ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- NGUYỄN THỊ THU THẢO CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN MỸ, NHẬT BẢN, NGA, TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN TỪ KH
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ THU THẢO
CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN ( MỸ, NHẬT BẢN, NGA, TRUNG QUỐC) ĐỐI VỚI BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN
TỪ KHI KẾT THÚC CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ THU THẢO
CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN ( MỸ, NHẬT BẢN, NGA, TRUNG QUỐC) ĐỐI VỚI BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN
TỪ KHI KẾT THÚC CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Bố cục của luận văn 6
PHẦN NỘI DUNG 7
Chương 1: VÀI NÉT VỀ BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1991 7
1.1 Chính sách của các nước lớn đối với bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ 1945-1953 7
1.2 Bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ 1953-1991 13
1.2.1 Chính sách của Mỹ và Nhật Bản 13
1.2.2 Vai trò của Liên Xô và Trung Quốc 17
1.3 Hai nhà nước Triều Tiên trong thời kỳ chiến tranh lạnh 1953-1990 21
1.3.1 Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên 21
1.3.2 Đại Hàn Dân Quốc 23
Tiểu kết chương 1 26
Chương 2: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ, TRUNG QUỐC, NGA VÀ NHẬT BẢN ĐỐI VỚI BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN TỪ 1991 ĐẾN NAY 28
2.1 Chính sách của Mỹ 28
2.1.1 Đối với CHDCND Triều Tiên 37
2.1.2 Đối với Hàn Quốc 42
2 2 Chính sách của Nhật Bản 49
2 2.1 Đối với CHDCND Triều Tiên 50
2 2.2 Đối với Hàn Quốc 55
2 3 Chính sách của Trung Quốc 63
2.3.1 Đối với CHDCND Triều Tiên 64
2.3.2 Đối với Hàn Quốc 74
Trang 42 4 Chính sách của Nga 78
2.4.1 Đối với CHDCND Triều Tiên 80
2.4.2 Đối với Hàn Quốc 89
Tiểu kết chương 2 93
Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH CỦA MỸ, 95
TRUNG QUỐC, NGA VÀ NHẬT BẢN ĐỐI VỚI BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY 95
3.1 Đối với CHDCND Triều Tiên 95
3.1.1 Về chính trị 95
3.1.2.Về kinh tế 103
3.1.3 Về văn hóa-xã hội 110
3.2 Đối với Hàn Quốc 113
3.2.1 Về chính trị 113
3.2.2 Về kinh tế 123
3.2.3 Về văn hóa - xã hội 128
Tiểu kết chương 3 130
KẾT LUẬN 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
PHỤ LỤC 142
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, các quốc gia trên thế giới bước vào một giai đoạn mới với nhiều cơ hội và thách thức mới Trong lịch sử thế giới, châu Á là một khu vực chịu nhiều hệ luỵ của chiến tranh lạnh để lại Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai hệ thống thế giới cùng với những cuộc chiến tranh khu vực, chiến tranh bộ phận đã gây ra những hậu quả nặng nề, trong đó khu vực bán đảo Triều Tiên ngày nay là một ví dụ điển hình về hậu quả của chiến tranh lạnh
Thực tế lịch sử cho thấy, sau năm 1953, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, quan hệ giữa hai miền tiếp tục diễn biến theo chiều hướng phức tạp Từ năm 1970, tình hình chính trị quốc tế có chuyển biến mới, theo đó, mối quan hệ Liên Triều dần được cải thiện, những cuộc tiếp xúc, trao đổi ban đầu giữa các tổ chức xã hội giữa hai miền là những bước đi quan trọng mở đường cho tiến trình hoà hợp dân tộc, hoà bình và thống nhất trên vùng bán đảo
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, bán đảo Triều Tiên bước vào giai đoạn mới với những quan hệ mới nảy sinh Bên cạnh mối quan hệ Liên Triều lúc thăng, lúc trầm thì chính sách của các nước lớn như Mỹ, Nhật, Trung Quốc và Nga tiếp tục có vai trò quan trọng tác động đến tiến trình hoà giải, hợp tác và thống nhất của hai nhà nước trên vùng bán đảo Triều Tiên
Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, khu vực Đông Bắc Á là một khu vực nhạy cảm về chính trị và có tầm quan trọng chiến lược trong quan hệ quốc tế của khu vực và thế giới Có thể thấy, sau hơn hai thập kỷ chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình chính trị trên vùng bán đảo Triều Tiên vẫn diễn biến theo chiều hướng phức tạp, quan hệ giữa hai miền lúc thăng, lúc trầm nhất là quan hệ về chính trị và vấn
đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên
Từ những nội dung nêu trên có thể thấy rằng, vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên, tác động của các nước lớn đối với vùng bán đảo này là một chủ đề
Trang 6khoa học quan trọng cần phải được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện nhằm góp phần vào sự phát triển chung của xu thế hội nhập quốc tế hiện nay
Đối với CHDCND Triều Tiên, hiện nay Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ truyền thống hữu nghị với nhà nước này Tuy nhiên bên cạnh đó, quan
hệ Việt Nam- Hàn Quốc được thiết lập từ năm 1992 đến nay đã trở thành mối quan hệ đối tác chiến lược Việc Việt Nam tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ với hai nhà nước trên vùng bán đảo Triều Tiên là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng góp phần vào sự phát triển chung của xu thế hội nhập và bảo vệ, gìn giữ anh ninh chung của khu vực và quốc tế
Từ những nội dung nêu trên, chúng tôi cho rằng, chủ đề khoa học này cần phải được nghiên cứu toàn diện và hệ thống, với tinh thần đó, tôi xin chọn đề tài:
“Chính sách của các nước lớn (Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ năm 1991 cho đến nay” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên
ngành châu Á học của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
- Thứ nhất, mục tiêu chủ yếu của đề tài dược tập trung vào việc nêu và phân tích những chính sách của các nước như Mỹ, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc đối với hai nhà nước trên vùng bán đảo Triều Tiên sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay
- Thứ hai, trên cơ sở nêu và phân tích chính sách của các nước lớn nêu trên,
đề tài luận văn tập trung làm rõ những tác động tích cực và những mặt hạn chế của những nước này đến tình hình hai nhà nước trên vùng bán đảo Triều Tiên
- Thứ ba, đề tài sẽ rút ra một số kết luận bước đầu về những thách thức và triển vọng của quá trình hoà hợp và thống nhất đất nước của hai miền trên vùng bán dảo trong tương lai
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bán đảo Triều Tiên với vị trí địa-chiến lược ở khu vực Đông Bắc Á là nơi diễn ra những cuộc đụng đầu lịch sử mang tính quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của khu vực và thế giới
Trang 7Đề cập đến chủ đề chính sách của các nước lớn, cũng như quan hệ giữa hai miền trên vùng bán đảo Triều Tiên, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này Chẳng hạn, có một số bài nghiên cứu của các tác giả nước
ngoài đã được dịch hoặc biên soạn bằng tiếng Việt như “Nga và cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên” của tiến sĩ sử học Denisov trên nguyệt san “Đời sống quốc tế” của Nga, “Đối đầu Mỹ-Triều và địa chính trị Đông Nam Á năm 2003” của Quách Phi Hùng (Trung Quốc), “Chiến lược đối ngoại lâu dài của Trung Quốc” của chuyên viên Viện quan hệ quốc tế- Đại học nhân dân Trung Quốc, “Những thay đổi của Bắc Triều Tiên và quan hệ Trung -Triều” của giáo sư
Ri Nam Ju (Hàn Quốc), “Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy”, của Byung Nak Song, Nxb Thống kê, Hà Nội 2002… Những tác phẩm nêu trên đã có nhiều nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu
Nghiên cứu về tình hình chính trị, quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á nói chung và bán đảo Korea nói riêng, ở Việt Nam, đã có nhiều nhà hoạt động chính trị, nhiều nhà khoa học, ngoại giao, nghiên cứu kinh tế… đã có các bài
nghiên cứu như: “Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga và Hàn Quốc” của Phạm Quỳnh Hương, “Tổng quan về quan hệ Hàn- Mỹ” của Bùi Thị Kim Huệ, “Về chủ nghĩa khu vực mới ở Đông Á” của Lê Văn Mỹ, “Về quan hệ Hàn Quốc- Nhật Bản” của Ngô Hương Lan Một số sách đã được xuất bản như: “Hàn Quốc trước thềm thế
kỷ 21” Ngô Xuân Bình (chủ biên)- Ban nghiên cứu Hàn Quốc Nxb Thống kê, Hà
Nội, 1999, “Một số vấn đề sau thống nhất của bán đảo Triều Tiên; góc nhìn từ Việt Nam” của tác giả Ngô Xuân Bình và Phạm Quý Long, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội 2007, “ Lao động Triều Tiên nêu cao tự lực cánh sinh” của tác giả Nguyễn Cư và Trần Quang, Nxb Lao động, Hà Nội 1964, Tra cứu văn hóa Hàn Quốc” Hwang Gwi Yeon và Trịnh Cẩm Lan, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002,
“Ban biên soạn Hàn Quốc học, Bộ giáo trình Hàn Quốc học số 1 SNU-VNU”,
Đại học quốc gia Seoul, Đại học quốc gia Việt Nam, 2005…Nhìn chung, những tài liệu nghiên cứu trên cũng chứa đựng nhiều nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài
Trang 8Liên quan đến chủ đề nghiên cứu còn có nhiều bài viết trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành tại Việt nam Qua khảo sát chúng tôi có thể thống kê
một số bài nghiên cứu có nội dung lien quan đến chủ đề nghiên cứu gồm: “Một
số thông tin về quân chủng phòng không- không quân Hàn Quốc”trên Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại; số 1, năm 2001; “Chiến lược phát triển mới của quốc phòng Hàn Quốc”;Tạp chí Khoa học Quân sự; số 12, tháng 12, năm 2001;
“Tuyên bố chung Nhật Bản-Hàn Quốc” Tài liệu tham khảo đặc biệt, Việt Nam thông tấn xã, ngày 12.6.2003; “Tuyên bố chung Trung Quốc- Hàn Quốc” Tài liệu tham khảo đặc biệt, Việt Nam thông tấn xã, ngày 12.7.2003; “Những yếu tố văn hoá- xã hội, giáo dục con người trong quá trình phát triẻn kinh tế Hàn Quốcvà những vấn đề đặt ra trong chiến lược toàn cầu hoá hiện nay; Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 2-1998; “Chiến lược cải cách kinh tế của Hàn Quốc trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế ( 1997-1999)” Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 4-1999; “Vài nét về tư tưởng Nho giáo ở Hàn Quốc; Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 6-1999; “Các biện pháp kinh tế chủ yếu của Chính phủ Hàn Quốc cho quá trình thống nhất bán đảo Triều Tiên” Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 5- 2000; “Vài nét về quan hệ kinh tế Hàn Quốc - Mỹ (1948-1979” Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 2- 2001; “Nhân tố Nhật Bản trong sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc ( 1961-1993)”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 5- 2001; „Giao lưu hợp tác văn hoá giữa Hàn Quốc với Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên trong những năm gần đây‟ Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 1- 2002
Liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã bảo vệ thành công tại các cơ sở đào tạo ở Việt Nam, chẳng hạn:
“Lê Đình Năm; Vấn đề Triều Tiên trong quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay;
Luận văn thạc sĩ Khoa Lịch sử, Hà nội 2004; Thư viện quân đội ký hiệu
LAV4798 Nguyễn Thị Giang: “Quan hệ Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên
và Hàn Quốc từ năm 1948 đến nay” (Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử); Hà Nội 2001; Thư viện Quân đội; ký hiệu LAV4774; Nguyễn Quang Hồng, “Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Hàn Quốc trong giai đoạn 1960-1995: Kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt nam” Luận án tiến sĩ; Trường Đại học
Trang 9Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2002; Nguyễn Nam Thắng; “Quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc giai đoạn 1992-2002 đặc điểm và khuynh hướng”, Luận Án Tiến sỹ Lịch
sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh- 2004;
Lê Đức Hạnh: “Quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1964-1973”, Luận văn thạc sĩ sử học; Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Đại Học Quốc gia Hà Nội; Hoàng Văn Hiển:
“Quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Hàn Quốc (1961-1993) và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2008
Trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, chúng tôi xác định hướng nghiên cứu của đề tài là từ góc độ khu vực học, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá về một số chính sách của các nước lớn trên vùng bán đảo Korea và phân tích những mặt tích cực và hạn chế của những chính sách này đối với vùng bán đảo cũng như một số dự báo về tương lai của hai miền trên vùng bán đảo Korea trong những thập kỷ tiếp theo của thế kỷ XXI
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đề cập đến nội dung chủ yếu về chính sách của bốn nước lớn là Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc đối với Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh cho đến nay Qua đó có thể thấy được những tác động tích cực và hạn chế của các chính sách đó tới hai nước của bán đảo Triều Tiên và đồng thời cũng cho thấy được mục tiêu của các nước
lớn đối với bán đảo Triều Tiên trong tương lai
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hai nhà nước CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc được xoay quanh trục quan hệ chính các nước lớn là Mỹ, Nhật, Nga, Trung Quốc
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn này chủ yếu sử dụng phương pháp mô tả lịch sử và liên ngành Trong đó, phương pháp mô tả lịch sử sẽ giúp cho đề tài hệ thống hóa được nội dung nghiên cứu và có cái nhìn hệ thống về các vấn đề lịch sử Phương pháp nghiên cứu liên ngành còn mở rộng phạm vi nghiên
Trang 10cứu của đề tài, cũng như sắp xếp, xử lý các nguồn tài liệu nghiên cứu Ngoài ra,
đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp tổng hợp và phân tích…
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo của luận văn, đề tài luận văn được bố cục thành 3 chương như sau:
Chương 1: Vài nét về bán đảo Triều Tiên từ năm 1945 đến năm 1991 Chương 2: Chính sách của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga đối với
bán đảo Triều Tiên từ năm 1991 đến nay
Chương 3: Ảnh hưởng của chính sách của Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,
Nga đối với bán đảo Triều Tiên từ năm 1991 đến nay
Trang 11PHẦN NỘI DUNG Chương 1: VÀI NÉT VỀ BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1991 1.1 Chính sách của các nước lớn đối với bán đảo Triều Tiên trong thời
kỳ 1945-1953
Giai đoạn nửa sau thế kỷ XX, thế giới loài người tiếp tục phải đối mặt với một cuộc chiến tranh mới- cuộc chiến tranh lạnh diễn ra trên phạm vi thế giới mà nội dung chủ yếu của nó là cuộc chạy đua vũ trang giữa hai hệ thống thế giới với một bên là khối các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu và một bên là khối các nước tư bản chủ nghĩa đứng đầu là Mỹ Có thể thấy, cuộc chạy đua vũ trang khi ngấm ngầm, khi công khai cùng với những cuộc chiến tranh khu vực, chiến tranh bộ phận, sản xuất vũ khí hiện đại, chạy đua thám hiểm vũ trụ… đều
có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của hai hệ thống thế giới
Đến nay, tuy chiến tranh lạnh đã kết thúc, thế giới đã bước sang một thời
kỳ phát triển mới, song trên bình diện quốc tế, các cuộc chiến tranh, tranh chấp
và những mâu thuẫn khu vực, bộ phận vẫn tiếp tục xuất hiện với những mức độ
và phạm vi khác nhau
Khi đề cập đến chiến tranh lạnh và sự ảnh hưởng của nó trên phạm vi thế giới,
đã có nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu, bài báo, bài viết trên các tạp chí nghiên cứu, các kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế…của nhiều nhà hoạt động chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu về vấn đề này
Chẳng hạn, theo định nghĩa của từ điển của từ điển bách khoa toàn thư:
“Chiến tranh lạnh (1945–1991) là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939–1945), chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia vệ tinh của nó, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ Dù các lực lượng tham gia chủ yếu không bao giờ chính thức xung đột, họ đã thể hiện sự xung đột thông qua các liên minh quân sự, những cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược, một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tình báo, chiến tranh uỷ nhiệm, tuyên truyền, và cạnh tranh kỹ thuật, như cuộc chạy đua không gian.”[53]
Trang 12Là một nước một cường quốc đứng đầu thế giới tư bản sau Đại chiến thế
giới lần thứ II, với âm mưu làm bá chủ thế giới, Mỹ cho rằng: “Chiến tranh lạnh trước hết là cuộc chiến tranh của các tư tưởng, một cuộc đấu tranh về các nguyên tắc tổ chức xã hội loài người, một cuộc đua tranh giữa chủ nghĩa tự do
và chủ nghĩa tập thể cưỡng ép Đối với Hoa Kỳ, Chiến tranh lạnh là cam kết thực
sự bền vững đầu tiên của đất nước trong Nền Chính trị Cường quốc, và nó đòi hỏi người dân Mỹ phải để cho những xung lực trái ngược nhau của họ đối mặt với thế giới bên ngoài: mong muốn tồn tại biệt lập và mong muốn bảo vệ tự do cho những dân tộc khác – vì sự thúc đẩy của cả chủ nghĩa vị tha lẫn tư tưởng tư lợi.” [12]
Như vậy, từ góc nhìn chính trị có thể thấy cuộc chiến tranh lạnh chính là
sự hình thành mâu thuẫn giữa hai hệ thống thế giới mà chủ yếu là sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ
Đối với Liên Xô, là nước đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa, Liên Xô muốn duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới Ngược lại, về phía Mỹ, mục tiêu chiến lược toàn cầu là bao vây, chống phá Liên Xô và các nước XHCN, đẩy lùi phong trào cách mạng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới
Trước sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào dân tộc trên phạm vi thế giới, đầu năm 1947, Tổng thống Mỹ Harry S Truman đưa ra
chủ nghĩa Truman lộ rõ âm mưu chiến lược toàn cầu với quan điểm rằng Mỹ
phải đứng ra đảm nhiệm sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do, phải giúp đỡ cho các dân tộc trên thế giới chống lại sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản, chống lại sự bành trướng của nước Nga, giúp đỡ bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự Cũng
từ đó, Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh chống Liên Xô và các nước XHCN, đàn
áp phong trào giải phóng dân tộc
Ở khu vực châu Á, bán đảo Triều Tiên nằm ở khu vực Đông Bắc Á, là một trong những khu vực có vị trí địa - chiến lược quan trọng Không phải ngẫu nhiên mà trong nhiều thập kỷ qua, vùng bán đảo này luôn được các nước lớn như
Trang 13Liên Xô (nay là Nga), Trung Quốc, Mỹ và Nhật đặc biệt quan tâm Là một bán đảo nằm án ngữ ngã ba chiến lược cả trên biển lẫn lục địa, chiếc cầu nối Thái Bình Dương với lục địa châu Á và châu Âu nên vùng bán đảo này đã sớm trở thành khu đệm, điểm nóng của sự tranh chấp quyền lực quốc tế
Trở lại với bối cảnh quốc tế của bán đảo có thể thấy, trước khi Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc, vấn đề độc lập của bán đảo Korea đã trở thành nội
dung quan trọng của nhiều hội nghị quốc tế
Tháng 11.1943, tại Hội nghị Cai rô Ai Cập, Tổng thống Mỹ Franklin D Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchil và đại diện Trung Quốc lúc đó là Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai- shek) đã ra Tuyên bố chung - Tuyên bố nêu rõ:
“Ba nước đồng minh cùng chiến đấu để ngăn cản và trừng phạt cuộc xâm lăng của Nhật Bản Ba nước không muốn tìm kiếm lợi ích riêng và không hề nghĩ đến việc bành trướng đất đai Mục đích của ba nước là buộc Nhật bỏ hẳn các đảo tại Thái Bình Dương mà Nhật đã chiếm cứ hay đóng quân kể từ khi bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ nhất vào năm 1914, cùng tất cả các lãnh thổ Nhật đã cướp của Trung Hoa như Mãn Châu, Đài Loan, và quần đảo Bành Hồ, phải được giao lại hoàn toàn cho Cộng hoà Trung Hoa Về vấn đề Triều Tiên, ba nước nói trên cũng nêu rõ: “vào một lúc thích hợp, Triều Tiên sẽ trở nên tự do và độc lập” [1,
tr251]
Có thể thấy, sau tuyên bố Cairo, một không khí vui mừng, phấn khởi bao trùm trên khắp bán đảo Triều Tiên, viễn cảnh cho một nước Triều Tiên giải phóng thoát khỏi ách chiếm đóng của Nhật đang hiện ra trước mắt họ Tuy nhiên
cụm từ mà họ còn chưa chú ý đến trong Tuyên ngôn Cairo đó là vào một lúc thích hợp, nếu hiểu một cách cụ thể thì độc lập và tự do của vùng bán đảo này
đang nằm trong tay các thế lực quốc tế và như vậy, khi nào thì thời gian cho tự
do và độc lập của Triều Tiên là sẽ thích hợp, tương lai về một nước Triều Tiên độc lập và tự do như vẫn chưa có hồi kết
Mặc dầu vậy, Tuyên bố Cairo cũng có một ý nghĩa quan trọng với khu vực Thái Bình Dương nói chung và bán đảo Triều Tiên nói riêng Đây không chỉ
là một cuộc dàn xếp có chủ định của ba cường quốc ở khu vực Thái Bình Dương
Trang 14sau sự thất trận của Nhật, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của bán đảo Triều Tiên
Vào thời điểm khi Đại chiến thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối, sau Hội Nghị Teheran, Hội nghị Yalta họp vào thời điểm tháng 2 năm 1945, các nước Đồng minh và Liên Xô tiếp tục đề cập đến vấn đề bán đảo Triều Tiên, đối với vấn đề Triều Tiên, Hội nghị đã thông qua quy định:
- Nhằm xây dựng một nước Triều Tiên độc lập, thành lập một chính phủ dân chủ lâm thời Triều Tiên để đảm nhiệm việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp, vận tải và nền văn hoá quốc gia chung cho cả nước Triều Tiên, đồng thời sớm thanh toán những hậu quả chiến tranh do Nhật Bản gây ra
- Để giúp cho việc thành lập chính phủ lâm thời Triều Tiên, Uỷ ban liên hợp gồm đại diện bộ chỉ huy Liên Xô và Mỹ ở Triều Tiên được thành lập Uỷ ban này sẽ thăm dò ý kiến của các đảng phái, và các tổ chức dân chủ để thảo ra những đề nghị về giải quyết vấn đề Triều Tiên Những khuyến nghị này của uỷ ban sẽ được gửi đến bốn nước Liên Xô, Anh, Mỹ và Trung Quốc xét và hai chính phủ Liên Xô và Trung Quốc sẽ có quyết định cuối cùng
Hội nghị cũng quy định thời gian ủy trị của 4 cường quốc là không quá 5 năm và việc uỷ trị của các nước này chỉ nhằm khuyến khích và giúp đỡ cho sự tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội cũng như phát triển quyền tự quản dân chủ cho nền độc lập dân tộc của Triều Tiên [13, tr229]
Tuy nhiên, những quyết định nêu trên đã không được thực hiện theo đúng tinh thần của nó, vì do những bất đồng về quan điểm giữa Liên Xô và Mỹ trong cách giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên
Như vậy, sự bất đồng quan điểm giữa Liên Xô và Mỹ đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc thống nhất hai miền bán đảo Triều Tiên thời điểm
đó Cuối cùng, Uỷ ban tạm thời của Liên Hợp Quốc đến bán đảo Triều Tiên làm nhiệm vụ tổ chức bầu cử thành lập một Uỷ ban tạm thời, nhưng sau đó tình hình diễn ra cũng không theo đúng dự định, các mục tiêu ban đầu của Liên Hợp Quốc
về vấn đề bán đảo Triều Tiên đã bị loại bỏ
Trang 15Cũng trong thời gian này, tình hình nội bộ bán đảo Triều Tiên cũng diễn
ra nhiều biến động phức tạp, sự đối nghịch giữa các lược lượng quốc gia dân chủ với những người cộng sản cũng trở nên căng thẳng Trong bối cảnh đó, nhiều đảng phái trong nước cũng đã lần lượt xuất hiện vào thời gian này Những người theo phái dân tộc chủ nghĩa thì kiên trì chờ đợi những nhà lãnh đạo Chính phủ cách mạng lâm thời đang sống lưu vong ở nước ngoài trở về Ngược lại, những người cộng sản thì muốn thiết lập ngay một nhà nước xã hội chủ nghĩa Quan điểm này đã xuất hiện khi họ còn là những thành viên của Chính phủ cách mạng lâm thời và giờ đây lý tưởng đó lại bùng lên
Sự có mặt của quân đội Liên Xô đã có mặt ở Bắc bán đảo Triều Tiên thời điểm tháng 8.1945 và sau đó là quân đội Mỹ tiếp quản Nam bán đảo Triều Tiên tháng 9.1945 theo Hiệp định Yanta càng làm cho tình hình vùng bán đảo trở nên phức tạp Nhiều đảng phái trong nước đã xuất hiện như Hàn Quốc Dân Chủ Đảng ( Hanguk Min Ju dang) do Song Chin U (Tống Trấn Vũ) cầm đầu; Kung Min Dang ( Quốc Dân Đảng) của An Chac Hong (An Tại Hồng); Choson Kong san Dang (Triều Tiên Cộng Sản Đảng) của Pak Hon Yong (Phác Hiến Vĩnh)… Sự xuất hiện của nhiều đảng phái ngày càng làm cho tình hình chính trị của miền Nam trở nên phức tạp, trong khi đó, cuộc hội đàm cấp cao Xô- Mỹ nhằm thi hành chế độ thác quản ở bán đảo Triều Tiên vẫn dược tiến hành vào đầu năm 1946
Do quan điểm Xô-Mỹ bất đồng nên việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên đã không đem lại kết quả Trước tình hình đó, với sự thoả thuận của Lý Thừa Vãn, Uỷ ban lâm thời của Liên Hợp Quốc về Triều Tiên lúc đó đã quyết định tổ chức tổng tuyển cử bầu ra quốc hội riêng ở miền Nam vào ngày 10.5.1948 Sau đó, một hiến pháp được thông qua (còn gọi là hiến pháp dân chủ) ngày 20.7.1948 và ngày 15.8.1948 nước Đại Hàn Dân Quốc (gọi tắt là Hàn Quốc) được thành lập
Trong khi đó ở phía Bắc, dưới sự tiếp quản của Liên Xô, một Uỷ ban nhân dân lâm thời của 5 tỉnh được thành lập do Cho Man Sik (Tào Văn Thực) đứng đầu Sau đó, Kim Il Sung là người thay thế nắm quyền chủ tịch
Trang 16Ngày 9.9.1948, Hội nghị nhân dân toàn bán đảo Korea tuyên bố thành lập nước CHDCND Triều Tiên và tiến hành thành lập chính phủ do Kim Il Sung làm thủ tướng Hiến pháp CHDCND Triều Tiên cũng xem Seoul là thủ đô và chỉ định Pyeongyang là thủ đô tạm thời Từ đó, tình hình phát triển của hai miền Nam- Bắc Triều Tiên diễn ra theo hai hướng khác nhau, vĩ tuyến 38 trở thành đường gianh giới tạm thời giữa hai miền
Như vậy, trước khi xảy ra cuộc nội chiến, bán đảo Triều Tiên là một khu vực hết sức nhạy cảm về chính trị và quan hệ quốc tế Đại chiến thế giới thứ hai kết thúc, Triều Tiên được giải phóng, nhưng vùng bán đảo này lại đặt dưới sự Uỷ trị quốc tế, mà ở đó là thế lực của các cường quốc quốc tế, đại diện là Liên Xô và
Mỹ Về một phương diện nào đó, bán đảo Triều Tiên đã được đặt trên bàn cờ quốc tế, người Triều Tiên không tự giải phóng được cho mình mà đã đặt quốc gia mình vào một thế lưỡng khó đảo ngược Hơn nữa, trước vận mệnh của lịch sử, người Triều Tiên đã không nắm được thời cơ và không tìm được tiếng nói chung trong việc thống nhất bán đảo mà đã đặt quốc gia dưới sự chi phối của các quốc gia lớn là Mỹ và Liên Xô thời điểm đó
Vậy là, cho đến thời điểm năm 1948, bán đảo Triều Tiên đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị xã hội khác nhau và hai hệ tư tưởng đối lập nhau Hai nhà nước này ngoài việc không thừa nhận chế độ của nhau mà còn thường xuyên công kích và muốn lật đổ nhau bằng biện pháp quân sự Sự tồn tại của hai nhà nước có chế độ chính trị và hệ tư tưởng đối lập nhau trong thời điểm sau khi bán đảo Triều Tiên vừa giải phóng khỏi ách thống trị của Nhật Bản là điều khó có thể tránh khỏi dẫn tới sự xung đột thôn tính lẫn nhau giành quyền thống trị
Từ tháng 6.1950 đến tháng 7.1953, trên vùng bán đảo Korea đã xảy ra cuộc nội chiến giữa hai miền Nam- Bắc Xét về tính chất, cuộc chiến tranh này không chỉ dừng lại ở một cuộc nội chiến mà nó chính là một cuộc đụng đầu lịch
sử giữa hai hệ thống thế giới trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa một bên là hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu với một bên là hệ thống tư bản chủ nghĩa do Mỹ cầm đầu Mặc dù Liên Xô là nước không trực tiếp tham chiến, song
Trang 17lại có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hậu thuẫn giúp CHDCND Triều Tiên
và đứng ra giải quyết chiến tranh Mỹ và Trung Quốc là hai thế lực quốc tế lớn
đã trực tiếp tham gia cuộc chiến Khi đề cập đến nguyên nhân gây ra chiến tranh
đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau Trong đó, Liên Xô và các nước XHCN thời điểm đó cho rằng Mỹ đã cố tình gây ra cuộc chiến tranh xâm lược bán đảo Korea, chính Nam Triều Tiên xâm lược Bắc Triều Tiên Ngược lại, Mỹ và các nước
đồng minh thân Mỹ lại khẳng định: “Liên Xô và Trung Quốc đã thúc đẩy Bắc Triều Tiên gây ra chiến tranh Trải qua 3 năm chiến tranh, vấn đề bán đảo Korea vấn đề thống nhất Triều Tiên vẫn không giải quyết, mà còn để lại một hậu quả vô cùng nặng nề cho cả hai phía Tổn thất không chỉ là sinh mệnh vật chất
mà còn là tinh thần Sự thù địch giữa hai miền ngày càng sâu sắc Kết quả của cuộc chiến không phải là hoà bình thống nhất mà là cục diện đối đầu ngày càng căng thẳng” [2, tr231]
1.2 Bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ 1953-1991
1.2.1 Chính sách của Mỹ và Nhật Bản
Như đã đề cập ở trên, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến thời điểm cuộc nội chiến trên vùng bán đảo Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, vấn đề giải phóng của bán đảo Triều Tiên luôn phụ thuộc vào sự sắp đặt của các nước lớn, đứng đầu là Liên Xô và Mỹ
Trở lại lịch sử quan hệ quốc tế sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc,
có thể thấy, các nước tư bản đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp tuy là những nước thắng trận nhưng lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, kinh tế khủng hoảng,
nợ nần chồng chất Các nước trong khối phát xít gồm Đức, Nhật, Italia bị bại trận hầu như sụp đổ hoàn toàn và bị quân đồng minh chiếm đóng Trong khi đó, Mỹ
là nước không những không bị chiến tranh tàn phá mà chính cuộc chiến đã đem lại những món lợi khổng lồ về kinh tế, đưa Mỹ trở thành cường quốc kinh tế số
1 thế giới [3, tr78]
Mặc dù là nước siêu cường về kinh tế và đang chiếm giữ độc quyền về vũ khí nguyên tử thời điểm đó, nhưng không phải vì thế mà sức mạnh của Mỹ trở thành vô hạn Cũng trong thời gian này, sự lớn mạnh của hệ phong trào giải
Trang 18phóng dân tộc và hệ thống xã hội chủ nghĩa đã buộc Mỹ phải lựa chọn âm mưu chiến lược toàn cầu bằng cách ngăn chặn sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới Để thực hiện âm mưu chiến lược đó, Mỹ đã chi gần 10 tỷ đô la nhằm phục hồi các nước tư bản ở châu Âu và 2,4 tỷ đô la cho việc phục hồi Nhật Bản
Cũng từ đó, hàng loạt các khối liên minh quân sự được thành lập: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO tháng 9.1949); Hiệp ước an ninh Thái Bình Dương ( ANZUS 9.1951); ngoài ra, Mỹ còn ký các hiệp ước liên minh quân sự khác như Hiệp ước An ninh Nhật- Mỹ; Hiệp ước Mỹ- Nam Triều Tiên; Mỹ - Đài Loan; Mỹ- Thái Lan; Mỹ - Philippin…cùng với hệ thống quân sự được triển khai
với các nước đồng minh, Mỹ còn đặt 800 căn cứ quân sự trên 35 nước và khu vực tạo thành thế chiến lược bao vây Liên Xô và các nước XHCN Trước sự lớn mạnh của Liên Xô và các XHCN, Mỹ buộc phải nhiều lần điều chỉnh chiến lược
toàn cầu Chẳng hạn, từ 1946-1952 Mỹ thực hiện chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản; từ 1953-1960 là chiến lược trả đũa ồ ạt; từ năm 1961-1968 là chiến lược phản ứng linh hoạt; từ năm 1969-1980 là chiến lược răn đe thực tế và
từ 1981-1989 là chiến lược đối đầu trực tiếp… Sau cuộc khủng bố ngày
11.9.2001, Mỹ đã liệt CHDCND Triều Tiên vào trục Liên minh ma quỷ cần phải
đối phó Đó cũng là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên[9, tr127]
Đối với bán đảo Triều Tiên, sau khi chiến tranh thứ hai kết thúc, Mỹ nhanh chóng tiếp quản phía Nam bán đảo Triều Tiên Sự xuất hiện của Mỹ trên vùng bán đảo Triều Tiên cũng như mâu thuẫn Mỹ- Liên Xô trong việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên đã làm cho tình hình ngày càng phức tạp Trong thời gian thực hiện chế độ thác quản ở Nam bán đảo Triều Tiên, Mỹ đã ủng hộ chế độ của I Seung Man, đàn áp phong trào cánh tả Sau khi chính phủ Đại Hàn Dân Quốc do I Seung Man làm tổng thống, Mỹ là nước đầu tiên công nhận chính phủ này và cũng trong thời gian này, Mỹ cũng ráo riết thúc đẩy cuộc tiến công để thống nhất bán đảo nhằm kìm chế, ngăn chặn sự ảnh hưởng chủ nghĩa cộng sản
Trong những năm xảy ra cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên
1950-1953, Mỹ đã nhanh chóng nhảy vào tham chiến núp dưới danh nghĩa quân đội
Trang 19Liên Hợp Quốc Trước những cuộc tấn công ào ạt của quân đội CHDCND Triều Tiên chiếm Seoul và sau đó là chiếm 90% lãnh thổ Hàn Quốc Trước tình hình đó, tháng 9.1950, Mỹ đã huy động một lực lượng lớn gồm 83.000 quân kết hợp với 57.000 quân Hàn Quốc và quân Anh đối mặt với quân đội CHDCND Triều Tiên
Do chênh lệch về lực lượng, vũ khí cũng như phương tiện chiến tranh, nhờ đó liên quân Liên Hợp Quốc - Hàn Quốc đã chặn được sức mạnh tấn công của quân đội CHDCND Triều Tiên và chiếm lại Seoul Thừa thắng, liên quân Liên Hợp Quốc – Hàn Quốc, đã vượt qua vĩ tuyến 38 tiến lên phía Bắc Thời điểm đó, Mỹ cho rằng đây là cơ hội tốt nhất để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản trên vùng bán đảo này Nghị quyết 81 của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đã cho phép quân Mỹ lật
đổ chính quyền CHDCND Triều Tiên Việc liên quân Liên Hợp Quốc – Hàn Quốc vượt qua vĩ tuyến 38 tiến lên phía Bắc xâm chiếm lãnh thổ CHDCND Triều Tiên không chỉ liên quan đến nguy cơ bị tiêu diệt của nhà nước CHDCND Triều Tiên, mà còn là mối đe doạ nguy hiểm đối với Trung Quốc thời điểm đó Trước tình hình đó, ngày 22.10.1950, chí nguyện quân Trung Quốc đã tiến vào lãnh thổ CHDCND Triều Tiên Từ tháng 11.1950, quân đội Trung - Triều bắt đầu phản công và sau đó chiếm lại Pyeongyang, cuối năm 1950 thì tái chiếm Seoul Đến mùa hè năm 1951, tuy chiến tranh vẫn xẩy ra ác liệt nhưng đã báo trước một nhu cầu dẫn tới đàm phán kết thúc chiến tranh Cuối cùng, ngày 27.7.1953, liên quân Liên Hợp Quốc do Mỹ đứng đầu cùng với CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc đã ký Hiệp định đình chiến, Hàn Quốc không ký vào văn kiện trên Vĩ tuyến 38 tiếp tục trở thành khu phi quân sự giữa hai miền, và văn kiện mới chỉ
dừng lại ở Hiệp định đình chiến nên trên thực tế, hai miền bán đảo Triều Tiên
ngày nay vẫn trong tình trạng chiến tranh
Tóm lại, trong nhiều thập kỷ qua, sự tồn tại của hai nhà nước với hai chế
độ chính trị và hai hệ tư tưởng đối lập nhau trên cùng một vùng bán đảo đã gây ra nhiều biến động phức tạp, thăng trầm trong lịch sử Có thể thấy, từ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, nhất là từ sau chiến tranh giữa hai miền trên vùng bán đảo Triều Tiên 1950-1953 đến nay, Mỹ luôn luôn theo đuổi chính sách thù địch, bao vây, cấm vận với CHDCND Triều Tiên
Trang 20Bên cạnh những quốc gia nêu trên, Nhật Bản cũng là nước láng giềng quan trọng trong quan hệ với vùng bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ chiến tranh lạnh Về mặt lịch sử, trước năm 1945, Nhật đã từng đô hộ bán đảo Korea hơn 35 năm với những chính sách thống trị rất hà khắc, nhất là trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai Đối với người Triều Tiên, mặc dù đã hơn nửa thế kỷ qua kể từ ngày thoát khỏi ách thống trị của Nhật, họ cũng không dễ gì có thể gạt bỏ hận thù quá khứ với Nhật, nhất là khi người Nhật chưa bao giờ thú nhận tội lỗi ở mức độ làm người Triều Tiên hài lòng Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, nhất là trong thời gian chiến tranh lạnh thế giới, ảnh hưởng của Nhật Bản trên thế giới nói chung và bán đảo Triều Tiên là khá mờ nhạt Mặc dù vậy, trong chính sách đối ngoại của mình, Nhật Bản không thể không giữa vai trò trong khu vực và nhất là không thể không có quan hệ với bán đảo Triều Tiên Vì thế, Nhật Bản đã được
Mỹ làm trung gian hoà giải nên năm 1965, Nhật Bản và Hàn Quốc đã thoả thuận khép lại thù hận quá khứ tiến tới bình thường hoá quan hệ ngoại giao Sau đó, Nhật Bản đã viện trợ cả gói cho Hàn Quốc 800 triệu USD trong thời gian 10 năm, gồm 300 triệu viện trợ cho không, 200 triệu viện trợ cho vay của chính phủ, và
300 triệu tiền cho vay thương mại Trong quan hệ kinh tế với Hàn Quốc, Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại Mậu dịch của Nhật Bản với Hàn Quốc nhanh chóng được khôi phục từ sau thế chiến và tăng lên nhanh chóng sau khi hai nước bình thường hoá Chẳng hạn, năm 1950 thương mại hai chiều đạt 34 triệu USD, năm 1960 tăng lên 119 triệu USD, đến năm 1970 là 1.047 triệu USD,
năm 1990 tăng lên 29 184 triệu USD [7, tr160]
Trong lĩnh vực đầu tư, trước khi hai nước chưa bình thường hoá quan hệ, Nhật Bản không có sự đầu tư nào vào Hàn Quốc Từ thập niên 1970 đến nay, Nhật Bản bắt đầu đầu tư vào Hàn Quốc nhưng giá trị đầu tư không lớn Năm
1987 là năm đầu tư cao nhất của thời kỳ chiến tranh lạnh là 647 triệu USD
Đối với CHDCND Triều Tiên, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nhìn chung quan hệ giữa Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên là căng thẳng về chính trị, nhưng về kinh tế, Nhật Bản vẫn tìm cơ hội tiếp xúc với CHDCND Triều Tiên Năm 1956, nhân cơ hội quan hệ giữa Nhật Bản và Liên Xô được khôi phục, Nhật
Trang 21Bản đã bắt đầu xúc tiến quan hệ mậu dịch song phương với CHDCND Triều Tiên thông qua cảng biển Trung Quốc Bước sang thập niên 1970, khi quan hệ về chính trị giữa Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên bớt căng thẳng, Nhật Bản đã xúc tiến ký kết một số hiệp định kinh tế với CHDCND Triều Tiên nhằm tạo điều kiện cho quan hệ thương mại hai chiều của hai nước phát triển và giúp cho CHDCND Triều Tiên có được tín dụng tại các ngân hàng của Nhật để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu dài hạn Theo đó, thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng nhanh chóng, từ 59 triệu USD năm 1971, lên 361 triệu USD vào năm 1974 Bước vào thập kỷ 1980, do chiến tranh lạnh căng thẳng trở lại, quan hệ Nhật- Triều bị ảnh hưởng, nhất là việc CHDCND Triều Tiên không trả được nợ các công ty Nhật, hoặc do các công dân Nhật bị bắt cóc ở CHDCND Triều Tiên Tuy vậy, quan hệ kinh tế Nhật - Triều vẫn tiếp tục được duy trì, thương mại hai chiều tuy có giảm, nhưng so với giai đoạn trước vẫn đạt được những thành tựu quan trọng, chẳng hạn: năm 1980 là 554 triệu USD, năm 1985 là 425 triệuUSD, năm
1990 là 476 triệu USD[15, tr10]
Đối với bán đảo Triều Tiên, Nhật xem vùng bán đảo này như một lá chắn chiến lược trước sức ép quân sự từ Liên Xô và Trung Quốc Sự có mặt của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa chiến tranh xảy ra trên bán đảo này và hầu như gắn chiếc ô hạt nhân của Mỹ với Hàn Quốc
để che chắn cho Nhật Về mặt chiến lược, Nhật Bản cũng không muốn bán đảo Triều Tiên thống nhất, bởi lẽ nếu thống nhất thì Nhật sẽ mất đi một đồng minh thân cận là Hàn Quốc và Nhật cũng sẽ mất đi cả sự che chở của Mỹ Và, nếu một Triều Tiên thống nhất sẽ trở thành nước hùng mạnh và tự phòng vệ bằng vũ khí hạt nhân nên đó là điều mà Nhật Bản không muốn xảy ra
1.2.2 Vai trò của Liên Xô và Trung Quốc
Trước hết có thể thấy, Liên Xô là cường quốc lớn đã cùng với Mỹ tham gia giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên thông qua các Hội nghị Yalta, Hội nghị Potsdam và sau đó là Hội nghị Ngoại trưởng 5 nước tại Matxcơva Trong cuộc nội chiến Nam- Bắc bán đảo Korea 1950-1953, Liên Xô không chỉ đóng vai trò hậu thuẫn quan trọng giúp CHDCND Triều Tiên về vật chất, vũ khí, phương tiện
Trang 22chiến tranh mà còn đưa quân đội đến giúp CHDCND Triều Tiên chống Mỹ Theo tài liệu lưu trữ của nước này thì có khoảng 1.963 người lính Xô Viết bị chết và bị thương trong các trận chiến để giải phóng Triều Tiên [19, tr116]
Là nước có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề hoà bình quốc
tế trên vùng bán đảo Triều Tiên, Liên Xô thật sự tôn trọng nguyện vọng của nhân dân Triều Tiên được sống trong hoà bình, thống nhất, độc lập và tự chủ, mà còn tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc của người dân Triều Tiên
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô thực hiện chính sách hoà bình hữu nghị, hợp tác toàn diện với CHDCND Triều Tiên và chính sách thù địch xa lánh với Hàn Quốc Cụ thể, sau năm 1953, Liên Xô đã giúp đỡ vật chất và kỹ thuật cho CHDCNDTriều Tiên để nước này thực hiện nền kinh tế công nghiệp hoá XHCN Dưới sự giúp đỡ của Liên Xô, từ đống đổ nát sau chiến tranh, CHDCND Triều Tiên đã xây dựng được hơn 50 xí nghiệp công nghiệp lớn, 30 công trình có ý nghĩa kinh tế quốc dân quan trọng chiếm 40 % số hàng hoá do Liên Xô trang bị Cho đến cuối thập kỷ 1980 (trước khi Liên Xô tan rã) kim ngạch ngoại thương Xô - Triều liên tục tăng một cách ổn định: năm 1970 là 329 triệu rúp, năm 1982 là 542 triệu rúp, năm 1998 là 1.499 triệu rúp[8, tr140] Giáo
sư Hàn Quốc Lee Che En trong tạp chí Những vấn đề Kinh Viễn Đông đã nhận
xét: “Không nghi ngờ gì nữa, là cho đến tận năm 1991, sự giúp đỡ và ủng hộ của Liên Xô trước đây là nhân tố quan trọng nhất thậm chí có thể nói là cơ sở quyết định những tiến bộ kinh tế của Bắc Triều Tiên Nga không những là nước cung cấp tín dụng chủ yếu mà còn là nước cung cấp các nguồn tài chính và kỹ thuật thiết yếu cho việc xây dựng những công trình, những ngành công nghiệp quan trọng nhất của Bắc Triều Tiên Những tổ hợp công nghiệp do Liên Xô giúp xây dựng ở Bắc Triều Tiên năm 1990 đã sản xuất và khai thác gần 60 % toàn bộ năng lượng điện , 30 % gang thép, 50% sản phẩm hàng hoá dầu, 13% phân hoá học, 19% vải sợi và 40% quặng sắt”[8, tr140].
Trên lĩnh vực quan hệ quốc tế, tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tiếng nói của Liên Xô góp phần quan trọng tạo điều kiện cho CHDCND Triều Tiên - một nước XHCN nhỏ với những mất mát quá lớn bởi nhiều thập niên bị đế quốc
Trang 23Nhật cai trị được nâng cao uy thế trên thế giới Bên cạnh đó, ngoài việc ủng hộ tích cực lập trường chính trị của CHDCND Triều Tiên, Liên Xô còn đòi rút quân đội của nước ngoài ra khỏi Hàn Quốc, để nhân dân Triều Tiên tự quyết vấn đề thống nhất đất nước một cách hoà bình, dân chủ không có sự can thiệp của nước ngoài Về đối ngoại, Liên Xô đã ký nhiều hiệp định, hiệp ước, thông cáo chung,
tuyên bố chung với CHDCND Triều Tiên nhằm xác định rõ quan hệ giữa hai
nước trên nhiều lĩnh vực Chẳng hạn, ngày 6.7.1961, Liên Xô và CHDCND Triều Tiên ký Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và CHDCND Triều Tiên, Hiệp ước ghi rõ: Sự thống nhất Triều Tiên cần được tiến hành trên cơ sở hoà bình và dân chủ và điều này đã đáp ứng lợi ích quốc gia của nhân dân Triều Tiên cũng như nhằm duy trì hoà bình ở Viễn Đông Đối với vấn
đề an ninh của hai nước, hiệp định nêu rõ: Trong trường hợp nếu như một trong hai bên bị bất kỳ một nước hay một liên minh quân sự nào đó tấn công vũ trang
và rơi vào tình trạng chiến tranh thì bên kia sẽ ngay lập tức chi viện, giúp đỡ về quân sự và các mặt khác bằng tất cả các phương tiện mà nó có Sự thống nhất Triều Tiên cần được tiến hành trên cơ sở hoà bình và dân chủ và điều này đã đáp ứng lợi ích quốc gia của nhân dân cũng như nhằm duy trì hoà bình ở Viễn Đông
Đối với vấn đề an ninh của hai nước, hiệp định quy định trong trường hợp nếu như một trong hai bên bị bất kỳ một nước hay một liên minh quân sự nào đó tấn công vũ trang và rơi vào tình trạng chiến tranh thì bên kia sẽ ngay lập tức chi viện, giúp đỡ về quân sự và các mặt khác bằng tất cả các phương tiện mà nó có
Tuy nhiên, bước vào thập kỷ 1970, nửa đầu thập kỷ 1980, quan hệ Liên Xô- CHDCND Triều Tiên ngày càng xấu đi là do những mâu thuẫn Xô-Trung,
do có sự hiểu lầm về nhau nên các cuộc viếng thăm giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã bị gián đoạn, Liên Xô cắt các khoản viện trợ nên kinh tế của CHDCND Triều Tiên bị ảnh hưởng và không đạt được mục tiêu như dự định Đến giữa thập
kỷ 1980, quan hệ giữa hai nước lại tiếp tục phát triển, ngoài việc gửi một số máy bay Mig 24 hiện đại, Liên Xô còn dành nhiều sự giúp đỡ khác về kinh tế và quân
sự cho CHDCND Triều Tiên Về phần mình, phía CHDCND Triều Tiên cũng đồng ý cho Liên Xô sử dụng cảng Wonsan, máy bay của Liên Xô được phép bay
Trang 24qua không phận CHDCND Triều Tiên trên đường đến Việt Nam Có thể thấy, sự giúp đỡ của Liên Xô, cũng như các nước XHCN khác đã giúp cho CHDCND Triều Tiên dành được nhiều thành tựu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, xây dựng một nền quốc phòng có khả năng tự đảm bảo an ninh quốc gia của mình Sau đó, khi M Gioócbachốp lên cầm quyền, Liên Xô bắt đầu nới lỏng quan hệ với CHDCND Triều Tiên và cải thiện quan hệ với Mỹ và Hàn Quốc, cũng từ đó quan hệ giữa hai nước bước vào thời kỳ gián đoạn
Như đã nêu, đối với Hàn Quốc, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, do khác nhau về ý thức hệ nên quan hệ giữa Liên Xô và Hàn Quốc là quan hệ đối nghịch Tuy nhiên, trong thời gian quan hệ giữa Liên Xô và CHDCND Triều Tiên xấu đi, quan hệ Trung - Triều thân thiện thì Liên Xô có dấu hiệu xích lại quan hệ với Hàn Quốc Chẳng hạn, năm 1973, Liên Xô mời đội bóng chuyền nữ của Hàn Quốc sang Matxcơva, hoặc ngày 6.9.1978, một cơ quan báo chí của Liên Xô lần đầu tiên nhắc đến Nam Triều Tiên với cái tên Đại Hàn Dân Quốc Tháng 9.1978,
Bộ trưởng Bộ Y tế Xã hội Hàn Quốc đã đến Liên Xô
Bên cạnh Liên Xô, Trung Quốc là nước có đường biên giới tự nhiên với CHDCND Triều Tiên, được ngăn cách bởi hai con sông là Amnok và Tuman, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Trung Quốc đã huy động một lực lượng lớn quân chí nguyện sang giúp CHDCND Triều Tiên chống lại lực lượng liên quân Liên Hợp Quốc và Hàn Quốc do Mỹ đứng đầu Cũng như Liên Xô, sau khi hiệp định đình chiến được ký kết, Trung Quốc vẫn tiếp tục giúp đỡ CHDCND Triều Tiên về vật chất và tinh thần để nước này khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng đất nước Về quan hệ quốc tế, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các cuộc viếng thăm ngoại giao cấp cao giữa hai nước vẫn tiếp tục diễn ra, chẳng hạn: năm 1975, Chủ Tịch Kim Il Sung thăm Trung Quốc Tháng 10.1976, Phó thủ tướng Trung Quốc Trần Tích Liên thăm CHDCND Triều Tiên và đã khẳng định: Nhiệm vụ tối trọng của nhân dân Triều tiên hiện nay là buộc Hoa Kỳ rút quân ra khỏi Nam Triều Tiên và tái thống nhất một nước Triều Tiên hoà bình
và độc lập [26, tr5,8]
Trang 25Về quan điểm chính trị, đối với Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên luôn là địa bàn chiến lược quan trọng của nước này Đứng trên lập trường ngoại giao, Trung Quốc luôn ủng hộ cuộc đấu tranh thống nhất bán đảo Triều Tiên của CHDCND Triều Tiên, không muốn có sự can thiệp của bên ngoài vào bán đảo Triều Tiên, không muốn có một cuộc chiến tranh xảy ra trên vùng bán đảo vì như vậy sẽ lôi cuốn đồng minh vào cuộc chiến tranh hạt nhân nguy hiểm, nhưng về thực chất, Trung Quốc không muốn thống nhất bán đảo Triều Tiên Khi đề cập đến vấn đề này, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, Trung Quốc muốn giữ nguyên hiện trạng hai nước Triều Tiên như hiện nay, bởi lẽ, nếu một nước Triều Tiên thống nhất sẽ làm mất đi ảnh hưởng của Trung Quốc như Việt Nam, hoặc khi quân Mỹ tiếp tục ở lại Hàn Quốc sẽ là một đối trọng với Liên Xô chống lại sự ảnh hưởng của nước này ở châu Á Rõ ràng là, cũng như Mỹ và Nga, Trung Quốc cũng muốn giữ vai trò ảnh hưởng của họ ở bán đảo Triều Tiên Trên thực
tế, Trung Quốc đã biến bán đảo Triều Tiên thành bức tường an ninh lâu dài của
Trung Quốc
1.3 Hai nhà nước Triều Tiên trong thời kỳ chiến tranh lạnh 1953-1990
1.3.1 Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên
Như đã nêu ở trên, sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, do sự bất đồng về quan điểm giữa Mỹ và Liên Xô trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên nên tình hình chính trị ở đây đã có nhiều biến động phức tạp, và kết quả cuối cùng đã dẫn đến việc thành lập hai nhà nước trên vùng bán đảo với hai chế độ chính trị khác nhau và hai hệ tư tưởng đối lập nhau
Sau cuộc chiến tranh 1950-1953, tình hình chính trị và các quan hệ quốc
tế trên vùng bán đảo Triều Tiên tiếp tục diễn biến phức tạp và đó cũng chính là
hệ quả của cuộc đối đầu lịch sử giữa hai hệ thống thế giới
Trở lại lịch sử của nhà nước CHDCND Triều Tiên trên vùng bán đảo Triều Tiên sau cuộc chiến tranh 1950-1953 có thể thấy, sau khi kết thúc chiến tranh, được sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên đã khẩn trương bắt tay vào công cuộc phục hồi và phát triển đất nước
Trang 26Về chính trị, Nhà nước CHDCND Triều Tiên được tổ chức theo chính thể dân chủ nhân dân phục hồi và phát triển đất nước Hiến pháp của CHDCND Triều Tiên được thông qua năm 1948 và sau đó được sửa đổi, bổ sung vào năm
1972, 1992 và tháng 9.1998 Về tổ chức, Quốc hội là cơ quan lập pháp của nhà nước với 687 ghế, được bầu theo chế độ phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ là 5 năm Năm 1957, Hội đồng nhân dân tối cao có 572 đại biểu, nhưng trên thực tế chỉ có
212 đại biểu tham dự các phiên họp vì 360 đại biểu còn lại được bầu ở phía Nam bán đảo Korea để đại diện cho nhân dân Nam Triều Tiên đã không tham dự Tháng 8 năm 1957, cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên sau chiến tranh được tổ chức với 215 đại biểu Thời gian đầu, mỗi đại biểu quốc hội đại diện cho khoảng 50.000 cử tri, sau đó số cử tri khoảng 30.000 vào năm 1972, vì số đại biểu tăng lên trong quốc hội Cũng từ năm 1972, Quốc hội CHDCND Triều Tiên thông qua hiến pháp mới - hiến pháp XHCN, đồng thời lập ra chức chủ tịch và phó chủ tịch Ông Kim Il Sung được bầu làm chủ tịch Thành phố Pyeongyang được chọn là thủ đô của cả nước[9, tr 27]
Trên thực tế, cơ quan tối cao của CHDCND Triều Tiên là Đảng Lao động Triều Tiên (KWP) được thành lập năm 10.10 1946 trên cơ sở hợp nhất của Đảng Cộng sản và Đảng Tân Dân Năm 1955, dưới sự lãnh đạo của Kim Il Sung, Đảng
Lao động Triều Tiên đã lấy (tư tưởng chủ thể) (Juche) là kim chỉ nam cho đường
lối hoạt động của Đảng Năm 1966, Đảng KWP đã bỏ các chức vụ phó Chủ tịch Đảng và quyền lực của Đảng được tập trung chủ yếu vào chủ tịch do Kim Il Sung đứng đầu Năm 1972, CHDCND Triều Tiên thông qua hiến pháp mới và tư
tưởng chủ thể (juche) được đề cao và coi đó là nguyên tắc chỉ đạo của nước cộng
Trang 27chính địa phương được chia thành nhiều tỉnh (9 tỉnh) và các huyện khác nhau, mỗi tỉnh và huyện đều có các cơ quan phụ trách công tác đảng và hành chính nhà nước…Tư tưởng chủ thể của CHDCND Triều Tiên được xuất hiện vào cuối thời
kỳ những năm 1950 là một thuật ngữ mang đặc trưng riêng của XHCN ở CHDCND Triều Tiên và được xác lập chắc chắn vào cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980 Bước vào thập kỷ 1980, tư tưởng chủ thể đã trở thành một hệ thống hợp nhất bao gồm nguyên lý triết học, nguyên lý xã hội lịch sử, cách mạng
luận, nguyên lý vận hành xã hội và lãnh tụ quan [2, tr244]
Về quân đội, trong những năm chiến tranh lạnh cũng như hiện nay, CHDCND Triều Tiên luôn phải duy trì một lực lượng quân đội hùng hậu để bảo
vệ nền độc lập và xây dựng chế độ XHCN của mình Quân đội CHDCND Triều Tiên được thành lập tháng 2 năm 1948 với số lượng quân chính quy ban đầu là 20.000 người Đến năm 1950, quân đội CHDCND Triều Tiên đã tăng lên nhanh chóng gồm 24 sư đoàn bộ binh khoảng 135.000 binh sĩ, 4 lữ đoàn hợp thành gồm 2.500 quân và 1 lữ đoàn xe tăng khoảng 8.000 người Binh chủng không quân cũng có khoảng trên 2.300 người và có đến 210 máy bay quân sự do Liên Xô chế tạo Lực lượng hải quân cũng có lực lượng khá lớn khoảng 15.270 người với trên
34 tàu hải quân Hiện nay quân đội CHDCND Triều Tiên có khoảng 1.082 nghìn người Các lực lượng an ninh khác khoảng 189.000 người Ngoài lực lượng chính quy, theo thống kê, lực lượng động viên dự bị của CHDCND Triều Tiên có khoảng 6 triệu người, trong đó lực lượng tham gia huấn luyện quân sự và phục
vụ cho các nhiệm vụ quân sự khoảng 4.7 triệu người Ngân sách quốc phòng hàng năm lên tới 1.4 tỷ USD (2002)[9, tr27]
1.3.2 Đại Hàn Dân Quốc
Đại Hàn Dân Quốc là nhà nước theo chế độ cộng hoà gồm các cơ quan hành pháp, đứng đầu nhà nước là Tổng thống nắm quyền lực cao nhất và Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ Nhiệm kỳ Tổng thống là 5 năm được bầu cử theo hình thức phổ thông đầu phiếu Tiếp đến, cơ quan lập pháp là Quốc hội với
số lượng 299 ghế hiện nay được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 4 năm Cơ quan tư pháp là toà án tối cao, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm
Trang 28với sự nhất trí của Quốc hội Hàn Quốc là quốc gia dân chủ theo chế độ đa đảng Hiện nay có một số đảng phái lớn thay nhau nắm quyền thống trị ở Hàn Quốc gồm: Đảng Dân tộc lớn (GNP); Đảng Quốc hội vì một Nền Chính trị Mới ( NCNP); Đảng Các nhà dân chủ tự do thống nhất ( ULD),… Về Hiến pháp, Hiến pháp Hàn Quốc được thông qua lần đầu tiên vào ngày 17.7.1948, trải qua những biến động về chính trị nhằm tiến tới xây dựng một quốc gia dân chủ nên Hiến pháp đã trải qua 9 lần sửa đổi, lần sửa đổi cuối cùng là ngày 29.10.1087 Điều 10
Hiến pháp quy định “Tất cả các công dân đều được bảo đảm giá trị, nhân phẩm con người và quyền mưu cầu hạnh phúc Nhà nước có nhiệm vụ xác định, đảm
bảo quyền cơ bản và không thể xâm phạm cá nhân”[ 55, tr32]
Quốc hội Hàn Quốc là cơ quan lập pháp cao nhất và chỉ có một viện với
299 thành viên và nhiệm kỳ 4 năm Ứng cử viên của Quốc hội phải là người đủ
25 tuổi trở lên và do khu vực lựa chọn bằng đa số phiếu bầu Tổng thống Hàn Quốc là người đứng đầu cơ quan hành pháp, thông qua bỏ phiếu kín bình đẳng và trực tiếp trên phạm vi toàn quốc, với nhiệm kỳ 5 năm và không có nhiệm kỳ liên tiếp thứ hai Trong trường hợp Tổng thống không thể tiếp tục công việc hoặc qua đời thì Thủ tướng sẽ là người tạm thời giữ chức Tổng thống theo quy định của pháp luật Với tư cách là nguyên thủ quốc gia, Tổng thống là người nắm quyền điều hành đất nước, chịu trách nhiệm về đối nội và đối ngoại, nắm quyền chỉ huy lực lượng vũ trang, hoạch định chính sách và đề xuất những dự thảo luật lên Quốc hội … Về hành pháp, Tổng thống thực hiện chức năng quản lý thông qua Hội đồng Nhà nước gồm 15 đến 30 thành viên, đồng thời là người chỉ định Thủ tướng được Quốc hội thông qua Dưới Tổng thống là Thủ tướng và các Phó Thủ tướng, bên dưới là các bộ Ngoài Hội đồng nhà nước, Tổng thống còn trực tiếp chỉ đạo một số các cơ quan khác để hình thành và thực hiện chính sách quốc gia như các Cục tình báo, Cục Kiểm toán và Thanh tra, Uỷ ban dân chính…
Sau khi thành lập nhà nước 15.8.1948 đến năm 1990, Hàn Quốc đã trải qua các nền cộng hoà do các lực lượng quân sự và dân sự thay nhau nắm quyền tổng thống Nền cộng hoà lần thứ nhất do I Seung Man nắm quyền tổng thống từ năm 1948 kéo dài đến đầu năm 1960 Sau 12 năm giữ cương vị Tổng thống, I
Trang 29Seung Man cùng với chế độ độc tài cai trị của ông đã bị sụp đổ trước trước sức mạnh của sinh viên và nhân dân Hàn Quốc Sau đó, ông phải chấp nhận cuộc đời sống lưu vong vào lúc đã 85 tuổi
Sau nền cộng hoà thứ hai (8.1960- 5.1961) do Yun Po Son làm Tổng thống và bác sĩ Chang Myon làm Thủ tướng tồn tại trong thời gian ngắn ngủi,
nền cộng hoà thứ ba (12 1963-12.1972 và nền cộng hoà lần thứ tư
(12.1972-10-1979) do Park Chung Hee vốn là một thiếu tướng quân đội nắm quyền tổng thống điều hành đất nước Trong thời gian nắm quyền tổng thống, chính phủ Park chủ yếu quan tâm đến an ninh quốc gia và sự phát triển của xã hội, và thực hiện một nền dân chủ hạn chế, vì vậy trong xã hội không sao tránh khỏi các cuộc biểu tình đòi dân chủ, và chính phủ cũng đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Seoul và sau đó liên tiếp ban bố một số đạo luật nhằm thắt chặt quyền kiểm soát đối với sinh viên và báo chí Về kinh tế, hai kế hoạch kinh tế dưới thời nền Cộng hoà thứ ba do Tổng thống Park đứng đầu (1962-1966; 1967-1971) đã liên tiếp đạt nhiều kết quả tốt với mức tăng trưởng GDP là 10%[9, tr34]
Tuy nhiên, nền cộng hoà thứ tư do Park Chung Hee đứng đầu cũng không tồn tại lâu dài trước sự đấu tranh đòi quyền dân chủ của người dân Hàn Quốc Cuối cùng Park Chung Hee đã bị ám sát ngày 29.10.1979, kết thúc nền cộng hoà lần thứ tư tại Hàn Quốc
Nền cộng hoà lần thứ năm ở Hàn Quốc (3.1981- 2.1988), do Chun Doo Hwan vốn là trung tướng chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh an ninh phòng vệ thuộc lực lượng vũ trang Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc đảo chính quân sự đẫm máu, bắt giữ người chỉ huy quân sự và giành được quyền kiểm soát quân sự Trước những biến động phức tạp về chính trị và xã hội, ngày 16.8 1980, Tổng thống Choe từ chức, tướng Chun được Hội nghị Quốc gia về thống nhất quốc gia (NCU) bầu làm Tổng thống
Trong lĩnh vực kinh tế, sau khi hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư, năm
1981, nền Cộng hòa lần thứ năm hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ năm 1986) Năm 1987, chính phủ đề xướng kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1987-1991)
(1982-Về đối ngoại, Tổng thống Chun đã có chuyến viếng thăm năm nước Hiệp hội các
Trang 30quốc gia Đông Nam Á vào tháng 6.1981, 4 quốc gia châu Phi và Canada tháng 8.1982, Nhật tháng 9.1984, Mỹ tháng 2.1981, tháng 4.1985 và 5 nước châu Âu tháng 4.1986 Mặc dù vậy, Chính phủ của Chun cũng gặp phải không ít khó khăn
về chính trị và xã hội, nhất là không hoàn toàn thúc đẩy chế độ dân chủ, sử dụng quyền lực để củng cố việc kiểm soát, làm lợi cho đảng cầm quyền, cá nhân và các công ty ủng hộ chính phủ Trên thực tế, dưới con mắt của nhân dân, Chính phủ Chun là chính phủ tham nhũng về những tin đồn tài chính mờ ám của vợ chồng tổng thống, cũng như những người thân thuộc của ông
Trước những cuộc đấu tranh, biểu tình của quần chúng nhân dân, nhất là phong trào dân chủ của sinh viên tại Seoul, Incheon, Kwangju, Taegu và Pusan đòi chính phủ sửa đổi hiến pháp, tháng 10 1987, Quốc hội Hàn Quốc thông qua việc sửa đổi hiến pháp, quy định bầu cử trực tiếp tổng thống Ngày 16.12.1987, Roh Tae Woo đã trúng cử với 36 % số phiếu nhiệm kỳ 5 năm Sau nhiệm kỳ tổng thống của Roh Tae Woo, Đại Hàn Dân Quốc đã bước sang một giai đoạn mới- giai đoạn của nền cộng hoà do các tổng thống dân sự nắm quyền
Tiểu kết chương 1
Trong lịch sử hình thành và phát triển, bán đảo Triều Tiên luôn là một địa bàn chiếm vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Bắc Á và quốc tế Không phải ngẫu nhiên mà nhiều thập kỷ qua, các cường quốc quốc tế đã biến khu vực này thành nơi tranh chấp khi thì ngấm ngầm, khi thì công khai và đặc biệt là cuộc nội chiến diễn ra trên vùng bán đảo này vào năm 1950-1953
Trở lại lịch sử quan hệ quốc tế, sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai sắp kết thúc, vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên đã trở thành nội dung quan trọng
tại các các hội nghị Tam cường, Ngũ cường quốc tế như Hội nghị Yalta, Potsdam,
Hội nghị Ngoại trưởng Matxcơva Như vậy, về một phương diện nào đó, vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên sau năm 1945 không chỉ là vấn đề nội bộ vùng bán đảo này, mà nó còn được đặt trên bàn cờ quốc tế bởi sự tranh chấp giữa các cường quốc quốc tế Và thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, sau khi bán đảo Triều Tiên thoát khỏi ách thống trị của Nhật Bản, những năm sau đó, phía Bắc bán đảo, quân đội Liên Xô đã nhanh chóng tiếp quản và duy trì quyền uỷ trị quốc
Trang 31tế ở đây Tương tự, miền Nam bán đảo, Mỹ cũng nhanh chóng tiếp quản và thực hiện quyền uỷ trị quốc tế của họ Cũng cần nói thêm rằng, với một thời gian uỷ trị quốc tế là 5 năm như vậy, nếu có sự đồng thuận của Liên Xô và Mỹ, cơ hội cho sự thống nhất vùng bán đảo này sẽ sớm hiện thực, nhưng với âm mưu chiến lược khu vực và quốc tế, sự bất đồng quan điểm gữa Mỹ và Liên Xô thời điểm đó
đã để lại một hậu quả nặng nề là vùng bán đảo không được thống nhất mà không lâu sau đó đã dẫn đến sự xuất hiện của 2 nhà nước trên vùng bán đảo và đặc biệt nghiêm trọng hơn là dẫn đến cuộic nội chiến Nam- Bắc Triều Tiên (1950-1953)
Như đã nêu ở trên, cuộc nội chiến trên vùng bán đảo Triều Tiên 1953) không chỉ là một cuộc chiến tranh nội bộ của những người dân có cùng một nguồn gốc tộc người và cùng chung một ngôn ngữ, mà xét về phạm vi và tính chất của cuộc chiến thì đây là cuộc đụng đầu lịch sử giữa hai hệ thống thế giới với một bên do Liên Xô và một bên là Mỹ đứng đầu Cũng cần thấy rằng, Trung Quốc là một nước lớn vừa thoát khỏi cuộc nội chiến kéo dài, thế lực Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch cầm đầu bị thất bại phải chạy ra Đài Loan, phần lãnh thổ Trung Quốc còn lại do Đảng Cộng sản lãnh đạo, trước yêu cầu chi viện của Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên chống lại quân đội liên quân do Mỹ cầm đầu đang tiến sát vùng sông Amnok khiến Trung Quốc khó có thể đứng ngoài cuộc chiến thời điểm đó vì ngoài việc bảo vệ lãnh thổ của mình trước nguy
(1950-cơ xâm lược, Trung Quốc còn có quyền lợi chiến lược ở bán đảo Triều Tiên Như vậy, trước sự phức tạp của tình hình quốc tế cuộc chiến tranh 1950-1953 diễn ra trên vùng bán đảo Triều Tiên là một bộ phận của chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống thế giới, đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác cho cư dân vùng bán đảo Điều đó cũng giải thích tại sao,
đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, vùng bán đảo Triều Tiên vẫn là một vùng chính trị nhạy cảm với sự thăng trầm của mối quan hệ quốc tế và khu vực Vấn đề hạt nhân trên vùng bán đảo Triều Tiên hiện nay cũng như mối quan hệ quốc tế thăng trầm trên vùng bán đảo này vẫn là một vấn đề phức tạp, một bài toán khó lý giải cho một viễn cảnh thống nhất trong tương lai
Trang 32Chương 2: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ, TRUNG QUỐC, NGA VÀ NHẬT BẢN ĐỐI VỚI BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN TỪ 1991 ĐẾN NAY
2.1 Chính sách của Mỹ
Hơn hai thập kỷ đã trôi qua kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, trong khoảng thời gian đó, nước Mỹ đã trải qua 3 đời tổng thống: George H.W.Bush (1989 – 1993), Bill Clinton (1993 – 2001) và George W.Bush (2001 – 2009) và hiện tại là Barack Obama George H.W.Bush là người có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, nhất là tình báo và đối ngoại và thông thạo chính trường ở Washington DC Bill Clinton và George W.Bush là thống đốc các bang, có nhiều kinh nghiệm đối nội Ngoài ra, các tổng thống Mỹ thường có nhiều chuyên gia giỏi, có thể cố vấn cho Nhà trắng nhiều vấn đề Thực tế là sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, Mỹ trở thành một nước siêu cường toàn diện và vượt trội duy
nhất với tiềm lực bỏ xa các nước lớn khác “Những thông tin căn bản đó cho thấy
Mỹ trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh có đủ tiềm lực, thời gian, và thử nghiệm (lưỡng đảng) để trở thành một đế chế” [16, tr34] Theo đúng nghĩa của từ này
cũng như theo mong muốn của các chiến lược gia ở Washington, Mỹ sẽ trở thành một nước có vai trò lãnh đạo hệ thống thế giới, đặt ra luật chơi cho thế giới, với khả năng thưởng cho các nước theo Mỹ và phạt các nước không làm Mỹ hài lòng Tuy nhiên, trên thực tế, để thực hiện được điều đó, Mỹ gặp phải không ít những trở ngại
Sau chiến tranh lạnh, mặc dù Liên Xô đã sụp đổ nhưng Mỹ vẫn lo ngại sự phát triển của hệ thống XHCN (Trung Quốc, Việt Nam, CHDCND Triều Tiên, Cuba) và đặc biệt là sự phục hồi của Nga Cùng với mục tiêu thống trị thế giới của mình, Mỹ càng phải có được vị trí ở những địa bàn chiến lược vừa để chống lại CHXH vừa ngăn chặn, chi phối các thế lực khác đe dọa vị thế của Mỹ Vì thế cùng với Mỹ Latinh, Tây Âu, Trung Đông, Trung Á, Đông Nam Á… thì bán đảo Korea là địa bàn chiến lược phục vụ cho mục tiêu làm chủ khu vực Đông Bắc Á của mình Với việc làm chủ bán đảo Triều Tiên đầu tiên có thể khống chế được Nga làm cho Nga khó khăn trong việc phát triển quan hệ với CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc Tiếp đó là Mỹ sẽ có thêm thuận lợi trong việc khống chế đối
Trang 33thủ chiến lược tiềm tàng là Trung Quốc Bán đảo Triều Tiên ổn định sẽ tạo ra vùng đệm về an ninh đồng thời tạo môi trường cho Trung Quốc phát triển quan
hệ với các nước trong khu vực và thế giới Và Trung Quốc có thể kiềm chế ảnh hưởng của Nhật Bản, kiềm chế sự can thiệp của Mỹ đối với mục tiêu thu hồi Đài Loan để thống nhất đất nước theo phương thức một quốc gia hai chế độ chính trị
Đó cũng là điều mà Mỹ lo ngại Không chỉ có Nga và Trung Quốc mà Nhật Bản cũng là mối lo ngại của Mỹ Mặc dù Nhật là đồng minh của Mỹ nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật được ký kết nhưng chứa đầy mâu thuẫn, Nhật trở thành rào cản đối với chiến lược toàn cầu của Mỹ Nhật với sức mạnh về kinh tế- kỹ thuật đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Mỹ) nhưng lại lép vế về chính trị, nên Nhật muốn vươn lên để có một vị trí chính trị quốc tế ở Liên Hợp Quốc, để đi đầu trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược của mình đối với khu vực Đông Bắc Á, đầu tiên Mỹ đã có những chính sách cụ thể với CHDCND Triều Tiên Mỹ tiếp tục công khai tăng cường ảnh hưởng của mình trên bán đảo Triều Tiên, luôn duy trì một lực lượng quân sự ở Hàn Quốc nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga, đồng thời nắm quyền chủ động trong việc cải thiện quan hệ với CHDCND Triều Tiên Sau khi George W.Bush lên nắm quyền, chiến lược của
Mỹ ngày càng cứng rắn hơn Theo quan điểm của Mỹ, sự thống nhất bán đảo Triều Tiên là nhân tố hàng đầu làm lung lay vị thế của Mỹ ở khu vực Đông Bắc
Á và Thái Bình Dương Khi hai miền bán đảo Triều Tiên thống nhất, Mỹ sẽ không có lý do gì để biện hộ cho sự có mặt của quân đội Mỹ ở khu vực này Đối với CHDCND Triều Tiên, Mỹ muốn tìm mọi cách để gây sức ép, làm cho
CHDCND Triều Tiên phải từ bỏ CNXH, từ bỏ hệ thống lãnh đạo gia đình trị
Điều đặc biệt quan trọng trong chính sách an ninh quốc phòng của Mỹ là vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên Việc CHDCND Triều Tiên có vũ khí hạt nhân là đe dọa tới lợi ích của Mỹ, làm ý đồ độc quyền hạt nhân của Mỹ thất bại bởi từ đó sẽ tạo tiền lệ cho nhiều nước phát triển vũ khí chiến lược Và sực mạnh của CHDCND Triều Tiên sẽ là rào cản cho ý đồ bá chủ khu vực của Mỹ Mỹ thực hiện chính sách vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn đối với CHDCND Triều Tiên
Trang 34Ngày 21.10.1994 sau 3 tuần đàm phán gay go, trưởng đoàn đàm phán của
CHDCND Triều Tiên Kan Sok Ju và trưởng phái đoàn Mỹ Callucci đã ký Hiệp định không hạt nhân tại Giơnevơ Nội dung của hiệp định chủ yếu là CHDCND
Triều Tiên phải từ bỏ chương trình hạt nhân, chấm dứt xuất khẩu vũ khí, kỹ thuật hạt nhân Đổi lại, Mỹ sẽ xây dựng cho CHDCND Triều Tiên một nhà máy điện công suất 20 vạn KW hoặc hai lò phản ứng hạt nhân mức nhẹ 10 vạn KW Trước khi hai lò hạt nhân xây dựng xong, mỗi năm Mỹ và các bên hữu quan cung cấp cho CHDCND Triều Tiên 500.000 tấn dầu diesel để bù vào nguồn năng lượng bị thiếu hụt của CHDCND Triều Tiên Tuy nhiên sau đó Mỹ tuyên bố không thực hiện theo cam kết vì Mỹ thay đổi tổng thống Tổng thống George W.Bush lên thay Bill Clinton nên đã có cái nhìn khác và có thái độ cứng rắn, lên án CHDCND Triều Tiên tống tiền Mỹ trong vấn đề hạt nhân Về phía CHDCND Triều Tiên, sau cái chết của chủ tịch Kim Il Sung, con trai ông là Kim Jong Il lên thay đã điều chỉnh lại chính sách Với lý do cộng đồng quốc tế không viện trợ đầy đủ, CHDCND Triều Tiên đã phủ nhận hiệp định, sau đó Mỹ cũng có những hành động tương tự Rõ ràng, hiệp định này đã ra đời trong bối cảnh có mối quan
hệ căng thẳng trong nhiều năm, cùng với những nghi kỵ lẫn nhau Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới việc thực hiện không nghiêm chỉnh nội dung hiệp định
Ngày 14.11.2002, Mỹ tuyên bố không chấp hành theo Hiệp định khung năm
1994 Đó chỉ là một biểu hiện có ý nghĩa kết luận của nhiều diễn biến phức tạp
kể từ sau hiệp định Giơnevơ Kể từ sau hiệp định này Mỹ vẫn có những chính sách thù địch với CHDCND Triều Tiên, nhiều hoạt động công khai cũng như bí mật Mỹ vẫn cho máy bay RC-135 do thám và đưa ra phương án tiến công quân
sự vào các cơ sở hạt nhân của CHDCND Triều Tiên Kế hoạch này của Mỹ bất chấp cả những khả năng không đồng tình của Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc bất cứ nước nào khác Nối tiếp những hoạt động đó là việc Mỹ lôi kéo đồng minh vào những hoạt động tập trận Các cuộc tập trận này có 200 ngàn quân, trong đó có
cả kế hoạch sẵn sàng huy động 5.000 quân Mỹ từ Mỹ và các căn cứ trên Thái Bình Dương đến bổ sung và phối hợp với 37.000 quân đang đóng tại Hàn Quốc Còn có 2 sư đoàn máy bay thường xuyên bao quát bầu trời Hàn Quốc, lực lượng
Trang 35không quân Mỹ, Nhật, Guam sẵn sàng tham chiến khi có chiến sự xảy ra[9, tr100] Ngoài những kế hoạch và hoạt động trên, Mỹ còn thực hiện chính sách bao vây, cấm vận, liên kết với đồng minh để kiềm chế CHDCND Triều Tiên Kể
từ sau đó đến tháng 10.2002 xảy ra cuộc khủng hoảng hạt nhân lần thứ hai trên bán đảo Triều Tiên Cuộc khủng hoảng hạt nhân lần này đòi hỏi phải được kết thúc bằng sự đàm phán hòa bình Thông qua các vòng đàm phán này có thể thấy
rõ chính sách của Mỹ đối với CHDCND Triều Tiên
Vòng đàm phán 6 bên( Mỹ, CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga) lần 1 ( từ ngày 27.8 đến ngày 29.8.2003) tại Bắc Kinh CHDCND Triều Tiên đưa ra yêu cầu Mỹ và CHDCND Triều Tiên cùng ký hiệp định không xâm phạm lẫn nhau, thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau Mỹ đảm bảo bình thường hóa quan hệ và hợp tác kinh tế giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên và Nhật Bản, hoàn thành lò phản ứng hạt nhân loại nhẹ và cung cấp dầu cho CHDCND Triều Tiên Chỉ khi những đòi hỏi trên được đáp ứng thì CHDCND Triều Tiên mới từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân Tuy nhiên Mỹ không chấp nhận yêu cầu đó và tổng thống George W.Bush ngăn không cho đoàn Mỹ đối thoại song phương với CHDCND Triều Tiên Đến vòng đàm phán thứ 3 (từ ngày 23.6.2004), Mỹ và CHDCND Triều
Tiên đã tiếp xúc song phương chính thức và Mỹ đã chấp nhận nguyên tắc lời nói đúng như đã nói, hành động đúng với việc làm, cụ thể là nếu CHDCND Triều
Tiên ngừng hoạt động sản xuất vũ khí hạt nhân thì các bên có liên quan sẽ áp dụng những hành động tương ứng kể cả việc viện trợ năng lượng cho CHDCND Triều Tiên Đến nay, công việc đàm phán vẫn dậm chân tại chỗ và chưa thể đi đến hồi kết
Ngày 1.12.2007, Tổng thống Mỹ, George W.Bush đã viết một bức thư tay gửi cho lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il nói về khả năng sẽ bình thường hoá quan hệ giữa hai nước nếu Bình Nhưỡng tiết lộ đầy đủ chương trình hạt nhân của mình vào cuối năm Đây là một sự thay đổi thái độ hoàn toàn của Tổng thống George W.Bush - người đã gán cho chính quyền CHDCND Triều
Tiên vào một trục ma quỷ Trong một đoạn của bức thư có viết: "Tôi muốn nhấn
Trang 36mạnh rằng việc công khai chương trình hạt nhân phải đầy đủ và chính xác nếu chúng ta muốn tiếp tục đạt được những bước tiến”[54] Derek Mitchell, một
chuyên gia về Châu Á thuộc Trung tâm chiến lược và Nghiên cứu quốc tế ở Mỹ, nhận định bức thư của ông George W.Bush là một bằng chứng cho thấy chính sách của Mỹ đối với CHDCND Triều Tiên đã thay đổi ít nhất 150 độ Mặc dù chính quyền George W.Bush đang tìm cách làm giảm nhẹ tầm quan trọng của bức thư tay do chính Tổng thống George W.Bush viết và được trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Christopher Hill chuyển đến nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên nhưng rõ ràng bức thư này đã phản ánh một sự chuyển biến trong chính sách của
Mỹ đối với Bình Nhưỡng Bức thư này có thể đã làm thoả mãn mong muốn được
Mỹ thừa nhận là một nhân vật trên sân khấu thế giới Chủ tịch Kim Chong Il Nhưng thư ký báo chí của Nhà Trắng, bà Dana Perino cho biết Tổng thống George W.Bush chỉ có ý định nhắc nhở CHDCND Triều Tiên công khai đầy đủ
và chính xác toàn bộ chương trình hạt nhân của nước này Một quan chức cấp cao giấu tên của chính quyền Mỹ thì phân tích là trong bức thư này Tổng thống George W.Bush đã ám chỉ rằng nếu CHDCND Triều Tiên thực hiện đầy đủ những gì mà họ đã cam kết và bán đảo Triều Tiên được phi hạt nhân hoá thì điều
đó sẽ dẫn đến việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước Tổng thống George W.Bush cũng gửi những bức thư tương tự trong ngày 1.12.2007 đến Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - những nước tham gia vòng đàm phán 6 bên - để nhắc lại mong muốn của ông trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Những thông tin về bức thư được đưa ra chỉ một ngày sau khi trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Christopher Hill và các bộ trưởng Hàn Quốc bày tỏ sự lo ngại rằng việc công bố chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên có thể không được hoàn thành Đây có thể coi là một sự kiện đáng mừng cho mối quan hệ Mỹ- Triều, bởi tổng thống G.Bush vốn có những chính sách cứng rắn đối với CHDCND Triều Tiên
Đối với Hàn Quốc, Mỹ luôn duy trì mối quan hệ đồng minh chặt chẽ nhằm đảm bảo một cách có hiệu quả hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên cũng như trên toàn khu vực Đông Bắc Á Hàn Quốc và Mỹ đã điều chỉnh hệ
Trang 37thống chính trị, pháp luật và hệ thống điều hành để lực lượng an ninh của hai bên Đồng thời Mỹ cũng duy trì quan hệ song phương chiến lược với Hàn Quốc nhằm
đối phó với những thách thức từ CHDCND Triều Tiên Trong Hiệp ước quốc phòng song phương Mỹ- Hàn hai bên đã tuyên bố “cùng quyết tâm bảo vệ đất nước trước tấn công quân sự từ bên ngoài để không một thế lực nào có thể ảo tưởng rằng hai quốc gia này tồn tại riêng rẽ trong khu vực Thái Bình Dương”[5, tr22] Hai bên cũng bày tỏ mong muốn “tăng cường hơn nữa nỗ lực vì một nền quốc phòng chung, nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh cho đến khi có thể phát triển được một hệ thống an ninh khu vực toàn diện và hiệu quả”[5, tr23] Tuy
nhiên, Mỹ luôn muốn Hàn Quốc nằm trong vòng ảnh hưởng của mình để phục vụ cho các lợi ích an ninh của mình Điều này thể hiện qua việc Mỹ thúc ép Hàn Quốc đưa vào chương trình nghị sự vấn đề tên lửa và hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, gây sức ép buộc Hàn Quốc không được thảo luận việc tồn tại quân đội Mỹ trong các cuộc đàm phán
Khối liên minh quân sự Mỹ và Hàn Quốc chính thức bắt đầu bằng văn bản
từ năm 1954, sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 Theo hiệp ước phòng thủ chung, Mỹ đồng ý trợ giúp Hàn Quốc bảo vệ đất nước, đặc biệt là chống lại các cuộc tấn công từ miền Bắc Kể từ đó Mỹ cũng duy trì sự có mặt liên tục của binh sĩ nước này trên đất Hàn Quốc Trên thực tế, mối quan hệ liên minh Mỹ và Hàn Quốc, đặc biệt trong quan điểm về Triều Tiên của hai bên, đã bắt đầu có sự lệch hướng từ đầu thập kỷ này Nhưng sự nóng lạnh của tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã ảnh hưởng sâu sắc tới mối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Hàn Quốc Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống George W.Bush giữ quan điểm cứng rắn về tham vọng hạt nhân của CHDCND Triều
Tiên, trong khi Hàn Quốc khi đó lại theo đuổi Chính sách ánh dương đẩy mạnh
hoà giải với miền Bắc một cách gần như vô điều kiện Sức ép đối với liên quân Mỹ-Hàn còn đến từ làn sóng phản đối sự có mặt của quân đội Mỹ trên đất Hàn Quốc, đặc biệt là kể từ sau vụ hai nữ sinh Hàn Quốc thiệt mạng năm 2002 trong một vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe quân sự Mỹ Chính vì điều này mà những năm gần đây, Mỹ đã có những điều chỉnh về quân số và vị trí đồn trú ở
Trang 38Hàn Quốc Hiện số quân Mỹ tại đây đã giảm từ 37.000 xuống còn 28.500, nhưng
kế hoạch di chuyển lực lượng lui xa hơn xuống phía Nam bán đảo Triều Tiên so với các căn cứ hiện nay đã bị hoãn lại
Một sự trì hoãn khác liên quan đến liên quân Mỹ-Hàn là kế hoạch chuyển giao quyền chỉ huy binh sĩ cho Hàn Quốc trong thời chiến Hàn Quốc trước đó tự nguyện đặt quyền chỉ huy quân đội nước mình trực thuộc lực lượng Liên Hợp Quốc do Mỹ đứng đầu từ khi nổ ra Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 Từ năm
1994, quyền chỉ huy quân đội trong thời bình đã được chuyển giao lại cho Hàn Quốc, nhưng quyền chỉ huy quân nước này trong trường hợp có chiến tranh vẫn nằm trong tay các tư lệnh Mỹ Vào tháng 6.2010, Hàn Quốc và Mỹ đã đồng ý trì hoãn việc chuyển giao quyền chỉ huy quân đội trong thời chiến của Hàn Quốc năm 2012 theo kế hoạch sang năm 2015, do căng thẳng kể từ vụ chiến hạm Cheonan của Hàn Quốc bị đánh chìm vào tháng 3.2010 Tất cả những thay đổi và
kế hoạch trì hoãn nói trên đã dẫn tới lo ngại cho cả Mỹ và Hàn, với lý do khả năng răn đe của liên minh quân sự Mỹ-Hàn đã bị yếu đi, đặc biệt trong bối cảnh mối quan hệ chiến lược trong khu vực đang thay đổi liên tục và cách thức hành
xử của CHDCND Triều Tiên ngày càng khó dự đoán
Về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, trong một thời gian dài, có một khoảng cách lớn về quan điểm giữa Mỹ và Hàn Quốc Chính phủ hai nước thường có mục đích trái ngược nhau trong các cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của CHDCNDTriều Tiên Các chính phủ ở Hàn Quốc đã theo đuổi chính sách cùng tồn tại hòa bình với CHDCND Triều Tiên thông qua cam kết một chiều Cũng trong thời gian đó, chính quyền George W.Bush đã tìm cách cô lập và gây áp lực buộc CHDCND Triều Tiên từ bỏ các tham vọng hạt nhân Khi
Mỹ quyết định chuyển các trụ sở quân đội Mỹ ra khỏi Seoul trong năm 2003, Hàn Quốc nghi ngờ rằng Mỹ chỉ muốn tránh tầm pháo của CHDCND Triều Tiên Hàn Quốc lúc đó dường như quan tâm tới việc giữ vững vai trò là con lắc giữa các cường quốc lớn ở Đông Bắc Á Trong khi đó, Mỹ bận tâm tới các vấn đề ở Trung Đông và một số quan chức Mỹ lúc đó đã tự hỏi liệu liên minh Mỹ-Hàn có thể tồn tại lâu nữa hay không khi một bên phớt lờ mối đe dọa của CHDCND
Trang 39Triều Tiên trong khi bên kia coi đó là một mối đe dọa ngày càng tăng Nhưng khi tổng thống Lee Myung Park lên nắm quyền (2007), ông đã tuyên bố về hợp tác
an ninh, hiệp định thương mại song phương và chính sách đối với CHDCND Triều Tiên của Hàn Quốc hoàn toàn tương đồng với Mỹ Tuy nhiên để có thể hợp tác thành công và thực hiện được những mục tiêu đề ra, Mỹ và Hàn Quốc cần phải vượt qua nhiều thử thách
Thứ nhất, về vấn đề hạt nhân, các cuộc đàm phán song phương với CHDCND Triều Tiên có thể thúc đẩy tiến bộ về ngoại giao Cũng có cả những
nguy cơ quan hệ Mỹ-Nhật ngày càng nguội dần và Nhật lo ngại về những sự phản bội của Mỹ trong các cuộc đàm phán giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên
(vấn đề công dân Nhật bị bắt cóc) CHDCND Triều Tiên đã không ngừng tìm cách sử dụng các cuộc đàm phán này để chia rẽ Mỹ và các đồng minh của Mỹ Thành công trong các cuộc đàm phán sáu bên đòi hỏi sự phối hợp về ngoại giao giữa Mỹ và các nước láng giềng của CHDCNDTriều Tiên - đặc biệt là với Hàn Quốc Thứ hai, việc phê chuẩn hiệp định thương mại tự do Mỹ-Hàn (FTA) là một công việc quan trọng song vẫn còn dang dở Dường như Tổng thống Lee Myung Park sẵn sàng nối lại việc nhập khẩu thịt bò của Mỹ (Hàn Quốc tạm ngừng nhập thịt bò Mỹ do lo ngại về bệnh bò điên) - hành động có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quốc hội Mỹ thông qua FTA Các quyền lợi chiến lược và thương mại của cả Mỹ lẫn Hàn Quốc đang bị đe dọa Mỹ muốn tăng xuất khẩu nhiều hơn nữa thông qua FTA trong khi Hàn Quốc hy vọng mở cửa hơn nữa thị trường nội địa sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế Do vậy, cả hai bên sẽ được lợi rất nhiều khi FTA được thông qua Không hoàn tất được FTA sẽ là một trở ngại lớn trong quan hệ hai nước Thách thức thứ ba là nguy cơ bất đồng chính trị giữa chính phủ Hàn Quốc và chính quyền mới của Mỹ Trong tám năm qua, Mỹ nằm dưới sự lãnh đạo của một trong những chính quyền bảo thủ nhất, trong khi Hàn Quốc được lãnh đạo bởi tổng thống tự do nhất Có lẽ sai lầm là khó tránh khỏi song hai bên ít ra cũng đã ký kết được các thỏa thuận hợp tác về thương mại cũng như quân sự
Trang 40Gần đây nhất, ngày 13.10.2011, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã
có chuyến thăm cấp nhà nước đến Washington nhằm tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ Vấn đề thương mại và an ninh là các chủ đề chính của chuyến thăm lần này Trong cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh rằng, mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Hàn quốc tại thời điểm hiện nay khăng khít hơn bao giờ hết Đặc biệt, trong bối cảnh Quốc hội Mỹ ngày 13.10.2011 vừa thông qua Hiệp định Tự do Thương mại giữa Mỹ
và Hàn Quốc
Tổng thống Barack Obama ngày 5.1.2012 đã công bố chiến lược quốc phòng mới của Mỹ, trong đó nhấn mạnh tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương bất chấp ngân sách quốc phòng bị cắt giảm nhiều tỷ USD Trong chiến lược mới, Bộ Quốc phòng Mỹ phác họa một số ưu tiên quốc phòng gồm: Tiếp tục có đường lối tích cực chống lại những đe dọa của các phần tử cực đoan và khủng bố; duy trì hiện diện tối thiểu về quân sự của Mỹ và đồng minh,
và hỗ trợ cho những đối tác tại và xung quanh Trung Đông Chiến lược nhấn mạnh phát triển đường lối hiện diện nhỏ, ít tốt kém và sáng tạo để thực hiện những mục tiêu an ninh; thực hiện những cuộc hành quân chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt; và đặc biệt nhấn mạnh tái cân bằng lực lượng ở vùng châu Á-Thái Bình Dương Tổng thống Barack Obama cho biết quân đội sẽ ít hơn nhưng ông nói thêm thế giới cần phải biết rõ Mỹ vẫn giữ ưu thế về quân sự Ông
nói Mỹ đang tiến tới từ một vị thế vững mạnh, tiếp theo cuộc chiến tại Iraq và
giữa việc chuyển tiếp không tham dự các trận chiến tại Afghanistan Chiến lược quốc phòng mới là một kế hoạch chấm dứt chiến lược trước đây của Mỹ là duy trì một lực lượng quân sự có thể tham gia hai cuộc chiến tranh cùng lúc Bộ Quốc phòng Mỹ đang phải đương đầu với biện pháp cắt ngân sách tới 450 tỉ USD, tương đương với 8% toàn bộ ngân sách trong thập niên tới Tuy nhiên, những biện pháp cắt giảm phụ trội, tổng cộng vượt quá 500 tỉ USD, có thể diễn ra, giữa lúc Tổng Thống Barack Obama và Quốc hội Mỹ đang tìm các phương cách để giảm mức thâm hụt trong ngân sách quốc gia Ngân sách Lầu Năm Góc trong năm 2011 vào khoảng 530 tỉ USD[55] Do nguồn lực bị cắt giảm, Bộ quốc phòng