2. 1 Đối với CHDCNDTriều Tiên
2.4. Chính sách của Nga
Về vị trí địa lý, bán đảo Triều Tiên là một trong số các nước có đường biên giới trên đất liền với Nga. Đường biên giới chỉ dài 16 km nhưng được Nga cho rằng là vị trí địa- chiến lược và luôn được chú trọng. Bán đảo Triều Tiên từ xa xưa đã là một trong những nơi tranh giành ảnh hưởng thống trị của các triều đình phong kiến, nhất là ba nước Nga, Nhật, Trung. Các cuộc chiến tranh đế quốc nhằm xâm chiếm khu vực Viễn Đông trong đó có bán đảo Triều Tiên như chiến tranh Trung- Nhật (1894-1895), chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905)…
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Liên Xô đã cùng với Mỹ tham gia giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên thông qua hội nghị Yalta, hội nghị Postdam và sau đó là hội nghị ngoại trưởng 5 nước tại Maxtcơva. Trong
cuộc nội chiến Nam- Bắc Triều Tiên, Liên Xô không chỉ đóng vai trò quan trọng giúp CHDCND Triều Tiên về vật chất, vũ khí, phương tiện chiến tranh mà còn đưa quân đội cùng phối hợp với quân đội nước này chống Mỹ. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chính sách của Liên Xô đối với bán đảo Triều Tiên thể hiện rõ nhất sự đối kháng ý thức hệ giữa hai siêu cường đứng đầu hai hệ thống chính trị- xã hội đối lập. Nếu như Liên Xô thi hành chính sách liên minh, đồng minh với CHDCND Triều Tiên và đối kháng với Hàn Quốc thì Mỹ là ngược lại. Việc thi hành chính sách trên đã để lại nhiều trở ngại cho Nga trong việc thực hiện mục tiêu để xây dựng vành đai hợp tác và láng giềng thân thiện xung quanh nước Nga thời kỳ hậu chiến tranh lạnh.
Chính sách của Nga đối với bán đảo Triều Tiên sau khi chiến tranh lạnh kết thúc có nhiều thay đổi. Nga có những tiềm lực về tài nguyên – thiên nhiên, về quân sự - quốc phòng nhưng gặp nhiều khó khăn, đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Để khẳng định vị thế của mình trên vũ đài quốc tế, Nga chủ trương tăng cường quan hệ với các nước phương Tây, coi nhẹ các quan hệ truyền thống với các nước láng giềng, cụ thể đối với bán đảo Triều Tiên trong khi quan hệ của Nga với Hàn Quốc ngày càng trở nên mật thiết thì đối với CHDCND Triều Tiên ngày càng lạnh nhạt, xa cách. Tuy nhiên hậu quả của chính sách này là Nga dần bị gạt ra ngoài lề tiến trình giải quyết các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên.
Hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa, Nga đã điều chỉnh, cân bằng lại chính sách của mình đối với hai nước bán đảo Triều Tiên đồng thời cũng là xác lập lại vị trí của mình trong quan hệ quốc tế khu vực Đông Bắc Á. Điều này cũng mang lại cho Nga những lợi ích nhất định. Tuy nhiên chính sách của Nga trên bán đảo Triều Tiên vẫn thiên về chính trị- an ninh hơn là về kinh tế- thương mại. Do vậy về khí cạnh kinh tế, Nga còn thua kém Nhật, trong việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên, Nga chưa khẳng định được vai trò của mình nên còn mờ nhạt hơn so với Trung Quốc. Vì vậy chính sách của Nga đối với bán đảo Triều Tiên cần năng động tích cực hơn nữa.
2.4.1 Đối với CHDCND Triều Tiên
Liên Xô và CHDCND Triều Tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 10 năm 1948. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô với tư cách là siêu cường đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, là đồng minh của CHDCND Triều Tiên, là thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, đã luôn tạo điều kiện, giúp đỡ CHDCND Triều Tiên nâng cao uy tín- củng cố vị thế chính trị đối ngoại của mình. Liên Xô đã ký nhiều hiệp định, hiệp ước với CHDCND Triều Tiên xác định rõ sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trên các lĩnh vực khác nhau, ở các cấp độ khác nhau. Cụ thể trong Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và CHDCND Triều Tiên ký ngày 6.7.1961 đề cập toàn diện nhất mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, khẳng định đây là mối quan hệ đồng minh chiến lược nhằm duy trì hòa bình, an ninh của hai nước cũng như trong khu vực. Về vấn đề thống nhất Triều Tiên, hiệp ước
ghi rõ: “Sự thống nhất Triều Tiên cần được tiến hành trên cơ sở hòa bình và dân
chủ” và “điều này đáp ứng lợi ích quốc gia của nhân dân Triều Tiên cũng như
nhằm duy trì hòa bình ở Viễn Đông”, “ trong trường hợp nếu như một trong hai bên bị bất kỳ một nước hay một liên minh quân sự nào tấn công vũ trang và rơi vào tình trạng chiến tranh, thì bên kia sẽ ngay lập tức chi viện, giúp đỡ về quân sự và các mặt khác bằng tất cả các phương tiện mà nó có”[7, tr 160].
Từ sau khi M. Goocbachop lên cầm quyền, Liên Xô bắt đầu nới lỏng quan hệ với CHDCND Triều Tiên để cải thiện quan hệ với Hàn Quốc và Mỹ. Đặc biệt là vào tháng 9.1990 khi Liên Xô bình thường hóa quan hệ với Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên phản ứng gay gắt, coi đó là hành động phản bội hiệp ước 1961, là sự phản bội phong trào quốc tế cộng sản và phản bội CNXH. Quan hệ Xô- Triều vì thế mà trở nên xấu đi.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã (12.1991), Liên Bang Nga với tư cách là quốc gia kế tục Liên Xô bước ra trường quốc tế. Chính sách của Nga lúc này đối với CHDCND Triều Tiên cũng đã có nhiều thay đổi. Các nhà lãnh đạo Nga chủ trương thu hẹp dần các mối quan hệ đã có giữa hai nước, giảm các chuyến thăm và trao đổi chính trị giữa hai quốc gia, các cuộc trao đổi,
tư vấn giữa hai nước về các vấn đề chính trị song phương, quốc tế và khu vực đã bị đóng băng.
Năm 1994, tổng thống Nga B.Enxin đã chính thức tuyên bố với tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam khi ông này đang ở thăm nước Nga rằng sẽ không gia hạn hiệp ước hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và CHDCND Triều Tiên (được ký vào tháng 6.1961 và hết hiệu lực vào tháng 6.1996). Năm 1995, Nga nhắc lại quyết định này với CHDCND Triều Tiên, theo nhiều nhà khoa học Nga nhất là các nhà nghiên cứu lâu năm về vấn đề Viễn Đông thì đây là một quyết định quá vội vàng, thể hiện sự thiển cận của giới cầm quyền Nga, đi ngược lại một trong những mục tiêu trong chính sách đối ngoại của nước Nga hậu Xô Viết là xây dựng vành đai hợp tác láng giềng thân thiện quanh biên giới nước Nga [24]. Trên thực tế bộ ngoại giao Nga đã loại trừ nguyên tắc chính sách đối ngoại này trong quan hệ với CHDCND Triều Tiên, thậm chí vào năm 1992 bộ trưởng ngoại giao Nga A. Kodurep đã tuyên bố Nga sẵn sàng bán vũ khí cho bất kỳ ai, trừ Bắc Triều Tiên.
Về vấn đề khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, ở cuộc khủng hoảng lần thứ nhất (1993-1994), Nga ủng hộ quan điểm của Mỹ, liên kết với các nước khác gây áp lực đối với CHDCND Triều Tiên. Nga bỏ phiếu ủng hộ Mỹ khi nước này đề nghị Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt về kinh tế với CHDCND Triều Tiên. Hành động này của Nga bị CHDCND Triều Tiên chỉ trích là Nga theo đuổi Mỹ và Hàn Quốc và từ đó CHDCND Triều Tiên có thái độ tiêu tực về bất cứ một vai trò nào của Nga trong các công việc liên quan đến bán đảo Triều Tiên. Mặc dù ra sức ủng hộ Mỹ trong các công việc liên quan đến bán đảo Triều Tiên nhưng Nga vẫn không được Mỹ tính vào thành phần tham gia các cuộc đàm phán giải quyết vấn đề an ninh, nghĩa là không được đóng bất cứ một vai trò gì trong các công việc của bán đảo này. Mỹ và các nước phương Tây cho rằng một nước Nga bất ổn về chính trị- xã hội, suy thoái về kinh tế, không có một chính sách đối ngoại độc lập và rõ ràng thì không thể là đối tác tin cậy và ngang hàng với họ. Chính vì vậy mà trong các việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên, Mỹ và các nước luôn đẩy Nga ra ngoài lề. Đây là điều Nga không thể chấp
nhận được, nó làm tổn hại lợi ích quốc gia dân tộc Nga, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chính trị đã bắt đầu ở nước Nga sau khi Liên Xô tan rã.
Do vậy từ giữa những năm 90 của thế kỷ 20, Nga đã thay đổi chính sách Triều Tiên của mình. Nga đã chủ động đề nghị CHDCND Triều Tiên cùng nghiên cứu một hiệp ước mới về những cơ sở cho quan hệ hai nước sao cho phù hợp với tình hình của hai nước và thế giới. Đề nghị này được CHDCND Triều Tiên chấp nhận và hai nước đã có nhiều cuộc đàm phán nhằm khôi phục quan hệ hai nước. Các cuộc trao đổi, tư vấn chính trị song phương đã được nối lại, hai nước đã ký hiệp định lãnh sự về việc đi lại qua biên giới cho công dân hai nước. Nga đã nối lại các chuyến thăm cao cấp tới thủ đô Bình Nhưỡng của CHDCND Triều Tiên. Năm 1996 Phó thủ tướng chính phủ LB Nga V.Ignatenco và Chủ tịch Đuma quốc gia Nga G.Xelezniev đã đến thăm CHDCND Triều Tiên. Trong giai đoạn này, Nga đã cố gắng cân bằng chính sách với cả hai nước bán đảo Triều Tiên, đưa quan hệ với CHDCND Triều Tiên ra khỏi bế tắc. Điều này đã mang lại nhiều kết quả. Năm 1996 thông qua kết quả trao đổi ngoại giao những năm 1997- 1998, ký kết hiệp định hợp tác văn hóa và khoa học, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao CHDCND Triều Tiên lúc đó là Kim En Nam tuyên bố Nga và CHDCND Triều Tiên có khả năng đưa quan hệ song phương lên mức cao hơn, rằng ông hài lòng với xu hướng phát triển tích cực của mối quan hệ này.
Một điều chỉnh khác của Nga trong chính sách với bán đảo Triều Tiên là Nga đã tích cực hoạt động theo hướng làm giảm sự thay đổi tương quan lực lượng trên bán đảo Triều Tiên gây bất lợi cho Nga. Đồng thời Nga cũng cố gắng khôi phục lại vị trí vốn có của Nga trên bán đảo Triều Tiên. Nga mặc dù tỏ ra không phản đối công thức 2+2, nghĩa là hai nước bán đảo Triều Tiên cộng Mỹ và Trung Quốc, rằng Nga hoan nghệnh mọi hành động làm giảm căng thẳng trên
bán đảo Triều Tiên, nhưng theo bộ trưởng ngoại giao Nga E.Primacop thì “ sẽ có
ích hơn việc mở rộng phạm vi của các vòng đàm phán, kể cả việc triệu tập một hội nghị quốc tế về vấn đề Triều Tiên”[7, tr160]. Có nghĩa là Nga không muốn bị gạt ra bên lề việc giải quyết các vấn đề Triều Tiên, mà muốn trở thành một bên tham gia vào tiến trình này để bảo vệ lợi ích cho chính mình.
Một sự kiện quan trọng trong quan hệ của Nga và CHDCND Triều Tiên thời kỳ này là vào tháng 2.2000, Nga và CHDCND Triều Tiên đã ký được một hiệp ước mới mang tên Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và láng giềng thân thiện Nga- CHDCND Triều Tiên. Đây là một kết quả đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hai nước đồng thời chứng tỏ hiệu quả hoạt động của nền ngoại giao Nga. Vì để đi đến được việc ký kết một hiệp ước, hai bên đã phải trải qua rất nhiều vòng đàm phán. Đến tháng 7.2000 tổng thống Nga V.Putin đã có chuyến thăm CHDCND Triều Tiên. Có thể nói đây là chuyến thăm lịch sử đối với cả hai nước. Đối với Nga những điều chỉnh chính sách đã mang lại hiệu quả bước đầu, nhưng trong chuyến đi của tổng thống V.Putin đã có thêm những văn bản hợp tác, những thỏa thuận mà Nga đạt được với CHDCND Triều Tiên kể cả trong lĩnh vực tên lửa-hạt nhân, là thành công mang tính thực tế. Đối với CHDCND Triều Tiên vốn là nước đang thực hiện chính sách gần như biệt lập với thế giới bên ngoài, thì chuyến thăm chính thức của Nga đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị-an ninh thế giới và khu vực, mang lại lợi ích thiết thực cho CHDCND Triều Tiên.
Một sự kiện cũng không kém nổi bật trong quan hệ hai nước là chuyến thăm của chủ tịch Kim Jong Il tới LB Nga vào cuối tháng 7.2001 đầu tháng 8.2001 bằng tàu hỏa. Chuyến đi dài ngày qua lãnh thổ rộng lớn của nước Nga mang tới thông điệp tình hữu nghị và thân thiện trong quan hệ hai nước. Trong chuyến đi tổng thống Nga V.Putin và chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il vào ngày 4.8.2001 đã ký bản Tuyên ngôn Moska của LB Nga và CHDCND Triều Tiên đã mở ra một trang mới trong tiếp xúc chính trị cấp cao cũng như nâng cao mức độ tin cậy lẫn nhau giữa hai nước. Bản tuyên ngôn gồm 8 điểm, vừa khẳng định quan hệ hợp tác song phương Nga- CHDCND Triều Tiên trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học-kỹ thuật, văn hóa vừa bày tỏ sự thống nhất quan điểm của hai nước về nhiều vấn đề như an ninh, chính trị, trong đó có vấn đề thống nhất hai nước bán đảo Triều Tiên phải do nhân dân Triều Tiên tự quyết định và phấn đấu cho một bán đảo Triều Tiên hòa bình, ổn định.
Gần đây nhất, vào tháng 8.2011 chủ tịch Kim Jong Il đã có chuyến thăm Nga. Sau sự kiện này, cộng đồng quốc tế đã được chứng kiến một loạt các thông tin quan trọng từ phía hai nước. Tờ Asahi của Nhật Bản đưa tin cho biết hai nước CHDCND Triều Tiên - Nga sẽ cùng nhau tổ chức diễn tập quân sự không sử dụng vũ trang, dự kiến diễn ra vào đầu năm 2012 ở bờ biển phía Đông nước Nga. Theo Asahi, đây là lần đầu tiên CHDCND Triều Tiên diễn tập quân sự với một nước khác, và là điều vô cùng hiếm thấy. Trước đây, CHDCND Triều Tiên từng có quan hệ hợp tác quân sự với Liên Xô, từng cử đoàn cố vấn quân sự tới châu Phi, nhưng chỉ giới hạn ở mức quan chức quân sự cấp cao. Do lệnh trừng phạt của quốc tế, việc giao lưu giữa quân đội CHDCND Triều Tiên và các nước khác cũng ngày một giảm đi. Trước đó, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc từng tuyên bố họ sẽ liên kết với nhau giải quyết những vấn đề trên bán đảo Triều Tiên. Vì vậy, việc Hải quân CHDCND Triều Tiên kết hợp với Hải quân Nga tổ chức diễn tập quân sự có thể là nhằm “thử” mức độ hợp tác giữa 3 nước trên.Trước đó, ngày 9.9.2011 nhân kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 63 của CHDCNDTriều Tiên, trong điện mừng gửi nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã cam kết phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi với CHDCND Triều Tiên. Bức điện của Tổng thống Medvedev nêu rõ Nga và CHDCND Triều Tiên không chỉ gắn kết với nhau bởi biên giới chung mà còn nhờ quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống. Theo nhận định của giới phân tích, với việc ưu ái CHDCND Triều Tiên trên nhiều lĩnh vực, Nga tái khẳng định tham vọng phát triển một thành phố cảng ở Đông Bắc CHDCND Triều Tiên cũng như kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt cung cấp khí đốt cho cả CHDCND Triều Tiên lẫn Hàn Quốc, qua đó nhằm khôi phục lại vị thế của nước này ở khu vực Đông Bắc Á sau khi để vuột mất ảnh hưởng thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Ngoài ra, với việc phát triển quan hệ với CHDCND Triều Tiên, Nga gián tiếp đẩy nước này từng bước ra khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc - đối tác truyền thống của CHDCND Triều Tiên nhiều năm qua, xác lập vị thế mới tại khu vực chiến lược quan trọng này. Trong khi Nga quan tâm tới chính trị thì ưu tiên số một của CHDCND Triều Tiên là kinh tế. Nhật báo phố Wall có bài bình luận cho
rằng, CHDCND Triều Tiên đẩy mạnh quan hệ với Nga không nằm ngoài vấn đề viện trợ kinh tế. Minh chứng cho lý lẽ đó, Nhật báo phố Wall nhắc lại việc gần đây ông Kim Jong Il thường xuyên kêu gọi sự giúp đỡ tích cực hơn từ các nhà tài