0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Chính sách của Nhật Bản

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN (MỸ, NHẬT BẢN, NGA, TRUNG QUỐC) ĐỐI VỚI BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN TỪ KHI KẾT THÚC CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY (Trang 53 -53 )

6. Bố cục của luận văn

2.2 Chính sách của Nhật Bản

Về vị trí địa lý, Nhật Bản chỉ cách bán đảo Triều Tiên một eo biển khoảng 190km, bán đảo Korea là con đường ngắn nhất nối Nhật Bản với lục địa châu Á. Về mặt lịch sử, từ thế kỷ thứ 16 Nhật Bản bắt đầu thực hiện tham vọng bành trướng, xâm lược bán đảo Triều Tiên nhiều lần. Đến năm 1910, Nhật chính thức đặt ách cai trị lên bán đảo Triều Tiên. Bán đảo Triều Tiên trở thành thuộc địa của Nhật Bản cho đến khi Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành miền rồi trở thành hai quốc gia độc lập, Nhật Bản gặp phải trở ngại trong quan hệ với cả hai nước vì lý do quá khứ.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Nhật thực hiện chính sách rời châu Á vào

châuMỹ coi trọng quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây. Do vậy thời kỳ này,

mục tiêu chủ yếu trong chính sách của Nhật đối với hai nước trên bán đảo Triều Tiên là thiên về lợi ích kinh tế, thương mại. Và Nhật chủ yếu quan hệ với Hàn Quốc, còn đối với CHDCND Triều Tiên mối quan hệ gần như đóng băng.

Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, nhận thức của các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã thay đổi, họ không chỉ nhìn thấy lợi ích về kinh tế mà còn thấy nhiều lợi ích khác

trên bán đảo Triều Tiên. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Hàn Quốc, khiến cho Nhật Bản thấy rằng việc thúc đẩy quan hệ với Hàn Quốc giúp cho Nhật Bản nâng cao vị thế siêu cường kinh tế của Nhật. Hàn Quốc cũng trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của Nhật. Về mặt chính trị-an ninh, do bán đảo Triều Tiên chỉ cách Nhật Bản một eo biển nên đây là con đường ngắn nhất cho các thế lực bên ngoài tấn công vào Nhật Bản.Vào thời kỳ chiến tranh lạnh, do sự có mặt của Mỹ trên bán đảo nên mối đe dọa an ninh từ bán đảo Triều Tiên không lớn lắm. Nhưng từ khi xuất hiện vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên cùng những căng thẳng trong quan hệ quốc tế của khu vực Đông Bắc Á xung quanh vấn đề này, Nhật Bản nhận thấy đây là mối đe dọa an ninh sâu sắc đối với mình. Nhật cho rằng có thể tranh thủ Hàn Quốc để đối phó với nguy cơ này và kỳ vọng thiết lập liên minh Nhật-Mỹ-Hàn để đảm bảo an ninh chắc chắn cho mình khi khu vực chưa có một cơ chế an ninh thật hữu hiệu.

Về vấn đề thống nhất của bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản lo sợ bán đảo Triều Tiên thống nhất thì Nhật sẽ mất đi một đồng minh thân cận là Hàn Quốc và đồng thời Nhật cũng mất đi sự che chở của Mỹ. Hơn nữa, khi bán đảo Triều Tiên thống nhất sẽ trở thành một nước hùng mạnh và tự phòng vệ bằng vũ khí hạt nhân nên đó là điều mà Nhật Bản không muốn xảy ra.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN (MỸ, NHẬT BẢN, NGA, TRUNG QUỐC) ĐỐI VỚI BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN TỪ KHI KẾT THÚC CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY (Trang 53 -53 )

×