ đe doạ tiềm tàng đến
sự tồn tại ổn định hoà bình, phát triển của Hàn Quốc, một nước nằm ở Đông Á cũng như ảnh hưởng những lợi ích cũng như vị trí, vai trò quan trọng trong khu vực này,
mà nếu Hàn Quốc không có những đối sách phù hợp hoặc cách giải quyết khéo léo
ổn thoả thì có thể gây tác động rất lớn đến an ninh quốc gia Các nhân tố bất ổn đó là:
-Cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên
Trang 30Nhân tố nguy hiểm dễ nhận thấy nhất là cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên Bắc Triều Tiên là phần lãnh thổ nằm ở phía Bắc của Hàn Quốc Vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên là một một vấn đề mà chính phủ Hàn Quốc rất quan tâm trong các chương trình nghị sự cũng như rất thận trọng trong cách đưa ra các biện pháp giải quyết Vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên đã hai lần gây nên khủng hoảng hạt nhân ở Đông Bắc Á năm 1990 và lần thứ hai vào năm 2002
Cuộc khủng hoảng hạt nhân trên báo đảo Triều Tiên đã tác động xấu đến môi trường an ninh quốc tế nói chung, an ninh Đông Bắc Á nói riêng Đối với khu vực, cuộc khủng hoảng đó tạo nên tình trạng căng thẳng trên bán đảo, phá vỡ những cố gắng hoà giải giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên Do cuộc khủng hoảng này, Mỹ
đã có thêm hai lý do để tăng cường sự hiện diện quân sự ở đông Bắc Á, thắt chặt quan hệ an ninh với Nhật Bản, Hàn Quốc Do vậy, lập trường cơ bản của Hàn Quốc
là trong khi giữa Mỹ và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên còn đang thù địch lẫn nhau thì hai bên Nam – Bắc Triều Tiên cần có những bước đi hành động, một thoả thuận cả gói bắt đầu từ việc dựng lòng tin với nhau
-Quan hệ phức tạp với Nhật Bản
Một trong những vấn đề đối ngoại gây đau đầu nhiều nhất cho các nhà lãnh đạo Hàn Quốc là mối quan hệ với Nhật Bản Các vấn đề sách giáo khoa lịch sử bị xuyên tạc của Nhật Bản cũng như việc tranh chấp lãnh thổ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản là những bóng mây che mờ sự hợp tác thân thiện trong quan hệ hai nước
Vào năm 1983, Nhật Bản đã ban hành bộ sách giáo khoa về lịch sử trong đó phủ nhận những hành động tàn bạo mà quân phiệt Nhật Bản gây ra ở nhiều nước châu Á – Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới II Điều này đã làm cho các nước châu Á, trong đó có Hàn Quốc hết sức tức giận Đến ngày 5/4/2005, Nhật Bản lại cho ban hành bộ sách giáo khoa lịch sử mới dành cho bậc phổ thông trong đó tô hồng quá khứ thời quân phiệt, không dùng từ xâm lược khi nhắc đến cuộc chiếm đóng quân sự ở các nước châu Á Sự căng thẳng giữa hai bên tiếp tục tăng lên mà không có dấu hiệu giảm bớt khi Nhật Bản vẫn khăng khăng giữ ý kiến của mình trước những lời yêu cầu xin lỗi và sửa chữa sai lầm từ phía Hàn Quốc Đồng thời, cùng với việc thủ tướng Koizumi của Nhật Bản liên tục đi thăm ngôi đền Yasukuni
Trang 31– ngôi đền thờ tội phạm chiến tranh đã làm cho các nước xung quanh và Hàn Quốc càng nghi ngờ hơn về một chế độ quân phiệt Nhật Bản chưa bao giờ thật sự chấm dứt
Bên cạnh đó, cuộc tranh chấp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc xung quanh quần đảo Takeshima (cách gọi của Nhật Bản) hay Dokdo (cách gọi của Hàn Quốc) trở thành một vấn đề lớn đối với ngoại giao và an ninh của Hàn Quốc Quần đảo này nằm trên biển Nhật Bản hay còn gọi là biển Đông của người Triều Tiên giữa hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng gần hơn về phía Hàn Quốc Nơi đây có nguồn
cá phong phú và trữ lượng dầu khí hydart (một phần khí tự nhiên đóng băng) khá lớn Hiện nay, quần đảo này đang do phía Hàn Quốc kiểm soát nhưng cả Nhật và Hàn đều tuyên bố chủ quyền
+Những thay đổi thuận lợi trong nước
Sau chiến tranh lạnh, mục tiêu chính sách đối ngoại của Hàn Quốc là tập trung sự vận động ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với hoà bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời tìm ra giải pháp thống nhất đất nước bằng biện pháp hoà bình Hàn Quốc mở rộng quan hệ đối ngoại thông qua cải thiện quan hệ với các đồng minh truyền thống, đồng thời xây dựng quan hệ hợp tác với các quốc gia Thế giới thứ ba Phạm vi quan hệ đối ngoại được mở rộng nhờ quan hệ thương mại và các mối liên hệ kinh tế với các quốc gia này Hàn Quốc cũng cố gắng nâng cao quan
hệ với các nước thuộc thế giới thứ ba để đảm bảo sự tiếp cận đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đạt được một sự ủng hộ ngoại giao từ các nước này
-Hợp tác quốc tế và NGO
Hàn Quốc sau chiến tranh Nam – Bắc năm 1951-1953 đã rất nhiều viện trợ
từ các quốc gia trên thế giới và đã thành công trong việc tái thiết đất nước từng bị tàn phá Nhờ sự phát triển kinh tế sau này, năm 1977, lần đầu tiên Hàn Quốc bắt đầu viện trợ máy móc thiết bị cho nước ngoài Từ năm 1980, Hàn Quốc từ một quốc gia phải nhận viện trợ đã trở thành quốc gia đi viện trợ cho các quốc gia khác Gần đây, Hàn Quốc đã trở thành một trong mười quốc gia có quy mô kinh tế lớn nhất trên thế giới
Trang 32Năm 1991, Hàn Quốc thành lập Tổ chức Hợp tác Quốc tế (KOICA) và bắt đầu quản lý một cách thống nhất việc viện trợ kỹ thuật và trao đổi nhân lực Năm
2004, viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Hàn Quốc đạt tới khoảng 40 triệu đô
la Chính phủ và rất nhiều các tổ chức phi chính phủ NGO cũng đang tiến hành viện trợ cho các nước kém phát triển Ở Hàn Quốc, hiện có khoảng hơn 40 tổ chức viện trợ nước ngoài đang hoạt động và đạt được hiệu quả cao với chi phí thấp Năm 1999, những tổ chức này đã lập ra hiệp hội các tổ chức viện trợ quốc tế, tăng cường hợp tác và cùng chia sẻ thông tin Từ năm 2000 đến năm 2004, số tiền viện trợ nước ngoài bình quân hàng năm tăng mức 21,6%
Viện trợ nước ngoài của Hàn Quốc chiếm hơn một nửa số viện trợ cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương Đó là do Hàn Quốc và các tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc đã nhận thức được ngoài những điều kiện gần gũi về địa lý, tương đồng văn hoá, Hàn Quốc còn được coi là mẫu hình phát triển thành công trong khu vực Đó là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hàn Quốc ở khu vực này Nội dung các hoạt động chủ yếu của các tổ chức viện trợ là hoạt động y tế, cộng đồng, giáo dục, chăm sóc trẻ em, phúc lợi xã hội, viện trợ kinh tế,v.v…
-Sự hoạt động của các cơ quan báo chí
Sau khi thành lập Đại Hàn Dân Quốc ngày 15/8/1945, một số tờ báo được phát hành như nhật báo Chosun và nhật báo Đông A, hoạt động ngôn luận đa dạng
và phát triển hơn trước đây
Tuy nhiên, trong thời gian chế độ độc tài, việc tự do ngôn luận báo chí còn gặp nhiều khó khăn Mọi nội dung đều nằm dưới kiểm soát của chính phủ Sau đảo chính quân sự ngày 16 tháng 5, vai trò của cơ quan ngôn luận bắt đầu được quan tâm đến Số lượng báo phát hành tăng nhanh chóng Lý do là, thứ nhất, chính phủ nhận thức báo chí là một ngành kinh doanh; thứ hai, cùng với sự phát triển nhanh chóng công nghiệp hoá, nên việc quảng cáo hàng hoá thông qua báo chí cũng tăng nhanh
Sau những năm 1960, ngành công nghiệp báo chí không chỉ dừng ở báo chí
mà còn xuất hiện nhiều loại như tạp chí tuần, tạp chí tháng, thông tin, đài, ti vi Ngày 12 tháng 5 năm 1956, chương trình truyền hình đầu tiên được đài HLKZ phát
Trang 33sóng tại Hàn Quốc Từ đó đến nay, có rất nhiều thay đổi cho ngành phim truyền hình Hàn Quốc, đặc biệt từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, khi chính phủ Hàn tiến hành tư nhân hoá ngành truyền thông thì nhiều đài truyền hình mới được thành lập như đài truyền hình hình Arirang, đài truyền hình KBS, đài truyền hình MBC và một số đài truyền hình tư nhân và địa phương khác như SBS (Seoul Broadcasting System – Đài truyền hình Seoul), IBM (Incheon Broadcasting System – Đài truyền hình Incheon)…
-Olympic 1988 và World Cup 2002
Olympic 1988 và đặc biệt World Cup 2002 đã quảng bá hình ảnh đất nước đồng thời làm tăng ảnh hưởng của Làn sóng Hàn Quốc trên thế giới Năm 1988, Hàn Quốc đã đăng cai tổ chức Olympic, Thế vận hội thể thao lớn của hành tinh Qua thế vận hội, hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè thế giới theo chiều hướng tích cực Tuy nhiên, phải đến World Cup 2002, văn hoá Hàn Quốc mới thực sự gây ấn tượng với thế giới
Trong cuộc điều tra về đề tài “Ấn tượng về Hàn Quốc sau World Cup 2002” được thực hiện bởi 2 tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế Trung Quốc CITM (China International Tourism Mart) và Hội chợ Du lịch thế giới Taipei (Đài Loan) (ITF) đã cho thấy ấn tượng về Hàn Quốc của người dân thế giới sau khi World Cup 2002 diễn ra tốt hơn nhiều so với trước Đối tượng điều tra gồm 830 người tham dự hội chợ CITM tại Côn Minh, Trung Quốc và 918 người tham dự ITF tại Đài Bắc, Đài Loan vào tháng 11/2002 Cuộc điều tra của CITM cho kết quả 69,7% nói họ cảm thấy ấn tượng hơn, 20,8% cho rằng không có gì thay đổi hơn trước và sau World Cup 2002, 3,2% bày tỏ rằng họ thấy bớt thiện cảm hơn và 6,3% có những ý kiến khác Còn theo kết quả điều tra thực hiện bởi ITF, 27,6% nói rằng rất tốt, 29,81% cho rằng tốt, 28,11% nói bình thường, 3,77% nói không tốt và 1,04% cho rằng tệ [36]
Như vậy rõ ràng World Cup 2002 đã quảng bá hình ảnh Hàn Quốc khá hiệu quả đến dân chúng các nước Không những vậy, nó còn làm tăng vị thế đất nước trên trường quốc tế cũng như tăng sức ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc Đặc biệt với nước láng giềng đồng tổ chức World Cup 2002 là Nhật Bản, World Cup đã xoa
Trang 34dịu bớt hiềm khích trong quá khứ giữa hai nước Người dân Nhật Bản bắt đầu có thiện cảm hơn dễ chấp nhận văn hoá Hàn Quốc hơn Đó chính là cơ hội giúp văn hoá đại chúng Hàn Quốc ào ạt xâm nhập và trở thành làn sóng mạnh mẽ tại đất nước có nền kinh tế lớn thế giới Sau World Cup 2002, việc xuất khẩu văn hoá Hàn Quốc vào Nhật Bản tăng vọt, đặc biệt là xuất khẩu phim truyền hình tăng từ 10,8 triệu won năm 2001 lên 74, 1 triệu won vào năm 2005
Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu phim Hàn Quốc sau Worldcup 2002
xuất khẩu
Tỉ lệ trong tổng lƣợng xuất khẩu Châu Âu 2000
17,8 13,9 15,8 18,5 14,1
82 73,5 70,2 61,4 77,8
0,2
11 4,7 14,5
5 (Nguồn: http://www.koreacontent.org)
World Cup 2002 cũng giúp mở đường cho Hàn Quốc thâm nhập và phát triển tại các thị trường tiêu thụ sản phẩm văn hoá mới như Châu Âu, Bắc Mĩ, đồng thời tăng lượng xuất khẩu sang các thị trường đang chịu ảnh hưởng của Làn sóng Hàn Quốc Bảng thống kê dưới đây cho biết số lượng, tỷ lệ phần trăm trong tổng số lượng xuất khẩu phim Hàn Quốc sang các thị trường Châu Âu, Châu Á và Bắc Mĩ
Trang 35Như vậy, World cup 2002 không những quảng bá hình ảnh của Hàn Quốc mà còn làm tăng ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc thâm nhập vào các thị trường mới như Châu Âu, Mỹ La Tinh
2.1.2.Chính sách ngoại giao công chúng của Hàn Quốc
Nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản trong những năm gần đây đẩy mạnh nâng cao sức mạnh của quyền lực mềm và ngoại giao công chúng Hàn Quốc - một đồng minh của Mỹ - cũng không ngoại lệ, cũng bắt đầu chú trọng đến vấn đề này Đặc biệt, trong cuộc cạnh tranh kinh tế, sự tăng trưởng kinh tế, tăng cường hợp tác với đối tác nước ngoài, xây dựng niềm tin với các nước khác và nhân dân các nước ngoài cũng như tạo dựng hình ảnh quốc gia đẹp là những việc làm không kém phần quan trọng để bán được hàng hoá ra nước ngoài Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak từng trăn trở “ Hàn Quốc là nước có kinh tế lớn thứ 13 trên thế giới với thu nhập 20.000 USD, nhưng lại xếp ở thứ 33 vị trí quốc gia Đây là một vấn đề cần suy nghĩ”[36]
Bảng 2.2: Tín nhiệm quốc gia của Hàn Quốc theo đánh giá của Moody’s
(Tập đoàn định mức tín nhiệm của Mỹ) (Nguồn http://world.kbs.co.kr )
Các chuyên gia nghiên cứu
của Viện phát triển Hàn Quốc KDI
(Korean Development Institute) đã
đưa ra một số dự báo về sự phát
triển và vai trò của Hàn Quốc theo
các hướng chính sau:
Mục tiêu chủ yếu của Hàn
Quốc trong khoảng hai thập niên
tới là thực hiện sự chuyển dịch xã
hội từ một quốc gia công nghiệp
hoá tới một xã hội phát triển Đặc
trưng căn bản nhất của một xã hội phát triển mà Hàn Quốc muốn đạt tới là:
- Tự do và ổn định;
- Thịnh vượng và dồi dào sinh lực;
Trang 36- Xã hội công bằng và phát triển trong sự cân đối
Tự do và ổn định được các nhà chiến lược Hàn Quốc xác định là các điều kiện căn bản mà nhờ đó đất nước tiếp tục tiến lên với các giá trị của dân chủ Người
ta cho rằng Hàn Quốc chỉ có thể phát triển được nếu các giá trị của dân chủ được đảm bảo An ninh xã hội được đảm bảo, rủi ro sẽ bị đẩy lùi Tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự sẽ làm giảm các mối đe doạ từ bên ngoài, vị trí của Hàn Quốc trên trường quốc tế sẽ được cải thiện và đây là một điều kiện quan trọng tạo cơ sở cho Hàn Quốc phát triển trong tự do, ổn định
Giáo sư thuộc Trường chính sách và quản lý công KDI (Korean Development Institute) nhận định, một quốc gia có sự lưu thông tự do của nguồn vốn, con người và thông tin, mở cửa về mọi mặt kinh tế, xã hội, và giao lưu văn hoá, một đất nước với những con người cởi mở, cuốn hút đối với khách nước ngoài, một đất nước của tri thức và học thuật với đông đảo sinh viên nước ngoài, một đất nước với bộ máy điều hành tiên tiến và các ứng dụng nghề nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn toàn cầu, một quốc gia luôn được đánh giá cao trên trường quốc tế với vai trò
đi đầu trong việc giải quyết các xung đột quốc tế và hỗ trợ các quốc gia khác Đây chính là “Tầm nhìn 2030”, kế hoạch dài hạn của chính phủ Hàn Quốc nhằm bảo đảm tương lai của Hàn Quốc trong một thế giới toàn cầu hoá Mục tiêu đến năm
2013 là Hàn Quốc sẽ xếp hạng từ 33 lên 15 trong Top 50 theo bảng xếp hạng vị trí quốc gia, Hàn Quốc sẽ tăng cường đóng góp vào cộng đồng quốc tế phát triển kỹ năng kỹ thuật và nuôi dưỡng
Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc đã đưa ra 5 mục tiêu để tạo ra một nền ngoại giao tiên tiến, hiện đại phù hợp với kỷ nguyên toàn cầu hoá Đó là: 1)
Thắt chặt quan hệ với các nước láng giềng; 2) Mở rộng ngoại giao với các khu vực khác; 3) Thắt chặt quan hệ ngoại giao đa phương; 4) Hỗ trợ cho sự phát triển của các tổ chức Hàn Quốc ở nước ngoài; 5) Hoạt động có hiệu quả ngoại giao văn hoá
Chính phủ Hàn Quốc đã vạch ra chiến lược quan hệ công chúng với những nội dung chủ yếu sau: Trước tiên, trong thời gian đầu, Hàn Quốc xây dựng các cơ
sở truyền thông hiện đại ở Seoul, Tokyo và Beijing Đó là những kênh phục vụ đắc lực cho các nhà lãnh đạo và cộng đồng hải ngoại biết về Hàn Quốc Nhiệm vụ quan
Trang 37trọng trong thời gian đầu này là cung cấp tới các báo đài quốc tế các thông tin chính xác Các bộ trưởng, các đại sứ quán Hàn Quốc là các cơ quan chính thức chịu trách nhiệm trả lời với các phóng viên nước ngoài Chính phủ Hàn Quốc còn xây dựng mạng lưới liên kết giữa phóng viên quốc tế với các chuyên gia một số lĩnh vực kinh
tế, an ninh quốc gia, xã hội… trong một số trường hợp đặc biệt
Thứ hai, chính phủ Hàn Quốc và các chuyên gia các lĩnh vực cùng hợp tác
chặt chẽ với nhau Chính phủ tích cực tiếp nhận tinh thần tham gia đóng góp ý kiến của các cá nhân, cá tổ chức; chính phủ cải cách hệ thống luật pháp, xây dựng cơ sở vật chất hiện đại và đưa ra các kế hoạch, dự án để các cá nhân, tổ chức tham gia cùng giải quyết Hàn Quốc muốn xây dựng một đất nước tiến bộ và dân chủ, các cá thể có vai trò ảnh hưởng không kém so với doanh nghiệp nhà nước
Thứ ba, tận dụng nguồn nhân lực sẵn có, phát triển các chương trình đem lại
niềm tin dài hạn và yêu mến cho Hàn Quốc giữa những du học sinh, các hợp tác lao động, du khách Một hệ thống liên kết 7 triệu người nước ngoài sinh sống ở Hàn Quốc là một trong những tài sản có giá trị
Cuối cùng, đầu tư vật chất và nhân lực phục vụ quan hệ công chúng Đầu tư
trong quan hệ công chúng được coi là chiến lược bởi vì Hàn Quốc đang có nguy cơ tụt hậu về kinh tế và sức mạnh trên thế giới
Chính phủ cũng lập kế hoạch cải thiện chính sách cho người nước ngoài và gia đình nước ngoài đang sinh sống ở Hàn Quốc và đẩy mạnh nền giáo dục mang tầm cỡ quốc tế, thành lập các viện ngôn ngữ, mở rộng tiếng Hàn Quốc ra khắp thế giới và đưa ra một đề án phát triển nghệ thuật, taekwondo ra thế giới nhằm nâng cao
vị trí quốc gia
+Nội dung cơ bản của chính sách ngoại giao công chúng Hàn Quốc
Kể từ khi bùng nổ Làn sóng Hàn Quốc đến nay, qui mô của ngành xuất khẩu văn hoá ngày càng tăng Số lượng sản phẩm văn hoá được sản xuất cũng như số lao động làm trong ngành này ngày càng đông Kinh doanh văn hoá đã khẳng định được ảnh hưởng lớn của nó đối với nền kinh tế đất nước Hàn Quốc và được xem là ngành có giá trị kinh tế cao trong tương lai Hàn lưu không chỉ mang lại lợi ích kinh
tế như góp phần tăng trưởng xuất khẩu ra nước ngoài, mà còn chứng tỏ khả năng
Trang 38cạnh tranh kinh doanh văn hoá ở Châu Á với Nhật Bản; và Hàn lưu đã giành được tình cảm thiện cảm của người dân Châu Á với con người và đất nước Hàn Quốc
Để đạt được thành quả như ngày nay, không thể không kể đến ảnh hưởng của các chính sách do chính phủ ban hành và thực hiện nhất quán từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay
1) Chính sách thời Kim Young Sam (1993-1997)
Tháng 2 năm 1993, tổng thống Kim Young Sam lên nắm quyền đã tiến hành hợp nhất Bộ Văn hoá và bộ Thể dục Thanh thiếu niên thành Bộ Thể thao – văn hoá,
bộ này quản lý luôn ngành Du lịch
Việc sát nhập ngành du lịch vào thành bộ phận của Bộ Thể thao -Văn hoá cho thấy chính phủ coi trọng việc làm kinh tế trong lĩnh vực văn hoá Đây cũng là thời kỳ xuất hiện khái niệm “phồn vinh văn hoá” [문화 복지] và “kinh doanh văn hoá” [문화 산업]
Năm 1994, Cục chính sách kinh doanh văn hoá [문화경영정책국] được thành lập Đây là giai đoạn nảy mầm của Làn sóng Hàn Quốc với sự giới thiệu và phát triển phim truyền hình và âm nhạc Hàn Quốc tại Trung Quốc
2) Chính sách thời Kim Dae Jung (1998-2002)
Tháng 2 năm 1998, Kim Dae Jung lên nắm quyền, xác định rằng thế kỷ 21 chính là thời kỳ của ngành kinh doanh văn hoá Ngày 28 tháng 2 năm 1998, Bộ Văn hoá – Du lịch được thành lập thay cho Bộ Thể thao – Văn hoá Tổng thống Kim Dae Jung đảm nhận luôn chức bộ trưởng của bộ này đã nhấn mạnh rằng “cần tạo điều kiện để văn hoá – nghệ thuật đất nước phát triển chứ không can thiệp vào” Các thuật ngữ “thế kỷ của văn hoá” [문화의 세기], “công ty kinh doanh văn hoá” [문화산업사], “người tri thức mới” [신지식인] được sử dụng phổ biến
Năm 2001, Bộ Văn hoá – Du lịch Hàn Quốc kết hợp với Trung Quốc tổ chức
sự kiện “New Korea Stream 2001” với hoạt động chính là “trình diễn thời trang dạo phố” Hoạt động này thu hút sự chú ý của nhiều phương tiện truyền thông đại chúng
Trang 39nước ngoài như cơ quan tin tức Trung Quốc, đài truyền hình Bắc KInh, đài truyền hình Thượng Hải Phương Đông, TVBS ở Đài Loan, kênh Star TV Hồng Kong, kênh TBS đến từ Nhật Bản,…
Cùng trong năm 2001, Bộ Văn hoá – Du lịch cũng tổ chức chuyến đi tour trọn gói đến nơi quay phim truyền hình “Trái tim mùa thu” Năm 2002, phim truyền hình “Bản tình ca mùa đông” vẫn đang trong quá trình sản xuất nhưng KNTO đã rục rịch khởi động chiến lược tiếp thị tour du lịch đến đảo Nami – nơi quay bộ phim này Năm 2003, tour du lịch này thu hút khoảng 50 đến 60 ngành khách du lịch nước ngoài
3) Chính sách thời Roh Moo Hyun (2003-2007)
Nếu như chính sách của chính phủ thời Kim Dae Jung chủ yếu tập trung vào đầu tư cho kinh doanh văn hoá và những thiết bị văn hoá thì chính sách thời kỳ này lại tập trung vào việc đa dạng các yếu tố văn hoá trên khía cạnh dân chủ trong văn hoá và phát triển cân bằng giữa yếu tố nghệ thuật và kinh doanh trong văn hoá, phát triển văn hoá đặc trưng của từng vùng, miền
Ở thời kỳ này, Làn sóng Hàn Quốc đã phát triển khá mạnh nhưng đây cũng chính là lúc câu hỏi liệu làn sóng này tồn tại lâu dài được hay không? Tân làn sóng Hàn Quốc – một khái niệm mới xuất hiện – thể hiện nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc trong việc cực đại hoá giá trị kinh tế do Làn sóng Hàn Quốc mang lại và phát triển hơn nữa ngành công nghiệp du lịch và văn hoá
Chính phủ cũng thừa nhận tính quan trọng của Làn sóng Hàn Quốc và tiến hành nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển Để hỗ trợ Hallyu phát triển một cách hệ thống, Bộ Văn hoá – Du lịch đã xây dựng và đưa vào hoạt động “Uỷ ban tư vấn về chính sách văn hoá” ; còn chính phủ đã cho thành lập “Hội đồng góp ý kiến cho chính sách hỗ trợ Hallyu”
Tháng 1 năm 2004, Bộ Văn hoá – Du lịch đã thành lập “Quỹ Hàn Quốc trao đổi văn hoá Châu Á” – một quỹ dẫn dắt trào lưu này Ngoài ra, Bộ đã cho thực hiện
“chiến lược tiếp thị Hàn hoá trong du lịch”, chiến lược này chia theo từng vùng:
Trung Quốc và Đông Nam Á
Trang 40- Tiếp tục quảng cáo một cách linh hoạt và tiếp thị hình ảnh mới của đất nước để duy trì Làn sóng Hàn Quốc
- Phát triển những sản phẩm liên quan đến Hàn Quốc
- Tăng tiếp thị vào những đối tượng khách hàng chính
Châu Âu và Châu Mỹ
- Tiếp tục tiếp thị hình ảnh của đất nước đến các nước trong khu vực này
- Làm tăng sự yêu thích của người dân khu vực này với thể thao và văn hoá Hàn Quốc
- Phát triển mạnh những đặc trưng riêng của văn hoá Hàn Quốc
Một trong các hoạt động trong chiến lược này là việc KNTO (Tổ chức Du
lịch quốc gia) tuyên bố lấy năm 2004 – 2005 làm “Năm quảng bá Hallyu”(Năm
quảng bá văn hoá Hàn Quốc) Tổ chức này cam kết sử dụng Hallyu một cách có hiệu qua và biến nó thành nguồn thu nhập cho quốc gia
4) Chính sách thời Lee Myung-bak (2008 – 2012)
Trong bài diễn văn phát biểu khi lên nhậm chức, Tổng thống Lee Myung Bak
đã tuyên bố “Bằng những viễn cảnh rộng lớn hơn, tư thế năng động hơn, Hàn Quốc
sẽ hoà nhập và giao lưu với xã hội quốc tế, và sẽ trải rộng quan hệ ngoại giao toàn cầu Không phân biệt màu da, tôn giáo, giàu nghèo Hàn Quốc sẽ trở thành bạn của mọi quốc gia, mọi người dân thế giới” [26]
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã thông báo sáng kiến ngoại giao
mới hay còn gọi là Kế hoạch châu Á Kế hoạch ngoại giao mới không chỉ là chính
sách đối ngoại trong khu vực châu Á mà còn là một trong những chiến lược toàn cầu quan trọng của Chính phủ Hàn Quốc Đây là kế hoạch hoàn toàn mới so với chính sách ngoại giao 4 nước lớn Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga đã được ông