Ở đây, với yêu cầu định hướng khoa học của đề tài luận văn, chúng tôi không trình bày đầy đủ cặn kẻ những gì đã được nói về Nam Phong tạp chí và chủ bút Phạm Quỳnh từ khi có mặt đến nay,
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Hà Nội - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 2
2.1 Xu hướng đề cao: 2
2.1.1 Trước CM tháng 8: 2
2.1.2 Ở Miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại: 3
2.2 Xu hướng hạ bệ: 5
2.2.1 Trước năm 1945: 5
2.2.2 Sau Cách mạng tháng 8: 6
2.3 Thời gian đang ủng hộ Phạm Quỳnh 6
2.3.1 Hiện tượng tái bản các công trình của Phạm Quỳnh 6
2.3.2 Việc đánh giá lại: 7
3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 12 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
5 ĐÓNG GÓP KHOA HỌC 13
6 CẤU TRÖC LUẬN VĂN 14
PHẦN NỘI DUNG 15
CHƯƠNG 1: PHẠM QUỲNH TỪ NHÀ BÁO TRỞ THÀNH HỌC GIẢ 15
1.1 Đôi nét về tiểu sử Phạm Quỳnh (1892- 1945) 15
1.2 Văn bút Phạm Quỳnh 16
1.3 Lý giải về tính chất đối cực trong việc đánh giá Phạm Quỳnh: 22
1.4 Đề xuất mới trong việc nhìn nhận hiện tượng Phạm Quỳnh 23
CHƯƠNG 2: PHẠM QUỲNH VỚI CHỦ THUYẾT “THỔ NẠP ÂU –Á” 27
2.1 Chủ thuyết “Thổ nạp Âu –Á” của Phạm Quỳnh ở phương diện lý thuyết 27
2.1.1 Phạm Quỳnh bàn về “Thổ nạp Âu –Á” 27
2.1.2 Phạm Quỳnh so sánh văn hóa Á –Âu 33
2.2 Nội dung Thổ nạp Âu –Á của Phạm Quỳnh 35
Trang 42.2.1 Thổ nạp văn hóa Âu cho Á 35
2.2.1.1 Giới thiệu tư tưởng và học thuật phương Tây 35
2.2.1.2 Giới thiệu khoa học phương Tây 37
2.2.1.3 Giới thiệu văn hóa phương Tây: 39
2.2.1.4 Giới thiệu văn học phương Tây 45
2.2.2 Thổ nạp văn hóa Á 52
2.2.2.1 Văn hóa phương Đông: 52
2.2.2.2 Nghiên cứu giới thiệu các học thuyết của phương Đông 55
2.2.2.3 Nghiên cứu giới thiệu văn hóa, văn học dân tộc 57
2.2.2.4 Thái độ đối với nền Hán học: 68
2.2.2.5 Với văn học dân tộc: 71
2.2.2.6 Với nghệ thuật kịch nói: 79
2.2.2.7 Nghệ thuật truyền thống (sân khấu, chèo, tuồng) 80
CHƯƠNG 3: VỊ TRÍ CỦA CHỦ THUYẾT “THỔ NẠP ÂU –Á” CỦA PHẠM QUỲNH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VN Ở ĐẦU THẾ KỶ 20 83
3.1 Cuộc đụng độ giữa Phương Tây và Phương Đông trên phương diện văn hóa và tinh thần từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20: 83
3.1.1 “Sự áp đảo của phương Tây đối với phương Đông trên phương diện văn hóa tinh thần” 83
3.1.1.1.Qui luật tương quan giữa kẻ mạnh và kẻ yếu 83
3.1.1.2 Hiện tượng áp đảo của phương Tây trong đời sống VN dưới thời Pháp thuộc 85
3.1.2 Sự nâng đỡ của văn hóa phương Tây đối với văn hóa VN: 87
3.2 Bước đầu tìm hiểu tình hình phản ứng của dân tộc trong cuộc đụng độ văn hóa Đông – Tây: 89
3.2.1 Một số xu hướng tiêu biểu: 89
3.2.1.1 Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) ở cuối thế kỷ XIX 89
3.2.1.2 Trương Vĩnh Ký: 90
3.2.1.3 Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) 91
Trang 53.2.1.4 Chủ trương của Đông Kinh Nghĩa Thục 92
3.2.2 Vị trí của chủ thuyết “Thổ nạp Âu –Á” của Phạm Quỳnh trong đời sống văn hóa VN ở đầu thế kỷ 20 94
3.3 Những điều rút ra từ trường hợp “Thổ nạp Âu – Á” của Phạm Quỳnh cho công cuộc hướng tới hội nhập Báo chí 102
3.3.1 Nét chung và nét riêng giữa trường hợp “Thổ nạp Âu-Á” của Phạm Quỳnh với công cuộc giao lưu văn hóa của đất nước hiện nay 102
3.3.1.1 Xét về nét chung: 102
3.3.1.2 Xét về nét riêng: 102
3.3.2 Những điều có thể rút ra từ hiện tượng “Thổ nạp Âu –Á” của chủ bút Nam Phong tạp chí Phạm Quỳnh cho công tác báo chí hiện nay 103
3.3.2.1 Phải có quan điểm dân tộc vững chãi 103
3.3.2.2 Phải có tầm cao văn hóa 104
3.3.2.3 Hướng phấn đấu của người làm báo trở thành học giả, nhà văn, nhà thơ v.v 105
3.3.2.4 Phải có bản lĩnh cá nhân 106
3.3.2.5 Phải kết hợp ở độ cao về mối quan hệ giữa chính trị và văn hóa theo đặc trưng của thời đại 107
3.3.2.6 Tránh một vài hạn chế thuộc giới hạn lịch sử và giới hạn cá nhân 108
3.3.2.7 Biết đâu là sở trường, sở đoản của mình một khi đã dấn thân vào nghiệp báo 109
KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Đất nước đang bước vào thời đại hội nhập toàn cầu một cách gấp gáp, sôi động và toàn diện chưa từng có trong lịch sử Trong khi đất nước lại phải xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, từ đó mà một khẩu hiệu lớn đã được đề ra là “hòa nhập mà không hòa tan” Với tư duy văn hóa đổi mới, nhiệm vụ
của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có báo chí là "Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thụ có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác" [82,tr.56] Kết hợp chặt chẽ việc tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại, giữ gìn bản sắc với tiếp thu tinh hoa, giữa truyền thống – tiếp biến và đổi mới, để bồi bổ cho một nền văn hóa dân tộc cường tráng, với các yếu tố nội sinh sung mãn là nhu cầu của lịch sử Đề tài này chính là cách góp phần nâng cao chất lượng báo chí trước nhiệm vụ trọng đại đó của đất nước
1.2 Để nâng cao chất lượng báo chí trước nhiệm vụ trọng đại này, không thể không rút kinh nghiệm từ quá khứ, trong đó có cuộc đụng độ Á –Âu; Đông -Tây đã diễn ra không kém phần sôi động từ cuối thế kỷ XIX đến nữa đầu thế kỷ XX mà cha ông thuở ấy đã có nhiều cách xử sự Trong bối cảnh đất nước đang đổi mới và hội nhập với thế giới như hiện nay, việc tìm hiểu lại các bài học về giao lưu, hội nhập từ các bậc tiền nhân có một ý nghĩa vô cùng quan trọng Những thế hệ trí thức ưu tú trong bối cảnh giao lưu văn hóa với phương Tây đầu thế kỷ 20 không những đã đóng trọn vai trò to lớn trong quá khứ mà còn có thể tiếp tục tham gia vào cuộc đi tới với thế giới của chúng ta hôm nay bằng những bài học vẫn còn nguyên giá trị Soi qua chiều dài lịch sử, thế hệ sau hãy biết nhìn từ họ, đối chiếu và ngẫm nghĩ một cách khách quan, khoa học…Trường hợp Phạm Quỳnh – chủ bút Nam Phong tạp chí với chủ thuyết “Thổ nạp Âu-Á” là rất đáng tìm hiểu Chủ thuyết này có thể diễn đạt ra là: muốn chấn hưng đất nước, phải biết tự đào thải những cái gì lạc hậu
và liên tục tiếp thu những cái mới, cái tiến bộ, của cả châu Á lẫn châu Âu Không phải cái gì của châu Âu cũng đều tốt và không phải cái gì của châu Á đều xấu Đó
Trang 7là giao lưu văn hoá như bây giờ ta thường nói Dù rằng cho đến nay, hiện tượng Phạm Quỳnh có sự phức tạp - phức tạp nhưng lại phong phú, vừa cả trên phương diện lý thuyết vừa cả trên phương diện thực hành Việc nghiên cứu đề tài này hẳn là
sẽ rút được nhiều điều bổ ích
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Có thể nói trong lịch sử báo chí VN xuất hiện từ thời cận đại đến nay, không một tờ báo nào, một tạp chí nào như Nam Phong tạp chí, kèm theo nó là ông chủ bút Phạm Quỳnh lại được đặt lên bàn dư luận một cách vừa bề thế vừa gay gắt, có
sự trái ngược nhau về quan điểm đánh giá một cách cực đoan như thế: người khen khen hết mức, người chê chê hết lời Do đó mà đã có một lịch sử bình phẩm khen chê vô cùng dày dặn, đã được không ít công trình nghiên cứu liệt kê, đúc kết công phu Mặc dù Nam Phong và Phạm Quỳnh thực ra không hẳn là một, nhưng thực tế gần như đã bị đồng nhất Có thể kể đến công trình luận án tiến sĩ với đề tài “Văn trên Nam Phong tạp chí” của Nguyễn Đức Thuận bảo vệ thành công xuất sắc năm
2008 thì ở phần “lịch sử vấn đề” quả là rất chu đáo, rất cặn kẽ Các công trình nghiên cứu về Nam Phong tạp chí thuộc nhiều bình diện, nhiều góc độ, nhưng dù sao vẫn ít nhiều đụng đến nội dung “thổ nạp Âu – Á” của chủ bút Phạm Quỳnh
Ở đây, với yêu cầu định hướng khoa học của đề tài luận văn, chúng tôi không trình bày đầy đủ cặn kẻ những gì đã được nói về Nam Phong tạp chí và chủ bút Phạm Quỳnh từ khi có mặt đến nay, mà chỉ tổng kết, nêu lên mấy khuynh hướng chính đã có trước hiện tượng Phạm Quỳnh và Nam phong tạp chí, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan tới vấn đề “Thổ nạp Âu –Á”, cụ thể có các khuynh hướng như sau:
2.1 Xu hướng đề cao:
Thể hiện trong các công trình trước CMT8, ở Miền Nam trước 1975 và hải ngoại; tiêu biểu như:
2.1.1 Trước CM tháng 8:
- Dương Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sử yếu”, phần chương trình
dành cho Năm thứ ba, ban Trung học Việt Nam, đã viết hẳn một chương về Phạm
Trang 8Quỳnh với kết luận về những đóng góp của học giả – nhà văn này đối với nền quốc
văn như sau: “Ông Vĩnh có công diễn dịch những tiểu thuyết và kịch bản của Âu Tây và phát biểu những cái hay trong tiếng Nam ra; Ông Quỳnh thì có công dịch thuật các học thuyết tư tưởng của Thái Tây và luyện cho tiếng Nam có thể diễn đạt được các ý tưởng mới Đối với nền văn hóa cũ của nước ta thì ông Vĩnh hay khảo cứu những phong tục tín ngưỡng của dân chúng, mà ông Quỳnh thường nghiên cứu đến chế độ, văn chương của tiền nhân…” [34]
- Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại” đã dành tới 40 trang để viết riêng về ông chủ bút Phạm Quỳnh, trong đó có đoạn: “…Ông là người chủ trương cái thuyết đọc sách Tây để thâu thái lấy tư tưởng, lấy tinh thần văn hóa Âu Tây để bồi
bổ cho nền quốc văn còn khiếm khuyết, để chọn lấy cái hay của người mà dung hòa với cái hay của mình, nguyên hầu giữ gìn cho cái học của mình không mất bản sắc , nhưng có cơ tiến hóa được (…) Nhiều người thanh niên trí thức đã có thể căn cứ vào những bài trong Nam Phong tạp chí để bồi bổ cho cái học còn khiếm khuyết của mình Thậm chí có người đã lấy Nam Phong làm sách học mà cũng thâu thái được tạm đủ tư tưởng học thuật Đông Tây”.[11]
2.1.2 Ở Miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại:
2.1.2.1 Ở miền Nam trước năm 1975:
- Trong thời điểm này, tên tuổi và sự nghiệp của Phạm Quỳnh cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu Kết quả nghiên cứu về Phạm Quỳnh được công bố qua một số công trình tiêu biểu như: các bộ sách văn học sử của các tác giả
Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ; Bài học Phạm Quỳnh của Thiếu Sơn, Trường hợp Phạm Quỳnh - Chủ đích Nam Phong của Nguyễn Văn Trung…
- Phạm Thế Ngũ trong “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên” (tập III, phần
văn học hiện đại, mục bàn về Tư tưởng bảo thủ của Phạm Quỳnh), đã nhận định:
“Như vậy, việc ý thức cái cốt cách, cái cá tính, cái bản ngã của mình để mà bảo vệ,
mà tài bồi thật là tối cần Nó chỉ có thể có với dân tộc nào hoặc với những ai quay
về mình còn thấy cái gì cho là đáng quý đáng yêu, nghĩa là còn có tinh thần bảo thủ Không có nó, người ta sẽ trôi dạt đến chỗ bơ vơ mất gốc Có nó, người ta có
Trang 9thể chống chọi lại mọi mưu mô quyến rũ từ ngoài, mọi mặc cảm tự ti từ mình Vấn
đề đặt ra cho cả dân tộc cũng như cho mỗi cá nhân”[13] Tuy bàn về “tư tưởng bảo
thủ” của Phạm Quỳnh nhưng cách viết như trên của Phạm Thế Ngũ chính là đã nhận ra cái ưu điểm của Phạm Quỳnh trong việc tiếp thụ và vận dụng kinh nghiệm văn hóa Thái Tây vào việc xây dựng văn hóa nước nhà Cũng trong tác phẩm này,
Phạm Thế Ngũ còn có một nhận định khác: “Phạm Quỳnh là một con người tốt đẹp
đã đóng một vai trò tương đối tiến bộ trong một giai đoạn lịch sử chính trị và nhất
là đã dày công xây đắp cho nền văn học và văn mới…”[13]
2.1.2.2 Ở hải ngoại:
Trừ Nguyễn Văn Trung, phần lớn tác giả đều đánh giá cao vai trò của ông chủ bút Nam Phong tạp chí Phạm Quỳnh với mức độ khác nhau, có thể kể đến như: Phạm Toàn, Phạm Thị Ngoạn, Chu Đăng Sơn, Phạm Trọng Nhân v.v…Có thể nêu
- Nhà văn Phạm Toàn – người biên tập các tiểu luận của Phạm Quỳnh trên bộ
DVD-ROM của Viện Việt Học California (Hoa Kỳ) đã viết:” …cả một đời Phạm Quỳnh, là một đời không ngừng hoạt động thực tiễn và lý thuyết để thức tỉnh và nâng cao dân trí…”.[47]
- Luận án tiến sĩ “Tìm hiểu tạp chí Nam Phong 1917-1934” của Phạm Thị
Ngoạn, đăng trong tập Kỷ yếu đệ nhị và đệ tam cá nguyệt 1973 của Hội nghiên cứu
các vấn đề Đông Dương (bản dịch của Phạm Trọng Nhân), do Ý Việt xuất bản năm
1973, đã nghiên cứu: “ Trào lưu truyền thống”; “Trào lưu canh tân”, và ” Trào lưu dung hòa” của sự nghiệp Nam Phong Tác giả đã nhận xét Nam Phong một mặt mong muốn “về nguồn” về với truyền thống VN; mặt khác thu thập, giới thiệu
những giá trị văn hóa của phương Tây, nâng cao dân trí người Việt [49]
Trang 102.2 Xu hướng hạ bệ:
Tiêu biểu là tiếng nói của các chí sĩ: Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng….trước
1945 và tiếng nói của các nhà nghiên cứu văn học theo quan điểm Mác-xít sau
CMT8, điển hình là Đặng Thai Mai
2.2.1 Trước năm 1945:
- Ngô Đức Kế trong bài “Luận về chánh học cùng tà thuyết” , đăng trên báo
Hữu Thanh số 21 – năm 1924 đã viết về Phạm Quỳnh như sau: “…là người học thức kiến văn chưa được một nắm, nhân cách chẳng đáng là bao, mới lom lem học những học thuyết ông Mạnh (Montesquieu), ông Lư (Rousseau), bập bẹ những cách ngôn họ Trang, họ Liệt thì đã nghiễm nhiên tự lập thành một đấng văn hào, tự xưng khai quốc hóa dân mà không ngó lại mình đã khai hóa hay chưa ….”[42]
- Huỳnh Thúc Kháng nhân đọc bài Phạm Quỳnh trả lời Phan Khôi về “học
phiê ̣t”, đã viết mô ̣t bài đăng trên báo Tiếng Dân số 317 ngày 17/9/1930 và trên báo Phụ nữ Tân Văn, Sài Gòn số 72, ngày 2/10/1930, nhan đề : “Chánh học c ùng tà thuyết có phải là vấn đề quan hê ̣ chung không? (Chiêu tuyết những lời bài báng cho một nhà chí sĩ mới qua đời ) Bài viết có lời lẽ gay gắt , đa ̣i ý biê ̣n minh , bênh vực quan điểm Ngô Đức Kế kết án Truyê ̣n Kiều và công k ích thái độ của Phạm Quỳnh
đối với Ngô Đức Kế Nội dung vạch trần Phạm Quỳnh đã “buông lời thô bỉ như là
„hàng thịt nguýt hàng cá‟, „thỏa lòng ác cảm‟ v.v… bôi nhọ đến danh dự một người chí sĩ đã qua đời Những lời nói trên mà xuất phát từ một người văn sĩ xằng nào thì không đáng trách, song từ lỗ miệng và ngòi bút một người tân nhân vật, nghiễm nhiên tự nhận cái gánh gây dựng một nền văn hóa mới cho nước nhà, lại chủ trương một cái cơ quan ngôn luận mười mấy năm nay, mà có lời thô lỗ tỏ cái tâm sự hiềm
riêng mà nói xấu cho một người thiên cổ thì không thể bỏ qua được…”… Truyện Kiều chẳng qua là một lối văn chương mua vui mà thôi, chớ không phải là thứ sách học; mà nói cho đúng, Truyện Kiều là một thứ dâm thư, rõ không ích mà có hại Ở
xã hội ta từ có kẻ tán dương Truyện Kiều, truyền bá học Kiều đến nay, đã biết bao lớp thanh niên say mê sóng sắc, chìm nổi biển tình, dứt cả nền nếp gia đình, trật tự
xã hội mà theo mối ham mê của mình Hiện xã hội ta ngày nay mà diễn ra những
Trang 11tuồng thương phong bại tục kia, cái giống độc con đĩ Kiều, gieo vào trong cõi tư tưởng không phải là ít…”[42] (xem thêm “Chánh học cùng tà thuyết có phải là vấn
đề quan hệ chung không ? Chiêu tuyết những lời bài báng cho một nhà chí sĩ mới qua đời”, phụ lục trang 62-65)
2.2.2 Sau Cách mạng tháng 8:
- Đặng Thai Mai trong “Văn thơ CM đầu thế kỷ XX” nói về Phạm Quỳnh như sau:”…ông chủ bút Nam Phong , nói cho cùng chỉ là một ông tham biện của tòa liêm phóng đủ tư cách để chiếu theo mặt hàng mà quảng cáo cho chính sách thực dân và truyền bá phần lạc hậu trong tư tưởng nước Pháp” [11] v v
- Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng trong “Văn học VN giai đoạn giao thời 1930” cho rằng “….Phạm Quỳnh đã cổ động cho văn hóa điều hòa tân cựu , thổ nạp Âu Á , hô hào xây dựng nền quốc văn, mơn trớn lôi kéo cả cựu lẫn tân học, đề cao Pháp, lái thanh niên trí thức vào hoạt động văn hóa, văn học đánh vào lòng tham danh vọng của họ ” [7] v.v…
1900-2.3 Thời gian đang ủng hộ Phạm Quỳnh
2.3.1 Hiện tượng tái bản các công trình của Phạm Quỳnh
Từ năm 2000, một số tác phẩm của Phạm Quỳnh đã được xuất bản tại Việt Nam Có thể kể đến:
- Mười ngày ở Huế (Nhà xuất bản Văn Học năm 2001)
- Luận giải văn học và triết học (Trịnh Bá Dĩnh, Nhà xuất bản Văn Hóa –
Thông Tin, năm 2003)
- Pháp du hành trình nhật ký (Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2004)
- Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp (NXB Tri thức năm 2007) gồm những bài
diễn thuyết, bài báo của ông viết bằng tiếng Pháp từ 1922 đến 1932, các nhà văn
Nguyên Ngọc, Nguyễn Xuân Khánh, Ngô Quốc Chiến, Phạm Xuân Nguyên dịch,
do Phạm Toàn giới thiệu và biên tập Tác phẩm này đã trở thành một sự kiện văn hóa trong năm 2007 ở nước ta và cộng đồng kiều bào ở nước ngoài
Cũng trong năm 2007, NXB Văn học xuất bản tác phẩm Thượng Chi văn tập;
nhà xuất bản Trẻ cho ra mắt bộ sách ba tập Du ký Việt Nam bao gồm các bài đã
Trang 12đăng trên Nam Phong tạp chí, trong đó số trang văn Phạm Quỳnh viết khoảng một tập hơn 600 trang Gần đây nhất và cũng gây chấn động nhất là Hoa Đường tùy bút
(Nhà xuất bản Hội Nhà văn), gồm 11 bài viết cuối đời của Phạm Quỳnh và 51 bài
thơ Đỗ Phủ do Phạm Quỳnh dịch thô vào mùa hạ năm 1945 Tiếp đó, nhà xuất bản Giáo Dục công bố bộ sách 10 thế kỷ bàn luận về văn chương (từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX) của các tác giả Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Vũ Thanh và Trần Nho Thìn Trong tập một (839 trang) từ trang 350 đến trang 512 đã giới thiệu Phạm
Quỳnh và tuyển chọn 11 bài của ông, có bài Truyện Kiều và bài diễn thuyết kỷ
niệm Nguyễn Du năm 1924 v.v…
Một số sách dùng tham khảo trong luận văn (trong đó có một số tác phẩm của
Phạm Quỳnh được tái bản) 2.3.2 Việc đánh giá lại:
2.3.2.1 Thay đổi quan điểm về Phạm Quỳnh:
Sau năm 1975 đến nay¸ chiều hướng ngày càng cho thấy dấu hiệu của sự đổi mới trong cách nhìn nhận, đánh giá về Nam Phong và Phạm Quỳnh cởi mở, khách quan, khoa học đúng mực và thỏa đáng hơn, tiêu biểu là một số nhà nghiên cứu như: Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Huệ Chi, Văn Tạo, Lại Nguyên Ân…
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú đã có những biến chuyển trong nhận định
về Phạm Quỳnh Trong bài Thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô Đức Kế và Phạm
Trang 13Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều viết năm 1960, Nguyễn Đình Chú đã tỏ
thái độ không đồng ý với nhận định của các tác giả nhóm Lê Quý Đôn và phê phán
mạnh mẽ việc làm “nghiên cứu học thuật với đầy đủ ý thức chính trị phản động của Phạm Quỳnh” Đến năm 1990, trong cuốn sách Tác giả văn học VN, tập I, GS
Nguyễn Đình Chú (chủ biên), khi viết về tác giả Phạm Quỳnh, ông đã có cách nhìn nhận mới khách quan hơn trong việc đánh giá lại những thành tựu và đóng góp của
Phạm Quỳnh nói riêng và Nam Phong tạp chí nói chung Giáo sư viết: “Ấy mới hay, chưa cần biết động cơ gì, sống trên đất nước ta, hễ cứ dính với kẻ thù ngoại bang là trước hết phải chịu sự phán xét, sự phủ nhận đó, mặc dù nói cho công bằng, văn nghiệp của Phạm Quỳnh, ngoài phần độc tố gây hại ra, không phải không có những điều có tác dụng khách quan đáng kể, góp phần vào công cuộc hiện đại hóa văn hóa, văn học VN trong thời cận đại này” [23]
- Giáo sư Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện sử học, trong bài: "Phạm
Quỳnh- chủ bút báo Nam Phong", đăng trên tạp chí Khoa học và Ứng dụng Hải Dương , số tháng 2 năm 2005, đã viết:"…Xét về hành động, Phạm Quỳnh không có hành vi nào tàn ác với nhân dân, không đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân như nhiều quan lại thời Nguyễn, không ra lệnh bắt bớ tù đầy các nhà yêu nước(…) Nhưng mặt khác ông lại có công chuyển tải văn hoá Đông- Tây trên văn đàn, báo giới Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm cho ngôn ngữ, văn hoá dân tộc Việt Nam thời đầu thế kỷ XX, công lao đó đáng được ghi nhận Nếu không xảy ra việc ông qua đời năm 1945 thì có thể ngày nay chúng ta dễ dàng đánh giá ông hơn" [8]
- Thi sĩ người Đan Mạch Erik Stinus đã lấy đề tài về Phạm Quỳnh để hoàn
thành một bản trường ca, mang tên Phạm Quỳnh và câu chuyện tiếp tục (Pham
Quynh Og Den Videre Historie) dài 367 câu Cuối trường ca có ghi “Copenhagen 17/9/1979-TP.Hồ Chí Minh 11/10/1980” Tháng 7/1997, nhà thơ Phạm Tiến Duật
sang thăm Đan Mạch được ông tặng một bản, cẩn thận cho dịch sang tiếng Anh để nhiều người đọc được Sau đó, ông còn gửi tặng bà Phạm Thị Hoàn, con gái Phạm Quỳnh cả bản tiếng Đan Mạch lẫn bản tiếng Anh có thủ bút đề tặng của ông Xin trích dẫn một số đoạn:
Trang 14Chương I mở đầu bằng hai câu:
Chúng ta phải thừa nhận Chúng ta đã đối xử sai lầm với Phạm Quỳnh
Chương VII lại mở đầu bằng câu:
Chúng ta đã đối xử sai lầm với Phạm Quỳnh
Còn trong chương VI, có những câu:
Chúng ta không nên gọi ông là một tên phản bội
mà có thể thành người giúp chúng ta trong quá trình thời đại
Và thực ra thì ông ta có phần đúng…… [20]
- Quan trọng nhất là ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Phạm Quỳnh đã được nhắc lại để mọi người cùng biết Vào vào mùa thu năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với hai người con của Phạm Quỳnh là bà Phạm Thị Giá và Phạm Thị
Thức rằng “….Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này…” và “….nếu cụ Phạm Quỳnh còn sống sẽ rất có lợi cho đất nước…” Hàm ý câu nói này đã được Tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan phân tích trong tác phẩm “Phạm Quỳnh một góc nhìn” như sau:…”Chữ “được” có thể gợi một ý tốt, một thiện chí, hoặc chưa tốt, nhưng có một mẫu số chung là sự công bằng” [8,tr.173]
2.3.2.2 Một số hội thảo, tọa đàm về Phạm Quỳnh:
Trong thời gian gần đây, nhiều hội thảo, tọa đàm đánh giá lại hiện tượng Phạm Quỳnh đã được tổ chức ở trong và ngoài nước Luận văn chỉ liệt kê một số sự kiện rất đáng chú ý diễn ra thời gian gần đây tại VN:
Trang 15- Ngày 12 tháng 6 năm 2010, Đài Phát thanh – Truyền hình và Hội Nhà báo
tỉnh Hải Dương tổ chức một cuộc tọa đàm về “Học giả Phạm Quỳnh và báo Nam Phong” Cuộc tọa đàm có sự tham gia lãnh đạo tỉnh; cùng một số nhà khoa học, nhà
văn, nhà sử học, nhà nghiên cứu ở trung ương và địa phương Hội thảo đã phân tích
về lòng yêu nước của Phạm Quỳnh theo cách của mình; trong điều kiện lịch sử đương thời; đề cao quan điểm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh làm cách mạng
là đổi cũ ra mới, từ xấu ra tốt, nghĩa là không phủ định sạch trơn Phạm Quỳnh đã dùng phương châm: “Thổ nạp Âu Á”, nghĩa là thu nhận cái tốt của (Âu) vào Việt Nam và phô bầy những giá trị tốt đẹp của (Á ) với bên ngoài Đó là giao lưu văn hoá như bây giờ ta thường nói…
(Bà Đặng Thị Bích Liên, Ủy viên TV Tỉnh ủy, PCT UBND tỉnh Hải
Dương – nay là Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, phát biểu khai mạc tọa đàm) Ảnh : Minh Mẫn – Báo Hải Dương
- Tọa đàm “Phạm Quỳnh và Hoa Đường tùy bút” diễn ra vào tháng 1-2012 tại
Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội, cho rằng, cuộc đời Phạm Quỳnh
là một bi kịch của lịch sử, phải hiểu được tinh thần Phạm Quỳnh thì mới có thể hiểu được các nhân vật ở thế hệ ấy, đã đến lúc phải đào sâu nghiên cứu, phải xem xét
Trang 16những đánh giá của lịch sử Sống trong thời mọi thứ đều bị chính trị hóa, Phạm Quỳnh lại là con người đứng giữa văn hóa và chính trị nên không thể tránh được đã
có những điều đánh giá sai lầm về ông Vì vậy, rất cần thêm các nghiên cứu để có thể đánh giá lại về Phạm Quỳnh
2.3.2.3 Một số công trình nghiên cứu về Phạm Quỳnh và NPTC:
+ Sách nghiên cứu:
- “Phạm Quỳnh trong dòng chảy văn hóa dân tộc” của Khúc Hà Linh (in
xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2012, Nhà xuất bản Thanh niên) Cuốn sách chắp nối các sự kiện của cuộc đời ông, từ đó mong muốn góp thêm tiếng nói để bạn đọc phần nào hiểu thêm quá trình hình thành phẩm giá tính cách con người Phạm
Quỳnh Trong mục Tháp đa diện, tác giả viết:” Cuộc đời Phạm Quỳnh có những phần được ánh sáng rọi vào và có phần nằm trong góc khuất Có thể ví như một toà tháp đa diện toạ lạc giữa không gian Nếu thiếu đi phương pháp nhìn bao quát tổng thể tất tạo ra những nhận xét trái chiều nhau Một quãng thời gian dài, ông bị mờ nhạt vào dĩ vãng vì những lý do tế nhị của lịch sử Tên tuổi ông không được nhắc tới trong chương trình văn học của nhà trường (…) Mãi đến năm 2000, sau khi đã có độ lùi xa, nhìn lại một cách trầm tĩnh hơn về quá khứ, tên Phạm Quỳnh mới được nêu thành mục từ trong quyển Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo Dục.”[10,tr.65]
- Nguyễn Văn Khoan trong “Phạm Quỳnh – một góc nhìn (tập I)” đã dẫn ý
kiến của GS Đinh Xuân Lâm trong lời giới thiệu sách như sau:” …trước đây khi lên lớp giảng bài về thời kỳ lịch sử VN trong và sau chiến tranh TG thứ nhất, do chưa nắm được các nguồn tư liệu cần thiết, lại thiếu một sự phân tích đánh giá thật sự khách quan, khoa học, nên tôi cũng đã đánh giá không đúng, cho rằng Tạp chí Nam Phong với cây bút chính là Phạm Quỳnh – cơ quan tuyên truyền chính thức cho đường lối chính trị của thực dân Pháp ở VN…” [8,tr.6]
+ Luận án, luận văn:
- Luận án: “Văn trên Nam Phong tạp chí – diện mạo và thành tựu” năm
2008 của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thuận đi vào tìm hiểu và khôi phục lại một cách đầy
Trang 17đủ, có hệ thống diện mạo của Văn trên tạp chí Nam Phong tạp chí Từ đó xác định vai trò, vị trí của Nam Phong trên quá trình xây dựng nền văn học hiện đại của nước nhà giai đoạn nữa đầu thế kỷ 20 và những ảnh hưởng của tạp chí này đối với văn học VN Bên cạnh đó, luận án phân tích một số đặc điểm về nội dung và hình thức của các thể loại Văn trên Nam Phong tạp chí, đồng thời lại đặt “Văn” trên Nam Phong trên tiến trình hiện đại hóa văn học VN giai đoạn đầu thế kỷ 20
- Luận văn cao học:” Tinh thần giải thuộc địa trong diễn ngôn của Phạm
Quỳnh”, của Lê Thị Vân Anh đã viết: “ Phạm Quỳnh ngay từ đầu thế kỷ XX viết về
văn hóa VN và rộng hơn là văn hóa phương Đông, nhưng ông không viết chúng dưới sự đối lập với văn hóa Pháp và văn hóa phương Tây (…) và quan trọng là Phạm Quỳnh đã tìm về với tinh hoa văn hóa phương Đông để hiểu, tìm ra những ý nghĩa phục vụ cho cuộc sống hiện thời: không loại bỏ gốc rễ văn hóa phương Đông
để đi theo chính sách đồng hóa hoàn toàn của người Pháp nhưng cũng không cố thủ hoàn toàn trong vỏ bọc văn hóa truyền thống.…”[81,tr.66]
- Khóa luận “ Những đóng góp trên phương diện báo chí của tạp chí Nam
Phong” vào năm 2009 của Nguyễn Thị Diệu Thúy, tìm hiểu những đóng góp của
Tạp chí Nam Phong đối với nền báo chí nước nhà, những bài viết trên Nam Phong
về các vấn đề báo chí học cũng như những đóng góp về nghệ thuật làm báo của
Nam Phong như: công tác bạn đọc trên Tạp chí Nam Phong; hệ thống chuyên mục;
luận bàn về nghề báo và nhà báo; khái niệm tự do ngôn luận; luận bàn về tổ chức tòa soạn báo chí; luận bàn về loại hình báo chí; phong cách ngôn ngữ của Tạp chí Nam Phong… Ngoài ra, khóa luận cũng đã đề cập đến những người làm nên phong cách Nam Phong, tiêu biểu là Phạm Quỳnh
- Khóa luận “Nam Phong tạp chí với vấn đề tiếp xúc văn hóa Đông Tây ở
VN” của Trần Viết Nghĩa đã phần nào nêu lên tính tiếp xúc văn hóa Đông Tây trên
Nam Phong tạp chí…
3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1 Đối tượng nghiên cứu: lý thuyết và nội dung “Thổ nạp Âu – Á” của chủ
bút Phạm Quỳnh trên Nam Phong tạp chí
3.2 Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào các bài viết chủ yếu về phương diện
Trang 18văn hóa, văn học của Phạm Quỳnh trên Nam Phong tạp chí
3.3 Nhiêm vụ của đề tài:
3.3.1.3 Rút ra bài học cho quá trình hướng tới hội nhập báo chí từ kinh nghiệm “Thổ nạp Âu – Á” của Phạm Quỳnh
3.3.2 Nhiệm vụ bổ trợ:
3.3.2.1 Trong một chừng mực nhất định, tìm hiểu rộng ra về nghiệp báo, văn
nghiệp của chủ bút Nam Phong tạp chí vốn có liên quan trực tiếp với chủ thuyết “Thổ nạp Âu-Á”
3.3.2.2 Trong một chừng mực nhất định, tìm hiểu rộng ra các quan điểm,
cách giải quyết của những người, những tổ chức cùng thời xung quanh việc xử lý quan hệ văn hóa Đông – Tây, để từ đó thấy được vị trí của Phạm Quỳnh
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 19- Từ đó bước đầu chỉ ra những kinh nghiệm có thể bổ ích cho hoạt động báo chí VN trong quá trình hướng tới hội nhập giao lưu với báo chí thế giới hiện nay
6 CẤU TRÖC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn sẽ được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Phạm Quỳnh từ nhà báo trở thành học giả
Chương 2: Phạm Quỳnh với chủ thuyết “Thổ nạp Âu - Á”
Chương 3: Vị trí của chủ thuyết “Thổ nạp Âu –Á” của Phạm Quỳnh trong đời sống văn hóa VN ở đầu thế kỷ 20
Trang 205 năm 1919, ông sáng lập và là Tổng Thư ký Hội Khai trí Tiến Đức
Năm 1922, nhân dịp tháp tùng vua Khải Định dẫn phái đoàn Việt Nam sang
dự cuộc đấu xảo (hội chợ triển lãm) ở Marseille (Pháp), đứng trước Nghị Viện Pháp, Phạm Quỳnh đã dõng dạc đặt vấn đề người Pháp phải tôn trọng chủ quyền và
truyền thống văn hoá Việt Nam: “Dân tộc Việt Nam chúng tôi không thể ví như một
tờ giấy trắng được đâu Chúng tôi là một cuốn sách dầy đầy những chữ viết bằng thứ mực không phai đã hằng mấy mươi thế kỷ nay Quyển sách cổ ấy có thể đóng theo kiểu mới cho hợp thời trang nhưng không
thể đem một thứ chữ ngoài in lên những dòng
chữ cũ được… ”(Pháp du hành trình nhật kí-
Nam Phong tháng 7 năm 1922) Nhân dịp
này, Phạm Quỳnh đã có cơ hội gặp gỡ với
Nguyễn Ái Quốc hai lần tại Paris (27/6/1922
và 13/7/1922) Ngoài ra, cũng trong năm này,
Phạm Quỳnh cũng đã có dịp trà đàm với Phan
Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn
Vĩnh, Cao Văn Sến ở Paris về vấn đề “Thử đi
tìm một lập trường tranh đấu cho dân tộc Việt Nam”
Từ năm 1925 – 1928, Phạm Quỳnh là Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ Năm
1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải thành lập
Trang 21hiến pháp, để quy định rõ ràng quyền căn bản của nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam và chính quyền bảo hộ Năm 1931, khi Tổng trưởng Bộ thuộc địa Pháp Paul Reynaud nhân dịp ghé thăm Hà Nội 6/11/1931, Phạm Quỳnh đã gởi thư yêu
cầu chính phủ Pháp:” Hãy cho chúng tôi một Tổ quốc để tôn thờ vì đối với dân tộc Việt Nam , tổ quốc đó không phải là nước Pháp” Ngày 11 tháng 11 năm 1932, Bảo
Đại hồi loan, chính thức điều hành công việc Vào thời gian này, Phạm Quỳnh được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại, thời gian đầu làm Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1944-1945) Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập Ông về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phú Cam, Huế Tổng khởi nghĩa tháng Tám nổ ra, ông bị bắt ở Huế ngày
23 tháng 8 năm 1945 rồi sau đó qua đời Xung quanh cái chết của Phạm Quỳnh cũng có nhiều lý giải khác nhau
1.2 Văn bút Phạm Quỳnh
- Nghiệp báo:
Trước khi làm báo Nam Phong, ngay từ 1913, Phạm Quỳnh đã viết cho Đông Dương tạp chí, một tờ báo sang trọng thời ấy Lăn lộn trên làng báo khá sớm, khi 21 tuổi, Phạm Quỳnh đã viết hàng loạt bài trên Đông Dương tạp chí và được giới học
giả đương thời đánh giá là nhà báo có hạng Dấu ấn lớn nhất trong nghiệp báo của
Phạm Quỳnh là khi làm chủ bút kiêm chủ nhiệm Nam Phong tạp chí khi vừa tròn 25 tuổi Với ý tưởng Nam Phong là ngọn gió nước Nam, Phạm Quỳnh đã đặt tên báo dựa vào bài phong dao (tương truyền do vua Thuấn sáng tác) trong Kinh Thi: “Nam Phong ca”
Nam Phong chi huân hề 南 風 之 薰 兮 Khả dĩ giải ngô dân chi uẩn hề 可 以 解 吾 民 之 慍 兮
Nam phong chi thời hề 南 風 之 時 兮 Khả dĩ phụ ngô dân chi tài hề 可 以 阜 吾 民 之 財 兮
Trang 22Dịch thơ:
Gió Nam mát mẻ vậy thay Giải tan sầu muộn bao ngày của dân Gió Nam thổi đúng lúc cần
Sẽ mang phú quí cho dân lâu dài
(Bản dịch của Nguyễn Phúc Vĩnh Ba)[19] Qua cái tên Nam Phong, ta thấy được khát vọng của một nhà báo làm văn hoá hay tâm tình của một trí thức Tây học trong một thời kì đầy khó khăn của đất nước Theo ông, “Gió Nam” chính là nền quốc văn làm nền tảng cho nền quốc học của dân tộc Việt Nam Chính vì thế, ngay từ đầu, tôn chỉ của tờ nguyệt san đã nêu rõ: diễn đạt truyền bá tư tưởng, học thuật đông tây kim cổ; luyện quốc văn trở nên hoàn thiện, bồi dưỡng Việt ngữ phong phú, uyển chuyển, sáng sủa và gẫy gọn, lấy
đó làm nền tảng dân tộc rồi phát triển tinh thần dân tộc
Với ba bút hiệu khác nhau (Phạm Quỳnh, Thượng Chi, Hồng Nhân), ông đã viết ở đủ các thể loại như: bình luận, dịch thuật, lược thuật, khảo cứu…Tạp chí Nam Phong ra trong 17 năm (số đầu tiên xuất hiện vào tháng 7-1917; số cuối cùng tháng 12-1934) được 210 số, riêng Phạm Quỳnh viết có tới vạn trang, với 458 bài tiếng Việt và 33 bài tiếng Pháp (chưa kể chữ Hán) chiếm khoảng trên dưới 30%,
trung bình một tuần một bài Ngay trong số đầu tiên của Nam phong, ông viết hầu như toàn bộ cả số báo Trong mục “Mấy nhời nói đầu” từ trang 1 đến trang 7, ký tên Phạm Quỳnh; bài “Bàn về văn minh học thuật nước Pháp” ở mục “Luận thuyết” từ
trang 9 đến trang 18 ký tên Phạm Quỳnh Có thể liệt kê một số bài khác có ký tên
Phạm Quỳnh như: “Một bộ tiểu thuyết mới: “Nghĩa cái chết”” (viết về tiểu thuyết của Paul Bourget) ở mục “Văn học bình luận” từ trang 19 đến trang 27; “Cái vấn đề
về sự tiến bộ” ở mục “Triết học bình luận” từ trang 29 đến trang 41; “Tầu ngầm tầu lặn” ở mục “Khoa học bình luận” từ trang 43 đến trang 50 Ngoài ra, ông còn tham gia các mục “Tạp trở”, “Thời đàm”, “Tiểu thuyết” v v Ðể có một ý niệm sơ bộ về
công việc mà Phạm Quỳnh đã làm, chúng ta chỉ cần giở qua tạp chí Nam Phong, thậm chí một cuốn bản đồ thu nhỏ của nó, như cuốn Mục lục phân tích tạp chí Nam
Trang 23Phong 1917-1934 của linh mục Nguyễn Khắc Xuyên in ở Sài Gòn 1968, sẽ thấy rõ điều này:
- Mục Triết học Tây phương, trong vòng 17 năm, Nam Phong in 14 bài thì riêng Phạm Quỳnh đã viết 11 bài
- Mục Xã hội ngoại quốc: Phạm Quỳnh viết 9/13 bài
- Mục Chính trị ngoại quốc: Phạm Quỳnh viết 15/18 bài
- Mục Giới thiệu văn học các nước: 12/15 bài
- Mục Giới thiệu văn học Pháp: 34/39 bài
- Mục Truyện dịch Pháp: 15/26 bài
Dưới sự mềm dẻo và thâm thuý của Phạm Quỳnh, các tôn chỉ của tạp chí Nam Phong được thể hiện sinh động trên cơ sở 51 chuyên mục, chủ đề, đề mục như: luận thuyết, văn uyển, tiểu thuyết, văn học bình luận, văn học triết học, lịch sử, địa
lý và bước đầu giới thiệu văn học cổ Việt Nam v.v Ta không nên hiểu những thành tựu của Nam Phong tạp chí là của riêng Phạm Quỳnh mà là dưới sự dẫn dắt của ông, tạp chí đã thu hút thường xuyên của 30 cây bút lành nghề biên tập, cùng với nhiều nhà văn, nhà trí thức tham gia gửi bài cộng tác Nhà nghiên cứu Khúc Hà
Linh đã đánh giá về vai trò chủ bút Phạm Quỳnh như sau: “Nếu không có tài ứng xử khéo léo của người đứng đầu cơ quan ngôn luận khi mới 25 tuổi, làm sao ông có thể tồn tại mười lăm mười sáu năm(…) Với tài năng quyền biến của một trí thức trẻ, Phạm Quỳnh đã lãnh đạo một cơ quan văn hóa , xuất bản, thu phục tài năng , lực lượng, kể cả bậc lớn tuổi như Nguyễn Bá Học (60 tuổi), Nguyễn Hữu Tiến (43) hay bậc đàn anh khác , như Phạm Duy Tốn , Trần Trọng Kim, Tản Đà vẫn thuận tình cộng tác ” [7,tr.580] Phạm Quỳnh có một mục đích tối cần thiết là dùng tờ báo
Nam Phong làm phương tiện vận động, xây dựng văn hoá dân tộc và gây lấy tinh
thần tự lập cho quốc dân để mong có ngày giải phóng cho dân tộc :”…Ta phải tìm cách gây lấy một nền tảng văn hoá riêng, tham bác cả hai tinh thần Âu Á (…) chính
là một sự yếu cần cho lẽ sinh tồn (…) phải biết rằng dân tộc ta muốn tìm đường giải phóng, tìm đường tự lập, duy có cách đó mới mong kiến hiệu được (…) Xin quốc dân ta nhớ lấy rằng cứ tình thế nước ta ngày nay, vận động về đường chính trị
Trang 24không bằng vận động về đường văn hoá …” (Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây, Nam Phong số 84, 1924)
Phạm Quỳnh đã có chỗ đứng nhất định trong lòng độc giả lúc bấy giờ Trong
cuộc bầu chọn mang tên “Cùng chung vui với độc giả” trên báo Phụ nữ Tân Văn,
nhân kỉ niệm một năm ngày thành lập báo (ra đời ngày 2 tháng 5 năm 1929); Phạm Quỳnh đã có tên trong 10 nhân vật là các nhà chính trị, trí thức, nổi tiếng thời bấy giờ, được bạn đọc bình chọn (với số phiếu là 667) Sự kiện này cho thấy danh tiếng,
uy tín trong làng báo của Phạm Quỳnh thật đáng nể
Vào ngày 8/9/2012, Viện Việt Học California (Hoa Kỳ) đã có buổi “Thuyết trình về học giả Phạm Quỳnh và 95 năm Tạp chí Nam Phong” Tại đây, Giáo sư
Nguyễn Ngọc Bích đã tiết lộ: “Cụ Phạm Quỳnh thường thích được gọi là nhà báo hơn là các chức tước khác, bởi cụ nhìn thấy rõ tầm quan trọng và to lớn của báo chí Chỉ qua báo chí người dân Việt lúc ấy mới biết được tin tức các nơi, mới hiểu được thế giới bên ngoài cái cổng làng hay lũy tre làng Công đóng góp của cụ là qua phần chữ Việt và chữ Hán, cụ đã tương kế tựu kế mà giới thiệu phổ biến được những tác phẩm văn chương, triết học, khoa học thế giới đồng thời cũng tranh đấu cho sự tồn tại của văn hóa Việt Nam” [44]
- Nghiệp văn:
Phạm Quỳnh đã để lại cho nền văn hóa Việt Nam một sự nghiệp văn chương
đồ sộ Một loạt bài biên dịch, khảo cứu, du ký có giá trị của ông thuộc về sau đã
được sắp xếp lại để in thành sách trong bộ Nam Phong tùng thư Riêng bộ Thượng Chi văn tập gồm năm quyển chỉ là một phần nhỏ được chọn lọc từ hàng trăm bài
báo viết ra trong giai đoạn đầu Nam Phong (1917-1922), hầu hết có liên quan đến các vấn đề văn hóa, ngôn ngữ, văn học, giáo dục, chính trị, kinh tế, triết học…mà bây giờ đọc lại vẫn còn có nhiều điều bổ ích Sự bổ ích qua các phẩm của Phạm
Quỳnh đã trờ thành “di sản” quý báu đối với nền báo chí và văn học VN: “…Đó là
di sản quá khứ in dấu tâm hồn và bản sắc văn hoá Việt Nam, thể hiện kỳ vọng của một thế hệ tiền bối tìm về một nền quốc văn Việt Nam đích thực có khả năng hội nhập với các nước đồng văn, đồng chủng trong khu vực, tỏ mặt trên hoàn cầu”[63]
Trang 25Trong nghiệp văn của mình, Phạm Quỳnh viết dẻo dai, sung sức: dịch thuật, truyền bá tinh hoa tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, đồng thời giới thiệu di sản tinh thần của ông cha phiên âm ra tiếng Việt trong kho sách của Trường Viễn Đông Bác cổ Qua việc tìm hiểu những trước tác của Phạm Quỳnh, chúng ta có thể nhận thấy xu hướng chủ đạo trong văn chương ông là hội nhập văn hoá Đông - Tây, học hỏi phương pháp luận khoa học và những điều hay lẽ phải trong nền văn minh phương Tây Ông nghiên cứu truyện Kiều, nghiên cứu về văn hoá, giáo dục, từ chuyện sức khoẻ con người, đến cái ăn cái mặc, đến chuyện thi cử học hành từ trong nước ra ngoài nước Ông viết từ lịch sử nghề diễn kịch nước Pháp, bàn về hí
kịch của Molière, đến triết học Auguste Comte, triết học Bergson…”Phạm Quỳnh
là một nhà văn có thể bàn luận một cách vững vàng và sáng suốt bất cứ về một vấn
đề gì, từ thơ văn cho đến triết lý, đạo giáo, cho đến chính trị, xã hội, không một vấn
đề nào là ông không tham khảo tường tận trước khi đem bàn trên mặt giấy” [14]
Ngay từ năm 1933, trong Phê bình và cảo luận (trang 19), Thiếu Sơn Lê Sĩ Quí đã
đánh giá “sức viết” của Phạm Quỳnh như sau: “Những công trình về văn học, triết học của Âu châu và nhất là của nước Pháp, ông diễn dịch ra quốc văn rất nhiều,
mà dịch thật đúng thật hay, vừa biết tôn trọng cái nguyên ý của tác giả, lại vừa lựa theo cái giọng điệu của quốc văn”[12] Phạm Quỳnh được coi là một trong số người
đi tiên phong trong việc dùng tiếng Việt để viết lý luận Các công trình của ông đã luyện cho tiếng Việt có thể diễn dịch được các lý thuyết, các ý tưởng về triết học, khoa học mới
Sự dung hòa văn hóa Đông – Tây của Phạm Quỳnh thể hiện ở chỗ: nhiều tác phẩm của ông liên kết những học thuật Âu Tây và phân tích, so sánh chúng với các khái niệm quen thuộc của người Việt Nam Ông là tác giả và dịch giả nhiều bài viết
và sách văn học, triết học, cách ngôn, ngụ ngôn, tuồng hát tiếng Pháp dịch ra tiếng Việt và tùy bút Gần như toàn bộ các tác phẩm của ông đều đăng trên tạp chí Nam Phong Nhiều bài sau đó in lại thành sách do Đông Kinh ấn quán ở Hà Nội xuất bản Các tác phẩm của ông có thể chia làm các loại sau:
Trang 26Dịch thuật: Bao gồm các tác phẩm luận thuyết, phương pháp luận, sách
cách ngôn, kịch bản và thơ văn… ; Ông dịch các đoạn văn và tác phẩm từ tiếng Pháp, chủ yếu thiên về triết học, như triết học của Descartes Tuy nhiên, ông cũng
có dịch một số tác phẩm nghệ thuật như kịch của Corneille Có thể kể đến như:
Tuồng Lôi Xích ( Le Cid của Corneille, Nam Phong số 38-39); Hoà Lạc (Horace của Corneille, Nam Phong số 73-74-75); Ái Tình ( L‟Amour của Guy de Maupassant); Ôi Thiếu Niên (Ô Jeunesse của Corneille, Nam Phong, 1929); Đời Đạo Lý ( La Vie Sage của Paul Carton, Nam Phong 1929 - 1932); Phương Pháp Luận (Discours de la Méthode của Descartes, Nam Phong số 3-4-5; Cách Ngôn
(Proverbes của Épictète) v.v
Khảo luận: Những bài khảo luận của ông không ngoài mục đích cung cấp tư
liệu cho độc giả Việt Nam những kiến thức văn hoá Châu Âu nói chung, văn hoá Pháp nói riêng Ông còn nghiên cứu trong các sách chữ Nho, sách tiếng Pháp, và viết lại những bài chuyên khảo bằng tiếng Việt; qua đó giúp người đọc có một cái nhìn tham chiếu để học hỏi phương pháp, tư tưởng, bút pháp, văn phong vươn lên cùng thời đại Phần quan trọng nhất trong các tác phẩm của Phạm Quỳnh là các tác phẩm khảo cứu Có ba ngành ông chú trọng, đó là:
- Các học thuyết Âu Tây: Phạm Quỳnh viết phần lớn trong số 39 bài đăng
trên Nam Phong như: trong Văn minh luận (Nam Phong số 42), Khảo cứu về các luân lý học thuyết của Thái Tây (Nam Phong từ số 92); Thế giới tiến bộ sử (Nam Phong từ số 51); Lịch sử vể học thuyết của Jean-Jacques Rousseau (Nam Phong từ
số 104), Lịch sử về học thuyết của Montesquieu (Nam Phong từ số 108), Lịch sử về học thuyết của Voltaire (Nam Phong số 114 và 115), Học thuyết Auguste Comte (Nam Phong số 138); Học thuyết Bergson (Nam Phong số 150); Khảo cứu về tiểu thuyết (Nam Phong 1929); Pháp văn thi thoại : Baudelaire (Nam Phong số 6) v v
- Học thuật Á Đông: những bài về triết học và tôn giáo Á Đông như: Phật
giáo lược khảo (Nam Phong số 40); Quan niệm về người quân tử trong đạo Khổng
(Nam Phong 1928) v.v…
Trang 27- Văn hóa Việt Nam: với chủ đề trải rộng từ tục ngữ ca dao, tới Việt Nam thi
ca, tới Văn chương trong lối hát ả đào Có thể liệt kê ra như: Tục ngữ ca dao (Nam Phong số 46); Văn chương trong lối hát ả đào (Nam Phong số 69); Hán Việt văn tự ( Nam Phong số 107); Việt Nam thi ca (Nam Phong số 64) v.v…
Văn du ký: Suốt 18 năm tồn tại, Nam Phong đã cho đăng khoảng 70 tác
phẩm thuộc các thể ký của trên 50 tác giả như: Đông Hồ - Thăm đảo Phú Quốc (số 124); Trần Thuyết Minh – Nam Tống du đàm v v Trong đó, Phạm Quỳnh viết
nhiều du ký ghi lại những điều quan sát, nhận định, nghị luận trong các chuyến du
lịch đi Pháp và đi các vùng đất Việt Nam như: Ba Tháng ở Paris (Nam Phong Tùng Thư, 1927); Muời Ngày ở Huế (Nam Phong, số 101); Một Tháng ở Nam Kỳ (Nam
Phong số 17- 19 – 20)
Loại phê bình: có 22 tác phẩm phê bình sách trên Nam Phong Có thể kể
đến một số tác phẩm tiêu biểu như: Một Tấm Lòng (Nam Phong, số 2); Giấc Mộng Con của Tản Đà (Nam Phong, số 7); Nho giáo (Nam Phong, số 149) v.v
Tác phẩm viết bằng Pháp văn: La poésie Annamite (Nam Phong 1931); Le
Paysan Tonkinois à travers son parler (Nam Phong 1931) v.v…
Nếu có thể tóm tắt tư tưởng dung hòa văn hóa Đông – Tây thể hiện trong nghiệp văn của Phạm Quỳnh, có thể thấy đánh giá của nhà nghiên cứu Vương Trí
Nhàn là rất đáng lưu ý: “Nếu được phép quan niệm rằng với xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, nhu cầu canh tân – với tư cách là bước đầu tiên đi đến cứu nước – là một nhu cầu có thật, thì người ta sẽ dễ dàng độ lượng và có cái nhìn phải chăng hơn với nhiều người, trong đó có một nhân vật lịch sử mà lâu nay thường được quy
là đầu sỏ tội trạng, song thực tế lại đã làm được khá nhiều việc có ích trong nghiên cứu, giới thiệu và dịch thuật văn hoá phương Tây vào Việt Nam, cũng như trong việc hướng văn hoá Việt Nam hoà nhập vào văn hoá thế giới nói chung Người đó
là nhà văn Phạm Quỳnh”.[6] (xem thêm bài :”Phạm Quỳnh và quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây ở VN đầu thế kỷ XX”, phụ lục trang 66-82)
1.3 Lý giải về tính chất đối cực trong việc đánh giá Phạm Quỳnh:
Tính chất đối cực trong việc đánh giá Phạm Quỳnh nói riêng, Nam Phong tạp chí
Trang 28nói chung là do tính chất đối cực trong hệ qui chiếu của những người đánh giá Hiện tượng Phạm Quỳnh vốn có nguồn gốc sâu sắc, trong khả năng, trình độ, nhận thức cuộc sống khá phức tạp Tuy nhiên, nhìn một cách đơn giản thì có thể lý giải như sau:
- Với những người phê phán, lên án Phạm Quỳnh, hệ qui chiếu là dựa theo yêu cầu đấu tranh chính trị, từ quan điểm địch – ta trong đấu tranh cách mạng, mà từ đó coi những gì mà Phạm Quỳnh và Nam Phong đã làm là chỉ có lợi cho kẻ thù, là nô dịch dân tộc Khuynh hướng này gắn chặt con người chính trị của Phạm Quỳnh với các hoạt động văn hoá đầy mâu thuẫn của ông: không thừa nhận hiệu quả khách quan trong hoạt động báo chí, văn chương của ông, mà áp đặt cứng nhắc với yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc; cho rằng chủ trương bảo tồn quốc hồn, quốc tuý, tiếng Việt mà Phạm Quỳnh cổ xuý làm chệch hướng đấu tranh cách mạng trực tiếp với kẻ thù
- Với những người đề cao Phạm Quỳnh, hệ qui chiếu là chỉ nhìn vấn đề đơn thuần ở phương diện văn hóa, học thuật, không liên quan đến cuộc đấu tranh chính trị của đất nước
- Nhưng hệ qui chiếu lấy chính trị làm gốc cũng không nhất thiết bất biến bởi
lẽ cách nhận thức về chính trị cũng theo thời gian mà có biến đổi dù ít hay nhiều, do
đó mà tính chất đối cực cũng bị rút ngắn lại
1.4 Đề xuất mới trong việc nhìn nhận hiện tƣợng Phạm Quỳnh
Gần đây, cách nhìn nhận mới về hiện tượng Phạm Quỳnh của Giáo sư Nguyễn Đình Chú là một “gợi ý” có thể làm chúng ta đáng suy nghĩ Giáo sư Nguyễn Đình
Chú đã khái quát: “Ở thời Pháp thuộc, cuộc sống đất nước vẫn có hai quy luật là độc lập (Indépendant) và phụ thuộc lẫn nhau (Interdépendant) Mà với quy luật độc lập thì cũng có hai phương thức: bạo động và không bạo động Vấn đề không phụ thuộc hay phụ thuộc lẫn nhau, bạo động hay bất bạo động chỉ là phương tiện để đi đến mục đích cuối cùng là giành vị thế cho dân tộc và vì một hiệu quả quan trọng hơn hết là “chấn hưng đất nước” Trong suốt thời gian dài, dường như trong nhận thức chúng ta chỉ quen với quy luật độc lập và độc lập theo phương thức duy nhất
là bạo động Từ đó mà chúng ta phủ nhận, phê phán những gì nằm ngoài phạm vi
Trang 29nhận thức của chúng ta Nói một cách khác là chúng ta chưa nhận thức được quy luật phụ thuộc lẫn nhau Nhưng quy luật vẫn là quy luật và vẫn có người biết và làm theo quy luật Nguyễn Trường Tộ ở nửa sau thế kỷ XIX, Phan Châu Trinh ở đầu thế kỷ XX, trên phương diện chính trị, xã hội là thế Trương Vĩnh Ký ở giữa thế kỷ
19 và Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh về sau, trên phương diện văn hoá cũng là thế Cụ Phan Bội Châu sau bao nhiêu năm đeo đuổi với quy luật độc lập bằng bạo động không thành cũng đã chuyển sang quy luật phụ thuộc lẫn nhau do đó mà viết Pháp Việt đề huề chính kiến thư cũng là thế Cũng xin được nói thêm: Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ký Tạm ước mồng 6 tháng 3 và Hiệp ước Phông ten bờ lô, chịu để đất nước trong khối liên hiệp Pháp cũng là thế”.[62]
Đứng trên hệ qui chiếu này, tôi xin được bàn đến trường hợp Phạm Quỳnh Đối diện với thực tế trong giai đoạn này: một dân tộc của một nước thuộc địa, với hơn 95% dân số mù chữ, trong nhóm Nam Phong, đặc biệt là Phạm Quỳnh đã đặt ra nhiệm vụ là phải xây dựng nền văn hóa mới, một nền quốc học mới bằng con đường
riêng của mình: “…Tổ quốc có thể giành được độc lập (bằng vũ lực hoặc bằng con đường “xích lại gần nhau”) nhưng nền độc lập ấy sẽ không có mấy ý nghĩa một khi dân trí thấp Cái dân trí thấp không phải là định mệnh của người Việt, mà nó là kết quả tích tụ từ bao đời, và cái dân trí thấp đó thậm chí là thuộc tính của ngay cái tầng lớp tinh hoa! (…) Vì thế mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thì có thư gửi quốc dân đồng bào, nói rõ ngay khi mới giành được độc lập năm 1945 về ba loài giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm Phạm Quỳnh cũng đau đáu một nỗi đau dân trí thấp
ấy Phạm Quỳnh không ngừng hoạt động thực tiễn và lý thuyết để thức tỉnh và nâng cao dân trí …”[72]
Tư tưởng của Phạm Quỳnh cách nay gần một trăm năm mà sao vẫn thấy nó đương đại với chúng ta, duy chỉ với một chút khác biệt, ấy là dựa vào thiện chí khai sáng theo trách nhiệm bảo hộ của Pháp Phạm Quỳnh chọn con đường “vừa sức” mình, không bạo lực và nhiều điều tiếng hơn cả, nhưng có thể có hiệu quả tức thì: tạm chấp nhận sự bảo hộ của Pháp, nhưng vừa hết lòng vừa bằng tài năng, trí tuệ, và
cả lòng yêu nước theo cách của mình, tìm nhiều phương cách khai thác, tận dụng
Trang 30những điều khả thủ từ chính phía kẻ thù vốn có nền văn minh hiện đại, cao hơn hẳn trình độ nước nhà, để từ đó nâng cao dân trí Việt, tạo ra những thành quả có lợi lớn cho đất nước để phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục…Phải chăng Phạm Quỳnh đã tính tới mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, là sự ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc? Phải chăng với sự tìm hiểu các qui luật triết học, Phạm Quỳnh đã nắm được qui luật của sự sống và sự phát triển: bên cạnh tinh thần độc lập dân tộc (L‟indépendance) còn cần phải có mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau (L‟interdépendance)? Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cũng đã viết: “… Do định mệnh của lịch sử, cho đến nay, những hiện tượng như Phạm Quỳnh, người khen cũng lắm, mà người chê cũng nhiều Nhưng có thể khách quan nói rằng, xem ra thời gian đang ủng hộ họ Đó là trên phương diện văn hoá với quy luật phụ thuộc
lẫn nhau” [22]
Tiếu kết chương 1: Giáo sư Nguyễn Đình Chú, như đã nói, từng là một trong
những người “công kích” Phạm Quỳnh quyết liệt Tuy nhiên, sau đó đã bình tâm
nhìn nhận lại theo cách nhìn khoa học và khách quan hơn Trong cuốn “Tác giả Việt Nam”, tập I, giáo sư đã nhìn nhận: “…Phạm Quỳnh là người mở đầu cho văn hoá Việt hiện đại Ông có cả một lý thuyết hẳn hoi về độc lập và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa dân tộc (quốc gia) và nhân loại, thế giới; đó chính là hạt nhân của lý thuyết hội nhập hiện đại Nhờ có lý thuyết đó, Phạm Quỳnh đã không bị văn hoá phương Tây áp đảo, ông dõng dạc tuyên bố bằng tiếng Pháp cho người Pháp đọc, vào năm 1931: “Người An Nam không thể coi nước Pháp là tổ quốc được, vì chúng tôi đã có một Tổ quốc.” Tinh thần yêu nước và cách cứu nước của Phạm Quỳnh cần
phải có độ lùi thời gian mới được đánh giá và nhìn nhận lại một cách khác quan, khoa học Hiện tại, nhiều tác phẩm của Phạm Quỳnh đã được tái bản có thể giúp ta thấy được những đóng góp không nhỏ của ông vào tiến trình phát triển và giao lưu
văn hóa dân tộc Đỗ Lai Thúy, trong “Sự ra đời và bước đi đầu tiên” đã nhận xét:”…Chủ bút Nam Phong là một học giả uyên bác, một người xây nền cho lâu đài văn hóa Việt Nam trên những hố móng vững chắc của chủ trương kết hợp Đông Tây, điều hòa tân cựu Ông là một người có chủ trương, chủ kiến, có đường lối
Trang 31chiến lược và sách lược để từng bước xây dựng một nền quốc ngữ, quốc văn, quốc học …”[75] Phạm Quỳnh và Nam Phong tạp chí đã phần nào thực hiện được cái tôn chỉ mà tờ báo đã đề ra: xây dựng một nền quốc văn khá vững vàng mang bản sắc dân tộc Có lẽ vì thế, trong thời gian gần đây, nhiều hội thảo khoa học đã được tổ chức trong nước, nhằm nhìn nhận lại về hiện tượng Phạm Quỳnh Vào ngày 30-8-
2012, tọa đàm về cuốn sách “Phạm Quỳnh – một góc nhìn” dày hơn 300 trang của
Tiến sĩ sử học Nguyễn Văn Khoan đã được tổ chức tại Huế Tại tọa đàm, nhà nghiên cứu Phan Thuận An, cho biết đã tìm thấy hai tờ Châu bản triều Nguyễn liên quan đến chủ quyền của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa Hai tờ Châu bản này do Phạm Quỳnh làm tờ trình để vua Bảo Đại châu phê Một thông tin cũng cần nhắc lại Trong Tự điển Văn Học Việt Nam (NXB Văn Hoá – Thông in, Hà Nội, 1993) ông Phạm Quỳnh lại có tên bên cạnh các tác giả khác Điều đó cho thấy nay ông đã được công nhận trở lại là một danh nhân văn hoá Việt Nam
Ngày nay, chúng ta làm bạn với cả thế giới, hăng hái hội nhập thế giới, trong
đó có hợp tác với Hoa Kỳ, vốn là kẻ thù trước đây, ắt hẳn là thuộc quy luật thứ hai! Đất nước hôm nay, đi theo quy luật thứ hai, cũng như các bậc tiền nhân đã đi, dù hoàn cảnh và cách xử sự cụ thể, có khác nhau, nhưng chẳng ai là không muốn độc lập cho đất nước Độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, về bản chất, không loại trừ nhau Ngược lại là hai mặt của một vấn đề cần thiết cho sự sống hạnh phúc của Tổ quốc
Đó là điểm phù hợp giữa Phạm Quỳnh với xu thế và điều kiện của đất nước hôm nay, mặc dù hoàn cảnh là khác nhau Có lẽ đọc những lời dưới đây, được Phạm Quỳnh viết từ năm 1932, chúng ta tưởng đâu như đang nghe chuyện thời sự về mối
quan hệ trong thế giới đa phương hiện nay: “Chúng ta hãy khép lại quá khứ, và bởi
vì chúng ta buộc phải chung sống, nên chúng ta hãy tránh những cuộc va chạm vô ích và hãy tổ chức cuộc sống chung của chúng ta dưới khẩu hiệu một chính sách thực sự tôn trọng lẫn nhau”.[1] Lịch sử đã chứng minh “được - mất”những bài học
của qui luật này
Trang 32CHƯƠNG 2: PHẠM QUỲNH VỚI CHỦ THUYẾT “THỔ NẠP ÂU –Á”
2.1 Chủ thuyết “Thổ nạp Âu –Á” của Phạm Quỳnh ở phương diện lý thuyết
2.1.1 Phạm Quỳnh bàn về “Thổ nạp Âu –Á”
“Ôi, phương Đông là phương Đông, phương Tây là phương Tây, và hai bên
sẽ chẳng thể bao giờ gặp nhau,
Cho đến khi Đất Trời có mặt tại Toà phán xử tối cao của Thượng Đế;
Nhưng sẽ chẳng có Đông cũng chẳng có Tây, chẳng có Ranh giới, chẳng có Giống nòi, cũng chẳng có Sinh sôi,
Khi hai người đàn ông mạnh mẽ đứng đối diện nhau, dù họ đến từ những nơi tận cùng của Trái đất!”
R Kipling - nhà văn người Anh đầu tiên đoạt giải Nobel văn học vào năm
1907 đã từng trăn trở về sự “gặp nhau” giữa hai nền văn hóa phương Đông và
phương Tây như thế Vế đầu của câu nói “phương Đông là phương Đông, phương Tây là phương Tây” đã làm cho nhiều người nghĩ rằng: Đông – Tây không bao giờ
gặp nhau! Tuy nhiên, nếu đọc hết bài thơ của R.Kipling, hóa ra, trong quan niệm của tác giả, sự khác biệt Đông - Tây không đến mức không thể hiểu nhau và hợp tác với nhau PGS.TS Nguyễn Văn Dân đã giải thích tinh thần của R Kipling như
sau“…Chúng ta phải hiểu rõ được mặt mạnh và mặt yếu của mỗi khu vực văn hoá
để kết hợp bổ sung cho nhau nhằm xây dựng một thế giới loài người phát triển bền vững (…) Thống nhất trong đa dạng chính là nguyên tắc để thúc đẩy sự hợp tác, bổ sung những cái hay cái tốt cho nhau để cùng tồn tại và phát triển Nhưng hội nhập không phải là thủ tiêu sự khác biệt Đông là Đông, Tây vẫn là Tây, có sao đâu! Nhưng đừng quá tự đề cao những cái khác biệt của riêng mình mà không thấy những cái hay cái tốt của người khác” [28] Không biết Phạm Quỳnh có đọc và
hiểu tinh thần này của R.Kipling hay không? Tuy nhiên, có thể thấy rằng, dường như hai tư tưởng đã “gặp nhau”
Đương thời, Phạm Quỳnh cũng đã từng băn khoăn:” Đông Á, Tây Âu hai văn minh có thể dung hòa được không?” “Có thật phương Đông và phương Tây không
Trang 33bao giờ gặp nhau không?” Trong bài viết cùng tên trên Nam Phong năm 1917,
Phạm Quỳnh xác định:“…Bây giờ cả thế giới xu hướng về đường văn minh mới, thế tất phải hăng hái bước lên cho theo kịp người; nhưng theo mới mà bỏ hẳn cái cũ thời cái lòng hoài cổ của người ta không khỏi áy náy, lòng người còn áy náy thì chưa được gọi là tiến bộ được” (Có thật phương Đông và phương Tây không bao giờ gặp nhau không,?, Nam Phong 1917)
Đầu thế kỷ 20, các xu hướng, trào lưu tư tưởng tại Việt Nam nhìn chung còn
có sự cách biệt với phương Tây Cho đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, văn minh phương Tây đã thể hiện sự ưu thắng của mình đối với phương Đông đang suy thoái và khủng hoảng Các nhà Nho đã tìm cách tiếp cận với các giá trị Âu -
Mỹ, tạo ra sự chuyển biến tích cực trên lĩnh vực văn hóa Tầng lớp Tây học, như Phạm Quỳnh đã tiếp nhận những luống ánh sáng tư tưởng tiên tiến ở phương Tây Trước vấn đề “thâu thái Âu-Á” đặt ra “quan trọng mà khó khăn”, luôn “giằng xé”
trong chính con người Phạm Quỳnh, đôi lúc đã làm ông cảm thấy “khó khăn phiền phức vô cùng”, như chia sẻ trong Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây (Nam Phong 1924):”Kể giản tiện thì cách này giản tiện thật, giản tiện quá! Là cứ thuận dòng nước mà chảy xuôi, không cần phải bận lòng đến sự gì nữa (…) Ta cứ việc nhắm mắt mà theo, hà tất phải nghĩ quanh nghĩ quẩn cho phiền Có ngày theo được đến nơi, rồi cũng sẽ được như người ta, có lo gì? ”
Phạm Quỳnh thấu hiểu rằng nước ta xưa nay vẫn xưng là “văn hiến chi bang”, nghĩa là đời nào cũng có văn hóa, đã có cái gốc, như ông đã dõng dạc nói trước
Viện Hàn lâm Pháp: “Nếu dân Việt Nam là một dân mới có, chưa có nền nếp, chưa
có lịch sử gì thì quý quốc cứ việc hóa theo Tây cả, dạy cho học chữ Tây hết cả, đồng hóa được đến đâu hay đến đó Nhưng ngặt thay, dân Việt Nam không phải là một tờ giấy trắng muốn vẽ gì vào cũng được…” (Pháp du hành trình nhật kí – Nam
Phong số 58, trang 253) Với thái độ có trách nhiệm với đất nước, quê hương, Phạm
Quỳnh quan niệm: ”Tự mình không có gốc sẵn mà đi mượn của người, thời như người vay lãi mà ăn, sớm trưa tất có ngày phá sản Tình cảnh ấy rất là nguy ngập Người Nam ta nếu túy tâm về Âu hóa mà không hồi cố đến căn bản mình, thời
Trang 34không khác gì người đi vay nợ mà ăn, tất có ngày vỡ nợ” (Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây, Nam Phong 1924) Nền tảng quan niệm của Phạm Quỳnh, nhìn từ góc
độ văn hóa, có sự “giao thoa” với quan điểm của Hồ Chí Minh trong hành trình kết
nối văn hóa Đông – Tây: "Mình có thể học cái hay của bất cứ nước nào ở Âu - Mỹ, nhưng điều cốt yếu là sáng tác Mình đã hưởng cái hay của người thì cũng phải có cái hay cho người khác hưởng Mình đừng chịu vay mà không trả…”[29]
Từ khá sớm, Phạm Quỳnh đã nhìn ra thế giới, tìm hiểu văn minh phương Tây
và thấy rằng: sự cạnh tranh giữa cái “lượng” (quantité) và cái “chất” (qualité) khốc
liệt không kém “cuộc chiến tranh kinh thiên động địa”: “lượng” là cái có thể đo lường được, “chất” là thuộc về phẩm chất, thuộc về tinh thần “Thế giới ngày nay thiên trọng cái lượng hơn cái phẩm thì có hại mà không có lợi, hai cái phải điều hòa ngang nhau thì sự văn minh trên thế giới mới thực có tiến bộ” (Các vấn đề về
sự tiến bộ) Vì vậy, Phạm Quỳnh đã quan niệm:” …về phần lượng, ta phải học lấy những nghề khôn khéo, khóe đua tranh thời nay, mà chiếm lấy quyền lợi trong trường kinh tế Về phần ấy ta còn thiếu thốn nhiều, ta phải bổ lấy sự thiếu thốn ấy, phát đạt cái năng lực của ta (…) Về phẩn phẩm thì ta phải thâu nhặt cái văn minh
tư tưởng mới để bổ cứu lấy cái văn minh tư tưởng cũ của ta.…”.(Phương Tây và Phương Đông) Từ quan niệm này, Phạm Quỳnh đã nhìn ra mối liên hệ văn hóa Âu-
Á, dù còn lờ mờ:”…Họ đã chỉ ra sự thiếu hụt trong một quan niệm thuần tuý "số lượng" về cuộc sống và tiến bộ, và giá trị không gì so sánh được của tất cả các giá trị "chất lượng" Thậm chí một đời người đã quay nhìn về Phương Đông, nơi họ lục tìm trong các nền triết học xưa để nhận ra những bài học về minh triết…" (Phương Tây và Phương Đông)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Lão Tử, một nhà hiền triết Đông Phương có nói:
“Làm thầy thuốc mà lầm thì giết một người, làm chính trị mà lầm thì giết một nước, làm văn hóa mà lầm thì giết muôn đời.” Câu nói này đã nói lên được tất cả sự quan
trọng của công tác văn hóa bởi vì văn hóa là cái gốc của tư tưởng mà tư tưởng luôn luôn điều khiển hành động Có lẽ Phạm Quỳnh rất thấu hiểu điều này! Trước khi bắt tay vào xây dựng chủ thuyết “Thổ nạp Âu –Á”, Phạm Quỳnh đã giải quyết một
Trang 35số vấn đề mang tính cơ sở lý thuyết: Thế nào là văn hoá ? Thực chất của văn hoá dân tộc? Mối quan hệ giữa văn hoá và thực trạng đất nước, giữa việc mở mang văn hoá và công cuộc cứu nước? Tính cấp bách và thái độ cần thiết khi “thổ nạp Âu -
Á”? Trong bài “Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây”, đăng trên tạp chí Nam-Phong số
84, tháng 6 năm 1924, Phạm Quỳnh đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa: “Văn-hóa
là cách đào-luyện tinh-thần người ta thế nào cho được thập phần tốt đẹp, để nẩy-nở
ra những công-trình to-tát, sự-nghiệp lớn-lao mà đem tư-cách một quốc-dân đến tuyệt-phẩm Ví người ta như cái cây, thời văn-hóa là cách trồng cây, bón cây, tưới cây, cho cây nở ngành xanh ngọn, kết-quả sinh-hoa, để tô-điểm cho cái vườn hoa của thế-giới.” Cũng vẫn với cách lập luận này, dựa trên ngữ nghĩa của Tây Phương, Phạm Quỳnh đã định nghĩa khác về văn hóa như sau: “Văn-hóa là dịch tiếng Tây culture , nghĩa đen là cách cấy trồng Người ta ví như cái cây thì văn-hóa là cách vun trồng cho nẩy nở được hết cái tinh-hoa Cây có trồng cây mới tốt, người có hóa người mới hay…” (Trích trong tác phẩm Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Phạm Quỳnh (1892-1992) Tuyển tập & Di cảo, An Tiêm xuất bản, Paris, 1992, trang 211) Rõ
ràng, cách hiểu này của Phạm Quỳnh thể hiện sự dung hòa quan niệm văn hóa phương Tây với quan niệm coi văn hóa là “văn trị giáo hóa” của Phương Đông Cách hiểu này cũng đã thể hiện tính nhất quán đeo đuổi sự nghiệp dung hòa hai nền văn hóa vốn có nhiều điểm khác biệt của ông
Men theo định nghĩa văn hóa của mình, trong “Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây” (Nam Phong năm 1924), Phạm Quỳnh đã đặt ra một mệnh đề cần phải tìm ra lời giải “điều hòa là sự cần, thời phải nên điều hòa thế nào?” Chính điều này đã
“giằng xé” ông chủ bút Nam Phong đắn đo, so sánh, bày tỏ thái độ cũng như cách
điều hòa văn hóa Đông Tây ra thế nào sao cho hợp lẽ: “….muốn điều hòa tất cả phải có hai bên, mà nay giáo dục chỉ chuyên về một bên, bên kia không biết đến thì còn điều hòa cái gì?” (Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây) Trong bài “Phương Đông
và Phương Tây”, Phạm Quỳnh cho rằng thế cân bằng giữa văn hóa Phương Đông và Phương Tây đã bị phá vỡ, đến mức là khi “Phương Tây sẽ sẵn sàng để cùng tạo nên
sự liên minh tinh thần như đã nói giữa khoa học Châu Âu và minh triết Châu Á, thì
Trang 36nền minh triết nọ đã biến mất rồi và Phương Tây sẽ đứng trước một Phương Đông
đã bán Âu hóa Cuộc tổng hợp lớn không diễn ra, vì thiếu mất một trong hai yếu tố hợp thành…” Phạm Quỳnh lập luận: ở các nước phương Tây thời ấy, những tư tưởng lớn cũng đang “chăm chú theo dõi những quy luật của tiến hoá, đã tố cáo những hiểm nguy và khuyết tật của nền văn minh cơ khí đang nhằm làm bá chủ thế giới đó Họ đã chỉ ra sự thiếu hụt trong một quan niệm thuần tuý "số lượng" về cuộc sống và tiến bộ, và giá trị không gì so sánh được của tất cả các giá trị "chất lượng" (xem thêm phụ lục bài:”Phương Đông và Phương Tây, trang 12-16)
Sự không tương thích giữa lý tưởng về sức mạnh và lý tưởng về minh triết giữa phương Tây và phương Đông, đã không làm cho Phạm Quỳnh nản lòng Từ lo lắng, suy tư về một sự cân bằng văn hóa Âu – Á, Phạm Quỳnh đã dần định hình
chủ thuyết “thổ nạp Âu –Á” :”…Lý tưởng hơn cả là có thể đi đến được sự đồng cảm hài hoà giữa Phương Tây và Phương Đông, giữa khoa học Châu Âu và minh triết Châu Á…”(Đông Á, Tây Âu hai văn minh có thể dung hòa được không?, Nam
Phong 1917) Ðây là những định hướng quan trọng mà thiếu đi, sự tiếp nhận văn hoá phương Tây không thể thực hiện một cách tương đối ổn thoả như nó đã được
thực hiện:”Muốn điều hòa hai cái tinh thần khác nhau, phải biết dùng trí tuệ một cách sáng suốt khôn ngoan, phải biết khảo sát, thương lượng, biện biệt, phán đoán, rồi mà châm chước cho thích trung…”(Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây, Nam Phong 1924) Ắt hẳn điều hòa văn hóa Đông Tây, phải tuân theo qui luật, phải có
tinh thần dân tộc vững chãi, phải thông tuệ và khéo léo mới có thể làm được Tinh
thần chủ thuyết “Thổ nạp Âu –Á” mà Phạm Quỳnh đưa ra đó là “…phải điều hòa hai bên, giữ lấy cái hay mà bỏ cái dỡ” Phạm Quỳnh tin ở sự điều hòa đó, và lấy bốn chữ “Thổ nạp Âu-Á” làm lời cảnh huấn riêng: “muốn điều hòa phải tham bác
cả đôi bên, nghiền ngẫm cho thâm thúy, rồi mới châm chước cho vừa phải nếu chỉ độc chuyên một phương diện, thời thành ra thiên lệch rồi…” (Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây, Nam Phong năm 1924) (Xem thêm:”Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây, phụ lục trang 2-11 ) Tư tưởng “Thổ nạp Âu –Á” đã được Phạm Quỳnh “tuyên ngôn” ngay trong Nam Phong tạp chí số 1, mục “Mấy nhời nói đầu”: “…Muốn gây
Trang 37lấy một cái học-thức như thế thì chúng tôi lại thiết-tưởng rằng không gì bằng khéo điều-hòa dung-hợp cái học cũ của ta với cái học mới thời nay (…) Có gốc mà không có ngọn thì là cái cây đã già cỗi sắp đến ngày mục nát; có ngọn mà không có gốc thì như cái dải giây leo tự mình không mọc thành cây được ” Bài học về “cái
gốc” của dân tộc, cho đến thời nay vẫn còn mang giá trị sâu sắc Phạm Quỳnh khi
bàn về “Thổ nạp Âu-Á” rất quan tâm đến sự “mất gốc” văn hóa dân tộc: ”Tự mình không có gốc sẵn mà đi mượn của người, thời như người vay lãi mà ăn, sớm trưa tất có ngày phá sản Tình cảnh ấy rất là nguy ngập Người Nam ta nếu túy tâm về
Âu hóa mà không hồi cố đến căn bản mình, thời không khác gì người đi vay nợ mà
ăn, tất có ngày vỡ nợ” (Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây, Nam Phong năm 1924)
Phạm Quỳnh đã “thao thức” về “lộ trình” chủ thuyết “Thổ nạp Âu-Á” của
mình sau 10 năm: “…Làm thế nào mà thâu-thái được cái tinh-hoa của văn-hóa Đông-Tây để gây lấy một cái tinh thần cốt-cách mới cho dân-tộc Việt-Nam này, khiến cho không đến nỗi mất nền-nếp cũ mà lại học được phương-pháp mới: ấy trong mười năm nay chúng tôi chỉ băn-khoăn về một câu hỏi đó." (“Nam Phong được 10 tuổi”, số 119, tháng 7-1927)
….Và: 50 năm nữa sẽ ra sao?: “Năm mươi năm sau này mới thật là thời kỳ nhập điệu không những về phương diện người Nam, cả về phương diện người Tây nữa; bấy giờ thời của những lý tưởng Tây phương và Đông phương sẽ tham bác mà điều hòa với nhau vậy…”
(…) “Nay cái văn minh duy tân đó rồi sẽ như thế nào? Chúng ta đã nói là sẽ dung hòa được cả cái tinh hoa của Âu –Á Thế là cái mộng bình sinh của tôi bấy giờ sẽ thực hiện, cái mộng mà từ khi tôi mới biết đem tư tưởng suy nghĩ đến những vấn đề phiền phức trong cuộc tiến hóa của xứ này, tôi vẫn hàng ngày hoài bão vậy” (”Nước Nam năm mươi năm nữa thế nào? Nam Phong tạp chí số 154, trang 217-
218, tháng 9 năm 1930)
Phải chăng tư tưởng của Phạm Quỳnh là hiện đại hóa phải gắn liền với quá trình bảo tồn những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc? Hiện đại hóa không phải là du nhập ồ ạt những gì nền văn hóa ngoại bang có sẵn, mà biết tiếp thu chọn
Trang 38lọc những cái cần cho sự hưng thịnh của dân trí nước nhà, phù hợp với hiện trạng
của một quốc gia có bề dày lịch sử Phạm Quỳnh từng mong mỏi: ”…Ngày ấy xa gần thế nào, bây giờ chưa thể biết được Nhưng nhờ sự học vấn mỗi ngày một rộng một thâm, người Đông phương với người Tây phương mỗi ngày một am hiểu nhau hơn, chắc cũng có lợi cho sự tiến hóa chung được nhiều vậy…” (Khổng giáo luận, Thượng chi văn tập, tập IV, trang 145).(xem thêm bài:” Khổng giáo luận”, phụ lục trang 34-42)
10 năm, 50 năm, và đến nay đã gần 100 năm, tư tưởng “Thổ nạp Âu – Á” của Phạm Quỳnh vẫn còn mang tính thời đại
2.1.2 Phạm Quỳnh so sánh văn hóa Á –Âu
Từ đầu những năm 1920, Phạm Quỳnh đã bàn khá nhiều về đặc điểm văn hóa Đông – Tây, về đường hướng dung hợp, điều hòa hai nền văn hóa trước nhu cầu phát triển của văn hóa dân tộc Vấn đề so sánh văn hóa Á –Âu, ít nhiều đã được
Phạm Quỳnh bày tỏ qua một số bài như: Bàn về lịch sử văn minh Âu Châu (Nam Phong số 21 trang 169, số 26 trang 95); Đông Á, Tây Âu: hai cái văn minh có thể dung hòa được không? (Nam Phong số 29, trang 412); Văn minh Âu –Á khác nhau thế nào? (Nam Phong số 47, trang 367); Tân cựu điều hòa (Nam Phong số 66, trang 471); Đông phương với Tây phương (Nam Phong số 89, trang 376; số 101, trang 421); Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây v v Nhận thức rõ, xung đột Đông – Tây
chính là do sự không thông hiểu về văn hóa; Phạm Quỳnh đã tìm hiểu từ nhiều quan điểm khác nhau về văn hóa Âu-Á, từ nghiên cứu của bác sĩ Dickinson (nước Mỹ); tư tưởng của nhà đại thi hào Ấn Độ Ravindranat Tagore phê phán văn minh Thái Tây; đến tư tưởng của nhà làm sách Nhật Bản Okakura Kakuzo, kiêm thông cả
Hán học cùng Âu học, tác giả cuốn sách đề là Lí tưởng Đông phương, để giúp thêm
“luận điệu mới cho các học giả nước nhà muốn thử giải quyết cái vấn đề Âu –Á” (Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây- Nam Phong năm 1924)
Có lẽ, từ nghiên cứu của bác sĩ Dickinson (nước Mỹ):” Văn minh Âu Châu chuộng vật chất, văn minh Á Châu chuộng tinh thần, nhưng vật chất của Âu Châu không thể điểm thêm tinh thần của Á Châu, và tinh thần Á Châu cũng không thể pha
Trang 39lẫn vật chất của Âu Châu được (…) Chỉ cần rút ra từ đó tất cả các hệ quả để khắc họa nên những nét chính của các nền văn minh Phương Tây và Phương Đông.…”[72] Phạm Quỳnh đã nhận thấy rằng:” lịch sử mọi nền văn hóa không chỉ
là sự phát triển tự thân của nó mà còn là lịch sử của mối quan hệ giữa nó với các nền văn hóa khác”[51] Không chỉ dừng lại ở nhận thức, Phạm Quỳnh còn muốn
kiểm chứng từ thực tế, qua những chuyến viễn du, đặc biệt là những chuyến du lịch
ra ngoài biên giới của Tổ quốc, nhất là Pháp, nhằm có sự đối sánh thực chất giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa phương Tây Qua chiêm nghiệm, ông thấy rằng, các lĩnh vực từ giáo dục, học thuật, ngôn ngữ, mĩ thuật, kịch nghệ, cho đến tôn giáo…,
tất cả đều hiện lên những tương phản gay gắt: “…Xét cho cùng ra thì có lẽ là bởi cái tinh thần của Đông Tây khác nhau, thuộc về đường học vấn, đường nghĩa lý thời sự mâu thuẫn ấy còn có thể giải quyết điều hoà được, chứ thuộc về đường mỹ thuật, đường cảm giác thời sự mâu thuẫn ấy lại càng biểu lộ ra rõ rệt vậy Bởi thế nên sách tây, nghĩa lý tây, ta có thể hiểu được, mà đàn tây, hát tây, tranh tây, ta không bao giờ hiểu được bằng người Tây ” (Pháp du hành trình nhật ký, Nam Phong tháng 6 năm 1922) Cũng trong “Pháp du hành trình nhật kí”, ông không khỏi chua xót vì sự khác biệt “về sự học” giữa Tây và Ta: “Nhìn nét mặt các người sinh viên đó như có cái hào quang của sự học, trong lòng cảm phục cái chí cao của
kẻ thanh niên nước Pháp, mà lại bùi ngùi cho cái công học hành dở dang của mình Than ôi, mình không phải là không có cái lửa nhiệt thành về sự học nhưng mà sinh trưởng vào giữa buổi thanh hoàng, học không ra gì cả, Nho đã chẳng ra Nho, mà Tây cũng chẳng thành Tây…” Bàn về trí thức, rường cột của nước nhà, ông thấm thía rằng: “Nhân nghĩ “nhà nho” Tây họ cũng có khác nhà nho mình: họ lanh lợi, hoạt bát, sắc sảo, khôn ngoan, biết đem cái cổ học mà điểm vào cuộc đời nay cho
có phong vị nghĩa lý chứ không phải làm nô lệ cổ nhân; họ là “thông nho” không phải là “tục nho”,“hủ nho” Nước ta bây giờ đương phải cần có những nhà nho như thế”
Từ những điều mắt thấy, tai nghe, từ sự đối sánh thường xuyên như một thao tác quen thuộc của nhận thức, ông phát hiện những mặt hạn chế của nền văn hóa
Trang 40phương Tây: “Duy cái văn minh Tây phương nó phồn tạp quá, các “phương diện” nhiều quá, muốn bao quát cho được hết mà thu gồm lấy cái toàn thể, toàn bức thật
là khó lắm… Hiện nay thời nó làm vạ cho người đời cũng đã nhiều…” (Pháp du hành trình nhật kí, Nam Phong số 91) Bàn về cách Đông và Tây có thể bổ trợ lẫn nhau thế nào, Phạm Quỳnh đã “đúc kết” gãy gọn từ ý tưởng của René Gillouin- nhà phê bình nước Pháp như sau: "Đem hình thức của khoa học Tây phương mà ứng dụng về nội dung của học thuật Đông phương" (Appliquer la forme de la science occidentale au contenu de la connaissance orientale) (Bàn về Quốc học, Nam
Phong số 63) Từ đây, Phạm Quỳnh hiểu rằng, nền văn hóa dân tộc không thể
không thay đổi: “…Nước Việt Nam là một nước cổ, vốn đã có một văn hóa cũ, nhưng văn hóa cũ ấy ngày nay không thích hợp với thời thế nữa, cần phải thâu thái lấy văn hóa mới đời nay, mới có thể sinh tồn được trong thế giới bây giờ” (Pháp du hành trình nhật ký, Nam Phong số 58 )
2.2 Nội dung Thổ nạp Âu –Á của Phạm Quỳnh
2.2.1 Thổ nạp văn hóa Âu cho Á
2.2.1.1 Giới thiệu tư tưởng và học thuật phương Tây
Mục đích của Nam Phong giới thiệu triết học phương Tây đã được thể hiện
ngay trong số đầu tiên là “so sánh cái tư tưởng của Tây phương với cái tư tưởng của Đông phương, mà giúp cho sự đề xướng một cái tư trào riêng cho nước ta Trong những bài bình luận về triết học này, chúng tôi lấy cái triết trung chủ nghĩa làm cốt, nghĩa là không thiên về một cái học thuyết nào, cái nào hay thì cứ thâu nhặt lấy” Triết học và học thuật trên Nam Phong tạp chí đi theo chủ trương “chiết- trung chủ nghĩa” thâu nhặt những học thuyết hay để truyền bá cho quốc dân:”Trước hết, triết học có thể gây dựng ra được khoa học về thần trí, để đem tâm trí người ta
ra mà nghiên cứu (…) Một phần tổng quát cả các khoa học chuyên môn, một phần nghiên cứu về các kỹ thuật của loài người, một phần nghiên cứu về các sự tin tưởng
về đạo đức …” (Triết học châu Âu đời nay IV, Nam Phong số 131)
Những vấn đề triết học, lí tưởng, nhân sinh quan được đem ra bàn luận trên tạp chí này có cả những quan niệm mới theo trường phái Tây học và những tư