1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu Thánh tổ kệ diễn quốc âm (vấn đề văn bản và giá trị

121 736 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Lịch sử nghiên cứu Không Lộ thiền sư là một trong những vị thiền sư được người đời ca ngợi là đức Thánh Tổ.. Chúng tôi hy vọng rằng, đề tài Nghiên cứu văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

ĐINH THỊ THANH MAI

NGHIÊN CỨU THÁNH TỔ KỆ DIỄN QUỐC ÂM

(VẤN ĐỀ VĂN BẢN VÀ GIÁ TRỊ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành:Hán Nôm

Hà Nội - 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

ĐINH THỊ THANH MAI

NGHIÊN CỨU THÁNH TỔ KỆ DIỄN QUỐC ÂM

Trang 3

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Mục đích, lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Cấu trúc của đề tài 4

6 Đóng góp của đề tài 5

B NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN BẢN CỦA TÁC PHẨM THÁNH TỔ KỆ DIỄN QUỐC ÂM (聖祖偈演國音) 6

1.1 Văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm 6

1.2 Không Lộ thiền sư, tình hình nghiên cứu về hành trạng và sáng tác văn học 7

1.2.1 Tình hình nghiên cứu 8

1.2.2 Các sáng tác Hán Nôm của Không Lộ 17

CHƯƠNG 2: VĂN CHƯƠNG VÀ THIỀN HỌC, CHỮ NÔM VÀ VIỆC DIỄN NÔM TRONG TÁC PHẨM THÁNH TỔ KỆ DIỄN QUỐC ÂM 23

2.1 Văn chương và thiền học 23

2.1.1 Giá trị văn học 29

2.1 2 Giá trị Thiền học 42

2.2 Chữ Nôm và việc diễn Nôm 54

2.2.1 Sơ lược về cấu trúc chữ Nôm 55

2.2.2 Tình hình sử dụng chữ Nôm trong văn bản 57

Chữ Nôm mượn 58

Chữ Nôm tự tạo: 94

C KẾT LUẬN 114

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Mục đích, lí do chọn đề tài

Phật giáo với những triết lí vi diệu, u huyền thâm sâu tự lâu đã trở thành niềm an ủi tinh thần cho con người Mỗi người tìm đến Phật theo cách thức khác nhau và nhằm những mục đích khác nhau: Có người tìm đến cửa Phật cầu đông con nhiều cháu, cầu phúc thọ, cầu tài lộc; có người tìm đến Phật để quên

đi quá khứ khổ đau, để tìm niềm hy vọng; có người đến chốn cửa Thiền để tìm nguồn cảm hứng sáng tác thi ca… Thực tế, đã có không ít những nhà văn, nhà thơ đã đánh dấu bước ngoặt của đời mình qua những bài thơ được chắp bút từ Thiền Trong số đó, có người là thiền sư, mặc áo tu mà lòng phơi phới dạt dào cảm xúc

Nhìn lại thời Lý- Trần, một thời đại hoàng kim của Phật giáo, chúng ta thấy rằng, xã hội phát triển về mọi mặt Từ vua đến dân, ai ai cũng sùng mộ đạo Phật Không Lộ Thiền sư, một trong những thiền sư tham Thiền, học Thiền đắc đạo đã làm nhiều việc giúp ích cho nước cho dân Tài đức của ông được lưu truyền rộng rãi trong dân chúng và trong sử sách Thông qua sáng tác của nhà

sư, người đọc có thể hiểu rõ hơn về con người, cuộc đời và quá trình tu Thiền của Không Lộ Bên cạnh một thánh tổ, là một thi nhân với ngọn bút giáng thần Chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên non xanh núi thẳm, cảnh chùa yên tĩnh tươi đẹp tựa cõi thiên thai, chúng ta thấy lòng mình thật thanh thản để lại phía sau những phiền muộn đời thường Hơn nữa, đối với người yêu thích và nghiên cứu Hán Nôm, tìm hiểu về Thiền dưới góc độ ngôn từ là một việc làm cần thiết

và ý nghĩa Đề tài có thể rèn luyện và giúp học viên thể hiện được những năng lực phiên Nôm và phân loại cấu tạo chữ Nôm Trong tình hình địa phương các nơi thờ phụng Không Lộ chưa có văn bản cũng như bản dịch này ,việc nghiên cứu, giới thiệu và dịch thuật tác phẩm có ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa nhiều mặt (lịch sử, văn hóa, văn học, Thiền học ) Văn bản ra đời vào thời kỳ cuối 19 đầu 20 ( như sẽ trình bày ở sau) là giai đoạn cuối của thời trung đại, bước vào giai đoạn giao thời, chuyển sang thời kỳ hiện đại, trong giai đoạn đó,

Trang 5

có nhiều vấn đề về chữ Nôm, về văn chương đáng chú ý, gợi ra nhiều vấn đề khoa học lý thú Với những lí do thiết thực đó, chúng tôi đã quyết định lựa

chọn đề tài: Nghiên cứu văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm (vấn đề văn bản và giá trị) (聖祖偈演國音)

2 Lịch sử nghiên cứu

Không Lộ thiền sư là một trong những vị thiền sư được người đời ca ngợi là đức Thánh Tổ Ông là người thuộc dòng thứ chín, dòng Vô Ngôn Thông Là người đức độ, tài cao, tu thiền, đắc đạo cho nên cuộc đời và văn nghiệp của ông

từ lâu đã trở thành đề tài được nhiều người quan tâm Có rất nhiều cuốn sách, nhiều bài nghiên cứu về ông dưới các góc cạnh: Phật giáo, con người, nơi trụ

trì, về các sáng tác thi ca của Không Lộ Sách Thiền uyển tập anh biên soạn khoảng niên hiệu Khai Hựu (1329 - 1341) và sách Lĩnh Nam chích quái biên

soạn vào mùa xuân năm Hồng Đức thứ 23 (1492) chép tiểu truyện Không Lộ

một cách giản lược Cũng vào thế kỷ XV, sách Nam ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng chép truyện Không Lộ thần dị Nguyễn Đăng Na, Bí ẩn đoạn

kết truyện Vô Ngôn Thông và việc giải mã bí ẩn đó Thông báo Hán Nôm học

năm 1997 H 1999, tr 168 – 178, Phạm Đức Duật viết bài Vấn đề tiểu sử hai

thiền sư đời Lý: Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không đăng trên Tạp chí

Hán Nôm, Số 6 (91) 2008; Tr.62-70 Phạm Thị Thu Hương có bài Những ngôi

chùa “ tiền Phật hậu thánh” ở vùng châu thổ Bắc Bộ, Luận án tiến sĩ, HN,

2006 Tác giả Nguyễn Quang Vinh trong Tạp chí Văn học số 6 năm 1974 có bài Hình bóng người anh hùng sáng tạo văn hoá trong truyền thuyết dân gian

Không Lộ PGS Hồ Sĩ Hiệp có bài Tuyệt tác “ Ngư nhàn” của Không Lộ thiền

sư đăng trên Nguyê ̣t San Giá c Ngộ 174 Hiểu bài thơ Ngư nhàn của Dương

Không Lộ từ góc độ không gian của tác giả Thanh Phong đăng trên báo Giác

Ngộ online vào ngày 29 tháng 07 năm 2008… Như vậy, có thể thấy rằng các sách hoặc các bài nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến Không Lộ dưới góc độ

tiểu sử cuộc đời và một vài bài thơ ( Ngư nhàn, Ngôn hoài) của ông Từ thực tế

nghiên cứu nổi lên hai quan điểm trái chiều: quan điểm đồng nhất Không Lộ, Minh Không là một và quan điểm cho rằng Minh Không với Không Lộ là hai

Trang 6

con người riêng biệt nhưng có nhiều điểm tương đồng với nhau Lí lẽ mà giới nghiên cứu, học giả đưa ra đều có sức thuyết phục, trở thành nguồn tư liệu phong phú cho người thực hiện đề tài thông qua đó tìm hướng đi riêng cho mình Bên cạnh mặt thuận lợi đó, cái khó khăn của những người yêu mến thiền

sư khi nghiên cứu về ông chính là sự nhập nhằng (tên húy, quê quán, hành trạng…) giữa Không Lộ và Minh Không Việc tách bạch rạch ròi Minh Không, Không Lộ vẫn luôn là đề tài được đông đảo người quan tâm dưới nhiều bình

diện Thực hiện đề tài Nghiên cứu văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm, chúng tôi

đi tìm hiểu Không Lộ dưới góc độ: văn bản và giá trị Chúng tôi hy vọng rằng,

đề tài Nghiên cứu văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm (vấn đề văn bản và

giá trị) sẽ góp một hơi thở mới trong việc tìm hiểu về Không Lộ - một trong

những vị Thánh của Việt Nam và về Thiền tông Việt Nam, con người thực

thấm đượm màu huyền thoại

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Để rút ra hướng giải quyết thấu đáo hợp lí nhất, đòi hỏi người viết phải xác định đúng đối tượng nghiên cứu Đây là việc làm thiết yếu, cần thiết trước khi bắt tay vào triển khai đề tài Chọn đối tượng đúng sẽ giúp người thực hiện đề tài triển khai đúng hướng, và ngược lại Hiểu rõ tầm quan trọng của việc lựa

chọn đối tượng nghiên cứu, khi đi vào đề tài Nghiên cứu văn bản Thánh tổ kệ

diễn quốc âm (vấn đề văn bản và giá trị), chúng tôi xác định đối tượng

nghiên cứu chính là tác phẩm Thánh tổ kệ diễn quốc âm ( kí hiệu AB 599, Thư viện Hán Nôm, Hà Nội).Trong đó giới hạn nghiên cứu được xác định rõ ràng

trên hai phương diện là : văn bản và giá trị Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành

khảo cứu thêm tác phẩm Thánh tổ kệ diễn quốc âm, (kí hiệu R 1208 của Thư viện quốc gia), Thánh Tổ hạnh thực diễn âm ca (Kí hiệu VHV 2380, Thư viện Hán Nôm, Hà Nội)và tác phẩm Thánh tổ sự tích tức Nguyễn Không Lộ sự tích

(kí hiệu A2612, Thư Viện Hán Nôm, Hà Nội) Chúng tôi cũng tham khảo thêm

cuốn Thiền luận của Suzuki, Văn Nôm và chữ Nôm thời Trần – Lê của Hoàng

Xuân Hãn đăng trên Tạp san khoa học xã hội, Pair, số 5, 1978 để làm rõ hơn mục đích thực hiện đề tài này

Trang 7

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp giống như chiếc chìa khóa, vận dụng nó đúng lúc đúng chỗ sẽ đem lại hiệu quả cho người sử dụng Mỗi người cần lựa chọn cho mình những cách thức khác nhau để giải quyết công việc của mình Trong việc thực hiện đề

tài Nghiên cứu văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm (vấn đề văn bản và giá

quả nghiên cứu Tùy vào từng vấn đề mà người nghiên cứu vận dụng kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp Vả lại, một vấn đề đặt ra để nghiên cứu không hẳn và không thể chỉ áp dụng phương pháp này hay phương pháp nọ mà phải dùng nhiều phương pháp khác nhau Hơn nữa trong công tác nghiên cứu khoa học, phương pháp nào cũng có ưu và nhược điểm nên chúng bổ sung cho nhau Trước hết, chúng tôi phải dùng phương pháp hiệu thù, hiệu khám và khảo chứng Các phương pháp này giúp chúng tôi biết được có những cuốn sách hay công trình nghiên cứu nào về Không Lộ thiền sư và thơ văn của ông

Tiếp đến, chúng tôi dùng phương pháp tổng hợp phân tích dữ liệu Sử dụng

phương pháp này, chúng tôi sẽ rút ra được những kết luận sát đáng về vấn đề

mà chúng tôi quan tâm Phương pháp liệt kê, phương pháp đối chiếu so sánh (đối hiệu pháp) cũng là những phương pháp mà chúng tôi chọn lựa

5 Cấu trúc của đề tài

Trên cơ sở đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, các phương pháp đã lựa chọn, ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phần phụ

lục, đề tài của chúng tôi được bố cục gồm hai chương:

Chương 1 Những vấn đề văn bản của tác phẩm Thánh tổ kệ diễn quốc âm

tác văn học

1.2.1 Tình hình nghiên cứu

1.2.2 Hệ thống văn bản Hán Nôm của Không Lộ

Trang 8

Chương 2:Văn chương và Thiền học, chữ Nôm và việc diễn Nôm trong tác

phẩm Thánh Tổ kệ diễn quốc âm

2.1 Văn chương và Thiền học

2.1.1 Giá trị văn học trong văn bản

2.2 Chữ Nôm và việc diễn Nôm

2.1 Sơ lược về cấu trúc chữ Nôm

2.2 Tình hình sử dụng chữ Nôm trong văn bản

6 Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu Thánh tổ kệ diễn quốc âm (vấn đề văn bản và giá trị) đã giới thiệu một cách tổng quát thân thế, sự nghiệp cũng như quá trình tu thành chánh quả, ca ngợi tài, đức của Không Lộ thiền sư; giới thiệu về những ngôi chùa được xem là những danh thắng mà đức Thánh tổ từng đặt chân đến Đồng thời, luận văn cũng mang đến cái nhìn khá hoàn chỉnh về các kiểu loại chữ Nôm mà văn bản sử dụng.

Có thể nói, những giá trị của văn bản mà luận văn chỉ ra đã giúp cho độc giả và những nhà nghiên cứu hiểu sâu sắc hơn về thiên nhiên, con người và sự vi diệu của Thiền Đồng thời luận văn có thể làm tài liệu để sinh viên, học viên, đồng nghiệp cùng chuyên ngành tham khảo

Trang 9

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN BẢN CỦA TÁC PHẨM

THÁNH TỔ KỆ DIỄN QUỐC ÂM (聖祖偈演國音)

1.1 Văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm

Văn bản nói theo GS Hà Văn Tấn “ là một tập tin được truyền đạt bằng

kí hiệu ngôn ngữ” [36, 22] Trên cơ sở định nghĩa của GS Hà Văn Tấn, GS

Ngô Đức Thọ đã sắp xếp và bổ sung thêm mấy chữ để định nghĩa về văn bản

được đầy đủ: “Văn bản là một tập tin bằng kí hiệu ngôn ngữ được thể hiện trên

một bề mặt nào đó” [36, 24] Thánh tổ kệ diễn quốc âm (聖祖偈演國音) hội đủ

các yếu tố cấu thành văn bản (tính vật chất, tính kí hiệu ngôn ngữ), là văn bản Nôm có sử dụng đan xen chữ Hán Văn bản hiện được lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm là văn bản được sao chép có kí hiệu AB 599 Văn bản được đánh

số trang ở giữa mỗi trang, tổng số là 107 trang (tờ) Để tiện cho việc so sánh với văn bản cùng tên, kí hiệu R.1208 của Thư viện quốc gia Việt Nam, chúng tôi đánh lại số trang theo quy ước là trang (tờ) 1a, 1b cho đến hết, được 54 trang đôi (54 tờ đôi) Trong quá trình đối chiếu hai văn bản với nhau, chúng tôi nhận thấy hai văn giống nhau ở thể loại (cùng là sách), được khắc in, cùng cỡ chữ, kích thước (24x14 cm) Cả hai đều mất trang bìa, căn cứ vào dòng thơ

trong phần chính văn sau lời tựa “A di đà Phật tác chứng minh, Thánh tổ kệ

dẫn quốc âm tự khuyến” mà văn bản lấy tên là Thánh tổ kệ diễn quốc âm Tuy

hai văn bản AB.599 và R.1208 là hai văn bản có đặc điểm giống nhau nhưng văn bản AB.599 là văn bản có độ tin cậy cao hơn nên chúng tôi chọn làm bản bản cơ sở “thiện bản” khi thực hiện đề tại Vì là văn bản sao chép cho nên người nghiên cứu nói chung cũng như người thực hiện đề tài nói riêng gặp phải những khó khăn nhất định trong việc tìm hiểu, khảo cứu và so sánh văn bản Để cho việc

tìm hiểu, nghiên cứa văn bản Thánh Tổ kệ diễn quốc âm (AB 599) - đối tượng

nghiên cứu chính được thuận lợi, việc mô tả văn bản về mặt nội dung và hình thức

là việc cần thiết cung cấp cái nhìn khái quát về văn bản này

Về mặt hình thức, văn bản sử dụng ba thể loại: thơ (lục bát, thơ tự do, thơ bảy chữ), văn vần, văn xuôi làm công cụ để biểu đạt nội dung Cụ thể:

Trang 10

Ngoài bài tựa và phần phụ lục ra, mỗi trang sách đều được chia làm hai phần Phần chính văn (phần chữ Nôm in to) được sử dụng thể lục bát (6-8) làm thể loại chính; phần phụ văn (nhằm để giải thích cho các điển cố chữ Hán đã dùng trong phần chính văn)) lúc dùng văn vần, lúc dùng văn xuôi, cũng có khi dùng thơ để diễn giải

Về mặt nội dung, văn bản ca ngợi quá trình tu tập của đức thánh Không

Lộ từ khi còn nhỏ cho đến khi lớn, mộ Thiền, đi tìm đường học Thiền….thành chính quả Đồng thời ca ngợi cảnh chùa cao đẹp, ca ngợi sự vi diệu của Phật pháp; ca ngợi công sức đóng góp của thiện nam tín nữ trong làng Cũng qua văn bản này, ít nhiều người học có được cái nhìn khái quát về một thời đại Phật pháp hưng thịnh Thời đại mà từ vua cho đến dân đều sùng mộ Phật giáo Không Lộ thiền sư là một trong những con người tiêu biểu Cùng làm bạn với ông là Từ Đạo Hạnh và Giác Hải cũng đều là những bậc chân tu hết lòng vì dân

Chùa Cổ Lễ nguyên thờ thánh tổ Chữ Lý xưa thoát hổ tôn thầy Nước Nam từ đấy mới hay

Có chùa có Phật có người anh linh

Trang 11

người tìm hiểu về Không Lộ dưới góc độ một vị thiền sư – ông tổ của nghề đúc đồng, vị tổ sư thứ chín thuộc dòng Vô Ngôn Thông Có người lại viết về ông

với tư cách một nhà sáng tác văn học, tác giả của tuyệt tác “Ngôn hoài”, “Ngư

Nhàn” nổi tiếng Song cũng có người bàn về Không Lộ dưới cả hai bình diện

Thiền và văn học… Dù nghiên cứu dưới bất kì góc độ nào thì những vấn đề mà giới nghiên cứu, người học hay độc giả quan tâm đều có điểm chung là làm nổi bật tài năng và đức độ của một con người mà cuộc đời và tài đức của ông đã dành trọn cho Thiền, dùng sự đắc đạo của mình để giáo hóa truyền dạy cho dân chúng Thông qua các văn bản ghi chép, kể, tìm hiểu về Không Lộ, chân dung của vị thiền sư nổi danh này được tái hiện một cách sinh động rõ nét Bên cạnh một con người rất thực, chúng ta còn thấy ở ông một con người rất siêu phàm của thế giới Niết bàn với những phép mầu vi diệu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu

Điểm qua tình hình nghiên cứu về thiền sư Không Lộ, chúng ta thấy nổi lên khá nhiều vấn đề cần lí giải để làm sáng tỏ

Thiền Uyển tập anh, Lĩnh Nam chích quái, Đại Việt sử kí toàn thư là

những tư liệu quý giá giúp hậu thế tìm hiểu về sư tổ chùa Keo đồng thời cũng

là cứ liệu có sức thuyết phục để phân định Không Lộ với Minh Không là hai con người có tên húy, đạo hiệu và quê quán khác nhau, sống ở hai triều vua khác nhau

Cuốn Chùa Keo của Đỗ Văn Ninh, Trịnh Cao Tưởng, ty văn hóa Thái

Bình, xuất bản năm 1974 là một cuốn sách cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết về danh tính, quê quán và hành trạng của Không Lộ thiền sư

Trong sách Thơ văn Lý- Trần, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội,

1977, Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà

Nội, 1991 chưa có sự phân biệt rõ ràng tiểu sử và hành trạng của Không Lộ với Minh Không – thiền sư có nhiều nét tương đồng với thiền sư Không Lộ

Giáo sư Bùi Duy Tân trong bài viết Không Lộ…sư tổ chùa Keo…cuộc

đời, văn nghiệp công bố trên nội san Nghiên cứu Phật học số 5- 1992, đã chỉ ra

Trang 12

sự nhầm lẫn của một số tác giả khi đồng nhất Không Lộ thiền sư và Minh Không thiền sư là một

Lê Xuân Quang trong cuốn Không Lộ- Minh Không (Văn hóa dân tộc,

2000) đã chứng minh Không Lộ chính là Minh Không và ngược lại

Phạm Đức Duật có bài viết Sự tích Không Lộ, Minh Không đăng trên tạp

chí Hán Nôm, 1984

Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng với lí lẽ và luận chứng thuyết phục trong “ Bài

bạt về việc khảo cứu sự tích đức thánh tổ” đã chứng minh Không Lộ và Minh

Không là hai con người khác nhau Ông đã chỉ ra điểm khác nhau rất cụ thể của

Không Lộ và Minh Không khi so sánh Chích Quái của Nguyễn Quỳnh với

chính sử: Khác biệt đầu tiên của Không Lộ và Minh Không nằm ngay trong họ

và tên Không Lộ họ Dương, húy Minh Nghiêm còn Minh Không họ Nguyễn húy Chí Thành Khác biệt thứ hai giữa hai thiền sư này là quê quán của hai ông khác nhau Không Lộ quê ở Giao Thủy, phủ Hải Thanh, Minh Không quê ở Đàm Xá Khác biệt nữa là Không Lộ sinh năm Bính Thìn niên hiệu Thuận Thiên thứ 7 (1016), đời Lý Thái Tổ, Minh Không sinh năm Bính Ngọ, niên hiệu Long Chương Thiên Tự thứ 1 (1066), đời Lý Thái Tông Không Lộ mất năm Giáp Tuất, niên hiệu Hội phong thứ 3 (1094) thọ 79 tuổi, Minh Không mất năm Tân Dậu niên hiệu Đại Định thứ 2 (1141) đời Lý Anh Tông, thọ 75 tuổi

Theo sách Thánh tổ hạnh thực diễn âm ca ( kí hiệu vHv 2380, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội ):

Thủa xưa triều Lý Thuận Thiên Bốn phương phẳng lặng ba bên vững vàng

Có ông Giao Thủy học Dương

Bà người Hán Lý ở miền xứ Đông

Ông bà trung hiếu một lòng Ngoài làm ngư nghệ, trong sùng Phật kinh

Tòa sen Tam bảo chứng minh Trời cho đức Phật thác sinh vào nhà

Chùa Tôn mở cõi Đàm hoa

Trang 13

Mười bốn tháng chín thánh đà giáng sinh

Thánh tổ húy là Minh Nghiêm, hiệu là Không Lộ Ngài sinh ngày 14 tháng 09 năm Bính Thìn, niên hiệu Thuận Thiên thứ 7 (niên hiệu Lý Thái Tổ) Cha ông họ Dương, người Giao Thủy (Giao Thủy là tên làng, nay là làng Hộ Xá) Mẹ người Hán Lý ( Hán Lý là tên xã, thuộc huyện Vĩnh Lại) Đức thánh

tổ Không Lộ được người đời truyền tụng sinh ra ở chùa Tôn ( tên tục của chùa Hưng Long)

Năm hai chín tuổi, ông bỏ nghề chài lưới tu Thiền

Đến hai mươi chín tuổi tròn,

Bỏ nghề ngư nghệ về miền Phật gia

Ngày thường tụng kinh Đà la Chăm về ngũ giới để xa lục trần

Tam thừa học đến thập phân

Năm bốn mươi hai tuổi, thụ nghiệp thiền sư phái Thảo đường “ Có thầy

đạo sĩ tu chân thảo đường, Học thầy học khắp tam tàng, Thầy khen pháp tự chỉ đường thập phương”

Năm bốn mươi tư tuổi, Không Lộ về trụ trì ở chùa Hà Trạch “ Về chùa

Hà Trạch là phương trụ trì”

Ông kết bạn với Giác Hải, người làng Hải Thanh, tên là Viên Y và Từ Đạo Hạnh, người huyện Vĩnh Lại, tên là Lộ Giác Hải kém tuổi Không Lộ còn Đạo Hạnh hơn tuổi ông Từ Đạo Hạnh về tu ở núi Sài Sơn (thuộc An Sơn, tỉnh Sơn Tây) Không Lộ về trụ trì ở chùa Diên Phúc (tức chùa Hộ Xá)

Bạn cùng hai đấng pháp sư

Họ Nguyễn tuổi kém, họ Từ tuổi hơn

Anh em cầm bát chông hương Học kinh Bát Nhã giữ đường Kim Cương

Từ về tu núi Sài Sơn Thánh về Diên Phúc không môn trụ trì

Nghe Thiên Trúc (tức Ấn Độ) có Phật giáng sinh, ba ông cùng nhau trên một chiếc thuyền chài vượt non, qua bãi Hoa Liên ( ghềnh Hoa Liên ở trên

Trang 14

sông Đà, ngọn nguồn của nó ở Lộ Kim Xỉ), đến Kim Xỉ ( tên trưởng quan ty Kim Xỉ), đến Vĩnh Xương (tên phủ, thuộc Huyện Vân Nam Trung Quốc), từ kim Xỉ qua Miến Điện là đến Thiên Trúc

Trong quá trình đi sang Thiên Trúc, ba ông gặp một bà lão Được truyền phép thuật Trở về, vua nghe tin, triều vào cung Các ông dùng tài thuật của mình giúp vua trị bệnh, tiếng thơm vang khắp Được vua trọng thưởng "

Thưởng ngân nghìn lạng, thưởng điền năm trăm"

Như vậy, Đức thánh tổ sau quá trình tu thiền đã đắc đạo Ông dùng "tâm

Phật " và phép thuật của mình để hộ nước cứu dân Tài đức của ông được ca

ngợi là "phép thần thông", "thực dòng Phật tổ, thực dòng thần tiên"

Thánh về rộng mở phúc điền Đạo truyền tâm yếu, kệ truyền không không

Đúc chuông ba nghìn cân đồng Thần Quang để chốn phạn cung đời đời

Ngày mồng ba tháng sáu, thánh tổ mất, thọ 79 tuổi

Theo sách Thánh tổ sự tích tức Nguyễn Không Lộ sự tích (kí hiệu A2612,

Thư viện Hán Nôm, Hà Nội) thì :

Khoảng giữa năm triều Lý Thái Ninh, xuất hiện hai vị tiên phật : một sinh ở huyện Gia Viễn, xã Đàm Xá (còn có tên gọi là huyện Trực Định), họ Nguyễn, húy Chí Thành, đạo hiệu là Không Lộ ; một sinh ở huyện Giao Thủy, họ Nguyễn, húy Quốc Y, đạo hiệu Giác Hải Cả hai trước đều là người Hải Thanh (tức là huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) làm nghề chài lưới sinh nhai

Năm 29 tuổi, Không Lộ đến cõi đào nguyên nương nhờ đạo gia

Năm Đinh Dậu, Không Lộ thụ nghiệp theo phái thảo đường

Năm Kỷ Hợi, sư chuyên cần tu luyện, ngày đêm luận Thiền ở chùa Hà Trạch

Không Lộ cùng Giác Hải trên đường đi vân du gặp sư Hỏa Quang ở chùa Đại Bi ở huyện Tây Trực đang bày xếp lễ tế Họ hỏi thăm trò chuyện với

nhau Không Lộ bảo với hai nhà sư rằng: "Ngã đẳng giai hữu tình nhân Phật

thánh, há vô lân mẫn đệ tự xuất gia tam xá Thân vi Phật gia nô một hữu nhất phan kiến Phật tại thậm ma Xứ cổ hữu ngôn thành Phật mạc cư linh vận, hậu

Trang 15

mạc nhược Tây đầu Thiên Trúc tòng tự sa môn lục trí thần thông Tuy vị tức thành Phật, diệc bất thất vi Tiên Đài lang hà tất hiệu Tiều Sơn tiên sinh xuyên Thạch Thất Tứ thập thất niên phương đắc tiên đơn, thăng thiên na "

Một ngày, hai sư gặp một bà lão Bà lão gặp được hai sư rất vui mừng

Bà đáp rằng : "Cố nhân tìm cố nhân bất ý, cố nhân quả thực ngôn như thực,

Tiên phong đạo cốt khởi tầm thường Giả …đắc đáo thử điền địa Dị thời phong sinh hữu hạnh thiện quả viên thành hỏa quang bất đắc dĩ độc thiện nhi

lị hận ngã tào dã" Trên đường sang Tây Thiên, Không Lộ và Giác Hải gặp Từ

Đạo Hạnh Họ kết làm anh em Dựa theo tuổi tác, Đạo Hạnh làm sư huynh, Không Lộ làm thứ, Giác Hải làm em của họ Để đến được đất Phật, để được Phật tổ giác ngộ, các ông đã phải trải qua không ít gian khó, hiểm nguy Cuối cùng cả ba đều thành chính quả, được Phật tổ chứng và ban cho nhiều phép mầu nhiệm Trở về, họ đem tâm đức và những thành quả của việc tu Thiền ra giúp dân giúp nước Không Lộ đã giúp vua Lý Thái Tông chữa khỏi bệnh hóa

hổ nên được phong là " Lý Quốc Sư" đồng thời được tiếp đón trọng thưởng Trong nước đâu đâu cũng nghe danh Không Lộ thiền sư Người đời mến mộ, dành cho ông ngôi vị cao quý khi gọi người là "đức thánh tổ" Ngài hóa năm 79 tuổi

Cùng viết về Không Lộ thiền sư nhưng văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc

âm (kí hiệu AB 599, Thư viện Hán Nôm, Hà Nội), lại cung cấp cho người

đọc những thông tin mới về hành trạng của đức Thánh Không Lộ Theo văn bản này, Không Lộ thiền sư có hai húy là Chí Thành, Minh Không hiệu là Không Lộ :

Chí Thành là húy thánh ông Hiệu là Không Lộ Minh Không chính truyền

[15b]

Cha ông họ Nguyễn, mẹ ông họ Dương người Hán Lý :

Xưa ông hộ xá Nguyễn Lang

Bà người Hán Lý họ Dương duyên phùng Ông bà trung hiếu thủy chung

Mượn nghề sơn thủy mở lòng Phật tiên

Trang 16

[9b]

Khoảng 30 tuổi ông bỏ nghề đánh cá học Thiền " Giáp Thân đã gần ba

mươi, Xuân huyên đã hóa thoát nơi tu hành" Ông kết bạn với Giác Hải Hai

người cùng tìm thầy để tu Thiền Tiếp đó, Không Lộ học phái Thảo Đường

"Thứ hai học quốc sư đường, Thầy khen pháp tự khả đương có ngày" và trở

thành tổ thứ 3 của thiền phái này Sau đó, Không Lộ "nhập môn ở chùa Hà

Trạch"

Từ đây tài năng và đức độ của ông vang khắp Điều đó chứng tỏ công

phu tu tập của ông đã thành chánh quả, đạt đến cõi Niết Bàn

Không Lộ, Giác Hải trên đường đi đến đất Phật gặp Từ Đạo Hạnh Cùng

có điểm chung là dốc lòng tu dưỡng học Thiền nên Giác Hải, Không Lộ và Từ

Đạo Hạnh đã " kết bạn kim lan" Ba người cùng nhau tìm đường sang Tây Trúc

Qua nhiều ngày tháng gian lao, vất vả, cuối cùng họ cũng tới được đất Phật Gặp được Phật tổ, được Phật tổ giác ngộ và truyền cho phép lạ Không Lộ tinh thông cả tam giới,

Trở về, Không Lộ dựng chùa Thần Quang tại làng Dũng Nghệ

Không Lộ cũng từng sang Lào, sang Bắc Kinh (Trung Quốc) chữa bệnh cho thái tử nên được vua phương Bắc trọng thưởng và tiếp đón long trọng Ông mang số đồng được vua phương Bắc thưởng cho về nước dùng vào việc đúc tượng Phật và chuông

Không Lộ với tài phép cao siêu đã chữa khỏi bệnh cho vua Lý nên ông được phong làm Lý Quốc Sư Triều Lý đã đón rước Không Lộ rất long trọng :

Đồng dầm thức tiếng Nguyễn ngày nổi danh Triều đình đến rước thánh minh

Nghi thức đón rước nhà sư như một vị thánh, danh hiệu cao quý "Lý Quốc Sư"

chứng tỏ thiền sư Dương Không Lộ có tài năng vô cùng phi phàm Tài năng của ông được đời đời ghi nhớ, truyền tụng Bởi vậy, có thơ ca ngợi ông :

Linh dị Lý Thần Tông Triều đình luận thần thông Dục an thiên tật

Trang 17

Tu được Nguyễn Minh Không

Tạm dịch :

Hiển linh triều vua Lý Thần Tông Triều đình bàn luận chuyện thần thông Muốn khỏi hết bệnh tật

Chỉ có Nguyễn Minh Không Qua hành trình của Không Lộ trong những cứ liệu lịch sử, những nghiên cứu và văn bản trên, chúng ta thấy có sự mâu thuẫn về họ, tên húy, quê quán của thiền sư Không Lộ Đây là vấn đề nổi bật cần phải lí giải để xác định Không Lộ thiền sư đích thực có họ, tên húy, đạo hiệu là gì ? Ông quê ở đâu ? Ông với Nguyễn Minh Không là hai hay đồng nhất ? Những câu hỏi này đã đang và vẫn là vấn đề gây nhiều tranh luận mà giới nghiên cứu, những người quan tâm tới Không Lộ trên nhiều bình diện nói chung và người thực hiện đề tài nói riêng đặc biệt quan tâm

Bên cạnh những điểm khác biệt đó thì các dấu mốc về quá trình tu Thiền của thiền sư lại cơ bản là giống nhau Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến

sự nhầm lẫn hay đánh đồng hai con người cụ thể sống trong hai triều đại cụ thể thành một con người duy nhất Đồng thời cũng là một khó khăn trong việc phân biệt để chỉ ra sự khác biệt của hai vị thiền sư có nhiều nét tương đồng về mặt đức độ, tài năng

Từ đó, chúng ta rút ra quan điểm được xem là chính thống mà đông đảo giới nghiên cứu, học giả tán thành đó là : Thiền sư Không Lộ húy Minh Nghiêm, hiệu là Không Lộ, biệt hiệu Thông Huyền Ông sinh ngày 14 tháng 9 năm Bính Thìn, niên hiệu Thuận Thiên năm thứ 7 (1016), đời Lý Thái Tổ Quê

ở làng Giao Thủy (sau đổi là làng Hộ Xá), phủ Hải Thanh ( đến đời Trần được đổi là Thiên Trường) Ông có cha họ Dương, mẹ người Hán Lý, phủ Ninh Giang, Hải Dương

Cha mẹ Không Lộ là người hiền lành, trung hậu, làm nghề chài lưới Không Lộ từng vui thú với nghề này và thích du ngoạn những nơi danh thắng, tùy hứng ngâm vịnh và sáng tác thơ ca

Trang 18

Năm 29 tuổi ( Giáp Thân -1044), dưới triều Lý Thái Tông, Không Lộ bỏ nghề chài lưới chú tâm học Thiền Tu thành chánh quả, ông trở thành vị Tổ thứ

9 của thiền phái Vô Ngôn Thông, một thiền phái được thành lập ở nước ta vào đầu thế kỉ thứ IX Ông cũng được mệnh danh là ông tổ của nghề đúc đồng

Năm Kỉ Hợi (1059), Không Lộ tu tại chùa Hà Trạch, rồi chùa Duyên Phúc (tức chùa làng Hộ Xá) sau đổi tên là chùa Viên Quang

Năm Nhâm Dần, Không Lộ, Giác Hải và Từ Đạo Hạnh đi sang đất Thiên Trúc cầu kiến Phật Tổ Phật tổ đã chứng nhận và giác ngộ cho các ông Ngài ban cho ba vị thiền sư mộ đạo này nhiều phép lạ

Năm Quý Mão (1063), Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang (sau đổi tên

là chùa Thần Quang) tại làng Dũng Nhuệ Sau nà do đất sông Hồng sụt lở y chùa được dời sang làng Dũng Nghĩa ở Vũ Thư, Thái Bình

Năm Nhâm Tý (1072), Không Lộ, Giác Hải chữa khỏi bệnh cho vua Lý Nhân Tông nên được phong làm quốc sư và làm thơ ca ngợi hai vị sư tài đức

này : "Giác Hải tâm như hải, Thông Huyền đạo cánh huyền, Thần thông năng

biến hóa, Nhất Phật nhất thần tiên" Bài thơ có nhắc đến một một biệt hiệu nữa

của Không Lộ là Thông Huyền Biệt hiệu này của Không Lộ đã được một số thư tịch nói đến Nhưng nếu Thông Huyền là đạo sĩ thì Thông Huyền không thể

là Không Lộ Vì bên "Phật" tức chỉ Giác Hải, còn bên "thần tiên" tức chỉ

Thông Huyền

Ngày 3 tháng 6 năm Giáp Tuất (1094), Không Lộ viên tịch, thọ 79 tuổi Ngày 10 tháng 8 năm Ất Hợi (1095), thiền sư Giác Hải đã thu thập xá lị của Không Lộ, xây tháp để chôn cất, tạc tượng để thờ tại chùa Nghiêm Quang Vua

Lý Nhân Tông xuống chiếu tu sửa chùa, cắt 3000 hộ hương khói phụng thờ Không Lộ

Không Lộ là vị sư tổ có nhiều công lao đóng góp cho nhân dân, cho đất nước Ông cũng là người có nhiều tài năng Bởi thế mà người đời biết đến ông ngoài cương vị một thiền sư đắc đạo còn là một nhà thơ giàu lòng yêu cuộc sống, gắn bó hòa mình với tạo vật và con người

Trang 19

Tuy nhiên, dựa vào nội dung văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm- dùng

làm đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài Nghiên cứu văn bản Thánh tổ kệ

diễn quốc âm (vấn đề văn bản và giá trị) thì bên cạnh những điểm tương

đồng còn có đôi chỗ mâu thuẫn với quan điểm lâu nay được nhiều người chấp thuận Sự mâu thuẫn này chính là điểm khác biệt để người thực hiện đề tài đưa

ra kiến giải nhằm giải tỏa thắc mắc lâu nay không ít người đặt ra Văn bản ca ngợi Không Lộ thiền sư, ông tổ của nghề đúc đồng, vị sư tổ chùa Keo, tổ sư thứ 9 của thiền phái Vô Ngôn Thông được nhắc đến với tên húy là Chí Thành, hiệu là Không Lộ Ông sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới Cha ông

họ Nguyễn, người làng Hộ Xá, mẹ ông họ Dương, người Hán Lý Ông được

nhắc đến là tác giả của tuyệt tác Ngôn hoài Chí Thành xưa nay là húy của

Minh Không Song ở văn bản này, Chí Thành cũng lại là húy của Không Lộ

Họ của ông cũng không phải họ Dương mà là họ Nguyễn liệu có phải là một sự nhầm lẫn ? Khi chữa khỏi bệnh cho vua, được vua phong làm quốc sư và làm

thơ ca ngợi : " Linh dị Lý Thần Tông, Triều đình luận thần thông, Dục an thiên

tật, Tu được Nguyễn Minh Không" ( Tạm dịch : Hiển linh triều vua Lý Thần

Tông, Triều đình bàn luận chuyện thần thông, Muốn khỏi hết bệnh tật, Chỉ có Nguyễn Minh Không), thì người được nhắc đến trong bài thơ của vua Lý Thần Tông không phải là Dương Không Lộ mà là Nguyễn Minh Không Ở đây, người viết có thể khẳng định chắc chắn rằng chân dung vị thiền sư tài giỏi hiện

lên chính là Không Lộ thiền sư – tác giả của hai tuyệt tác Ngôn Hoài và Ngư

nhàn Không Lộ thiền sư sau khi đắc đạo về nhập môn ở chùa Hà Trạch Đây

là một bằng chứng xác thực không thể phủ nhận Nhưng tại sao văn bản lại cho

là Không Lộ có húy là Chí Thành, hiệu là Không Lộ ? Ông họ Nguyễn chứ không phải họ Dương ? Những chi tiết sai khác về húy, hiệu của nhà sư khiến cho người viết có chút băn khoăn Có lẽ sự băn khoăn này cũng chính là nguyên do đưa đến những nhầm lẫn giữa hai vị thiền sư mà giữa họ có khá nhiều điểm tương đồng, đồng thời đó cũng là cái khó lí giải một cách tường tận của người viết

Trang 20

1.1.2 Các sáng tác Hán Nôm của Không Lộ

Xưa nay, nói đến Không Lộ thường nhiều người chỉ biết đến ông là tác

giả của hai bài thơ nổi tiếng " Ngư nhàn", "Ngôn hoài" mà ít người biết ông

còn là tác giả của một số văn bản Hán Nôm khác Điều này cũng không khó hiểu bởi hai bài thơ – bài kệ trên là hai sáng tác mà người viết khi chọn được đất làm chùa Nghiêm Quang (sau đổi tên là chùa Thần Quang) Nhà thơ vui mừng khôn xiết, cao hứng viết ra những bài kệ đầy chất thi ca này

Trạch đắc long xà địa khả cư

Dã tình chung nhật lạc vô dư Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh Hàn khiếu nhất thanh hàn thái hư

(Lựa nơi rồng rắn đất ưu người

Cả buổi tình quê những mành vui

Có lúc thẳng lên đầu núi thẳm Một hơi sáo miệng, lạnh bầu trời)

Ngô Tất Tố dịch

Quả thật, Ngôn hoài giống như tuyên ngôn của thiền sư, thể hiện niềm

hứng khởi, bộc lộ tình cảm dạt dào của tác giả đối với cảnh sắc thiên nhiên, đất nước, quê nhà Bài thơ như là khúc nhạc vui với những tiết tấu réo rắt.Trên tầm cao nhất của ngọn núi, niềm vui có sức lan tỏa rộng dài đến muôn nẻo Trần

Mỹ Giống đã đề cao tinh thần" Vô chấp giới" nhằm đạt đến sự tự do hoàn toàn,

giải phóng bản thể mà hòa nhập với vũ trụ theo quan điểm nhà Phật "Vạn vật nhất thể" của bài thơ

Khác với Ngôn hoài, tuyệt tác Ngư nhàn lại hé mở điều thú vị khác của

tâm hồn thi sĩ thiền sư Không Lộ Bài thơ đã phác họa một bức tranh phong cảnh thiên nhiên hết sức hữu tình Lúc này, tác giả dường đã trở thành người họa sĩ tài ba với ngòi bút tinh tế Ông chỉ lựa chọn vài chi tiết : một dòng sông, một thôn nhỏ bình yên, một ông lão thuyền chài và hình ảnh những bông tuyết rơi nhưng lại có giá trị rất đắt trong việc tạo hình cho bức họa thiên nhiên Có

Trang 21

lẽ, nhà thơ thiền sư Không Lộ hài lòng lắm với "đứa con tinh thần" của mình

Sự bình yên của thôn quê phải chăng cũng chính là sự bình yên trong tâm hồn thi sĩ ? Cách chọn lựa hình ảnh để mô tả của Không Lộ mới gần gụi và giản dị biết nhường nào Bất kể người dân Việt Nam nào cũng nhận thấy sự mộc mạc trong nếp nghĩ, nếp cảm mà nhà thơ gửi gắm nơi bài thơ Cũng có ý kiến cho

rằng Ngư nhàn là sáng tác của nhà thơ Hàn Ô (Trung Quốc) chứ không phải là

sáng tác của Không Lộ Thi hứng luôn đến một cách tự nhiên, cho nên có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng sự gặp gỡ về tứ thơ của hai tác giả ở hai đất nước là điều dễ hiểu Hiện nay, vấn đề này đến nay vẫn đang được khảo

cứu, có nhiều ý kiến tranh cãi, nghi ngờ Ngư Nhàn, Ngôn hoài không phải của

Không Lộ nhưng các ý kiến phủ định đó chưa đủ chứng cứ thuyết phục Vì vậy, chúng tôi vẫn coi đó là tác phẩm tuyệt tác của ông Trong thực tế, nếu người ta

có đủ bằng chứng, lí lẽ chứng minh nó không phải của thiền sư thì văn bản

Thánh tổ kệ diễn quốc âm mà chúng tôi khảo sát vẫn nguyên giá trị

Ngoài hai tác phẩm nổi tiếng mà ai cũng biết này ra, Không Lộ thiền sư còn có một số sáng tác khác (không có tiêu đề) được ghi chép trong dân gian

và một số tài liệu chữ Hán như : Sự tích đức thánh tổ (Đặng Xuân Bảng biên soạn), Tiên thiên Phật thánh lục, Hoàng triều thông chí thần phật môn (không

rõ tác giả) Những sáng tác này là sáng tác khi nhà thơ cao hứng

Không Lộ là một con người không màng danh lợi điều này được thể hiện rõ nét trong bài kệ tự sự về bản thân của thiền sư Ông thích vui thú điền viên, sống cuộc sống dân dã của một lão nông :

Lão hỷ yên hà tẩu

Na tri lợi lộc mến Thùy điều đương liễu ngạn Tán võng địch hóa thôn

Bả trạo ngân phong tuyết Đặc ngư thí tửu tôn Sơn tiều thời ngộ ngã Kim cổ mạn tương luân

Trang 22

( Yên hà mùi vẫn thích, Danh lợi tính không ưa, Bến liễu buông câu sớm, Làn lau vãi lưới trưa, Gác mái ca phong nguyệt, Được cá chén say sưa, Kiếm củi người đi lại, Vui cùng dở chuyện xưa)

Chao ôi ! Một ông già thôn quê mới ung dung tự tại làm sao ! Hình ảnh

ấy rất đỗi chân thực, rất đời Bên cạnh một Không Lộ thiền sư với nhiều phép

thuật siêu việt được quần chúng nhân dân khắp nơi trong nước tôn sùng, Đức

Thánh tổ trong bài kệ này không còn ở nơi nào xa xôi, không còn là vị thánh

cách biệt với cuộc đời trần thế Ông đang ở giữa mọi người và đang sinh hoạt, đang sống cuộc sống của một con người bình thường như tất thảy những người dân thường khác

Có lần có chú tiểu hỏi Không Lộ khi ông đang tọa thiền : " Từ khi tôi

đến đây chưa được thầy dạy cho tâm yếu" Không Lộ trả lời chú tiểu rằng :

"Chú đem kinh cho ta thì ta tiếp, đem nước cho ta thì ta nhận, lúc nào ta cũng

dạy tâm yếu chú" Sau đó, sư cười rồi đọc bài kệ :

Đoàn luyện tâm thâm thủy đắc tinh Sâm sâm trực thượng đối hư vinh Hữu nhân lai vấn không không pháp Thân tọa bình biên ảnh tập hình

( Tu luyện bao phen phép đã tinh Muốn lên đối phó chốn hư đình Không không nhẽ đó nào ai biết Ngồi tựa bình phong, bóng ẩn hình)

Lúc Không Lộ gặp sư Giác Hải, ông cũng cao hứng sáng tác

Thiên liên bích thụ, thụ liên thiên Yên tỏa thanh sơn, sơn tỏa yên Thụ nhiễu tùng la, la nhiễu thụ Xuyên thông vu giáp, giáp thông xuyên Tửu mê túy khách, khách mê tửu

Thuyền tống hành nhân, nhân tống thuyền Hội đắc tri âm, âm đắc hội

Trang 23

Thuyền kim đảo cổ, cổ kim truyền

Bài thơ này được ghi chép trong sách Thiên tiên Phật thánh, được T.S

Đặng Xuân Bảng dịch như sau

Da trời giòng biếc nhuộm màu cây Một giải non xanh tỏa khói mây Cây quấn cây tùng, cây rậm rạp Nước quanh đỉnh giáp, nước vơi đầy Rượu mê nười, người mê rượu đấy Khách giục thuyền, thuyền giục khách đây Liệu được tri âm, nào được mấy

Xưa nay vẫn nhớ mãi xưa nay Nhìn vào nguyên tác bài thơ, chúng ta dễ dàng nhận ra ngay sự độc đáo, mới lạ trong cách sử dụng từ ngữ Mỗi câu thơ đều được ngắt làm hai Vế sau

là sự đảo ngược lại của vế thứ nhất : " Thiên liên bích thụ", được đảo lại là

" thụ liên thiên", "Yên tỏa thanh sơn", được đảo lại là " sơn tỏa yên" ; "thụ

nhiễu tùng la" được đảo lại là "la nhiễu thụ"… "Thuyền kim đảo cổ"được đảo

lại là" cổ kim truyền" Sự đảo lại ấy nhằm mục đích nhấn mạnh dụng ý nhà thơ

muốn diễn tả

Trả lời sư Từ Đạo Hạnh, Không Lộ cũng dùng kệ :

Ngọc nang bí quyết nghĩ chân kim

Cá chung mãn nguyệt lộ thần tâm

Hà sa cách thị Bồ đề đạo Nghĩ hướng Bồ đề mãn liễu cầm

(Túi ngọc bí truyền rõ thực vàng Tháng qua mưa móc dạ xốn xang

Hà sa thu gót Bồ đề đạo Tìm gặp được nhau mấy đoạn trường)

Trang 24

Đây lại là một tứ thơ khác của thiền sư khi cảm hứng tràn về trong tiết trời thu yên bình :

Ngọc phái chi trường, không sơn hà vạn lại Dung tọa ngư, ngư khiếp điểu

Dương cung tiễu hạc, hạc nghi cung Quang phóng vân tiêu ngoại

Phong quang đo hảo đạo khoái lạc

(Ngọc Phái dẫu dài, không bằng núi sông muôn trùng ngọn gió

Thung dung ngồi câu cá, nhưng cá lại sợ chim

Dương cung bắn hạc, hạc nghi cung

Vút bay rẽ mây lên tít trời cao

Thời tiết đẹp trên đường đi vui vẻ)

Như vậy, có thể nói hệ thống văn bản Hán Nôm của Không Lộ tuy không nhiều nhưng cũng đủ để người đời nhớ đến ông một thiền sư, một nhà thơ Không Lộ Các sáng tác của ông đều bộc lộ tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, thể hiện cái nhìn trong trẻo, khoáng đạt tràn trề nhựa sống Vì những điều hết sức bình dị ấy mà vượt qua không gian và thời gian, sáng tác

"khiêm tốn" của ông vẫn sống mãi trong lòng dân chúng Dù cuộc đời lắm dâu

bể thay đổi thì Ngôn hoài hay Ngư nhàn sẽ mãi là những viên ngọc trai sáng

giá khắc sâu vào trong tâm khảm mỗi chúng ta

Tiểu kết : Văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm kí hiệu AB 599 là một văn

bản Nôm có đan xen chữ Hán Văn bản được khắc in năm 1920 (Khải Định Canh Thân) Đây là thời kì chuyển giao từ cuối thời trung đại, chuyển sang thời hiện đại, giữa lúc giao thời có nhiều vấn đề về chữ Nôm, về văn học… đáng chú ý, mở ra nhiều vấn đề khoa học lí thú Văn bản có dung lượng vừa phải 54 trang (tờ) (tính trang (tờ) đôi), 7292 chữ Đối sánh với văn bản cùng tên kí hiệu R1208 của Thư viện Quốc gia Việt Nam, chúng ta thấy hai văn bản này có đầy

đủ tiêu chí của văn bản và đặc điểm giống nhau (như đã trình bày) Người đọc,

nhà nghiên cứu cảm thụ Thánh tổ kệ diễn quốc âm một cách dễ dàng thông qua

thể thơ dân tộc (6/8) – công cụ chính để chuyển tải nội dung văn bản Toàn văn

Trang 25

bản viết về Không Lộ thiền sư tài đức vẹn toàn Một con người có thật nhưng nhuộm màu huyền thoại Văn bản giống như một câu chuyện phác họa đầy đủ,

rõ nét về cuộc đời, hành trình học Thiền, tu Thiền đến thành chánh quả, những nơi Thiền sư đặt chân tới, những ngôi chùa mà đức Thánh xây dựng trụ trì Bao trùm lên toàn bộ văn bản là cảm hứng ngợi ca công phu tu tập, công đức siêu phàm, cảnh chùa cao đẹp Người đời biết đến ông không chỉ là một nhà sư, dòng thứ chín Vô Ngôn Thông, ông tổ của nghề đúc đồng mà còn là một thi sĩ với những sáng tác dù không nhiều nhưng cũng đủ để ghi danh với trời đất Sáng tác của ông thường phát khởi khi cảm xúc ùa về hay lúc chỉ dạy cho đệ tử

Chỉ riêng hai bài Ngư nhàn và Ngôn Hoài của thiền sư dù còn nhiều tranh cãi

(về vấn đề tác giả), dù kết luận có thế nào, Không Lộ có là tác giả của hai tuyệt

tác kia hay không thì văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm vẫn giữ nguyên giá trị

và Không Lộ vẫn luôn là đề tài hấp dẫn thu hút đông đảo độc giả quan tâm Có thể tóm lại những nghiên cứu về ông thành hai quan điểm chính Quan điểm thứ nhất đó là : Không Lộ và Minh Không là hai con người cụ thể, sinh ở hai thời khác nhau, quê quán khác nhau Quan điểm thứ hai là đồng nhất Minh Không, Không Lộ với nhau Cả hai quan điểm này được các học giả, nhà nghiên cứu đưa ra những luận chứng đều có sức thuyết phục Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, hai quan điểm trên vẫn là vấn đề bất phân thắng bại Vì thế, con người, cuộc đời và hành trạng của thiền sư đã đang và sẽ là mảnh đất phì nhiêu cho những ai thích khám phá, tìm ra cái mới trên cơ sở những nghiên cứu,

tư liệu đã có

Trang 26

CHƯƠNG 2: VĂN CHƯƠNG VÀ THIỀN HỌC, CHỮ NÔM VÀ VIỆC

DIỄN NÔM TRONG TÁC PHẨM THÁNH TỔ KỆ DIỄN QUỐC ÂM

Thánh tổ kệ diễn quốc âm (聖祖偈演國音) là một văn bản Thiền đồng

thời là một tác phẩm văn chương, văn học giàu giá trị Từ việc xem xét mối quan hệ giữa văn chương và Thiền học, chúng ta sẽ rút ra được giá trị về mặt văn học và giá trị về mặt Thiền học của văn bản này

2.1 Văn chương và thiền học

Văn chương là khái niệm dùng để chỉ một ngành nghệ thuật – nghệ

thuật ngôn từ Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống

Văn học là khoa học nghiên cứu về văn chương Nó lấy các hiện tượng

văn chương nghệ thuật làm đối tượng cho mình Quan hệ giữa văn chương và văn học là quan hệ giữa đối tượng và chủ thể, giữa nghệ thuật và khoa học; văn chương (nghệ thuật) là đối tượng của văn học (khoa học) Khái niệm văn học đôi khi có nghĩa tương tự như khái niệm văn chương cho nên dễ bị dùng lẫn lộn Song, về mặt tổng quát, khái niệm văn học thường có nghĩa rộng hơn khái niệm văn chương, văn chương thường chỉ nhấn mạnh vào tính thẩm mĩ, sự sáng tạo của văn học về phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống Cần phân biệt rạch ròi như thế để tránh sử dụng lẫn lộn hai khái niệm này

Như vậy, ngôn từ chính là chất liệu của văn chương Ngôn từ có đặc trưng chủ yếu là tính phi vật thể Tính phi vật thể này được hiểu là thiếu tính trực quan, tác động trực tiếp đến mọi giác quan của độc giả, tính chủ quan cá biệt của hình tượng văn chương Văn chương là một ngành nghệ thuật, nhưng văn chương có đặc thù riêng của nó Nếu như các ngành nghệ thuật khác như Hội họa, Kiến trúc, Điêu khắc, Sân khấu… được xây dựng lên bằng những chất liệu vật chất cụ thể, hữu hình (màu, gỗ, đá, con người…) nên tác động trực tiếp đến giác quan, gây nên những ấn tượng, cảm xúc thị giác mạnh mẽ Văn

Trang 27

chương lại được tạo nên bằng chất liệu ngôn từ mà ngôn từ mang tính phi vật thể do đó văn chương cũng mang tính phi vật thể Người thưởng thức văn chương ngoài việc dùng thị giác để cảm nhận hình tượng văn chương còn phải vận dụng mọi giác quan, phát huy trí tưởng tượng phong phú và được gọi là độc giả Còn người thưởng thức các nghệ thuật khác dù cũng dùng mắt để thưởng thức nhưng lại được gọi chung là khán giả Người đọc phá vỡ ý nghĩa các từ, câu để liên tưởng với các biểu tượng về đối tượng được miêu tả, nhờ vào trí tưởng tượng mà người đọc dường như tái tạo đối tượng miêu tả mà văn bản chỉ ra Như thế độc giả không sờ thấy, nghe thấy, nhìn thấy trực tiếp hình tượng văn chương Vì các hình tượng văn chương thiếu tính trực quan, chúng phi vật thể Nghệ thuật là qui luật của tình cảm, mà tình cảm chỉ xuất hiện khi con người tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng cụ thể Đứng về phương diện này, văn chương phải nhường chỗ cho các nghệ thuật khác Tính phi vật thể của hình tượng văn chương đã không thể tạo ra được tri giác cảm tính trực tiếp Đây là một khiếm khuyết, nhiều khi không phải là nhỏ của văn chương

Để khắc phục tình trạng đó, nghệ sĩ ngôn từ luôn luôn phấn đấu cho các hình tượng vật thể của mình trở nên hữu hình Vì vậy, mà tính tạo hình là một thuộc

tính của hình tượng văn chương Người xưa thường nói thi trung hữu họa, ngày nay Gorki đã gọi văn chương là nghệ thuật tạo hình bằng phương tiện

ngôn ngữ Chính những biểu tượng hữu hình mà ngôn từ gợi nên đã khiến cho

độc giả có cảm giác là có thể cảm thụ nghệ thuật văn chương bằng thị giác

Cuộc sống như một vườn hoa với muôn ngàn hương sắc đã đang và mãi

là mảnh đất màu mỡ của thi văn Văn chương nói riêng và văn học nói chung

luôn bám rễ rất chặt vào “bà mẹ cuộc sống” để dâng hiến cho đời những thi

phẩm trác tuyệt Mỗi sáng tác thơ, văn là một bức tranh cuộc sống thu nhỏ Soi vào đó, độc giả có thể biết về quá khứ, hiện tại và tương lai Nó giống như bầu sữa ngọt ngào nuôi dưỡng, làm tươi mới những tâm hồn cằn cỗi, thức tỉnh những tâm hồn lạc lối, kêu gọi, cổ vũ, khích lệ truyền nhiệt huyết, lòng yêu lao động, yêu cuộc sống…cho con người

Trang 28

Thiền học là một tông phái lớn của Phật giáo Trung Quốc Khi được

truyền vào Trung Quốc, Phật giáo đã mau chóng hòa hợp với hai tôn giáo tồn tại lâu đời là Nho và Đạo, và nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống sinh hoạt và hoạt động sáng tác rất lớn Vì thế mà Phật giáo cũng là chủ đề được nhiều người quan tâm Từ Trung Hoa, Phật giáo tiếp tục lan rộng và truyền bá sang các nước lân cận, Trên tinh thần tiếp nhận, phát triển Phật giáo, người Trung Hoa đã sáng lập ra Thiền, đề nghị một cái nhìn mới cho dân tộc Trung Hoa về đạo Phật Cái nhìn đó rất thâm trầm, tươi mát đặc biệt là phù hợp với tinh thần của người Phương Đông

Thiền trong từ ngữ Hán-Việt hay Zen trong tiếng Nhật đều bắt nguồn từ

ngữ nguyên Dhyāna (thiền định), một danh từ phái sinh từ căn động từ √dhyā trong tiếng Phạn, có nghĩa là sự tập trung tư duy, lắng đọng, chiêm nghiệm, tỉnh giác… (theo Sankrit-Enghlish dictionary, Monier Williams).Tuy có nguồn gốc lâu đời với những luận điểm nằm rải rác trong bộ kinh Áo Nghĩa Thư của đạo Bà-la-môn, nhưng Thiền thật sự phát triển thành hệ thống và được nhiều người biết đến chính là Thiền trong Phật giáo, vì đây là một pháp môn tu mà cả hai truyền thống tiểu thừa và đại thừa đều thực hành

Ở nước ta, Thiền tông được truyền vào từ Nhật Bản và Trung Quốc nhưng có nguồn gốc từ Ấn Độ, phát triển cực thịnh dưới triểu đại Lý – Trần

Từ vua quan cho đến chúng dân, ai ai cũng mến mộ đạo Phật Mọi lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… đều phát triển Đó là những nguyên nhân tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển, ăn sâu vào trong nếp nghĩ và có mặt trong hầu hết các lĩnh vực (trong đời sống tâm linh, trong tư duy hay trong nghệ thuật sáng tác) Ở bất cứ đâu, ta cũng bắt gặp bóng dáng Thiền Thiền trở thành cảm hứng bất tận cho sáng tác thơ ca Những chỉ yếu

của thiền tông: 教外別傳 Giáo ngoại biệt truyền (Truyền giáo pháp ngoài kinh điển), 不立文字 bất lập văn tự (không lập văn tự), 直指人心 trực chỉ nhân tâm (chỉ thẳng tâm người), 見性成佛 Kiến tính thành Phật (thấy chân tính thành

Phật) và các giáo lí u huyền vi diệu của Phật giáo đã thổi một luồng gió mát vào tư tưởng đương thời Là một tông phái được đông đảo quần chúng mến mộ,

Trang 29

Thiền tông đã chứng tỏ được sức mạnh kỳ diệu của mình khi đem đến những phương pháp trao truyền đặc biệt cho loài người Từ đó mở ra vô số phương tiện, khơi dậy sức sống dồi dào của thế giới

Thiền đã trở thành dòng sông mát trong êm đềm cho con người gột rủa tâm hồn Thiền đến với trái tim nhân thế như một người mẹ mang đến cho đàn con bầu sữa nóng ngọt ngào, xoa dịu những mảnh đời bất hạnh, dẹp trừ những

lo toan về sự hữu hạn của bản thân con người trước sự vô hạn của vũ trụ Khi trở thành tông phái được nhiều người mến mộ, Thiền tông với chủ trương từ bi, bác ái nhanh chóng dung hòa tư tưởng xuất thế của đạo Phật và tư tưởng hư vô

và vô vi của Đạo gia (Lão, Trang) Trong suốt quá trình phát triển, Thiền tông

đã chi phối tư tưởng nhân dân Trung Hoa Ở nước ta, trong một khoảng thời gian khá dài nhất là dưới triều Lý – Trần, Thiền tông cũng là tông phái lớn mạnh và có ảnh hưởng sâu rộng nhất Thiền tông và văn chương, văn học mối quan hệ hữu cơ hết sức mật thiết Sự có mặt của Thiền tông trong các sáng tác

là một minh chứng rõ nét về sự thấm nhuần tư tưởng Thiền Thiền đã tạo nên hương vị, vẻ đẹp và chiều sâu cho tác phẩm Hơn thế nữa, Thiền cùng với văn học thực hiện chức năng phản ánh thế giới, hướng con người trở về với bản ngã của mình

Mối quan hệ gắn bó giữa văn chương, văn học và Thiền học là sợi dây kết dính đưa Thiền tông về gần với cuộc sống của con người, biến cái uyên áo

vi diệu của Thiền thành những cái hữu hình mà con người có thể nhìn thấy và

sờ nắm được Có thể nói, quá trình tiếp nối văn học hầu như không thể chia cắt

mà có thể dựa vào tôn giáo, văn học mới ăn sâu vào trong lòng quần chúng Vì thế mà những ai am hiểu văn học, say mê văn học đều có thể ngược về quá khứ hay hướng tới tương lai, có thể chạm đến những miền vui sướng hay khổ đau tột cùng của con người Dòng mạch Thiền chất chứa trong mỗi sáng tác góp phần làm nên sự liền mạch, trở thành nguồn sinh lực dồi dào chảy qua các thời đại

Ngược dòng lịch sử, trở về thời kì mà sự hiểu biết của con người về thế giới còn mông lung, mọi thứ biến chuyển xung quanh con người cảm thấy xa

lạ, thiên nhiên vũ trụ là những lực lượng siêu nhiên khiến con người sợ hãi…

Trang 30

Để lí giải những hiện tượng này, con người nghĩ tới những vị thần linh – người

có sức mạnh siêu nhiên và có nhiều phép thuật… Ứng với tư tưởng này, những

câu chuyện thần thoại, cổ tích … đã ra đời Những vị thần trong Nữ Oa bổ

thiên (Nữ Oa vá trời), Hậu Nghệ xạ nhật (Hậu nghệ bắn Mặt trời), Hạ Vũ trị thủy chẳng phải là đã mang hơi hướng của đạo Phật? Ở buổi đầu này, tinh thần

Phật giáo dầu chưa rõ nét, xong những biểu hiện của nó được dân chúng biểu hiện qua các hình tượng sinh động Hình ảnh những ông Bụt luôn xuất hiện kịp thời để cứu giúp những con người hiền lành thoát khỏi kẻ tàn bạo, độc ác; những cô tiên xinh đẹp luôn đứng về phía người dân lương thiện, yếu đuối …

chẳng phải là sự hóa thân của đấng tối cao “người có thể biến hóa không cùng,

phân thân tán thể, khi có đó khi không đó, khi lớn khi nhỏ, khi vuông khi tròn, khi già khi trẻ, khi ẩn khi hiện, lửa không đốt được, đao không đốt được, trong bùn không nhiễm, giữa họa mà không bị tai ương, khi đi thì có thể bay, khi ngồi thì hào quang sáng chói” [25, tr.64]

Gắn chặt với đời sống của đông đảo quần chúng, Thiền tông cũng ngày càng lớn mạnh, phát triển theo nhận thức cúa nhân dân Từ lĩnh vực văn học dân gian, Thiền tông xâm nhập sang nền văn học viết Từ những sáng tác văn học, Thiền tông bước đến những thể loại khác như phê bình, tản văn Vượt ra

khỏi lãnh thổ của “vương quốc thi ca”, Thiền tông đã in dấu đậm nét trong các

trang sách của các nước láng giềng Sự pha trộn giữa Nho, Phật và Đạo đã tạo nên cho đạo Phật màu sắc mới

Trong dòng chảy liền mạch, bền bỉ qua năm tháng với nhiều thăng trầm biến cố, nền văn học Trung Hoa có những bước tiến đáng khâm phục Dưới chế độ phong kiến, khi tư tưởng Nho giáo chiếm địa vị ưu thế, chi phối, kìm kẹp nhân dân Trung Quốc từ nhiều đời; sự du nhập phát triển, dung hòa của Phật giáo đã mang đến một luồng gió mát cho quần chúng nhân dân Phật giáo với những giáo lí uyên áo rất tự nhiên trở thành công cụ chở che, vỗ về con người mỗi khi họ gặp khó khăn trắc trở hay gặp bất hạnh…trong cuộc sống Lòng từ bi hỷ xả của đạo Phật tạo nguồn cảm hứng cho nhiều văn nghệ sĩ Để rồi rất tự nhiên, đạo Phật đi vào văn học Nền văn học của chúng ta cũng không

Trang 31

nằm ngoài quy luật ấy Sau khi thoát khỏi sự đô hộ, nô dịch của người phương Bắc, sau một khoảng thời gian khá dài chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các thiết chế do kẻ thù xâm lược phương Bắc đặt ra, chúng ta đã dần dần thoát ra khỏi

sự ràng buộc về văn hóa - chính trị, kinh tế - xã hội của họ để xây dựng cho mình một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa, phát triển mang tinh thần, hơi thở của người Việt

Thiền cũng là màu sắc chủ đạo trong tiểu thuyết Minh Thanh Tái hiện

lại quá trình đi thỉnh kinh đầy gian lao khó nhọc, của thầy trò Đường Tăng, Tây

du kí với vô vàn những tình huống mang màu sắc thần thoại đã dẫn dắt người

đọc dõi theo bước chân của thầy trò Tôn Ngộ Không sang Tây trúc thỉnh kinh Qua tiểu thuyết này, ngoài rất nhiều giá trị mà tác phẩm phản ánh, chúng ta có thể rút ra một kết luận: muốn thành chính quả, con người phải trải qua một quá

trình tu luyện “ép xác” một cách nghiêm chỉnh

Màu Thiền trong Hồng Lâu Mộng lại được diễn tả dưới góc độ khác: góc độ thế cố nhân tình Những mối quan hệ trong Hồng Lâu Mộng và những nhân quả của một dòng họ chính là những triết lý Phật giáo, những giáo lý nhà

Phật thuyết giảng cho chúng sinh Quy luật “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” hay

“Ác giả ác báo”là những chân lý Phật giáo mãi tươi nguyên ẩn đằng sau ngổn

ngang sự kiện, sau cách sử dụng hệ thống ngôn từ khéo léo của nhà văn

Thời bấy giờ, có không ít nhà sư trở thành thi sĩ có thể đơn cử như: Ở Trung Quốc có Tô Đông Pha, Hoàng Sơn Cốc – hai cao thủ trong các nhà làm

“Từ khúc” đã đem Thiền vào thơ; Lý Bạch, Đỗ Phủ cũng lấy Thiền để tô điểm cho một số thi phẩm cuả mình; “Thi Phật” Vương Duy đã đưa thơ Thiền lên

đỉnh cao, mang đến cho đời nhiều dư vị Thơ ông luôn bàng bạc ý vị Thiền, màu sắc Thiền Ở Việt Nam có Không Lộ thiền sư với hai tuyệt phẩm nổi tiếng

Ngôn hoài và Ngư nhàn, Mãn Giác Thiền sư với Cáo tật thị chúng…Có thể nói,

văn học Phật giáo ngày càng nở rộ trên nhiều bình diện: người sáng tác, cả về

số lượng và chất lượng Điều này khẳng định giữa Thiền và văn chương, văn học luôn gắn kết chặt chẽ hữu cơ, tương trợ, bổ sung cho nhau

Trang 32

Là một loại hình nghệ thuật có nguồn gốc từ Thiền tông, nghệ thuật Thiền tông Phật giáo được các thiền sư mượn để miêu tả những kinh nghiệm hay chứng nghiệm cũng như để tạo ra môi trường phù hợp cho việc tu học

Từ cái nhìn tổng quát về mối quan hệ giữa văn và Thiền, đi vào bình

diện hẹp nghiên cứu văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm trong mối quan hệ hữu

cơ giữa Thiền và văn, chúng ta sẽ hiểu sâu sắc hơn (聖祖偈演國音) tác dụng

của văn chương và Thiền tông đối với đời sống của con người

2.1.1 Giá trị văn học

Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc đến cuộc sống và con người

Giá trị văn học được thể hiện cụ thể hóa qua hoạt động tiếp nhận văn học Ở đây người đọc, người nghe chính là lí do sống còn số một của tồn tại văn học, bởi mục đích của nhà văn xét đến cùng là kí thác, gửi gắm tâm sự, bộc lộ cảm xúc cá nhân và tinh thần thời đại của mình Tất cả hướng tới người đọc, hướng tới sự giao tiếp, đối thoại với người đọc qua tác phẩm Người đọc tiếp nối và tham gia mục đích sáng tạo của nhà văn, hiện thực hóa ý đồ nghệ thuật của nhà văn thông qua sự đồng điệu và nhân lên cảm xúc qua sự lay thức tâm hồn và thông qua những hiểu biết mới mẻ về cuộc đời

Từ trong tiêu đề Thánh Tổ kệ diễn quốc âm (聖祖偈演國音) xuất hiện

một khái niệm mà chúng ta cần phải làm rõ Đó là khái niệm Kệ Kệ là khái

niệm chỉ thơ Thiền Tiếng Phạn gọi Kệ là “gà thà” có nghĩa là tụng, ngợi, ca, tán dùng để khẳng định giáo lý, kinh nghiệm, truyền tâm pháp cho đệ tử Ở Trung Hoa, thơ Thiền phát triển mạnh từ thời nhà Đường Còn ở nước ta, thơ Thiền cũng ra đời từ rất sớm được phát triển mạnh dưới thời Lý – Trần Người

ta đã rút ra đặc điểm chủ yếu của loại thơ này như sau:

- Thơ Thiền có lời thơ mộc mạc hòa vào thiên nhiên

- Thơ Thiền tỉnh thức trước luật vô thường

Trang 33

- Thơ Thiền tha thiết với sự cô liêu trật tự và mầu nhiệm của thế giới (nhằm giác ngộ để trở về thế tục)

- Thơ Thiền còn có thể miêu tả các biến cố trực tiếp chỉ thẳng vào chân lý thâm sâu (như các công án)

- Thơ Thiền bừng mở tâm ra khỏi thói quen thụ cảm sự vật theo cách

thông thường

Xem xét dưới góc độ văn học thì văn bản Thánh Tổ kệ diễn quốc âm (聖

祖偈演國音) chính là một tác phẩm văn học thực thụ được viết dưới dạng Kệ

(tức thơ Thiền) Vì thế mà văn bản cũng hội đủ các đặc điểm mà thể loại này

có như vừa nêu ở trên

Văn bản Thánh Tổ kệ diễn quốc âm (聖祖偈演國音) là một sáng tạo

ngôn ngữ thuộc hệ thống kinh sách Phật giáo song đứng trên bình diện văn học

mà xét thì tác phẩm này vẫn mang đầy đủ những giá trị của một tác phẩm văn

học (giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ)

Trước hết, Thánh Tổ kệ diễn quốc âm (聖祖偈演國音) có giá trị nhận

thức Nhận thức là nhu cầu thiết yếu của loài người ngay từ khi được sinh ra

Để tồn tại, mỗi một cá thể đều phải không ngừng vận động để nhận thức, khám phá thế giới Tác phẩm là kết quả của quá trình người viết chọn lựa ngôn từ để

phản án hiện thực khách quan Ở đây, tác giả của Thánh Tổ kệ diễn quốc âm

(聖祖偈演國音) thông qua hình ảnh một vị chân tu thiền sư Không Lộ giúp

người đọc hiểu về một con người cao đạo, uyên thông, đức độ trong suốt quá trình học Thiền gian lao vất vả

Ngay từ đầu, trong lời tựa sau ba bài thơ quốc âm tặng tăng nhân tâm

chiếu ở chùa Cổ Lễ, Thánh tổ kệ diễn Quốc âm (聖祖偈演國音) đã giới thiệu

cho chúng ta thấy tổng quan ngôi chùa nơi đức Thánh tổ Không Lộ trụ trì:

Trang 34

(Vào hàng Bồ Tát hiện thân đây, Sảng khải sùng tu nhất cảnh này, Nên cõi cơ hiền cao khỏe sức, Xây nền công đức quyết ra tay

Tượng ngồi thăm thẳm ngang đầu núi, Chùa đứng cao cao tận áng mây Nức tiếng xa gần in dấu thánh, Hồ thiên cổ sát mấy đời nay)

Là nơi đức Thánh Không Lộ khai sáng già lam:

Ngoài tuần bảy chục bậc chân tu Khai sáng già lam đã mấy chùa Tựa cửa ngọc môn vào đỏ chói’

Có hang thạch động đã xanh mờ Sức trong một cõi công phu khó Của ở mười phương chuyển lên cho Muôn đội ơn trên người tế độ

Tiếng thơm thương để mãi ngàn thu

Tiếp đến là bốn bài thơ ca ngợi Phật chúng, Thánh đức, cảnh chùa cao rộng:

Hòa đức vân bình phó sứ đây

Trang 35

Bách thuyền khen tụng cả trong này Vịnh thơ thần câu hay ra tiếng Huống bút tiên thảo viết dấu tay Phật lớn mình vàng quang ánh nước Thanh in dấu đá sắc xanh mây

Ấy năm trước để bia công đức Lợi lạc âm dương nhớ mãi này

Đồng thời ca ngợi tài đức của Ngài:

Trạch đắc long xà ba cảnh này Thực người linh ứng tự ngôi này

Mở mang cửa thánh cho ra mặt Mặc tấc ai hiền tuyển đã tay

Rồi “ Thu xưa mừng thấy sự hay này, Như thơ thánh tổ người hay giọng,

Mật bút thần nhân chữ đổi tay ,Khi ở Mao Đông nên núi Tản, Đồng về Cổ Lễ tốt đường mây, Lộc người ban phát gần xa nức, Phú thọ đinh tài đủ cả này”

Trước công đức và tài năng siêu phàm của thánh tổ Không Lộ, nhân dân bày tỏ lòng mến mộ, hết lòng ngợi ca ông đồng thời bộc lộ niềm vui của mình:

Nhờ thánh muôn dân được thanh đầy Nay mừng quý xã đến trương bày

Ba vòng cốt cách ra chào thánh Bốn giáp vui hòa tiếng nức trời Người phất cờ bay,người mở quả Tiếng hò rõ ý tiếng trai y

Mỗi năm trưởng hội gần xa đến Việc tốt vang đồn khắp mọi nơi

Cũng thông qua bài phát nguyện văn trong lời tựa, chúng ta hiểu thêm

về đời sống tâm linh có thờ có thiêng, có kiêng có lành của nhân dân:

Phật thánh xuân thiên, tiến lễ minh niên Tập phúc nghênh tường, cầu các việc bình an, phúc thọ Nay bề tôi là tín chủ mỗ vu thửa có lễ Phật dâng lên trước Phật Trước cúng dưỡng Phật, sau cúng dưỡng pháp, sau cúng dưỡng

Trang 36

minh… Trời biết đất biết, long thần ủng hộ Trăm họ bách phúc, cùng hưởng tam đa Trên hiếu kính tổ tiên, trong nhà nam nữ vui vẻ Lại nguyện sân hòe tươi tốt, nhà lan tỏa hương thơm Cơ nghiệp rộng rãi dài lâu Người vật càng thường càng thịnh Ngũ lão hưởng nghìn năm thọ toán Bát niên ca vạn tuế ở tân xuân Nam mô trường thọ vương vương

Giới hạn của thời gian, không gian bị phá vỡ trước giá trị to lớn mà tác phẩm mang lại Nhờ đó mà không chỉ người đọc thời bấy giờ hiểu được bản chất tốt đẹp, cuộc đời và hành trình tu tập của Thiền sư, về thời đại nhà sư sống

mà còn cho cả các thế hệ hậu thế sau này Ngày nay, chúng ta có thể nghiên cứu, tìm hiểu về ông dưới các góc độ: cuộc đời, những năm tháng xuất gia học đạo tu thiền, những ngôi chùa nhà sư trụ trì, những việc ông đã làm cho dân chúng, tài giúp vua chữa bệnh; các sáng tác của thiền sư – thi sĩ…Từ đó chúng

ta có thể liên hệ, so sánh, đối chiếu để hiểu chính bản thân mình hơn với tư cách là một con người cá nhân Đó chính là quá trình tự nhận thức mà văn học mang đến cho con người

Cùng với giá trị nhận thức – giá trị tiền đề giúp con người hiểu hơn về thời cuộc, về con người, thiên nhiên, không gian sống của thiền sư, giá trị giáo dục giúp cho giá trị nhận thức thêm sâu sắc hơn Bởi lẽ nhận thức không chỉ đơn thuần để nhận thức mà nhận thức là để hành động Mọi người đều biết sự

vi diệu của kinh Phật là ở chỗ khai mở tâm tính, chấn an tinh thần, khuyên răn con người hướng tới việc thiện, tránh xa điều ác Đó cũng chính là những bài học vô cùng hữu ích với mỗi người đồng thời làm nên giá trị to lớn, tạo sức lôi cuốn đối với chúng sanh, Phật tử Đức Phật dạy:

Trang 37

(A di đà Phật tác chứng minh, Thánh tổ kệ diễn quốc âm đành khuyên

Quyền cao chẳng được để miền, Đều cùng tề chỉnh am dầu nghe tường

Kính thần thọ mệnh giàu sang, Khinh thần, thần bán cửa vương ngục hình

chúng sinh muốn đến với Phật pháp (Kệ Kinh) thì điều tiên quyết là phải giữ mình thơm tho, trong sạch Bởi lẽ, Phật pháp là nơi để con người tìm về với bản ngã của mình, để tu thân Đức Phật dạy cho chúng sanh biết kính trọng thần linh – thế lực tâm linh tồn tại lâu đời cùng với sự ra đời và phát triển của loài người Khi chúng ta sống nhân nghĩa, ngay thẳng có trước có sau thì gia đình, dòng họ chúng ta nhất định sẽ nhận được cái phúc lớn: người quá cố sẽ

“được siêu sinh”, con cháu nhờ đó mà “được hiển vinh đời đời” Triết lí nhân

quả thể hiện rõ trong lời khuyên của đức thánh tổ Giữ cho bản thân thơm tho,

sạch sẽ là bài học đầu tiên mà Thánh tổ kệ diễn quốc âm mang đến cho mọi

người Tiếp đó, đức thánh lại khuyên:

Ngài dùng kinh để giáo dưỡng dân, dạy dân học hành tụng niệm Đến

cửa Tam tạng, mọi người sẽ được tỉnh thân, suy xét lại bản thân mình

Cửa tam tạng thầy ra lời quốc ngữ Người thiện người dữ biết mà tỉnh thân Học chữ dần dần có phần lợi dân

Có phần ích quốc , chư phương san khắc

[7a]

Trang 38

Thật đúng là “Cửa người là cửa từ bi”, lời người là lời châu ngọc Trong chùa, đâu đâu chúng sanh cũng thấy “bút vàng, kệ ngọc hàng hàng”, “Kệ trong

hòa vận một vài ba câu, Ý rằng ngôn giản ý châu, Ý rằng cứ thực phép màu người tu”

Ngài còn dạy: “Tâm vi thánh phàm chi bản, tội phúc chi nguyên, khắc

biệt tâm là nói Phật tâm là chủ tể” [7b] nghĩa là: Tâm là gốc của Thánh, là

nguồn của tội phúc, chế ngự được tâm là nói Phật tâm là chủ tể

Từ khi còn là một chàng thanh niên con nhà nghèo, đức Thánh tổ - Không Lộ cũng luôn là một người con ngoan, hiếu thảo Ông xứng đáng là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo Để tu Thiền và thành chính quả, Không Lộ cũng không sờn lòng, vượt qua biết bao nguy nan, gian khổ Tinh thần và ý chí, tấm lòng nhân hậu của thiền sư là viên ngọc quý luôn tỏa sáng mang lại sự yên vui đầm ấm cho phật tử chúng sanh Dân chúng tôn ngài là thánh tổ Đồng thời dành những lời ca tụng thể hiện niềm vui hân hoan khi có nhà sư trụ trì tài đức như người:

Trời nam cây lý đàm hoa, Một chòm chín lá, quả già hai trăm

Nổi lên ba áng tùng lâm, Đôi nơi sơn hải tầm tầm cách xa

Gần đây thấy khói nhị hà, Một rừng ba núi, hóa ra ba thần

Phủ Kiến, phủ Nghĩa, phủ Xuân,Thần Quang, Diên Phúc, Thánh năng đi về

Lịch triều thọ vũ kì an, Nước non đằm thắm vua quan đi về

[11b- 12a]

hay:

Được người vui thú đào nguyên, Hay nơi cửa Khổng hay nơi phạn đàn

Xuân hoa thu phụng sửa sang, Chấp lòng trung hiếu chữ tràng để ngôi

Thơ rằng thiện sự làm vì, Nam mô tứ đức từ bi làm đầu

Trang 39

Dưới triều vua Lý Thái Tông, đất nước hưng thịnh, nhân dân no ấm Dân gian từng có thơ ca ngợi :

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Lúa tốt đầy đồng trâu chẳng thèm ăn

(Ca dao )

Đức Không Lộ, đức Thái Tông được ví với Tiên Phật “ Gần nơi Nam quốc Lý

Trần đến nay, chưa trị nghìn năm mà đức Thánh Không Lộ, đức Thái Tông ở đời đã là tiên Phật, đến nay linh đài hiển hách chẳng phải nhất định chủ tâm vương mà đến thế vậy thay.” [9a]

Chỉ ra cái diệu dụng của việc học kinh kệ: “ Ngày đêm sáu giờ để ra hai

giờ làm phần học tụng, thời ngày hôm ấy công việc bằng nào cũng xong, mà lưỡng lợi, mà cả Phật thánh thiên địa quỷ thần, tổ tiên phụ mẫu mà cả đồng gia tử tôn con cháu nội ngoại xa gần thân duyên nhất thiết dân gian âm giới, lục đạo, tứ sinh hoặc linh bão thức, tam đồ nhi nan thụ khổ chúng sinh; được nghe câu kinh đều sinh lòng khuyến hỷ Ngày nào không học công việc cũng chừng ấy thôi qua ngày mà mất lợi lại phải tội khinh kinh, khổ thay, khổ thay.”

[9b] nhằm khuyên nhủ con người hướng đến những việc thiện, việc tốt

Mười điều đức Phật khuyên dưới đây:

Một rằng trời Phật thánh cao, Kính tín tận đến linh hiệu thần kỳ

Chẳng được bán tín bán nghi, Lòng không nhất định việc gì cho nên Hai rằng công đức tổ tiên, Muôn đời con hiếu cháu hiền phải thân

Chẳng được như thấy ngoại nhân, Làm người mất hiếu phụ ân nên gì

Ba rằng phụ mẫu yêu vì, Xem tề trời đất chớ khi ơn đền

Chẳng được để đấy không nên, Đôi bên cũng phải coi nguyên một lòng

Bốn rằng hiếu lại có trung, Làm người ai cũng phải dùng đất vua

Chẳng được sinh sự tranh đua, Người và thần hẳn mệnh… tấu hòa Năm rằng làng họ gần xa, Sư huynh hội bạn tụng hòa kính tôn

Chẳng được cưỡi hổ tranh khôn, Trái thiên địa đạo ai còn kính ưa

Sáu rằng khi muốn lên chùa, Ăn chay làm trước nam mô làm đầu

Chẳng được trò chuyện cãi nhau, Kệ Kinh lễ pháp tử màu một khuôn

Trang 40

Bảy rằng đã nhập thiền môn, Phép Phật phải giữ vuông tròn chớ ngoa

Chẳng được ỷ thế hương hoa, Hổ tăng mượn Phật tội hòa vũ qua

Tám rằng xướng tụng thung dung, Âm thanh lưu thủy chúng cung mà nghe Chẳng được bách túc cao đề, Thât qua động niệm kẻ chê người cười Chín rằng đi lại đứng ngồi, Kính người người kính hẳn hoi nhẹ lời

Chẳng được bội phản tranh nguy, Trước thì tổn phúc sau thì người chê

Mười rằng công việc bộn bề, Đã khi tụng niệm chớ hề tạp ngôn

Chẳng được đũa bát lồn xồn, Không thương ngạ quỷ sao còn lòng tu

[10a– 12a]

Là những bài học dạy con người về lòng tin, sự hiếu kính với ông bà tiên

tổ, cha mẹ; một lòng trung với vua, hòa thuận với xóm làng, tôn kính anh em,

bè bạn; giữ mình chay tịnh, nhất tâm giữ khuôn phép vuông tròn khi nhập thiền môn… Từng chữ từng câu đều thấm đượm triết lý giáo dục sâu sắc:

Để mà tu tỉnh tích công, Phúc điền rộng mở, lúa bông đầy nhà

Thì là thứ nhất tu gia, Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa

Ba đường đều cũng phải lo, Đã thề trừ ác thiện tu cho toàn

Thuyết kinh, thuyết giáo dạy chào, Hiếu trung đôi chữ nghĩa nào tiếc chi Dạy bảo không thiếu pháp gì, Tổ tông khai sáng công thời khải tiên Phụ mẫu nối dõi chữ trên, Có cha có mẹ mới liền có ta

Lại giờ thai dựng sinh ra, Ngày đêm hơi ấm trong nhà nâng treo

Đàm đàm chuẩn khắp mẹ điều, Hộ con chuẩn giáo trách điều trách dư

Lại vừa mới biết u ơ, Dạy đi, dạy nói, dạy thưa dần dần

Tìm thầy huấn lễ thành thân, Lo tiền lo gạo áo khăn mọi bề

Con hiền hiếu thuận dạy nghe, Là nhà phúc đức xem bề nhi tôn

Hoặc ai chớ nghĩ ồn xồn, Nhị thập tứ hiếu gia uân cho tường

[12a-13b]

hay “ Không nên xa ưa hơn gần” [13b] hoặc “ Dần dần bỏ dữ làm lành, Uy

nghi mới biết tập tành lễ nghi” [14b] Đây có thể coi là những lời giáo huấn

đầy ý nghĩa Bất cứ ai khi đọc cũng có thể hiểu được nội dung mà văn bản muốn chuyển tải

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chùa Việt
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1996
2. Trần Lâm Biền (2000), Một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nộ, tr.394 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một con đường tiếp cận lịch sử
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2000
3. Nguyễn Tài Cẩn (1979), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội; tái bản: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1979
4. Nguyễn Tài Cẩn (1985), Mấy vấn đề về chữ Nôm, H, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về chữ Nôm
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1985
5. Nguyễn Tài Cẩn (2001), Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
7. Khuyết danh, Thánh Tổ hạnh thực diễn âm ca. Kí hiệu VHV 2380, Thƣ viện Hán Nôm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thánh Tổ hạnh thực diễn âm ca
8. Khuyết danh, Thánh tổ sự tích tức Nguyễn Không Lộ sự tích, Kí hiệu A.2612, Thƣ Viện Hán Nôm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thánh tổ sự tích tức Nguyễn Không Lộ sự tích
9. Khuyết danh, Không Lộ Giác Hải nhị thánh tổ sự tích, Kí hiệu A2961, Thƣ viện Hán Nôm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không Lộ Giác Hải nhị thánh tổ sự tích
10. Phạm Đức Duật, Bùi Duy Lan (1985), Chùa Keo , Sở Văn hoá Thông tin Thái Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chùa Keo
Tác giả: Phạm Đức Duật, Bùi Duy Lan
Năm: 1985
11. Phạm Đức Duật (2008), Vấn đề tiểu sử hai thiền sư đời Lý: Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không , Tạp chí Hán Nôm, Số 6 (91), tr.62-70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Hán Nôm
Tác giả: Phạm Đức Duật
Năm: 2008
12.Trần Văn Giáp (1969), Lược khảo về nguồn gốc chữ Nôm, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 118 -119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược khảo về nguồn gốc chữ Nôm
Tác giả: Trần Văn Giáp
Năm: 1969
13. Trần Mỹ Giống, Thiền Sư Dương Không Lộ, newvietart.com/index4.947.htm , ngày 11/04/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: newvietart.com/index4.947.htm
14. Hoàng Xuân Hãn (1978), Văn Nôm và chữ Nôm thời Trần – Lê, Tạp san khoa học xã hội, Pair, (số 5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp san khoa học xã hội
Tác giả: Hoàng Xuân Hãn
Năm: 1978
17. Trương Sĩ Hùng, Dương Không Lộ trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, lengoctrac.com/? 655=52658=(16/1/2012), ngày 16/11/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dương Không Lộ trong lịch sử Phật giáo Việt Nam
18. Chu Huy, Về nhân thân hai vị Quốc sư thời Lý, Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không, Văn hóa nghệ thuật (số 8-2006), tr.71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa nghệ thuật
19. Diên Hương (1953), Thành - ngữ - điển tích, NXB Phương lai, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành - ngữ - điển tích
Tác giả: Diên Hương
Nhà XB: NXB Phương lai
Năm: 1953
20. Phạm Thị Thu Hương (2006), Những ngôi chùa “ tiền Phật hậu thánh” ở vùng châu thổ Bắc Bộ, Luận án tiến sĩ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: tiền Phật hậu thánh” ở vùng châu thổ Bắc Bộ, "Luận án tiến sĩ
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Năm: 2006
21. Phạm Thị Thu Hương (2005), Các lớp văn hoá trong sự tích thánh Dương Không Lộ, Tạp chí Di sản văn hoá, số 2(11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Di sản văn hoá
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Năm: 2005
23. Trần Xuân Ngọc Lan (1985), Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa
Tác giả: Trần Xuân Ngọc Lan
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1985
24. PGS. TS. Trịnh Khắc Mạnh, Chữ Nôm và văn học chữ Nôm, Hội nghị quốc tế về chữ Nôm, tháng 11 năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chữ Nôm và văn học chữ Nôm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w