1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phú Kinh đô đời Hán (Qua phiên dịch, khảo cứu Lưỡng Đô phú của Ban Cố và Nhị Kinh phú của Trương Hành

205 876 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 205
Dung lượng 7,6 MB

Nội dung

lý do lựa chọn đề tài Đề tài Luận văn của chúng tôi nghiên cứu về thể tài kinh đô phú đời Hán là bước khởi đầu cho việc nghiên cứu một trong những văn thể tiêu biểu nhất trong lịch sử vă

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM ÁNH SAO

PHÚ KINH ĐÔ ĐỜI HÁN

[QUA PHIÊN DỊCH, KHẢO CỨU LƯỠNG ĐÔ PHÚ

CỦA BAN CỐ VÀ NHỊ KINH PHÚ CỦA TRƯƠNG HÀNH]

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM

MÃ SỐ: 60 22 40

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN KIM SƠN

HÀ NỘI, 2008

Trang 2

i

Mở đầu

1 Lý do lựa chọn đề tài / 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu / 6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu / 15

4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Khái niệm và thuật ngữ chủ yếu / 16

5 Phạm vi nghiên cứu và phạm vi tư liệu / 18

6 Cấu trúc của luận văn / 19

7 Thuận lợi và khó khăn / 20

8 Đóng góp của đề tài / 21

9 Quy ước trình bày / 22

CHƯƠNG 1

NHỮNG TÁC ĐỘNG NGOẠI SINH

1.1 ĐẾ CHẾ ĐẠI HÁN VÀ CỤC DIỆN ĐẠI NHẤT THỐNG / 23

1.1.1 Sự ra đời của đế chế Đại Hán / 23

1.1.2 Cục diện đại nhất thống / 26

1.2 KINH HỌC NHO GIA VÀ CÁC HỌC PHÁI TƯ TƯỞNG KHÁC / 31

1.2.1 Kinh học Nho gia / 31

1.2.2 Các học phái tư tưởng và học thuật khác / 34

1.3 VĂN HÓA, TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG / 40

1.3.1 Văn hóa / 40

1.3.2 Tôn giáo và tín ngưỡng / 42

CHƯƠNG 2

Những tác động nội sinh

Trang 3

ii

2.1.1 Quan niệm văn học của Nho gia / 44

2.1.2 Quan niệm văn học của Đạo gia / 47

2.1.3 Phú luận đời Hán / 50

2.1.3.1 Phú luận của học giả văn nhân / 51

2.1.3.2 Phú luận của hoàng đế / 53

Trang 4

BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT

Trang 5

Mở đầu

1 lý do lựa chọn đề tài

Đề tài Luận văn của chúng tôi nghiên cứu về thể tài kinh đô phú đời Hán là bước khởi đầu cho việc nghiên cứu một trong những văn thể tiêu biểu nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc và Việt Nam (thời cổ - trung đại), đó là thể PHÚ Nghiên cứu toàn diện về thể phú trên cả hai bình diện đồng đại và lịch đại là đề tài lớn, các vấn đề học thuật mà nó đặt ra là vô cùng phong phú và phức tạp, cần phải dành nhiều thời gian

và công sức sau này Do vậy, trong phần mở đầu, chúng tôi xin trình bày lý do xoay quanh đối tượng nghiên cứu trực tiếp, nhằm giải đáp câu hỏi vì sao chúng tôi chọn kinh đô phú đời Hán như là “đột phá khẩu” cho công việc nghiên cứu Hán phú nói riêng và văn thể phú nói chung của mình

1.1 Xuất phát từ tình hình nghiên cứu thể phú ở Trung Quốc là lý do

thứ nhất quy định sự lựa chọn đối tượng nghiên cứu của chúng tôi

1.1.1 Ở Trung Quốc, kể từ khi phú xuất hiện và phú luận ra đời, vấn đề

mang tính bản thể luận - phú là gì - đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý

của học giới Từ những bài “tự tự” ở đầu các bài phú, những bài “phú luận” có quy mô nhỏ ở đời Hán, cho đến những bài viết nghiên cứu xuất hiện đầu thế

kỷ XX, hay những công trình nghiên cứu công phu về thể phú xuất hiện gần đây nhất; từ các công trình “tập lục hiệu khám” quy mô lớn (toàn tập, tổng tập), các công trình kim dịch, kim chú, đến các tuyển bản lớn nhỏ xưa nay v.v; nói chung, phú luận gia Trung Quốc tự cổ chí kim đều ít nhiều để lại dấu ấn của mình Tuy nhiên, các ý kiến đến nay vẫn chưa đi đến thống nhất, phú khi thì được coi là anh em với thi từ, khi thì bị nhận quàng là họ hàng với tản văn1

Vì thế vấn đề này xem ra vẫn được coi là để ngỏ Điều đó quả thực đã tạo nên sức

các bài mà về văn thể ông gọi chung là văn như: từ, luận, sớ, thư, ký, biểu, lụy, tự, tiên v.v

Nhiều nhà phú học Trung Quốc có chung nhận thức như thế

Trang 6

hấp dẫn đặc biệt đối với bất cứ người nghiên cứu nào Chúng tôi tất nhiên cũng bị lôi cuốn bởi chủ đề nghiên cứu đó

1.1.2 Ở Trung Quốc, phú được coi là văn thể tiêu biểu nhất của văn học đời Hán Địa vị của nó trong lịch sử văn học, do vậy là ngang bằng với một số văn thể mang tính “đại diện cho thời đại” như: “thi” đời Đường, “từ” đời Tống,

“khúc” đời Nguyên v.v Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại và lưu truyền, không văn thể nào lại có số phận nổi chìm như Hán phú, đặc biệt là phú thể vật1

Trong lịch sử hơn 2000 năm của mình, phú thể vật khi được ngợi ca hết lời, khi

bị quy cho hàng loạt tội danh như: ca công tụng đức, coi nhẹ phúng gián, từ ngữ chồng chất, lời lẽ trống rỗng hoa mỹ; tác gia làm phú cũng vậy, người thì trọng

kẻ thì khinh, đủ cả Đặc biệt nhất là trong thời kỳ nổ ra Đại cách mạng văn hóa (1966-1976), kinh đô phú đời Hán đã bị coi là “cặn bã” của chế độ phong kiến, cần phải loại trừ khỏi cuộc sống mới Tuy nhiên, sau sự kiện này, từ thập niên

80 (thế kỷ XX) trở đi, Hán phú, trong đó có kinh đô phú, lại dần dần được học giới chú ý nghiên cứu và đánh giá khách quan địa vị và ảnh hưởng trong lịch sử văn học Trung Quốc Có thể nói, đi tìm sức sống của thể phú cũng chính là một trong những động lực thôi thúc chúng tôi đến với đề tài này

1.1.3 Trong dòng chảy của phú thể vật ở đời Hán, chúng tôi thấy nổi bật thể tài kinh đô phú Nó xuất hiện nhiều ở đầu thời Đông Hán, là anh em ruột thịt với thể tài “thiên tử du liệp” và “thiên tử đại lễ” ở thời Tây Hán Đặc biệt, với những tác gia lớn như Ban Cố (nhà sử học, văn tự học, nhà văn), Trương Hành (nhà văn tự học, thiên văn học, triết học, toán học, nhà văn) và với quy mô đồ sộ chưa

1

Lưu Hiệp trong thiên Thuyên phú sách Văn tâm điêu long định nghĩa về phú như sau: “賦者, 鋪 也; 鋪采摛文,體物寫志也” (Phú giả, phô dã; phô thái si văn, thể vật tả chí dã Dịch nghĩa:

Phú nghĩa là phô trần; phô trần văn hay lời đẹp, mô tả sự vật bộc lộ tình chí) Chúng tôi mượn

hai chữ “thể vật” (chữ thể ở đây nghĩa rộng hơn mô tả) của ông để gọi loại phú mà học giả Trung Quốc thường gọi là tản thể đại phú và mượn hai chữ “tả chí” (chữ tả ở đây ngụ ý khách

thể hóa đối tượng bộc lộ) để gọi loại phú mà học giả Trung Quốc gọi là Tao thể phú hoặc tiểu phú trữ tình Lý do là vì, nếu gọi là tản thể (để đối sánh với Tao thể phú và luật phú) thì sẽ khiến người ta nghĩ loại phú này chỉ có tản văn mà không có vần (thực tế nó là loại vận tản xen kẽ), còn gọi là đại phú (đối sánh với tiểu phú) thì e rằng khái niệm đó tính xác định không cao, bởi đó chỉ là cách gọi cho tiện, thể hiện thói quen trong tư duy phân loại sự vật của người Trung Quốc (cũng như họ gọi Đỗ Phủ là Đại Đỗ, Đỗ Mục là Tiểu Đỗ, hoặc gọi thể loại tiểu thuyết là trường thiên và đoản thiên) Vấn đề này, chúng tôi sẽ còn đề cập lại ở phần biện thể

Trang 7

từng có xưa nay1, phú thể vật thực sự đã tạo nên một hiện tượng không lặp lại của văn thể này về phương diện sáng tác Còn về mặt tiếp nhận, thể tài này với những văn bản tác phẩm “khổng lồ” cũng đã tạo ra những “phản ứng” dị thường đối với phú luận cổ đại và khoảng cách không nhỏ đối với “tầm chờ đợi” của độc giả các đời Nó tựa như những ngọn đại sơn ở Lam Điền hiện vẫn tiềm tàng những viên ngọc quý, vừa thách thức, song cũng lại hứa hẹn những triển vọng, tạo điều kiện cho người nghiên cứu triển khai việc khám phá, từ đó

mà phát hiện ra “chiếc chìa khóa vàng”, giúp tháo gỡ việc nhận diện đặc trưng văn thể của phú Những suy nghĩ đó cũng là lý do khiến chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu thể tài kinh đô phú đời Hán

1.1.4 Mặt khác, từ nguồn tư liệu phú học Trung Quốc rất phong phú và cập nhật, chúng tôi nhận thấy, do ảnh hưởng của quan điểm nghiên cứu trước nay quá sâu sắc về “tính cấp thiết” của đề tài nghiên cứu (thực ra là biểu hiện của tính thực dụng), nên giới phú học Trung Quốc trước đây tuy đã chú ý nghiên cứu kinh đô phú đời Hán, song chưa chú ý đúng mức một số khía cạnh học thuật của

thể tài này, nhất là hai tác phẩm quy mô lớn như Lưỡng đô phú của Ban Cố và Nhị kinh phú của Trương Hành; do vậy, qua Luận văn này, bằng cách khách

quan hóa triệt để đối tượng nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu hai tác phẩm trên, nhận diện chân thực hiện tượng văn hóa và văn học độc nhất vô nhị này, từ đó thay đổi quan niệm “hắt hủi” và thái độ xa lánh của độc giả đương đại đối với chúng Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài Luận văn này, chúng tôi chủ yếu vẫn

chịu sự quy định trực tiếp từ tình hình nghiên cứu phú ở Việt Nam

1.2 Tình hình nghiên cứu thể phú ở Việt Nam, nhất là thời gian gần đây chính là lý do quan trọng khiến chúng tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu này Qua Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Phạm Tuấn Vũ và Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn của Nguyễn Thị Tú Mai2, chúng tôi được biết khá tường tận về tình hình

1

Theo thống kê về lượt chữ trong một số bài phú của nhà phú học Khương Thư Các, Thiên tử du liệp phú (còn gọi là Tử Hư phú và Thượng Lâm phú) của Tư Mã Tương Như gồm 3523, bốn bài phú của Dương Hùng là Cam Tuyền phú, Vũ liệp phú, Trường Dương phú, Hà Đông phú cộng lại cũng chỉ 4179, vậy mà riêng Lưỡng đô phú của Ban Cố đã 4702, còn Nhị kinh phú của Trương Hành thì lên đến 7696 [Biền văn sử luận, Nhân dân Văn học Xuất bản xã, 1986, tr.221]

2

Luận án của Phạm Tuấn Vũ nhan đề là Thể phú trong văn học Việt Nam trung đại (GS.TSKH

Bùi Văn Ba hướng dẫn), được bảo vệ năm 2002 (vào thời điểm ấy, ở Việt Nam, ông được coi là

Trang 8

nghiên cứu thể phú ở Việt Nam Có thể nói, ở thời kỳ trung đại, Việt Nam chủ yếu mới chỉ xuất hiện phú luận, song số lượng không nhiều, ý kiến cũng chưa

có gì đặc biệt, chủ yếu tiếp thu từ phú luận Trung Quốc1

Từ thập niên đầu thế kỷ XX trở đi, khi văn học Việt Nam từng bước hòa nhập quỹ đạo văn học thế giới, mới thấy xuất hiện một số giáo khoa thư giới thiệu về thể phú dùng để dạy học, các sách chuyên luận còn chưa ra đời Nói một cách khác, nghiên cứu phú ở ta không trở thành một hiện tượng như ở Trung Quốc; hơn nữa công việc đó, nếu so với các văn thể khác, nhất là với thơ, thì cũng kém xa về cả bề rộng lẫn chiều sâu Điều đó thể hiện khá rõ khi quan sát lịch sử nghiên cứu thể phú ở Việt Nam những năm 60 - 70 (thế kỷ

XX) Chúng ta gần như không thấy xảy ra hiện tượng cấm đoán nghiên cứu phú và dập vùi tác phẩm phú như đã từng xảy ra ở Trung Quốc trong Đại cách mạng văn hóa2 Tình hình nghiên cứu phú về sau cũng đã được chú ý hơn trong các công trình văn học sử và thi pháp học, song mô tả về nó vẫn còn chưa được đầy đặn Một số hợp tuyển, tuyển tập, tổng tập có đưa phú vào, song số lượng ít hơn nhiều các thể loại khác và cách giới thiệu cũng vẫn là chiều theo số đông độc giả từ lâu bị đứt đoạn với văn hóa văn học truyền thống Một vài công trình dịch thuật về lịch sử văn học Trung Quốc cũng cung cấp thêm tư liệu tác phẩm và tri thức cơ bản về thể phú cũng như thành tựu phú học ở Trung Quốc, song tác phẩm phú không được giới thiệu hoàn chỉnh, nên cũng rất khó hình dung diện mạo, nhận chân đặc điểm Rải rác cũng có người rất dũng cảm vì “dám” chọn đề tài nghiên cứu gai góc này) Sau đó là Luận văn của

Nguyễn Thị Tú Mai, nhan đề là Cảm hứng hài hước châm biếm trong phú Nôm giai đoạn từ cuối Lê đến cuối Nguyễn (PGS.TS Nguyễn Đăng Na hướng dẫn), được bảo vệ năm 2003 Do

tình hình nghiên cứu về thể phú ở Việt Nam được nói khá kỹ ở hai công trình trên, nên ở đây chúng tôi chỉ đưa ra những nhận xét khái quát của mình liên quan đến việc trình bày lý do lựa chọn đối tượng nghiên cứu

Trang 9

một số bài viết trên diễn đàn khoa học bàn về phú, song mới chỉ dừng lại mức

độ giới thiệu về một vật thể lạ “ít người biết đến” Đối tượng nghiên cứu của các bài viết hoặc nghiêng về phú Nôm, hoặc vẫn chỉ dừng lại ở những tư liệu văn bản chữ Hán chưa đầy đủ diện mạo đã được dịch ra tiếng Việt Việc dịch thuật, nghiên cứu diễn ra khá lẻ tẻ ngẫu hứng và vì không được triển khai một cách hệ thống, nên cũng không tạo nên được hiệu ứng xã hội Nguyên do của hiện tượng trên tồn tại ở cả hai phía: khách thể nghiên cứu thì quá khó khăn phức tạp, đặc biệt là về phương diện văn bản học, văn tự học, văn hiến học; còn chủ thể nghiên cứu thì vốn lực lượng đã ít, lại hổng tri thức cơ bản về văn thể, văn hóa cổ đại và không được chuẩn bị đầy đủ về phương tiện

Do vậy, trước thời điểm năm 2002, tức trước khi Phạm Tuấn Vũ hoàn thành luận án tiến sĩ, thì ở Việt Nam, công bằng mà nói, chúng ta vẫn chưa thấy xuất hiện một công trình nghiên cứu đáng kể nào Luận án của Phạm Tuấn Vũ thể hiện rất rõ tinh thần khoa học và thái độ thận trọng, nhất là những lời nhận xét đánh giá, hay những ý kiến bàn luận có tính chất bản thể về thể phú Nghiên cứu về thể phú ở Việt Nam, một trong những điều mà tác giả luận

án ý thức rất sâu sắc, đó là sự cần thiết phải có những hiểu biết đến nơi đến chốn về thể phú ở Trung Quốc Ông viết ngay ở đầu chương một của luận án:

“Thực tế cho thấy, giá trị của những sự nghiên cứu thể phú ở Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào hiểu biết phú Việt Nam mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết phú Trung Quốc” [52,17] Tác giả luận án lại nói rõ và nhấn mạnh hơn ở trang sau: “Những giá trị phổ biến của thể tài và những giá trị đặc thù của phú Việt Nam sẽ nổi bật hơn dưới cái nhìn đối sánh phú Việt Nam và phú Trung Quốc ở những vấn đề trọng yếu Những đúc kết mang tính lý luận về thể tài, nếu có được, cũng phải xuất phát từ đây” [52,18] Từ thực tế nghiên cứu của mình, chúng tôi rất tán đồng với ý kiến đó Vấn đề mang tính bản thể luận

- phú là gì - quả thực không hề đơn giản và chắc chắn không thể giải quyết chỉ

trong một sớm một chiều Chúng tôi nghĩ rằng, mình phải có sự chuẩn bị, phải làm nhiều việc cần phải làm để có đủ điều kiện cần thiết trước khi bước vào

“cao đàm khoát luận” Lịch sử nghiên cứu thể phú ở Trung Quốc đã giúp chúng tôi có câu trả lời hết sức minh xác Nhận thức này của chúng tôi càng

được củng cố khi gần đây đọc phần viết Lược khảo phú chữ Hán Việt Nam của

Trang 10

Thạc sĩ Đinh Thanh Hiếu (thuộc Phần bốn: Quá trình vận động của hệ thống thể loại

và ngôn ngữ trong văn học trung đại Việt Nam, trong bộ sách Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX Những vấn đề lý luận và lịch sử do PGS TS Trần Ngọc Vương chủ biên Nxb Giáo

dục, 2007, tr.611-656) Những trang viết về phú Việt Nam trong bộ sách này đã khiến người đọc phải thán phục Từ khả năng bao quát tư liệu, khảo sát giám định văn bản, đến việc phiên dịch và nghiên cứu, người viết cho thấy sự vượt trội của mình trong lĩnh vực nghiên cứu phú ở Việt Nam Những thành công

đó quả thực đã củng cố niềm tin cho chúng tôi rất nhiều khi lựa chọn hướng đi

và bước đi cụ thể cho đề tài Luận văn của mình

1.3 Một lý do nữa cũng xin được nói thêm, đó là lý do từ chính chủ thể nghiên cứu Nghiên cứu văn hóa, văn học Trung Quốc và Việt Nam thời cổ đại

và trung đại, vấn đề tri thức về Hán ngữ cổ đại luôn luôn được đặt ra và đòi hỏi ngày một cấp thiết Trên con đường tiến tới tương lai, chúng ta ngày càng lùi xa cổ nhân, hố ngăn cách ngày một lớn Do vậy, chọn đề tài như kinh đô phú ở đời Hán, đối với bản thân, chúng tôi nghĩ, sẽ có điều kiện học tập thành tựu phú tác của tiền nhân và tiếp thu thành quả nghiên cứu của nhiều thế hệ học giả, qua đó đúc rút kinh nghiệm, đẩy nhanh quá trình “nối dòng đã đứt”, khỏa lấp được sự thiếu hụt về tri thức, từ đó nâng cao hiệu quả công việc nghiên cứu trong tương lai của mình

2 lịch sử vấn đề nghiên cứu

Lý do chủ yếu đưa chúng tôi đến với đề tài này chính là tình hình nghiên cứu thể phú; do vậy ở đây, chúng tôi xin lược thuật vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề Như đã nói trên, do tự thân chưa có điều kiện khảo sát, nên chúng

tôi sẽ không trình bày lại lịch sử vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam, bởi vấn đề

đó đã được phác họa tương đối đầy đủ trong hai công trình nghiên cứu về phú của Phạm Tuấn Vũ và Nguyễn Thị Tú Mai (chúng tôi không làm được hơn và muốn thực hiện nó ở một công trình khác); ở đây chỉ xin khái lược tình hình nghiên cứu kinh đô phú nói riêng và phú thể vật nói chung ở Trung Quốc1

Trang 11

2.1 Phú là văn thể xứng đáng được coi là tiêu biểu nhất của văn học đời Hán Tuy nhiên, trong lịch sử văn học Trung Quốc, không có văn thể nào lại

có số phận lận đận như Hán phú; đặc biệt là thể tài kinh đô phú nói riêng và phú thể vật nói chung Ngay từ khi ra đời, phú thể vật đã phải chịu cảnh người khen kẻ chê Lạ hơn nữa là, không chỉ người đọc mà ngay cả người sáng tác ra

nó cũng lên tiếng chỉ trích1 Sau đời Hán, trong thời kỳ dài gần 2000 năm, khi

mà thể phú đang còn được sáng tác, thì phú thể vật đời Hán vẫn không ngớt đón nhận những lời khen chê, phê phán từ các nhà phú luận chịu ảnh hưởng sâu sắc (đến mức vô thức) của quan niệm văn học Nho gia2

2.2 Bước sang thời Cận đại, trước sự đổi thay của xã hội, sáng tác phú tựa như ngọn nến tàn lụi dần rồi tắt hẳn, nhường chỗ cho tiểu thuyết và hý khúc Ở thời điểm đó (1900 đến 1949), “nghiên cứu văn học thể phú không có những phê phán và tranh luận kịch liệt, chỉ xuất hiện mấy cuốn chuyên trứ và mấy chục bài viết”[129] Một số học giả nổi tiếng như Chương Thái Viêm, Lưu Sư Bồi, Hồ Thích có những ý kiến sắc sảo3, nhưng lại chọn góc nhìn hẹp

từ bên ngoài văn học Tuy nhiên công bằng mà nói, một số học giả như Vương thế kỷ XX, còn các vấn đề chi tiết về phú luận cổ đại và phú học cận hiện đại, xin được kết hợp trình bày cụ thể ở các chương của Luận văn Đối với tình hình nghiên cứu thể phú ở ngoài Trung Quốc, chúng tôi cũng xin tìm hiểu vào dịp khác

1

Tư Mã Thiên, Dương Hùng, Ban Cố, Trương Hành, Vương Sung v.v ở đời Hán, khi bàn về phú, mặc dù khẳng định, song ít nhiều đều có chỉ trích phú tác ra đời trước đó

2

Phú học gia Tung Phàm trong bài Hán phú nghiên cứu sử thuật lược cho biết, thời

Ngụy-Tấn-Nam Bắc triều, khi vị thế độc tôn của Kinh học đời Hán bị giải thể, Tào Phi, Tào Thực, Lục Cơ, Cát Hồng, Thẩm Ước đều khẳng định địa vị không thể cao hơn của Hán phú nói riêng và thể phú

nói chung; song cũng thời kỳ đó, Tả Tư khi sáng tác Tam đô phú và viết tựa cho bài đại phú này,

đã chỉ trích Hán phú khoa trương, hư cấu Cùng với Tả Tư, thì Hoàng Phủ Bí và Chí Ngu cũng phê phán khá nặng nề Ngay cả Lưu Hiệp, văn luận gia có thành tựu cao nhất về nghiên cứu phú

thời đó, trong tác phẩm Văn tâm điêu long cũng có lúc “thể hiện tư tưởng chính thống tông kinh

và minh đạo Đầu đời Đường, vua Thái Tông và các nhà thơ như Vương Bột, Dương Quýnh, Lưu

Tri Kỷ v.v vẫn còn cho phú là “văn thể phù hoa, vô ích khuyến giới”, thậm chí Lưu Miện còn mạt sát phú là “vong quốc chi âm” [161] Từ đời Tống trở đi, tình hình vẫn là như vậy Vấn đề này quá rộng, chúng tôi xin được đề cập chi tiết ở một công trình khác

3

Chương Thái Viêm cho phú có nguồn gốc từ “tiểu học”, Lưu Sư Bồi thì nói về quan hệ giữa thể phú và văn tự học, còn Hồ Thích thì từ góc độ phát triển ngôn ngữ văn học để nhìn nhận tính chất văn học của thể phú Ông cho phú “lời ca vang dội, đẽo gọt a dua, lời nhiều ý ít, đây là

sự mở đầu của văn quý tộc ” Ý kiến của ông đã gặp phải sự phản đối của Quách Thiệu Ngu:

“ những người nghiêng về văn bạch thoại, lại đi mạt sát giá trị của từ phú và biền văn” Quách Thiệu Ngu có ý chỉ ra sự thiên lệch, coi nhẹ thể phú của Hồ Thích v.v

Trang 12

Phan, Phó Cánh Sinh, Lưu Đại Kiệt vẫn có những đánh giá khá mới mẻ về phú1 Các nhà phú học như Phùng Nguyên Quân, Đào Thu Anh, Vạn Man hay Giản Tông Ngô (Đài Loan) cũng có những lý giải khoa học đáng chú ý2

Chính

ở thời kỳ này, phú thể vật đời Hán lại được đề cao3

Thế nhưng chừng đó cũng chỉ được coi là chút xoa dịu trước khi nó phải nếm trải những trận “phê đấu” không thương tiếc trong Đại cách mạng văn hóa (1966-1976)

2.3 Trong khoảng thời gian từ 1950 đến 1977, phê bình văn học phần nhiều chỉ quan tâm đến vấn đề chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lãng mạn (tích cực hay tiêu cực) và chủ nghĩa yêu nước, nên nghiên cứu văn học về thể phú

cũng mang những đặc điểm của thời đại đó Cuốn Trung Quốc văn học sử do

sinh viên lớp 1955 Khoa Trung Văn, Đại học Bắc Kinh biên soạn, mặc dù ra đời trước 1966, song về cơ bản, vẫn giữ thái độ phủ định đối với phú thể vật ở

1

Vương Phan đặt Hán phú, từ phú Lục triều ở địa vị ngang hàng, tiến hành so sánh về sự hình

thành và đặc sắc của nó, cho rằng Hán phú là phú trường thiên, thoát thai từ Sở thanh Tao

thể, đặc điểm của Hán phú là lý tưởng, phúng thích, chuộng chữ lạ Bài Hán phú dữ bài ưu

(Hán phú và người diễn hề) của Phó Cánh Sinh viết, “Hán Vũ Đế, Tuyên Đế, Thành Đế đều

không phải là người yêu thích văn học chân chính, các nhà làm phú về mặt sở hữu là những người được đãi ngộ và bị coi như kẻ diễn hề ”, văn học biểu đạt tình ý, “mỹ cảm không giống với khoái cảm, mà Vũ Đế, Tuyên Đế đều là những kẻ ngoại đạo đi tìm khoái cảm trong phú” Dựa vào đó, ông cho rằng, “các nhà làm phú thời Đông Hán đã thoát khỏi thói quen

diễn hề, trong từ phú đã chứa đựng khí tượng của học giả” Cuốn Trung Quốc văn học sử

của Lưu Đại Kiệt, quyển thượng, cũng có những kiến giải độc đáo Tuy nhiên, ông có ý

nghiêng về ca ngợi từ phú các đời Ngụy Tấn

2

Phùng Nguyên Quân trong bài viết Hán phú dữ cổ ưu (Hán phú và con hát xưa) cho rằng,

nên chú ý ảnh hưởng của con hát xưa đối với Hán phú, một số đặc điểm về thể chế của Hán phú có mối quan hệ trực tiếp đến phẩm chất và thân phận của các tác gia Hán phú Cuốn

Nghiên cứu lịch sử Hán phú của Đào Thu Anh thì xác lập tiêu chuẩn “ngôn tình” cho Hán phú Còn Vạn Man trong bài viết Bàn về phú của Tư Mã Tương Như thì khẳng định, từ vựng

phong phú giàu có trong phú của Tư Mã Tương Như “hơn nửa không phải là sao chép từ Thi kinh, Sở từ, hiển nhiên là đào luyện từ phương ngôn thời Lưỡng Hán mà ra, được vận dụng

một cách táo bạo vào trong bài phú” Các học giả Đài Loan như Giản Tông Ngô đã có không

ít thành tựu nghiên cứu Hán phú từ phương diện phương ngôn

số tác phẩm, còn đời Tống về sau thì không đề cập đến phú nữa

Trang 13

đời Hán, cực lực khẳng định đối với phú tả chí cuối thời Đông Hán Tất nhiên,

đó cũng là ý kiến có tính đại diện đương thời Các tác giả đã tổng kết được 4 đặc điểm của phú thể vật đời Hán, đó là văn học quý tộc, phô trương chồng chất, ngôn từ trống rỗng, bắt chước mô phỏng; cho rằng “nội dung đại phú

trống rỗng, chỉ chuộng đẽo gọt tô vẽ, là tác phẩm của chủ nghĩa hình thức

cực đoan” Tuy nhiên, các tác giả cũng thừa nhận các bài phú “chủ yếu là thể

vật, chứ không trực tiếp tô hồng cho tư tưởng hủ bại của giai cấp thống trị, vì

thế mà đối với chúng ta mà nói, tuy không có lợi, cũng không thấy có hại gì

lớn, mà còn hoặc nhiều hoặc ít có giá trị nhận thức nhất định Còn như kỹ xảo điều từ khiển chữ, cũng có tác dụng đối với các tác gia sau này”1

Một tác giả khác là Trần Giới Bạch thì cho rằng, về tổng thể, Hán phú là

văn học phản hiện thực chủ nghĩa, hình thức chủ nghĩa2

Các học giả Trịnh Mạnh Đồng, Lưu Khai Dương, Lý Gia Ngôn v.v, tuy cũng chịu ảnh hưởng của thời đại, nhưng do chú ý nhất định tới bản thân văn học, nên đã có những nhận thức và đánh giá khá tỉnh táo đối với Hán phú Trịnh Mạnh Đồng đề xuất: “chủ nghĩa Mác dạy chúng ta, đánh giá một tác phẩm văn học, không thể chỉ xem điều mà tác phẩm ấy phản ánh là cuộc sống của giai cấp nào, mà phải thấy được

ý nghĩa xã hội có trong nội dung tác phẩm”; đồng thời chỉ ra, Hán phú phản

ánh cuộc sống của đế vương quý tộc, do vậy lựa chọn thái độ coi khinh phủ định đối với nó là điều đáng nói, song cũng phải thấy, về nội dung tư tưởng, Hán phú biểu hiện sự phồn vinh của đế quốc Hán, sự phúng gián đối với đế vương và sự vạch trần đối với tính hủ bại của chế độ phong kiến; còn về nghệ thuật, Hán phú “có sắc thái lãng mạn nồng hậu và hơi thở khỏe khoắn, chính vì

vậy sau này các học giả đều nói nó phô trương dương lệ Điều đó ở một số

phương diện mà nói, có lẽ ít nhiều giảm bớt giá trị mỹ học của nó Tuy nhiên,

tinh thần cơ bản của nó vẫn là có tính hiện thực”3 Lý Gia Ngôn cho rằng,

“Hán phú mặc dù về cơ bản là hình thức chủ nghĩa, nhưng cuối cùng nó vẫn

3

鄭孟彤:《漢賦的思想與藝術》,《文學遺產增刊》, 第 6 輯。Trịnh Mạnh Đồng: Tư tưởng

và nghệ thuật của Hán phú, đăng trên tạp chí Văn học di sản tăng san, tập 6

Trang 14

có tính sáng tạo nhất định Hán phú tập trung biểu hiện đặc điểm ngữ văn của dân tộc Hán, đồng thời phát huy hiệu quả tác dụng của nó trong văn học, phong phú cho ngôn ngữ và phong cách của văn học đời sau, có tác dụng rèn luyện ở thời kỳ đầu đối với văn học tả cảnh đời sau v.v”1 Lưu Khai Dương cho rằng,

Hán phú có khuyết điểm nghiêm trọng, “từ ngữ chồng chất, chú trọng mô phỏng”, do vậy ông chỉ đánh giá cao ưu điểm tác phẩm của Tư Mã Tương Như

Cho đến thập niên 60-70, những người theo đuổi định hướng nghiên cứu Hán phú, do hoàn cảnh lịch sử đã buộc phải treo bút2 Phú thể vật nói chung và kinh đô phú nói riêng, do ở trong xu thế đó, nên mức độ phê phán tất nhiên đã được đẩy lên đến mức cao nhất Nhìn từ góc độ tiếp nhận, thật hiếm khi chúng

ta được chứng kiến một “độ vênh” lớn đến như vậy về tầm chờ đợi giữa văn bản tác phẩm và người đọc Hố ngăn cách giữa cổ nhân và kim nhân vốn đã thành vấn đề, nay càng bị nới rộng và khoét sâu thêm Nhiều người chỉ dựa vào lời phán quyết, tức những đánh giá về Hán phú từ lập trường chính trị xã hội và quan điểm đấu tranh giai cấp trong một vài công trình có tính quyền uy lúc bấy giờ, không cần đọc văn bản tác phẩm, vẫn viết bài chỉ trích Hán phú là

“cặn bã”, “rác rưởi” của chế độ phong kiến, đề xuất ý kiến loại bỏ nó khỏi cuộc sống của xã hội mới

2.4 Từ năm 1980 trở đi, việc nghiên cứu Hán phú ở Trung Quốc, nhờ lật

đổ “bè lũ bốn tên” và tiến hành công cuộc “cải cách khai phóng” mới được khởi động lại Bước sang thời kỳ này, nhờ sự đổi mới về quan niệm văn học, nên việc nghiên cứu văn học thể phú đã có những bước phát triển, phồn vinh

và sáng tạo Điều đó thể hiện khá rõ trên ba phương diện:

Thứ nhất là chỉnh lý văn hiến và nghiên cứu Các bộ tổng tập phú ra

2

Tiêu biểu nhất là trường hợp của Cung Khắc Xương Bản thảo cuốn Hán phú nghiên cứu

khoảng 14 vạn chữ được ông chỉnh sửa gia công từ Luận án tiến sĩ Hán tứ đại phú gia sơ thám

(bảo vệ năm 1962 tại Đại học Sơn Đông), công việc hoàn tất từ đầu thập niên 60, đã được nhà xuất bản đánh giá cao và đưa ngay vào kế hoạch xuất bản; song Đại cách mạng văn hóa nổ ra (1966), bản thảo đó đã bị thiêu hủy Hơn mười năm sau, vào khoảng năm 1979, khi “bè lũ bốn tên” bị lật đổ, Cung Khắc Xương mới lại được trở lại công việc nghiên cứu Hán phú của mình

3

Chẳng hạn: Toàn Hán phú [122], Đôn Hoàng phú hiệu chú (Phục Tuấn Liên, Cam Túc Nhân

Dân Xuất bản xã, 1994).

Trang 15

xuất bản Sự xuất hiện của các tuyển bản phú đã xúc tiến sự phổ cập, thưởng thức tác phẩm phú và sự phồn vinh của nghiên cứu thể phú Tuyển bản mang

tính chất thông sử hay đoạn đại sử chủ yếu có Lịch đại từ phú tuyển1 do Lưu Trinh Tường và Lý Phương Thần tuyển chú, Lịch đại phú dịch thích2

do Lý Huy và Vu Phi dịch thuật chú thích, Trung Quốc lịch đại phú tuyển3 do Tất Vạn Thầm, Hà Bái Hùng, La Khang Liệt v.v tuyển chú, Trung Quốc lịch đại phú tuyển4 do Doãn Trại Phu v.v tuyển chú, Hán phú thưởng tích5 của Cừu Trọng Khiêm v.v Các tuyển bản đó phần lớn là nhằm phổ cập từ phú, số

lượng tác phẩm được tuyển vừa phải, chủ yếu chọn phú các đời Hán, Ngụy, Lục triều Tuy nhiên chúng đều có điểm khá giống nhau, đó là chỉ chú trọng

phú tả chí, còn “tảng lờ” đối với phú thể vật, nhất là Lưỡng đô phú của Ban Cố

và Nhị kinh phú của Trương Hành

Thứ hai là nghiên cứu lịch sử thể phú và phê bình tác gia tác phẩm

Thời kỳ này, phê bình văn học thể phú xuất hiện cảnh tượng rất phồn vinh, chuyên luận xuất bản gần 30 cuốn, bài viết có liên quan được công bố hơn

1000 bài, tác gia tác phẩm từ Tiên Tần đến Cận đại đều được đề cập đến, số lượng thành quả nghiên cứu nhiều, diện quan tâm khá rộng Quan niệm và phương pháp phê bình văn học cũng xuất hiện không khí đổi mới

Phú thể vật đời Hán đã bắt đầu thu hút được sự chú ý của các nhà

nghiên cứu Tuy nhiên chủ yếu vẫn là những bài viết “chiêu tuyết” cho thể tài

này Chẳng hạn, bài viết Luận Hán phú của Cung Khắc Xương[151] cho rằng, cần đánh giá công bằng đúng đắn Hán phú, dành cho nó một địa vị nhất định

Hai bài viết Thử bàn về phúng dụ của Hán phú6, Lại bàn về phúng dụ của Hán phú7 của Khang Kim Thanh, bài Biện luận phúng dụ của Hán phú8 của Tất

Vạn Thầm, bài Thi phú phúng gián tản luận của Cung Khắc Xương[154] v.v,

Trang 16

thì nỗ lực xua tan định kiến trước kia dựa vào chủ đề “khuyến bách phúng nhất” để phủ định giá trị của Hán phú, chỉ rõ Nho gia đời Hán nhấn mạnh phúng gián là có mối liên hệ với tư tưởng tông kinh tôn Nho của họ, dùng nó

để phê bình Hán phú, vô hình trung đã quay lưng lại với quy luật phát triển

của văn học nghệ thuật Khang Kim Thanh khẳng định, phú thể vật đời Hán

đã lựa chọn phương pháp “dĩ tụng vi phúng” (dùng ca tụng để phúng gián), còn

Tất Vạn Thầm cho rằng, “xuất phát từ quan điểm phúng dụ nghiên cứu ý

nghĩa tư tưởng của đại phú đời Hán, hoặc khẳng định hoặc phủ định, đều không tránh khỏi phiến diện chủ quan” Những bàn luận đó đã tạo tiền đề quan trọng cho việc đánh giá vẻ đẹp hình thức nghệ thuật của phú thể vật đời Hán

Bài viết Bàn về đặc sắc nghệ thuật của Hán phú1 của Chu Nhất Thanh đã

thay đổi hẳn thái độ phủ định và phê phán trước kia Sau đó, các bài viết Bản chất nghệ thuật của đại phú2 của Phùng Tuấn Kiệt, bài Trái tim của nhà làm

phú, bao quát vũ trụ - Bàn về Hán phú “dĩ đại vi mỹ”3 của Hà Tân Văn, bài

Hình thái to lớn mỹ lệ của cái đẹp – mỹ học của Hán phú4 của Ngô Công

Chính, bài Bàn về vẻ đẹp hình thức của đại phú đời Hán5 của Doãn Để Đình,

bài Nghiên cứu mới về đại phú đời Hán – Tìm hiểu ý thức không gian của Hán phú6 của Chu Lập Tân, bài Bàn về thế giới không gian của đại phú đời Hán7

Hán7 của Dương Cửu Thuyên v.v, đã khẳng định đầy đủ ý thức thẩm mỹ và

phong cách thẩm mỹ “dĩ đại vi mỹ” (lấy to lớn làm đẹp), “dĩ cự lệ vi mỹ” (lấy to lớn mỹ lệ làm đẹp) v.v của đại phú đời Hán

Cùng với phú thể vật được chú ý thì phú kinh đô cũng trở thành điểm

nóng8 Một số bài viết đã nỗ lực giải thích sự xuất hiện và phát triển của phú

đô ấp từ góc độ văn hóa; chẳng hạn, bài Bàn về phú kinh đô cung điện vườn

Tình hình cụ thể, chi tiết về nghiên cứu kinh đô phú đời Hán, nhất là đối với hai tác phẩm

Lưỡng đô phú của Ban Cố và Nhị kinh phú của Trương Hành, chúng tôi sẽ trình bày ở các

chương thuộc Nội dung chính.

Trang 17

tược săn bắn đời Hán[184 ] của Hồ Niệm Di; bài Sau khi vẻ huy hoàng qua đi

thấy chất phác - nhìn ý nghĩa văn hóa của phú kinh đô cung điện vườn tược săn bắn đời Lục triều1

của Vu Dục Hiền, bài Áp lực văn hóa của đế đô trung

tâm luận - xem xét ý nghĩa của phú kinh đô cổ đại [187] và bài Triều chính và

sự tiêu trưởng của sự vật và hiện tượng dân tục - xem xét chỉ hướng văn hóa

của phú kinh đô cổ đại [188] của Lý Bính Hải v.v Bài viết của Vu Dục Hiền

cho rằng, “với tư cách là thể loại văn học nhạy cảm thần kinh của xã hội, phú kinh đô cung điện vườn tược săn bắn do tính xã hội mãnh liệt của đề tài và sắc

thái nhân văn, khiến nó càng có ý nghĩa ghi dấu thời đại” Các bài Từ kinh đô

phú nhìn văn phong đương thời[185] của Lý Tiểu Thành, bài Đọc đô ấp phú đời Minh trong Lịch đại phú vựng[186] của Mã Tích Cao v.v, đều là lấy phú

đô ấp làm đối tượng nghiên cứu

Việc học tập đối với phê bình lý luận phương Tây đã tạo ra những cách

tiếp cận mới Các bài viết Từ góc độ “tính” tìm hiểu bài phú Cao Đường và

Thần nữ của Tống Ngọc2 của Cung Duy Anh, bài Bàn về sự sùng bái thần

cây ở Ba Thục – kiêm luận “phú gia chi tâm” của Tư Mã Tương Như v.v3 của

Chung Sĩ Luân, bài Dùng học thuyết Phờ rớt giải thích lại Lạc thần phú4

bài Bàn về chức năng tự sự của phú và sự tham dự của nhà làm phú trung cổ đối với sự kiện5

của Lâm Thế Phương v.v, đều có những góc nhìn mới mẻ đối

đối với tác phẩm Sự hưng thịnh, suy vong của phú thể vật đời Hán là chủ đề

quan trọng của nghiên cứu Hán phú thời kỳ này; trong đó bài viết Thử từ phương pháp hệ thống nhìn sự hưng thịnh và tiêu vong của đại phú đời Hán6

Trang 18

của Tạ Minh Nhân là sự giải thích khá mới mẻ về sự phát triển văn học của

thể phú

Sự quan tâm đối với phú luận cổ đại cũng là nét mới trong nghiên cứu

phú thời kỳ này Các bộ chuyên trứ về phú luận lần lượt xuất hiện, như Lịch đại phú luận tuyển1

của Cao Quang Phục, Lịch đại phú luận tập yếu2 của Từ Chí Tiêu, Trung Quốc phú luận sử cảo3 của Hà Tân Văn v.v; ngoài ra, cuốn

Từ phú thông luận của Diệp Ấu Minh có một chương “Lịch đại từ phú nghiên cứu khái thuật”, cuốn Phú học khái luận của Tào Minh Cương có một

chương chuyên luận “phú tập và phú thoại”4

Các bài viết riêng lẻ chủ yếu là tìm hiểu về “phú luận của Lưu Hiệp” Ngoài ra, cũng có bài bàn luận về Tư

Mã Thiên, Dương Hùng, Ban Cố, Tiêu Thống và phú luận của các đời

Thứ ba là giao lưu và hợp tác học thuật Giới phú học Trung Quốc thời

kỳ này đã tổ chức được 2 lần hội thảo có tính toàn quốc và 4 lần hội thảo mang tính quốc tế5

Trên đây là những nét phác thảo chung nhất về phú học ở Trung Quốc thế

kỷ XX1, ít nhiều có mối liên quan đến đối tượng nghiên cứu của Luận văn

1989 tại Giang Du, tỉnh Tứ Xuyên

Hội thảo phú học Quốc tế đầu tiên do Đại học Sơn Đông, Hội nghiên cứu phú học, Đại học Sư Phạm Hồ Nam, Đại học Sư Phạm Tứ Xuyên v.v phối hợp tổ chức tại Tế Nam, Sơn Đông năm

1991 (Các bài viết phần lớn đều được công bố trên tạp chí Văn Sử Triết số 5/1991) Hội thảo

phú học Quốc tế lần thứ hai do Đại học Trung Văn Hồng Kông tổ chức năm 1992 (Các bài viết

phần lớn được công bố trên tạp chí Tân Á học thuật tập san đệ thập tam tập – Phú học chuyên san ở Hồng Kông) Đến năm 1996 tại Đài Bắc, Viện văn học Đại học Chính trị Đài Loan, Sở

nghiên cứu Trung văn Đại học quốc tế Ký Nam, Đại học Wasington Hoa Kỳ lại phối hợp tổ chức Hội thảo học thuật từ phú học Quốc tế lần thứ ba (Các bài viết tham dự Hội thảo, sau này

được biên tập thành sách Đệ tam thứ quốc tế từ phú học học thuật nghiên thảo hội luận văn tập, xuất bản tại Đài Loan) Năm 1998 tại Nam Kinh, Khoa Trung văn Đại học Nam Kinh và

Sở nghiên cứu văn hiến cổ điển đã cùng nhau tổ chức Hội thảo học thuật từ phú học Quốc tế lần

thứ tư (Các bài viết tham dự Hội thảo sau tập hợp thành sách Từ phú văn học luận tập, do

Giang Tô Giáo Dục Xuất bản xã xuất bản)

Trang 19

Điều dễ nhận thấy là, kinh đô phú đời Hán từ chỗ bị phê phán kịch liệt trong

thập niên 60 - 70, sang thập niên 80 đã được “chiêu tuyết” và từ thập niên 90 lại đây đã được học giới đi sâu nghiên cứu Những thành tựu trên nhiều phương diện, như kim chú, kim dịch tác phẩm, nghiên cứu về ngôn ngữ, về các phương thức nghệ thuật, hay những nghiên cứu từ các góc độ ngoại tại v.v,

đã đặt cơ sở và nền tảng quan trọng giúp chúng tôi thực hiện mục đích nghiên cứu của mình Bức tranh khái quát trên cũng giúp chúng tôi rất nhiều trong việc xác định bước đột phá khẩu cho đề tài nghiên cứu Hán phú nói riêng và thể phú nói chung ở Trung Quốc Lịch sử nghiên cứu thể phú đằng đẵng hơn

2000 năm, khi thăng khi trầm, khi nông khi sâu, khi đậm khi nhạt, rất phong phú và đa dạng, rất rộng lớn và phức tạp, song vẫn hé lộ những giá trị đích thực Thời gian sẽ cuốn phăng tất cả những gì phi lý và giúp ta nhận chân lẽ phải Những hành vi thô bạo phi văn học đối với thể phú đã bị tiễn đưa cùng với nụ cười chua chát; những ngộ nhận sai lầm đã như gió thoảng bay; những định kiến, mưu toan phủ định giá trị và sự tồn tại của phú cũng đã bị phơi trần; thói quen lười nhác và chỉ dựa dẫm vào tài tư biện cũng khó còn được chấp nhận Giờ đây, nghiên cứu phú chỉ dung nạp một thái độ nghiêm túc, một phương pháp khoa học và một nỗ lực không biết mệt mỏi Chúng tôi sẽ cố gắng kiên trì định hướng đó

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Ở bước đi đầu tiên, nên mục đích nghiên cứu của chúng tôi là tìm

hiểu đặc điểm của loại văn bản tác phẩm thuộc thể tài kinh đô phú đời Hán (qua Lưỡng đô phú của Ban Cố và Nhị kinh phú của Trương Hành), từ đó kết hợp với

1 Để viết phần này, chúng tôi dựa vào một số sách và bài viết khoa học “tổng thuật” hay “thuật lược” của học giả Trung Quốc về tình hình nghiên cứu thể phú ở Trung Quốc thế kỷ XX Chẳng hạn như chương 1 phần hai cuốn sách do Ninh Tuấn Hồng biên soạn (Hoàng Lâm chủ

biên): Lịch sử nghiên cứu văn học cổ đại Trung Quốc thế kỷ 20, Tản văn quyển[129]; hay cuốn sách Hán phú nghiên cứu sử luận của Tung Phàm[130]; ngoài ra còn có bài viết Tổng luận nghiên cứu thể phú thời cổ đại của Trung Quốc của Cung Khắc Xương[155], Thuật bình nghiên cứu Hán phú thế kỷ XX của Nguyễn Trung[181] và một số bài của Tung Phàm như: Hán phú nghiên cứu thuật lược[161], Nhìn lại và hướng tới tương lai vấn đề cơ bản của nghiên cứu Hán phú (hai số)[164-165] v.v

Trang 20

thành tựu nghiên cứu của học giả đi trước về thể tài này, chỉ ra đặc điểm văn thể của nó, lấy đó làm cơ sở tri thức để tiếp tục mở rộng và đi sâu nghiên cứu thể phú sau này

3.2 Nhiệm vụ của chúng tôi do vậy sẽ thực hiện mấy việc cụ thể sau:

Phiên dịch, chú giải và tiến hành các thao tác nghiên cứu trên hai văn bản tác phẩm nêu trên của Ban Cố và Trương Hành

Phác họa tình hình nghiên cứu đối tượng của các học giả đi trước

Tiếp thu thành tựu, áp dụng các phương pháp nghiên cứu hợp lý, hiệu quả nhất để nhận diện, mô tả và chỉ rõ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

4.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Khái niệm và thuật ngữ chủ yếu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của chúng tôi, như nhan đề của Luận văn,

đó là tìm hiểu đặc điểm văn thể của phú kinh đô đời Hán thông qua khảo sát hai văn bản tác phẩm tiêu biểu

4.2 Phương pháp nghiên cứu:

Với đối tượng nghiên cứu trên, chúng tôi cho rằng, về phương pháp luận, cần học tập, tiếp thu thành quả của các phương pháp nghiên cứu văn hóa văn học Âu Mỹ, kết hợp với thành tựu tu từ học, văn hiến học cổ đại, văn luận cổ đại và thành tựu phú học của Trung Quốc từ xưa đến nay, trên cơ sở đó “tổng kết và rút kinh nghiệm” để lựa chọn một cách tiếp cận hữu hiệu

Đối với từng chương trong Luận văn, do đối tượng nghiên cứu và nhiệm

vụ cụ thể khác nhau, nên chúng tôi cố gắng xác lập phương pháp tiếp cận trên bình diện lý thuyết Chúng tôi cho rằng, đó là định hướng quan trọng quyết định kết quả nghiên cứu, còn phương pháp nghiên cứu trên bình diện thao tác như thống kê, phân loại, mô tả, phân tích, lý giải, đối sánh, quy nạp, diễn dịch v.v, thì tùy trường hợp mà áp dụng

Chương một và chương hai, chúng tôi tiến hành những nghiên cứu ngoại quan, nhìn đối tượng nghiên cứu ở trạng thái động trong mối quan hệ đa chiều với các yếu tố khác trong dòng chảy của lịch sử, quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác xít, nghiên

Trang 21

cứu đối tượng thông qua mối quan hệ tương tác của các nhân tố ngoại sinh và nội sinh, từ đó mà nhận thức đúng đắn về sự ra đời, định hình và diễn tiến của đối tượng nghiên cứu Do vậy định hướng về phương pháp nghiên cứu ở hai chương này, ngoài phương pháp tiếp cận xã hội học văn học Mác xít ra, chúng tôi còn áp dụng phương pháp tiếp cận của mỹ học tiếp nhận, nhằm nghiên cứu

cả tác giả và độc giả trong vài trò người tiếp nhận, đồng thời xem xét tác giả

và độc giả trong quan hệ tương tác với văn bản tác phẩm

Chương ba, chúng tôi tiến hành những nghiên cứu nội quan nhằm nhận diện, mô tả và chỉ ra một số đặc điểm thẩm mỹ của văn thể phú; do vậy phương pháp tiếp cận thi pháp học sẽ là sự lựa chọn quan trọng nhất Ngoài ra, trong chừng mực nhất định, chúng tôi cũng cố gắng tìm lời giải đáp từ phương pháp tiếp cận văn hóa học để trả lời câu hỏi vì sao lại có hiện tượng nghệ thuật đó Những phương pháp tiếp cận trên bình diện lý thuyết kể trên hiện đã được giới thiệu và áp dụng rộng rãi ở Việt Nam Khi nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực văn học sử, chúng tôi mới dừng lại ở mức, tìm tòi ở đó một định hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu và tìm cách sử dụng bộ công cụ của

nó cho hòa hợp với văn luận Trung Quốc và phù hợp với thực tế nghiên cứu ở Việt Nam

Ngoài một số phương pháp nêu trên, chúng tôi cũng học tập và thừa hưởng thành quả văn luận của Trung Quốc cổ đại, thành quả của các bộ môn học thuật truyền thống của Trung Quốc như văn tự học, văn hiến học, văn thể học, tu từ học; hay tri thức từ các bộ môn nghiên cứu thành tựu văn hiến cổ đại của Trung Quốc như Tuyển học (nghiên cứu bộ Văn tuyển của Tiêu Thống ), Thi kinh học, Sở từ học, Phú học, Đường thi học, Nho học, Huyền học v.v

4.3 Một số khái niệm thuật ngữ chủ yếu:

Để tiện khi viết, chúng tôi xin thống nhất một số khái niệm và thuật ngữ được sử dụng trong Luận văn:

-Phú gia: chỉ tác gia trước tác phú

-Phú tác: chỉ tác phẩm phú

-Phú luận: chỉ những ý kiến bàn luận về phú thời cổ đại, là đối tượng

nghiên cứu của phú học hiện đại (bộ môn khoa học nghiên cứu về phú)

-Phú luận gia: chỉ học giả bàn luận về phú

Trang 22

-Kinh đô phú: một thể tài của phú thể vật, đề tài mô tả về kinh đô

-Phúng dụ: cũng gọi là “phúng gián”, thuật ngữ văn luận, có nguồn gốc

trong phú luận của Ban Cố (Lưỡng đô phú tự: “hoặc trữ hạ tình nhi thông phúng dụ”), chỉ kẻ dưới dùng tác phẩm văn học kín đáo ngụ ý chê trách hoặc khuyên can

để cảnh giới người cầm quyền cai trị

-Khuyến bách phúng nhất: thuật ngữ văn luận, có nguồn gốc từ quan

điểm phú luận của Ban Cố (Hán thư - Tư Mã Tương Như truyện tán), chỉ thành phần cổ vũ khuyến khích trong tác phẩm nhiều hơn là thành phần phúng gián khuyên can

-Thể chế: thuật ngữ của văn luận cổ đại Trung Quốc, chỉ đặc điểm thể tài

và phong cách của tác phẩm văn học Ở đây dùng theo nghĩa thứ nhất

-Văn thể: dùng theo quan niệm của học giả Chử Bân Kiệt trong cuốn

Trung Quốc cổ đại văn thể khái luận (Bắc Kinh Đại học Xuất bản xã, 1990), chỉ thể tài, thể chế của văn học Hiện ở Trung Quốc, khái niệm văn thể còn dùng để

chỉ phong cách học (style), chẳng hạn công trình Văn thể học khái luận thuộc

tủ sách Ngữ ngôn học hệ liệt giáo tài (hệ thống giáo tài ngôn ngữ học) của Tần

Tú Bạch (Hồ Nam Giáo dục Xuất bản xã, bản in năm 1991) nghiên cứu văn phong của một thời đại, thói quen sử dụng ngôn ngữ của một tác gia, đặc điểm ngôn ngữ của các thể tài v.v

- Văn bản tác phẩm: khái niệm được hiểu theo quan niệm của mỹ học

tiếp nhận, chỉ sáng tác của nhà văn đã được vật chất hóa song chưa đến tay người đọc, chưa diễn ra hành vi đọc

- Tác phẩm: khái niệm được hiểu theo quan niệm của mỹ học tiếp nhận,

chỉ “quá trình gặp gỡ tiếp xúc giữa văn bản tác phẩm với độc giả”

- Lượt chữ: khái niệm dùng trong thống kê văn tự, chỉ dung lượng và quy

mô lớn nhỏ, dài ngắn của văn bản tác phẩm (kể cả những chữ dùng trùng lặp)

- Số chữ: khái niệm dùng trong thống kê văn tự, chỉ độ phong phú về từ

vựng trong văn bản tác phẩm (không kể những chữ dùng trùng lặp)

5 Phạm vi nghiên cứu và phạm vi tư liệu

5.1 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 23

Với đối tượng nghiên cứu nêu trên, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi được giới hạn trong những vấn đề trực tiếp liên quan đến kinh đô phú đời Hán Trước hết, đó là những nghiên cứu của giới phú học về kinh đô phú và mở rộng ra là phú thể vật, đặc biệt là những nghiên cứu thực hiện trên văn bản tác

phẩm Lưỡng đô phú của Ban Cố và Nhị kinh phú của Trương Hành Sau đó là

các vấn đề bên ngoài và bên trong văn bản tác phẩm của Ban Cố và Trương Hành kể trên, mở rộng ra là văn bản tác phẩm cùng thể tài kinh đô phú Sau nữa là các vấn đề triết mỹ trực tiếp, gián tiếp chi phối quan niệm nghệ thuật trong kinh đô phú Tất nhiên, có những diễn ngôn khoa học, tuy không liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của Luận văn, song lại có những chỉ dẫn về phương pháp và tư liệu, thì cũng thuộc phạm vi mở rộng của Luận văn

5.2 Phạm vi tư liệu:

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu nêu trên cho phép Luận văn giới hạn sử dụng các tư liệu nghiên cứu sau:

Tư liệu khảo sát trực tiếp: Các dạng thức khác nhau về văn bản tác phẩm

kinh đô phú của Ban Cố, Trương Hành (chẳng hạn dạng thức cổ bản, hiệu khám, hiệu thù, hiệu đính, chú giải, kim dịch v.v) Sách, báo khoa học có bàn luận liên quan trực tiếp đến phương pháp nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của Luận văn

Tư liệu liên quan gián tiếp: Văn bản tác phẩm kinh đô phú trước sau Ban

Cố và Trương Hành và sách báo khoa học liên quan đến thể phú nói chung

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục ra, Luận văn được cấu trúc thành ba chương, trong đó:

Chương một: Những tác động ngoại sinh Ở chương này, chúng tôi

muốn đặt đối tượng nghiên cứu vào dòng chảy của lịch sử, xem xét các nhân

tố ngoại sinh, cũng như sự tương tác của chúng đến sự ra đời của kinh đô phú đời Hán, tìm hiểu sự quy định của các nhân tố đó đến quá trình định hình và diễn tiến của thể phú Do vậy, ở các mục của chương này, chúng tôi lần lượt tìm hiểu sự ra đời của đế chế Đại Hán và cục diện đại nhất thống, vấn đề độc tôn Nho thuật và sự hưng thịnh của Kinh học ở đời Hán v.v Những nhân tố ngoại sinh đó được xem xét trong quan hệ với đội ngũ sáng tác phú và độc giả

Trang 24

Chương hai: Những tác động nội sinh Ở chương này, chúng tôi tiếp

tục quan sát các nhân tố nội sinh, cũng như ảnh hưởng trực tiếp của chúng đến

sự ra đời, định hình và diễn tiến của kinh đô phú đời Hán Do vậy, các mục của chương dần dần bám sát đối tượng nghiên cứu, đó là truyền thống văn hóa

và văn học Trung Quốc hình thành trước sự xuất hiện của kinh đô phú đời Hán, đó là văn luận nói chung và phú luận nói riêng hình thành trước và trong đời Hán v.v Những nhân tố nội sinh đó cũng được xem xét qua độ khúc xạ của nó tới người sáng tác và người đọc phú ở đời Hán

Chương ba: Đặc điểm văn thể Đây là chương nghiên cứu nội quan, hô

ứng với chương một, chương hai nghiên cứu ngoại quan Chúng tôi bắt đầu thâm nhập thế giới nghệ thuật của văn bản tác phẩm kinh đô phú để nhận diện,

mô tả đặc điểm văn thể, đồng thời kết hợp trình bày một số đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm như: không - thời gian, ngôn ngữ v.v

Phần Phụ lục sẽ tuyển dịch và chú giải nguyên tác; đồng thời cũng đưa

thêm phần khảo sát về đặc điểm vận tản đan xen qua kết quả ngắt nhịp Phần này đặt ở cuối Luận văn và do là bộ phận hữu cơ, nên chúng tôi vẫn đánh số trang liên tiếp với Luận văn

7 Thuận lợi và khó khăn

Thực hiện đề tài này ở thời điểm hiện nay, những thuận lợi mà chúng tôi được thừa hưởng thì cũng chính là những thách thức chúng tôi phải đối mặt Phú được coi là đối tượng nghiên cứu đã “ngủ yên”, song nhiệm vụ của chúng tôi là phải làm cho nó sống dậy Phú đã trải qua mọi nổi chìm lênh đênh suốt

2000 năm, nên thành tựu nghiên cứu về phú (nhất là từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây) rất phong phú, đó là thuận lợi to lớn, song cũng là thử thách không nhỏ đối với người nghiên cứu ở ngoài Trung Quốc Không chỉ có học giả Trung Quốc tự cổ chí kim, mà gần đây còn xuất hiện không ít học giả trên thế giới coi phú là đối tượng nghiên cứu Một khối lượng tư liệu phú học khổng lồ bằng nhiều thứ tiếng khiến bất cứ nhà nghiên cứu nào cũng dễ bị chìm nghỉm, có thể nói ít ai dám nói mạnh rằng mình không “phát hiện lại châu Mỹ” Điều đó thực

sự khiến chúng tôi luôn phải đắn đo suy nghĩ tìm tòi hướng đi và cách làm

Trang 25

Tuy nhiên, đối với đề tài này của chúng tôi, với mục đích khiêm tốn là học tập và tiếp thu, tổng kết và rút kinh nghiệm, chuẩn bị điều kiện và tiền đề

cho việc nghiên cứu sau này, nên những thuận lợi là lớn hơn rất nhiều Trước hết là việc tổng kết tình hình nghiên cứu đối tượng được thực hiện rất tốt ở

Trung Quốc Không chỉ có một công trình, mà còn có nhiều công trình với những chủ thể nghiên cứu khác nhau, với những chủ đề và phạm vi nghiên cứu khác nhau, điều đó thực sự đã giúp chúng tôi hình dung toàn diện bức tranh

nghiên cứu thể phú Thứ hai, tư liệu nghiên cứu trực tiếp, tức hai văn bản tác

phẩm kinh đô phú nói trên, nguyên tác của Ban Cố và Trương Hành không chỉ được lưu giữ trong sách sử (Hậu Hán thư - Bản truyện), mà còn được Tiêu Thống

đời Lương tuyển chọn trang trọng đặt ngay ở đầu Văn tuyển Tuyển bản này

của Tiêu Thống về sau ảnh hưởng rất lớn tới văn nhân học sĩ các đời, nên đến nay vẫn được lưu giữ nguyên vẹn Không những thế, nó còn được học giả lịch đại quan tâm khảo luận và có không ít thành tựu dịch chú từ đời Đường đến

nay Thứ ba, văn bản tác phẩm phú sở dĩ gây khó cho mình và cho người,

chính là vì nó quá khó đọc Không chỉ đề tài chủ đề thuộc loại “văn học cung đình”, mà còn do đặc điểm, tính chất văn thể quy định, nên ngôn từ trong phú quả thực là cuộc tổng diễn tập đại quy mô chưa từng có trước đó về từ vựng,

cú pháp và các thủ pháp tu từ Đọc và hiểu hết những “kỳ tự dị ngữ” trong phú

là công việc tốn không ít thời gian, nhất là đối với người đọc đã cắt đứt mối liên hệ với cổ nhân quá xa và quá lâu như chúng tôi Do vậy, những thành quả chú giải và phiên dịch của cổ nhân và học giả ngày nay quả thực có ích rất lớn đối với công việc tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của chúng tôi

8 Đóng góp của đề tài

Đề tài này mới chỉ là bước khởi đầu cho việc nghiên cứu về một trong số văn thể tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc và Việt Nam, do vậy đóng góp của nó là rất khiêm tốn Trước hết, qua nguồn tư liệu phong phú và cập nhật, chúng tôi đã phác họa bức tranh nghiên cứu thể phú ở Trung Quốc Mặt khác, thông qua việc tuyển dịch, chú giải và khảo luận hai văn bản tác phẩm tiêu biểu thuộc loại phú thể vật ở đời Hán của Trung Quốc, chúng tôi muốn giới thiệu với độc giả đương đại một loại văn bản cổ đến nay còn giữ được - đó là

Trang 26

sản phẩm tinh thần được sản sinh từ một nền văn hóa văn học có bề dày và bề sâu bậc nhất thế giới và có nhiều điểm tương đồng về loại hình văn hóa văn học với dân tộc ta Hy vọng, việc nhận diện đặc điểm của văn thể phú sẽ có tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy nghiên cứu, không chỉ thể phú ở Trung Quốc, mà còn cả từ phú ở Việt Nam

9 Quy ước trình bày

- Tên tác phẩm: Viết hoa chữ cái đầu, in nghiêng; nếu tác phẩm nằm trong

tên tác phẩm thì in nghiêng đậm để phân biệt

- Chú thích, chú giải: Ở Nội dung chính của Luận văn, nếu trích dẫn tư liệu

nguồn có kê trong danh mục Tài liệu tham khảo - tra cứu, chúng tôi chỉ ghi phiên

âm hoặc ghi phần dịch nhan đề tác phẩm và ghi chú thông tin về tư liệu trong ngoặc vuông [ , ], trong đó số thứ nhất bao giờ cũng là thứ tự của tư liệu được ghi trong danh mục, số thứ hai là định vị tư liệu được trích ở trang bao nhiêu; nếu chỉ có một số thì là số thứ tự của tư liệu được ghi trong danh mục Chú thích bổ sung của người viết, để tiện theo dõi, chúng tôi đặt ở chân trang

Đối với chú giải phần tuyển dịch văn bản tác phẩm phú: vì dung lượng quá lớn, nên chúng tôi xin tạm cắt văn bản thành nhiều đoạn nhỏ Khi chú giải văn bản,

để đảm bảo tính hợp lý và dễ liên tưởng, chúng tôi không chú giải ở phần dịch nghĩa, mà triển khai trên bản phiên âm

Ở Nội dung chính, đối với những tư liệu chưa được đưa vào danh mục Tài liệu tham khảo - tra cứu, chúng tôi chú thích ở ngay chân trang và chua thêm chữ

Hán để tiện cho việc theo dõi và kê cứu

- Quy cách viết hoa: tên người, tên đất viết hoa toàn bộ, ví dụ Lưu Triệt, Hán

Thủy; tên theo tước vị nếu viết y nguyên theo trật tự từ pháp, cú pháp tiếng Hán cũng viết hoa cả, ví dụ Hán Vũ Đế, Tần Vương, Vũ Hầu; tên niên hiệu cũng viết hoa toàn bộ, ví dụ Khai Nguyên, Thiên Bảo; tên thời kỳ lịch sử viết hoa chữ cái đầu, ví dụ Xuân thu, Chiến quốc v.v

- Tài liệu tham khảo tra cứu: phần tiếng Việt vừa phân loại vừa xếp thứ tự

a, b, c theo họ; phần tiếng Hán vừa phân loại vừa xếp theo chủ đề nghiên cứu

Trang 27

CHƯƠNG 1 NHỮNG TÁC ĐỘNG NGOẠI SINH

Chương này, chúng tôi đặt đối tượng nghiên cứu vào dòng chảy của lịch sử, để quan sát kinh đô phú đời Hán trong mối quan hệ tác động của các nhân tố ngoại sinh1, từ

đó nhận thức quá trình ra đời, định hình và diễn biến của nó Lịch sử nghiên cứu kinh

đô phú đời Hán ở Trung Quốc cho thấy, những định kiến xoay quanh hiện tượng văn học này, ngoài thiên kiến cá nhân và những mục đích ngoài văn học ra, thì chủ yếu xuất phát từ việc tách đối tượng nghiên cứu ra khỏi văn cảnh xã hội và văn hóa, xem xét đối tượng như một yếu tố đơn lẻ riêng rẽ Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài văn học, song chúng tôi cũng cố gắng tránh sa vào cách trình bày liệt kê dàn trải và đơn giản máy móc, coi sự tác động của chúng đối với văn học chỉ thuần túy như là phép cộng và chỉ ảnh hưởng trực tiếp theo quan hệ tương đồng - nhân quả Cách trình bày của chúng tôi dưới đây do vậy sẽ chú ý đúng mức tác động của những nhân tố ngoại sinh tới tác giả và “độc giả” Chương này và chương hai sẽ lần lượt đi sâu tìm hiểu và giải đáp câu hỏi: sự ra đời của kinh đô phú đời Hán là tất yếu khách quan, hay chỉ là “cặn bã” của chế độ phong kiến đời Hán?

1.1 ĐẾ CHẾ ĐẠI HÁN VÀ CỤC DIỆN ĐẠI NHẤT THỐNG:

1.1.1 Sự ra đời của đế chế Đại Hán:

Trước khi đề cập tới sự ra đời của đế chế Đại Hán, chúng ta nên ngược dòng lịch sử để thấy, sự kiện đó có ý nghĩa thế nào đối với con người ở đời Hán nói chung và sĩ nhân đời Hán nói riêng? Nhà Chu sau thời kỳ “Thành Khang chi trị” đầu Tây Chu2, đã dần dần suy vi, lịch sử Trung Quốc bước vào giai đoạn phân tranh kéo dài suốt thời Xuân thu - Chiến quốc Chu thiên tử chỉ tồn tại trên danh nghĩa, còn thực lực và thực quyền thì đã nằm trong tay “Ngũ bá” (thời Xuân

1

Ngoại sinh nói ở đây và nội sinh nói ở chương sau là hai khái niệm được sử dụng trong mối

quan hệ hô ứng với đối tượng nghiên cứu của Luận văn là Kinh đô phú đời Hán

2

Nhà Chu kiến lập vương triều từ thế kỷ XI tr.CN và kéo dài tới năm 256 tr.CN, trải qua hai thời

kỳ là Tây Chu (thế kỷ XI tr.CN - năm 771 tr.CN) và Đông Chu (năm 770 tr.CN - năm 256 tr.CN) Triều Tây Chu phát triển cực thịnh vào khoảng thời gian trị vì của vua Thành Vương và vua Khang Vương Triều Đông Chu phân làm hai thời kỳ là Xuân thu (770 tr.CN - 475 tr.CN)

và Chiến quốc (475 tr.CN - 256 tr.CN), đây là khoảng thời gian nhà Chu dần suy vi

Trang 28

thu) và “Thất hùng” (thời Chiến quốc) Đặc biệt, vào thời Chiến quốc, các nước không từ bất kỳ thủ đoạn nào, tìm cách kiêm tính lẫn nhau, chiến tranh đã đến hồi kịch liệt nhất Vào lúc đó, Trung Quốc đã xuất hiện một xu thế lịch sử mới, mang tính khách quan tất yếu, đó là chấm dứt chiến loạn, thống nhất Trung Quốc Nhiệm vụ lịch sử ấy không của riêng ai, từ nước lớn đến nước nhỏ, từ các bậc quân vương đến tầng lớp sĩ nhân, mọi động thái chính trị và hành vi tư tưởng văn hóa đều nhằm giải đáp câu hỏi này Tất nhiên, các nước lớn như Tần

- Sở và các học thuyết tư tưởng lớn như Nho, Đạo, Pháp, hay Binh gia, Tung Hoành gia v.v đã nổi lên như là những lực lượng có thể thực hiện được sứ mệnh

đó Đọc Sử ký (của Tư Mã Thiên), tìm hiểu sự hình thành cục diện trăm hoa đua

nở, trăm nhà đua tiếng thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc, chúng ta thấy rất rõ khát vọng thống nhất và cả sự trả giá bi thương cho khát vọng đó Biết bao người, trong đó có những vị quân chủ nuôi mộng bá vương, những tướng lĩnh kiêu hùng, những chính trị gia, tư tưởng gia ôm ấp sự nghiệp vĩnh tồn đã vĩnh viễn không được nhìn thấy cảnh tượng giang sơn thống nhất của Tần Thủy Hoàng, nói gì đến cảnh tượng đại nhất thống ở đời Hán Khổng Tử và Khuất Nguyên là hai vị tiêu biểu trong số đó Khổng Tử nếu được chứng kiến hẳn sẽ được an ủi phần nào nơi chín suối, bởi đến đời Hán, học thuyết của ông đã được Hán Vũ

Đế đưa lên địa vị độc tôn Chỉ có Khuất Nguyên thì mãi mãi phải hàm oan bởi khát vọng sự nghiệp thống nhất Trung Quốc của ông bị dang dở

Trung Quốc đã thống nhất, đúng như xu thế của lịch sử Thế nhưng, mặc dù chiến tranh kiêm tính đã chấm dứt, song hà chính thì vẫn tiếp tục Nhà Tần đã phải trả giá cho những chính sách tàn bạo, hậu quả của chính sách cai trị nghiệt ngã như thời còn chiến tranh Hơn chục năm cho vận mệnh của một triều đại, chưa bao giờ người ta chứng kiến sự tồn tại của một triều đại xảy ra chóng vánh như vậy Lịch sử lại phải trải qua một cuộc hỗn chiến “Hán Sở tranh hùng” Sau đại chiến ở Cai Hạ, Lưu Bang diệt Hạng Vũ, lập nên nhà Hán, xác lập lại cục diện thống nhất Sự thực lịch sử nhãn tiền và việc tổng kết bài học một cách ráo riết của tầng lớp trí thức khiến các vua đầu đời Hán dần dần nhận thức được sai lầm của nhà Tần và hiểu ra bài học hưng vong của các triều đại Hán Cao Tổ dù ghét kẻ sĩ Nho gia, song cũng đã biết thẹn khi Lục Giả chỉ trích “bệ hạ ngồi trên lưng ngựa mà được thiên hạ, nhưng sao có thể ngồi trên lưng ngựa mà trị thiên

Trang 29

hạ?” (Sử ký - Lục Giả truyện) Đế chế Đại Hán bước vào thời kỳ thái bình với triết lý

“vô vi nhi trị” của học thuyết Hoàng Lão (gọi tắt học thuật của Hoàng Đế và tư tưởng của Lão Tử) và sau đó đã phát triển đến mức đỉnh thịnh với chính sách “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” của vua Hán Vũ Đế (Lưu Triệt)

Đến đây, điều trước hết cần phải nhấn mạnh chính là tâm thái xã hội và văn hóa đầu đời Hán Trải gần năm trăm năm chiến tranh loạn lạc, máu đổ thành sông, xương phơi vạn dặm, đến đời Hán, Trung Quốc mới thực sự có được thái bình; do vậy, về khách quan, không nói chúng ta cũng cảm nhận được khí thế của con người đời Hán trước sự đổi thay tốt đẹp này, đặc biệt là tầng lớp trí thức Với tư cách là bộ óc thông minh và trái tim mẫn cảm nhất của xã hội, trí thức đời Hán dù thành phần phức tạp, song hơn ai hết họ là những người vui mừng hồ hởi trước sự nghiệp lớn lao này Chứng kiến cảnh tượng thái bình, tâm thái của họ không thể không ngỡ ngàng về thân phận mới lạ, được làm dân của một đất nước bao la rộng lớn, kinh tế phát triển, quốc lực dồi dào, quân sự hùng mạnh Trạng thái tâm lý tự hào về dân tộc xuất hiện đã đành, ngay cả niềm tin

về bản thân cũng mau chóng trở lại với họ, bởi từ nay trong điều kiện và hoàn cảnh mới, họ sẽ được thi thố tài năng, thực thi hoài bão Theo logic đó, chúng ta

sẽ không thấy lạ khi các vua nhà Hán đề xướng từ phú, thì lập tức xuất hiện cảnh tượng, trên thì các bậc vương khanh, đại phu “thời thời gián tác” (tranh thủ thời gian trước tác), còn dưới thì sĩ nhân “triêu tịch luận tư, nhật nguyệt hiến nạp” (sớm tối luận suy, tháng ngày dâng nạp)1; trong đó, không ít phú tác đã xúc động ngợi ca cảnh tượng thái bình thịnh trị Ở trạng thái ban đầu, khi chứng kiến cảnh tượng trước mắt là thái bình và tương lai là thịnh trị, không chỉ phú gia bước ra

từ đống đổ nát chiến loạn chết chóc thê lương, mà cả những người sau này sinh

ra trong thời kỳ thái bình cũng đều xúc động trước vẻ đẹp đầy sức quyến rũ của

nó Hơn nữa, kỳ tích đó của thời đại lại cũng là khát vọng, là lý tưởng chính trị xã hội của sĩ nhân Do vậy, không có gì lạ khi thấy người đời Hán hồn nhiên ngợi ca triều đại, quân vương, ca tụng giang sơn gấm vóc Những tiếng hoan hô vang dội, những lời tán thưởng hết cỡ ở những bài phú này cần phải được ghi nhận trước tiên như là những âm thanh hào sảng vui tươi thể hiện tâm thái của sĩ nhân đầu

1

Trích từ Lưỡng đô phú tự của Ban Cố, nói việc người đời Hán đua nhau làm phú dâng lên nhà

vua, tạo thành phong khí sáng tác phú cực thịnh đầu đời Hán

Trang 30

đời Hán Họ chứa chan hy vọng, sung mãn niềm tin, tràn đầy nhiệt huyết và ấp ủ những hoài bão lớn; khi sáng tác, họ đem thế giới lý tưởng đó vào tác phẩm, “mỹ hóa” hiện thực, khiến đối tượng mà họ mô tả hiện lên với đủ thanh âm và hương sắc Không khí lãng mạn của thời đại hoặc ít hoặc nhiều đều có tác dụng tích cực chắp cánh cho văn chương và khát vọng nhập thế của họ E rằng lý tưởng và lòng tin này sẽ còn ám ảnh và đeo đuổi mãi đối với một số văn nhân đời Hán, ngay cả khi triều đại này không còn hưng thịnh và vị quân vương của họ không còn anh

minh như trước nữa Trường hợp Trương Hành trước tác Nhị kinh phú chính là

minh chứng rõ nhất cho điều đó

1.1.2 Cục diện đại nhất thống:

Sau khi Lưu Bang giành được ngôi vị, tình hình triều chính lúc đầu vô cùng khó khăn và phức tạp Tầng lớp thống trị đầu Tây Hán, từ vua đến công khanh đại thần phần lớn là hậu duệ của nước Sở và đa số xuất thân từ nông dân,

kinh nghiệm trị nước còn ít ỏi Cuốn Trung Quốc Nho học[145] của Bàng Phác

(chủ biên) đã mô tả rằng, sau khi Lưu Bang lập nên nhà Hán, một số nhà nho, tiêu biểu là Lục Giả, Thúc Tôn Thông v.v đã giúp Lưu Bang nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa trong việc thi hành chính sách trị quốc an dân, đồng thời tiến hành tổng kết và tiếp thu có phê phán đối với di sản tư tưởng của chư

tử thời Chiến quốc, từ đó đề xuất phương thuốc trị nước cho nhà Hán, đó là dùng tư tưởng và luân lý đạo đức của Nho gia Tuy nhiên, đầu đời Hán, vừa bước ra khỏi chiến tranh, tâm lý muốn an dưỡng nghỉ ngơi, nên tư tưởng Hoàng Lão được các tướng lĩnh rất ủng hộ1

, Lục Giả đành phải giữ thái độ hòa hoãn Sau khi Hán Cảnh Đế mất (năm 141 tr.CN), tình hình chính sự đã khá nghiêm trọng, nhất là nạn chư hầu vương, nguy cơ lung lay đế vị hiển hiện trước mắt

1

Thực ra ở thời điểm đó đã diễn ra sự xung đột giữa văn hóa Sở ở phương Nam và văn hóa Chu

ở phương Bắc Văn hóa Sở với học thuyết Đạo gia là máu thịt của vua tôi nhà Hán, song việc xây dựng một quốc gia thống nhất và thể chế chính trị trật tự, ổn định khiến vua tôi đầu thời Tây Hán rơi vào cảnh ngộ phải đối mặt với một sự lựa chọn vô cùng khó khăn Phải qua bốn đời vua, mất hơn 60 năm, sự lựa chọn đó mới được hiện thực hóa

Xin xem thêm bài viết của Dương Quảng Mẫn: Từ góc độ văn hóa tâm lý nhìn nhận sự hưng thịnh của Hán phú, đăng trên Táo Trang Sư chuyên học báo, số 3/1995 (楊廣敏:《從文化心

Trang 31

Hán Vũ Đế lên ngôi, tình hình mới được đổi khác Sau mấy chục năm nghỉ ngơi cùng học thuyết Hoàng Lão, tầng lớp thống trị Tây Hán đã dần dần nhận ra sự bất cập của học thuyết này, nó không thể đảm đương nổi trọng nhiệm ổn định

và phát triển xã hội Học thuyết Nho gia sau thời kỳ hoàn thiện để thích ứng với tình hình mới, đã từng bước giành được địa vị quan phương, trở thành hình thái

ý thức của tầng lớp thống trị Đổng Trọng Thư xuất hiện với đối sách kiến nghị

“nhất thống” nhằm củng cố trật tự, bình ổn xã hội được Hán Vũ Đế chú ý và sau này là “đại nhất thống luận” nhằm củng cố chính quyền trung ương tập quyền, đưa hoàng đế lên ngôi vị chí tôn, đã được Hán Vũ Đế tán thưởng thực thi Học thuyết Nho gia nhờ đó mà nắm giữ địa vị độc tôn, trở thành học thuật quan phương và tư tưởng thống trị, do vậy ảnh hưởng đối với văn học là rất rộng rãi

và sâu sắc Điều này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể ở phần sau

Đầu đời Hán, cục diện thống nhất đã được tái lập, song sĩ nhân lại chưa có

sự thống nhất về thành phần Nhiều người trong số họ là đại diện cho một học phái tư tưởng đã từng đấu tranh kịch liệt với nhau, tạo nên cục diện trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng thời Chiến quốc; họ đa phần vẫn còn mang tâm thái

về địa vị luôn được tôn làm thầy, làm bạn với quân vương ở thời kỳ trước; nay đem theo nó ùa vào đời sống tinh thần ở chốn cung đình Do vậy, khi thể chế chính trị dần dần đi theo hướng trung ương tập quyền, khi đấng chí tôn vì ngôi vua chí cao vô thượng mà lựa chọn chính sách “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, xác lập cục diện đại nhất thống1, sau đó nữa là kỷ cương xã hội và trật tự

1

Đại nhất thống là nội dung quan trọng của tư tưởng chính trị Nho gia, chỉ cả nước có một trung

tâm chính trị, hơn nữa chỉ có một trung tâm, cả nước đều phải thống nhất ở trung tâm chính trị

này Tư tưởng này xuất hiện từ rất sớm, được ghi chép trong sách Thượng thư - Nghiêu điển,

được thể hiện trong câu ca dao: “phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ; suất thổ chi tân, mạc phi

vương thần”; sau được Khổng Tử phát triển thành tư tưởng chính trị “người cai trị bằng đức

giống như sao Bắc Đẩu, ở yên một chỗ mà các sao khác đều hướng về”; đến đời Hán, được đại

sư kinh học Đổng Trọng Thư phát triển thành “đại nhất thống luận” Tư tưởng này thể hiện ở ba phương diện: một là phản đối chư hầu cát cứ, hai là tăng cường tập quyền trung ương và ba là thống nhất tư tưởng toàn quốc vào tư tưởng Nho học của Khổng Tử Ba phương diện này cũng chính là: lãnh thổ hoàn chỉnh, chính trị thống nhất, tư tưởng thống nhất Kiến nghị của Đổng Trọng Thư về ba phương diện này được Hán Vũ Đế rất tán thưởng Cục diện đại nhất thống hình thành từ đó, tư tưởng Nho gia cũng có địa vị độc tôn từ đó Dưới sự bảo trợ của bậc chí tôn, Kinh học Nho gia cũng thống trị học thuật thời Hán, bành trướng ảnh hưởng khắp cả trong triều ngoài nội, từ đó mà hình thành nên cả phương thức tư duy đại nhất thống, tức là cái mà

Trang 32

đẳng cấp ngày một thắt chặt, thì một bộ phận không nhỏ sĩ nhân dường như bị dội một gáo nước lạnh Họ bị tước dần một số đặc quyền và bị ép vào quy củ của một thể chế chính trị mới, khẩu khí của Tung Hoành gia dần dần buộc phải thị tòng hóa Quá trình quan liêu hóa của thể chế chính trị ở triều đình, cũng là quá trình văn nhân hóa kẻ sĩ Tác động của quá trình đó là ở đầu đời Hán đã sản

sinh ra một loạt bài phú thể Tao bộc lộ nỗi buồn thời thế như Điếu Khuất Nguyên phú, Phục điểu phú của Giả Nghị, Ai thời mệnh của Trang Kị, Chiêu ẩn

sĩ của Hoài Nam Tiểu Sơn, Đáp khách nan, Phi Hữu tiên sinh luận của Đông

Phương Sóc v.v Sĩ nhân bị đẩy vào một sự lựa chọn bắt buộc, hoặc trở thành bề tôi của triều đình chuyên chế tập quyền, hoặc trở thành “người thừa” Tất nhiên không ít người do quá sâu nặng đối với quá khứ nên tìm cách ẩn cư, song đa số

đã nhận thức được sự thay đổi của thời đại, tự nguyện trở thành bề tôi của đấng chí tôn Đội ngũ tác gia “ngôn ngữ thị tòng” đông đảo dần và đã được hình thành trong điều kiện như vậy Chỉ một số người rất ít ỏi trong đó được dự bàn chính sự, chẳng hạn như Đổng Trọng Thư, Công Tôn Hoằng; còn đa số đã bị tước bỏ thói quen của kẻ sĩ khách khanh thời Chiến quốc

Tuy nhiên, để tạo lối thoát cho kẻ sĩ đông đảo trong thời bình, nhất là tầng lớp hàn sĩ hậu bối, bên cạnh hệ thống giáo dục quan học, tư học đào tạo kẻ sĩ Kinh học cung cấp cho bộ máy cai trị, bên cạnh chế độ chọn lựa kẻ sĩ theo kiểu tiến cử, sát cử ra, nhà Hán còn đặt chế độ hiến thi và “khảo phú thủ sĩ”; do vậy, khá nhiều sĩ nhân thông qua con đường này để bước vào chốn quan trường; chẳng hạn: thời Hán Vũ Đế có Tư Mã Tương Như, Đông Phương Sóc, Mai Cao; thời Tuyên Đế có Vương Bao, Trương Tử Kiều; thời Thành Đế có Dương Hùng; thời Chương Đế có Thôi Nhân; thời Hòa Đế có Lý Vưu Người cũ đi kẻ mới đến, người bị biếm tận nơi heo hút, kẻ xông xênh áo gấm tại triều, sự vận động nghiệt ngã và tất yếu đó quả thực đã tạo ra một điều kiện và hoàn cảnh có lợi đặc biệt cho sáng tác văn học, hình thành nên diện mạo “từ phú bất phân”, ngợi

ca và phê phán đắm đuối suốt từ đầu Tây Hán đến giữa Đông Hán Ban đầu là nỗi phẫn uất của kẻ sĩ mang đậm tính cách Tung Hoành gia thời Chiến quốc như Giả Nghị, hay những tiếng kêu ai oán của kẻ sĩ “cảm thời bất ngộ” như Tư Phoi-ơ-bách gọi là “triết học đồng nhất” của người phương Đông, “vì coi trọng thống nhất mà

bỏ quên sai biệt” (Phê phán triết học Hê-ghen) [145]

Trang 33

Mã Thiên, Đổng Trọng Thư; sau đó là chủ âm ca tụng hoàng đế, ngợi khen triều đại thịnh trị với những tiếng reo vang “vu thị , vu thị hồ” (thế rồi , thế rồi)

không dứt trong những bài phú thể vật như Thiên tử du liệp phú của Tư Mã Tương Như, hay Vũ liệp phú, Cam Tuyền phú, Hà Đông phú, Trường Dương phú của Dương Hùng

Tất nhiên, trong những âm thanh hồn nhiên ngợi ca hoàng đế anh minh, triều đại thịnh trị, giang sơn gấm vóc, quốc lực hùng mạnh v.v ấy, chúng ta vẫn nghe mơ hồ những nỗi ưu lo về hưng vong trong phú của Tư Mã Tương Như, thậm chí âm thanh này ngày một rõ dần trong phú của Dương Hùng và kinh đô phú của Ban Cố, Trương Hành; cũng vậy, trong những âm thanh ấy, chúng ta vẫn thấy ít nhiều lẩn khuất những mưu toan và dục vọng danh lợi ngoài đời v.v1; tuy nhiên, trong sáng tác, nhất là phú thể vật thời Tây Hán, nổi bật vẫn là chủ

âm ngợi ca với những biến thái thăng trầm, đậm nhạt khác nhau ở mỗi tác phẩm

Đó dường như là một quy luật trong sáng tác văn học cổ đại của Trung Quốc ở những thời điểm lịch sử đặc biệt, khi một triều đại hoặc khai sáng hoặc trung hưng, đang tỏ ra là đại diện cho sự tiến bộ của xã hội và là cú hích cho sức sáng tạo của con người

Cuối thời Tây Hán và nhất là từ khoảng giữa thời Đông Hán trở đi, hoàng

đế nhà Hán lên ngôi khi còn nhỏ tuổi, ngoại thích và hoạn quan thừa cơ lũng đoạn triều chính, tình hình chính trị từ đó không còn ổn định như trước nữa Văn đàn do vậy cũng có những biến đổi sâu sắc Ngay từ cuối thời Tây Hán, tác gia Dương Hùng, người luôn bên cạnh nhà vua, vì trăn trở ưu lo tình hình chính

sự đã trước tác tới bốn tác phẩm phú thể vật cỡ lớn để can gián, nhưng do thất vọng về tác dụng phúng gián của phú, lại thất vọng cả về sự nghiệp văn nhân thị tòng của mình, đã quay ngược hẳn lại công kích phú thể vật, đoạn tuyệt với sáng tác, rẽ ngang sang nghiên cứu Kinh học, trở thành Kinh học gia nổi tiếng

1

Một số bài viết từ góc độ tâm lý học đã giúp chúng tôi nhận diện “góc khuất” của sáng tác phú

thời kỳ này; chẳng hạn, bài của Trần Doãn Phong: Dục vọng sinh mệnh của tác gia Hán phú và đặc điểm tâm lý sáng tác của họ[194], bài của Lưu Hướng Bân - Hầu Lập Binh: Từ sự thay đổi nội dung của Hán phú nhìn nhận sự biến đổi tâm thái của tác gia làm phú thời Tây Hán[195]

v.v; tuy thế, chúng tôi cũng không vì vậy mà vơ đũa cả nắm cho rằng phú gia sáng tác chỉ vì công danh lợi lộc, dù điều đó là có thật, càng không thể coi đó là cơ sở để hạ bệ phú gia và đánh giá thấp phú tác, bởi tác giả và tác phẩm là hai thực thể không đồng nhất

Trang 34

Thế “độc tôn” của phú thể vật thời Vũ Đế, từ giữa Đông Hán trở đi cũng không còn nữa, đề tài dần dần mở rộng và chủ đề bắt đầu có xu hướng trữ tình Không

kể sự kiện định đô tại Lạc Dương của Quang Vũ Đế dấy lên phong khí sáng tác kinh đô phú, xuất hiện một loạt tác phẩm của Đỗ Đốc, Thôi Nhân, Phó Nghị và nhất là Ban Cố, thì sau thời gian đó gần như chỉ còn khoảng khắc lóe sáng của

phú thể vật với tác phẩm Nhị kinh phú của Trương Hành (song chủ đề tư tưởng và phong cách đã rất khác với phú của Tư Mã Tương Như) Điều này hẳn là có nguyên nhân tác động của tình hình chính trị Sự lộng hành của ngoại thích và hoạn quan khiến cho văn nhân không còn hứng thú ngợi ca và dũng khí phê phán như trước nữa Phúng gián lúc này không những không được tầng lớp thống trị hoan

nghênh tiếp thu, không khéo lại chuốc vạ Cuốn Trung Quốc lịch đại phú1 của Hứa Chí Cương cho biết, phú gia Thôi Kỳ, vì sáng tác Ngoại thích châm và Bạch hộc phú kín đáo phúng gián ngoại thích, đã bị viên Doãn quan họ Lương ở

Hà Nam sát hại Thời An Đế, bậc đại Nho như Mã Dung cũng không tránh được

tai vạ Đặng Thái Hậu can dự triều chính, Mã Dung vì trước tác Quảng thành tụng can gián chính sách cai trị “trọng văn đức, khinh võ bị”, động chạm đến

Thái hậu mà bị đình trệ tới 10 năm ở Đông Quan không được thuyên chuyển và thăng chức, sau lại bị tập đoàn Đặng thị kiếm cớ gây khó tới 6 năm nữa Những

sự kiện như vậy ở nơi này nơi khác với những mức độ khác nhau thường xuyên diễn ra khiến sĩ nhân buộc phải suy nghĩ về phương thức phúng gián và tác dụng xã hội của phú tác Những tìm tòi về cách thức phúng tụng do vậy đã thấy

xuất hiện trong Lưỡng đô phú của Ban Cố, đến Nhị kinh phú của Trương Hành,

những trăn trở đó càng thể hiện rõ

Chính trị đại nhất thống như cục nam châm có sức hút lớn, lại tựa ánh mặt trời chi phối và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, không chỉ thay đổi địa vị và làm biển đổi quá trình diễn biến của các học phái tư tưởng, mà còn quy định cả sự giao lưu văn hóa và hành vi tôn giáo tín ngưỡng ở đời Hán Dưới đây, chúng tôi lần lượt đề cập đến một số nhân tố ngoại sinh khác dưới sự tác động chi phối của nhân tố nói trên

1.2 KINH HỌC NHO GIA VÀ CÁC HỌC PHÁI TƯ TƯỞNG KHÁC:

1

許志剛:《中國歷代賦》, 遼海出版社, 1998 年版。 Hứa Chí Cương: Trung Quốc lịch đại phú, Liêu Hải Xuất bản xã, 1998

Trang 35

1.2.1 Kinh học Nho gia:

Hán Vũ Đế “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” đã tạo điều kiện cho sự

ra đời của Kinh học đời Hán1, đồng thời đưa nó lên địa vị quan phương chính thống Vũ Đế cất nhắc đại sư kinh học Công Tôn Hoằng lên làm tể tướng, sử dụng kinh thuật một cách toàn diện để trị nước2 Nhờ địa vị thống trị đó nên sự bành trướng và phạm vi ảnh hưởng của Kinh học Nho gia đời Hán rất rộng3

, tác động toàn diện tới mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có văn học

1

“ 經 Kinh” có nghĩa như “ 线tuyến”, chỉ sợi dây, vì sách cổ của Trung Quốc khắc trên thẻ tre,

phải dùng dây xâu lại, nên dùng chữ này để chỉ thư tịch Thư tịch cổ của Trung Quốc như Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân thu v.v được Khổng Tử dùng làm giáo tài dạy học trò; đến đời Hán, học

thuyết Nho gia được nâng lên địa vị độc tôn, các thư tịch trên được tôn làm kinh điển, khi đó mới xuất hiện tên gọi Kinh học “Kinh học là môn học thuật giảng giải, xiển phát và nghiên cứu trước tác kinh điển Nho gia Trong quá trình diễn tiến học thuật, kinh học đời Hán chia làm hai phái là kim văn và cổ văn Kim văn viết bằng chữ lệ thông dụng ở đời Hán, còn cổ văn viết bằng văn tự thời Chiến quốc Ngoài điểm khác nhau đó ra, kim văn và cổ văn còn khác nhau ở cách chú giải danh vật, chế độ Kim văn coi trọng phương diện vi ngôn đại nghĩa, thường kết hợp với chính trị hiện thực đời Hán, phát huy kinh nghĩa, mặc dù khiên cưỡng song được triều đình coi trọng Cổ văn kinh học lưu hành ở dân gian, do vậy không được tầng lớp thống trị chú

ý Đại sư kim văn học phái là Đổng Trọng Thư (chuyên về Công Dương Xuân thu) lấy Nho học

làm trung tâm, thu nạp cả thuyết của Âm Dương gia, Pháp gia, xây dựng nên hệ thống mục đích luận thần học thiên nhân cảm ứng, dẫn đến sự hình thành của học thuật sấm vĩ sau này và khiến cho kinh học bị thần học hóa, ảnh hưởng rất lớn ở đời Hán” [145]

2

Mức độ áp dụng Kinh học vào trị nước gần như là tuyệt đối: chiếu lệnh của triều đình và tấu nghị

của quần thần đều lấy kinh nghĩa làm chuẩn; thậm chí xuất hiện việc dùng Vũ Cống để trị thủy, dùng Hồng phạm để quan sát sự biến đổi, dùng Xuân thu để quyết ngục, dùng Thi kinh làm gián

thư v.v Ngay cả trong phú tác, ảnh hưởng của Kinh học cũng đạt đến độ gò ép Để cầu nội dung sát với kinh điển Nho gia, các nhà làm phú thường dẫn kinh dụng điển trong kinh sách Nho gia và

đưa vào phú một cách vô tội vạ Tư Mã Tương Như ít nhiều trong phần cuối bài Thiên tử du liệp phú cũng không tránh được căn bệnh mang tính thời đại này Phú gia sau đó lại càng tệ hơn

3

Một học giả đương đại viết rằng: “Cho đến nay, chưa có một ngành học nào ảnh hưởng sâu sắc như Kinh học đối với chế độ chính trị, ý thức thức xã hội, văn hóa học thuật của xã hội phong kiến Trung Quốc Phong tục tập quán, tâm lý văn hóa của dân tộc Trung Hoa, bất kể luân lý đạo đức, hay hình thái quan niệm, không có cái gì là không quan hệ dây mơ rễ má với Kinh

Vận Đình: Giải thích hiện đại về Kinh học truyền thống, Thành Đô Điện tử Khoa kỹ Đại học

Xuất bản xã, 1996) Lương Khải Siêu cũng nói: “Từ đời Tần lại đây, cái đích xác trở thành tư trào của thời đại chính là Kinh học ở đời Hán, Phật học ở đời Tùy Đường, Lý học ở đời Tống Minh và Khảo chứng học ở đời Thanh, chỉ có bốn mà thôi” (《中國近三百年學術史》, 北京

人民出版社, 1972 年版。 Lịch sử học thuật gần 300 năm của Trung Quốc, Bắc Kinh Nhân

dân Xuất bản xã, 1972)

Trang 36

Theo mô tả trong bộ Trung Quốc văn học sử[113] (Viên Hành Bái tổng chủ biên), “thời Hán Thành Đế, con em đến nhà Thái học có đến 3000 người, cuối thời Đông Hán số thái học sinh đạt đến 30.000 người Ngoài học hiệu của nhà nước ra, các trường tư phổ biến khắp nơi, chiêu tập một số lượng lớn học sinh Mục đích của giáo dục Kinh học đời Hán là bồi dưỡng các thầy dạy kinh học và đào tạo quan lại các cấp, không hề có ý đào tạo người học trở thành người sáng tác, nhưng trong số đó, một bộ phận khá đông lại có năng lực theo đuổi việc sáng tác văn học Đa số tác gia thời Hán đã tiếp nhận nền giáo dục Kinh học,

họ trở thành nhân vật môi giới quan trọng cho sự liên thông giữa văn học và Kinh học”1 (Trần Nho Thìn dịch)

Sự hưng thịnh của phú thể vật gắn liền chặt chẽ với sự hưng thịnh của Kinh học Phú học gia đương đại Hứa Kết đã phân tích khá thuyết phục rằng:

“Thời Vũ Đế và Tuyên Đế, quá trình các đại sư kinh học như Đổng Trọng Thư,

1

Tình hình giáo dục khoa cử ở đời Hán được mô tả hết sức cụ thể chi tiết trong cuốn sách: Trung Quốc cổ đại khảo thí chế độ của tác giả Quách Tề Gia (thuộc tủ sách Tri thức văn hóa sử Trung Quốc do Nhậm Kế Dũ chủ biên 任繼愈主編:《中國文化史知識叢書》 ), Thương Vụ

ấn thư quán, 1997 [ 郭齊家: 《中國古代考試制度》, 商務印書館, 1997 年版 ] Chẳng hạn, khi Hán Vũ Đế mới lập nhà Thái học, thái học sinh mới chỉ có 50 người, thời Chiêu Đế tăng lên

100 người, thời Tuyên Đế tăng lên 200 người, thời Nguyên Đế tăng lên 1000 người v.v Về bác

sĩ (thầy dạy kinh điển), thời Hán Vũ Đế đặt 7 người, thời Tuyên Đế 14 người, thời Bình Đế từ ngũ kinh tăng lên lục kinh, mỗi kinh đặt 5 bác sĩ Thái học chính là trường học cao nhất của nhà nước, do quan Tế tửu làm hiệu trưởng, đức cao vọng trọng, nằm dưới sự tuyển chọn và quản lãnh của quan Thái thường Điều kiện để thành bác sĩ bao gồm: thông hiểu cổ kim bách gia, tri thức uyên bác, đức hạnh cao khiết, tác phong chính phái, tuân thủ gia pháp sư pháp, giàu kinh nghiệm giảng dạy, thân thể khỏe mạnh v.v Tiêu chuẩn lựa chọn rất nghiêm ngặt, không lấy người dưới 50 tuổi, không chọn kẻ bội phản sư pháp gia pháp Chế độ thi cử của thái học sinh cũng rất quy củ, thời Vũ Đế mỗi năm tổ chức thi một lần, đến thời Quang Vũ Đế hai năm thi

một lần Hình thức thi có “xạ sách” (như bắt thăm câu hỏi trả lời), “sách thí” (thi Luận ngữ để

chọn người kế thừa sư pháp), “khẩu thí” (như thi vấn đáp) Quá trình học tập - thi cử - bổ nhiệm quan chức diễn ra liên tục, cả người đang học lẫn người đã ra làm quan vẫn tiếp tục học - thi để được bổ nhiệm quan chức cao hơn Đích đến là thông cả ngũ kinh Thời Tây Hán phần đa chỉ thông một kinh, đến thời Đông Hán nhiều người lần lượt thông hai ba bốn kinh, có người như Trịnh Huyền thông cả quần kinh, bác lãm cả kim văn lẫn cổ văn Chế độ giáo dục khoa cử như vậy đã tạo nên không khí học tập sôi nổi trong toàn xã hội, mở đường cho kẻ sĩ gia nhập hoạn

lộ, khiến họ tự tin vào bản thân; chế độ đó cũng đào tạo ra không ít nhân tài được coi là bộ óc bách khoa của thời đại, chẳng hạn như Vương Sung (nhà tư tưởng), Trương Hành (nhà khoa học), Trịnh Huyền (nhà Kinh học); tuy nhiên, mặt trái của nó là tạo ra tâm lý hiếu danh cầu lộc của sĩ nhân, có người cả đời vùi đầu dùi mài kinh sách, lối học cường ký và bị quy định chặt chẽ bởi sư pháp, gia pháp cũng khiến học thuật trở nên xơ cứng, thiếu tính sáng tạo

Trang 37

Tiêu Vọng Chi v.v thần học hóa và mô thức hóa triết học, quá trình các đại gia

từ phú như Tư Mã Tương Như, Vương Bao v.v văn học hóa và nghệ thuật hóa

tư tưởng, thực ra cũng là đồng bộ với quá trình chế độ quân chủ tập quyền của vương triều phong kiến, kinh học và văn học cùng phục vụ cho chính trị nhất thống”1 Học thuật nghiên cứu kinh điển Nho gia, đặc biệt là Xuân thu kinh,

kinh điển đại diện cao nhất cho chính trị, do đem lại cho kẻ sĩ quyền lợi và địa

vị chính trị cao, nên ảnh hưởng to lớn đến toàn xã hội Sĩ nhân ai cũng biết

Công Tôn Hoằng nhờ nghiên cứu Xuân thu kinh mà được làm tể tướng và được phong hầu; Đổng Trọng Thư với tư cách đại sư “Công Dương học” về Xuân thu kinh một thời gian cũng được Hán Vũ Đế trọng dụng Quyền lợi và vinh dự đó

của kinh điển khiến cả xã hội “tôn kinh”, xem nhẹ các học thuật khác; phú gia trong điều kiện đó rơi vào tình cảnh bị hoàng đế và dư luận xã hội “coi như con hát”, ngay cả bản thân văn nhân (như Mai Cao, Đông Phương Sóc) cũng cảm thấy

xấu hổ về thân phận của mình Bên cạnh Xuân thu kinh, còn có Thi kinh, đại

diện cho văn học, cũng “được tôn phụng làm kinh điển pháp định của nhà nước phong kiến, được coi là giáo khoa thư của chính trị luân lý”2, do vậy nhiều học

giả đã coi trọng chú giải, hình thành học thuật nghiên cứu Thi kinh phồn tế chưa

từng có Chỉ kể thành tựu tiêu biểu đã có tới bốn nhà truyền thụ kinh điển này;

trong đó, Mao thi cố huấn truyện của Mao Hanh, Mao Trành và Mao thi cố huấn truyện tiên của đại sư kinh học Trịnh Huyền là ảnh hưởng sâu rộng nhất Ảnh hưởng có tính quyền uy và quan phương của Thi kinh khiến phú luận đời

Hán nghiêng hẳn về quan niệm văn học của Nho gia, khiến phú tác bị Kinh học hóa đến tận cấp độ thủ pháp nghệ thuật

Từ cuối Tây Hán đến giữa Đông Hán, ảnh hưởng của Kinh học lại càng toàn diện và sâu sắc, không chỉ trong học thuật, trước tác mà cả trong đời sống

Nó tạo nên một đội ngũ tác gia và người đọc có tri thức học vấn cao và hứng thú thẩm mỹ giàu sắc thái Nho gia Dương Hùng, Ban Cố, Trương Hành đều là phú gia kiêm học giả; một số hoàng đế, có vị đề xướng từ phú vì hành vi chính trị, song cũng có vị ham thích thực sự như Vũ Đế, Tuyên Đế Dương Hùng sau

1 許結:《漢代文學思想史》, 南京大學出版社, 1990 年版。 Hứa Kết: Hán đại văn học tư tưởng sử, Nam Kinh Đại học Xuất bản xã, 1990

2

Đổng Vận Đình: Giải thích hiện đại về Kinh học truyền thống, Sđd, tr.98

Trang 38

một thời kỳ trước tác phú thể vật, nhận ra tác dụng phúng gián của phú không đáng kể, đã “bỏ nghề” chuyển sang trước thuật, tìm cách thể hiện mình (cũng có thể là tìm kiếm công danh) trong Kinh học, trở thành Kinh học gia nổi tiếng cuối Tây Hán Ban Cố, Trương Hành có nhiều điểm giống nhau về trước thuật, về quan niệm giá trị nhân sinh và đều là những bộ óc bách khoa vĩ đại, là kho tri thức uyên bác của thời đại

Kinh học Nho gia chi phối, tạo nên quan niệm văn học, làm cơ sở lý luận cho phú luận và là cơ sở tri thức cho phú tác giai đoạn này Một số phú gia kiêm phú luận gia như Tư Mã Thiên, Dương Hùng, Ban Cố đều có những ý kiến về phú ít nhiều chịu ảnh hưởng của quan niệm đó, chẳng hạn coi trọng chủ đề

phúng gián, cho Thi kinh là nguồn gốc của phú (tiêu biểu nhất là Ban Cố, muốn phú

có địa vị giống như kinh điển), coi Nhị kinh phú của Trương Hành là “kinh điển chi

vũ dực” (đôi cánh của kinh điển) Phú tác của họ rất coi trọng nội dung phúng gián, không còn hồn nhiên “khuyến bách phúng nhất” hay “khúc chung tấu nhã” như phú tác của Tư Mã Tương Như nữa Quá trình Kinh học hóa nội dung tác phẩm khiến phú gia mất đi “đôi cánh của tự do”, sắc thái lãng mạn và tác dụng thẩm

mỹ giảm đi trông thấy Điều này thể hiện khá rõ trong kinh đô phú của Ban Cố

và Trương Hành Một tác động khác có nguồn gốc từ học thuật sư truyền, gia pháp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phú gia, khiến cho không ít trước tác của

họ “thuật nhi bất tác”, nghiêng về mô phỏng, ít sáng tạo, phá cách Có thể nói, tác động, ảnh hưởng của Kinh học đời Hán là không sao kể hết

1.2.2 Các học phái tư tưởng và học thuật khác:

Ngoài Kinh học của Nho gia, ở đời Hán còn phải kể đến sự ảnh hưởng và tác động của học phái Đạo gia Nếu như Kinh học Nho gia phải đấu tranh kiên trì, thậm chí phải đổ cả máu1, để mãi đến đời Hán Vũ Đế mới giành được địa

vị độc tôn trở thành tư tưởng thống trị, thì học thuật Hoàng Lão của học phái Đạo gia, như đã đề cập ở trên, đã phát huy ảnh hưởng toàn diện và chiếm thế

1

Học giả Nho gia Viên Cố Sinh (thời Cảnh Đế) vì coi khinh sách của Lão Tử trước mặt Đậu Thái Hậu, đã bị bà ta nổi giận bắt ép vào vườn thú đánh nhau với lợn rừng Triệu Quán, Vương Tàng (thời Vũ Đế) vì muốn “minh Nho học” đã bị Đậu Thái Hậu khép tội phải tự sát Điều đó phản ánh, cuộc đấu tranh giành giật địa vị tư tưởng quan phương chính thống ở đầu đời Hán giữa hai học phái Nho - Đạo diễn ra rất quyết liệt

Trang 39

thượng phong ở đầu đời Hán, nhất là khi Đậu Thái hậu còn sống1

Học thuật Hoàng Lão đã đáp ứng cấp thiết đòi hỏi của thực tế lúc bấy giờ, khi vua tôi nhà Hán vốn là lãnh tụ nông dân khởi nghĩa vừa bước ra khỏi chiến tranh, rất cần an dưỡng nghỉ ngơi Nho gia vẫn tham dự triều chính, giúp nhà Hán ổn định trật tự xã hội, song khi ấy chưa có được địa vị như Đạo gia Tuy nhiên,

đó mới chỉ là xét trên phương diện chính trị, điều quan trọng mà chúng tôi quan tâm ở đây là, học thuật Hoàng Lão với chủ trương “vô vi nhi trị” được tầng lớp thống trị đề cao đã gây được sự chú ý học tập nghiên cứu Đạo gia của

sĩ nhân và khiến cho sĩ phong thời kỳ Chiến quốc không bị đứt đoạn, từ đó tác động rất tích cực đến đời sống, học thuật và trước tác Tư tưởng hấp dẫn của Đạo gia ảnh hưởng một cách tự nhiên tới sĩ nhân, từ quan niệm nhân sinh đến quan niệm văn học, từ lý tưởng thẩm mỹ đến phong cách nghệ thuật, từ phương pháp sáng tác đến nghệ thuật thể hiện2

Tất nhiên tác động của nó tới phú tác ở thời Tây Hán, cả bề rộng và chiều sâu là có khác với thời Đông Hán;

về cơ bản, xu hướng là co hẹp dần phạm vi và mức độ ảnh hưởng Mặc dù vậy, nó có tác dụng điều hòa với tư tưởng Nho gia, lại tránh cho cục diện đại nhất thống sau này không bị rơi vào tình trạng đứt đoạn về văn hóa3 Hán phú trong hoàn cảnh mới, vừa tiếp thu tư tưởng của các học phái vừa từ đó hấp thụ tri thức và thành tựu văn học phong phú đa dạng để tạo nên những tác phẩm tầm vóc khổng lồ của mình

Thể hiện điều này rõ nhất là phú tác đầu đời Hán chưa có ý thức tuân thủ lý tưởng thẩm mỹ

“văn chất bân bân” (văn và chất hài hòa) của Nho gia; đặc biệt là tình trạng “khuyến bách phúng nhất” trong nội dung của nhiều tác phẩm mà phú luận gia ngay từ đời Hán đã chỉ ra

3

Cuộc đấu tranh giữa các học phái sôi nổi diễn ra suốt từ thời Xuân thu đến Chiến quốc là điều kiện quan trọng cho sự giao lưu tư tưởng và văn hóa Chắc chắn, trong cuộc đấu trí quyết liệt

đó để tranh giành địa vị chính trị và học thuật tư tưởng, kẻ sĩ đại diện của các học phái đã

“nghiên cứu đối thủ” rất nghiêm túc Trong điều kiện như vậy, bên cạnh sự xung đột, cũng diễn

ra dung hợp, cho nên khó có thể nói rằng, sự gián cách về địa vực (Nam, Bắc) lại chỉ tồn tại tính chất dị biệt, mà không xảy ra quá trình hòa hợp tương đồng Hơn nữa, học thuyết Nho gia cũng như một số học thuyết khác lại tồn tại dưới dạng thức tác phẩm văn chương, như các tác phẩm nguồn gốc thuộc văn hiến cổ đại (của Nho gia), hay ngụ ngôn (của Đạo gia) v.v Ngay cả

Sở từ (bao gồm tác phẩm của Khuất Nguyên, Tống Ngọc ) sau này cũng bị kinh điển hóa Do vậy, phú với tư cách là văn thể hình thành từ văn hóa - văn học đất Sở phương Nam, định hình đầu thời Tây Hán, không chỉ diễn ra quá trình dung hợp văn hóa Bắc - Nam, mà còn diễn ra quá trình lựa chọn tiếp thu thành tựu về văn học từ các địa vực

Trang 40

Đầu đời Hán, sĩ nhân vẫn còn được hoạt động trước tác học thuật và sáng tác văn học khá thoải mái nhờ hoàn cảnh dễ chịu do Hoàng Lão góp phần tạo nên Hơn nữa, họ lại được “trời ban” cho mảnh đất rất màu mỡ, đó là “tiểu triều đình” của các phiên vương Triều đình trung ương vẫn còn chưa kiểm soát riết róng hoạt động của các phiên vương như sau này, nên sĩ nhân ở đó trong một thời gian khá dài đã có được “vương quốc của tự do” Họ được phiên vương biệt đãi và được tự do phát huy hết năng lực của mình; do vậy, trong môi trường tốt đẹp đó, từ phú đã ra đời và phát triển rất mạnh mẽ Sau này, đến đời Hán Vũ Đế, khi loạn phiên vương bị dập tắt, khi cục diện đại nhất thống được xác lập, kỷ cương trật tự dần dần xiết chặt, lúc đó mới xảy ra quá trình từ phú bị cung đình hóa, sĩ nhân bị văn nhân hóa, ảnh hưởng Kinh học

mới phát huy hiệu quả Tuy nhiên, ngay cả khi đó, đọc Thiên tử du liệp phú

của Tư Mã Tương Như, chúng ta vẫn còn thấy cái phong khí ngút trời của kẻ

sĩ Chiến quốc, chứ chưa thấy là bao cái gọi là chủ trương “phúng gián” và vẻ đẹp “văn chất bân bân” trong quan niệm văn học của Nho gia Phải đến phú của Dương Hùng, Ban Cố, Trương Hành, chúng ta mới thấy rõ hơn điều đó Tất nhiên, nói thế không có nghĩa là ảnh hưởng của tư tưởng Đạo gia không xảy ra đối với các tác giả này, nó vẫn có, chỉ có điều là diễn ra ở mỗi tác giả

và thể hiện ở mỗi tác phẩm với mức độ và cách thức khác nhau

Về học thuật ở đời Hán, còn phải kể đến sự hưng thịnh của “tiểu học”1 Quách Tinh và Hồ Văn Quý2 cho biết, muộn nhất là vào đời Ân Thương, văn tự

của Trung Quốc đã hình thành và phát triển liên tục theo con đường quy phạm

hóa Từ thời Chu, đã có quan Thái sử làm ra 15 thiên đại triện, gọi là Sử Trụ, đó

được coi là trước tác văn tự học sớm nhất của Trung Quốc, xuất hiện đời Chu Tuyên Vương Cục diện loạn lạc thời Xuân thu - Chiến quốc chấm dứt, sự thống nhất của vương triều nhà Tần đã mở ra thời kỳ tổng kết văn tự quy mô lớn, tạo tiền đề cho bộ môn văn tự học ra đời, từ đó làm xuất hiện một loạt trước

1

Tên gọi của bộ môn khoa học nghiên cứu văn tự ở đời Hán (gọi là Tiểu học vì nhi đồng vào tiểu học trước tiên học văn tự); từ đời Tùy - Đường trở về sau, nó trở thành tên gọi chung của các bộ môn văn tự học, huấn hỗ học, âm vận học

Quách Tinh - Hồ Văn Quý: Hiện tượng tiểu học và thể thức của Hán phú, đăng trên Xích Thành Học viện Học báo, số 6/2000

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w