1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của gia đình đối với việc giáo dục trẻ em hư ở thành phố

214 878 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 214
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

Lựa chọn nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần vào việc nâng cao vị trí, vai trò của gia đình trong sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và giáo dục BVCS&GD trẻ em của nước ta, như nội dung của Chỉ t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

_

NGUYỄN ĐỨC MẠNH

VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC TRẺ EM HƯ Ở THÀNH PHỐ (Qua nghiên cứu ở thành phố Hà Nội)

Chuyên ngành : XÃ HỘI HỌC

Mã số : 5.01.09

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI -2002

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

_

NGUYỄN ĐỨC MẠNH

VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC TRẺ EM HƯ Ở THÀNH PHỐ (Qua nghiên cứu ở thành phố Hà Nội)

Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC

Mã số : 5.01.09

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

GS Vũ Khiêu

PGS TS Chung Á

HÀ NỘI -2002

Trang 3

Tác giả

Mục lục Trang

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3

Nội dung chính

Chương 1

Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 12

1 1 Vài nét về tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 12

1.2.3 Lý thuyết Xã hội học về di động xã hội và biến đổi gia đình 24

Trang 4

1.2.4 Nghiên cứu vai trò của gia đình từ hướng tiếp cận văn hoá 35

1.3.5 Chuẩn mực xã hội và Hành vi lệch chuẩn 43

giáo dục của gia đình

(qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm

ở thành phố Hà Nội ) 52

2 1 Sơ lược tình hình trẻ em hư và gia đình có trẻ em hư ở thành

phố

52

2.1.1 Giới thiệu các thành phố ở Việt Nam 52

2.1.2 Vài nét tình hình trẻ em hư ở một số thành phố của Việt Nam 55

2.1.3 Một số đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến vị trí, vai trò

của gia đình thành phố trong việc giáo dục trẻ em

59

Trang 5

2.2.1 Giới thiệu về thành phố Hà Nội và các địa bàn khảo sát 67

2.2.1.2 Sơ lược về các địa bàn khảo sát (9 địa bàn khảo

sát)

70

2 3 Thực trạng trẻ em hư ở thành phố Hà Nội 78 2.3.1 Vài nét về các gia đình có trẻ emhư 78 2.3.2 Một số đặc trưng cơ bản về trẻ em hư trong các gia đình 88

2 4 Nguyên nhân trẻ em hư trong các gia đình ở thành phố Hà Nội 99 2.4.1 Nguyên nhân từ hoàn cảnh Kinh tế- Xã hội 99 2.4.2 Nguyên nhân từ phía bản thân trẻ em 101

2 5 Thực trạng vai trò của gia đình ở thành phố Hà Nội trong việc giáo

dục trẻ em hư

114

2.5.1 Nhận thức của gia đình trong giáo dục con cái 114 2.5.2 Quan niệm và kỳ vọng của gia đình đối với con cái 118 2.5.3 Quan tâm của gia đình đến các nhu cầu phát triển của trẻ em 126 2.5.4 Nhận xét, đánh giá của gia đình về con cái 133 2.5.5 Thái độ, phản ứng của gia đình đối với hành vi lệch chuẩn

của con cái

137

2.5.6 Một số nội dung giáo dục trẻ em hư trong gia đình 138 2.5.7 Một số hình thức giáo dục trẻ em hư trong gia đình 142 2.5.8 Một số phương pháp giáo dục trẻ em hư trong gia đình 146 2.5.9 Một số biện pháp giáo dục trẻ em hư trong gia đình 149

Trang 6

2.5.10 Vai trò ảnh hưởng của các thành viên gia đình tới việc giáo

dục trẻ em hư

154

Chương 3 Củng cố thiết chế gia đình, nâng cao vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em hư

ở thành phố 160

3 1 Một số nhận xét về tình hình trẻ em hư và vai trò của gia đình

trong việc giáo dục trẻ em hư ở thành phố Hà Nội

3.2.3 Tăng cường mối liên hệ giữa nhà gia đình và nhà trường

trong giáo dục trẻ em hư

169

3.2.4 Kết hợp giáo dục trẻ em hư giữa gia đình và cộng đồng 170

Trang 7

3.2.5 Làm trong sạch môi trường xã hội 171

Danh mục công trình của tác giả

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

178

180

193

Trang 8

Danh mục các ký hiệu và chữ Viết Tắt

(Xếp theo ABC chữ cái viết tắt đầu)

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BVCS&GD Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

NCKH: Nghiên cứu khoa học

PCGD: Phổ cập giáo dục

PCGDTH: Phổ cập giáo dục Tiểu học

PCGDTHCS: Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở

Trang 9

PH- GĐ: Phiếu hỏi gia đình

PH- HS: Phiếu hỏi học sinh

PLAN: (Tổ chức ) Plan quốc tế ( Plan International)

SDD: Suy dinh dưỡng

TNCSHCM: Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

TNTPHCM: Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

UNICEF: (United nations children's fund) Quĩ nhi đồng

Liên hợp quốc

VHTT: Văn hoá tinh thần

VNCPCC: (Vietnam committe fore protection

and care fore childrren ) Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc

trẻ em Việt Nam

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trang 10

Danh mục các bảng trong luận án

TT Chú thích Trang

1 Bảng 1.1 Tỷ lệ tăng dân số Việt Nam trong những năm thuộc

thập kỷ 90

32

2 Bảng 1.2 Tỷ lệ tăng dân số Việt Nam năm 1999, 2000 32

3 Bảng 2.1 : Dân số trung bình phân theo địa phương và dân số

thành thị trung bình phân theo địa phương (sơ bộ tính đến

5 Bảng 2.3 : Trình trạng ly dị, ly thân của dân số từ 12 tuổi trở

lên năm 1993 và các năm 1997- 1998

8 Bảng 2.6 Cơ cấu nghề nghiệp của các gia đình có so sánh

trước đây và hiện nay (PG-4; PG-5)

80

9 Bảng 2.7: Số nhân khẩu trong các gia đình (PG-8.1) 81

10 Bảng 2.8: Nhu cầu hoạt động thưởng thức đời sống tinh thần

của các ông bố, bà mẹ (PH-33)

84

11 Bảng 2.9: Các hình thức sinh hoạt tâm linh. (PG-6) 84

12 Bảng 2.10: Người có học vấn và các hình thức hoạt động tâm 85

Trang 11

linh (PG-2 và PG-6)

13 Bảng 2.11 : Người kiếm tiền chính cho gia đình (PG-9) 86

14 Bảng 2.12: Người quyết định các vấn đề lớn trong gia đình

(PG-10)

87

15 Bảng 2.13: Biểu hiện hư của trẻ em trong gia đình (PH-23.1) 94

16 Bảng 2.14: Biểu hiện hư của trẻ em ở nơi công cộng (PH-49) 96

17 Bảng 2.15: Các biểu hiện hành vi sai lệch của trẻ em hư ở nơi

công cộng (PH-51)

97

18 Bảng 2.16: Thói quen sử dụng tiền của trẻ em hư (PH-37) 98

19 Bảng 2.17 Trẻ em hư nhận thức về hoàn cảnh gia đình mình

22 Bảng 2.20: Thái độ tình cảm đối với thày, cô giáo (PH-16) 105

24 Bảng 2 22: Thái độ của gia đình đối với trẻ em hư (PH-38A) 109

25 Bảng 2 23: Bầu không khí trong gia đình (PH-45) 112

26 Bảng 2 24: Nguyên nhân bất hoà trong gia đình (PH-46) 112

27 Bảng 2.25 : Liên lạc của gia đình với nhà trường (PH-41) 113

28 Bảng 2.26: Quan niệm về các ưu tiên của gia đình (PG-11) 118

29 Bảng 2.27 : Kỳ vọng của gia đình về con cái (PG-17) 121

30 Bảng 2.28: Tương quan kỳ vọng về con cái của các nhóm

gia đình (PG-5 và PG-17)

122

31 Bảng 2.29: Bảng tương quan kỳ vọng của các gia đình về con 123

Trang 12

cái (PG-5 và PG-17)

32 Bảng 2.30: Sự đáp ứng của gia đình đối với yêu cầu, đòi hỏi

của con cái (PG-16)

35 Bảng 2.33 : Bố, mẹ khen thưởng con cái bằng hiện vật, hoặc,

cho đi thăm quan du lịch (PG-20.3)

131

36 Bảng 2.34 : Sự quan tâm của Bố, mẹ đến quan hệ bạn bè của

con cái qua nhận xét của con cái (PH- 43)

Trang 13

44 Bảng 2.42 : Nhận thức của gia đình về sự cần thiết phối hợp

với Tổ dân phố để giáo dục con cái (PG-21)

152

45 Bảng 2.43: Nhận thức của gia đình về đoàn thể với việc giáo

dục trẻ em (PG-21)

153

46 Bảng 2.44: ảnh hưởng của người lớn trong gia đình đến tính

cách của con cái (PG-19)

155

Danh mục các hình trong luận án

TT Chú thích Trang

1 Hình1.1: Phân loại trẻ em hư với trẻ em phát triển bình thường 48

2 Hình 2.1: Thời gian gia đình định cư tại Hà Nội (PG-3) 79

3 Hình 2.2 : Thế hệ trong các gia đình (PG-8.2) 82

4 Hình 2.3 : Mức sống của các gia đình (PG-11) 83

5 Hình 2.4 : Cơ cấu độ tuổi trẻ em hư (PH-1) 89

6 Hình 2.5 Cơ cấu học vấn của trẻ em hư (PH-1C) 90

7 Hình 2 6 Cơ cấu nghề nghiệp của bố (PH-3A) và mẹ (PH-4B) 92

8 Hình 2.7: Thứ bậc con cái trong gia đình (PH-7A) 93

9 Hình 2.8: Nhận thức khi nghe ông, bà, bố, mẹ kể chuyện giáo

dục đạo đức và truyền thống văn hoá (PH-28)

102

10 Hình 2 9: Hoàn cảnh gia đình trẻ em hư (PG-9) 107

11 Hình 2.10: Quan hê ứng xử trong gia đình.(PH-44) 111

12 Hình 2.11: Nhận thức của gia đình về việc giáo dục con cái

(PG-18)

115

13 Hình 2.12 Một số hạn chế trong nhận thức về giáo dục trẻ em 116

Trang 14

của gia đình (PG-18.5)

14 Hình 2.13: Tương quan về ưu tiên của các nhóm gia đình trong việc

nuôi dạy con cái (PG –5 và PG- 11)

119

15 Hình 2.14 : Quan niệm của gia đình trong việc giáo dục truyền

thống cho con cái (PG- 22)

125

16 Hình 2.15 : Quan tâm của các thành viên gia đình đến trẻ em hư

(PH-21)

127

17 Hình 2.16 : Gia đình đánh giá và nhận xét về trẻ em hư (PG-15) 135

18 Hình 2.17: Phản ứng của gia đình khi biết con cái quan hệ với

bạn bè hư (PG-13)

137

19 Hình 2.18: Một số nội dung giáo dục trẻ em mà các gia đình

quan tâm đối với con cái

141

20 Hình 2.19: Các hình thức gia đình khen thưởng con cái (PH –35) 145

21 Hình 2.20: Đối tượng các em hay tâm sự trong gia đình

(PH-42)

148

Trang 15

Phần I : Mở đầu

1 Tính cấp bách của vấn đề nghiên cứu

1 Những năm gần đây trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng tăng, tính chất

tội phạm ngày càng nghiêm trọng, trở thành vấn đề quan tâm, bức xúc, lo lắng

của các bậc ông, bà, cha, mẹ và của toàn xã hội Trong 4 năm từ 1997 đến 2000

số trẻ em chưa thành niên phạm tội hàng năm vẫn còn chiếm tỷ lệ cao Các tội

có hành vi vi phạm quyền sở hữu công dân năm 1997 chiếm 6,6%, năm 1998 chiếm 7,9% và năm 1999 là 7,12%; Các tội về ma tuý năm 1997 là 2,43%, năm

1999 là 2,39%; Các tội vi phạm an toàn trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính từ 3,42% năm 1997, 3,0% năm 1998 tăng lên 4,42 % năm 1999

89, tr 83 Năm 1999 toàn quốc có 14.346 trẻ em vi phạm pháp luật 90,tr 91

năm 2000 có 11.538 em, trong đó nam chiếm 97,57% 91, 93 Tổng số các bị cáo là vị thành niên phạm tội bị xét xử vẫn chưa giảm: Năm 1998 là 4.082 em, năm 1999 là 4.212 em, năm 2000 là 3.497 em 92, tr 96

Trang 16

2 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, nhưng chắc chắn có lý do

từ việc gia đình lơ là giáo dục trẻ em, xem nhẹ việc hàng ngày uốn nắn, điều chỉnh các hành vi sai lệch ở các em

Hiện nay, các gia đình ở thành phố sinh sống trong điều kiện môi trường

có các quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá -xã hội cao, phức tạp và luôn có những biến động mới Trước tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá, nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp đang bị mai một trong một bộ phận các gia đình Việt Nam sinh sống ở các thành phố Các quan hệ gia đình vốn dĩ tốt đẹp, đang bị lấn át bởi những quan hệ hàng hoá, thị trường, lợi nhuận, hoặc lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ Vị trí, vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em hư trở nên rất quan trọng, bởi số lượng trẻ em

hư ở thành phố ngày càng gia tăng, mức độ hư hỏng cũng nghiêm trọng hơn, tính chất hư hỏng cũng biến đổi mau hơn Mặt khác, hiện nay quan niệm của các gia đình về trẻ em hư cũng có nhiều cách hiểu khác nhau

3 Lựa chọn nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần vào việc nâng cao vị trí, vai trò của gia đình trong sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và giáo dục (BVCS&GD) trẻ em của nước ta, như nội dung của Chỉ thị 55/CT-TW ngày 28/6/2001 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ:

“Để đảm bảo cho thế hệ trẻ Việt Nam được phát triển toàn diện, giữ vững

và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu được những tinh hoa của thế giới, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ động phòng ngừa, khắc phục những tác động tiêu cực mới đối với trẻ em trong bối cảnh hiện nay ”  11 

2 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Trang 17

2.1 ý nghĩa khoa học :

Thông qua việc phân tích những biến đổi của cơ cấu và văn hoá gia đình, các hành vi lệch chuẩn ở trẻ em; phân tích mối quan hệ giữa các giá trị xã hội và vai trò xã hội của gia đình, luận án đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ vị trí, vai trò của gia đình ở thành phố đối với việc giáo dục phòng ngừa trẻ em hư; làm rõ vai trò, chức năng xã hội hoá con người của gia đình Từ đó, luận án cũng hy vọng sẽ góp phần nâng cao nhận thức lý luận xã hội học về chuẩn mực xã hội, giá trị xã hội, vai trò xã hội, xã hội hoá con người, xã hội học văn hoá, xã hội học giáo dục, di động xã hội và biến đổi gia đình trong hệ thống tri thức xã hội học

2.2 ý nghĩa thực tiễn

Thông qua khảo sát, tìm hiểu, phân tích thực trạng hoàn cảnh đời sống

sinh hoạt, lao động, học tập của một số nhóm gia đình ở thành phố và của một

bộ phận trẻ em hư trong các gia đình này, kết quả nghiên cứu đề tài góp phần:

-Làm sáng tỏ các nguyên nhân dẫn đến thói hư tật xấu ở các em, trong đó

có các nguyên nhân từ phía gia đình, từ phía xã hội và từ chính các em

- Làm rõ những tác nhân dẫn đến suy giảm vai trò của các gia đình thành phố trong việc giáo dục trẻ em trong cơ chế kinh tế thị trường, trong đó có tác nhân về kinh tế, tác nhân giáo dục, tác nhân văn hoá

- Vạch ra mâu thuẫn giữa kỳ vọng về con cái và phương pháp giáo dục con cái của các nhóm gia đình để từ đó làm sáng tỏ yêu cầu khách quan đối với các gia đình ở thành phố trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết, điều chỉnh thái độ và cách ứng xử đối với trẻ em

- Đưa ra các khuyến nghị khả thi đối với các gia đình để có các phương

pháp,biện pháp, hình thức thích hợp ngăn ngừa sự hư hỏng ở trẻ em

Trang 18

3 Mục đích nghiên cứu đề tài

-Tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân dẫn đến các thói hư tật xấu của trẻ em; làm rõ những nguyên nhân làm suy giảm, hoặc nâng cao vai trò của gia đình ở thành phố trong việc giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em hư

-Làm rõ các gía trị văn hoá truyền thống gia đình và những giá trị văn hoá xã hội mới cần được tiếp biến trong việc giáo dục trẻ em hư

-Góp phần cung cấp những cơ sở khoa học cho việc đề xuất các chính sách Kinh tế- Xã hội , Văn hoá- Giáo dục có liên quan đến gia đình, tạo điều kiện cho gia đình phát huy được vai trò của mình đối với việc giáo dục trẻ em, đặc biệt là để ngăn ngừa trẻ em hư

4 đối tượng, Khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Vai trò của gia đình ở thành phố trong việc giáo dục trẻ em hư

4.2 Khách thể nghiên cứu

-Là gia đình có trẻ em hư đang sinh sống ở thành phố Bao gồm trẻ em và

các thành viên của gia đình

-Là trẻ em độ tuổi từ 11-15 tuổi, học tại các trường Phổ thông Trung học

cơ sở (THCS) trong thành phố Các em này thường xuyên biểu hiện các hành vi không theo chuẩn mực xã hội thông thường ở nhà trường, các em được nhận xét

là học sinh chậm tiến, có hạnh kiểm yếu, cần được giáo dục, rèn luyện nhiều về nhận thức và các hành vi xã hội để phát triển nhân cách tốt Tại gia đình và cộng đồng, các em có những biểu hiện hư về lối sống, kém rèn luyện phẩm chất, đạo đức, có các hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị khởi tố hình sự

4.3 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 19

Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một số mặt chủ yếu về thực trạng hoàn cảnh, nhận thức, thái độ và hành vi của một số nhóm gia đình thành phố đối với trẻ em hư; về một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hành vi hư ở một bộ phận trẻ em trong các gia đình thành phố

Đơn vị nghiên cứu là gia đình sinh sống tại thành phố

Trẻ em được khảo sát, giới hạn tuổi từ 11-15 tuổi, đang học trong các trường phổ thông THCS

Địa bàn khảo sát thực tế tại 9 trường phổ thông THCS và 09 Phuờng dân

cư, thuộc 06 quận của thành phố Hà Nội

5 Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu

5.1 Giả thuyết nghiên cứu

Hiện nay những mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường đã ảnh hưởng và đang làm biến đổi một số mặt của đời sống Văn hoá- Xã hội Một bộ phận dân chúng đã bị cơn lốc của nền kinh tế thị trường cuốn hút Họ đã không có điều kiện để quan tâm đúng mức đến con cái, tự đánh mất những giá trị đích thực của gia đình, trong đó có các giá trị truyền thống trên các phương diện gia đạo, gia giáo, gia phong Do đó, họ cũng có thể làm mất luôn vai trò và điều kiện cần thiết để chăm sóc, giáo dục con cái trở thành người có ích lợi cho gia đình và xã hội Mặt khác, cũng có một bộ phận dân chúng đã không bắt kịp những tiến bộ cùng thời đại, thiếu thức thời, không tiếp biến những giá trị văn hoá mới vào gia đình, do đó đã kìm hãm sự phát triển của trẻ em, tạo nên những ức chế khiến trẻ

em phản ứng quyết liệt, dẫn đến hành vi tiêu cực không phù hợp với chuẩn mực

xã hội Phải chăng đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc xuất hiện một bộ phận trẻ em yếu kém về mặt đạo đức, lối sống và nhân cách, đã trở thành những đứa con hư trong gia đình; Đó cũng chính là những nguyên nhân làm

Trang 20

giảm sút vai trò của gia đình đối với việc giáo dục trẻ em hư, đặc biệt là trong

các gia đình ở thành phố

5.2 Khung lý thuyết

a Biến độc lập, gồm:

+ Các chính sách, pháp luật của nhà nước:

- Các chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước liên quan đến việc bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của gia đình và trẻ em (Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học, các nghị định, pháp lệnh về trẻ em trong trường giáo dưỡng Các chính sách về văn hoá, giáo dục )

+ Gia đình : - Các nhóm gia đình : Bộ đội, Công an; Cán bộ Công chức, Tri

thức, Giáo viên; Làm nghề tự do; Kinh doanh; Công nhân

- Thành viên gia đình chia ra: Giới tính; Độ tuổi; Nguồn gốc; Học vấn;

- Nghề nghiệp;Tình trạng hôn nhân; Số con; Mức sống (thu nhập); Đường đời; Đây là những biến số độc lập, là những nhân tố tác động đến việc làm giảm sút, hoặc phát huy vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em

c Biến phụ thuộc

+ Vị thế của các thành viên trong gia đình:

- Vị thế độc lập/ vị thế bị phụ thuộc

- Là người ông/ bà/ bố/ mẹ/anh/ chị/ em trong gia đình

- Là người chủ gia đình/ người phụ trợ

+ Vai trò của thành viên trong gia đình

- Người quyết định/ người bị phụ thuộc

- Người tham mưu/tổ chức/ người thực hiện

Trang 21

+ Nhận thức của các thành viên trong gia đình

Biểu hiện của biến phụ thuộc

- Quan niệm và phản ứng của gia đình đối với việc giáo dục con cái

- Thái độ và hành vi ( Ông /bà/bố / mẹ /anh /chị/ em/ người lớn/ trẻ em )

- ảnh hưởng nghề nghiệp, tính cách của bố mẹ đến con cái

- Các hoạt động của gia đình quan tâm đến các nhu cầu phát triển của con cái

- Các mối quan hệ của gia đình đối với con cái, nhà trường, cộng đồng

- Thể hiện trong quyền uy đối với con cái (của người bố)

- Thể hiện trong tình cảm và vai trò của cố kết gia đình ( của người mẹ)

- Nội dung, phương pháp, biện pháp giáo dục con cái

Những biến số trên là những biến số phụ thuộc Chúng bị chi phối bởi các biến số độc lập và các biến trung gian Chúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tác động làm nổi bật lên vị thế, vai trò của các thành viên trong gia đình, vai trò của gia đình đối với việc giáo dục trẻ em hư

Khung lý thuyết nghiên cứu

Hoàn cảnh kinh tế - xã hội

Trang 22

C Các biến Trung gian:

Kinh tế thị trường & Các yếu

tố VH -XH Các nhóm gia đình (Thực trạng đời sống, lao động, sinh hoạt )

Trẻ em hư trong gia đình

(Thực trạng)

Nhóm gia đình cán bộ, công chức

Nhóm gia đình bộ đội, công an

Nhóm gia đình kinh doanh

Vai trò của gia đình trong giáo dục trẻ em hư

(Vị thế, vai trò của các thành viên trong gia đình)

Luật pháp Chính

sách

KT- XH

Luật pháp Chính sách BVCS&GD tE

Nhóm gia đình làm nghề tự do

Nhận thức

Nhóm gia đình công nhân

Nhóm gia đình trí thức, giáo viên

Nhà trường

Xã hội

Trang 23

Các yếu tố chính trị, kinh tế , văn hoá xã hội cộng đồng: Kinh tế thị

trường; Các qui định về nếp sống mới; Phong tục , tập quán; Các tổ chức văn hoá, xã hội, nghề nghiệp ; Truyền thống văn hoá; Truyền thông - Thông tin

Đây là những biến số vừa là kết quả của các biến số độc lập vừa là điều kiện cần và đủ để hình thành một loạt các biến số phụ thuộc do nó tạo ra Những biến số này làm thay đổi nhận thức, quan niệm, hành vi của gia đình trong việc bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em

6 cơ sở Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Cơ sở phương pháp luận

6.1.1 Phương pháp luận Mác xít

Phuơng pháp luận Mác xít chỉ rõ: “Những nguyên lý cơ bản của lý luận Mác - Lê nin về xã hội là nguyên lý duy vật, nguyên lý phát triển, nguyên lý tính

hệ thống, nguyên lý phản ánh “63, tr.13 Vận dụng hệ thống quan điểm trên

để nghiên cứu vai trò của gia đình thành phố đối với việc giáo dục trẻ em hư:

- Theo quan điểm lịch sử :- Không tách gia đình với hoàn cảnh kinh tế, văn hoá-

xã hội của đất nước trong các giai đoạn lịch sử cũng như hiện nay;

- Theo quan điểm phát triển: Gia đình được ví như một cơ thể sống đang vận

động, biến đổi Theo đó, cơ cấu, vai trò, chức năng của gia đình, vị thế, vai trò, thái độ, hành vi cuả các thành viên gia đình cũng không ngừng vận động,thay đổi, phát triển; gia đình được xem xét trong giai đoạn phát triển nào đó của nó;

- Theo quan điểm tiếp cận hệ thống: Gia đình là tế bào của xã hội, là một bộ

phận hợp thành của một chỉnh thể thống nhất bao gồm một hệ thống phức hợp các yếu tố có liên quan đa diện với nhau một cách nhân quả Nghiên cứu vai trò của gia đình đối với giáo dục trẻ em hư ở thành phố phải đặt trong tổng thể các

Trang 24

yếu tố tác động đến nó như: Chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, tôn giáo ; Các yếu tố bên trong, bên ngoài;Các yếu tố truyền thống và hiện tại

6.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của gia đình trong giáo dục trẻ em

Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích giáo dục trẻ em là: “ xây dựng

cho con cháu chúng ta một đờì sống sung sướng, vui tươi, thái bình, hạnh phúc để mai sau nhi đồng ta thành những công dân có tài, có đức, xứng đáng

là người chủ của đất nước Việt Nam” 45 , tr 564 Muốn thực hiện được mục

đích trên cần phải có phương pháp giáo dục tốt “ Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên tấm gương thực tế là rất quan trọng ” 53, tr 69 Người đã đánh giá cao vị trí của

gia đình: “ Trước hết các gia đình (tức ông bà, cha me, anh chị) phải làm tốt công việc ấy ” 50, tr 257 Về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo luật hôn nhân và gia đình ngày 10/10/1959 Người

nói: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình” Người chỉ ra rằng:

“ Giáo dục các em là việc chung của gia đình, nhà trường và xã hội Bố mẹ, thày giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách” ” 48, tr 74 và “Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn “113, tr 13 Người cũng yêu cầu: “Các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và khuyến khích con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân”  49 , tr 81

Tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận, phương pháp luận để nghiên cứu các vấn đề về gia đình và giáo dục trẻ em ở nước ta, trong điều kiện hiện nay

6.1 3 Lý thuyết Xã hội học gia đình

Trang 25

Lý thuyết Xã hội học về gia đình chỉ ra các phương pháp tiếp cận nghiên

cứu gia đình với tư cách là một phạm trù xã hội học Trên cơ sở đó, gia đình được nghiên cứu với tư cách là một thiết chế xã hội, một một nhóm xã hội đặc thù Vì vậy, nghiên cứu vai trò của gia đình trong giáo dục trẻ em hư, cần phải được xem xét như là một quá trình xã hội hoá, quá trình duy trì chức năng xã hội của một nhóm xã hội đặc thù, mà trong đó ảnh hưởng và sự tác động lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình là sự phản ảnh những thoả mãn về nhu cầu xã hội của từng thành viên hay của nhóm xã hội

6.1.4 Phương pháp tiếp cận Văn hoá

Nghiên cứu vai trò của gia đình trong giáo dục trẻ em hư phải dựa trên cơ

sở nghiên cứu Văn hoá gia đình Văn hoá gia đình được hình thành trên cơ sở các

hệ giá trị như: Giá trị cấu trúc (kiểu gia đình, các quan hệ gia đình), Giá trị về chức năng (sinh đẻ, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ trẻ em), Giá trị tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo, những giá trị vô hình, trừu tượng, bí ẩn có sức mạnh

duy trì sự bền vững củng cố gia đình.) Phẩm chất của con người chủ yếu là do giáo dục Nhân cách của mỗi cá nhân không phải là sản phẩm của riêng cá nhân

đó mà là sản phẩm của các thiết chế xã hội, của nền văn hoá mà họ đang tồn tại,

mà, trước hết đó là văn hoá gia đình

6.2 Phương pháp nghiên cứu:

Trong luận án sử dụng một số phương pháp cụ thể :

-Phương pháp phân tích, tổng hợp : -Thu thập và xử lý các tư liệu có

sãn, các số liệu, các kết quả nghiên cứu về gia đình và trẻ em đã được nghiệm thu, công bố trên sách, báo, tạp chí khoa học; Tham khảo và sử dụng một số số liệu báo cáo thống kê, khảo sát của các cơ quan nhà nước quản lý về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em; sử dụng một số kết quả nghiên cứu khoa học của

Trang 26

một số đề tài liên quan đến gia đình và trẻ em mà tác giả tham gia trong thời gian qua.;

-Phương pháp khảo sát thực tiễn: Quan sát, tham dự, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu ; - Phương pháp xử lý thông tin số liệu: Gồm phương pháp thống kê xã hội học, xử lý phần mềm SPSS 10.0 ; - Phương pháp chuyên gia :

Trao đổi, lấy ý kiến đóng góp

7 Điểm mới của luận án

7.1 Đây là luận án Xã hội hội đầu tiên ở nước ta nghiên cứu, sâu, hẹp về đề tài:

Vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em hư ở thành phố

7.2 Dưới góc độ nghiên cứu xã hội học, Luận án bước đầu đã phân tích, mô tả khá rõ nét bức tranh về tình hình trẻ em hư, thực trạng vai trò trong chăm sóc, giáo dục trẻ em hư của các gia đình ở thành phố hiện nay ;

7.3 Làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn ảnh hưởng của những yếu tố di động xã hội, biển đổi về cơ cấu, chức năng, văn hoá, học vấn, lối sống, quan niệm về chuẩn mực xã hội và giá trị xã hội của gia đình đến tình trạng trẻ em hư ở thành phố; 7.4 Vạch ra những bất cập của gia đình thành phố trong vai trò giáo dục con cái khi xã hội chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp, sang cơ chế kinh tế thị trường, có định hướng xã hội chủ nghĩa

7.5 Phân tích làm rõ vai trò của các thành viên gia đình đối với trẻ em hư; ưu điểm của cơ cấu gia đình ba thế hệ; mối quan hệ biện chứng, kế thừa và phát triển của kiểu gia đình ba thế hệ trong việc giữ gìn những giá trị truyền thống, tiếp thu và phát triển những giá trị xã hội mới trong xã hội hiện đại

7.6 Luận án đã gợi mở những yêu cầu mới đối với việc nghiên cứu gia đình và giáo dục trẻ em hư trong gia đình, nhằm đáp ứng, phù hợp với xã hội hiện đại

Trang 27

8 Kết cấu của luận án: Luận án dày 177 trang, gồm có 3 phần: Phần mở đầu

(11 trang) ; Phần nội dung chính: Chương I (41 tr.); Chương II (107 tr.); Chương III (13 tr ); Phần kết luận và khuyến nghị ( 5 tr.)

Phần II: Nội dung chính

Chương 1

Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

1.1 Vài nét về tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Gia đình luôn luôn là đối tượng có sức hấp dẫn đối với các đề tài nghiên cứu về con người và các mối quan hệ xã hội của họ Đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về gia đình ở trong nước được công bố Tuy nhiên, vấn đề gia đình, cũng như những khía cạnh liên quan đến gia đình ví như một đại dương bao la, vừa gần gũi với chúng ta, lại vừa bí ẩn không cùng Nhiều khía cạnh của gia đình đã được các giới nghiên cứu tìm tòi phát hiện và công bố trên các ấn phẩm khoa học chuyên ngành khác nhau, có thể giới thiệu một số công trình nghiên cứu sau đây:

ở tầm vĩ mô, có một số công trình nghiên cứu lớn liên quan đến gia đình

như: " Việt Nam phong tục" (1915) của Phan Kế Bính " Việt Nam văn hoá sử cương"(1938) của Đào Duy Anh Thông qua những khảo cứu mang dấu ấn Dân

tộc học, hai công trình nghiên cứu này đã ghi chép và miêu tả các quan hệ vợ - chồng, cha- con, việc giáo dục con cái trong gia đình Việt Nam truyền thống và những xu hướng biến đổi của nó trước ảnh hưởng của văn hoá Âu Tây Công

trình nghiên cứu “Nho giáo và gia đình “ của Vũ Khiêu (1995) đã cung cấp một

khối lượng tri thức rất sâu, rộng về văn hoá gia đình, những tác động, ảnh hưởng đậm nét của nho giáo trong giáo dục gia đình, những mặt tích cực và tiêu cực

Trang 28

của Nho giáo đối với việc củng cố gia đình, hình thành nhân cách trong gia đình

và xã hội; Tổng kết những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam có hai tập sách, do Tương Lai chủ biên (tập I, 1991; tập II, 1996) Ngoài ra, chúng ta

còn thấy có các công trình nghiên cứu: “Gia đình và giáo dục gia đình” của Trần Đình Hượu,” Vai trò của gia tộc trong sự phát triển văn hoá dân tộc” của Nguyễn Đình Chú, “ Tam giác gia đình” của Hồ Ngọc Đại, “Mối quan hệ họ hàng và gia đình truyền thống” của Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc,

“Thể loại gia huấn và chức năng giáo dục phụ nữ của thiết chế gia đình truyền thống” của Đặng Thanh Lê, “ Giáo dục gia đình với trẻ em phạm pháp” của Phạm Thanh Vân, “Mục tiêu giáo dục của gia đình thành phố”, “Không khí tâm

lý gia đình và sự giao tiếp của trẻ “ của Lê Quang Thưởng, “Giáo dục luật pháp trong gia đình” của Lê Thị Quý, “Chất lượng cuộc sống của gia đình trí thức” của Nguyễn Thị Khoa “Hướng nghiệp với tư cách là một hình thức giáo dục gia đình” của Nguyễn Kim Hà, “ Chữ hiếu trong giáo dục gia đình” của Phan Đại

Doãn Đây là những công trình nghiên cứu mang nhiều dấu ấn của phương pháp tổng hợp liên ngành

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về gia đình, tiếp cận từ các góc độ nghiên cứu khác nhau như:

Tiếp cận từ góc độ Sử học có :"Một vài quan hệ đến chế độ gia đình của người Việt Nam thời cổ đại " của Nguyễn Đổng Chi (đăng trong tập chí nghiên

cứu lịch sử Hà Nội năm 1960, số 66)

Tiếp cận từ góc độ Giáo dục học, Tâm lý học có : "Phương pháp giáo dục trẻ con thành người hữu dụng" của Phạm Côn Sơn (1991) ; "Phương pháp giáo dục trẻ em hư " của Phạm Côn Sơn - Tô Quốc Tuấn (1997); " Tâm lý gia đình"

của Nguyễn Khắc Viện (1994) Trong đó, nghiên cứu trẻ em dưới góc độ tâm lý

Trang 29

học, các mối quan hệ trong gia đình và các trị liệu gia đình Công trình "Khoa học giáo dục con em trong gia đình " (1979) do Đức Minh chủ biên đề cập đến

một số quan điểm giáo dục trẻ em và những phương pháp giáo dục trẻ em trong gia đình

Tiếp cận từ góc độ Văn hoá học có : "Nền nếp gia phong" của Phạm Côn

Sơn (1996) đề cập đến các vấn đề những nguyên tắc, nề nếp trong gia đình, gia

tộc, gia phong, gia giáo, gia lễ, vấn đề kiến tạo gia phong; "Văn hoá gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ em" của Võ Thị Cúc (1997)

phân tích ảnh hưởng của văn hoá gia đình đến sự hình thành nhân cách của trẻ

em "Nghệ thuật làm bố " của Tạ Văn Bảo (1999) Nội dung trong đó đề cập đến

những mong muốn của người lớn ở con trẻ, những giá trị văn hoá truyền thống của gia đình, vấn đề quyền uy của bố, mẹ và những hiểu biết về tôn trọng trẻ em trong gia đình

Tiếp cận từ góc độ Xã hội học, Tâm lý học có : "Gia đình và người phụ nữ" của Lê Minh (2000) Nội dung đề cập đến các vấn đề gia đình trong xã hội

đang công nghiệp hoá; vị trí của gia đình trong việc xây dựng đời sống văn hoá,

trẻ em và sự phát triển cân bằng; Công trình nghiên cứu "Gia đình Việt nam với chức năng xã hội hoá" của Lê Ngọc Văn (1996) đề cập đến vấn đề gia đình Việt

Nam truyền thống với chức năng xã hội hoá, biến đổi chức năng xã hội hoá của gia đình, những thách đố và giải pháp cho gia đình Việt nam trong chức năng

xã hội hoá

Một số đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến gia đình và trẻ em như:

Đề tài khoa học mã số KX 07-09 "Vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam" do Lê Thi làm Chủ nhiệm (1997) đã

được tiến hành nghiên cứu từ 1992 đến 1995 Nội dung của công trình nghiên

Trang 30

cứu này đề cập đến con người và vấn đề xã hội hoá ; Vai trò của gia đình và sự hình thành nhân cách trẻ em Sự phát triển của gia đình Việt Nam và chức năng giáo dục con người qua các giai đoạn lịch sử và nhất là trong sự nghiệp đổi mới

hiện nay ; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước : ”Vấn đề văn hoá gia đình” của Lê Minh (mã số KX.06 -11) Trong đó đã đề cập đến các vấn đề như :

“Những tình huống ứng xử trong gia đình”, “Thực trạng văn hoá gia đình Việt Nam”, “Văn hoá gia đình vì sự phát triển xã hội”; Đề tài nghiên cứu khoa học

"Vị trí, vai trò của gia đình và cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em" được Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam thực hiện

trong hai năm 1999-2000, do Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm, đã nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau trong các vấn đề gia đình, công tác BVCS&GD trẻ

em trong gia đình và cộng đồng Trong đó, đề cập đến vị trí, vai trò của gia đình trong việc chăm sóc học tập của con cái, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ( trẻ em hư, làm trái pháp luật) và việc giáo dục văn hoá truyền thống cho

trẻ em trong gia đình ; Đề tài "Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu phát triển của trẻ

em việt Nam trong thờì kỳ mới" do Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm, thực hiện

trong năm 2000, đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng, gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về nhu cầu của trẻ em trong hoàn cảnh xã hội mới Đề tài "

Xây dựng nội dung cần bồi dưỡng cho cha mẹ học sinh để giải quyết một số vấn

đề cấp bách trong giáo dục hiện nay", (2000) mã số B 98-49-69 do Nguyễn

Thanh Bình là chủ nhiệm có một số bài viết về giáo dục trẻ em ở thành phố như:

"Gia đình giáo dục phòng chống tệ nạn nghiện hút cho con ở lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông" của Đào Thị Oanh; "Giáo dục con lứa tuổi Trung học cơ

sở ở gia đình thành phố trong giai đoạn hiện nay" của Nguyễn Thanh Bình;

Trang 31

"Gia đình với việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Trung học cơ sở ở thành phố" của Nguyễn Tấn Quang và Nguyễn Thanh Bình v.v

Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học và các bài viết

về gia đình Việt Nam đã phản ánh khá cơ bản và toàn diện về gia đình Việt Nam

từ truyền thống đến hiện đại Nhiều công trình nghiên cứu giầu hàm lượng tri thức, được phản ánh công phu trong nghiên cứu, đã cung cấp cho người đọc, người nghiên cứu những cái nhìn tổng thể,bao quát về hình ảnh gia đình người Việt Nạm xưa và nay Nhiều nghiên cứu đã đề xuất các kiến nghị có giá trị trong việc tham khảo để xây dựng các chính sách xã hội và gia đình, đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Mặc dù số lượng các công trình nghiên cứu về gia đình khá nhiều, song rất hiếm đề tài đi sâu nghiên cứu vai trò của gia đình đối với việc giáo dục trẻ

em hư ở thành phố

1.2 Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu

1.2.1 Lý thuyết Xã hội học về vị thế xã hội, vai trò xã hội, xung đột vai trò 1.2.1.1 Vị thế xã hội

Mỗi xã hội đều có cơ cấu tổ chức và được hình thành bởi sự kết hợp tổng hoà của các mối quan hệ, xuất phát từ vị thế xã hội của các chủ thể xã hội Vị thế xã hội được xây dựng trên cơ sở vị trí xã hội hay còn gọi là địa vị xã hội Địa vị xã hội là vị trí tương đối của các chủ thể xã hội được xác lập trong cơ cấu

xã hội, trong các quan hệ xã hội Mỗi cá nhân hoặc nhóm xã hội đều có một hoặc nhiều vị trí xã hội khác nhau Điều đó tuỳ thuộc vào các mối quan hệ xã hội mà họ có Những vị trí đó có thể được xác định do họ tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội, hoặc do đặc điểm vốn có của họ như giới tính, nơi sinh,

Trang 32

chủng tộc, dòng dõi, hoặc cũng có thể được xác lập sau các kết quả phấn đấu trong cuộc sống như: học vấn, nghề nghiệp, trình trạng hôn nhân, nhận nuôi

Vị thế xã hội bao giờ cũng gắn liền với vị trí xã hội cùng với việc kèm

theo những quyền hạn và trách nhiệm nhất định Vì vậy “Vị thế xã hội là vị trí

ổn định nào đó trong một hệ thống xã hội với những kỳ vọng quyền hạn và nghĩa

vụ đặc thù ”  122 

1.2.1.2 Vai trò xã hội :

“Vai trò” là thuật ngữ khoa học dùng để chỉ “ tác dụng, chức năng trong

sự hoạt động, sự phát triển của cái gì đó”  65, tr.1057  Nó là một công cụ cơ

bản để hiểu biết xã hội Trong hoạt động xã hội, vai trò đi liền với việc diễn tả

chức năng hoạt động xã hội “Vai trò xã hội” được hiểu là các hành vi của chủ thể mà chúng ta mong đợi tương ứng với vị thế xã hội của nó"  42, tr.74 

" Vai trò xã hội " là sự tập trung những hành vi, thái độ, quyền lợi và sự bắt buộc mà xã hội mong đợi đối với một vị thế xã hội nhất định và sự thực hiện của

cá nhân vị thế đó"  118, tr.1360 

Như vậy, vai trò xã hội của một chủ thể xã hội như cá nhân, nhóm, cộng đồng, tổ chức được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng của nó và biểu hiện bằng các hành vi chuẩn mực mà xã hội mong đợi Hay nói một cách

khác “ Vai trò xã hội “ là khái niệm chỉ toàn bộ những nghĩa vụ và quyền lợi của

con người gắn liền với một địa vị xã hội nào đó ở những xã hội khác nhau, hành vi chuẩn mực xã hội khác nhau, vai trò xã hội của các chủ thể cũng khác

nhau

Để thực hiện một vai trò xã hội, chủ thể xã hội phải đáp ứng được các mong đợi của xã hội bao gồm có hai vế: Một là chủ thể xã hội bắt buộc phải có nhiệm vụ - trách nhiệm thực hiện những hành vi có tính chuẩn mực mà xã hội mong muốn ở vị thế xã hội của mình Hai là : Trên vị thế xã hội của mình, chủ

Trang 33

thể xã hội có những quyền thực hiện các chuẩn mực mà xã hội qui định đồng thời yêu cầu các chủ thể xã hội khác phải tôn trọng những quyền đó

a Phân loại vai trò:

Talcott Parson (1902-1979) đã phân tích, đưa ra 5 loại vai trò của cá nhân:

- Vai trò dựa trên vị thế xã hội sẵn có và vai trò không có sẵn Ví dụ: Mỗi người khi được cha mẹ sinh ra đã có sãn vị thế là người làm con Người con ngoan, hiếu thảo của cha mẹ, học sinh giỏi của lớp Đó là những vai trò không có sẵn,

- Vai trò kiềm chế tình cảm và không kìm chế tình cảm Ví dụ, người bố buộc phải kìm chế tình cảm với con để thể hiện vai trò người cha nghiêm khắc, còn bà

mẹ không không kìm chế được tình cảm, khi thấy con bị người bố quất roi

- Vai trò được xác định hẹp và vai trò được xác định rộng Ví dụ trong việc giáo dục trẻ em, vai trò của gia đình là có phạm vi hẹp, còn vai trò của Nhà nước là vai trò được xác định rộng

- Vai trò phải có ứng xử theo qui tắc chung và vai trò phải ứng xử đặc thù Ví

dụ, học sinh cùng trường thì ứng xử với nhau theo những qui định, qui tắc

chung của nhà trường, nhưng đối với bạn chí thân học cùng lớp thì sự ứng xử lại đặc biệt hơn

- Vai trò khác nhau có động cơ khác nhau Ví dụ: Vai trò của người mẹ thức khuya, dậy sớm chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho con cái khác với vai trò thức khuya dậy sớm học tập của học sinh, sinh viên, vì họ có các động cơ khác nhau

b Các lý thuyết về vai trò:

Có hai khuynh hướng lý thuyết về cách tiếp cận vai trò xã hội:

-Lý thuyết về vai trò tiếp cận từ góc độ Tâm lý xã hội học

Đại diện cho xu hướng này là Nhà tâm lý học, xã hội học - Geoge Herbert Mead (1863-1931) Ông là người được xem là tiền bối của truờng phái lý thuyết tương tác biểu trưng (symbolic interactionism) Geoge Herbet Mead mô tả vai trò giống như là kết quả của quá trình tương tác, mà trong đó, các vai vừa tập tành, vừa sáng tạo Ví dụ như trẻ em vừa quan sát hành vi của người lớn, vừa phát triển trí tượng tượng của mình để nhập vai người lớn (role-taking (đóng vai) Bất cứ vai trò nào cũng tham gia vào các quan hệ tương tác (Interation) với các vai trò khác Việc xác lập vai này đòi hỏi phải có sự hiện diện của vai khác

Trang 34

Ví dụ có vai người chồng thì tương ứng có vai người vợ, có vai người người mẹ thì tương ứng có vai người con v.v Mỗi vai đều có những kỳ vọng vào vai kia

để

khẳng định vị trí của mình trong quan hệ tương tác đó Do đó, phản ứng của các

vai tương tác sẽ ảnh hưởng đến quan niệm của mỗi người về vai trò của mình

- Lý thuyết về vai trò tiếp cận từ góc độ Nhân loại học văn hoá

Cách tiếp cận này theo trường phái của Ralph Linton (1893-1953) Ralph Linton đã đưa ra khái niệm vai trò trong tác phẩm “ The study of man” Khái niệm này được thể hiện như sau:

“ Vị trí do một cá nhân chiếm lĩnh vào một thời gian cụ thể, trong một hệ thống cụ thể là trạng thái của cá nhân đó Vế thứ hai, vai trò được coi là tổng thể của những khuôn mẫu văn hoá gắn liến với một trạng thái cụ thể Như vậy khái niệm này sẽ bao gồm những quan điểm, ước lệ về giá trị và phương thức hành động được xã hội qui định cho chủ nhân của trạng thái này “” 72, tr.275

Lý thuyết của ông gắn liền với chủ nghĩa chức năng (Functionalism)

Theo ông có hai loại vị thế xã hội Một là : “Vị thế áp đặt” - còn gọi là vị thế có

sẵn Ví dụ như ngay từ khi chào đời, mỗi người đã có vị thế của mình như

giới tính, dòng dõi, phận làm con, thứ bậc trong gia đình Hai là “Vị thế thủ đắc”- vị thế mà mỗi người phải nỗ lực phấn đấu rèn luyện mới đạt được Xu

hướng tiếp cận này, vai trò được hiểu là việc thực hiện các nhóm quyền và nghĩa

vụ mang tính chuẩn mực xã hội hay còn gọi là các qui tắc xã hội (Social norms) Các qui tắc này có nguồn gốc từ hệ thống văn hoá chung của xã hội ở đây vai trò được hiểu là những lối ứng xử đã được qui định, có tính áp đặt, tương ứng với những vị trí nhất định, chứ không phải là sự "đóng vai ”

Trang 35

c Một số quan niệm về Lý thuyết vai trò:

Thomas và Biddle (1966) và Biddle trong “Recent Developments in Role” (1986) 115, tr.1678 cho rằng có năm phiên bản về lý thuyết vai trò.Trong đó

có: Lý thuyết vai trò chức năng ( Chú ý đến vai trò, hoặc hành vi đặc thù của các

chủ thể có vị trí xã hội nhất định trong một hệ thống xã hội tương đối ổn định);

Lý thuyết vai trò người tương tác biểu trưng (chú ý đến vai trò của những vai diễn đơn lẻ Sự tiến triển của các vai trò này thông qua tương tác xã hội); Lý thuyết vai trò cấu trúc (chú ý đến cấu trúc xã hội hoặc vị trí xã hội để chia sẻ các hành vi mẫu mà nó chịu hưởng từ các vị trí khác trong cấu trúc); Lý thuyết vai trò tổ chức ( chú ý đến vai trò phối hợp với các vị trí xã hội đã được xác

định Trong đó, có sự sắp đặt trước về định hướng nhiệm vụ và hệ thống xã hội

có thứ bậc); Lý thuyết vai trò nhận thức (chú ý tới quan hệ giữa những mong

đợi vai trò và hành vi thể hiện)

d Mô hình vai trò:

Sarbin (trong “Role theory” (1954) đưa ra ba quan niệm về mô hình vai trò, gồm có: Sự mong đợi (Đó là quyền mong đợi hành vi có tính nghĩa vụ ở những người người diễn vai với nhau) Vai trò (là trình tự thực hiện mẫu hành động tương tác xã hội.) Vị trí xã hội (là nhận thức của tổ chức xã hội về các mong đợi ở vai trò, hoặc hành động mong đợi của người đóng vai) 116,

tr.1676

e Kỳ vọng vai trò:

Kỳ vọng (attentes expectations) vai trò là những điều mà người khác mong muốn, chờ đợi ở người có vai trò Có ba loại kỳ vọng:

- Kỳ vọng tất yếu ( necessary expectations) -là loại kỳ vọng có tính chất

khắt khe mà xã hội buộc cá nhân phải tuân thủ bằng mọi giá Ví dụ, mọi công dân phải tôn trọng và chấp hành pháp luật của nhà nước

Trang 36

- Kỳ vọng nghĩa vụ (obligation expectations)- là loại kỳ vọng không

mang tính chất cưỡng bức nặng tính pháp luật , mà mang tính chất yêu cầu trách nhiệm, nghĩa vụ và lương tâm của các thành viên trong xã hội Ví dụ Hội viên của một tổ chức xã hội, thì phải có nghĩa vụ thực hiện các điều lệ của tổ chức

đó

- Kỳ vọng cưỡng chế (coercion expectations) - là loại kỳ vọng có tính

chất ép buộc về mặt tinh thần Nó không có hình thức cưỡng bức cụ thể nào, nhưng luôn luôn gây một áp lực căng thẳng về tinh thần đối với những cá nhân

có hành động ngược lại với các quyền lợi của xã hội, hoặc phá hoại các các qui tắc của nhóm, nhằm làm cho đối tượng sợ mất thể diện, mất uy tín

Ngoài ra, trong xã hội còn có những loại kỳ vọng không bắt buộc khác

1.2.1.3 Xung đột và mâu thuẫn vai trò (Role conflict)

a Một số hình thức xung đột và mâu thuẫn vai trò

Khái niệm xung đột vai trò (Role conflict) dựa trên lý thuyết vai trò xã hội (role theory) và lý thuyết tuơng tác biểu trưng (Symbolic interations)

Theo Rober Kahn trong tác phẩm “Căng thẳng tổ chức: Những nghiên cứu xung đột vai trò và căng thẳng vai trò” (1964) thì , xung đột vai trò xảy ra

dưới ba hình thức: xung đột vai trò giữa các thành viên trong một hệ vai trò, xung đột vai trò trong bản thân người giữ vai trò và xung đột vai trò giữa các vai trò thuộc các hệ vai trò khác nhau Trong ba hình thức trên bao giờ cũng có một người giữ vai trò tiêu điểm

b Một số nhân tố ảnh hưởng tới xung đột và mâu thuẫn vai trò

Rober Kahn cho rằng có ba nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa những người có vai trò và người tiêu điểm đó là: Các nhân tố mang tính tổ chức (organizational factors) ví dụ như kích cỡ, cấu trúc quản lý mang tính tổ chức; Các nhân tố mang tính tương tác cá nhân (Interpersonal factors) Ví dụ sự phụ

Trang 37

thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong hệ vai trò và giữa các hệ vai trò; Những nhân tố cá nhân (Personallity factors) Ví dụ niềm tin, động cơ , đặc biệt

là động cơ của các thành viên trong hệ vai trò 117, tr.1677

Để tránh không nhầm lẫn vai trò, đồng thơì để khắc phục xung đột giữa các vai trò, có hai mặt của một vấn đề cần phải được giải quyết Một là, cá nhân phải thực hiện tốt vai trò của mình Hai là, cá nhân phải có những chuẩn mực xã hội rõ ràng Muốn thực hiện tốt vai trò của mình, cá nhân phải học tập và thực hiện các yêu cầu, đòi hỏi, mong đợi, kỳ vọng của gia đình và xã hội ở các vị thế nhất định mà họ có, để đáp ứng được kỳ vọng vai trò của xã hội dành cho anh ta Quá trình đó bắt đầu từ trong gia đình, sau đó là ngoài gia đình và kéo dài suốt đời

1.2.2 Lý thuyết Xã hội học về giáo dục

1.2.2.1 Giáo dục trẻ em trong gia đình

Giáo dục là một thiết chế xã hội Thiết chế giáo dục ra đời , tồn tại và phát triển theo qui luật, nhằm thực hiện các chức năng của nó, là truyền thụ những hệ thống tri thức, kinh nghiệm xã hội, những hệ thống giá trị xã hội được tích luỹ, sáng tạo trong quá trình lịch sử Gia đình cũng là một thiết chế xã hội, đồng thời là môi trường của thiết chế giáo dục Môi trường gia đình là môi trường

giáo dục đặc biệt Tính chất đặc biệt thể hiện ở chỗ, thứ nhất : Nó là môi trường đầu tiên mà con người được xã hội hoá , thứ hai: Đối tượng đầu tiên mà gia đình thực hiện chức năng xã hội hoá là trẻ em; thứ ba : Đối tượng trẻ em đó, đã có địa

vị qui định cố định ngay từ khi nó được sinh ra trong gia đình

Chính vì điều trên tiêu chuẩn giáo dục trẻ em trong gia đình không giống như các tiêu chuẩn giáo dục đứa trẻ trong các môi trường khác như nhà trường hay xã hội Theo Nhà xã hội học người Mỹ - Talcott Parsons (1902-1979) :

Trang 38

“ trong gia đình, trẻ em được đánh giá, cư xử theo những chuẩn mực đặc thù (Particularistic standards) Bố mẹ cư xử với đứa trẻ như là đứa con đặc biệt của

họ, hơn là đánh giá chúng theo thước đo chuẩn mực có thể dùng cho mọi đứa trẻ

”  120, tr 175 

Chính vì, đứa trẻ là đứa con đặc biệt của riêng từng gia đình nên từ nhận thức đến thái độ, từ tình cảm đến các hành vi của bố mẹ đối với đứa con đó đều đặc biệt, không giống như đối xử với những đứa trẻ khác ngoài gia đình Nói

cách khác đó là cách đối xử theo kiểu dân gian “con vua vua dấu, con chúa chúa yêu” Từ nhận thức và tình cảm như vậy, bố mẹ bao giờ cũng dành cho con cái

của mình những đánh giá, nhận xét theo chủ quan của mình Có nghĩa là theo những tiêu chuẩn trong gia đình Những tiêu chuẩn đó như Talcott Parsons nói

đó là những tiêu chuẩn đặc thù (Particularistic standards)

Đây chính là điều đáng lưu ý nhất khi so sánh việc giáo dục trẻ em trong

gia đình với việc giáo dục trẻ em trong các môi trường khác

1.2.2.2 Giáo dục trẻ em ở nhà trường

Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ (thế kỷ 19 và thế kỷ 20) nhà xã hội học

Pháp Emile Durkheim (1855-1917) coi chức năng cơ bản của giáo dục là truyền

bá những chuẩn mực và giá trị của xã hội Ông cho rằng : ” Xã hội chỉ có thể duy trì nếu các thành viên của nó có đủ một mức độ đồng nhất (Homogeneity); giáo dục tiếp tục và được củng cố tính đồng nhất này bằng cách ngay từ đầu đã khắc ghi vào đứa trẻ những sự giống nhau cơ bản ( essential similarities) mà đời sống tập thể yêu cầu ” Thiếu “ sự giống nhau cơ bản ” đó, sự hợp tác, đoàn kết

xã hội và đời sống xã hội sẽ không thể có được Nhiệm vụ trọng yếu của mọi xã hội là gắn kết toàn thể các cá nhân thành một khối thống nhất, nói cách khác là tạo ra sự đoàn kết xã hội Điều này hàm ý sự gắn bó với xã hội và cảm giác

Trang 39

rằng mình thuộc về xã hội và cảm giác rằng xã hội còn quan trọng hơn cá nhân

Durkheim lập luận rằng “ để gắn kết với xã hội, đứa trẻ phải cảm thấy rằng trong xã hội có một điều gì đó có thật, sống động và mạnh mẽ, nó chi phối con người mà cũng nhờ nó mà đứa trẻ có được những gì tốt đẹp nhất ” Giáo dục và

đặc biệt là dạy lịch sử làm gắn bó giữa cá nhân và xã hội: Nếu lịch sử xã hội mà những đứa trẻ đang sống, được khơi dậy cho chúng, chúng sẽ nhìn nhận mình là một phần của một cái gì đó lớn hơn bản thân chúng, chúng sẽ phát triển tình cảm gắn bó với nhóm xã hội được chấp nhận  121, tr 173 

Từ tư tưởng của Durkheim, Talcott Parsons đã đưa ra quan điểm về vai trò

của giáo dục đã được thừa nhận Từ những năm 1950, Parsons đã biện luận rằng sau khi xã hội hoá ban đầu trong phạm vi gia đình, thì nhà trường đóng vai trò trung tâm trong việc xã hội hoá Nhà trường là chiếc cầu nối giữa gia đình và xã hội, chuẩn bị cho trẻ những vai trò làm người lớn Vì vậy, những tiêu chuẩn giáo dục ở nhà trường không giống như những tiêu chuẩn giáo dục trong gia đình Bởi vì, trong xã hội mỗi cá nhân được cư xử và đánh giá theo những chuẩn mực

phổ quát (Universalistic standards) áp dụng cho tất cả mọi thành viên, không

phân biệt mối quan hệ họ hàng Tuy nhiên, trong xã hội công nhiệp phát triển, địa vị khi trưởng thành chủ yếu là dành đạt được Ví dụ, cá nhân đạt được vị trí trong công tác Do vậy, đứa trẻ phải chuyển từ những tiêu chuẩn đặc thù

(Particularistic standards) được hình thành trong gia đình sang những chuẩn

mực phổ quát Nhà trường là nơi chuẩn bị cho đứa trẻ trong bước chuyển đổi này Nhà trường tạo ra các chuẩn mực phổ quát mà theo đó tất cả học sinh đạt được vị trí của mình Hạnh kiểm của chúng được đánh giá qua thước đo về các qui định của nhà trường Thành tích của chúng được đánh giá qua các kỳ kiểm tra Cùng một số chuẩn mực như vậy được áp dụng cho tất cả học sinh, không

Trang 40

phân biệt giới tính, chủng tộc, thành phần gia đình hay giai cấp, xuất thân Nhà trường hoạt động theo các nguyên tắc dựa vào tài năng: địa vị đạt được dựa trên tài năng là cơ bản Giống như Durkheim, Parsons biện luận rằng nhà trường là một xã hội thu nhỏ Xã hội công nghiệp hiện đại ngày càng hiện đại, ngày càng dựa trên thành tựu hơn là những cái đã định sãn, vào các chuẩn mực phổ quát hơn là cái chuẩn mực đặc thù, vào những nguyên tắc thành tích áp dụng chung cho mọi thành viên Bằng sự phản ánh hoạt động tập thể như một xã hội, nhà trường chuẩn bị cho các em các vai trò làm người lớn 120, tr 175 

1.2.3 Lý thuyết Xã hội học về di động xã hội và biến đổi gia đình

1.2.3.1 Di động xã hội

Trong xã hội vị thế của cá nhân hay nhóm xã hội được xếp vào một hệ

thống phân tầng xã hội theo các mức độ phẩm chất mà họ có Những phẩm chất của họ chủ yếu do văn hoá quyết định Trong đó có các yếu tố như : được giáo dục tốt, lợi tức cao, của cải nhiều, nghề nghiệp giá trị, có uy tín lớn Vị thế (địa vị) của cá nhân hay nhóm xã hội biểu thị sự xác lập chỗ đứng của họ trong

hệ thống phân tầng xã hội, đồng thời xác định lối sống,giá trị hành vi cư xử, quyền lợi và quyền hành của họ trong xã hội và đồng thời xếp họ vào một giai

cấp xã hội nhất định Hệ thống phân tầng xã hội không phải là bất biến, bởi vì

vị thế của các chủ thể xã hội luôn luôn biến động do xảy ra quá trình di động xã hội

Di động xã hội (DĐXH) là “ sự di chuyển của các cá nhân từ giai cấp này sang giai cấp khác" 13, tr.155 Di động xã hội là do tác động của nhiều nhân

tố khác nhau, diễn ra trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định Di động có thể xảy ra theo những hướng khác nhau Di động xã hội có nguyên nhân và có tính qui luật DĐXH làm cho cá nhân, hay nhóm xã hội biến động về vị thế xã hội

và do đó cũng thay đổi vai trò của chủ thể vị thế đó

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w