1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình (Khảo sát phóng sự ngắn trong chương trình thời sự 19h của VTV1 từ tháng 1 -2007 đến tháng 6-2008

118 2,7K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 705,82 KB

Nội dung

Tác giả Quang Ninh trong một bài viết đăng trên báo Truyền hình số ra ngày 17/1/2001 đưa ra lời nhận xét về vị trí của phóng sự ngắn tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 20 như sa

Trang 1

§¹i häc quèc gia Hµ Néi

Tr-êng §¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n

Khoa B¸o chÝ & TruyÒn th«ng

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TSKH §inh Thuý H»ng

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU ……….1

Chương 1 : NHẬN DIỆN PHÓNG SỰ NGẮN TRUYỀN HÌNH………8

1.1 Phóng sự và phóng sự truyền hình ……….… 8

1.1.1 Phóng sự….………8

1.1.2 Phóng sự truyền hình …… ……….11

1.2 Phóng sự ngắn truyền hình trên sóng truyền hình Việt Nam 16

1.2.1 Sự ra đời của phóng sự ngắn truyền hình trên sóng truyền hình Việt Nam……… ……….……… 16

1.2.2 Các quan niệm về phóng sự ngắn truyền hình……… 18

1.2.3 Đặc trưng phóng sự ngắn truyền hình………… ………… … 21

1.2.4 Vị trí của phóng sự ngắn trong hoạt động sáng tạo truyền hình

trên sóng truyền hình Việt Nam ………….………34

Chương 2: KẾT CẤU PHÓNG SỰ NGẮN TRUYỀN HÌNH ….40

2.1.Kết cấu hình thức của phóng sự ngắn truyền hình……… … 41

2.1.1 Kết cấu tuyến tính.……….……… … 42

2.1.2.Kết cấu theo kiểu “lấy điểm để nói diện”.…….………… ……47

2.1.3.Kết cấu theo kiểu diễn giải vấn đề.……….……….……52

2.1.4 Kết cấu song hành……….……….……… … 56

2.2 Kết cấu nội dung của phóng sự ngắn truyền hình…… …62

2.2.1 Đề tài ……… …62

Trang 3

2.2.2 Sự kiện ……….……66

2.2.3 Chi tiết……… …71

2.2.4 Quan điểm tư tưởng ……….……… 76

Chương 3 : ỨNG DỤNG PHÓNG SỰ NGẮN TRUYỀN HÌNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỂ LOẠI 85

3.1 Ứng dụng phóng sự ngắn trong chương trình Thời sự trên VTV1 ……….……84

3.1.1 Thành công ……… …….84

3.1.2 Hạn chế……….……… 92

3.2 Xu hướng báo chí tác động tới chất lượng phóng sự ngắn truyền hình…… ……… 97

3.2.1 Xu hướng co ngắn về dung lượng tác phẩm………….……… 98

3.2.2 Xu hướng đan xen hoà trộn giữa các thể loại báo chí……… 98

3.3.Giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự ngắn truyền hình 99

3.3.1 Về mặt lý luận……… 99

3.3.2 Về mặt đội ngũ ……… …101

3.3.3 Về mặt cơ chế ……… … …103

KẾT LUẬN……… 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 108

PHỤ LỤC ……….…113

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 - Tính cấp thiết của đề tài

Phóng sự ngắn truyền hình là dạng thể loại đang được sử dụng khá phổ biến trên sóng truyền hình trong và ngoài nước Với ưu thế ngắn gọn, thông tin trực diện, phóng sự ngắn là công cụ quan trọng của những người làm truyền hình trong việc phản ánh phân tích mổ xẻ sự kiện vấn đề Cũng vì lý

do này mà phóng sự ngắn được sử dụng khá hiệu quả trong các chương trình tin tức thời sự Hiện tại trung bình Chương trình Thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam sử dụng từ 5-6 phóng sự ngắn, chiếm chừng một nửa lượng tin bài thời sự trong nước Qua khảo sát của tác giả tại một số đài truyền hình địa phương như Hà Nội, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh, thời lượng dành cho phóng sự ngắn trong một chương trình thời sự cũng chiếm từ 40 – 50% Có thể khẳng định: phóng sự ngắn đã góp phần làm thay đổi diện mạo các chương trình thời sự truyền hình

Tại các kỳ liên hoan truyền hình toàn quốc ( sân chơi nghiệp vụ lớn nhất dành cho người làm truyền hình trong cả nước), số lượng phóng sự ngắn luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số tác phẩm dự thi Không những vậy,

số lượng phóng sự ngắn tham dự kỳ Liên hoan sau bao giờ cũng cao hơn kỳ Liên hoan trước Ví dụ Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 21 (năm 2002) có 538 tác phẩm thuộc 8 thể loại dự thi thì phóng sự ngắn đã lên tới

149 tác phẩm, cao hơn hẵn thể loại phóng sự (123 tác phẩm), phim tài liệu (62 tác phẩm); liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 22 (năm 2003) có

150 tác phẩm phóng sự ngắn trong tổng số 548 tác phẩm dự thi; liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 25 (năm 2006) có 160 phóng sự ngắn trong tổng số 635 tác phẩm dự thi; liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 27 (năm 2008) có 212 tác phẩm phóng sự ngắn trong tổng số 742 tác phẩm dự

Trang 5

thi Tác giả Quang Ninh trong một bài viết đăng trên báo Truyền hình số ra ngày 17/1/2001 đưa ra lời nhận xét về vị trí của phóng sự ngắn tại Liên hoan

truyền hình toàn quốc lần thứ 20 như sau: “ trái với quan niệm lâu nay về

sức hấp dẫn của các chương trình tuyền hình, vượt qua cả phim truyện và phim ca nhạc, phóng sự ngắn đã thu hút được sự chú ý của người xem nhiều nhất” [ 37]

Phóng sự ngắn đang ngày càng khẳng định vai trò xung kích trong các chương trình thời sự, thế nhưng ở góc độ lý luận lại còn rất thiếu những công trình nghiên cứu công phu, đầy đủ Còn nhiều ý kiến tranh luận về tên gọi, dấu hiệu đặc trưng cũng như vị trí của dạng thể loại sinh động, hiệu quả này Trong cách sử dụng của các đài truyền hình nước ngoài, phóng sự ngắn được xác định như là một dạng của tin, còn trong quan niệm của những người làm truyền hình ở Việt Nam phóng sự ngắn lại được xem là một dạng của phóng sự Điều này giải thích vì sao phóng sự ngắn rất ít khi trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập Đặc biệt việc đi sâu nghiên cứu để rút ra những đặc điểm tương đồng về kết cấu hình thức cũng như kết cấu nội dung,

từ đó đề xuất những căn cứ khoa học cho công việc sáng tạo tác phẩm là chưa có Người làm nghề chủ yếu tự đúc rút kinh nghiệm từ chính hoạt động thực tiễn hoặc tiếp thu kinh nghiệm từ các đài truyền hình nước ngoài Hệ quả tất yếu là chất lượng phóng sự ngắn trên sóng không đều Nhiều phóng

sự ngắn bộc lộ sai sót hoặc không phát huy được những thế mạnh vốn có Trong khi đó trước yêu cầu ngày càng khắt khe của công chúng và trước sự cạnh tranh quyết liệt của các loại hình truyền thông, hoạt động sáng tạo truyền hình nói chung, sáng tạo phóng sự ngắn truyền hình nói riêng đang thường xuyên phải đối diện với áp lực đổi mới Một trong những giải pháp đổi mới đó là phải tiếp tục hoàn thiện về mặt lý luận, xác định lý luận là cơ

sở cho hoạt động sáng tạo

Trang 6

Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết này, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “ Kết

cấu phóng sự ngắn truyền hình” với mong muốn vừa khái quát thực tiễn vừa

xây dựng những căn cứ khoa học cho hoạt động sáng tạo thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong khi các thể loại báo chí truyền hình như phóng sự truyền hình, tin truyền hình, phỏng vấn trên truyền hình… được nghiên cứu khá kỹ lưỡng thì

số công trình nghiên cứu về phóng sự ngắn lại còn hết sức khiêm tốn Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách bài bản công phu về phóng sự ngắn truyền hình Phóng sự ngắn thường chỉ được

đề cập đến một cách gián tiếp khi các tác giả nghiên cứu một số thể loại khác như phóng sự truyền hình hoặc tin truyền hình Chẵng hạn trong tác phẩm Phóng sự truyền hình (NXB Thông tấn 2003), nhóm tác giả Brigitte Besse, Didier Desormeaux đã chỉ ra cách lựa chọn góc độ tiếp cận vấn đề đối với những phóng sự có thời lượng chưa đầy 2 phút và những phóng sự

có thời lượng từ 2 đến 4 phút Nhóm tác giả cũng xây dựng công thức chung của phóng sự “một phút 30 giây” (còn gọi là phóng sự một ba mươi) là:

“một chủ đề = một phóng sự = một phút 30 giây hình ảnh âm thanh” [ 4, tr

60] Đây là những dạng phóng sự được sử dụng phổ biến trong chương trình thời sự với các đặc điểm tương đồng đặc điểm phóng sự ngắn

Công trình được xem là đã đề cập đến những nét cơ bản và những thủ thuật sáng tạo phóng sự ngắn rõ nhất là cuốn: “Sổ tay phóng viên, Tin- Phóng sự truyền hình” của Neil Everton do Quỹ Reuters xuất bản năm 1999 ( Lê Phong dịch, Trần Bình Minh hiệu đính) Mặc dù tác giả không trực tiếp gọi tên đối tượng nghiên cứu là phóng sự ngắn hay phóng sự thời sự nhưng nội dung được đề cập đều hướng tới phóng sự trong chương trình thời sự Tác phẩm chỉ ra được những kinh nghiệm và nguyên tắc khi thực hiện một

Trang 7

tác phẩm phóng sự sử dụng trong chương trình thời sự như nguyên tắc về ghi hình, dựng hình, phỏng vấn, thể hiện lời bình…

Liên quan đến hoạt động nghiên cứu phóng sự ngắn còn có thể kể ra những bài báo của các nhà nghiên cứu hoặc những người làm truyền hình đăng tải rải rác trên các báo, tạp chí, các website điện tử Mỗi bài báo chỉ

có thể đưa ra một góc nhìn, một cách đánh giá cụ thể và phụ thuộc nhiều vào quan điểm cá nhân, do vậy thường chỉ mang ý nghĩa tham khảo về mặt khoa học

Gần đây sinh viên và học viên cao học tại một số cơ sở đào tạo báo chí như Học viện báo chí và tuyên truyền, Khoa Báo chí – Trường Đại học Khoa học

xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)…đã chọn phóng sự ngắn làm đối tượng nghiên cứu cho khoá luận hoặc luận văn tốt nghiệp Mỗi luận văn xác định một hướng nghiên cứu riêng như tính độc đáo của phóng sự ngắn, nhận dạng phóng sự ngắn, vai trò xung kích của phóng sự ngắn… qua đó có những đóng góp thiết thực vào hệ thống lý luận Tuy nhiên ở góc độ kết cấu phóng sự ngắn lại chưa có bất cứ một công trình nghiên cứu nào

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nghiên cứu và đề xuất các dạng kết cấu về hình

thức và nội dung của phóng sự ngắn truyền hình Qua đó luận văn gợi mở những nguyên tắc sáng tạo trong hoạt động sáng tạo tác phẩm phóng sự ngắn truyền hình

- Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Phân tích những dấu hiệu đặc trưng như thời lượng, lời dẫn, hình ảnh,

âm thanh, phỏng vấn, dẫn hiện trường…để nhận diện phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình Thời sự 19h của VTV1

Trang 8

+ Vận dụng lý luận kết cấu tác phẩm báo chí vào thực tiễn sáng tạo tác phẩm phóng sự ngắn trong chương trình thời sự 19h của VTV1, luận văn đề cập tới các dạng kết cấu về hình thức cũng như kết cấu về nội dung phóng sự ngắn

+ Đánh giá vị trí của phóng sự ngắn trong các chương trình truyền hình, đặc biệt là trong chương trình thời sự, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự ngắn

- Phạm vi nghiên cứu

Nếu căn cứ vào tiêu chí thời lượng thì trong thực tế những phóng sự có thời lượng dưới 5 phút được sử dụng khá phổ biến trong rất nhiều chương trình truyền hình Tuy nhiên không phải phóng sự nào dưới 5 phút cũng là phóng sự ngắn bởi “ngắn” ở đây không có nghĩa là sự rút ngắn cơ học mà phải là sự rút ngắn sáng tạo Nói cách khác ngoài yếu tố thời lượng, một phóng sự ngắn đúng nghĩa còn phải hội tụ nhiều dấu hiệu đặc trưng khác Theo tác giả, phóng sự ngắn hội tụ được đầy đủ các yếu tố đặc trưng nhất là những phóng sự sử dụng trong chương trình thời sự

Hiện tại trên VTV1 có 6 chương trình thời sự tổng hợp nhưng chương trình được đầu tư công phu nhất, có độ chọn lọc thông tin cao nhất là chương trình thời sự 19 giờ Chương trình thời sự 19 giờ có tổng thời lượng

45 phút, trong đó 32 phút giành cho tin tức trong nước Đây là chương trình được nhiều người xem nhất vì phát vào thời điểm công chúng có khả năng tiếp nhận lớn nhất (giờ vàng) Do vậy các phóng sự ngắn sử dụng trong chương trình thời sự 19 giờ, về nguyên tắc phải là những phóng sự tốt nhất Xuất phát từ nhận thức nói trên, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu là các phóng sự ngắn sử dụng trong chương trình thời sự 19 giờ trên VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam Thời gian khảo sát là từ tháng 1 năm 2007 cho đến tháng 6/2008

Trang 9

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận

Đề tài của luận văn được nghiên cứu trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử vừa là thế giới quan, vừa là phương pháp luận cho hoạt động nghiên cứu Việc nghiên cứu còn phải dựa trên cơ sở chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về báo chí

Đề tài luận văn kế thừa và phát huy sáng tạo thành quả nghiên cứu từ các công trình lý luận cơ sở về báo chí như lý luận báo chí truyền thông, lý luận báo chí truyền hình, lý luận về hoạt động sáng tạo tác phẩm truyền hình, lý luận về phóng sự truyền hình…

- Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát, thống kê… Do hoạt động sáng tạo phóng sự ngắn trong thực tế vẫn còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm

cá nhân nên tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập ý kiến, quan điểm, kinh nghiệm nghề nghiệp từ các nhà báo, các phóng viên truyền hình Đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng phục vụ cho hoạt động nghiên cứu

5 Đóng góp mới về khoa học của đề tài

Trên cơ sở nhận diện đặc thù thể loại, đề tài tập trung phân tích sâu kết cấu phóng sự ngắn truyền hình Qua đó đề xuất các dạng kết cấu phổ biến về hình thức và nội dung, góp phần hình thành cơ sở khoa học cho hoạt động nghiên cứu và sáng tạo phóng sự ngắn truyền hình

Trang 10

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Ý nghĩa lý luận

Bằng việc phân tích và đề xuất các dạng kết cấu của phóng sự ngắn truyền

hình, tác giả hy vọng luận văn sẽ góp phần bổ sung vào hệ thống công trình nghiên cứu về phóng sự truyền hình nói chung và phóng sự ngắn nói riêng Đây là sự nối tiếp cho hoạt động nghiên cứu phóng sự ngắn truyền hình đồng thời là cơ sở lý luận cho các công trình nghiên cứu tiếp theo ở những góc độ mới mẻ hơn

- Ý nghĩa thực tiễn

Bằng việc chỉ ra dấu hiệu đặc thù và những dạng kết cấu về hình thức lẫn nội dung của phóng sự ngắn, tác giả hy vọng luận văn sẽ cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho hoạt động thực tiễn Người làm phóng sự ngắn sẽ

có thêm những nguyên tắc trong phát hiện đề tài, sự kiện, chi tiết, trong việc biểu thị quan điểm tư tưởng cũng như xây dựng kết cấu cho tác phẩm Ngoài

ra luận văn còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, hoạt động quản lý, biên tập, tổ chức sản xuất chương trình truyền hình…

Riêng đối với cá nhân tác giả, đề tài nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc trang bị cách nhìn, cách làm phóng sự ngắn, phục vụ thiết thực cho công việc thời sự ở một đài truyền hình địa phương

7 Kết cấu luận văn

Luận văn gồm 108 trang Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương:

- Chương 1 : Nhận diện phóng sự ngắn truyền hình

- Chương 2: Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình

Trang 11

- Chương 3: Ứng dụng phóng sự ngắn truyền hình và giải pháp nâng cao

chất lượng thể loại

Chương 1 NHẬN DIỆN PHÓNG SỰ NGẮN TRUYỀN HÌNH

là phóng sự xuất hiện đầu tiên ở Anh, ở Mỹ, ở Nga… Tuy nhiên có một thực

tế là vào đầu thế kỷ XX, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 -1918), thể loại phóng sự mới được sử dụng rộng rãi trên mặt báo, với nhiều cách viết sinh động Phóng sự không chỉ dừng ở việc đưa lại sự kiện

mà còn đi sâu phân tích sự kiện bằng cách đưa ra các ý kiến khác nhau do phóng viên phỏng vấn Tại một số nền báo chí đã xuất hiện những thiên phóng sự mang tầm vóc thời đại như “Mười ngày rung chuyển thế giới” (

Trang 12

John Reed), “Viết dưới giá treo cổ” ( Julius Fucik), “Qua dãy núi Alper”

(Richard Halliburton)…

Ở Việt Nam cùng với sự du nhập của văn minh phương Tây theo bước chân quân xâm lược Pháp, báo chí Tiếng Việt và Tiếng Pháp đã xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Thể loại phóng sự được biết đến trên mặt báo vào đầu thế kỷ XX khi báo chí Tiếng Việt bắt đầu có sự “bừng nở”

cả về số lượng đầu báo lẫn phong cách làm báo Các phóng sự đề cập đến nhiều mặt trong đời sống, đặc biệt phát huy thế mạnh khi đi vào những góc khuất, những mặt trái của xã hội thuộc địa nửa phong kiến Nhiều cây bút phóng sự tài năng được khẳng định như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Vũ Bằng, Nguyễn Đình Lạp… nhiều thiên phóng sự nổi danh xuất hiện như “Tôi kéo xe”, “Cơm thầy cơm cô”, “Kỹ nghệ lấy tây”, “Việc làng”,

“Ngoại ô”, “Hà Nội lầm than”…

Do hoàn cảnh lịch sử cụ thể và xu thế phát triển khác nhau của từng nền báo chí nên trong thực tế đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về phóng

sự Người Đức - những người nổi tiếng về tính chính xác và logic trong tư duy thì coi phóng sự đơn giản chỉ là " sự đưa tin" Họ luôn hướng tới yếu tố xác thực và ngắn gọn khi trình bày sự kiện Người Pháp - những người hài hước và tế nhị coi phóng sự là điều tra, là khám phá những mới mẻ hấp dẫn của sự việc Còn người Mỹ - những người nổi tiếng thực dụng lại đưa ra tiêu chí phóng sự ở góc độ mô tả, tường thuật Trong cuốn " Người phóng viên

toàn năng", các tác giả Tennesse và Jolian Narit cho rằng: " phóng sự là một

bài tường thuật hoặc một bài báo được phát triển và xử lý một cách có tính văn học" [41, tr.37] TS Đức Dũng trong tác phẩm “ Phóng sự báo chí hiện

đại” định nghĩa: “ phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả

năng trình bày diễn tả những sự kiện con người tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó thông

Trang 13

qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc với với một bút pháp giàu chất văn học”[12, tr.27] Theo PGS.TS Dương Xuân Sơn ( trong tác

phẩm: Thể loại báo chí chính luận nghệ thuật) thì “phóng sự là một thể loại

báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định Trong phóng sự cái tôi trần thuật - nhân chứng khách quan rất quan trọng”.[41, tr.41]

Qua các ý kiến trên đây có thể thấy thể loại phóng sự là một thể loại năng động đa dạng có nhiều sự vận dụng trong thực tiễn Những đặc điểm nổi bật của phóng sự đó là phản ánh sự kiện hiện tượng con người trong quá trình vận động biện chứng, sử dụng ngôn ngữ bút pháp linh hoạt uyển chuyển, thể hiện vai trò tích cực của cái tôi cá nhân trong việc quan sát phân tích mổ xẻ

sự kiện hiện tượng

Ngày nay phóng sự được đánh giá là thể loại “ xương sống” của các loại hình báo chí Sở dĩ như vậy bởi phóng sự là thể loại xuất hiện thường xuyên trên mặt báo, chiếm lượng thông tin quan trọng trong cơ cấu thông tin của tờ báo Đấy có thể là phóng sự sự kiện, phóng sự vấn đề, phóng sự điều tra,

phóng sự chân dung, phóng sự về hoàn cảnh hiện trạng ( theo cách chia dựa

trên cơ sở đối tượng phản ánh của TS Đức Dũng); có thể là phóng sự kinh

tế, phóng sự chính trị xã hội, phóng sự miền đất lạ…( theo cách chia dựa

trên tiêu chí nội dung của TS Nguyễn Thị Thoa) Hiếm có tờ báo nào lại

không sử dụng thể loại phóng sự như một công cụ đắc lực và hiệu quả trong việc phân tích, phản ánh sự kiện Thế mạnh của phóng sự là kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc mô tả với phân tích đánh giá, kết hợp vai trò năng động của cái tôi trần thuật với bút pháp linh hoạt, phóng túng Do vậy phóng sự có

Trang 14

khả năng quyết định bản sắc diện mạo của từng tờ báo, tạo dựng uy tín nghề nghiệp cho từng nhà báo

1.1.2.Phóng sự truyền hình

- Quá trình hình thành và phát triển của phóng sự truyền hình

Thuật ngữ truyền hình Television có nguồn gốc từ hai từ ghép của tiếng

La Tinh và Hi Lạp: “tele” nghĩa là xa và “vedre” nghĩa là xem, “televedre” nghĩa là xem ở xa

Sự xuất hiện của truyền hình gắn liền với hàng loạt phát minh khoa học vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Theo tác giả Nhật An trong tác tác phẩm

“Đường vào nghề phát thanh truyền hình” thì năm 1927 là năm đánh dấu mốc quan trọng của lịch sử ngành truyền hình thế giới Lần đầu tiên một chương trình truyền hình giữa New York và Washington (Mỹ) được dàn dựng đồng thời phát sóng với quy mô lớn Năm 1935 nước Pháp lắp đặt giàn ăng-ten trên đỉnh tháp Effel, chính thức phát sóng truyền hình Năm 1936 một công ty truyền thông ở Anh xây dựng đài truyền hình trên cung điện Alisanta với thời lượng phát sóng 2 giờ mỗi ngày Cũng trong năm 1936 nước Đức tổ chức truyền hình trực tiếp thế vận hội Olympic khai mạc tại Berlin Việc phát sóng truyền hình qua hệ thống điện bắt đầu được áp dụng vào năm 1936 tại Mỹ và Anh, năm 1938 tại Liên Xô, Pháp, Đức, Italia Năm

1954 có truyền hình màu Vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX tín hiệu truyền hình được chuyển tải qua vệ tinh nhân tạo đến với nhiều quốc gia, tiếp đó là sự ra đời của truyền hình cáp và ngày nay có thêm truyền hình kỹ thuật số, truyền hình qua Internet Có thể nói cùng với thời gian, truyền hình đã tạo được những bước tiến khổng lồ về kỹ thuật, công nghệ đồng thời tham gia mạnh

mẽ vào các hoạt động của đời sống, trở thành kênh truyền thông đại chúng đầy ưu thế Theo đánh giá của độc giả tuần báo Times (Anh): vô tuyến

Trang 15

truyền hình là một trong 10 phát minh quan trọng nhất của nhân loại trong thế kỷ XX

Như vậy phải đến đầu thế kỷ XX truyền hình mới chính thức ra đời với tư cách là phương tiện truyền thông đại chúng và đương nhiên kéo theo sự ra đời của các thể loại báo chí truyền hình, trong đó có phóng sự truyền hình Tuy nhiên theo cách lập luận của các tác giả Cudơnhétxốp, Xvích, Iurốpxki ( trong tác phẩm Báo chí truyền hình) thì điện ảnh là tiền thân trực tiếp của truyền hình và trong thời kỳ đầu quan niệm cũng như cách làm một số tác phẩm điện ảnh đã khá giống với thể loại phóng sự xuất hiện phổ biến trên truyền hình về sau Có thể thấy rõ mối liên hệ này qua các thước phim thời

sự như Tàu vào ga Lixiôta của anh em nhà Luymier ( Pháp), Tinh thần Saint

Louis của anh em nhà William Fox ( Mỹ), Ca sỹ nhạc Jazz của anh em nhà

Warner (Mỹ) Sở dĩ có thể gọi những tác phẩm điện ảnh này gần với phóng

sự truyền hình bởi phương châm phản ánh cuộc sống như nó vốn có

Theo giới nghiên cứu thì phóng sự truyền hình đúng nghĩa đầu tiên là phóng sự do Hãng Phát thanh và Truyền hình Anh quốc BBC thực hiện vào năm 1937 khi nhà vua George VI đăng quang Các tác giả Cudơnhetxốp, Xvích, Iurôpxki trong tác phẩm Báo chí truyền hình cho rằng hình thức thứ nhất hay hình thức ban đầu của phóng sự truyền hình là phóng sự không

bình luận (còn gọi là phóng sự truyền hình sự kiện) Hình thức này dựa trên

cơ sở truyền hình trực tiếp sự kiện Đó là những sự kiện chính trị xã hội hoặc

sự kiện văn hoá quan trọng nhất mà khán giả quan tâm đến việc đang diễn

ra Thời kỳ đầu các sự kiện được truyền trực tiếp thường là những cuộc họp

có ý nghĩa nền tảng mà các cơ quan lập pháp tối cao của đất nước tổ chức, các cuộc họp báo từ các nhà hoạt động nhà nước… Phóng sự do hãng BBC thực hiện về lễ đăng quang của vua George VI chính là phóng sự truyền trực tiếp, không bình luận Khác với phóng sự không bình luận, trong loại hình

Trang 16

phóng sự có bình luận xuất hiện sau đó, bên cạnh người quay phim, đạo diễn, các chuyên gia âm thanh thì phóng viên làm phóng sự trở thành nhân vật hành động Phóng viên là “hướng dẫn viên” của khán giả truyền hình, là người dùng lời nói sinh động, thái độ biểu cảm, giúp khán giả hiểu thực chất

sự việc diễn biến trên màn ảnh Phóng sự không bình luận và phóng sự có bình luận đều dựa trên cơ sở truyền trực tiếp sự kiện Những phóng sự ghi lại sự kiện chỉ xuất hiện khi ra đời băng từ và kỹ thuật ghi băng Bên cạnh phóng sự truyền trực tiếp, phóng sự ghi lại sự kiện tạo ra những thay đổi không chỉ về cách làm mà cả về cách quan niệm thể loại

Ở Việt Nam phải đến tháng 9/1970 mới bắt đầu có truyền hình Tuy nhiên thể loại phóng sự truyền hình đã hình thành manh nha trước đó với sự xuất hiện các thước phim thời sự tài liệu của điện ảnh cách mạng Một số bộ

phim như Trận đánh ô Cầu Dền năm 1946, Hồ Chủ Tịch từ Pháp trở về…

đã mang những đặc trưng của phóng sự truyền hình Ngày 7/9/1970 đài Truyền hình Việt Nam chính thức thành lập Trong bối cảnh đất nước chia cắt, toàn Đảng toàn dân đang dồn sức chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng ở miền Nam, phóng viên truyền hình đã có mặt kịp thời trên các điểm nóng phản ánh tinh thần chiến đấu anh dũng, động viên phong trào thi đua sản xuất, giết giặc lập công, đấu tranh bẻ gãy các

luận điệu xuyên tạc thù địch Trong thời kỳ này các phóng sự như “Hà Nội 5

ngày đọ sức” (1973), “ Tiếng trống trường” (1973), “Việt Nam và chiếc xe đạp” (1975)… đã tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng người xem, để lại

những bài học sâu sắc về kỹ năng làm nghề cũng như lòng nhiệt tình nghề nghiệp Đồng hành với sự lớn mạnh của truyền hình Việt Nam trong gần 40 năm qua, nhiều chương trình truyền hình phong phú hấp dẫn đã ra đời, kéo theo là sự xuất hiện của nhiều thể loại Trong xu thế phát triển chung, thể

Trang 17

loại phóng sự vẫn đóng vai trò nòng cốt trong nhiều chương trình, tạo dựng

“thương hiệu” cho các chương trình cũng như hình ảnh cho từng phóng viên

- Các quan niệm về phóng sự truyền hình

Phóng sự truyền hình trước hết là một dạng của phóng sự báo chí do vậy phải kế thừa đặc điểm của thể loại phóng sự báo chí nói chung Nghĩa là phóng sự truyền hình vẫn phải hội tụ đầy đủ các đặc điểm cơ bản như phản ánh phân tích sự kiện hiện tượng trong quá trình vận động biện chứng, bút pháp linh hoạt, thể hiện rõ nét vai trò cái tôi cá nhân Điểm khác biệt của phóng sự truyền hình so với phóng sự của các loại hình báo chí khác chính

là phương tiện thông tin của nó Đó là phương tiện chuyển tải thông tin bằng ngôn ngữ hình ảnh, âm thanh, tác động tới người xem theo nguyên tắc hình tuyến

Theo các tác giả Cudơnhétxốp, Xvic, Iarốpxki thì “tính chất phóng sự là

thuộc tính nội tại (đặc trưng bên trong), có tính bản chất của truyền hình”

[9, tr 58] Điều này có nghĩa rằng: truyền hình tự thân nó đã mang những

đặc tính của phóng sự và do vậy cũng thật dễ hiểu khi “phóng sự là thể loại

phổ biến nhất, có hiệu quả nhất và là thể loại chủ đạo của báo chí truyền hình” [9, tr 59] Cũng theo nhóm tác giả này, phóng sự truyền hình có thể

phân chia thành ba loại là phóng sự sự kiện, phóng sự chuyên đề và phóng

sự dàn dựng:

+ Phóng sự sự kiện là phóng sự trình chiếu sự kiện thực tế diễn ra không phụ thuộc vào phóng viên nhằm thông báo chính xác đầy đủ và chi tiết về sự kiện Trong phóng sự sự kiện thì sự kiện là yếu tố quyết định, là bất khả xâm phạm, sự kiện diễn ra trong thời gian và không gian thực tế trước các phương tiện kỹ thuật truyền hình

Trang 18

+ Phóng sự chuyên đề ( còn gọi là phóng sự tổng quan, phóng sự

đặt vấn đề) là kiểu phóng sự mà người làm truyền hình trình chiếu sự

kiện hiện tượng theo đề tài và chủ đề tư tưởng đã được xác định Do vậy phóng sự chuyên đề đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kịch bản, phải xác định được những yếu tố then chốt của sự việc và phóng viên trở thành người can dự vào sự kiện

+ Phóng sự dàn dựng là dạng phóng sự mà nhà báo công khai đóng vai trò tổ chức sự kiện, thiết kế sự kiện, tạo ra những tình huống khơi gợi (tất nhiên vẫn phải tôn trọng tính trung thực khách quan của sự kiện)

Hiện nay trong lý luận báo chí có nhiều cách quan niệm và cách phân chia phóng sự truyền hình dựa trên những tiêu chí khác nhau Chẳng hạn dựa trên tiêu chí đối tượng phản ánh người ta chia phóng sự truyền hình thành phóng

sự sự kiện, phóng sự vấn đề, phóng sự chân dung, phóng sự điều tra; dựa trên tiêu chí phương pháp phản ánh người ta chia thành phóng sự trực tiếp và phóng sự có xử lý hậu kỳ, dựa trên tiêu chí thời lượng có phóng sự thời sự, phóng sự tài liệu Tuy nhiên theo TS Đức Dũng thì ở một số nước phương Tây người ta không quá chú trọng về lý thuyết mà chủ yếu quan tâm đến kỹ năng sáng tạo tác phẩm, do vậy mới có quan niệm cho rằng phóng sự truyền

hình chỉ là “một dạng tin trong những dạng tin thường được sử dụng trên

sóng truyền hình như tin Thời sự, tin đặc tả, tin phỏng vấn, tin phóng sự, tin tường thuật ” [48, tr.79]

Thực tiễn hoạt động sáng tạo truyền hình ở nước ta cho thấy: phóng sự truyền hình đang khẳng định vai trò đắc lực trong việc chuyển tải thông điệp với nhiều dạng tồn tại, nhiều kiểu biểu hiện khác nhau Hiện trên sóng truyền hình đang tồn tại phổ biến các kiểu phóng sự: phóng sự ngắn (phát trong chương trình thời sự và trong các chương trình giao lưu toạ đàm ),

Trang 19

phóng sự phát trong các chương trình chuyên đề ( thường có thời lượng từ 10-15 phút), phóng sự chân dung, phóng sự điều tra, phóng sự khoa giáo, phóng sự tài liệu phát độc lập với tư cách là một chương trình…Trong đó phóng sự ngắn là một hiện tượng khá thú vị và độc đáo cả về tên gọi, quan niệm lẫn phương pháp sáng tạo

1.2 Phóng sự ngắn truyền hình trên sóng truyền hình Việt Nam

1.2.1 Sự ra đời của phóng sự ngắn truyền hình trên sóng truyền hình Việt Nam

Trong hoạt động sáng tạo truyền hình trên thế giới thật ra không có khái niệm phóng sự ngắn truyền hình Phóng sự là Report và để phân biệt với Report là News ( Tin tức), Interview ( phỏng vấn), Comment ( bình luận), Documentary ( phim tài liệu), không hề có thể loại nào gọi là “ short report” ( hay một cụm từ tương đương) Trong bản tin của truyền hình nước ngoài

tất cả các mục xuất hiện đều được gọi là tin tức (news) Khái niệm News bao

gồm “news in brief” là những tin vắn thuần tuý và “news story” hoặc “news package” là những tin sâu hơn, tin có phỏng vấn, có bình luận Trong quan niệm của những người làm truyền hình nước ngoài, “news story” là những sản phẩm thời sự được sản xuất tốt hơn, công phu hơn nhưng vẫn là tin Tuy nhiên theo quan niệm của những người làm truyền hình Việt Nam “news story” được coi là phóng sự ngắn (tính đến các yếu tố thời lượng lẫn phỏng vấn, bình luận, kết cấu ) Trong một số tài liệu dịch bài viết của các chuyên gia báo chí nước ngoài về chương trình thời sự truyền hình ( như Tin- phóng

sự truyền hình của Neil Everton, tập bài giảng Làm phóng sự của Đại học Lille, bài giảng phóng sự truyền hình của tổ chức SIDA ) các dịch giả cũng

đã dịch “News story” là phóng sự

Trang 20

Ở Việt Nam phóng sự ngắn truyền hình ra đời cùng với quá trình vận động đổi mới của các chương trình trên sóng mà trực tiếp nhất là chương trình thời sự Trước đây chương trình Thời sự của truyền hình Việt Nam kết cấu theo công thức: 15 phút tin liên tục, tiếp đó là một đến hai phóng sự kéo dài

từ 5-10 phút trước khi chuyển sang bản tin quốc tế Riêng phóng sự nếu làm dưới 5 phút thì không được tính nhuận bút với tư cách là một phóng sự và do vậy dài là một yêu cầu bắt buộc Đặc điểm này chịu sự chi phối của cách làm báo hành chính, chỉ tính thời lượng mà không tính đến hiệu quả thông tin Nói cách khác đấy là cách làm báo mang nặng tính tuyên truyền diễn giải; cách làm báo một chiều mà không tính đến quy luật tiếp nhận và phản hồi trong quá trình truyền thông

Cùng với những đổi thay của đời sống kinh tế xã hội, báo chí cũng chuyển mình mạnh mẽ, một số phương thức làm báo truyền thống không còn phù hợp Trong xu thế đó cách tổ chức chương trình thời sự trên VTV1 theo công thức truyền thống trở nên lạc hậu, bởi tin tức truyền hình cần phản ánh rất nhiều sự kiện diễn ra trong ngày Hơn nữa người xem cũng đòi hỏi nhiều thông tin và giường như không đủ kiên nhẫn để xem những phóng sự kéo dài 5 phút, 10 phút hay một bản tin 15 phút chỉ đậm đặc tin tức, nhất là trong bối cảnh cuộc sống ngày càng trở nên khẩn trương và gấp gáp Người xem đòi hỏi phải có những góc nhìn sâu bên cạnh lượng thông tin dồi dào chuyển tải qua một chương trình thời sự Nói cách khác chương trình thời sự phải cung cấp lượng thông tin tối đa trong một thời lượng tối thiểu

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, với sự tiếp sức của một số dự án đào tạo hỗ trợ nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Thuỵ Điển, Australia, Pháp, chương trình thời sự trên sóng Truyền hình Việt Nam bắt đầu có những thay đổi mạnh mẽ Một trong những dấu ấn rõ nét của sự thay đổi đó là việc ra đời bản tin “Chào buổi sáng” phát trực tiếp vào năm 1997

Trang 21

Các chương trình Thời sự cũng thay đổi kết cấu theo hướng sử dụng tin tức xen kẽ phóng sự Lần đầu tiên quan niệm trong một chương trình thời sự phải có nhiều phóng sự với nhiều góc nhìn chính thức được khẳng định Tất nhiên do yêu cầu của thời lượng và yêu cầu về chất lượng thông tin nên chương trình không thể bao chứa được những phóng sự dài, những phóng sự chiếm quá nhiều “chỗ” mà phải là những kiểu phóng sự có thời lượng ngắn Cũng vào năm 1997, tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 17, một

phóng sự có độ dài gần 6 phút mang tên: “ Khi cả xóm tập đi xe đạp” của

Đài Truyền hình Phú Yên tạo ấn tượng mạnh và đạt huy chương vàng Việc một phóng sự có độ dài gần 6 phút đạt giải cao nhất giành cho thể loại phóng

sự là chưa từng có tiền lệ Thành công của phóng sự mang đến những cách nhìn mới về thể loại Một phần từ thành công này mà trong kỳ Liên hoan tiếp theo ban tổ chức chính thức đưa vào điều lệ một nội dung thi mới giành cho thể loại phóng sự có thời lượng không quá 5 phút Đấy là phóng sự ngắn Tên gọi phóng sự ngắn chính thức được thể lệ hoá tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 18 (năm 1998)

Như vậy có thể khẳng định thời điểm đánh dấu sự xuất hiện của phóng sự ngắn truyền hình trên sóng thời sự truyền hình Việt Nam là vào khoảng nửa sau thập niên 90 của thế kỷ trước Đây là kết quả của cả một quá trình vận động đổi mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng đồng thời tiếp cận với xu thế làm truyền hình hiện đại trên thế giới Qua hơn 10 năm áp dụng, phóng sự ngắn liên tục có những đổi mới, ngày càng hoàn thiện cả về cách nhìn vấn đề lẫn cách thể hiện vấn đề Phóng sự ngắn thực sự là một công cụ hiệu quả trong việc chuyển tải, phân tích mổ xẻ thông tin của không chỉ chương trình thời sự

1.2.2 Các quan niệm về phóng sự ngắn truyền hình

Trang 22

Mặc dù đã khẳng định được vai trò đắc lực trên sóng truyền hình tuy nhiên quan niệm và tên gọi phóng sự ngắn đến nay vẫn chưa thực sự thống nhất

Như đã nêu ở trên, ở nước ngoài không có khái niệm phóng sự ngắn Tin tức thời sự được thể hiện dưới hai dạng: tin ngắn (có trích phỏng vấn ngắn hoặc không có) và news story hoặc news package ( được hiểu là một câu chuyện, một vấn đề được phóng viên kể lại có phỏng vấn biểu thị chính kiến

và quan điểm) Nếu theo cách hiểu này thì phóng sự ngắn chỉ là một dạng

của tin tức, trong đó phải đảm bảo công thức 5W+1H (còn gọi là công thức

Quintilianus*), đồng thời phải ngắn gọn, phản ánh trực diện vấn đề và mang

có phỏng vấn Trong tin có thể có phỏng vấn, có thể không có phỏng vấn nhưng trong phóng sự ngắn nhất thiết phải có phỏng vấn Ngoài ra phóng sự ngắn còn phân biệt với tin ở cách xử lý thông tin Quan điểm này cũng khá trùng hợp với lập luận của Claudia Mast khi ông cho rằng các News story

được dịch ra là “ chuyện thời sự” ( hay “ chuyện tin tức”) vừa “một mặt

phản ánh tin tức nhưng mặt khác cũng trình bày giải thích sự kiện với một dụng ý.” [31, tr.74]

Có ý kiến cho rằng phóng sự ngắn không phải là một thể loại báo chí độc lập mà thực chất chỉ là một dạng phái sinh của thể loại phóng sự Nghĩa là trước nhu cầu đưa thật nhiều phóng sự vào một chương trình thời sự bắt

Trang 23

buộc phải xây dựng những phóng sự có thời lượng thích hợp Phóng sự đấy chúng ta quen gọi là phóng sự ngắn nhưng thực chất vẫn là phóng sự

Ở Việt Nam cách gọi phóng sự ngắn là cách gọi của giới làm nghề, cách gọi theo thói quen, bởi đến nay trong lý luận tác phẩm báo chí chưa xuất hiện khái niệm này Tên gọi phóng sự ngắn được thể lệ hoá tại điều lệ của các kỳ liên hoan truyền hình toàn quốc nhưng theo nhà báo Thanh Lâm – nguyên phó ban Thời sự đài Truyền hình Việt Nam thì đấy thực chất là cách gọi về một dạng thể loại giành cho những người làm thời sự dự thi Cũng có

ý kiến cho rằng tên gọi phóng sự ngắn đơn thuần chỉ là do căn cứ vào thời lượng Và nếu dựa theo tiêu chí thời lượng thì sẽ có phóng sự ngắn và phóng

sự dài Tuy nhiên như thế nào được gọi là “ngắn”, như thế nào được gọi là

“dài” lại là điều không dễ thống nhất Chẵng hạn điều lệ Liên hoan truyền hình toàn quốc cho phép thời lượng tối đa của phóng sự ngắn là 5 phút nhưng nếu phóng sự sử dụng trong các bản tin của VTV1 mà kéo dài tới 5 phút lại không hợp lý Ngắn như thế nào và ngắn tới đâu phụ thuộc vào yêu cầu bản tin cũng như văn hoá tiếp nhận của từng đối tượng công chúng

Trong bài viết “ Nhận diện phóng sự trong chương trình thời sự truyền

hình” đăng trên Tạp chí Người làm báo ( số tháng 6/2005) thạc sỹ Thái Kim

Chung đề xuất nên gọi dạng phóng sự này là phóng sự thời sự bởi xuất phát

từ một thực tế: đây là thể loại thường xuyên của chương trình thời sự với chức năng cơ bản là thông tin mà không thiên quá nhiều về chức năng giáo dục tuyên truyền giải trí

Theo quan điểm của tác giả, phóng sự ngắn là một dạng của phóng sự truyền hình Phóng sự ngắn chưa hội tụ những điều kiện để trở thành một thể loại báo chí độc lập bởi những nguyên tắc sáng tạo vẫn nằm trong hệ thống nguyên tắc sáng tạo chung của phóng sự truyền hình Thêm vào đó, phóng

Trang 24

sự ngắn chỉ thực sự phát huy vai trò khi đặt mình trong một tổng thể chương trình Không có sự tồn tại độc lập của phóng sự ngắn kiểu như “ chương trình phóng sự ngắn” hay “ chuyên mục phóng sự ngắn”… Cũng theo quan

điểm tác giả, tên gọi phóng sự ngắn là tên gọi phù hợp nhất cho dạng phóng

sự độc đáo này Sở dĩ như vậy bởi hai lẽ: đặc trưng ngắn về thời lượng là đặc trưng quan trọng nhất, chi phối các đặc trưng khác cũng như kết cấu của thể loại Khi một thể loại buộc phải giới hạn trong phạm vi dưới 5 phút dẫn tới cách làm, các thủ pháp sáng tạo phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để sự rút ngắn là rút ngắn sáng tạo chứ không phải rút ngắn cơ học Mặt khác trong xu thế đa dạng hoá chương trình hiện nay, thể loại phóng sự ngắn không chỉ được sử dụng trong chương trình thời sự mà còn đóng vai trò linh kiện trong nhiều chương trình khác Nhiều phóng sự linh kiện cũng có thể phát trong chương trình thời sự và ngược lại nhiều phóng sự thời sự đã trở thành phóng sự linh kiện của các talk show, game show, live show Do vậy phóng sự ngắn là tên gọi phù hợp nhất cả về nội hàm khái niệm lẫn cách thức sử dụng trên thực tế

Trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu liên quan cũng như dựa vào việc thu thập ý kiến từ các nhà nghiên cứu, các nhà báo truyền hình, tác giả mạnh dạn đưa

ra định nghĩa về phóng sự ngắn truyền hình như sau: “ phóng sự ngắn

truyền hình là một dạng của phóng sự truyền hình có thời lượng không quá

5 phút Phóng sự ngắn phản ánh và phân tích sự kiện hiện tượng trong xu thế vận động phát triển với yêu cầu ngắn gọn, các trích đoạn phỏng vấn súc tích, tạo ấn tượng mạnh về tiết tấu, về cách sử dụng ngôn ngữ hình ảnh âm thanh Phóng sự ngắn chỉ phát huy vai trò khi được đặt trong cấu trúc của tổng thể chương trình truyền hình”

1.2.3 Đặc trưng của phóng sự ngắn truyền hình

Trang 25

Với sự ngắn gọn về thời lượng, yêu cầu cao về tính thời sự đồng thời phản ánh trực diện vấn đề, phóng sự ngắn thể hiện rõ dấu hiệu đặc trưng trên hầu hết phương tiện và thủ pháp biểu đạt

- Đặc trưng về thời lượng

Dấu hiệu đặc trưng nhất của phóng sự ngắn truyền hình chính là thời lượng ngắn Theo điều lệ tại các kỳ liên hoan truyền hình toàn quốc, quy định thời lượng giành cho phóng sự ngắn là không quá 5 phút Tuy nhiên trong thực tế một phóng sự ngắn có thời lượng 5 phút hoặc gần 5 phút đã là quá dài, vừa không đủ thời lượng chương trình để chuyển tải vừa gây cảm giác mệt mỏi trong tâm lý tiếp nhận Điều này có căn cứ khoa học bởi một

số kết quả nghiên cứu cho rằng “ sau 50 giây, khán giả truyền hình không

còn chú ý nữa” [4, tr.60,61] (tất nhiên là đối với những thông tin thông

thường ẩn chứa trong những cách thể hiện thông thường) Theo các tác giả Brigtte Besse và Didier Desormeaux, ở phương Tây phóng sự trong chương trình thời sự được tiêu chuẩn hoá xung quanh một phút rưỡi đến nỗi thuật

ngữ “ một ba mươi” đồng nghĩa với phóng sự thời sự Trong khuôn khổ thời lượng như vậy phóng sự chỉ có thể thực hiện theo nguyên tắc “một chủ đề

duy nhất bằng một câu chuyện duy nhất và được dẫn từ một góc độ duy nhất” [4, tr 38] Thực tế sáng tạo ở các kênh truyền hình nổi tiếng như

CNN, BBC, nhiều “phóng sự” ( News story) thậm chí có thời lượng còn ngắn hơn tiêu chuẩn 1 phút 30 giây Trong chương trình thời sự trên VTV1 hiện nay, thời lượng phổ biến của các phóng sự ngắn là từ 2,5 – 3,5 phút Cũng có những phóng sự dài tới mức trên dưới 5 phút nhưng trường hợp này không xuất hiện thường xuyên

Thời lượng ngắn tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch tổ chức sản xuất, lắp ghép kết nối chương trình Thời lượng ngắn của phóng sự cũng cho phép gia

Trang 26

tăng lượng thông tin đến mức tối đa trong chương trình thời sự đồng thời làm tăng nhịp độ tiết tấu chương trình, tạo cảm giác đa dạng nhiều chiều trong tâm lý tiếp nhận của công chúng

Tất nhiên cũng cần phải thấy rằng: “ngắn” không có nghĩa là “trói voi bỏ rọ”, không có nghĩa là sự rút ngắn một cách cơ học Theo nhà báo Hà Nam- nguyên phó ban Chuyên đề đài truyền hình Việt Nam thì phóng sự ngắn không phải là một phóng sự được cắt bớt chi tiết, phỏng vấn, lời bình để thời lượng rút xuống dưới 5 phút Nếu nhận thức như vậy là sai lầm và thể hiện

sự tuỳ tiện dễ dãi trong cách làm nghề “Ngắn” ở đây chính là “ngắn” sáng tạo, “ngắn” có chủ ý Sáng tạo trong một thời lượng bị giới hạn dẫn tới những yêu cầu khắt khe trong cách lựa chọn đề tài, sử dụng lời bình, trích phỏng vấn, để tiếng động hiện trường… Nghĩa là yêu cầu của một tác phẩm

có thời lượng ngắn đặt ra những yêu cầu về thủ pháp sáng tạo Tác giả

Nguyễn Kim cho rằng: “ trong thực tế phóng sự ngắn và phóng sự dài (tạm

gọi là thế) có điểm chung ở chỗ phản ánh người thực việc thực Chính vì ngắn dài khác nhau mà dẫn đến cách làm khác nhau và hiệu quả cũng khác nhau” [28] Đứng trên góc độ này có thể thấy đặc trưng ngắn về thời lượng

là đặc trưng cơ bản nhất, chi phối những đặc trưng khác của phóng sự ngắn truyền hình

- Đặc trưng về lời dẫn

Lời dẫn là phần lời sử dụng trong phần mở đầu của phóng sự nhằm mục đích giới thiệu phóng sự và liên kết nội dung chương trình Trong tiếng Anh phần lời dẫn được gọi là Lead (có nghĩa là “phần mào đầu” hay là “ bước đầu tiên”) Về mặt nội hàm, lời dẫn cũng khá gần với lời sa-pô trong báo viết Lời dẫn trong phóng sự ngắn có thể là ngôn ngữ của phóng viên nhưng cũng có thể là ngôn ngữ của biên tập viên Hiện tại ở chương trình thời sự

Trang 27

VTV1, phóng viên viết lời dẫn cho phóng sự nhưng biên tập viên lại có quyền chỉnh sửa để phù hợp với nội dung phóng sự cũng như gắn kết chương trình

Mặc dù ngắn gọn nhưng lời dẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chào mời dẫn dắt người xem hướng tới chương trình Neil Everton cho rằng:

“ Lời dẫn có vị trí đứng giữa một phóng sự xuất sắc và nút chuyển kênh trên

bàn điều khiển từ xa của TV” [17, tr 61 ] Bởi trong thực tế, khán giả hiện

nay có quá nhiều sự lựa chọn mỗi lần bật TV và do vậy việc họ dừng lại ở đâu tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có lời dẫn Điều này cũng giống như công việc bán hàng, muốn khách bỏ tiền ra mua hàng thì điều trước hết là phải làm thế nào để người ta vào cửa hàng của mình

Lời dẫn của phóng sự ngắn truyền hình thực hiện hai chức năng cơ bản là giới thiệu và liên kết Điều này có nghĩa thông qua lời dẫn người xem phải nhận diện được phóng sự, phải biết được vấn đề mà phóng sự đề cập Lời dẫn còn phải giúp người xem thấy được mối liên hệ giữa phóng sự này với phóng sự khác trong một cấu trúc chương trình tổng thể, phải làm thế nào để tạo cảm giác rằng sự sắp xếp giữa các phần của nội dung chương trình không phải là sự sắp xếp ngẫu nhiên Ngoài ra lời dẫn của phóng sự ngắn truyền hình phần nào còn bao hàm luôn cả các chức năng của tít Điều này xuất phát từ một thực tế đó là tít của các phóng sự ngắn trong chương trình Thời sự chỉ tồn tại ở khâu sản xuất ( từ đăng ký đề tài đến khâu vào vỏ) mà không hề xuất hiện ở khâu phát sóng Do vậy người xem không có điều kiện tiếp cận tít phóng sự một cách trực tiếp mà chỉ có thể cảm nhận thông qua lời dẫn Nói cách khác trong một chừng mực nhất định, lời dẫn còn bao hàm luôn cả chức năng của tít, đó là giới thiệu khái quát chủ đề phóng sự, thể hiện góc nhìn, thái độ tình cảm, thu hút sự chú ý của công chúng và phần nào là định danh phóng sự

Trang 28

Một lời dẫn tốt của phóng sự ngắn truyền hình là lời dẫn thoả mãn được nhu cầu thông tin sự kiện và chứa đựng những giá trị biểu cảm Thông tin sự kiện có thể hiểu nôm na là thông tin giải đáp cho công thức kinh điển 5W +

H Lời dẫn không nhất thiết phải trả lời đầy đủ 5 câu hỏi W nhưng không thể không có các yếu tố này Đây là cách để “neo” khán giả vào sự kiện và gọi tên sự kiện Đặc biệt phóng sự ngắn truyền hình thường là phóng sự mang tính thời sự, tâm thế của người xem phóng sự ngắn là tâm thế của người cần

được giải toả nhu cầu tin tức cho nên tính chính xác, cụ thể liên quan đến: ai,

cái gì, ở đâu, khi nào… là hết sức quan trọng

Tuy nhiên thông tin sự kiện chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ để tạo thành một lời dẫn hay đó là phải có khả năng biểu cảm Khả năng biểu cảm là khả năng đánh trúng vào tâm lý chờ đợi của khán giả, buộc khán giả phải đắn đo nếu có ý định chuyển kênh, tạo sự mong đợi trong đầu người xem rằng ngồi thêm vài phút nữa thật không uổng công Có rất nhiều cách để làm tăng khả năng biểu cảm cho lời dẫn Theo Peter Eng và Jeff Hodson (trong tác phẩm: Tường thuật và viết tin - sổ tay những điều cơ bản ) thì người làm phóng sự thường có hai cách viết lời dẫn: đó là lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp Dẫn trực tiếp là cách cho người xem biết được nội dung trọng tâm của câu chuyện ngay từ đầu và chính tính chất quan trọng của câu chuyện sẽ thuyết phục người xem Dẫn gián tiếp là cách bắt đầu lời dẫn bằng một hình ảnh, một chi tiết, một câu chuyện nào đó để tạo nên mối liên hệ so sánh từ đó hướng tới làm nổi bật chủ đề mà phóng sự đề cập Người xem sẽ bị thuyết phục bởi sự bất ngờ, cảm giác sốc hay là sự liên tưởng thú vị Còn theo các tác giả Vôtxkobôinhikốp và Iyriev ( trong tác phẩm: Nhà báo bí quyết kỹ

năng nghề nghiệp) thì có nhiều cách viết lead hay như viết theo kiểu “ngòi

nổ”, theo kiểu “kịch tính”, theo kiểu “ khêu gợi”… Mỗi một cách sẽ hàm

Trang 29

chứa một năng lực tác động riêng tạo hiệu ứng chờ đợi, hứng thú trong tâm

lý khán giả

Khả năng tạo dựng giá trị biểu cảm cho lời dẫn phóng sự ngắn truyền hình

là hết sức sinh động và trên thực tế không có bất cứ một công thức cố định nào Về mặt khách quan, một lời dẫn hay phụ thuộc rất nhiều vào bản thân

sự kiện nhưng đứng ở góc độ chủ quan lời dẫn hay lại được quyết định bởi năng lực sáng tạo cá nhân Lời dẫn dù là của phóng viên hay biên tập viên viết đều trở thành một phần tất yếu quyết định đến sức sống của phóng sự ngắn truyền hình Một phóng sự dù tốt đến mấy mà có một lời dẫn tồi thì cũng sẽ làm hỏng phóng sự

- Đặc trưng về hình ảnh

Đặc thù của truyền hình là khả năng chuyển tải thông tin dưới hình thức những hình ảnh chuyển động, có kèm theo âm thanh Do vậy sáng tạo tác phẩm truyền hình nói chung và sáng tạo tác phẩm phóng sự ngắn truyền hình nói riêng là hoạt động sáng tạo bằng hình ảnh và âm thanh Hình ảnh là

ký hiệu thông tin đặc trưng của truyền hình, là dấu hiệu phân biệt truyền hình với các loại hình báo chí khác Hình ảnh trên truyền hình có thể là hình ảnh chuyển động thực tế, có thể là hình ảnh tư liệu, trong trường hợp cần thiết cũng có thể được ghi lại qua ảnh, qua tranh vẽ, qua các sản phẩm đồ hoạ Hình ảnh luôn là phương tiện tốt nhất để giải thích hiện tượng bởi nó là yếu tố khách quan hàm chứa bên trong sự sống động của cuộc sống hiện thực

Trong khuôn khổ thời lượng hạn chế cộng với yêu cầu tối đa hoá lượng thông tin, đòi hỏi hình ảnh phóng sự ngắn phải là những hình ảnh mạnh, hình ảnh chứa đựng thông tin với tiết tấu nhanh và logic Tất nhiên đối với một số dạng phóng sự khác, nhất là phóng sự điều tra đặc điểm này cũng

Trang 30

được thể hiện nhưng không phải là đặc điểm thường xuyên và mang tính nguyên tắc Theo kinh nghiệm của các phóng viên Thời sự: muốn có hình ảnh nhanh mạnh thì không nên lạm dụng động tác máy đồng thời chú ý sử dụng nhiều cảnh đặc tả, cảnh cận, cảnh trung, hạn chế cảnh toàn Biên tập viên Thuỳ Linh (Ban Thời sự đài Truyền hình Việt Nam) cho rằng trong phóng sự ngắn không nên sử dụng những cảnh zoom lia kéo dài hàng chục giây ( ngoại trừ những cú zoom lia kéo dài có ý đồ) Bàn về hình ảnh phóng

sự trong chương trình thời sự, tác giả Neil Eveton ( Quỹ Reuter) quan niệm không nên lạm dụng kỹ xảo dựng hình ( đặc biệt kỹ xảo chồng mờ) bởi như vậy là bóp méo sự kiện, làm mất tính trung thực của sự kiện Theo các tác giả Brigitte Besse, Didier Desormeaux, điều quan trọng nhất trong phóng sự

ngắn chính là phải có một hoặc hai cảnh then chốt: “ đối với một phóng sự

thời sự, một hoặc hai cảnh then chốt cũng đủ để tổ chức toàn bộ phóng sự, nhưng phải đặc biệt chú ý chọn cảnh mở đầu và cảnh kết thúc” [4, tr.107]

Hình ảnh trong phóng sự ngắn luôn tuân thủ những nguyên tắc của nghệ thuật điện ảnh để đáp ứng một cách cơ bản nhất nhu cầu nghe nhìn của công chúng Đó là những nguyên tắc về khuôn hình, cỡ cảnh, góc quay… Tuy nhiên do yêu cầu về tính thời sự và giá trị thông tin nên trong thực tế nhiều khi cảnh quay của phóng sự ngắn không đòi hỏi khắt khe về độ chuẩn tắc

Có những cảnh quay bố trí lại không diễn tả được hết ý nghĩa trong khi nhưng cú chộp, những cú bấm máy tưởng như vô tình lại mang đến hiệu quả không ngờ Người xem truyền hình đã từng biết đến hình ảnh trong vụ khủng bố 11/9 năm 2001 ở Mỹ, vụ đánh bom ở tàu điện ngầm London ở Anh năm 2005, các vụ thiên tai ở Đông Nam Á năm 2006…đều được quay bằng máy quay nghiệp dư bởi những người dân thường Thế nhưng đấy là những cảnh quay vô giá về nội dung thông tin Trên sóng thời sự truyền hình Việt Nam gần đây xuất hiện một số cảnh quay nghiệp dư nhưng để lại ấn

Trang 31

tượng mạnh về giá trị thông tin như cảnh mua bán ma tuý ở khu vực xóm liều Thanh Nhàn – Hà Nội( dù chỉ quay từ một góc máy, một cỡ cảnh); cảnh cứu hộ tàu ngư dân sống sót sau bão Chan Chu trên biển ( dù hình ảnh rung giật và mất nét); và mới đây nhất là cảnh quay bạo hành trẻ em ở nhà trẻ tư nhân tại Thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai (dù phóng viên đài PTTH Đồng Nai chỉ có thể ghi lại hình ảnh bằng một góc máy, một khuôn hình duy nhất)…

- Đặc trưng về âm thanh

Cùng với hình ảnh chuyển động, truyền hình còn đồng thời chuyển tải

thông tin dưới hình thức âm thanh Âm thanh trong tác phẩm truyền hình bao gồm lời bình, tiếng động hiện trường và âm nhạc

Lời bình là ngôn ngữ của phóng viên, là một phần của kết cấu tác phẩm để làm nổi bật giá trị thông tin mà hình ảnh mang tới Nói cách khác lời bình là công cụ chắp cánh cho hình ảnh, làm cho hình ảnh nói được những điều

không thể nói Đúng như quan niệm của Peter Eng và Jeff Hodson thì “các

phóng viên truyền hình giỏi không mô tả quang cảnh họ thu hình được, họ giúp khán giả hiểu được những hình ảnh đó” [16, tr.194] Lời bình tốt là lời

bình biết dựa vào chỗ mạnh và chỗ yếu của hình ảnh để bổ sung thông tin cho hình ảnh Do vậy một lời bình tốt không thể là một văn bản độc lập, nghĩa là không thể đọc tách khỏi hình ảnh và âm thanh đi kèm

Nếu như ở các dạng phóng sự dài hơi như phóng sự tài liệu, phóng sự khoa giáo…lời bình thường mang màu sắc của ngôn ngữ văn chương nghệ thuật, với cách sử dụng tu từ, lối nói hình ảnh ví von, thì ở phóng sự ngắn lại hoàn toàn trái ngược Lời bình trong phóng sự ngắn truyền hình thường là lời bình đơn giản ngắn gọn dễ hiểu Nói cách khác lời bình của phóng sự ngắn gần với ngôn ngữ thông tấn nhất trong các dạng của thể loại phóng sự truyền

Trang 32

hình Sở dĩ như vậy bởi tác phẩm phóng sự ngắn là tác phẩm mang tính thời

sự với yêu cầu hàng đầu là cung cấp thông tin cho mọi đối tượng công chúng Từ những đối tượng công chúng có năng lực tiếp nhận đặc biệt đến những người có năng lực tiếp nhận bình thường nhất vẫn có thể hiểu được nội dung phóng sự Bên cạnh đó phóng sự ngắn trong chương trình thời sự truyền hình thường chỉ phát một lần trong một khoảng thời gian hạn hẹp và

do vậy phải nói thế nào để người xem hiểu ngay vấn đề Người xem không phải vừa tiếp nhận thông tin vừa nghiền ngẫm những ẩn ý của tác giả hay nhấm nháp cái hay cái đẹp trong cách sử dụng ngôn từ

Theo các nhà nghiên cứu: một nguyên tắc sử dụng lời bình trong phóng sự ngắn là nên xoá bỏ hoặc rút ngắn tất cả những gì có thể, bởi thừa ra một từ

vô ích không còn là một thông tin mà đã là một tạp vật hay một tiếng ồn đối với người nghe Ngắn gọn không chỉ tạo điều kiện dễ dàng trong hoạt động tiếp nhận đối với công chúng, ngắn gọn còn là cách để dồn nén thông tin, tối

đa hoá thông tin như mục tiêu hàng đầu mà phóng sự ngắn hướng tới Người

ta đã thống kê được rằng trên sóng truyền hình nước ngoài một câu trong lời bình phóng sự thường chỉ dao động trong phạm vi 15 từ Neil Eveton trong tập bài giảng “Tin – phóng sự truyền hình” cho rằng một câu trong lời bình

không nên quá 20 từ ( ở đây đang nói câu trong tiếng Anh) Ông cũng dẫn

lại một nguyên tắc của tổ chức truyền thông Southam đặt ra cho nhân viên khi viết lời bình, đó là nguyên tắc 5C Nguyên tắc 5C bao gồm: Clear (rõ ràng), correct (đúng), concise (súc tích), comprehensive (dễ hiểu), considerate (ý tứ) Cách viết ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, thậm chí viết bằng ngôn ngữ đời thường chính là cách tốt nhất để kéo công chúng vào cuộc, trực tiếp chia sẻ thông tin từ tác phẩm

Lời bình trong phóng sự ngắn truyền hình chủ yếu nên dùng ở thì hiện tại

và ở thể chủ động đồng thời sử dụng nhiều động từ hơn tính từ, trạng từ

Trang 33

Điều này xuất phát từ một thực tế đó là “ khi người dân cầm một tờ báo lên,

họ biết họ đang đọc những tin diễn ra hôm trước Nhưng nếu người này vặn radio hay bật TV lên họ sẽ muốn biết xem tin mới nhất là gì, những gì xảy ra ngay ngày hôm đó, hay ngay cả trong giờ đó” [16, tr.196] Một thủ thuật

khác trong viết lời bình phóng sự ngắn là nên đưa thông tin quan trọng vào đầu câu hơn là vào cuối câu Đây là một cách để nâng cao tính thời sự, tạo

ấn tượng mạnh đối với tâm lý tiếp nhận Ngoài ra lời bình phóng sự ngắn cũng không chấp nhận cách nói vòng vo, sử dụng những mỹ từ sáo rỗng, lạm dụng thuật ngữ, biệt ngữ thuộc chuyên ngành hẹp…

Nếu như lời bình là sản phẩm sáng tạo của người phóng viên, thì tiếng

động hiện trường hay còn gọi là âm thanh tự nhiên, âm thanh gốc (natural

sound) lại là sản phẩm khách quan, thu nhận từ bối cảnh Tiếng động hiện

trường làm gia tăng độ trung thực thuyết phục của hình ảnh, kích thích tâm

lý tiếp nhận của người xem Tiếng động hiện trường có thể buộc người xem phải quay lại nhìn vô tuyến khi đang lơ đãng hay đang làm một việc gì đó Tiếng động có khả năng đánh thức cảm xúc trong lòng người xem Nếu không có tiếng động hiện trường thì có nghĩa công chúng truyền hình đã bị tước đi một kênh tiếp nhận thông tin Đúng như lập luận của Neil Everton

“Mỗi khi chúng ta bỏ âm thanh tự nhiên vì chúng ta cần nhồi thêm lời bình –

làm như vậy, chúng ta cướp đi của khán giả cơ hội đặc biệt nào đó Chúng

ta làm giảm cơ hội của khán giả chia sẻ khoảnh khắc đó với chúng ta Và chúng ta làm yếu đi sức cuốn hút của phóng sự” [17, tr.43] Do vậy tiếng

động hiện trường thực chất cũng là một phần của thông tin Thật khó thuyết phục khi đưa những cảnh quay về bão tố mà không nghe tiếng gió rít, khi đưa cảnh biểu tình, tuần hành lại không có tiếng ồn ào phản kháng đấu tranh, khi đưa cảnh chiến sự mà không có tiếng súng đạn…Có quan điểm cho rằng:

“cách chuyển tải thông tin trong phóng sự truyền hình lý tưởng nhất là

Trang 34

không cần có lời bình mà để cho hình ảnh và tiếng động hiện trường tự nói lên tất cả” [48, tr.238]

Tiếng động hiện trường là khách quan nhưng cách sử dụng tiếng động hiện trường lại là sự sáng tạo chủ quan Nhà báo Thanh Lâm- nguyên phó ban Thời sự đài truyền hình Việt Nam quan niệm: người làm phóng sự giỏi phải là người biết sử dụng tiếng động hiện trường giỏi Cũng theo nhà báo Thanh Lâm trong hoạt động sáng tạo truyền hình ở nước ta hiện nay có tình trạng người làm truyền hình đang quá chú trọng hình ảnh, lời bình nhưng lại xem nhẹ âm thanh tự nhiên Trong khi đó theo biên tập viên quốc tế Thu Hằng (ban Thời sự đài truyền hình Việt Nam) thì các phóng viên nước ngoài rất có ý thức sử dụng tiếng động, đặc biệt tiếng động thường được sử dụng như một công cụ mang tính ý đồ để vào đầu phóng sự Thay cho lời bình, tiếng động mở đầu phóng sự luôn có khả năng kích thích tốt hơn sự tò mò

Sử dụng tiếng động đúng chỗ, đúng thời điểm có giá trị gấp nhiều lần dùng lời bình Điều này giải thích vì sao, trong kỹ thuật viết lời bình cần phải giành những khoảng trống để ưu tiên hình ảnh nhạy cảm và tiếng động hiện trường (người trong nghề gọi đây là những khoảng lặng)

Cùng với lời bình và tiếng động hiện trường, âm nhạc là một phần của âm thanh trong phóng sự truyền hình Âm nhạc vốn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho phim tài liệu và các dạng phóng sự có thời lượng dài Đối với phóng sự ngắn âm nhạc ít xuất hiện Âm nhạc sử dụng trong phóng sự ngắn là sự sáng tạo đặc biệt trong những trường hợp đặc biệt Chẳng hạn khi chương trình thời sự VTV1 làm phóng sự tưởng nhớ nhạc sỹ Văn Cao, Trịnh Công Sơn thì những sáng tác tiêu biểu của người nhạc sỹ được sử dụng làm nhạc nền cho lời bình và hình ảnh phóng sự, qua đó nhân lên niềm xúc cảm và tạo hiệu ứng nghệ thuật đặc biệt Dù vậy việc sử dụng âm nhạc trong phóng sự ngắn luôn là điều phải hết sức cân nhắc

Trang 35

- Đặc trưng về phỏng vấn

Phỏng vấn tiếng Anh là Interview Nó bao gồm tiết đầu ngữ “Inter” nghĩa

là tác động lẫn nhau, hướng vào nhau và từ “view” nghĩa là quan điểm ý kiến Như vậy nội hàm của phỏng vấn là trao đổi ý kiến, quan điểm, các sự việc, dữ kiện Phỏng vấn trong hoạt động báo chí nói chung tồn tại vừa với

tư cách là một thể loại báo chí độc lập, vừa là công cụ để thu thập thông tin Kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động báo chí cho thấy trong phỏng vấn chỉ nên hỏi người được phỏng vấn những gì mà phóng viên không thể nói hoặc không đủ thẩm quyền để nói Khi thực hiện phỏng vấn cũng cần tránh dạng câu hỏi mang tính áp đặt, câu hỏi đóng, câu hỏi hai trong một, câu hỏi quá rộng, câu hỏi mang tính liệt kê, câu hỏi rập khuôn, công thức… Có một câu nói mang tính nguyên tắc của giới báo chí nước ngoài khi thực hiện phỏng

vấn đó là: A bad answer is caused a bad question ( một câu trả lời tồi bắt

nguồn từ một câu hỏi tồi) Về lý thuyết nếu người đối thoại không hiểu câu hỏi thì lỗi là ở người phỏng vấn chứ không phải ở người đối thoại Do vậy ngôn ngữ phỏng vấn phải phù hợp với trình độ học vấn, trình độ nhận thức, văn hoá ứng xử của người được phỏng vấn Nói như nhà nghiên cứu X.A

Muratốp thì “ một câu hỏi hay là câu hỏi được đưa ra hết sức phù hợp với

ngôn ngữ của người đối thoại” [34, tr.124]

Trong phóng sự ngắn truyền hình, phỏng vấn được sử dụng nhằm chuyển tải, biểu thị quan điểm thái độ, nhận thức, hiểu biết của người trong cuộc Đối tượng phỏng vấn có thể là nhân chứng (khi phản ánh một sự kiện), có thể là chuyên gia (khi bàn về một vấn đề), có thể là người có trách nhiệm đối với sự kiện hiện tượng mà phóng sự đề cập Sự xuất hiện của người trong cuộc khi trả lời phỏng vấn sẽ làm cho thông tin đề cập trong phóng sự trở nên khách quan, vấn đề được phân tích một cách chặt chẽ

Trang 36

Thời lượng ngắn không cho phép phóng sự ngắn có nhiều phỏng vấn và mỗi phỏng vấn có dung lượng kéo dài Thông thường một phóng sự ngắn có

từ 2-3 phỏng vấn ( cũng có thể hơn) bởi như cách lập luận của các tác giả

Brigitte Besse và Didier Desormeaux thì “việc quá nhiều người được phỏng

vấn sẽ tạo ra tình trạng mơ hồ, tối nghĩa, khi đó cần phải xác định rõ ràng

ai là chính và ai là phụ” [4, tr.224] Đơn vị thời gian của mỗi phỏng vấn chỉ

có thể đo bằng giây Do vậy mỗi phỏng vấn trong phóng sự ngắn truyền hình chỉ chứa đựng một thông tin cốt lõi, nói cách khác phỏng vấn trong phóng sự ngắn phải là những phỏng vấn ngắn gọn, đúng trọng tâm, đúng ý đồ Nhà báo Hà Nam – nguyên phó ban Chuyên đề đài Truyền hình Việt Nam cho rằng: một phỏng vấn trong phóng sự ngắn đôi khi chỉ cần đề cập đến một ý, nghĩa là không cần dùng hết một câu trọn vẹn của nhân vật được phỏng vấn

Để nhân vật nói đúng ý đồ, đòi hỏi sự chuẩn bị tích cực từ phía phóng viên Nhà báo Trần Bình Minh – nguyên phó tổng giám đốc đài Truyền hình Việt

Nam khẳng định: “ Suy cho cùng thành công của cuộc phỏng vấn phụ thuộc

vào kiến thức của phóng viên về vấn đề, lĩnh vực, đối tượng mà mình tiến hành phỏng vấn” [27, tr.63]

Đặc điểm ngắn gọn, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề là đặc điểm nổi bật trong sử dụng phỏng vấn của phóng sự ngắn truyền hình Ở các thể loại khác, thời lượng phỏng vấn có thể cho phép một độ co dãn tương đối Trong trả lời phỏng vấn, đối tượng có thể đề cập cùng lúc một số vấn đề mà không

sợ lạc chủ đề hoặc ảnh hưởng đến thời lượng chung của phóng sự

- Đặc trưng về dẫn hiện trường

Dẫn hiện trường ( hay còn gọi là hiện dẫn) là một phần thú vị trong cấu

trúc phóng sự truyền hình nói chung và phóng sự ngắn truyền hình nói riêng Dẫn hiện trường là việc phóng viên trực tiếp xuất hiện trong phóng sự truyền

Trang 37

hình để nói về một nội dung nào đấy liên quan đến vấn đề mà phóng sự đang

đề cập Theo nhà báo Eric Fikhtellius (tác phẩm: 10 bí quyết kỹ năng nghề báo), khái niệm dẫn hiện trường trong tiếng Anh được diễn đạt bằng từ

“Standup” Trước đây thường rất ít khi phóng viên hiện dẫn nhưng với xu thế đổi mới cách làm truyền hình hiện nay, phóng viên xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong phóng sự, nhất là phóng sự ngắn Ở đài truyền hình Việt Nam, Ban Thời sự đưa ra cơ chế khuyến khích phóng viên hiện dẫn bằng cách sẵn sàng trả thêm nhuận bút cho những phóng sự có hiện dẫn tốt Còn ở các bản tin truyền hình phương Tây, đặc biệt là bản tin của CNN, rất dễ nhận thấy phóng viên dẫn hiện trường liên tục Nhiều khi chỉ mới cập nhật thông tin mà chưa kịp ghi lại hình ảnh, phóng viên liền đứng dẫn ngay tại hiện trường như một giải pháp thay thế hình ảnh Thường thì phóng viên nước ngoài hay hiện dẫn ở những phóng sự “nóng” như chiến sự, thiên tai hoặc các vùng đất lạ

Phóng sự ngắn truyền hình là thể loại bó hẹp về thời lượng và do vậy khi tiến hành hiện dẫn phóng viên cần phải tự trả lời câu hỏi liệu có cần thiết phải dẫn hay không Hay nói cách khác sự xuất hiện của phóng viên trong phóng sự phải là sự xuất hiện có nghĩa Nếu thực sự không cần thiết phải hiện dẫn, nếu hiện dẫn không giúp ích cho việc triển khai phóng sự thì tốt hơn nên ưu tiên thời lượng vào việc khác Thường thì hiện dẫn trong phóng

sự ngắn chỉ được thực hiện trong một số tình huống cụ thể như: phóng viên cần khẳng định một cách có thẩm quyền rằng mình là người làm chủ thông tin, dẫn hiện trường để làm tăng thêm sức nóng của vấn đề, dẫn khi không

đủ hình ảnh hoặc hình ảnh không đủ sức mạnh để diễn đạt một vấn đề… Dẫn hiện trường còn góp phần tạo cảm giác thân thiện với khán giả Nếu người dẫn là những phóng viên có tên tuổi thì sức nặng của phóng sự thậm chí sẽ được nâng lên

Trang 38

Dẫn hiện trường phụ thuộc rất nhiều vào cái duyên của người dẫn Không phải ai làm phóng sự hay cũng dẫn hiện trường tốt Chính vì thế thật khó để hình thành nguyên tắc chung về dẫn hiện trường Tuy nhiên theo kinh nghiệm nghề nghiệp của một số nhà báo trong cũng như ngoài nước thì vẫn

có thể đưa ra một số lời khuyên cho phóng viên khi hiện dẫn trong phóng sự ngắn Những lời khuyên đó là: không nên dẫn ngay từ đầu phóng sự và ngay khi kết thúc phóng sự bởi tốt nhất hãy để khán giả tiếp xúc và chia tay phóng

sự bằng những hình ảnh biết nói Khi dẫn phóng viên không nên nói “ tôi

đang ở đâu” mà hãy nói “tại đây đang xảy ra chuyện gì…” Phóng viên cần

tránh hiện dẫn ở những hoàn cảnh nhạy cảm dễ gây xúc động, không nên đưa số liệu mang tính liệt kê vào trong lời dẫn, hãy bắt đầu lời dẫn bằng một chi tiết cụ thể…

Do chịu sự chi phối của thời lượng nên dẫn hiện trường trong phóng sự ngắn cũng bắt buộc phải ngắn gọn, đơn giản và đặc biệt là đúng trọng tâm, đúng tinh thần mà phóng sự đề cập Theo phóng viên Văn Thành (Ban Thời

sự đài Truyền hình Việt Nam) thì nếu phóng viên dẫn 3 câu người xem sẽ biết anh ta nói gì nhưng nếu dẫn tới 5 câu người xem sẽ không thể nhớ những gì anh ta đã nói Dẫn hiện trường phải tiến hành trong những khung cảnh cụ thể với những câu chuyện cụ thể, tránh nói vòng vo chung chung

1.2.4 Vị trí của phóng sự ngắn trong hoạt động sáng tạo truyền hình trên

sóng truyền hình Việt Nam

Sự xuất hiện của phóng sự ngắn truyền hình là yêu cầu tất yếu trong xu thế vận động đổi mới hoạt động sáng tạo truyền hình nói chung và sáng tạo chương trình thời sự nói riêng Với khả năng ứng dụng linh hoạt, hình thức sáng tạo đa dạng phong phú cộng thêm tính mới mẻ độc đáo, phóng sự ngắn

Trang 39

mang lại những cách hiểu, cách quan niệm khác nhau là điều không tránh khỏi

Trong hoạt động sáng tạo truyền hình hiện nay, phóng sự ngắn đang được

sử dụng trên hai phương diện: phổ biến nhất là phóng sự phát trong chương trình thời sự và trong một chừng mực nào đó là phóng sự đóng vai trò phóng

sự linh kiện trong các chương trình truyền hình mang tính ma-ga-zin

Phóng sự ngắn đóng vai trò phóng sự linh kiện thường có ý nghĩa minh hoạ cho các chủ đề, các câu chuyện đề cập trong chương tổng hợp Có ý kiến cho rằng không nên gọi phóng sự linh kiện là phóng sự ngắn bởi phóng

sự linh kiện chỉ có tính minh hoạ, mô tả thêm về nhân vật hoặc sự kiện trong một chương trình tổng hợp mà “không có đời sống riêng” như phóng sự ngắn Tuy nhiên trong thực tế hoạt động sáng tạo truyền hình lại có khá nhiều phóng sự linh kiện tự thân nó đã chứa đựng được những vấn đề khá trọn vẹn và hoàn toàn có thể phát sóng trong chương trình Thời sự nếu vấn

đề nêu ra có giá trị thời sự Ngược lại nhiều phóng sự ngắn phát sóng trong chương trình Thời sự (VTV1) được sử dụng lại ở các chương trình tổng hợp với vai trò phóng sự linh kiện Biểu hiện rõ nhất là các phóng sự sử dụng trong các chương trình của Ban Thời sự như Sự kiện bình luận, Toàn cảnh thế giới, Tạp chí Kinh tế cuối tuần, Hội nhập, Tiêu điểm… Do vậy trong một chừng mực cụ thể phóng sự ngắn vẫn có thể đóng vai trò phóng sự linh kiện trong các chương trình truyền hình mang tính tổng hợp Tuy nhiên phóng sự ngắn đóng vai trò phóng sự linh kiện không nhất thiết phải mang tính thời sự mặc dù sự kiện hoặc vấn đề được đề cập phải là sự kiện, vấn đề có khả năng thu hút sự quan tâm chú ý của số đông

Khác với phóng sự ngắn đóng vai trò phóng sự linh kiện, phóng sự ngắn phát trong chương trình thời sự thường tạo ra những góc nhìn sâu về các mặt của dòng chảy thông tin Tính thời sự là yêu cầu hàng đầu của phóng sự

Trang 40

ngắn Nhà báo Trần Bình Minh – nguyên phó tổng giám đốc đài Truyền hình Việt Nam, người có công đầu đưa phóng sự ngắn thành thể loại đắc lực của

chương trình Thời sự trên VTV1 nhận xét: “Thể loại phóng sự ngắn sống

được là nhờ vào tính thời sự (thời điểm của nó) Một phóng sự về vấn đề lũ

dù còn thô, còn mộc, dù phim quay mờ, lời bình chưa trau chuốt nhưng sẽ cực kỳ có giá trị nếu nó được phát đúng vào lúc trận lũ còn đang hoành hành Còn để một tháng sau, thì dẫu có làm hay hơn, kỳ công hơn, đầu tư nhiều hơn – thì nó vẫn không đạt hiệu quả” [ 21 ]

Chính với những thế mạnh riêng có như nhanh, chính xác, hiệu quả, phóng

sự ngắn thực sự “bừng nở ” trên “mảnh đất thời sự” Nếu nói phóng sự là đơn vị cơ sở của báo hình ( cách nói của Brigtte Besse và Didier Desormeaux) thì phóng sự ngắn là đơn vị cơ sở của chương trình thời sự truyền hình Đối với các chương trình Thời sự, phóng sự ngắn đóng vai trò xung kích trong việc chuyển tải thông tin, mang đến cho công chúng những góc nhìn mới mẻ sâu sắc trước các sự kiện vấn đề đang thu hút sự quan tâm chú ý của số đông Phóng sự ngắn là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức chương trình thời sự, là công cụ hữu hiệu bậc nhất của người làm thời

sự đồng thời là dạng thể loại phù hợp nhất với tâm lý tiếp nhận của người xem thời sự Trung bình một chương trình Thời sự 19h của VTV1 hiện nay giành khoảng 15 -17 phút (trong tổng thời lượng 32 phút tin tức trong nước) cho các phóng sự ngắn Nghĩa là một chương trình Thời sự 19h sử dụng bình quân từ 5-6 phóng sự ngắn, chiếm tỉ lệ khoảng 45-50% lượng tin bài

Có thể thấy được tỉ lệ sử dụng phóng sự ngắn trong các chương trình Thời

sự 19h trên VTV1 một cách cụ thể qua bảng thống kê ngẫu nhiên dưới đây

Ngày đăng: 23/03/2015, 12:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5- Phong Châu (1997), “Nhận diện phóng sự truyền hình”, Báo Truyền hình, (số 20/1997) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện phóng sự truyền hình
Tác giả: Phong Châu
Năm: 1997
3- Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB Lao động Khác
4- Brigitte Besse, Didier Desormeaux (2004), Phóng sự truyền hình, NXB Thông tấn Khác
6- Thái Kim Chung (2006), Phóng sự trong chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam, Luận văn thạc sỹ khoa học báo chí, Học viện Báo chí tuyên truyền Khác
7- Thái Kim Chung, Nhận diện phóng sự trong chương trình thời sự truyền hình, Tạp chí Người làm báo ( số tháng 6/2005) Khác
8- G.V. Cudơnhetxốp, X.L. Xvích, A.Ia.Iurốpxki (2004), Báo chí truyền hình, tập 1, NXB Thông tấn, Hà Nội Khác
9- G.V. Cudơnhetxốp, X.L. Xvích, A.Ia.Iurốpxki (2004), Báo chí truyền hình, tập 2, Nxb Thông tấn, Hà Nội Khác
12- Đức Dũng (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, Nxb Thông tấn, Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w