1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo trực tuyến (Khảo sát VietnamNet và VTC News các năm 2008 - 2009

99 734 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Trong hoạt động nghiên cứu báo chí, việc thông tin bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo chí, cho đến nay qua khảo sát của chúng tôi đã thì chưa từng có đề tài nào nghiên cứu về vấn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*****************

TRẦN HUY HƯNG

VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

TRÊN BÁO TRỰC TUYẾN (Khảo sát VietnamNet và VTC News các năm 2008 – 2009)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội, 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*****************

TRẦN HUY HƯNG

VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

TRÊN BÁO TRỰC TUYẾN (Khảo sát VietnamNet và VTC News các năm 2008 – 2009)

Chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 60.32.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Văn Hường

Hà Nội, 2010

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

1 Tính thời sự và lý do chọn đề tài 7

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 10

VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM 12 1.1 Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam 12 1.1.1 Sơ lược về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở một số quốc gia trên thế giới 12

1.1.2 Các văn bản pháp quy ở Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 15

1.1.2.1 Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 15 1.1.3 Các cơ quan, hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam 19

1.1.3.1 Các cơ quan nhà nước 19

Cục Quản lý cạnh tranh 19

Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 21

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 22

1.1.3.2 Tổ chức phi chính phủ 22

Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam 22

CLB Người tiêu dùng, CLB Chống hàng giả 24 1.2 Thực trạng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam 25 1.2.1 Về phía các cơ quan quản lý nhà nước 27

BÁO CHÍ ĐẤU TRANH BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG – TÁC ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ ĐỐI

2.1 Thực tế hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo chí hiện nay 34

Trang 4

2.2 Đánh giá chung về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo chí Việt Nam 37 2.3.1 Giới thiệu về VTC News và VietnamNet 41

2.3.1.1 Báo Điện tử VTC News (www.vtc.vn) 41

2.3.1.2 Báo điện tử VietnamNet 42 2.3.2 Sơ lược về chuyên trang bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của VietnamNet và VTC News 43

2.3.2.1 Vì người tiêu dùng - VTC News 43

2.3.2.2 Bảo vệ người tiêu dùng bằng thông tin – VietnamNet 45 2.3.3 Khái quát về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên các báo VietnamNet

2.3.3.1 Nội dung chu ̉ đạo 46

2.3.3.2 Ngôn ngư ̃ thể hiện 46

2.3.3.3 Phong cách thể hiê ̣n 47 2.3.4 Các vấn đề “nóng bỏng” bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên VietnamNet & VTC News 47

2.3.4.1 Vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm 47

2.3.4.2 Vấn đề Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng 51

2.3.4.3 Vấn đề Giá cả thị trường 55

2.3.4.4 Vấn đề Thái độ ứng xử thiếu lành mạnh của doanh nghiệp, người bán hàng, người

mua hàng 58

2.3.4.5 Vấn đề Quảng cáo, quảng bá không đúng sự thật 61

2.3.4.6 Những vấn đề khác xâm phạm quyền lợi của khách hàng 62

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG VẤN ĐỀ ĐẤU

3.1.1 Luật không đồng bộ, kém hiệu lực: 79

3.1.2 Hoạt động của các cơ quan giám sát, thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

3.1.3 Sự yếu kém về ý thức của mỗi cá nhân, tập thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh 80

Trang 5

3.1.4 Sự yếu kém trong nhận thức và phối hợp hoạt động của các ngành các cấp thuộc các cơ

3.1.5 Thông tin chưa đầy đủ, giáo dục chưa đồng bộ 81

3.1.6 Ý thức tự bảo vệ của người tiêu dùng chưa cao 82

3.2.1. Hoàn chỉnh luật pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng 83

3.2.2 Hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm, gian lận thương mại 84

3.2.3 Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng hoá, dịch vụ 86

3.2.4 Xây dựng mạng lưới giám sát thực thi pháp luật nhiều chiều, nhiều tầng 86

3.3.1 Đối với các cơ quan đại diện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 87

3.3.1.1 Tăng cường thông tin, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục nâng cao khả năng tự bảo vệ của

3.3.1.2 Tăng cường hợp tác quốc tế 88

3.3.1.3 Đào tạo cán bộ chuyên trách 89

3.3.2. Đối với các cơ quan báo chí 89

3.3.2.1 Đi ̣nh hướng đấu tranh vì quyền lợi người tiêu dùng 89

3.3.2.2 Xây dựng chuyên trang, chuyên mục bảo vê ̣ người tiêu dùng 89

3.3.2.3 Nâng cao hiê ̣u quả tương tác giữa cơ quan báo chí và người tiêu dùng 90

3.3.3 Đối với các Phóng viên, nhà báo 92

3.3.3.1 Nâng cao nhận thức về trách nhiê ̣m, nghĩa vụ của nhà báo trong việc đấu tranh bảo vệ

3.3.3.2 Bồi dưỡng kiến thức về hoạt động bảo vê ̣ người tiêu dùng 92

3.3.4 Đối với Doanh nghiệp 93

3.3.5. Đối với Người tiêu dùng 93

3.3.5.1 Tuyên truyền để người tiêu dùng tự nhận thức quyền lợi và nghĩa vụ của mình 93

3.3.5.2 Chủ động đấu tranh đòi quyền và lợi ích của mình 94

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính thời sự và lý do chọn đề tài

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một vấn đề nóng hổi mang tính thời

sự hiện nay, tuy nhiên tại Việt Nam vấn đề này dường như còn chưa được chú ý quan tâm đúng mức

Hiện nay quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng bị xâm hại nghiêm trọng, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, khuyến mãi rởm, giá cả phi lý đang diễn ra ngày càng phổ biến Trong khi đó, các chế tài, lực lượng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn thiếu, chưa đủ để thay đổi được tình hình, bảo vệ quyền lợi thiết thực của người tiêu dùng

Theo một khảo sát tại Việt Nam thì đa số người tiêu dùng cho rằng quyền được an toàn là quan trọng nhất, nhưng lại rất ít người tiêu dùng quan tâm đến quyền được giáo dục về tiêu dùng Phần lớn người tiêu dùng nhận thức mình đang bị xâm hại quyền lợi nhưng lại “ngại” bảo vệ quyền lợi của mình do ngại việc khiếu kiện, thấy rằng giá trị hàng hóa không đáng là bao trong khi thủ tục khiếu kiện rườm rà, rắc rối, hay mang tâm lý “con kiến mà kiện củ khoai” nên nói như ngôn ngữ của nhiều người là “chán chẳng thèm kiện”

Trong những năm gần đây, các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc phản ánh và đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Đối với báo chí, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhiệm vụ vinh quang nhưng cũng đầy cay đắng và đây cũng là một vấn đề nóng bỏng được nhiều tờ báo tập trung hướng tới và thu sự quan tâm lớn của độc giả

Đó là mô ̣t trong những cách thức mà báo chí thực hiê ̣n chức năng, nhiê ̣m vu ̣ của mình và “sống sót” trong lòng công chúng

Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vấn đề có tính thời sự cao và cấp bách trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế Vấn đế này đã được đề cập nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng

Trang 7

nhưng vẫn còn yếu, mới chỉ có một vài tờ báo mở chuyên mục riêng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Các tờ báo điện tử tại Việt Nam với tính nhanh chóng về thông tin và khả năng tương tác cao cũng như không giới hạn về thời gian, địa điểm đọc báo đã có những hoạt động hiệu quả trong đấu tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tìm lại sự công bằng trong xã hội Đặc biệt, VietnamNet (www.vietnamnet.vn) và VTC News (www.vtc.vn) là 2 tờ báo điện tử hàng đầu tại Việt Nam đồng thời cũng là những tờ báo đi tiên phong trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hoạt động đấu tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng pháp luật, các phương tiện thông tin đại chúng… đã có từ rất lâu tại các nước khác, tuy nhiên ở Việt Nam đây vẫn chưa được coi trọng đúng mức và chỉ mới được đẩy mạnh trong vài ba năm trở lại đây

Trong hoạt động nghiên cứu báo chí, việc thông tin bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo chí, cho đến nay qua khảo sát của chúng tôi đã thì chưa từng

có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này Bên cạnh đó cũng có một số đề tài liên quan như:

- Khóa luận “Báo chí với vấn đề chống buôn lậu trên địa bàn Hà Nội” của

sinh viên Nguyễn Thị Lan Phương, năm 1997

- Khóa luận “Bước đầu khảo sát vấn đề tư vấn tiêu dùng trên báo chí hiện nay” của sinh viên Ngô Thùy Dương, năm 1997

- Khóa luận “Vai trò của báo chi trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại” của sinh viên Trương Thị Xuân Thu, năm 1994

- Khóa luận “Thông tin điều tra của báo chí về những vấn đề, vụ việc về kinh tế” của sinh viên Phạm Thúy Hường, năm 1994

Vì vậy có thể khẳng định đề tài báo chí với vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một vấn đề không xa lạ và cũng là nguồn đề tài lớn đối với báo chí

Trang 8

trong công cuộc đổi mới và thời buổi cơ chế thị trường nhưng chưa có một khóa luận hay luận án nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề này

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

từ đó có thể mang lại hiệu quả đấu tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo chí cao hơn

3.2 Nhiệm vụ của đề tài

Đưa ra những kiến thức cơ bản nhất, khái quát nhất về vai trò của báo chí và tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Qua khảo sát, nghiên cứu các chuyên đề, bài viết về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên 2 báo trực tuyến VietnamNet (www.vietnamnet.vn) và VTC News (www.vtc.vn) nhằm mang lại một cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của báo chí trong việc đấu tranh chống hàng nhái, hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các tài liệu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Các chuyên đề, bài viết bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng… trên 02 tờ báo điện VietnamNet và VTC News trong các năm 2008 – 2009

Trang 9

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu một số lý luận về vai trò, chức năng của báo chí

- Nghiên cứu thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Khảo sát, nghiên cứu các chuyên đề, bài viết bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng… trên 02 tờ báo điện tử VietnamNet và VTC News trong các năm 2008 – 2009

5 Phương pháp luận nghiên cứu

- Tổng hợp tất cả các quan điểm lý luận, thực tiễn liên quan đến đề tài từ các văn bản pháp luật, tài liệu khoa học, sách báo, tạp chí…

- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu về đề tài này và các đề tài có liên quan

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp phân tích, so sánh, phân tích văn bản, phân tích nội dung của xã hội học

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Trang 10

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo chí hiện nay, đề xuất một số ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của báo chí trong đấu tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương sau đây:

Chương 1 – Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam

Chương 2 – Báo chí đấu tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – tác động và hiệu quả đối với nhà sản xuất và xã hội

Chương 3 – Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò, hiê ̣u quả của báo chí trong việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nội dung luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự chương, mục trên

Trang 11

CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM

1.1 Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam

1.1.1 Sơ lược về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở một số quốc gia trên thế giới

Ở các quốc gia trên thế giới, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành nhằm ngăn chặn những hành động giả mạo hay bất công từ việc tận thu lợi nhuận giữa các đối thủ cạnh tranh và góp phần bảo vệ những bên yếu hơn, hay không thể tự chăm sóc chính bản thân mình Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một hình thức quy định của chính phủ để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng Ví dụ, một chính phủ có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin chi tiết về các sản phẩm, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp tới an toàn và sức khoẻ con người, như thực phẩm

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan tới “quyền của người tiêu dùng” và việc hình thành các tổ chức tiêu dùng giúp người dân có chọn lựa tốt hơn trên thị trường Lợi ích của người tiêu dùng có thể còn được bảo vệ bằng cách thúc đẩy cạnh tranh trên các thị trường phục vụ trực tiếp hay gián tiếp người tiêu dùng, nhưng phải phù hợp với hiệu quả kinh tế Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể còn được xác nhận thông qua các tổ chức phi chính phủ hay cá nhân như nhà hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao trùm nhiều chủ đề về trách nhiệm sản phẩm, quyền riêng tư, giả mạo, bóp méo sự thật, hoạt động kinh doanh gian lận và những tương tác khác giữa người tiêu dùng /doanh nghiệp… Tại nhiều quốc gia trên thế giới các luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được ban hành và sử dụng hiệu quả:

Trang 12

Đức: có riêng một bộ trưởng của nội các liên bang chịu trách nhiệm về

quyền lợi và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Khi đưa ra cảnh báo công khai về sản phẩm và dịch vụ, cơ quan cảnh báo phải căn cứ theo hiến pháp và tính đến tác động của nó với nhà cung cấp, tới việc bảo vệ tự do kinh tế

Anh: là một quốc gia thành viên EU nên cần tuân thủ chỉ dẫn bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng của EU Luật Tiêu dùng nội địa ban đầu chỉ giới hạn trong phạm vi hợp đồng và các sai phạm có thể dẫn tới việc bồi thường, nhưng với ảnh hưởng luật của EU, luật này đã trở thành một lĩnh vực độc lập Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm giải quyết khi những đơn kiện được gửi tới Tổng giám đốc phụ trách Thương mại công bằng Văn phòng Thương mại công bằng sau đó sẽ điều tra, áp dụng lệnh cấm hay đưa vấn đề tranh chấp ra tòa án xét

xử Văn phòng Thương mại công bằng còn hành động giống như một tổ chức giám sát cạnh tranh và tiêu dùng chính thức của Anh

Australia: Cơ quan chịu trách nhiệm là Ủy ban Cạnh tranh và tiêu

dùng quốc gia hay các cơ quan phụ trách vấn đề tiêu dùng ở từng bang Ủy ban Chứng khoán và đầu tư Australia chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các dịch vụ và sản phẩm tài chính

New Zealand: Cơ quan đảm trách là Bộ Các vấn đề người tiêu dùng và Ủy

ban Thương mại New Zealand

Mỹ: Nước này có nhiều luật cả tiểu bang và liên bang về vấn đề người tiêu

dùng Luật bảo vệ tiêu dùng liên bang chủ yếu do Ủy ban Thương mại liên bang

và Bộ Tư pháp Mỹ thực thi Ở mức tiểu bang, rất nhiều bang có Cơ quan các vấn

đề tiêu dùng với những quy định trong các ngành công nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng hàng hóa/dịch vụ từ những ngành ấy California có luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mạnh nhất trong các bang của Mỹ, một phần vì sự phát triển mạnh mẽ của các nhóm luật sư và vận động hành lang như Mạng lưới hoạt động vì lợi ích tiêu dùng; Hiệp hội Tiêu dùng California…

Trang 13

Đài Loan: Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Đài Loan được

thành lập từ năm năm 1980 với tên gọi tắt là CF CF là một tổng hội và có 22 Uỷ ban trực thuộc phụ trách 22 ngành khác nhau Hội viên của CF có khoảng 700 đến 800 hội viên trong đó có 40 đến 50 luật sư là thành viên của Hội Nguồn thu

từ CF từ 3 nguồn chính là từ ngân sách Chính phủ (chiếm 28%); quyên góp từ công chúng trên mạng (chiếm 42%) và bán hàng tạp chí (chiếm 30%) Mỗi năm

CF tiếp nhận khoảng 10.000 đơn thư khiếu nại của người tiêu dùng qua điện thoại và 4.000 khiếu nại qua đơn Mỗi khiếu nại giải quyết thành công CF nhận được 28 Đài tệ từ CPC (Uỷ ban bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) Công tác bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Đài Loan được triển khai rất có hiệu quả, 60% tranh chấp của người tiêu dùng được giải quyết thành công

Pháp: Hiện nay tại Pháp có 18 Hiệp Hội ở TW được công nhận, các Hiệp

Hội này có hệ thống tổ chức khác nhau Các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được Tổng Cục Cạnh tranh, Tiêu dùng và Trấn áp gian lận thương mại (DGCCRF) cấp phép hoạt động và được hỗ trợ kinh phí căn cứ vào hiệu quả hoạt động của Hội Thời gian hoạt động của Hội là 5 năm và có thể đựơc tái công nhận

Có nhiều tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng để được Tổng Cục Cạnh tranh, Tiêu dùng và Trấn áp gian lận thương mại (DGCCRF) công nhận thì phải đảm bảo một số điều kiện sau: Độc lập với doanh nghiệp; Đảm bảo số lượng thành viên (ở trung ương là 10.000 người và ở địa phương phụ thuộc vào dân số địa phương đó); Phải có hoạt động thực sự (có văn phòng tiếp nhận khiếu nại của người tiêu dùng , có ấn phẩm riêng và có hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng)

Malaysia: Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Malaysia (FOMICA) là

một tổ chức phi Chính phủ, phi chính trị, phi lợi nhuận và hướng tới bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Malaysia

FOMICA có vai trò: Ngiên cứu các vấn đề về người tiêu dùng và ảnh hưởng của nó với người tiêu dùng; Thúc đẩy công tác giáo dục người tiêu dùng;

Trang 14

Tuyên truyền, phổ biến, thúc đẩy phong trào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Tiến hành thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp

Mục tiêu chính trong hoạt động của FOMICA là: Thúc đẩy phát triển và

mở rộng các phong trào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có tổ chức ở Malaysia; Giải quyết các vấn đề người tiêu dùng; Có vai trò như ban cố vấn, điều phối hoạt động của các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Malaysia

1.1.2 Các văn bản pháp quy ở Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1.1.2.1 Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng là một trong những nhiệm vụ của quản

lý nhà nước và là trách nhiệm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh Thực tiễn cho thấy, khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, mức độ tự do hóa thương mại càng gia tăng thì càng nảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến quyền lợi Người tiêu dùng

Xuất phát từ thực tiễn đó, năm 1999, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lê ̣nh Bảo vê ̣ quyền lợi người tiêu dùng , có giá trị hiệu lực kể từ ngày 01/10/1999 nhằm xây dựng các quy phạm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng bị xâm hại trong quá trình tham gia các giao dịch thương mại Pháp lệnh ra đời đánh dấu bước phát triển mới trong việc thiết lập và hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý quan trọng đối với hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ngày 02/10/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng, theo đó, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng

Từ năm 2004, tại Nghị định số 29/2004/NĐ-CP, Chính phủ đã giao cho

Bộ Thương mại thực hiện nhiệm vụ này Trong đó, Cục Quản lý cạnh tranh có

Trang 15

trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng trong phạm vi cả nước

Đến năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành Nghị định 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thay thế nghị định 69/2001/NĐ–CP trong đó quy định Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi cả nước và Cục Quản lý Cạnh tranh là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này Nghị định cũng quy định chi tiết trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức khác trong công tác phối hợp Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa

Nhằm mục đích đảm bảo giá trị hiệu lực tối đa, xây dựng các quy phạm điều chỉnh có tính thực tiễn cao, ổn đinh… dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện đang tiếp tục được bàn thảo, lấy ý kiến người tiêu dùng và Quốc hội

1.1.2.2 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Luật chính thức được ban hành từ ngày 1/7/2008 Theo Luật, có 13 điều bị nghiêm cấm đối với sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, trong đó có nhiều điều bị nghiêm cấm hiện nay vẫn đang tồn tại trên thị trường tiêu dùng như sản xuất sản phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hoá, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hoá đã hết hạn sử dụng; Che giấu thông tin về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hoá đối với người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường Theo Luật, có 13 điều bị nghiêm cấm đối với sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, trong đó có nhiều điều bị nghiêm cấm hiện nay vẫn đang tồn tại trên thị trường tiêu dùng như sản xuất sản phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hoá, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hoá đã hết hạn sử dụng; Che giấu thông tin về

Trang 16

khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hoá đối với người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường

1.1.2.3 Các văn bản quy phạm pháp luật khác

Luật Cạnh tranh cũng là một công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Mô ̣t trong những mục tiêu quan trọng của Luâ ̣t Cạnh tranh là chống lại các tác động tiêu cực của các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường làm phương hại tới quyền và lợi ích chính đáng,

hơ ̣p pháp của các doanh nghiệp và người tiêu dùng Thông qua việc điều chỉnh các hành vi , Luâ ̣t hướng tới khuyến khích ca ̣nh tranh lành ma ̣nh Theo đó các doanh nghiê ̣p sẽ phải ca ̣nh tranh với nhau để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của

người tiêu dùng bằng việc đưa ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao, giá

cả hợp lý, chủng loại đa dạng

Ngoài ra, quyền lợi của người tiêu dùng còn được bảo vệ bởi nhiều quy định trong các văn bản pháp luật khác như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Thương mại, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật Bảo vệ môi trường, Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa, Pháp lệnh Đo lường… Đây là hành lang pháp lý quan trọng để các cơ quan chức năng thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Từ năm 2004, tại Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại, Chính phủ đã giao cho Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (trước đó nhiệm vụ này được giao cho Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường) Tháng 1 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2006/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh, trong đó chính thức giao cho Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện quản

lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Theo đó, cũng giống như nhiều quốc gia trên thế giới, Cục Quản lý cạnh tranh vừa có chức năng thực thi pháp

Trang 17

luật cạnh tranh vừa có chức năng thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện có khá nhiều quy định có mục đích hoặc có tác dụng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm cả đạo luật cơ bản

là Hiến pháp, các đạo luật chung như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, các văn bản về doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, cạnh tranh, các văn bản điều tiết chuyên ngành (như ngân hàng, y tế, du lịch…) và những văn bản pháp luật quy định riêng về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Có thể nói, cân bằng lợi ích, bảo vệ kẻ yếu trong quan hệ tiêu dùng là bổn phận của mọi nhà nước, mọi nền pháp luật vì công lý Ở nước ta hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng đang có xu hướng mở rộng về phạm

vi, gia tăng về số lượng và nghiêm trọng về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần phải có hệ thống pháp luật đồng bộ, trong đó có pháp luật hình sự

Hiện nay, Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 - quy định về

xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại - được dùng làm văn bản giải thích khái niệm hàng giả trong Bộ Luật hình sự Theo văn bản này thì

có tới 4 nhóm hàng bị coi là hàng giả bao gồm: giả chất lượng và công dụng; giả mạo nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá; giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ; các loại đề can, nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá, tem chất lượng, tem chống giả, phiếu bảo hành, hàng hoá có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hoá, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hoá Tuy nhiên, Bộ Luật hình sự hiện hành chưa có sự phân biệt cụ thể khái niệm hàng hóa là hàng giả và hàng kém chất lượng Từ đó dẫn đến sự đồng nhất giữa hàng hóa làm giả nhãn mác, kiểu dáng, bao bì, vi phạm về đăng ký (hàng giả về hình thức) với hàng hóa kém chất lượng, hàng hóa độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng Bởi trong thực tế, hàng giả về hình thức không phải bao giờ cũng là hàng hóa kém chất lượng hay độc hại Ngược

Trang 18

lại, hàng thật về hình thức không có nghĩa là không có loại hàng hóa kém chất lượng hay độc hại

Mặt khác, trên thị trường hiện nay còn trôi nổi rất nhiều loại hàng hóa không nguồn gốc, không nhãn mác, không kiểm định chất lượng nhưng nó lại không làm giả một loại hàng thật nào Nếu theo quy định của Bộ Luật hình sự hiện hành thì những hành vi sản xuất, buôn bán loại hàng hóa này sẽ bị xử lý về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả mặc dù bản chất đây không phải là hàng giả Dưới góc độ quyền lợi người tiêu dùng, điều người ta quan tâm và cần bảo vệ nhất là lợi ích kinh tế: trả tiền mua hàng hóa với đúng giá trị của nó và tính mạng, sức khỏe của con người phải được bảo vệ, con người phải được sử dụng hàng hóa an toàn Thậm chí trong thực tế, hàng giả về hình thức có khi chất lượng còn đảm bảo và giá rẻ hơn nhiều so với hàng thật, và nó không xâm hại đến quyền lợi người tiêu dùng

1.1.3 Các cơ quan, hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam 1.1.3.1 Các cơ quan nhà nước

Cục Quản lý cạnh tranh

Bộ Công thương là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng Ban Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc Cục Quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể quy định tại Quyết định số 27/2006/QĐ-BTM ngày 28/08/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Cục Quản lý cạnh tranh

Ban Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Thương mại với nhiệm vụ chủ yếu là:

- Tham gia soạn thảo Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn

- Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài đối với mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

Trang 19

Năm 2004, nhằm triển khai Nghị định số 29/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại,

Bộ trưởng Bộ Thương mại đã ban hành Quyết định số 0235/2004/QĐ-BTM ngày 26/2/2004 thành lập Cục Quản lý cạnh tranh trên cơ sở Ban Quản lý cạnh tranh Theo Quyết định số 1808/2004/QĐ-BTM ngày 06/12/2004, Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan thuộc Bộ Thương mại có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ngày 03/12/2004, tại kỳ họp thứ 6 khoá XI, Luật Cạnh trạnh đã được Quốc hội thông qua và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 01/07/2005 Theo quy định tại Điều 49 và Điều 53 của Luật Cạnh tranh, Cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ

do Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy Vì lý do đó, ngày 09/1/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2006/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và tính đa dạng, phức tạp trong quản lý và hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Nội vụ đã chính thức xếp Cục Quản lý cạnh tranh vào hạng I

Trong thời gian vừa qua , Cục Quản l ý cạnh tranh tập trung vào một số hoạt động:

- Xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh và 03 Pháp lệnh về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan hỗ trợ cho các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu trong việc phòng chống các vụ kiện bán phá giá và tự vệ của nước ngoài đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành trong các lĩnh vực cạnh tranh, chống phá giá, trợ cấp, tự về và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng thông qua các tọa đàm, hội thảo, hội nghị, xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền

Trang 20

- Xây dựng nguồn nhân lực thông qua tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra viên cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ Không chỉ đào tạo các cán bộ nhân viên của mình, Cục còn chú trọng kết hợp đào tạo nguồn nhân lực cho các Bộ ngành có liên quan khác và Sở Thương mại/

Sở Thương mại du lịch một số tỉnh/thành phố trọng điểm

- Giải quyết những vấn đề khúc mắc phát sinh trong quá trình thực thi Luật Cạnh tranh và các Pháp lệnh Chống phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn trực tuyến

- Xuất bản các ấn phẩm về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Cục

- Tham gia các Hội thảo, Hội nghị và diễn đàn quốc tế để học hỏi kinh

nghiệm của các nước

Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học Công nghệ) được thành lập ngày 8/2/1984 theo Nghị định 22/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng Nhà nước

Tổng cục có chức năng-nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý và phát triển các hoạt động tiêu chuẩn hoá, đo lường, quản lý chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất trong cả nước và đại diện cho nước ta trong các hoạt động của các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan

Một trong những hoạt động chính của Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo Chất lượng là "Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn Việt nam; tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế và kiến nghị việc áp dụng các tiêu chuẩn đó" (Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá (Sửa đổi năm 1999)

Trang 21

lường-Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, hiện nay, là thành viên (chính thức và thông tấn) của trên 17 tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó có Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế - ISO (tham gia từ năm 1977)

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Các đơn vị này có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng tại địa phương Sở Thương mại/Sở Thương mại và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng này trên địa bàn tỉnh

Các cơ quan quản lý chuyên ngành: Bên cạnh các cơ quan nêu trên, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng còn bao gồm các cơ quan quản lý chuyên ngành như: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y

tế, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ Giao thông vận tải, v.v…

1.1.3.2 Tổ chức phi chính phủ

Các hội, tổ chức Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng được thành lập theo quy định của pháp luật hoạt động trong lĩnh vực Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng như hội tiêu chuẩn hóa, đo lường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), các Hội Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng địa phương

Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng - Vinastas là cơ quan đại diện cho đông đảo người tiêu dùng Việt Nam Vinastas là tổ chức phi chính phủ thực hiện vai trò bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Hiện nay, Vinastas có tổng cộng 27 Hội Bảo vệ người tiêu dùng thành viên ở 27 tỉnh, thành trên cả nước Hội Bảo vệ người tiêu dùng ở các tỉnh, thành phố do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định công nhận và trở thành thành viên của

Vinastas khi được sự chấp thuận của Vinastas

Trang 22

Vinastas có các đơn vị trực thuộc là Văn phòng trung ương hội, Văn phòng hội phía Nam, Tạp chí người tiêu dùng , Văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng , các câu lạc bộ (như CLB chất lượng, CLB nhà báo bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng , CLB người tiêu dùng nữ, CLB chống hàng giả), Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng (CESCON) và Công ty Dịch vụ Tiêu chuẩn,

đo lường chất lượng, Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng (CETA) Hội hoạt động bằng kinh phí tự có, kinh phí thực hiện dự án

và các nguồn tài trợ Các Hội địa phương đều có văn phòng khiếu nại để tiếp nhận và xử lý khiếu nại của người Người tiêu dùng Tuy nhiên, chỉ một số ít tổ chức bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng địa phương nhận được sự hỗ trợ kinh phí

từ chính quyền địa phương Tiếp nhận và xử lý khiếu nại của Người tiêu dùng là một mảng hoạt động quan trọng của Vinastas và các Hội thành viên

Theo thông tin của Vinastas, đến năm 2005 mỗi năm hội này tiếp nhận khoảng 400 đơn từ khiếu nại các loại của Người tiêu dùng tập trung vào các vấn

đề chất lượng hàng hóa, điện nước, vệ sinh an toàn thực phẩm 85% số vụ việc

đã được Vinastas phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết Trong hai năm

2006 và 2007 Vinastas tiếp nhận mỗi năm khoảng 1.000 đơn từ khiếu nại, trong

đó 80% số vụ được giải quyết thông qua hòa giải, các trường hợp không hòa giải được, Hội hướng dẫn, giúp đỡ người tiêu dùng hoặc đại diện cho người tiêu dùng đưa khiếu nại tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết Các số liệu này một mặt cho thấy các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng, mặt khác khả năng giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải là khá cao

Còn theo thống kê từ tháng 4 - 12/2009, Văn phòng trung ương Hội đã nhận tư vấn giải quyết 180 trường hợp (chủ yếu là khiếu nại về chất lượng, bảo hành hàng hóa, dịch vụ), giải quyết khiếu nại thành công và có kết quả cụ thể 74

vụ

Tại Văn phòng tư vấn giải quyết khiếu nại phía Nam của Vinastas, số đơn khiếu nại năm 2009 cũng được thống kê là 180 vụ Số vụ có kết quả "thành

Trang 23

công" là 170 vụ, chiếm gần 100% Tuy nhiên có thể thấy số lượng đơn khiếu nại gửi về Vinastas là khá khiêm tốn so với thực tế vi phạm quyền lợi người tiêu dùng hiện nay

 CLB Người tiêu dùng, CLB Chống hàng giả

- CLB Chống hàng giả và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

CLB Chống hàng giả và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (SACC) trực thuộc Báo Sài Gòn Giải Phóng (cơ quan ngôn luận của Đảng bộ & Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) là một tổ chức quần chúng tự nguyện của những tập thể, cá nhân, không phân biệt thành phần nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính v.v…có quan tâm và nhiệt tình tới lĩnh vực tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ các nhà sản xuất kinh doanh chân chính, chống việc sản xuất và buôn bán hàng giả Hội viên SACC là những tập thể và cá nhân tự nguyện tham gia sinh hoạt trong khuôn khổ một Câu lạc bộ nhằm trao đổi kinh nghiệm, hợp tác, phổ biến, tuyên truyền các chính sách và pháp luật của Nhà nước, tổ chức phối hợp các chương trình xung quanh việc chống hàng giả, bảo vệ những nhà sản xuất, kinh doanh chân chính, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần xây dựng một thị trường hàng hóa lành mạnh, hợp lý, và tiên tiến

SACC thành lập nhằm phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong mục đích phòng, chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính, thương hiệu uy tín

- CLB Người tiêu dùng nữ

CLB Người tiêu dùng nữ được thành lập theo quyết định số 64 HTC –

QĐ, ngày 12/05/1998 của Vinastas CLB có Tôn chỉ mục đích: Là một tổ chức quần chúng của phụ nữ có tâm huyết, nhiệt tình và quan tâm tới lĩnh vực tiêu dùng nữ, tự nguyện tham gia sinh hoạt CLB CLB tiến hành các hoạt động nhằm phát huy khả năng, sự sáng tạo và lòng nhiệt tình của chị em đến quyền lợi chính đáng và phát huy trách nhiệm của phụ nữ trong lĩnh vực tiêu dùng, đồng thời CLB cũng là nơi trao đổi kinh nghiệm về tiêu dùng, nâng cao nhận thức về tiêu

Trang 24

dùng hợp lý, hiệu quả, lành mạnh CLB là một tổ chức phi lợi nhuận, không có tính chất dịch vụ, phục vụ, marketing CLB tự trang trải mọi chi tiêu cho hoạt động của mình

Nội dung hoạt động: Thông tin, phổ biến, cung cấp kiến thức về lĩnh vực tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Trao đổi, hướng dẫn kinh nghiệm tiêu dùng Tổ chức nghiên cứu, điều tra, khảo sát, xây dựng và tham quan đề tài - dự án… khi có vấn đề nảy sinh trong tiêu dùng của xã hội và kinh phí cho phép Hợp tác và phối hợp hoạt động với các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực nữ tiêu dùng, phù hợp với Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và điều lệ của hội Vinastas

Phương thức hoạt động: CLB tổ chức 6 kì sinh hoạt / năm Hình thức hoạt động: Nói chuyện tại hội trường, Tổ chức tham quan, khảo sát thực tiễn giao lưu, đối thoại trực tiếp giữa người sản xuất – kinh doanh với CLB Nghe giới thiệu và mua sản phẩm đang có uy tín và chất lượng trên thị trường để phụ trợ cho nội dung tại các kì sinh hoạt CLB

Kinh phí của CLB: Có duy nhất từ thu lệ phí của hội viên / năm, chỉ đủ tổ chức cho 6 kì sinh hoạt / năm CLB không phải chi trả cho bộ máy hành chính và trụ sở CLB, do có sự tự nguyện, đóng góp cho mọi hoạt động của CLB

Hội viên CLB: Do kinh phí hạn hẹp, phụ nữ tham gia CLB mới chỉ phát triển ở Hà Nội, chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức đã nghỉ hưu; có ngành, nghề, chức vụ, học vị, vị trí công việc… khác nhau Hội viên đều tự nguyện, nhiệt tình tham dự sinh hoạt CLB, tham gia vào việc tổ chức các hoạt động của CLB theo yêu cầu, đăng ký là diễn giả hoặt gợi ý chủ đề sinh hoạt CLB Có thể nói: CLB người tiêu dùng nữ là một tổ chức cộng đồng cùng sở thích, phi lợi nhuận Hội viên CLB hàng năm khoảng từ 210 đến 250 người

1.2 Thực trạng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam

Thời gian gần đây, tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng diễn ra phổ biến với các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi và thủ đoạn hơn Các vấn đề

Trang 25

đầu tiên phải nói đến là chất lượng hàng hóa, nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang có xu hướng gia tăng ở mức báo động cao như: sữa có chứa melamine; rượu có chứa độc tố, mỹ phẩm chứa hoá chất không được phép sử dụng, thực phẩm chứa chất bảo quản, thuốc kích thích tăng trưởng, chứa dư lượng chất kháng sinh quá mức cho phép, thuốc bảo vệ thực vật không được phép sử dụng…

Quan hệ giữa người tiêu dùng và người cung cấp sản phẩm, dịch vụ (gọi chung là doanh nghiệp) là một loại quan hệ dân sự phổ biến trong đời sống xã hội Tuy là số đông, nhưng người tiêu dùng Việt không được tổ chức lại nên họ khó có sức mạnh, tiếng nói đơn lẻ của họ cũng rất ít được lắng nghe So với những nhà sản xuất, những nhà chuyên môn, thì ở những lĩnh vực nhất định, người tiêu dùng kém hiểu biết hơn Bởi vậy, trong mối quan hệ giữa họ với các nhà sản xuất kinh doanh, Người tiêu dùng luôn đứng ở thế yếu và chịu nhiều thiệt thòi Có người nói rằng, quyền của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay được bảo vệ kém nhất trên thế giới và tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ngày càng gia tăng về số lượng, tính chất nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng

Như vậy việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được thiết lập, thực hiện và bảo vệ theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, bao gồm nguyên tắc tự do thỏa thuận, nguyên tắc bình đẳng, thiện chí và trung thực, tự chịu trách nhiệm, tôn trọng đạo đức tốt đẹp, tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự, tôn trọng lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, nguyên tắc tuân thủ pháp luật và nguyên tắc hòa giải Tuy nhiên, giữa các chủ thể pháp luật dân sự không tồn tại trạng thái “bình đẳng” một cách tuyệt đối trên thực tế, mà bản thân pháp luật (bao gồm các lĩnh vực pháp luật khác) phải góp phần tạo lập và gìn giữ và bảo đảm sự bình đẳng này

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ là vấn đề của các quốc gia chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường, mà cũng là

Trang 26

vấn đề thời sự của các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn trở nên đặc biệt phức tạp trong điều kiện toàn cầu hóa, khi mà Người tiêu dùng và nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ không chỉ đến

từ cùng một quốc gia

Có thể áp dụng nhiều công cụ và phương pháp khác nhau để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Các chủ thể với các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau có thể tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Trong đó “các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” có thể đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ và phát huy hiệu lực của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách có hiệu quả

1.2.1 Về phía các cơ quan quản lý nhà nước

Việt Nam hiện có hơn 80 nghị định xử phạt hành chính liên quan lĩnh vực tiêu dùng và hơn 20 cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng gười tiêu dùng Việt bị xâm hại quyền lợi vẫn không biết trông cậy vào ai

Theo quy định của pháp luật, các quyền của người tiêu dùng không chỉ được Nhà nước bảo vệ mà còn nhận được sự bảo vệ từ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi họ phải thực hiện các quy định của pháp luật Các quyền của người tiêu dùng còn được các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân (trong đó có bản thân người tiêu dùng ) đều có trách nhiệm tham gia bảo

vệ Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng Bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội

Trên thực tế, các cơ quan chức năng đã có những cố gắng nhất định trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Chẳng hạn tăng cường kiểm tra, xử phạt

Trang 27

các trường hợp tiêu thụ hàng giả trong đó có rượu ngoại, thuốc lá… vào dịp giáp Tết; Kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…

Mặc dù đã có những cố gắng nhất định về lập pháp và thực thi các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng nhìn chung, quyền của người tiêu dùng Việt Nam vẫn đã và đang bị xâm hại nghiêm trọng Những vụ việc gần đây như các vụ xăng chứa aceton gây hỏng động cơ gắn máy, nước tương chứa chất 3-MPCD gây ung thư, sữa đóng hộp không đúng trọng lượng, ghi nhãn sai đối với sữa tươi nhằm lừa dối người tiêu dùng, ghi nhãn mác là nước mắn cá hồi Bắc Âu sau phải cải chính lại hương cá hồi, vấn đề rau xanh, an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, việc gian dối taximét của các hãng taxi, chất lượng dịch vụ viễn thông… đã và đang gây ra nhiều bức xúc trong cộng đồng xã hội Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trên thị trường cũng đang xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh mới như bán hàng qua mạng, qua điện thoại giao dịch điện tử để đặt mua hàng hoá, dịch vụ từ một nước khác cũng đang phát triển Những phương tiện giao dịch hiện đại tạo sự thuận tiện cho các bên nhưng bên cạnh những tiện ích thì đây cũng là môi trường làm phát sinh những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ngày một tinh vi

và phức tạp hơn

Bên cạnh đó, quyền của người tiêu dùng ở nước ta còn bị xâm hại từ chính hoạt động của các cơ quan Nhà nước Khẩu hiệu được các cơ quan này đưa ra thường là Hãy trở thành Người tiêu dùng thông thái Tuy nhiên khẩu hiệu này chỉ đúng một phần rất nhỏ Người tiêu dùng thông thái có nghĩa là phải bảo đảm

vệ sinh trước khi ăn, phải ăn chín, uống sôi chứ không ai thông thái đến mức biết được nước tương có chứa chất gây ung thư hay không, không ai thông thái đến mức phân biệt giữa hàng thật và hàng giả khi thấy chúng y chang như nhau, không ai thông thái đến mức nhìn vào cây xăng biết ngay là xăng có pha aceton, không ai thông thái đến mức dùng nước tương phát hiện nay ra trong đó có chất 3-MPCD gây ung thư Vậy ai phải giúp người tiêu dùng? Đó chính là các cơ

Trang 28

quan có chức năng của Nhà nước Các cơ quan này có trình độ, có phương tiện

và có nguồn tài chính để giúp Người tiêu dùng trong toàn xã hội Cơ quan nhà nước chuyên trách đương nhiên phải thông thái hơn người tiêu dùng Nhưng một câu hỏi đặt ra: tại sao người tiêu dùng cứ bi thiệt hại trước, thấy được hậu quả thì sau đó cơ quan Nhà nước mới nhảy vào cuộc? Ngay nước tương có chất gây ung thư, người tiêu dùng đã dùng nhiều năm qua và sự việc bị phát hiện lại xuất phát từ một nước châu Âu Không hiếm trường hợp người tiêu dùng không biết lựa chọn hàng hóa để mua khi thứ hàng hóa đó phải dùng bắt buộc vì quy định của pháp luật nhưng cơ quan chức năng lại thả nổi thị trường, thậm chí còn không minh bạch các sản phẩm kém chất lượng vì biết đâu doanh nghiệp sẽ sản xuất ra hàng hóa đạt tiêu chuẩn

Tại Chi Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội - đô thị đông dân nhất Việt Nam, số đơn thư khiếu nại gói gọn trong con số 45 Và tỷ lệ giải quyết thành công cũng được báo cáo là "gần 100%", với 42 vụ Đáng chú ý là hầu hết các vụ việc khiếu nại tiêu dùng được giải quyết bằng hòa giải Không vụ việc nào được đẩy ra tòa và vì thế không doanh nghiệp nào phải "vô phúc đáo tụng đình"

vì những sản phẩm/dịch vụ vô phúc của họ

1.2.2 Từ góc độ người tiêu dùng

Thực tế cho thấy người tiêu dùng Việt Nam thấp cổ, bé họng nên ít trường hợp khiếu nại vì nghĩ rằng có khiếu nại cũng không được giải quyết Với rất nhiều hành vi xâm hại đến quyền lợi của mình nhưng thực tế có tới 97% khách hàng không khiếu nại về những điều mình không hài lòng, bởi tâm lý ngại va chạm hay mất thời gian cho các thủ tục hành chính giải quyết khiếu kiện

Hiệp hội Người tiêu dùng các cấp từ trung ương xuống địa phương đã được thành lập tuy nhiên rất khó có thể có hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

do chính những người tiêu dùng lập ra một cách tự nguyện vì người tiêu dùng là tất cả chúng ta và cũng rất khó tập hợp người tiêu dùng thành các hội Các cấp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thành lập do nhu cầu của cơ cấu, cơ chế nên không đủ mạnh để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Thật khó lý giải

Trang 29

cho hiện tượng khá nhiều Người tiêu dùng không biết đến sự tồn tại của các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chứ chưa nói đến họ có thể trở thành hội viên của các hội này Hội cũng chẳng có quyền lực gì, Hội có khiếu nại mà nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ không giải quyết cũng đành chịu Một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều lúc Hội hoạt động kém hiệu quả là Hội thiếu kinh phí hoạt động Hoạt động khiếu nại chưa thu phí nên không có tiền trả lương cho nhân viên tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, không có tiền chi cho quảng bá hoạt động của Hội và càng không thu hút được người trẻ tuổi, có năng lực làm việc cho Hội

Từ đó, có thể thấy là hầu hết người tiêu dùng vẫn chưa (hoặc chưa được)

sử dụng quyền của mình một cách hiệu quả Rất nhiều người chấp nhận thiệt thòi khi mua phải hàng rởm và tự rút ra bài học không bao giờ mua hàng đó nữa Nhưng người khác vẫn cứ mua và lại tiếp tục rút kinh nghiệm Mọi người cứ rút kinh nghiệm âm thầm còn nhà sản xuất cứ thu bộn tiền Tâm lý chung là sản phẩm chẳng đáng là bao mà khiếu nại thì tốn thời gian và tiền bạc mà chưa chắc

đã thu được gì Còn, khi bị thiệt hại người tiêu dùng khiếu nại về hàng hóa và dịch vụ thì việc giải quyết của doanh nghiệp được đến đâu hay đến đó và họ không giải quyết thì cho dù hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có can thiệp cũng đành chịu Theo điều tra của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, thực tế những khách hàng khiếu nại nhận được sự tiếp thu nghiêm túc của doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 21%, còn 30% không nhận được phản ứng

gì, 33% tỏ thái độ khó chịu, thậm chí còn nhận được phản ứng khiếm nhã (4%) Khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng trôi nổi trên thị trường thì không thể nói tới việc khiếu nại Khi người tiêu dùng mua phải hàng kém chất lượng của doanh nghiệp thì việc khiếu nại cũng không đơn giản vì thủ tục giám định

Trang 30

Theo kết quả tổng điều tra ý

kiến người tiêu dùng trên phạm vi

cả nước năm 2008 của Hội Tiêu

chuẩn - Bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng Việt Nam, 41% Người tiêu

dùng Việt Nam không biết mình có

quyền lợi gì, số còn lại có biết

cũng chả làm được gì

Hầu hết người tiêu dùng Việt

Nam không biết về 8 quyền cơ bản

của họ, vốn được cho là "quyền lực

mềm" có thể làm "kinh thiên động

địa" ở nước ngoài

Đặc biệt, rất ít người biết cơ quan nhận khiếu nại tiêu dùng Việt Nam có Ban Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương

- cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ) và Hội Tiêu chuẩn - Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng (cơ quan đại diện tiếng nói Người tiêu dùng ) nhưng ngay các cơ quan này cũng phải thừa nhận rằng nhiệm vụ chủ yếu của họ hiện vẫn là hòa giải (vì không có quyền xử phạt)

Chúng ta đều biết rằng, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có nhiệm vụ cung cấp các giải pháp pháp lý để giải quyết các vấn đề mà người tiêu dùng thường mắc phải trong thực tiễn mua sắm, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của mình Kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam và quốc tế cho thấy, trong quan hệ mua sắm hoặc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ, người tiêu dùng thường gặp bốn vấn đề (hay bốn yếu thế) cơ bản sau:

- Yếu thế trong việc tiếp cận, xử lý và hiểu các thông tin về hàng hoá, dịch

vụ trong quan hệ mua bán, trao đổi (vấn đề thông tin không cân xứng) Người tiêu dùng, do không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá, dịch vụ, cũng như do những hạn chế trong hiểu biết về chuyên môn, kỹ thuật nên thường

8 quyền của người tiêu dùng :

- Quyền được thoả mãn những nhu cầu

cơ bản

- Quyền được an toàn

- Quyền được cung cấp thông tin

- Quyền được lựa chọn

- Quyền được lắng nghe hay được đại diện

- Quyền được bồi thường

- Quyền được giáo dục về tiêu dùng

- Quyền được sống trong một môi trường trong sạch và bền vững.

Trang 31

không hiểu được đầy đủ tính năng, công dụng, chất lượng, các rủi ro liên quan tới quá trình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ như các tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ (tạm gọi là thương nhân) Trong giao dịch với thương nhân, người tiêu dùng còn có thể gặp các bất lợi khác như không nắm bắt được thông tin về giá cả của các loại hàng hoá, dịch vụ tương tự, các thông tin về chất lượng dịch vụ, hậu mãi, v.v

- Yếu thế trong việc đàm phán, thiết lập hợp đồng, giao dịch khi quan hệ với các thương nhân trên thị trường

- Yếu thế về khả năng chi phối giá cả, các điều kiện kinh doanh, giao dịch trên thị trường, nhất là trong các thị trường mà chỉ có một số ít doanh nghiệp chi phối, chiếm lĩnh

- Yếu thế về khả năng chịu rủi ro trong quá trình tiêu dùng sản phẩm Do tiềm lực tài chính có hạn, khi xảy ra các rủi ro (tai nạn) phát sinh trong quá trình tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ, người tiêu dùng sẽ rất khó khăn khi phải tự mình trang trải các chi phí khắc phục những rủi ro Trong khi đó, nếu gánh nặng chi phí ngăn ngừa, gánh chịu rủi ro ấy được chuyển sang cho thương nhân, thì khả năng trang trải các chi phí này thường là tốt hơn

Trang 32

Tiểu kết Chương I

Như vậy, có thể thấy rằng tuy ở Việt Nam đã có nhiều luật, cơ quan tổ

chức được xây dựng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng người tiêu dùng

trong nước vẫn bị xâm phạm nghiêm trọng về quyền lợi cũng như sức khoẻ và đang phải đối mặt với thực tế là đa số hàng hóa và dịch vụ đều có vấn đề xâm hại quyền của người tiêu dùng Người tiêu dùng Việt Nam phần lớn chưa biết đến những quyền lợi, nghĩa vụ, những hành động phải làm khi bị xâm phạm quyền lợi, giải pháp an toàn nhất được lựa chọn là “ngậm bồ hòn làm ngọt”, bởi họ biết

có kiện cũng không làm được gì chỉ tốn thời gian, công sức

Trong khi đó, việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ phía các

cơ quan quản lý nhà nước cũng như từ phía tổ chức đại diện cho người tiêu dùng chưa có hiệu quả Bên cạnh đó những cơ quan được giao trọng trách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lại chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao khi để tình trạng hàng nhái, hàng giả tràn lan, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm trọng… thậm chí người tiêu dùng còn chưa biết đến sự tồn tại của cơ quan nhà nước đó

Đây là một thực trạng bức bách rất cần phải có sự vào cuộc cương quyết của các cơ quan nhà nước, các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đặc biệt người tiêu dùng cùng lên tiếng để đảm bảo quyền lợi của mình

Trang 33

CHƯƠNG 2 BÁO CHÍ ĐẤU TRANH BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG – TÁC ĐỘNG VÀ

HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI NHÀ SẢN XUẤT VÀ XÃ HỘI

2.1 Thực tế hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo chí hiện

nay

Từ trước đến nay tại Việt Nam vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không phải là chưa từng xuất hiện trên báo chí, tuy nhiên vấn đề này được đề cập rời rạc, không tập trung mà chỉ theo sự vụ về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, khuyến mại mập mờ, sản phẩm kém chất lượng… chứ không có riêng một chuyên mục đặc biệt dành cho các thông tin bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Một số vụ điển hình như cuối năm 2005, do có nhiều dư luận về chất lượng sữa XO, Thanh tra Bộ Y tế đã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm Kết quả cho thấy, hàm lượng chì trong sữa XO là 0,107 mg/kg, cao gấp 5,35 lần so với tiêu chuẩn mà doanh nghiệp tự công bố khi đăng ký tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đại diện Công ty NanumCnC, nhà phân phối sản phẩm sữa XO, cho biết hàm lượng chì trong sữa này tuy cao hơn tiêu chuẩn tự công bố nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam là 2 mg/kg Khi được hỏi tại sao lại công bố hàm lượng chì quá thấp so với thực tế và yêu cầu của nhà chức trách như vậy, Công ty NanumCnC cho rằng đó là do sự khác nhau về chất lượng thiết bị xét nghiệm ở Việt Nam và Hàn Quốc, rằng sữa XO khi được xét nghiệm

ở "quê nhà" thì gần như không phát hiện ra chì Tuy nhiên, đại diện của Viện Dinh dưỡng, nơi xét nghiệm mẫu sữa XO trong đợt thanh tra, phủ nhận điều này

và cho biết, tất cả thiết bị và quy trình xét nghiệm tại viện đều đạt chuẩn quốc tế

Với sự lên tiếng của các cơ quan báo chí với rất nhiều tin bài phản ánh

theo dõi sự kiện này, đơn cử như các bài: Sữa XO (Hàn Quốc) có hàm lượng chì rất cao (báo Tuổi trẻ, Hànộimới), Sữa XO lại gặp rắc rối vì hàm lượng chì

(vnexpress.net)… đã tạo được sự chú ý đặc biệt của dư luận khiến hãng sữa XO

Trang 34

phải tổ chức một cuộc họp báo để giải trình nhưng kết quả cuối cùng vẫn phải rút khỏi thị trường Việt Nam

Hay như với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm – một vấn đề nhức nhối trong xã hội đã được báo chí phản ánh rất nhiều qua các loạt tin bài điều tra, phóng sự về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là vấn đề thời sự, có nhiều vấn đề liên quan Báo chí đã từng lên tiếng cảnh báo về vụ ngộ độc rượu dẫn đến tử vong do uống phải loại rượu được sản xuất từ cồn công nghiệp, cồn đã pha chế, hòa với đạm urê, clo, men Trung Quốc và một số hóa chất khác Người tiêu dùng cũng đã từng giật mình và nơm nớp lo sợ bởi nhiều vấn đề khác như sữa nhiễm Melamine, xúc xích nhiễm độc chất Polychlorobifenyls, bơ đậu phộng nhiễm khuẩn Salmonella typhimurium, nước tương có hàm lượng 3 - MCPD vượt quá mức quy định của

Bộ Y tế từ 4 lần đến 488 lần Đặc biệt, trong tháng 7 năm 2009, người tiêu dùng phải chịu một cơn dư chấn mạnh bởi vụ hàng trăm tấn thịt quá hạn của Công ty

cổ phần Thực phẩm Việt Nam (VinaFood Corporation) Những sản phẩm đông lạnh có hạn sử dụng đến tháng 4-2009, được dán chồng hạn sử dụng mới đến tháng 4-2010 Tất cả các thông tin này đến được với người tiêu dùng đều nhờ sự đấu tranh tích cực của các cơ quan thông tấn báo chí không để cho các vụ việc bị chìm xuồng hay bưng bít Và sau các vụ việc bị phanh phui này thương hiệu, lượng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp này ít nhiều bị ảnh hưởng khiến

họ “không dám” coi thường người tiêu dùng nữa và phải cam kết làm đúng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Hay như cuộc thi Báo chí tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm được

tổ chức trong thời gian từ tháng 01/2009 – 11/2009 đã mang lại hiệu quả lớn Ban Tổ chức đã nhận được 717 tác phẩm báo chí, bao gồm 470 tác phẩm báo in,

62 tác phẩm báo điện tử, 110 tác phẩm phát thanh và 75 tác phẩm truyền hình Các tác phẩm tập trung phản ánh thực trạng, nguyên nhân tình trạng không đảm bảo ATVSTP, ngộ độc thực phẩm, thực phẩm nhập lậu, kém chất lượng, không

rõ nguồn gốc… đang lưu thông trên thị trường và đề xuất phương án quản lý, xử

Trang 35

phạt các hành vi vi phạm pháp luật; hướng dẫn, tư vấn người tiêu dùng lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm đúng quy chuẩn ATVS; phát hiện, biểu dương các mô hình, gương người tốt, việc tốt trong sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm sạch; những bất cập và trách nhiệm công tác quản lý ATVSTP ở các cấp, các ngành hiện nay… Một số tác phẩm được đều tra công phu, đưa lên công luận các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, chế biến và lưu hành thực

phẩm không đảm bảo chất lượng như: phóng sự Đột nhập mạng lưới buôn lợn

ốm chết lớn nhất miền Bắc (Báo NNVN); Bí mật “hành phi” (Báo Thanh niên); Hàng chục tấn sườn heo bị phù phép “đát” sử dụng (SGGP); Hành trình “rửa” nguồn gốc hoa quả (Báo Thanh niên); Nội tạng động vật, gà lậu tràn biên giới (Đất Việt); Phát hiện hàng loạt cơ sở chế biến sản phẩm động vật “bốc mùi”

(ANTĐ)… Bên cạnh việc phê phán một số cá nhân, cơ sở và doanh nghiệp vì lợi nhuận đã bất chấp quy định của pháp luật, gây hậu quả xấu đối với sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng , nhiều tác phẩm dự thi đi sâu tìm hiểu, phát hiện và biểu dương các mô hình sản xuất, kinh doanh đảm bảo VSATTP; hướng dẫn, tư

vấn lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm như: Đồng Nai với mô hình bảo hiểm suất ăn (Đài PT-TH Đồng Nai), Mô hình nông sản sạch ở Gia Lâm (Báo Kinh tế & Đô thị); Trồng rau sạch không cần đất (ĐĐK); Sựa lựa chọn nào cho người tiêu dùng TPHCM (Đài TNND TPHCM); Từ trang trại đến bàn ăn (O2TV), Vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản (Đài TH

TPHCM)… Cuộc thi đã giúp các cơ quan chức năng thấy được thực trạng và những bất cập trong công tác quản lý ATVSTP hiện nay, kịp thời điều chỉnh phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp cho thời gian tới cũng như giúp độc giả, người tiêu dùng có được những thông tin chính xác về thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay để có cách phòng tránh cũng như tẩy chay các sản phẩm bị lên án

Có thể khẳng định vai trò của cơ quan báo chí và cơ quan thông tin đại chúng ngày càng có vị trí rất quan trọng trong xã hội, chính vì vậy, sự hợp tác giữa các cơ quan báo chí trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng

Trang 36

như sự hợp tác của các cơ quan này với cơ quan nhà nước, với người tiêu dùng bước đầu đã mang lại một số hiệu quả mà người được hưởng lợi lớn nhất là người tiêu dùng Tuy nhiên, hiệu quả mang lại của hoạt động này vẫn chưa cao khi hàng ngày, hàng giờ vẫn có doanh nghiệp ngang nhiên vi phạm quyền lợi người tiêu dùng và người tiêu dùng cũng chưa nhận thức được đầy đủ về quyền lợi, tráchnhiệm của mình đối với việc đấu trang bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, giải pháp tốt nhất được nhiều người lựa chọn vẫn là im lặng hoặc tự rút ra bài học kinh nghiệm để rồi đến lượt người khác lại gặp phải trường hợp tương tự

2.2 Đánh giá chung về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên

báo chí Việt Nam

2.2.1 Đối với Người tiêu dùng

“Nhiệm vụ quan trọng trong nghề báo là cởi bỏ mặt nạ của những kẻ làm sai, lừa đảo và xì căng đan Đó là lợi ích công để làm như vậy và là việc mà các

tờ báo đã làm trong suốt lịch sử của mình" - ông Stephen Whittle, ĐH Oxford (Anh) đã phát biểu trong Hội thảo "Chống xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, đăng tin sai sự thật trên các phương tiện truyền thông" do Học viện Báo chí Tuyên truyền phối hợp với Viện Nghiên cứu báo chí Reuters, ĐH Oxford, Anh

tổ chức Lợi ích công bao gồm các thông tin ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn cộng đồng, thông tin chống tham nhũng, lật tẩy sự kém năng lực của các công chức, cũng như quyền cung cấp thông tin cho công chúng để có quyết định đúng Chính vì trên các phương tiện thông tin đại chúng, người tiêu dùng được coi là chủ thể bị xâm phạm quyền lợi và là đối tượng truyền thông của các phương tiện thông tin đại chúng nhằm các mục đích: thông báo thông tin – cảnh báo người tiêu dùng và đấu tranh đòi quyền lợi cho người tiêu dùng

Những người tiêu dùng “thấp cổ bé họng” luôn là đối tượng bảo vệ của các cơ quan báo chí Các bài viết, thông tin phản ánh trên báo chí đa phần đều xuất phát từ thông tin do người tiêu dùng cung cấp và xoay quanh các vấn đề nhằm bảo đảm quyền lợi, sức khoẻ của người tiêu dùng và vì người tiêu dùng

Trang 37

Trong các bài viết về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo chí, người tiêu dùng thường xuất hiện ở 2 dạng: số đông hoặc cá nhân đơn lẻ bị xâm phạm quyền lợi Các sự việc lớn gây ảnh hưởng tới tất nhiều người chứ không chỉ một

cá nhân riêng lẻ như sữa nhiễm độc, thực phẩm quá hạn sử dụng, ô nhiễm môi trường, khuyến mãi rởm, mất sóng di dộng, cây xăng móc túi người tiêu dùng… Các sự việc vi phạm quyền lợi của một cá nhân như bảo hành gian dối, “vật thể lạ” trong các chai Dr.Thanh, Trà xanh C2, Number One, sự cố máy ATM không nhả tiền… Việc vi phạm ở các mức độ, quy mô khác nhau nhưng đều được báo chí phản ánh chính xác, kịp thời và hiệu quả đấu tranh cao

2.2.2 Đối với Doanh nghiệp – nhà sản xuất

Đối với các doanh nghiệp, mối quan hệ với báo chí ở hai khía cạnh: Doanh nghiệp hợp tác với báo chí để báo giúp người tiêu dùng có được thông tin

để lựa chọn sản phẩm tốt hơn thông qua các tin tức giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới, chương trình khuyến mại Doanh nghiệp cần nhất ở báo giới là chính xác, trung thực và khách quan Làm tốt ba yếu tố này không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển mà tờ báo cũng trở nên có uy tín hơn đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng

Ở một khía cạnh khác, doanh nghiệp chính – nhà sản xuất chính là đối tượng để các cơ quan báo chí lên án khi có những hành động vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, mức độ tự do hóa thương mại càng gia tăng thì càng nảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến quyền lợi Người tiêu dùng Các hành động xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng của các doanh nghiệp dù do vô tình hay hữu ý đều gây hậu quả và người chịu thiệt thòi chính là xã hội nói chung và người tiêu dùng – những người sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp nói riêng

Người tiêu dùng đòi hỏi doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, an toàn và với giá cả hợp lý; về phần mình, doanh nghiệp xác định mục tiêu tối hậu là lợi nhuận Đòi hỏi của xã hội sẽ được doanh nghiệp đáp ứng thoả đáng, nếu việc đó đồng thời cho phép doanh nghiệp giải được bài toán lợi nhuận

Trang 38

Thông qua báo chí, người tiêu dùng muốn doanh nghiệp phải lắng nghe mình, dè chừng phản ứng, động thái của mình, thì phải chứng tỏ cho doanh nghiệp thấy mình là một đối tác có thế lực, chứ không phải chỉ là kẻ hèn kém, đi tìm kiếm, cầu xin hàng hoá, dịch vụ giá rẻ với thái độ rụt rè, tự ti, an phận Bên cạnh đó, thông qua báo chí người tiêu dùng cũng nhận biết được doanh nghiệp nào làm ăn sai trái, gian lận và doanh nghiệp nào kinh doanh uy tín, có thương hiệu tốt…

Rõ hơn, phải đứng trong một hội dân sự, người tiêu dùng mới có điều kiện nói chuyện ngang ngửa với doanh nghiệp, mới được coi là một chủ thể giao tiếp

có thể tạo ảnh hưởng đối với sự thành bại của doanh nghiệp trong việc theo đuổi mục tiêu tối hậu Báo chí không phải người tiêu dùng cá thể, mới là người có thể

“vỗ vai” nhắc nhở, khuyến cáo doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội Với khả năng phát động, tổ chức hành động tập thể, đồng loạt của hội viên, các cơ quan này có thể tiến hành các biện pháp phản ứng mang tính trừng phạt của xã hội đối với doanh nghiệp nào tỏ ra thờ ơ, xao lãng trong việc thực thi trách nhiệm Chính điều đó tạo ra uy thế giúp những lời nhắc nhở, khuyến cáo của của báo chí thực

sự có trọng lượng, mang tính răn đe đối với doanh nghiệp Đơn cử như trường hợp “đầu độc” sông Thị Vải của Vedan Việt Nam, chỉ khi báo chí lên tiếng gay gắt tạo dư luận xã hội phản đối mạnh mẽ, các siêu thị và người tiêu dùng tẩy chay hàng hóa của Vedan thì công ty này mới chịu đền bù thiệt hại cho người dân các tỉnh ở ven sông Thị Vải vốn bị ảnh hưởng lớn bởi nguồn nước thải do Vedan xả ra

Cho đến nay, doanh nghiệp ở Việt Nam chưa có cơ hội đối diện với các

“thế lực” tiêu dùng xứng tầm Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không phải

là kết quả sự tập hợp tự nguyện của những người tiêu dùng đích thực với mong muốn xây dựng một lực lượng vật chất nhằm phục vụ lợi ích chung của tập thể hội viên; người tiêu dùng coi hội như một thiết chế công hơn là tổ chức dân sự của mình Nhưng hội cũng không (không thể) được trao các quyền năng nhân danh nhà chức trách công, bởi nó không phải là một cơ quan công đích thực

Trang 39

Chính vì vậy, báo chí – với quyền lực về thông tin, chính là cơ quan quan trọng trong cuộc chiến đấu với các doanh nghiệp có hành vi làm ăn gian dối, lừa đảo

2.2.3 Đối với Các cơ quan báo chí

Mỗi năm Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) xử lý hơn 100.000 vụ

vi phạm về tiêu dùng; Hội Tiêu chuẩn - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng tiếp nhận hàng nghìn vụ khiếu nại Báo chí cũng tiếp nhận từng ấy khiếu nại mỗi năm; thậm chí còn phát hiện nhiều vụ xâm hại quyền lợi người tiêu dùng nghiêm trọng để các cơ quan nhà nước vào cuộc xử lý, điều tra Trong các hoạt động thông tin bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì báo chí luôn là đơn vị tiên phong

và có tiếng nói mạnh mẽ nhất

Thực tế cho thấy việc tuyên truyền, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam khá nhiều, bước đầu đã tạo được các hiệu quả, dư luận xã hội về các vấn đề báo chí nêu như: cơ quan nhà nước vào cuộc, doanh nghiệp phải xin lỗi người tiêu dùng, đền bù thiệt hại thậm chí phải ngừng hoạt động nếu vi phạm nghiêm trọng, còn người tiêu dùng thì “hả hê” vì phát hiện hành vi gian dối hoặc có thêm những bài học kinh nghiệm… Tuy nhiên tất cả những hoạt động trên chưa có tính hệ thống, tập trung nên chưa mang lại hiệu quả thiết thực đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng , chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc những kiểu làm ăn gian dối của các doanh nghiệp, tư thương… do đó cần có những tiếng nói mạnh mẽ hơn trên báo chí

Trong thời gian, qua các cơ quan báo chí, truyền thông cũng tích cực vào cuộc, đấu tranh không khoan nhượng với những hiện tượng, việc làm tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người tiêu dùng Đây chính là sự giám sát

dư luận mà các cơ quan thông tấn báo chí và truyền thông đã tạo ra Mặc dù sự giám sát dư luận không mang tính luật pháp nhưng nó tạo ra sức ép dư luận xã hội rất lớn lên các biểu hiện, việc làm gây tổn hại cho người tiêu dùng từ đó hạn chế những trường hợp tương tự có thể xảy ra Tuy nhiên số lượng tin bài, chuyên

đề hoặc chuyên mục về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn chiếm tỷ lệ thấp và

Trang 40

chưa được quan tâm đào sâu đúng mức khiến tính trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng còn phổ biến trong xã hội

2.3 Hiệu quả, tác động đấu tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng qua VietnamNet và VTC News

2.3.1 Giới thiệu về VTC News và VietnamNet

2.3.1.1 Báo Điện tử VTC News (www.vtc.vn)

VTC News (www.vtc.vn) là báo điện tử trực thuộc Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC Báo điện tử VTC News là báo cung cấp nhiều chuyên mục như Xã hội, Thể thao, Pháp luật, Văn hóa - Giải trí, Kinh doanh, Công nghệ, Sức khỏe – giới tính, Giới trẻ Ôtô - xe máy, Quốc tế, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trước khi ra đời, báo điện tử VTC News đã có hơn 2 năm hoạt động trong vai trò trang tin điện tử dưới sự cho phép của Bộ Văn hóa và Thông tin (hoặc Bộ Thông tin – Truyền thông)

VTC News chiếm vị trí là một trong những tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam Trang web được bạn đọc định danh như là một tờ báo điện tử hấp dẫn với nhiều bài viết đăng tải do phóng viên VTC News tự viết đầy hấp dẫn, thời sự nóng hổi, thông tin trung thực, khách quan, đa chiều… Ban biên tập VTC News khẳng định, ngoài phản ánh tình hình phát triển của kinh tế xã hội đất nước, báo còn mong muốn đem tới cho độc giả trẻ “hơi thở” mới của thời đại Giao diện Báo điện tử VTC News được xây dựng với hình thức giản dị nhưng tiện dụng, có điểm nhấn, đặc biệt chú trọng đến các tiện ích, đảm bảo yêu cầu về hội tụ công nghệ ở mức cao nhất là thỏa mãn cùng lúc ba nhu cầu: Xem - Nghe - Đọc, có tính liên kết cao

Theo xếp hạng của Alexa.com thì VTC News xếp thứ 23 tại Việt Nam về

số lượng truy cập và xếp thứ 3.815 so với các website trên toàn thế giới

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đinh Văn Hường, Dương Xuân Sơn, Trần Quang (1995), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí
Tác giả: Đinh Văn Hường, Dương Xuân Sơn, Trần Quang
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 1995
3. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lí luận báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: C
Tác giả: Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
4. Dương Xuân Sơn (2005) - Thể loại báo chí, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể loại báo chí
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TP. HCM
7. Grabennhicốp (2003), Báo chí trong nền kinh tế thị trường, NXB Thông tấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí trong nền kinh tế thị trường
Tác giả: Grabennhicốp
Nhà XB: NXB Thông tấn
Năm: 2003
8. G.V. Ladutina (2004), Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhà báo, NXB Lý luận Chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhà báo
Tác giả: G.V. Ladutina
Nhà XB: NXB Lý luận Chính trị
Năm: 2004
9. Xử lý thông tin - Việc của nhà báo, 2001, NXB Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý thông tin - Việc của nhà báo
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
10. Nguyễn Thị Lan Phương (1997), Khóa luận “Báo chí với vấn đề chống buôn lậu trên địa bàn Hà Nội”, ĐHKHXH&NV Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo chí với vấn đề chống buôn lậu trên địa bàn Hà Nội”
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Phương
Năm: 1997
11. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (1999), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Văn hoá - Thông tin.III. BÁO CHÍ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí
Tác giả: Phân viện Báo chí và Tuyên truyền
Nhà XB: NXB Văn hoá - Thông tin. III. BÁO CHÍ
Năm: 1999
1. Chuyên trang “Bảo vê ̣ khách hàng” báo điê ̣n tử vietnamnet.vn, 2008 – 2009 2. Chuyên trang “Ba ̉o vê ̣ người tiêu dùng”, báo điện tử vtc.vn, 2008 - 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vê ̣ khách hàng” báo điê ̣n tử vietnamnet.vn, 2008 – 2009 2. Chuyên trang “Bảo vê ̣ người tiêu dùng
1. Bô ̣ luật Dân sự (2005) 2. Bô ̣ luâ ̣t Hình sự (2000) Khác
3. Các Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Hoa Kỳ: Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm, Luật về bảo đảm bảo hành cho người tiêu dùng … Khác
4. Điều lệ hoạt động Hiệp hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam 5. Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (1999) Khác
1. Abramor.D. S (1991), Đạo đức nghề nghiệp nhà báo: những nguyên lý phát triển, những kiếm tìm và triển vọng Khác
5. Đinh Văn Hường và tập thể tác giả (1994, 1996, 1997, 2001, 2005), Báo chí Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w