1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hồi ký của một số nhà văn Việt Nam thời kỳ hiện đại

120 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung trong giáo trình “Văn học Việt Nam 1900-1945” có nhận xét về tập hồi kí “Đời viết văn của tôi” của Nguyễn Công Hoan: “Đặc biệt là tập hồi kí về cuộc đờ

Trang 1

Khoa Văn học

Luận văn thạc sĩ

Hồi ký của một số nhà văn Việt

Nam thời kì hiện đại

Chuyên ngành: Lý Luận Văn Học

Giáo viên hướng dẫn: GS Hà Minh Đức Học viên thực hiện: Phạm Thị Lan Anh

Cao học Văn K50 Khóa 2005 – 2008

Hà Nội, 11 2008

Trang 2

Sau một thời giam chuẩn bị, tìm hiểu, nghiên cứu, luận văn “Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam hiện đại” đã được hoàn thành Sẽ còn những thiếu sót do giới hạn của khả năng cũng như kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, tuy nhiên luận văn

là cả sự nỗ lực cố gắng hết mình của người viết khi đặt ra và giải quyết vấn đề nghiên cứu Bên cạnh đó, sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo, tỉ mỉ và khoa học của GS Hà Minh Đức trong suốt quá trình thực hiện đã giúp tôi rất nhiều để hoàn thành được luận văn này Tôi xin gửi tới Giáo sư lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất! Chúc Giáo sư sức khoẻ để đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp nghiên cứu lý luận phê bình văn học nước nhà! Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo,

cô giáo đã giảng dạy trong thời gian học tập tại trường, xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Lý luận Văn học, cán

bộ phụ trách đào tạo sau đại học Khoa Văn học đã tạo điều kiện giúp đỡ trong việc hoàn thành chương trình học và thực hiện luận văn Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng bảo vệ! Cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích

lệ để tôi có thể hoàn thành được luận văn này! Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2008

Học viên Phạm Thị Lan Anh

Trang 3

Trang

Mở đầu

3 Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 9

Nội dung

Chương 1 Thể loại hồi kí và hồi kí trong văn học Việt Nam 10 1.1 Hồi ký và Hồi ký văn học 10 1.2.Vai trò của thể loại hồi ký 18

Chương 2 Nội dung của các hồi ký nhà văn Việt Nam hiện đại 24 2.1 Bức tranh sinh động được phản ánh trong các tác phẩm hồi ký 24

2.1.1 Từ những xóm nghèo làng quê đến đời sống đô thị 24 2.1.2 Hồi ký nhà văn và đời sống văn nghệ 35

2.1.2.1 Tình hình đời sống văn nghệ nước nhà 35 2.1.2.2 Những nhà văn cùng thế hệ 45 2.2 Con người cá nhân các tác giả hồi kí 52 2.2.1.Truyền thống gia đình, môi trường giáo dục thời

thơ ấu và quá trình học tập, tự rèn luyện của các nhà văn 52 2.2.2 Hoàn cảnh sáng tác, những vất vả của công việc

viết văn và niềm vui với những thành tựu 61

2.2.3 Những tâm sự, quan niệm về nghề và

kinh nghiệm đúc rút trong cuộc đời viết văn 67

Chương 3 Phương thức biểu hiện hồi kí văn học 76

Trang 4

3.2 Ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh chi tiết 83 3.3 Không gian, thời gian 92

1 Vài nét về tiểu sử, thân thế, sự nghiệp các tác giả 104

2 Danh mục tài liệu tham khảo 114

Trang 5

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 1

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử nghiên cứu lý luận về thể loại, đã có không ít những công trình, những bài viết về kí văn học và có nhiều công trình đi vào sâu hơn ở các tiểu loại như tuỳ bút, bút kí, phóng sự văn học, kí sự, tạp văn v v… Những trang viết ấy góp phần hoàn thiện diện mạo nền lý luận về thể loại của văn học nước nhà từ những vấn đề nhỏ nhất Là một tiểu loại thuộc kí văn học, tuy nhiên hồi kí vẫn chưa được quan tâm đúng với vai trò của nó Ngay với bản thân mỗi người, viết hồi kí có phần xa lạ và chưa thật cần thiết thì việc tìm hiểu các tác phẩm hồi kí từ góc độ thể loại cũng chưa được quan tâm

Trước hết có thể khẳng định hồi kí là một thể loại xứng đáng được tìm hiểu và nghiên cữu kĩ lưỡng Trong mỗi hồi kí có một phần hiện thực xã hội được nói đến, có những tâm tư tình cảm của cá nhân con người và không ít những biểu hiện nghệ thuật độc đáo, sâu sắc Tuy nhiên, trong một thời kì dài

do đặc trưng của một xã hội luôn có đấu tranh, vai trò của cộng đồng được đề lên hàng đầu Do vậy tiếng nói của những cái tôi cá nhân không được chú ý

Và hồi kí cũng chưa được nói lên tiếng nói của mình một cách đầy đủ Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa như cầu được tìm lại mình, nhìn lại mình qua hồi ký đang dần được đánh giá cao hơn Hồi kí xuất hiện nhiều hơn, đã có nhưng bài viết, những công trình nghiên cứu riêng lẻ về từng cá nhân tác giả và hồi ký nhưng chưa có một cái nhìn tương đối tổng quan có tính chất thể loại về vấn đề này

Tìm hiểu, nghiên cứu các tác phẩm hồi kí sẽ cho chúng ta những hiểu biết về: con người cá nhân các tác giả (thân thế, hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, quá trình học tập, rèn luyện v v…) cũng như những cảm nhận, đánh giá của họ về xã hội, lịch sử văn học, về những con người, những nhà văn cùng thế hệ… Hồi kí không chỉ là tiếng nói của cá nhân, khi tìm được

Trang 6

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 2

sự đồng vọng với những tiếng lòng, với tiếng gọi của dân tộc, đất nước, nó sẽ trở thành một tiếng nói chung cho toàn xã hội, đáng được nhìn nhận và trân trọng

Thời gian gần đây hồi kí xuất hiện nhiều hơn, có hồi kí của các nhà văn, các nhân vật xã hội và một số hồi kí dịch từ nước ngoài Các cuốn Hồi ký của

Hilary Clinton, của Mike Tayson, hồi kí của Brigitte Bardot “Viết tắt là B.B”, thậm chí cuốn “Hồi ức của một Gaysa” nói về thân phận những kĩ nữ Nhật

Bản còn được dựng thành phim và thu hút sự quan tâm của không ít người ở Việt Nam, số lượng các tác phẩm hồi kí cũng xuất hiện nhiều, nhất là những năm cuối thể kỉ XX đầu thế kỉ XXI Đó là những dự báo cho sự phát triển của hồi kí trong nay mai, khi mà vị trí của cá nhân, đặc biệt là những cá nhân tài năng ngày càng được coi trọng

Một lí do quan trọng là xuất phát từ trực cảm cá nhân, từ lòng yêu mến thể loại kí văn học nói chung và hồi kí nói riêng, người viết muốn có một cái nhìn cụ thể hơn về các hồi ký nhà văn hiện đại Việt Nam, góp một phần vào cách nhìn nhận, đánh giá chung của thể loại hồi kí trong nền văn học Việt Nam

Trang 7

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 3

2 Lịch sử vấn đề

* Lịch sử nghiên cứu thể loại

Đặt trong một hệ thống các công trình nghiên cứu, các bài viết, sách báo

về thơ, truyện ngắn hay tiểu thuyết thì thể loại kí chiếm một số lượng không nhiều Điều này cũng hoàn toàn hợp lí khi các sáng tác theo thể kí cũng không phải là quá nhiều so với các sáng tác khác và đội ngũ tác giả chuyên về kí hầu như rất ít Kí chỉ được xem như một bộ phận trong tổng thể các sáng tác của bản thân tác giả mà thôi Khiêm tốn và giản dị với một số lượng ít theo quan điểm “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, phần lớn các tác phẩm kí khi được viết ra đều được đánh giá xuất sắc Viết kí không dễ để viết hay, mà non tay một chút thì không các nào khoả lấp được khoảng trống trong lòng người đọc Những điều này được nói nhiều trong những công trình nghiên cứu, lý luận chuyên về

Là một bộ phận của kí văn học, hồi kí càng được thu hẹp trong một phạm vi tác giả và tác phẩm Mỗi tác giả lại chỉ có thể viết một hồi kí với số lượng tối đa là vài cuốn mà thôi Một phần vì vậy chưa có nhiều công trình chuyên về Hồi ký Trong hai bộ giáo trình có thể xem là chuẩn cho công tác đào tạo của hai trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học Sư phạm Hà Nội về Lý luận văn học (một của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội và một của Nhà xuất bản Giáo dục) hồi kí chỉ được nhắc đến bằng những

dòng ít ỏi trong một tổng thể về kí văn học GS Phương Lựu trong “Lý luận

văn học” (Nhà xuất bản Giáo dục) đưa ra: “Cuối cùng là loại hồi kí với đặc điểm là chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc, kể lại những sự việc trong quá khứ Hồi kí có thể nặng về người hay việc, có thể kết cấu theo dạng kết cấu- cốt truyện hoặc kết cấu - liên tưởng.” [49/ 436] GS Hà Minh Đức trong

phần “Các thể kí văn học” (“Lý luận văn học” - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội) viết về hồi kí đầy đủ, chi tiết hơn: “Trong các thể kí tự sự, hồi kí

Trang 8

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 4

cũng là một thể văn quan trọng Người viết hồi kí kể lại những điều mà mình

có dịp quan sát nghe trực tiếp, những sự việc và con người để lại những ấn tượng sâu sắc, gắn bó với những kỉ niệm riêng, nhưng đồng thời lại có một nội dung xã hội phong phú Thời điểm câu chuyện xảy ra thuộc về một quá khứ gần gũi và có nhiều liên hệ với cuộc đời hiện tại Trong những năm gần đây, thể hồi kí phát triển nhiều trong văn học Việt Nam Người ta thường viết hồi kí

về những sự kiên tiêu biểu, những nhân vật tiêu biểu Chúng ta đã có những hồi kí về Cách mạng tháng Tám, hồi kí về Điện Biên, hồi kí về Bác Hồ Một số hồi kí như “Sống như anh” và “Bất khuất” có giá trị về xã hội và cả về mặt văn học Đối tượng miêu tả của hồi kí thường là những nhân vật xuất sắc trong lịch sử như cuộc đời của những nhà hoạt động chính trị, các anh hùng chiến sĩ với nhiều kì tích và công lao Tuy nhiên vấn đề không chỉ hạn chế ở phạm vi trên mà thực ra cuộc đời của mỗi người đều có thể ghi lại thành hồi

kí với điều kiện là những trang viết đó có ý nghĩa xã hội quan trọng, gợi lên được nhận thức có ích chung cho mọi người Các nhà văn và nghệ sĩ thường viết hồi kí khi cuộc đời nghệ thuật đã trải qua nhiều chặng đường Bên cạnh những hồi kí có giá trị văn học còn có nhiều hồi kí về xã hội, lịch sử Trong xã hội tư sản có nhiều loại hồi kí đi vào khai thác những câu chuyện bí ẩn trong quá khứ nhằm đáp lại thị hiếu và ý thức tò mò của một số công chúng.” Các

tác giả đã đưa ra được những đặc điểm, đặc trưng, yêu cầu cũng như ý nghĩa, giá trị của hồi kí trong đó nhấn mạnh hồi kí văn học như một hồi kí nghề nghiệp có giá trị

Nữ sĩ Anh Thơ có viết một bản tham luận tại Hội nghị lý luận Phê bình văn học tại Tam Đảo về vấn đề viết hồi ký Bài viết của bà là tất cả những tâm huyết không phải chỉ của một người đã từng cầm bút viết hồi kí mà còn là những đóng góp của một tác giả trên phương diện lý luận thể loại Nó đã nêu

ra được tình hình thực tế của sáng tác hồi kí trong giai đoạn hiện nay, chỉ ra

Trang 9

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 5

mặt tích cực, những đóng góp của thể loại hồi kí Bên cạnh đó chỉ có những

phần nhỏ thuộc các công trình có tính lý luận chung như “Kí báo chí– Kí văn

học” (Đức Dũng), “Năm bài giảng về thể loại” (Hoàng Ngọc Hiến), khoá luận

“Tìm hiểu giá trị hiện thực của kí những năm gần đây” của Nguyễn Thị Thanh

Thuỷ, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (2003) v v… Đức Dũng

đặt hồi kí văn học trong “Các thể kí tự sự” cùng với: kí sự, phóng sự văn học,

truyện kí và chân dung văn học Người viết đã cung cấp cho chúng ta những thông tin cần thiết về tiểu loại này, ông đặt nó trong mối tương quan giữa cái tổng thể (hồi kí) với cái cá biệt (hồi kí văn học) để thấy điểm thống nhất giữa chúng cũng như đánh giá cao hơn vai trò, vị trí của hồi kí văn học trong hồi kí

nói chung GS Hà Minh Đức trong cuốn “Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm” có bài “Hồi kí Tô Hoài và ý thức về thể loại” ghi lại những tâm sự riêng của nhà

văn Tô Hoài khi viết hồi kí Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cũng có một bài

viết “Tô Hoài và thể Hồi kí” trên Tạp chí Văn học số tháng 8 năm 2002 Từng

ấy công trình mang tính lý luận chưa đủ cung cấp cho người nghiên cứu một

cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu và tìm hiểu về hồi ký, hồi ký văn học Xuất phát từ việc nhìn nhận, đánh giá vai trò của thể loại hồi kí, cần phải có nhiều hơn những công trình nghiên cứu, tìm hiểu thể loại văn học này

*Lịch sử nghiên cứu tác phẩm:

Nếu như các sáng tác khác của các tác giả như Tố Hữu, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Huy Cận, Xuân Diệu, Tô Hoài, Anh Thơ, Vũ Bằng và các công trình nghiên cứu của Đặng Thai Mai được tìm hiểu, nghiên cứu một cách cặn kẽ thì hồi kí của họ lại chưa được xem xét một cách đủ đầy, có hệ thống Nếu có cũng chỉ mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, coi hồi kí như một bộ phận cấu thành trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của các nhà nhơ, nhà văn Những bài viết chỉ tiếp cận một vài tác phẩm cụ thể như bài viết của Hoàng

Trung Thông “Về tập Hồi kí của Đặng Thai Mai” đăng trên Báo Văn Nghệ số

Trang 10

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 6

3-5 năm 1986 Hoàng Trung Thông đã chỉ ra được những đóng góp của Đặng Thai Mai ở thể hồi kí, giá trị nội dung của những trang viết ấy Khoá luận tốt

nghiệp của Cấn Thị Thu Hằng “Tác phẩm kí của Tô Hoài thời kì đổi

mới”(2001) Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn do PGS.TS Lý

Hoài Thu hướng dẫn là những nét mới trong cách nhìn nhận, đánh giá hồi kí

Tô Hoài, trong khi dư luận xung quanh hai cuốn “Cát bụi chân ai” và “Chiều

chiều” không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau Tuy nhiên tác giả của

khoá luận mới chỉ dừng lại ở việc khái quát về kí của nhà văn Tô Hoài chứ

chưa có một cái nhìn cụ thể hơn về hồi kí của ông (mà “Cát bụi chân ai” và

“Chiều chiều” đều là những hồi kí tiêu biểu) Hầu hết các tác phẩm đều được

tìm hiểu kĩ lưỡng và có những đánh giá, nhận xét độc đáo Nhà nghiên cứu

Nguyễn Hoành Khung trong giáo trình “Văn học Việt Nam 1900-1945” có nhận xét về tập hồi kí “Đời viết văn của tôi” của Nguyễn Công Hoan: “Đặc

biệt là tập hồi kí về cuộc đời cầm bút của nhà văn: “Đời viết văn của tôi” (1971), không chỉ có giá trị ở chỗ đã kể lại trung thực, sinh động quá trình hoạt động văn học phong phú của tác giả, một nhà văn lớn, mà còn qua đó, đã dựng lại diện mạo, không khí của đời sống văn học khu vực hợp pháp Việt Nam thời kí trước cách mạng, một thời kì văn học sôi động, phức tạp, lý thú, trong đó nổi lên những phác hoạ sinh động chân dung nhiều khuôn mặt văn học đương thời: Tản Đà, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Tam Lang, Vũ Bằng… Những kinh nghiệm nghệ thuật của nhà văn về viết truyện, nhất là truyện ngắn trào phúng, được tổng kết trong cuốn sách, cũng có nhiều

ý nghĩa.” [44/387] Những nhận xét, đánh giá về các tác phẩm hồi kí là của một

số nhà văn, nhà thơ chỉ được xem như một thành tố rất nhỏ trong hệ thống các công trình nghiên cứu về sáng tác nói chung của họ Hơn thế nữa, các công trình, bài viết ấy mới chỉ dừng lại ở góc độ tác phẩm riêng rẽ chứ chưa có một cái nhìn toàn diện kết hợp với từ góc độ thể loại Do vậy cần có thêm những

Trang 11

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 7

công trình nghiên cứu, những bài viết để tìm ra những đóng góp của thể loại hồi kí trong nền văn học Việt Nam hiện đại

3 Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu

* Vấn đề nghiên cứu

- Vấn đề thể loại: Hồi ký Văn học

- Nội dung chủ yếu của những trang Hồi ký

- Những biểu hiện nghệ thuật (có sự so sánh, đối chiếu với các sáng tác khác của các tác giả để thấy sự thống nhất trong phong cách của mỗi người)

* Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của các hồi kí nhà văn Việt

Nam hiện đại, từ đó để có thể khẳng định hồi kí là một thể loại đáng được quan tâm, nghiên cứu; góp phần thay đổi những quan niệm chưa đầy đủ và chính xác về thể hồi kí, hi vọng sẽ có nhiều tác phẩm hồi kí có giá trị hơn nữa trong tương lai

* Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chỉ khảo sát trong các hồi ký sau của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình:

- Hồi ký Tô Hoài, Nhà xuất bản Văn học

- Từ bến sông Thương, Anh Thơ

- Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng

- Bước đường viết văn, Nguyên Hồng

- Đời viết văn của tôi, Nguyễn Công Hoan

- Hồi ký Song đôi, Huy Cận

- Nhớ lại một thời, Tố Hữu

- Hồi ký Đặng Thai Mai, Nhà xuất bẩn Tác phẩm mới

Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi có tham khảo thêm những cuốn Hồi ký khác:

Trang 12

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 8

- Hồi kí của các văn nghệ sĩ trong cùng thời kỳ: Hồi kí Trần Văn Khê, Hồi

kí “Ta đã làm chi đời ta” của Vũ Hoàng Chương, Hồi ký Đinh Hùng, Hồi kí Phạm Duy, Hồi kí “Nhớ lại một thời” của Đào Xuân Quý…

- Các loại hồi kí khác:

- Hồi kí “Hồng Hà nhớ Hồng Hà thương” của phu nhân tướng Nguyễn Sơn

- Hồi kí của diễn viên Brigitte Bardot nổi tiếng của Holywood - “Viết tắt là

B.B”

- Hồi kí “Từ ngôi sao điện ảnh đến nữ tỉ phú” của Lưu Hiểu Khánh

- Hồi kí “Tướng Nava với trận Điện Biên Phủ” của Jean Pouget

- Cuốn “Câu chuyện về một nền hoà bình bị bỏ lỡ” của Jean Sainteny

- “Hồi kí U.Bớcsét” - một phóng viên tờ “Luân Đôn hằng ngày”

- “Hồi kí bà Tùng Long” của bà Tùng Long - một nhà báo trong chế độ Sài

Gòn trước giải phóng

- “Đọc hồi kí của các tướng tá Sài Gòn xuất bản ở nước ngoài” của Mai

Nguyễn

- v v…

- Những hồi kí về Bác Hồ: “Hồ Chí Minh qua kí ức các nhân chứng lịch sử”

của Đinh Chương, “Con đường theo Bác” hồi kí của Hoàng Quốc Việt, Đức Vượng ghi; “Bác Hồ của chúng ta” của các tác giả Lê Trọng Tấn, Đàm Quang

Trung, Hoàng Cầm v v…

4 Phương pháp nghiên cứu

- Hướng tiếp cận chủ yếu là tiếp cận từ góc độ văn bản, thông qua nội dung, chủ đề tư tưởng, kết cấu, giọng điệu trần thuật cùng các phương thức biểu hiện khác…

- Về mặt thao tác, kết hợp phân tích, tổng hợp, bình giá các trường hợp cụ thể

để làm rõ hơn các nội dung chủ đạo trong đối tượng nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp so sánh, thống kê ngôn ngữ học và văn hoá học

Trang 13

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 9

Nội dung Chương 1 thể loại hồi kí và hồi kí Trong văn học Việt Nam

1 1 Hồi ký và Hồi ký văn học

Trong các thể kí văn học, người ta nhớ tới bút kí, tuỳ bút với giọng văn trữ tình, sâu lắng; tới bút kí chính luận với giọng sắc sảo và lối tư duy độc đáo đầy ấn tượng; tới kí sự, phóng sự với chất liệu hiện thức phong phú, đa dạng

và người ta cũng nhớ tới hồi kí như một thể văn có đặc điểm giao thoa với các tiểu loại trên, vừa rất đặc trưng riêng biệt

Trước hết có thể nói, về phương diện lý luận thể loại, chưa có một công trình nào chính thức đưa ra một định nghĩa toàn vẹn về hồi kí và hồi kí văn

học Về hồi kí, các tác giả cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” (Lê Bá Hán, Trần

Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia) đưa ra câu đầu

tiên, tạm coi là định nghĩa: “Một thể loại thuộc loại hình kí, kể lại những biến

cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến.”

[25/ 127] GS Phương Lựu trong “Lý luận văn học” thì dừng lại ở: “Hồi kí với

đặc điểm là chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc, kể lại những sự việc trong quá khứ Hồi kí có thể nặng về người hoặc việc, có thể theo dạng kết cấu

- cốt truyện hoặc dạng kết cấu liên tưởng.” [49/ 436] Các tác giả cuốn “Lý luận văn học” (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, 1998) tuy không đưa ra định

nghĩa nhưng cũng giới hạn hồi kí trong những đặc điểm sau: kể lại những điều mình có dịp quan sát hoặc nghe trực tiếp, những sự việc và con người để lại ấn tượng, gắn bó với những kỉ niệm riêng, nhưng đồng thời lại có một nội dung

xã hội phong phú; có liên hệ với thực tại và có ý nghĩa xã hội sâu sắc v.v…

Để tổng hợp lại cùng với một sự khái quát cao, tác giả Đức Dũng trong “Kí

báo chí và kí văn học” đã đưa ra những đặc điểm cơ bản của thể loại hồi kí

như sau:

Trang 14

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 10

- là những ghi chép chính xác và trung thực về những biến cố có ý nghĩa đã xảy ra trong quá khứ và có nhiều liên hệ với hiện tại

- tác giả hồi kí kể lại những hồi ức, những kỉ niệm và những điều tai nghe mắt thấy của chính mình

- nhân vật trần thuật giữ vai trò trung tâm trong hồi kí

Một số những yếu tố quan trọng cần có của một tác phẩm hồi kí, đó là:

- mức độ tiêu biểu, điển hình của những sự vật mà nó phản ánh

- những sự việc, chi tiết được miêu tả, đặc tả một cách ấn tượng

- chú trọng kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu và đặc biệt là vai trò của tác giả - nhân vật trần thuật

Chúng ta có thể thấy định nghĩ mà các tác giả cuốn “Từ điển thuật ngữ

văn học” đưa ra là chưa đủ sức thuyết phục cho một định nghĩa hoàn chỉnh -

khi nó được đặt trong một hệ thống các thuật ngữ Còn thông tin của GS Phương Lựu chưa cung cấp một cách đầy đủ về đặc điểm, tính chất và yêu cầu

thể loại của hồi kí GS Hà Minh Đức trong “Lý luận văn học” đã đem đến một

cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về hồi kí trong sự phân biệt với các tiểu loại

khác của kí văn học “Sinh sau đẻ muộn” hơn cả, công trình “Kí báo chí - Kí

văn học” của Đức Dũng là một sự kế thừa và phát huy, trên cơ sở những

nguồn tài liệu đã khai thác, Đức Dũng tìm tòi và mở rộng vấn đề Song ông mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra nội hàm của thể loại này chứ chưa có một định nghĩa cần thiết đáp ứng nhu cầu của người nghiên cứu

Các tác giả cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” đã cung cấp một thông tin hết sức cần thiết, đó là sự ra đời của hồi kí: “Hồi ức của Kxênophon và Xôcrat

và những ghi chép của ông về các cuộc hành quân của người Hi Lạp là những tác phẩm hồi kí cổ xưa nhất.” [25/ 128] Từ đó đến nay, bao biến cố thăng trầm

xảy ra với xã hội, mỗi thời kì, thời điểm lại được ghi lại, nhớ lại bằng hồi ức của con người Hồi kí đa dạng trong nội dung và đối tượng phản ánh, từ những

Trang 15

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 11

tâm tư tình cảm của cá nhân đến những sự việc mang tầm chính trị, xã hội sâu sắc; từ hồi kí của những người nổi tiếng, những nhà hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế, những vị tướng, những diễn viên, những thượng nghị sĩ, nhà báo… đến hồi kí của các nhà văn v v… Ai cũng có thể và có quyền được viết nhưng phải xác định rõ viết với tư cách gì? sự việc được đề cập có tiêu biểu cho vấn đề gì hay không? và viết có tạo được hấp dẫn hay không? Hồi kí có thể thu hút người đọc ở sự tái hiện lại những hiện thực quá khứ mà người ta chưa được biết đến một các sinh động, lôi cuốn Trên thế giới, chúng ta biết tới những cuốn hồi kí của Mike Tayson, của công nương nước Anh Dianna, của người tình tổng thống Kenerdy, của cựu đệ nhất phu nhân kiêm Thượng nghị sĩ Mỹ, bà Hilary

Clinton, của diễn viên Brigitte Bardot nổi tiếng của Holywood - “Viết tắt là

B.B”; hồi kí “Từ ngôi sao điện ảnh đến nữ tỉ phú” của Lưu Hiểu Khánh… Nhà

báo U.Bớcsét đã viết một cuốn hồi kí về khoảng thời gian 40 năm làm báo,

đụng độ với những vấn đề nóng bỏng của thế kỉ XX ở Việt Nam, có “Hồi kí

bà Tùng Long”, một nhà báo nữ nổi tiếng dưới chế độ Sài Gòn; hồi kí của bà là

những nét đậm nhạt của một giai đoạn lịch sử nhiều biến động trên đất Sài Gòn Những vị tướng sau một thời chinh chiến nhớ lại quá khứ của mình cũng

qua các cuốn hồi kí, như “Câu chuyện về một nền hoà bình bị bỏ lỡ” của Jean

Sainteny nói lên những cảm nghĩ về một giai đoạn của Việt Nam những năm 1945-1947, về hoạt động, tư tưởng, phẩm chất của Hồ Chí Minh dưới con mắt

của một chiến binh Pháp “Tướng Nava với trận Điện Biên Phủ” của Jean

Pouget là những tư liệu lịch sử về cuộc chiến Điện Biên Phủ trong đó ghi lại kế hoạch của Navarre, Việt Minh chuẩn bị tấn công và những giờ phút nghiêm trọng của chiến tranh Đông Dương, từ Bộ tư lệnh đến từng mũi nhọn của trận chiến trên các ngọn đồi Điện Biên Phủ Thậm chí những tướng tá của chế độ Sài Gòn sau này nhớ lại những giờ phút cuối cùng của chế độ đã viết nên

những dòng hồi kí mà Mai Nguyễn tập trung lại trong “Đọc hồi kí của các

Trang 16

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 12

tướng tá Sài Gòn xuất bản ở nước ngoài” Hồ Chủ Tịch của chúng ta là nguồn

đề tài phong phú cho rất nhiều các tác phẩm hồi kí: “Hồ Chí Minh qua kí ức

các nhân chứng lịch sử” của Đinh Chương, “Con đường theo Bác” hồi kí của

Hoàng Quốc Việt, Đức Vượng ghi; “Bác Hồ của chúng ta” là hồi ức của các

tác giả Lê Trọng Tấn, Đàm Quang Trung, Hoàng Cầm v v…

Với một phạm vi tương đối rộng trên các bình diện của đời sống hiện thực, hồi kí có thể cung cấp cho người đọc nhiều thông tin bổ ích và lý thú Không chỉ là đời tư cá nhân với những tâm tư tình cảm thầm kín mà còn có nhiều khía cạnh khác của đời sống trong cảm nhận và đánh giá của bản thân tác giả Có thể đâu đó đôi chút mang màu sắc chủ quan và cũng có hiện tượng lợi dụng hồi kí để tô vẽ, bịa đặt, đề cao cá nhân hay vì những mục đích riêng tư nào đó Nhưng không phải tất cả hồi kí đều như vậy, đọng lại trong tâm trí người đọc là những hồi kí có giá trị về vốn sống, kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết… Chẳng phải thế mà ở phương Tây, hồi kí của các chính khách, người đứng đầu các quốc gia được coi trọng, ở đó không chỉ là cuộc đời, sự nghiệp của một cá nhân mà còn có những tri thức, vốn sống được đúc kết trong suốt một đời người

Tuy viết về những chuyện đã xảy ra trong quá khứ nhưng hồi kí luôn có một mối liên hệ mật thiết với thực tại, nhiều khi nó lại giúp nhận thức quá khứ, giải đáp cho thực tại, là một sự “ôn cố tri tân” Khi đó, giá trị của hồi kí sẽ được tăng lên rất nhiều Đây cũng là xu hướng chung của hồi kí, khi quên đi nhiệm vụ chỉ đơn thuần là ghi chép, phản ánh quá khứ mà không giúp ích gì cho thực tại Làm được điều này, tác phẩm hồi kí sẽ có thể vượt thời gian, nằm trên đường liên hệ giữa thực tiễn và quá khứ, thậm chí dự báo tương lai

Trong thể loại hồi kí, người ta đánh giá cao vị trí và ý nghĩa của hồi kí văn học Ngoài việc ghi chép và phản ánh lại thông tin, sự kiện thông qua những hồi ức, hồi kí văn học mang đầy đủ đặc trưng của một tác phẩm văn học

Trang 17

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 13

- loại hình nghệ thuật đặc biệt của ngôn từ Bộ ba “Tự thuật” của M.Gorki

được đánh giá là một bộ hồi kí văn học đặc biệt có giá trị Nó không chỉ là cuộc đời của một cá nhân con người mà còn mở rộng ra nhiều vấn đề xã hội với một bút pháp bậc thầy Trong văn học Việt Nam, so với các tiểu loại khác như kí sự, phóng sự văn học… hồi kí xuất hiện muộn hơn Từ thể kỉ XVIII,

XIX chúng ta đã có các tác phẩm kí sự như “Thượng kinh kí sự” hay “Hoàng

Lê nhất thống chí”; đầu thế kỉ XX có các phóng sự văn học: “Tập án cái đình”

của Ngô Tất Tố, “Cạm bầy người”, “Kĩ nghệ lấy Tây”, “Làm đĩ”, “Cơm thầy

cơm cô”, “Lục xì” của Vũ Trọng Phụng; “Ngõ hẻm”, “Ngoại ô” của Vũ Đình

Lạp; “Tôi kéo xe” của Tam Lang; “Làm tiền”, “Hà Nội lầm than” của Trọng

Lang v v… Riêng với hồi kí văn học, phải sau cách mạng tháng Tám năm

1945 mới thực sự hình thành và phát triển Khi đội ngũ các nhà thơ, nhà văn đông đảo dần, có nhiều vốn sống, kinh nghiệm được tích luỹ; theo thời gian các kỉ niệm, hồi ức được sàng lọc; để khi nhớ lại nó không chỉ là một sự giải toả xuất phát từ nhu cầu tự thân mà còn do đòi hỏi của xã hội đặc biệt trong văn học Việt Nam, hồi kí cách mạng có một vị trí vô cùng quan trọng Đó là sự ghi lại những năm tháng đấu tranh gian khổ của những con người, những thế

hệ cho tự do độc lập của dân tộc Đó là những cuốn hồi kí về cách mạng tháng Tám vĩ đại của dân tộc, về chiến thắng Điện Biên Phủ lững lẫy năm châu, trấn động địa cầu, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và những chiến sĩ cách mạng bất khuất

“Sống như anh” viết về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, “Bất khuất” của Nguyễn Đức Thuận, “Ngục Kon Tum” của Lê Văn Hiến, “Những năm tháng không thể

nào quên” của đại tướng Võ Nguyên Giáp là những tập hồi kí xuất sắc trong

dòng văn học cách mạng nói riêng và văn học Việt Nam nói chung Cùng với hồi kí về đề tài chiến tranh cách mạng, hồi kí của các nhà văn cũng có một vị trí đặc biệt Nó cung cấp cho người đọc những thông tin về thân thế, tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của tác giả cũng như quá trình sáng tác, con đường đưa họ

Trang 18

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 14

đến với văn chương, cả những suy nghĩ, tâm sự trong suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật Những tác phẩm chúng tôi đưa ra khảo sát trong luận văn có thể coi

là tiêu biểu cho hồi kí văn học Việt Nam hiện đại: “Nhớ lại một thời” của Tố Hữu, Hồi kí Đặng Thai Mai, “Song đôi” của Huy Cận - Xuân Diệu, “Đời viết

văn của tôi” của Nguyễn Công Hoan, “Bước đường viết văn” của Nguyên

Hồng, “Từ bến sông Thương” của Anh Thơ, Hồi kí Tô Hoài, “Bốn mươi năm

nói láo” của Vũ Bằng Đó là những tên tuổi lớn trong làng văn, làng báo, trong

lý luận phê bình của văn học nước nhà Ngoài ra còn có rất nhiều những hồi kí của các văn nghệ sĩ khác như bộ hồi kí đồ sộ của GS Trần Văn Khê viết về

cuộc đời và sự nghiệp nghiên cứu âm nhạc của ông, hồi kí “Ta đã làm chi đời

ta” của Vũ Hoàng Chương, hồi kí Phạm Duy, Đinh Hùng, “Một thời nhớ lại”

của Đào Xuân Quý v v… Hồi kí của một số nhà văn có thể tái hiện lại những

chặng đường của văn học trong quá khứ như “Cát bụi chân ai”, “Chiều chiều”

của Tô Hoài, về những mốc đáng nhớ của văn học như vấn đề Nhân văn giai phẩm trong hồi kí Đào Xuân Quý hay tâm sự của những người “bên kia chiến tuyến” một thời như Đinh Hùng, của người Việt xa xứ Phạm Duy… Những điều đó không chỉ có ý nghĩa cho công tác nghiên cứu văn học, đặc biệt là nghiên cứu lịch sử văn học và tâm lý học sáng tạo văn học mà tự nó còn mang giá trị nhất định về mặt nghệ thuật

So với các tiểu loại trong kí văn học, hồi kí dễ lẫn với chân dung và tự truyện hơn cả Có những tác phẩm chân dung văn học hay tự truyện lại được xếp vào hồi kí, do cùng là những ghi chép về một con người, một cuộc đời Phân biệt rõ đặc điểm riêng biệt của từng thể loại để đặt tác phẩm vào đúng vị

trí của mình là nhiệm vụ của lý luận văn học Chân dung văn học là “những bài

viết sinh động đủ sức tạo nên ấn tượng sâu đậm về một con người mà chúng ta mới biết hoặc chưa biết gì cả.” [13/ 67] Đối tượng của các tác phẩm chân dung

văn học là những văn nghệ sĩ nổi tiếng, nhà khoa học, nhà hoạt động văn hoá

Trang 19

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 15

chính trị, hồi kí cũng có thể là những trang viết về những con người như vậy, chỉ khác là tác giả hồi kí tự đem mình làm đối tượng phản ánh mà thôi Một tác phẩm chân dung văn học hấp dẫn trước hết phải tái tạo sinh động những chân dung điển hình, đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để nhân vật được bộc

lộ, được giãi bày và chia sẻ, chia sẻ những điều mà độc giả chưa hoặc ít biết đến Tác giả của chân dung văn học cũng phải là một cây bút từng trải, nhiều kinh nghiệm, sâu sắc và tinh tế trong cảm nhận và đánh giá Văn học Việt Nam từng có các tác phẩm chân dung văn học tiểu biểu về những cá nhân như: Bác

Hồ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tản Đà, Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu, Văn Cao, Nguyễn Tuân v v…

Khác với chân dung văn học, tự truyện lại là một thể loại mà mà tác giả

tự viết về cuộc đời mình Nhà văn khai thác chất liệu hiện thực là đời tư của chính mình, có thể là để khám phá, nhận thức về thế giới nội tâm và đời sống tinh thần của con người, có thể về các mối quan hệ xã hội, mối quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân, với tập thể và toàn xã hội; có thể qua số phận cá nhân mình mà nói về một dân tộc, một thời đại

Chỉ riêng trong thể kí văn học đã có rất nhiều các tiểu loại khác nhau, trong đó lại còn các thể nhỏ nữa Sự phân chia trong các cuốn sách lý luận chỉ

là tương đối Trong thực tế có rất nhiều những tác phẩm khó có thể xếp riêng vào một thể loại nào Sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ của bản thân văn học cùng với sự vận động không ngừng của xã hội đã dẫn tới sự giao thoa của các thể loại với nhau Điều này không phải hoàn toàn là không tốt, nói như Letxing

- nhà mĩ học Đức thì: “Chỉ trong một cuốn sách giáo khoa người ta mới cần

phân biệt các thể tài một cách chính xác Nhưng khi một nhà thơ thiên tài hỗn hợp nhiều thể loại thành một trong cùng một tác phẩm, làm như thế vì những mục đích cao hơn, thì chúng ta hãy nên quên đi những cuốn sách giáo khoa, và chúng ta hãy chỉ nên hỏi cái mục đích cao hơn đó có đạt được hay không mà

Trang 20

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 16

thôi… Con la, liệu có thể không phải lừa, không phải ngựa mà không còn là một trong những động vật có ích nhất được không?” [49/ 436] Có thể trong hồi

kí có tự truyện, có chân dung văn học (không phải ngẫu nhiên nhà xuất bản

Văn học lại xếp “Tự truyện” và “Chân dung văn học” chung vào cuốn “Hồi kí

Tô Hoài”) Khi được bổ sung những yếu tố tích cực của các tiểu loại khác thì

hồi kí sẽ mang thêm nhiều giá trị hấp dẫn hơn

Tuy chỉ là một bộ phận của hồi kí nói chung, nhưng hồi kí văn học lại có một vị thế tương đối đặc biệt Ngoài vai trò cung cấp thông tin, hồi kí văn học còn chở tải thông tin bằng tính thẩm mỹ, tính hàm súc, tính hình tượng đặc trưng của ngôn ngữ văn học Bởi tác giả của nó là những nhà văn, những cây bút bậc thầy, từng trải, giàu kinh nghiệm, sâu sắc và tinh tế Có những hồi kí văn học xứng đáng là tác phẩm nghệ thuật thực sự, như những sáng tác khác của các nhà văn, nhà thơ

1 2.Vai trò của hồi ký văn học

Tố Hữu trong lời mở đầu “Cùng bạn đọc yêu quý” có đoạn viết: “Tôi sẽ

là một kẻ vô ơn, bất nghĩa, nếu không kể lại những tấm lòng trong sáng, những công lao cao quý của những đồng bào, đồng chí mà tôi được biết và mang nặng ân tình Vì vậy, đã đến lúc tôi cần viết một bản hồi kí về cuộc đời chung tôi đã sống, trong đó cuộc đời riêng của mình.” [41/ 6] “Nhớ lại một thời” trước hết với ông là sự trang trải món nợ tình, nợ nghĩa với những con

người, vùng đất mà ông đã từng đi qua, từng gắn bó Với Tô Hoài: “Tôi viết

hồi kí là khó khăn hơn cả sáng tác Bởi đó là một cuộc đấu tranh tư tưởng để viết ra Nó chân thành hay dối trá, nó thanh minh hay báo công khoe khoang Làm thế nào cho khách quan nhất mà lại tình cảm nhất với một dụng ý về vấn

đề thật rõ ràng Đây là một cuộc môt xẻ toàn diện, không phải nhẹ nhàng và chỉ có cảm hứng.” [19/ 142]

Trang 21

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 17

Các nhà văn, xuất phát từ những nhu cầu khác nhau của bản thân khi viết hồi kí, tuy nhiên về cơ bản, các dòng hồi ức về quá khứ của nhà văn giúp chúng ta hiểu hơn về chính con người của họ, về tiểu sử, hoàn cảnh gia đình, quá trình rèn luyện, con đường đến với sự nghiệp văn chương cũng như quá trình sáng tác của những nhà văn Một thế giới riêng với những tâm tư tình cảm, suy nghĩ, quan niệm được mở ra Đó là nhiệm vụ đầu tiên của một cuốn hồi kí Vì là thể loại ghi chép lại những gì đã xảy ra trong quá khứ qua cảm nhận của các nhà văn, nên chất liệu hiện thực trong hồi kí hoàn toàn đáng tin cậy Qua đó người ta có thể nhận thức về quá khứ với các vấn đề liện quan như: đời sống xã hội, đời sống văn học, những cá nhân trong văn học v v… Hồi kí nhà văn là tư liệu quan trọng cho các nhà nghiên cứu trên lĩnh vực xã hội học văn học, nghiên cứu văn học theo phương pháp tiểu sử, tâm lý học sáng tạo văn học và lịch sử văn học Khai thác triệt để nội dung cũng như vai trò hồi kí của các nhà văn sẽ cho chúng ta một cái nhìn tương đối toàn diện về các vấn đề liên quan của văn học từ quá khứ diễn tiến tới thực tại Khác với các hồi kí nghề nghiệp khác; hồi kí của các vị tướng như M Namara, Võ Nguyên Giáp; hồi kí của các diễn viên nổi tiếng, các chính khách… hiện thực trong đó khi được viết lại đã thuộc về quá khứ, người viết cũng không còn ở vị trí của quá khứ nữa; tất cả những gì họ viết ra đơn thuần là kí ức, là kỉ niệm; còn nhà văn khi viết hồi kí họ vẫn sáng tác, hình như nghề nghiệp này không

có “tuổi về hưu”, không bao giờ ngơi nghỉ; vấn đề mà nhà văn viết trong hồi

kí có thể là quá khứ, nhưng quá khứ trong văn học không đồng nhất với quá khứ trong thực tế đời sống Trong văn học, quá khứ có thể hiện hữu trong hôm nay và cả ngày mai Đó là may mắn kì diệu dành cho một tác phẩm văn học - một loại hồi kí nghề nghiệp có giá trị

Cái hay của hồi kí văn học là trong quá trình làm sáng tỏ hồi ức, nhà văn không nghĩ về mình quá nhiều mà tôn trọng sự thật Nguyên tắc quan

Trang 22

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 18

trọng trong khi viết hồi kí là tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả Tính xác thực của hồi kí thể hiện rõ trong việc phản ánh: sự kiện đời sống và bản thân tác giả Nếu như với một số các thể kí văn học khác như tuỳ bút, bút

kí, hư cấu nghệ thuật luôn tồn tại để tổ chức, tái tạo hiện thực nhằm xây dựng những hình tượng có ý nghĩa khái quát Hư cấu là một biện pháp cần thiết trong thể kí để tăng ý nghĩa nghệ thuật cho tác phẩm; người viết kí có thể thay đổi ít nhiều trật tự tự nhiên vốn có của đối tượng phản ánh, sắp xếp lại một số tình tiết, chi tiết miễn là không xáo trộn, thay đổi bản chất các mối quan hệ của đối tượng và logic nội tại của bản thân đối tượng Riêng với hồi kí, đặc biệt là hồi kí văn học, tâm lý chung của người đọc không chấp nhận hư cấu tưởng tượng Nhà văn có quyền chọn lọc hay gạt bỏ chi tiết, sự kiện nếu cảm thấy không cần thiết nhưng không được phép thay đổi, sửa chữa Chẳng phải thế mà Tô Hoài từng day dứt, trăn trở trong quá trình viết hồi kí của mình, ông

coi đó là một cuộc đấu tranh tư tưởng thực sự: “Hồi kí không phải là sáng tác

mà là thực hiện một cuộc đấu tranh tư tưởng Không viết cái nhàm, cố gắng viết đúng sự thật, đừng lên gân.” [19/ 215] Trong tự truyện thì: “Tự truyện phải viết cho thật, cho người ta tin, mà trước mắt là mình tin mình không nói dối, chứ thêu dệt thì chẳng có tác dụng gì Nhiều nhà văn lớn viết tự truyện rất thật, nếu ăn cắp thì nói ăn cắp, chời bời thì nói chơi bời, chẳng giấu giếm gì.”

[19/ 215] GS Hà Minh Đức khi viết về hồi kí Tô Hoài đã nhận xét: “Hồi kí và

tự truyện của ông kết hợp được dòng kể tự nhiên, xác thực, với ý thức phân tích tỉnh táo các hiện tượng và phần tự sự của tác giả Tô Hoài không xem hồi

kí tự truyện là một dạng hồi tưởng tự nhiên ở đây đòi hỏi nhiều suy nghĩ, tự phân tích và khám phá về mình.” [19/142] Cũng là quan niệm về tính xác thực

của đối tượng phản ánh, Huy Cận trong hồi kí “Song đôi” viết: “Tôi viết hồi kí

phải công bằng, ơn ai tôi không quên, những trò đùa trêu chọc quái ác tôi cũng phải ghi cho đủ chi tiết.” [8/ 66] Ngoài việc phản ánh con người cá nhân,

Trang 23

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 19

tính chân thực còn hướng tới các sự kiện được nhắc tới trong hồi kí Tuy không tránh khỏi màu sắc chủ quan khi nhìn nhận, đánh giá sự việc, song khi viết về nó nhà văn không thể bóp méo, xuyên tạc sự thật vì mục đích của riêng mình Đó là trách nhiện, lương tâm với ngòi bút, với độc giả, với chính bản thân mình nữa Dù sao, hồi kí trước hết phải viết cho chính mình, sau nữa mới

là người đọc

So với tiểu thuyết, thơ hay truyện ngắn tuy không có một bề dày lịch sử tồn tại và phát triển cùng một khối lượng tác phẩm đồ sộ, tác giả đông đảo nhưng hồi kí vẫn khẳng định được vị thế riêng của mình Một hồi kí có giá trị cũng mang lại cho độc giả những cảm xúc, tình cảm sâu sắc không kém các tác phẩm văn học khác Điều quan trọng là phải trong tay một nhà văn có nghề, một nhà văn có thể chuyển tải những thông điệp thẩm mĩ của kỉ niệm, của hồi ức mang tính cá nhân thành giá trị chung cho một dân tộc, một thời đại Tuy nhiên, ở xã hội ta, do hoàn cảnh đấu tranh xã hội, vai trò của cộng đồng luôn được đề lên hàng đầu Một thời kì dài vai trò và sức mạnh của tập thể luôn là điều kiện tiên quyết làm nên thắng lợi, làm nên thành công Những ngày đấu tranh chống thực dân, đế quốc, sự hợp lực của tất cả mọi người, mọi thành phần dân tộc, mọi ngành nghề, tôn giáo, tầng lớp nhân dân đã đem lại độc lập tự do cho dân tôc Trong xã hội, vị trí của cá nhân, của cái tôi vẫn chưa được chú trọng Mà hồi kí lại là chuyện của những cái tôi Do vậy, hồi kí nói chung và hồi kí văn học nói riêng chưa được quan tâm đúng với vai trò của nó Cùng với lịch sử dân tộc, văn học nghệ thuật là tiếng nói của tập thể, là bản đại hợp xướng chung cho tất cả mọi người Những thanh âm, những tiếng nói lạc đàn, lỗi nhịp là không thể chấp nhận Những năm đầu thế kỉ XX, khi mới xuất hiện, những thi sĩ của phong trào Thơ Mới chẳng phải là những “quái thai” của thời đại đó sao? Tâm lý không coi trọng cái tôi cá nhân là tâm lý chung của toàn xã hội, bên cạnh đó, nhiều người lại “e dè” với hồi kí, tự truyện

Trang 24

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 20

Người ta sợ sẽ phải đối mặt với những vấn đề của quá khứ mà có những vấn

đề không biét có nên nói không và sẽ nói như thế nào? Che giấu, xuyên tạc hoặc bịa đặt thì không được Vì vậy người ta tìm đến với tiểu thuyết hay truyện ngắn, một số thể loại văn xuôi khác, cho phép một biên độ giao động cần thiết khi khai thác chất liệu hiện thực Hơn nữa, nhiều người, nhiều nhà văn cũng chưa có ý thức đủ đầy trong việc viết hồi kí, Sự chuẩn bị, trù liệu cho hồi kí không thực sự chu đáo, thiếu tư liệu thì không thể viết được Hồi kí đòi hỏi một trí nhớ tốt, một quá trình chuẩn bị, tích luỹ lâu dài, cũng như ghi chép, viết nhật kí hằng ngày vậy… Có người khi còn đủ sức khoẻ và trí tuệ thì chưa muốn viết, khi bắt đầu viết thì cũng đã muộn hoặc chưa kip bắt đầu…

Thời gian gần đây, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, nhiều tác phẩm hồi kí xuất hiện nhiều hơn trước Người đọc lần lượt đón nhận

“Song đôi” - bộ hồi kí viết chung cho cả Huy Cận và Xuân Diệu khi sự ra đi

đột ngột đã khiến Xuân Diệu không kịp viết những dòng nhớ lại của cuộc đời

mình dù ông rất có ý thức ở thể loại này; “Nhớ lại một thời” của Tố Hữu và

“Một thời nhớ lại” của Đào Xuân Quý là những cái tên rất “đặc trưng” cho thể

loại hồi kí; bộ hồi kí đồ sộ của GS âm nhạc Trần Văn Khê ghi lại những quãng đời từ khi còn thơ bé đến những năm sống, học tập và nghiên cứu âm nhạc Việt Nam trên đất Pháp đến ngày trở về Dư luận lại được dịp xôn xao khi

“Cái bụi chân ai” và “Chiều chiều” ra mắt độc giả Tuy vẫn còn những ý kiến

khác nhau nhưng không thể phủ nhận được tài năng của ngòi bút Tô Hoài, đặc

biệt ở thể kí Gần đây, tự truyện “Lê Vân - Yêu và sống” gây không ít những

tranh cãi trên các phương tiện thông tin Có nhiều ý kiến không đồng tình, coi

đó là thứ văn chương “câu khách”, thứ cấp nhưng cũng có những đồng cảm, chia sẻ với tâm sự của Lê Vân đằng sau quãng đời hoạt động nghệ thuật của chị Dù thế nào thì dư luận sẽ luận công bằng và thời gian là thử thách nghiệt

ngã cho tác phẩm Xét ở khía cạnh nào đó, tự truyện “Lê Vân - Yêu và sống”

Trang 25

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 21

cũng không hoàn toàn tiêu cực, có thể nó sẽ là một lời cảnh tỉnh cho những trò mượn văn chương làm công cụ “lăng xê”, đề cao, tô vẽ cái tôi cá nhân Để hồi

kí thực sự có giá trị cần có một cái tài biết khai thác, một cái tâm biết sẻ chia

và một tầm hiểu biết nhất định của ngòi bút!

Trở lại với vấn đề nhiều hồi kí xuất hiện vào thời gian gần đây, chúng ta

có thể thấy đây là giai đoạn giao thời có nhiều biến đổi sâu sắc trong xã hội, cùng với những thay đổi của kinh tế - xã hội, văn học nghệ thuật cũng có nhiều biến chuyển Biến chuyển để thích nghi, biến chuyển để phù hợp, biến chuyển để tìm ra được những giá trị mới, khi mà các giá trị cũ cần được nhìn nhận lại thì con người và cái tôi sẽ được đặt đúng với vị trí của nó Những cái tôi tinh tuý, những cái tôi tài năng cần được coi trọng Bản thân mỗi nhà văn cũng không thể chìm lấp trong xã hội hiện đại, họ phải khẳng định mình để tồn tại và vươn lên Hồi kí do vậy cũng dần được đánh giá cao hơn, nhiều người tìm đến hồi kí như một phương tiện để bộc lộ, để giãi bày!

Khẳng định hồi kí văn học như là một thể loại có giá trị sẽ trong văn học Việt Nam sẽ còn được tiếp tục Thiếu một bề dày tồn tại và phát triển như thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn; hồi kí văn học đang dần định hình và vươn lên Tuy nhiên xét về góc độ tác phẩm, không thể phủ nhận có những hồi kí văn học chứa nhiều nội dung xã hội sâu sắc và độc đáo về mặt nghệ thuật, tạo được ấn tượng tốt trong lòng người đọc, xứng đáng là những tác phẩm nghệ thuật thực sự

Trang 26

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 22

Chương 2 Nội dung của các hồi ký nhà văn Việt Nam hiện đại 2.1 Bức tranh sinh động được phản ánh trong các tác phẩm hồi ký

2.1.1 Từ những xóm nghèo làng quê đến đời sống đô thị

Mỗi con người đều sinh ra và lớn lên trên một dải đất, một miền quê cụ thể nào đó trên khắp dải đất hình chữ S - Việt Nam Người ta dù trưởng thành

vẫn mang bên mình cái căn cước ấy, kí ức về tuổi thơ với mảnh đất “chôn rau

cắt rốn” không hao mòn, chìm lấp trong tâm tưởng của họ Đặc biệt khi họ là

những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng

Nếu hiện thực là chất liệu quan trọng tạo nên một tác phẩm văn học thì hiện thực cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các tác phẩm hồi

ký Xét về yêu cầu thể loại và mục đích sáng tác, hồi ký là sự ghi chép lại những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ trên cơ sở của những ấn tượng và hồi

ức thuộc về cá nhân người viết Do vậy có thể nói chất liệu hiện thực trong tác phẩm hồi ký đa dạng và hoàn toàn đáng tin cậy khi qua chúng để nhìn lại một phần diện mạo xã hội thời bấy giờ

Trên thế giới từ lâu người ta đã sử dụng phương pháp xã hội học để nghiên cứu sự tác động của xã hội đến sáng tác văn học Hoàn cảnh lịch sử, địa vị xã hội, quan hệ giai cấp, quan hệ gia đình v v… đều có ảnh hưởng không nhỏ đến nhà văn và quá trình sáng tác Đặt nhà văn trong mối quan hệ với môi trường sống để thấy một quá trình vận động của xã hội và con người Điều này có thể thấy rõ nhất trong các trang hồi ký của các nhà văn Viết hồi

kí, nhà văn không có tham vọng viết sử, nhất là viết lại sự thật lịch sử Nhưng không thể không nói về những điều đã xảy ra xung quanh mình, nhân vật hồi

kí trở thành “chứng nhân” của một thời kì, thời điểm nào đó trong lịch sử đất nước, lịch sử văn học Hình bóng thời đại phảng phất trên gương mặt, số phận các nhân vật trong hồi kí nhà văn Việt Nam hiện đại

Trang 27

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 23

Đa phần các nhà văn hiện đại Việt Nam đều sinh ra và có thời gian sống vào giai đoạn trước và sau 1945 - cái mốc lịch sử của dân tộc có ảnh hưởng không nhỏ tới từng cá nhân con người Có thể thấy sự thay đổi ấy trong các sáng tác của họ nói chung và trong các hồi ký nói riêng Những kí ức về quãng thời gian trước năm 1945 hầu hết đều gắn với kí ức tuổi thơ Với Tố Hữu là làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế - một vùng đầm phá nghèo, đất cát vừa chua vừa mặn Dân làng phải đi cày thuê, gặt mướn, kiếm sống qua ngày, làng xóm xơ xác mái tranh vách đất, không một nếp nhà ngói Ông viết:

“Nhà tôi, là một nếp nhà tranh, ở đằng sau Tòa sứ, có mảnh vườn nho nhỏ, với

mấy cây ổi, cây xoài và một giếng nước rất trong.” [41/ 12] Trong cái nhìn trẻ

thơ ấy làng quê bao giờ cũng đẹp, dù thực tế có đói nghèo và cằn cỗi Hội An - nơi ông sống từ khi sinh ra đến lúc 9 tuổi mới theo cha ra Huế - có những ngôi nhà cổ, sông Thu Bồn nước xanh màu lục, có hàng dừa cao đầy trái, có những trò chơi con trẻ (bóc vành nón mới của chị để chơi và chị khóc), có mùi thơm phức, nóng hổi của bánh cốm nếp… Từ phố nghèo Hội An ra Huế, cậu bé bị choáng ngợp trước kinh đô rộng mênh mang, hoàng thành nguy nga, những tòa cung điện, nhà lầu ẩn mình trong vườn cây, cầu Trường Tiền, chợ Đông

Ba, những dãy phố lung linh ánh điện, người xe đi lại tấp nập… Tất cả những điều đó đã là một ấn tượng quá sâu đậm trong trí óc non nớt của cậu bé 9 tuổi Nguyễn Kim Thành Được chứng kiến cả những phồn hoa lẫn đói nghèo, những cảnh đối lập của xã hội cùng với sự giác ngộ tư tưởng đã sớm hình thành nên trong con người ấy tinh thần của một chiến sĩ cách mạng lẫn tâm hồn của một nhà thơ lớn

Không như Tố Hữu lớn lên ở chốn kinh kỳ, tuổi nhỏ Huy Cận gắn liền với một vùng quê thuần Việt như bao làng quê nông thôn Việt Nam khác Xã

Ân Phú huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh - một xã bán sơn cước, nằm ở chân núi Mồng Gà, tả ngạn sông La, cảnh sông núi rất đẹp Xuân Diệu khi về quê Huy

Trang 28

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 24

Cận đã viết: “Cái làng nửa sơn cước, khuất nẻo bên sông vắng, có nhiều cây

cọ ở Hà Tĩnh gọi là cây “tro”, chao ôi, trước cách mạng tháng Tám 1945 sao

mà vắng vẻ hắt hiu đến thế! Nếu không thương bạn thì chưa chắc tôi đã về Rất nhiều cá tính của đất đai, có thể nói mỗi mảnh đất đều tràn đầy xúc cảm, như tích tụ cái cổ sơ đâu từ hàng trăm năm trước Làng quê hương đã cung cấp cho Huy Cận một cái vốn đất đai gì sâu thẳm lắm như từ ruột của thời gian.” [8/ 7] Làng quê ấy đẹp và gần gũi trong cảm nhận của nhà thơ, nó gắn

bó với những kỉ niệm như những lần đi nhặt cỏ, gieo hạt, đi bừa, những lần

cưỡi trâu bị ngã, với tiếng trống đất “vang động hoàng hôn một sợi rừng.” Theo Huy Cận: “Trước cách mạng tháng Tám, thời gian ở quê tôi như ngưng

đọng lại, như không nghe thấy tiếng bước đi của các thế kỷ, một số phong tục tập quán cổ xưa đâu từ các đời trước truyền lại còn nguyên vẹn.” [8/ 11] Từ

phong tục đón giao thừa mà mãi cho đến lúc viết hồi ký, nhà thơ vẫn còn nghe thấy trong tâm tưởng điệu nhạc, giọng hát, tiếng trống cơm và thấy những

chiếc khăn điều tươi tắn hiện lên trong đêm “như một tín hiệu thần tiên”, “như

hé mở một thế giới nào vừa gần gũi vừa kì lạ mà tôi cảm thấy nhưng không nói rõ được ra lời.” [8/ 11]; đến việc rước thần, tế thành hoàng và cả những

lần theo chú ra đình ngủ “cái cảm giác nửa truyền thuyết, nửa cuộc đời cứ

chờn vờn trong tâm trí tôi”; hay những cuộc hát ví dặm ở bãi Giang mà Huy

Cận chưa thấy một dàn cảnh của đoàn nghệ thuật nào lại đẹp như ở quê nhà

Không biết “Đó có phải là sức huyền diệu của kỉ niệm, hay chính những bà

con, làng xóm của tôi đã sống rất thực, mà rất mộng, rất thơ.” [8/ 15] Chính

mạch nguồn văn hóa dân gian nơi làng quê, đại đa số bà con đều thất học

nhưng ai nấy cũng đều thuộc Truyện Kiều, một nơi có những “nghệ sĩ dân

gian” sáng tác vè, ca dao “theo sự đặt hàng của xã hội” đã bồi đắp cho tâm hồn

một cậu bé mà sau này trở thành một nhà thơ nổi tiếng Làng quê ấy còn là cái nôi cách mạng ngay từ những năm phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 30-31 Mỗi

Trang 29

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 25

con người của vùng đất ấy ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình một dòng máu yêu nước lẫn một tâm hồn đẹp yêu thơ ca

Người bạn thơ thân thiết với Huy Cận - Xuân Diệu - tuy không trực tiếp viết hồi ký cho riêng mình nhưng qua lời kể của ông được Huy Cận ghi chép lại Xuân Diệu sinh ra ở quê mẹ, vạn Gò Bồi, Bình Định, một vùng quê

có nghề làm nước mắm, “nhà cửa bằng tre lá đơn sơ nằm trên một cù lao, bao

quanh là nước xà hai dát cát bồi lên thành gò cho nên người ta gọi là Gò Bồi.”

[8/ 141] ở đó: “có trường hát cải lương, hát bội, có tiệm thuốc phiện, có quán

nước, có sòng bạc… Ôi! cái phố chợ bề ngoài đông đảo, náo nhiệt nhưng bên trong là những gia đình, cuộc đời mỗi người có những gay cấn khổ đau mà chắc chắn tuổi nhỏ tôi nào có thông hiểu được.” [8/ 144] Trước cách mạng

tháng Tám, cũng như bao vùng quê nông thôn khác, số phận mỗi người dân,

mỗi người lao động đều thấm đẫm nhọc nhằn, “nhà bà Ôn, túp lều rách tả tơi,

bán bánh canh ngọt, mỗi khi gió thổi mạnh thì những tấm tranh che tạm bợ trên mái nhà tung lên như muốn bay.” [8/ 145] Sự giàu có, hào nhoáng của

những tiệm buôn tàu, bán thuốc phiện, bán rượu công ty, bài tây, bài tứ sắc… hay trò Lễ Thánh chung (14 Juillet) như: đập ấm, liếm chảo, trèo cột, đấu võ… đều là những thú hại người vô bổ, vô luân, là sản phẩm mà chế độ bảo hộ mang lại

Cũng cái không khí của xã hội trước 1945, trong hồi ký của Tô Hoài, Nguyên Hồng, người ta thấy đâu đó là những tiện bàn đèn, thuốc phiện, nhà săm, những cô gái bán thân nuôi miệng Tô Hoài và Nguyên Hồng để có thể sống và viết đã phải bươn chải rất nhiều nghề, Tô Hoài từng là nhân viên bán giày cho hãng Bata, Nguyên Hồng dạy học Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng yên ổn như vậy, họ cũng có lúc phải vật lộn với cái đói và thất

nghiệp Tô Hoài từng phải “chu du” “ăn mày cửa phật” khắp các chùa Trăm

Gian, Chùa Thầy; trong hồi ký của mình Nguyên Hồng viết cụ thể và sâu sắc

Trang 30

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 26

về những năm Mĩ ném bom Hải Phòng (1942) cả gia đình phải bỏ đi nơi khác Nhà cửa, phố xá, dân cư, người chết toàn là người Việt Nam, người Hoa Kiều

Hà Nội, Hà Đông cũng bị ném bom “nhà bị phá, bị cháy la liệt trần trụi Xác

đàn bà, trẻ con tung lên, tay chân đầu tóc dính bết vào các ngọn cây, các cột điện.” [40/ 195] Toàn bộ gia đình Nguyên Hồng phải về Hưng Yên tránh bom,

thị xã có vẻ bình yên, chỉ đông vui lúc buổi sáng và những ngày phiên chợ,

đến trưa đã thưa vắng người ở đó: “Tất cả phố xá, bến chợ đã nhỏ bé hiền

lành lại càng nhỏ bé hiền lành trong những buổi trưa nắng thu dịu mát ấy Và như càng làm tăng thêm cái vẻ bề thế trang nghiêm chừng như bất di bất dịch của những dinh Công sứ, Tuần phủ vẫn đủ lệ bộ tòa nọ phòng kia như các thứ quan, các thứ chức với các lính gác, lính hầu ảnh của thống chế quốc trưởng Pêtanh không những chỉ treo ở những nơi này để mọi người chiêm ngưỡng và suy nghĩ về cái đời sống được phục hưng yên ổn, mà còn treo cả ở rạp hát, trống tuềnh trống tàng bẩn ngập lên gần phố chợ Và trước khi kéo phông, người xem cũng phải bắt buộc đứng lên chào vị cứu tinh của cả nước mẹ Đại Pháp và các thuộc địa, các xứ bảo hộ.” [40/ 190] Nghi thức trang trọng của

một quốc gia được nhà văn nhìn và viết bằng một giọng châm biếm, đầy bức xúc, cái bức xúc hàng trăm năm của người dân một nước thuộc địa, không thể chịu được phải bật ra ấn tượng sâu đậm nhất với không chỉ nhà văn Nguyên Hồng mà còn với tất cả mọi người đó là nạn đói năm 1945 Đâu cũng thấy người chết đói, ngay cả vùng đất Kinh Bắc trù phú, quê hương của bà chúa Chè, bà chúa Nành, của những câu dân ca, quan họ, những đình chùa cầu quán, những đường xá đông vui nhất vùng Kinh Bắc cũng có người chết đói

Sự giàu có của nơi ấy có thể đo bằng cái cổng chợ “mở ra trước của đình

thênh thang, cũng bia đá, cũng của sắt uy nghi, xum xuê sừng sững những gốc bàng, gốc đề hàng chục vòng tay còn rộng” [40/ 208], “Giữa làng chạy dài một con đường lát loàn đá tảng, hai bên san sát những nhà gác có nhà còn to

Trang 31

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 27

hơn cả những hiệu buôn ở Hà Nội, nhưng cũng có nhà rất cổ, của đóng im ỉm quanh năm, thì cũng lại là những cửa hàng tấm giàu nhất…” [40/ 208] ở nơi

đó: “người ta có thể vẽ có thể chụp bất cứ cảnh nào để làm kiểu mẫu cho sự

sầm uất, trù phú, khang trang của vùng Bắc thôn quê kia.” Vậy mà ở đó cũng

lại có người ăn mày và người chết đói! “Họ đi đều đều, thất thểu, ủ rũ khặc

khừ Họ rên, chập chững, lê lên Từng chiếc chiếu và áo tơi hay từng đám chiếu và áo tơi không để trông thấy mặt mà chỉ có hai ống chân, những ống chân gầy teo…” [40/ 208]

Bằng những khía cạnh, những mảng khác nhau của đời sống, các nhà văn thông qua ấn tương sâu đậm trong trí nhớ của mình, qua hồi ký đã thảo nên một phần của bức tranh xã hội Trước cách mạng tháng Tám, đâu đâu trên đất nước này cũng là đói nghèo, khổ đau, cuộc sống của con người tù túng bí bách Đặng Thai Mai đã viết rất chi tiết về những năm trước và sau thế chiến thứ nhất ở nước ta, về tinh thần yêu nước của phần lớn thanh niên, trí thức bấy giờ Họ đấu tranh vì độc lập dân tộc và tự do cho nhân dân theo tinh thần các

cụ Phan Sào Nam và Phan Tây Hồ Tuy nhiên, trước những năm 30 mọi con đường đấu tranh đều đi vào bế tắc Nó chỉ chứng minh một thực tế rằng người Việt đang “tìm đường” mà thôi Những cuộc đấu tranh đòi tự do cho Phan Bội Châu, để tang Phan Châu Trinh được tài liệu sử sách nhắc đến nhiều Với tư cách của một người trong cuộc, Đặng Thai Mai cho chúng ta thấy một cái nhìn gần gũi, chân thực hơn và cũng xúc động hơn Có tư liệu lịch sử nào ghi lại rằng, trong không khí sôi nổi của cuộc đấu tranh đòi để tang Phan Châu Trinh

ở khắp Hà Nội, Huế, Sài Gòn, có một vị “bô lão” Phạm Quỳnh đã ăn một cái tát của hai sinh viên vì câu nói thoá mạ những người đấu tranh để tang là đang

“khai thác một cái xác chết” Đó là nỗi nhục của một học giả trước thế hệ hậu

sinh Sẽ không sử sách nào ghi lại điều ấy, chỉ có vị học giả, trí thức danh tiếng Phạm Quỳnh ôm trong lòng mối hận (hay ân hận) và không thể ngờ rằng

Trang 32

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 28

vài chục năm sau, người ta còn biết tới, qua những trang hồi kí của Đặng Thai Mai

Là người thuộc thế hệ đi trước, trực tiếp chứng kiến tình hình đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, hồi kí Đặng Thai Mai phản ánh một thời kì dài trong xã hội nước ta Khi mà các vua Nguyễn đã quá sức mệt mỏi, không đủ sức chống trả lại chế độ thực dân, văn sĩ, trí thức trong nước thì uốn nắn, gọt rũa đạo lý thánh hiền để ca ngợi văn minh Đại Pháp, tán tụng công đức bọn toàn quyền, khâm sứ (đúng theo tinh thần lời dạy của Đức Thánh trong Kinh

Dịch “Cùng tắc biến, biến tắc thông”) Một bộ phận trí thức có tinh thần yêu

nước không chịu khuất phục, tìm cách “Đông du”, “Đông kinh” Đó là cái buổi mà cụ thân sinh Đặng Thai Mai bị tù chung thân vì có “dị chí” (bụng

khác), “bạn trạng vi hình, bạn tâm vi lộ” (Chưa có hành động phản quốc cụ thể nhưng lòng phản quốc thì đã rõ ràng.) Và: “Tăng Bạt Hổ vừa chết bệnh

trong một chiếc thuyền nan, trên sông Hương Ngư Hải vừa tự tử với phát súng lục cuối cùng ở Nghi Lộc Những tin không vui tí nào: Sào Nam, Lão Bạng bị bắt ở Quảng Đông và có cơ bị bọn tàu “dẫn độ”; Nguyễn Phong Di, Nguyễn Bá Trác, Phan Bá Ngọc đã “biến tiết” và đang lăm le làm quan; Phạm Quỳnh phe phẩy cái quạt Nam Phong Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên thất bại; Duy Tân định thoát ly, bị bắt lại và đày đi Tân thế giới; Trần Cao Vân tuẫn tiết v v…” [51/ 76] Về tình hình giáo dục, Đặng Thai Mai viết:

“Nào có ra gì cái chữ nho…

Lời than thở trên đây của Tú Xương cũng là “lời chung” cho tất cả các cụ đồ vào khoảng mươi mười lăm năm đầu thế kỉ này, thời kì mà thế hệ chúng tôi bắt đầu cắp sách đi “ăn mày” lấy ít chữ ông Thánh Quả tình lúc này cái học

cổ đã hết mùa rồi Nó không còn đáp ứng được những nhu cầu của xã hội Việt Nam trên giai đoạn lịch sử mới nữa Hình như cả một thời đại đều đã nhận thấy cái bất lực của nền giáo dục lạc hậu ấy Cho nên, mọi cố gắng của các cụ

Trang 33

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 29

nhà nho với bao nhiêu lễ nghi để phục hồi cái tôn nghiêm của Khổng học kết cục chỉ là những biểu hiện của một thứ chủ nghĩa hình thức gàn dở mà thôi Cái loè loẹt của nước sơn son thếp vàng tráng lên pho tượng mục có bao giờ làm cho tượng thiêng liêng lên tí nào đâu! Mâu thuẫn không tài nào giải quyết nổi giữa cái viển vông nho học với cái thực tế da diết của xã hội Việt Nam, đó chính là tấn bi kịch trong đời sống tinh thần thời đại.” [51/165 - 166] Tấn bi

kịch đó kéo dài trong suốt vài chục năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, biểu hiện cuối cùng ở sự dò dẫm tìm đường rồi rơi và bế tắc của những nhà nho học Tư tưởng tiến bộ trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa văn minh, văn hoá phương Tây được hun đúc vào những tinh thần Việt Nam mới làm nên đổi mới và giải phóng cho con người

Thân phận con người trong xã hội cũ luôn bị đe doạ, đặc biệt là phụ nữ

và trẻ em; những người như chị Nga (bạn thân của chị Thanh - chị gái Bác

Hồ): “Chị Thanh thương hại cho số phận của một người đàn bà có thể nói là

thông minh, nhưng sống trong một xã hội thối nát thì cũng đành bị vùi dập xuống tận bùn đen.” [51/ 238]; còn những đứa trẻ: “Tội nghiệp cho lớp thiếu nhi cả một thời đại, đã sống trong một môi trường đày rẫy những cảnh tượng

lo âu, sự hãi: nạt nộ, roi vọt của người lớn, thái độ hống hách của bon hào lý, bọn cu lít, bọn quan lại người Nam, người Tây! Nhưng đó chính là thân phận của cả một thế hệ, khi chưa hề ai biết đến yêu các em nhi đồng.” [51/ 245]

Đặng Thai Mai khi viết về những số phận, những cuộc đời, những con người trong xã hội cũ không phải là cái nhìn của một người ngoài cuộc, đó cũng là cuộc đời của chính ông - cuộc đời trước ngày cách mạng thành công

“Cát bụi chân ai” của Tô Hoài viết về Nguyễn Tuân - người nghệ sĩ tài

hoa số một trong nền văn học Việt Nam hiện đại Bên cạnh cuộc đời con người ấy có những mốc quan trọng của văn học nước nhà hằn lên vết dấu Đó

là cảnh huống đầy đau khổ và bế tắc bởi tình hình chính trị, xã hội trong nước

Trang 34

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 30

trước năm 1945, khi mà một bộ phận những thi sĩ trong phong trào Thơ Mới buông xuôi, quay lưng lại với thực tế Bằng cái nhìn của một người trong

cuộc, Tô Hoài cho chúng ta thấy một thực tế: “Nhưng lại thổi màu phiêu lãng

bất cần đời lên thơ Những “say đi em” , “say nghiêng trần thế”, “nàng tiên nâu” chỉ “làm thơ” vậy thôi Thời thế những năm ấy đã khác Cái lãng quên

và quay lưng chỉ còn là sự gục đầu xuống Đời thật lúc đó thảm bại lắm, như những chuyến hành khất “giang hồ” trên Những bế tắc, những bệnh hoạn đã thành tên là thơ say, thơ trăng, thơ tiên, thơ sầu mộng, thơ điên, thơ em gái Thật tên là thơ xin ăn, vì thèm, vì đói, đủ kiểu.” [32/ 244] Hiện thực mà Tô

Hoài đề cập không xa lạ với đời sống văn học lúc bấy giờ “Bọn chúng tôi rồi

có người ngã rục, có người đau ngoảnh mặt đi, có người tỉnh ngộ.” [34/ 245]

Nhưng cũng không có mấy ai có cách nhìn kiểu Tô Hoài: “Đó là những lớp

người trôi như bèo trên mặt sóng” và: “Cuộc sống trong ao mà những con chẫu chàng thỉnh thoảng ngoi lên mặt nước, đờ đẫn nhìn theo mấy cái bọt mình vừa thở.” [32/ 247] Cùng chung trong cái tâm trạng của một lớp văn

nghệ sĩ cảm thấy bế tắc trước thời cuộc, Anh Thơ nhân đọc bài “Sông

Thương” của Bàng Bá Lân cũng cảm thấy: “Toàn bài thơ toát lên một nỗi

buồn bơ vơ, lạc lõng, tôi lắng lại lòng mình, cũng có lúc tôi buồn như thế Nỗi buồn của một con người chưa tìm thấy một con đường chính cốt cho mình đi,

vì năm đó (1941) dân tộc Việt Nam đã khổ cực là dân nô lệ, lại là nô lệ của nước Pháp bại trận, còn bị phát xít Nhật (chúng đổ bộ vào Đông Dương một cách nghênh ngang) buộc thêm tròng thứ hai nữa vào cổ Ai cũng cảm thấy mình bị coi rẻ, bị bóc lột và đều phải sống một cuộc sống không có ngày mai tươi sáng.” [81/ 134] Đó cũng là tâm trạng chung của một thế hệ người! Thậm

chí có một bộ phận không nhỏ: “Hầu hết là các chàng được gọi là trí thức như

giáo viên, thông, kí, phán, v.v… đêm đến đua nhau vào tiệm nhảy, nhà hát, hút thuốc phiện và chơi cờ bạc, chơi gái Họ đã bỏ mặc mẹ già, vợ yếu, con thơ

Trang 35

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 31

sống nghèo khổ, thiếu thốn.” [81/ 168] Tuy chưa phải là những tác phẩm văn

học hiện thực, nhưng hòi kí của các nhà văn phần nào đã phác họa lại được một phần diện mạo đời sống xã hội thời bấy giờ, mà mỗi khi đọc lại người ta không thể nào quên được có một thời như thế, có những con người như thế…

Từ những ngày tháng mà các nhà văn còn đang lạc lối trong cuộc đời của chính mình, cách mạng đã manh nha hình thành và phát triển Tô Hoài, Nguyên Hồng cùng với Như Phong, Nam Cao, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng tham gia hội Văn hóa Cứu quốc ngay từ những ngày đầu thành lập (1943) Không khí sôi nổi của cách mạng đang lên cao ở Huế, Tố Hữu viết về không khí rầm rộ của Mặt trận Dân chủ, mọi chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa đã hoàn thành Khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công, cả nước như

ngày hội “Một chốn cố đô như Huế đầy rẫy rác rưởi xã hội mà trong ngày

cách mạng sôi nổi, cảnh vật và xã hội bỗng nhiên thấy sáng sủa hẳn lên Ai cũng có vẻ tươi cười hớn hở Trên đường phố cũng như ở các chợ búa, bến sông, người ta nhìn nhau có vẻ thân quen, ai cũng gọi nhau là đồng bào, có khi là đồng chí Hai tiếng đồng bào lúc này quá đỗi thiêng liêng.” [41/ 109] Sự

thay đổi có tính kì diệu ấy đã đưa những con người lao động nhỏ bé trong xã hội như anh phu xe, chị buôn thúng bán bưng lên địa vị làm chủ xã hội, người dân đi xe không cần phải giấy vé, những cô gái giang hồ không còn đem tiếng

đàn, giọng hát mua vui cho khách làng chơi mà đi học lớp “bình dân” thoát

nạn mù chữ Những nơi như tòa Khâm sứ, Ngọ Môn, Hoàng thành xưa nay vốn là chỗ cấm kị với người dân bình thường nay họ được ra vào tự nhiên,

thậm chí “không ít người nhảy tót lên ngai, nghếch chân ngồi rất oai vệ” Hành động rất “vô tư” ấy như để thỏa nguyện lần đầu tiên trong đời được thực sự làm

chủ, làm chủ chính mình, làm chủ cuộc sống Một điều đặc biệt nữa là ở Huế,

cứ 12 giờ trưa còi kéo lên inh ỏi, “mọi người đang đi liền dừng lại, đứng

Trang 36

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 32

nghiêm, giơ tay lên chào Coi tiếng còi như tiếng gọi của hồn nước, rất đỗi thiêng liêng.” [41/ 111]

Từ trước thế chiến thứ nhất đến sau cách mạng tháng Tám năm 1945, hơn nửa thế kỉ của dân tộc với bao biến cố thăng trầm, dâu bể Số phận con người cũng lênh đênh, chìm nổi cùng vận mệnh đất nước Nhân vật trong hồi

kí là những người đã chứng kiến chân thực nhất về những sự thật lịch sử ấy Đối mặt với quá khứ và cất lên tiếng nói của mình là nhiệm vụ của mỗi một nhà văn

Cảm thức về xã hội, về thời đại có thể nói là một sự ám ảnh trong kí ức của những nhà văn, nhà thơ sinh ra và lớn lên trước cách mạng tháng Tám năm 1945 Dù đã trưởng thành hay chỉ là những đứa trẻ ngơ ngác nhìn những dâu bể trong cuộc tang thương ngẫu lục quá nhọc nhằn của dân tộc, thì tất cả những điều đó còn rất nguyên vẹn trong trí nhớ Để khi ngồi nghĩ lại, viết về

nó, nhà văn vẫn thấy như ngày hôm qua Không phải là họ không muốn quên

đi quá khứ mà quá khứ bản thân nó là không thể nào quên Vô tình hay cố ý quên đi là có tội với đất nước, với dân tộc, với chính bản thân và ngòi bút của mình Do vậy, dù là viết về những làng quê nông thôn Việt Nam hay đời sống

ở một số vùng đô thị, từ những mảng kí ức riêng của mỗi người, chúng ta có thể ghép lại trong trò chơi xếp hình để thấy trong đó, trong hồi ký, là quá khứ,

là lịch sử

Sự thay đổi trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945 của đời sống

xã hội được các nhà văn, nhà thơ ghi lại bằng những hình ảnh, chi tiết chân thực và sống động Trong cuộc đời của thế hệ lớp nhà văn hiện đại ấy, may mắn chứng kiến cái mốc lịch sử vĩ đại của dân tộc, ấn tượng đọng lại là quá sâu đậm Để khi viết về nó, người ta không thể nào quên những vất vả khó nhọc, những đau khổ lầm than của chính mình, của những người xung quanh mình, của đất nước dân tộc mình và người ta cũng không thể nào quên được

Trang 37

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 33

“cuộc tái sinh màu nhiệm” cho toàn dân tộc Viết về những điều đó như một

mảng kí ức, như cái ngoảnh đầu nhìn lại và khẳng định con đường bước tiếp đến tương lai

Một phần diện mạo của bức tranh đời sống xã hội hiện lên là như vậy!

2.1.2 Hồi ký nhà văn và đời sống văn nghệ Việt Nam

2.1.2.1 Tình hình đời sống văn nghệ nước nhà

Thế kỷ XX, lịch sử văn học dân tộc có nhiều biến chuyển sâu sắc Cùng với lịch sử đất nước, cách mạng tháng Tám năm 1945 trở thành một cái mốc quan trọng trong nền văn học nước nhà Nhìn lại diễn tiến trước và sau cái mốc đó để thấy sự vận động và phát triển của một thời kì văn học Đó là công việc của những người làm văn học sử Các nhà văn, nhà thơ là chủ thể tạo ra lịch sử đó, tuy nhiên họ cũng đặc biệt có ý thức trong việc nhận thức và phản ánh lại những gì đã và đang diễn ra liên quan chặt chẽ tới công việc và nghề nghiệp của mình Những điều đó tích tụ từ trong những trang ghi chép, những dòng nhật kí và có thể được nhớ lại bằng hồi ký

Nguyễn Công Hoan đã rất công phu và tỉ mỉ khi viết về cả một giai

đoạn văn học từ những năm đầu thế kỉ đến sau 1945 trong “Đời viết văn của

tôi”; bởi đó là cuộc sống, là những gì hàng ngày nhà văn nhìn thấy, cảm nhận

thấy, là chính cuộc đời cầm bút của mình Hay Vũ Bằng trong “Bốn mươi năm

nói láo” đã phác họa tương đối rõ ràng lịch sử báo chí nước ta già nửa thế kỉ

XX, Tố Hữu “Nhớ lại một thời” làm văn nghệ kháng chiến v v… Những

tưởng những chi tiết, sự kiện ấy chẳng mấy ăn nhập gì với nhau, nhưng nếu cố

công làm cái việc tưởng chừng “giết thời gian” là ghép những mảng nhỏ của

bức tranh xếp hình sẽ may mắn có thể dựng nên một diện mạo tương đối hoàn chỉnh của đời sống văn nghệ Việt Nam thời bấy giờ

Khi viết văn chưa thực sự được coi là một nghề thì nhiều người còn lẫn

lộn nhà báo với nhà văn và ngược lại Lý giải cho điều đó, trong “Đời viết văn

Trang 38

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 34

của tôi” Nguyễn Công Hoan viết: “Trước kia, người viết văn ra làm báo, và trong khi làm báo vẫn viết văn Báo nào cũng có đăng văn chương nên văn chương ra đời bằng con đường của báo chí Chưa có báo thuần túy về văn chương, cũng chưa có nhà xuất bản in những sách văn học.” [39/ 62] Đó là

tình hình những năm đầu thế kỉ, trong các sách về lịch sử văn học có nhắc khá nhiều tới điều này Về tình hình báo chí Bắc Kỳ giai đoạn đó, Nguyễn Công Hoan viết với tư cách của một người trong cuộc, cảm nhận và đánh giá có thể mang tính chủ quan nhưng dưới ngòi bút của một nhà văn hiện thực thì tất cả những sự kiện, chi tiết ấy lại có một giá trị nhất định

Sau khi dùng vũ lực để dẹp tan khởi nghĩa Yên Thế, thực dân Pháp quay sang đầu độc óc dân An Nam bằng văn hóa Chúng cho Schneider mở tuần

báo “Đông Dương tạp chí” bằng chữ quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút, một tạp chí về chính trị, văn chương, sư phạm Tờ “Trung Bắc tân văn”

mang những thông tin về chính trị (một tuần ba kì) cũng ra đời để nhồi sọ cho

người dân trung thành với mẫu quốc Các tờ “Công thị báo”, “Pháp Việt công

báo” do Schneider mở ra cũng không ngoài mục đích ấy Đến năm 1917, thấy

được tinh thần yêu nước và hiếu học của thanh niên Việt Nam sẽ là mối nguy

hiểm, Pháp cho Louis Marty mở tạp chí văn học và khoa học “Nam phong”,

nửa viết bằng chữ quốc ngữ do Phạm Quỳnh chủ bút, nửa viết bằng chữ Hán

do Nguyễn Bá Trác làm chủ bút Sau thời gian này, các báo ra đời nhiều dần, các sách thơ bắt đầu xuất bản, là mảnh đất tốt cho việc gieo hạt văn chương Trước đó, văn chương chủ yếu dịch từ sách Hán và sách Pháp, đăng trên phần

văn chương của “Đông Dương tạp chí”, “Văn uyển” của “Nam phong”, trên

“Trung bắc tân văn” thỉnh thoảng có cả từ phú thi ca và đoản thiên tiểu thuyết Năm 1920, tạp chí “Hữu thanh” của hội “Bắc kỳ công thương đồng nghiệp ái

hữu” ra đời, có đăng tiểu thuyết và kịch sáng tác, tạp chí do Nguyễn Mạnh

Bổng (anh rể Tản Đà) nắm giữ, Nguyễn Mạnh Bổng thu tiền cổ phần của mọi

Trang 39

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 35

người và đút túi riêng Năm 1922, Tản Đà mở “Tản Đà thư điếm” sau đổi thành “Tản Đà tư thư cục”, do không cộng tác được với nhà tư sản nên mở “An

Nam tạp chí” Báo chí và văn chương lúc này đã có nhiều khởi sắc Nhà in

“Tân dân” của Vũ Đình Long chỉ in sách văn chương, xuất bản “Tiểu thuyết

thứ bảy” tập hợp rất nhiều các sáng tác của anh em văn nghệ sĩ lúc bấy giờ

Người đọc biết đến hàng loạt các tác phẩm như: “Quả dưa đỏ” của Nguyễn Trọng Thuật, “Sóng hồ ba bể” của Phạm Bùi Cầm, “Cảnh thu di hận” của Dương Tự Nguyên, “Kim Anh lệ sử” của Trọng Khiêm, “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách, “Nho phong” và “Người quay tơ” của Nguyễn Tường Tam và

“Kiếp hồng nhan” của Nguyễn Công Hoan Những năm đó xuất hiện hai dòng

văn học là hiện thực (tả chân) trước chỉ ở văn xuôi, sau sang cả văn vần (thơ

Hồ Sanh), và lãng mạn, trước ở văn vần, sau chéo sang văn xuôi (truyện của Khái Hưng) Cùng với đó là những tiểu thuyết lãng mạn Trung Quốc (của Từ Trẩm á), các sách báo lãng mạn đồi trụy ở Pháp sang và lối sinh hoạt của Tây

do những người đi du học Pháp tải về đã ảnh hưởng không nhỏ đến thanh

niên Trước “những điều trông thấy” Nguyễn Công Hoan viết: “Hạt giống lãng

mạn được gieo rắc trên một vùng đất đai mà đa số con người vừa mệt mỏi về chính trị, vừa hoài nghi và đương dò dẫm con đường để giải thoát, nên nó nảy

nỡ dễ Văn học lãng mạn theo thị hiếu của người đọc, do đó trở thành phong trào Nhưng tình hình thực tại về chính trị, về kinh tế, về xã hội lúc bấy giờ, cộng thêm với tình hình mới do phong trào lãng mạn đẻ ra, lại tạo nên một nguồn đề tài phong phú cho các tác giả hiện thực Văn học hiện thực do đó cũng trở thành phong trào.” [39/ 160] Và: “Hai dòng hiện thực và lãng mạn, tuy thỉnh thoảng có xô xát nhau, song đều song song tồn tại trong văn học Việt Nam.” [39/ 160] Trong cái nhìn đầy thân thiện, không hề thiên lệch của một

nhà văn hiện thực phê phán thì điều đó “chẳng khác gì Đà Giang nước đen, Lô

giang nước xanh, đến Việt Trì thì hòa với Thao giang nước đỏ, để trở thành

Trang 40

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 36

con Hồng Hà mang màu hồng vì những phù sa màu mỡ.” [39/ 160] Cái “thành phố ngã ba sông” trong lịch sử ấy chính là cuộc cách mạng mùa thu tháng

Tám 1945, hòa cùng với dòng văn học cách mạng, cả ba đã trở thành dòng chảy lớn trong nền văn học dân tộc

Trở lại với tình hình văn nghệ nước ta những năm 20, chúng ta đã có một đội ngũ đông đảo các tác giả với những tên tuổi như: về phê bình ở Nam

Kỳ là Thiếu Sơn, Trung Kỳ là Hoài Thanh, Bắc Kỳ là Thái Phỉ; về phóng sự

điều tra có “Tôi kéo xe” của Tam Lang, “Kỹ nghệ lấy Tây” của Vũ Trọng Phụng

và các phóng sự ngắn của Vũ Bằng; Thơ Mới có Thế Lữ, Lưu Trọng Lư; kịch

có Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Tương Huyền, Nam Xương… Tuy nhiên

các chủ báo, chủ bút thì phải vất vả để tồn tại Tờ “Phong hóa” của Nguyễn

Hữu Mai đăng những bài tẻ nhạt, sống lay lắt Khi Nguyễn Tường Tam phụ trách đã thay đổi đề tài, thành báo trào phúng, châm biếm, có đăng thơ đả kích của Tú Mỡ, tiểu thuyết lãng mạn của Khái Hưng, thơ Thế Lữ và các truyện

ngắn của Nguyễn Công Hoan đã hấp dẫn hơn rất nhiều Tờ “An Nam tạp chí” ỳ

ạch tồn tại vì lòng yêu mến của bạn đọc với chủ bút Một ông chủ mà suốt

ngày “chỉ lo chau chuốt từng từ, từng chữ trong thơ, cả ngày say rượu, không

thèm biết một tí gì về tình hình quốc tế và quốc nội” như lời của Vũ Bằng thì

thật khó khiến cho một tờ báo làm ăn phát đạt mà lại thiếu đi một chỗ dựa kinh

tế vững chắc trong thời buổi bấy giờ Nhưng không chỉ bạn đọc mà cả con

người ngang tàng Vũ Bằng cũng phục Tản Đà sát đất vì ông “đã đem một cái

đẹp sao siêu và mục thi ca cho làng báo.” Hàng loạt các tờ báo được mở ra rồi

lại lần lượt đóng cửa, theo Vũ Bằng chỉ có những tờ có vai vế, không chửi

Tây, chửi chính quyền mới có thể trụ nổi Đó là các tờ như “Rạng đông”, “Bắc

Kỳ thể thao” của Nghiêm Xuân Huyến, “Nhật tân” của Đỗ Văn, chủ bút là Tạ

Đình Bính, “Trung Bắc tân văn” của Nguyễn Văn Vĩnh… Những tờ báo như

“Công dân” với đội ngũ đông đảo các nhà văn, nhà báo có tên tuổi như Tiết

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 Thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
2. Tạ Duy Anh (2000), Nghệ thuật truyện ngắn và Kí, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật truyện ngắn và Kí
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh niên
Năm: 2000
3. U.Bớcsét (1985), Hồi kí, Nhà xuất bản Thông tin Lý luận, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồi kí
Tác giả: U.Bớcsét
Nhà XB: Nhà xuất bản Thông tin Lý luận
Năm: 1985
4. Bôrít Pôlêvôi (1961), Viết kí sự, (Xuân Phương dịch), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết kí sự
Tác giả: Bôrít Pôlêvôi
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
Năm: 1961
5. Lê Huy Bắc (1996), Đồng hiện trong văn xuôi, Tạp chí văn học Tháng 6, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng hiện trong văn xuôi
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1996
6. Vũ Bằng (2002), Bốn mươi năm nói láo, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bốn mươi năm nói láo
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hoá thông tin
Năm: 2002
7. Vũ Bằng (1994), Miếng ngon Hà Nội, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Miếng ngon Hà Nội
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
Năm: 1994
8. Huy Cận (2002), Song đôi, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Song đôi
Tác giả: Huy Cận
Nhà XB: Nhà xuất bản Hội nhà văn
Năm: 2002
9. Minh Chuyên (1998), Bút kí, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bút kí
Tác giả: Minh Chuyên
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
Năm: 1998
10. Nguyễn Văn Dân (2003), Lý luận văn học So sánh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học So sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
11. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Năm: 2004
12. Xuân Diệu- Tác phẩm văn chương & Lao động nghệ thuật (1999), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn chương & Lao động nghệ thuật
Tác giả: Xuân Diệu- Tác phẩm văn chương & Lao động nghệ thuật
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1999
13. Đức Dũng (2003), Kí Báo chí & Kí Văn học, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kí Báo chí & Kí Văn học
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin
Năm: 2003
14. Trần Thanh Đạm - Hoàng Như Mai - Huỳnh Lý (1970), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể
Tác giả: Trần Thanh Đạm - Hoàng Như Mai - Huỳnh Lý
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1970
15. Hà Minh Đức (2004), Tuyển tập - tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập - tập 1
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2004
16. Hà Minh Đức (2004), Tuyển tập - tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập - tập 2
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2004

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w