Không gian và thời gian

Một phần của tài liệu Hồi ký của một số nhà văn Việt Nam thời kỳ hiện đại (Trang 93)

Thời gian và không gian luôn hiện hữu trong hồi kí như một phẩm chất mĩ học!

Không phải là cảm tính khi đưa ra nhận định trên. Không gian, thời gian luôn chiếm những chiều khác nhau của hiện thực trong các loại hình nghệ thuật. Nếu hội hoạ, nhiếp ảnh, điêu khắc là sự ngưng lại, lắng đọng của không gian, thời gian; sân khấu và nghệ thuật biểu diễn không gian thời gian bị giới hạn bởi lớp, cảnh, hồi; trong điện ảnh không gian thời gian có thể mở rộng tối đa thì văn học lại có ưu thế riêng trong việc khắc hoạ, miêu tả đối tượng trong sự vận động của cả không gian và thời gian. Thậm chí với “quyền năng” của mình, nhà văn có thể dồn nén, giãn căng, hoà nhập, đồng nhất không gian và thời gian trên trang giấy. Trong văn học, có không ít những tác phẩm thành công nhờ khai thác tối đa không gian và thời gian. “Đi tìm thời gian đã mất” của Marcel Proust là một trong những tác phẩm như vậy. “Đi tìm thời gian đã mất” là cuốn tiểu thuyết viết về cuốn tiểu thuyết đang hình thành, ở đó các lớp thời gian chồng chất lên nhau. Chỉ đến Proust, vấn đề thời gian đã được đặt lại trong tiểu thuyết hiện đại, buộc các nhà tiểu thuyết không còn được viết như trước nữa. Ngay từ câu đầu tiên, thời gian đã hiện hữu: “Long temp je me ruis couché de bonne house”, Proust đã phải viết câu này đến 16 lần. Nhà văn

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 90 muốn bắt đầu truyện kể bằng sự trải nghiệm. Về câu mở đầu đầy tính thời gian này, Pierre Louis Rey đã viết: “Câu mở đầu này đã mang trả lại một giai đoạn dài trong cuộc đời người kể chuyện khi anh ta vẫn đang soạn thảo tác phẩm của mình. “Thời gian đã mất” là quá khứ bị bóp vụn ra mà cá thể của anh ta bị phun ra thành bụi trong những kinh nghiệm khác nhau; “thời gian tìm thấy lại” là quá khứ được lặp lại mang lại cho cá nhân tính duy nhất của nó, nó sẽ đối chiếu phong cách của nó với tác phẩm mà nó mang trong mình.” Proust trong khi hồi tưởng đã tái tạo lại quá khứ, hay là “đi tìm thời gian đã mất”, tác giả không ngừng làm tiêu biến hiện tại vào quá khứ để hướng đến tương lai.

Viện dẫn Proust và tác phẩm nổi tiếng của ông là sự khẳng định vai trò của không gian và thời gian trong sáng tạo văn học. Hồi kí có thể ví như những thước phim tư liệu về cuộc đời của mỗi một nhà văn, trong đó thời gian và không gian là cái nền cho mối quan hệ giữa con người và sự kiện. Hơn nữa, tác giả khai thác thời gian và không gian làm phương tiện để bộc lộ, để chuyển tải ý đồ nghệ thuật.

Từ xa xưa, trong Kinh Thánh đã chép lại rằng, khi Chúa tạo ra con người đồng thời người đã tạo ra thời gian. Khi người ta ý thức được về sự tạo lập thời gian cũng là lúc người ta đã có ý thức về thời gian. Tính thời gian (tiếng Pháp là Temporalité, tiếng Lating là Temporalitas), theo định nghĩa trong “Từ điển văn học Pháp từ A đến Z”: “Tính thời gian là các phương thức ghi nhận về thời gian trong tất cả mọi truyện kể (tồn tại ở đầu - giữa - cuối). Cần phải phân biệt thời gian hư cấu (temps de la fiction) là loại thời gian diễn ra trên sự tôn trọng hoặc chối từ thời gian lịch biểu của các yếu tố được kể với thời gian của việc kể chuyện (temps de la narration) bao gồm các dòng, trang, chương được dùng trong việc kể lại các biến cố trên. Việc sử dụng, sự phối hợp hai loại thời gian trên sản sinh ra hiệu quả về nhịp.” Theo G.Genette trong công trình “Hình thái III” (Figure III) viết năm 1972, ông chia thời gian

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 91 của việc kể chuyện làm bốn loại: kể trước, kể sau, kể đồng thời, kể đan cài. Có hai loại thời gian quan trọng nhất trong truyện kể là:

- Thời gian của điều được kể (cái biểu đạt) - Thời gian của truyện kể (cái được biểu đạt)

Lý thuyết của Genette về vấn đề thời gian được vận dụng nhiều trong nghiên cứu tác phẩm từ góc độ thi pháp học. Vận dụng một phần lý luận của Genette trong hồi kí các nhà văn để thấy vấn đề thời gian là yếu tố đáng lưu tâm khi tiếp cận hệ thống các tác phẩm này.

Trong phạm vi luận văn, chúng tôi khai thác ba khía cạnh của thời gian trong hồi kí: - Thời gian tác phẩm ra đời

- Thời gian của điều được nói đến - Thời gian văn bản

Có thể thấy các hồi kí đều có thời điểm bắt đầu muộn so với tuổi đời, tuổi nghề của nhà văn và muộn so với thời gian được nói đến. Phải sau một thời gian dài sống, viết và trải nghiệm các nhà văn mới có nhu cầu tìm đến với hồi kí để kí thác lòng mình. Huy Cận viết “Song đôi” năm 1986 khi nhà thơ đã gần 70 tuổi, sau sự ra đi đột ngột của người bạn thân thiết Xuân Diệu. Nguyễn Công Hoan viết “Đời viết văn của tôi” năm 1971 sau một thời gian dài cầm bút và khẳng định tên tuổi. “Từ bến sông Thương” của Anh Thơ viết vào đầu những năm 80 về 40 năm trước (trước năm 1945). Nguyên Hồng viết “Bước đường viết văn” vào cuối những năm 60 cũng về quãng thời gian trước 1945. “Cỏ dại”, “Tự truyện” của Tô Hoài cũng đều được viết ít nhất 30 năm sau so với thời điểm được nói đến trong tác phẩm. “Bốn mươi năm nói láo” của Vũ Bằng viết năm 1969, tự cái tên của nó đã là một sự phản ánh đầy đủ về thời gian được nói đến trong tác phẩm. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai viết hồi kí vào những năm cuối đời (những năm 80), ông mất khi dự định chưa được hoàn thành, cuốn hồi kí vẫn còn dang dở… Xét về mối tương quan giữa thời

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 92 gian tác phẩm ra đời và thời gian được nói đến đã có một độ lùi nhất định. Đó là độ lùi cần thiết để các nhà văn có cái nhìn khách quan khi đã đủ kinh nghiệm và vốn sống.

Trong hồi kí các nhà văn thường nhắc đến kí ức tuổi thơ với một tình cảm trân trọng nhất. Nhà văn L.Tônxtôi từng rất hạnh phúc khi nói về tuổi thơ của mình: “Cái thời thơ ấu không bao giờ trở lại ấy thật đầy vui sướng, hạnh phúc! Làm sao lại không yêu thích, không nâng niu những hồi ức về thời đó được? Những hồi ức này làm cho tâm hồn tôi tươi mát và cao thượng, đối với tôi là ngọn nguồn của những khoái cảm tốt đẹp nhất…” Các nhà văn của chúng ta cũng có cảm giác như vậy khi nói về tuổi thơ của mình. Đó là những kỉ niệm, những ấn tượng ban đầu hằn sâu vào trí óc non nớt, có thể mang dấu vết của thời đại (trong hồi kí của Đặng Thai Mai) có thể là cái buồn khởi nguyên của nỗi “sầu vũ trụ” (hồi kí của Huy Cận), có thể nó thật giản dị và gần gũi (hồi kí của Tố Hữu, Anh Thơ). Dù sao, kí ức tuổi thơ vẫn luôn đẹp và đáng trân trọng. Theo thời gian, con người trưởng thành về nhận thức và dường như nhận thức càng đủ đầy càng không làm cho con người ta thoát khỏi khổ đau. Điều này đúng với hoàn cảnh của những nhà văn sinh ra và lớn lên quanh cái mốc 1945 của dân tộc. Chứng kiến những đau khổ, trái ngang của xã hội, một xã hội không có tự do, không có độc lập, do vậy thời gian mà các hồi kí phản ánh cũng nhuốm đầy tâm trạng của tác giả trước các sự kiện, biến cố.

Một vấn đề cần được đề cập là tương quan giữa thời gian được nói đến (cái được biểu đạt - signifié) và thời gian văn bản (cái biểu đạt - signifiont) Khi nói về thời gian chung chung khá dài và xa trong quá khứ, thời gian văn bản thường không thể quá dài. Cả tập “Cỏ dại” và “Mùa hạ đến mùa xuân đi” chỉ khoảng 100 trang, nhưng khi nói về các thời điểm cụ thể trong cuộc đời như “Đi làm” - 30 trang, “Những người thợ cửi” - 24 trang, “Hải Phòng” - 18

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 93 trang, “Một quãng đường” - 117 trang, “1947” - 21 trang… lại chiếm mốt số lượng thời gian văn bản không ít. Lý giải cho điều đó là bởi các sự kiện và thời điểm luôn có mối quan hệ mật thiết. Tại mỗi thời điểm cụ thể trí nhớ và hồi ức của nhà văn luôn dồi dào và sinh động. ở những thời điểm quan trọng nhà văn dừng lại ở một số lượng văn bản lớn để nói lên quan điểm, suy nghĩ, cách đánh giá nhìn nhận của mình về từng vấn đề, từng cá nhân con người. Hơn thế, hồi kí không phải là một cuốn biên niên, không bắt buộc nhà văn phải tuần tự ghi chép về cuộc đời mình, hồi kí cho phép người viết có thể dựng lại ở bất cứ thời điểm nào để nhớ về quá khứ, di chuyển đến quãng thời gian sau này, thậm chí tiến đến thực tại và tương lai. Tô Hoài trong “Tự truyện” -

“Ông già ở Agra” đã đi từ quá khứ xa (khi nhà văn còn nhỏ, sống ở làng, nơi có gia đình ông Carata Sinh sinh sống) trở về với hiện tại (vài chục năm sau, khi Tô Hoài sang ấn Độ), lại về với quá khứ (những đứa con nhà Carata Sinh như: cái Háccô và thằng Uđà Sinh), tiếp đến là sự đồng hiện về thời gian, hiện tại và quá khứ trùng khít lên nhau. Toàn bộ tác phẩm luôn là sự đan xen quá khứ và hiện tại, người đọc di chuyển từ quãng thời gian này sang quãng thời gian khác bằng dòng hồi tưởng của tác giả. Tác phẩm đã có sự sai chệch về trật tự niên biểu với lối quay ngược bên trong (Homodiégétique) bao gồm: hoàn trả và gợi nhớ (hoàn trả bao gồm những trường đoạn có tính chất hồi cố, đến sau đó để lấp đầy một khoảng trống có trước của truyện kể được tổ chức nên do những bỏ sót tạm thời hoặc những sửa chữa ít nhiều bị chậm trễ; gợi nhớ là sự quay trở lại hoặc chiếm những dấu vết trước đây của chúng, không có bề rộng của văn bản, tiết kiệm được sự trải rộng lan man của truyện kể) Sự co giãn linh hoạt của thời gian trong hồi kí là như vậy! So với các sáng tác khác thì thời gian trong hồi kí không kém phần linh hoạt, hiệu quả mà nó mang lại là thứ nhịp cần thiết cho tác phẩm, thu hút sự chú ý của người đọc.

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 94 Cũng như thời gian, không gian trong hồi kí nhuốm màu sắc chủ quan của tác giả. Gồm hai loại không gian: không gian xã hội và không gian tâm tưởng. Vì là sự nhớ lại của những kỉ niệm nên không gian xã hội là rất da dạng, nó là tất cả những vùng đất, những miền quê mà các tác giả từng đi qua, từng gắn bó. Đó là nơi sinh ra và lớn lên: một xã bán sơn cước bên chân núi Mồng Gà, một làng chài có nghề làm nước mắm vạn Gò Bồi - Bình Định, là phố cổ Hội An nơi Tố Hữu sinh ra, là làng ngoại ô nghèo có nghề dệt cửi của Tô Hoài, là phố nghèo Hải Phòng, xóm nghèo Thùng Đấu ngoại ô Bắc Giang, là làng Lương Điền sơn thuỷ hữu tình mà con người thì “xấu xí”..v…v… Những không gian ấy gắn bó máu thịt với tuổi thơ, do vậy nó không không đơn thuần chỉ là không gian địa lý, xã hội thuần tuý, trong hồi kí nó đã trở thành những mảng kí ức, mảng tâm hồn của tác giả. Cùng với sự trưởng thành và bước chân con người, không gian được mở rộng, các địa danh được nhắc đến nhiều hơn. Hà Nội là nơi tập trung của các cây bút, được nhắc đến nhiều trong các hồi kí. Ngoài ra trong hồi kí còn có không gian cỏ cây, sông nước, mây trời. Tuy nhiên dù thế nào thì không gian xã hội, không gian thiên nhiên, không gian địa lý vẫn gắn chặt với không gian tâm trạng. Mỗi cuốn hồi kí là cả một thế giới của không gian tâm trạng, không gian để giãi bày, chia sẻ. Xen trong những sự kiện, chi tiết, nhân vật, vùng đất… là những suy nghĩ, tâm trạng của người viết. Tác giả có quyền dừng lại ở bất cứ đâu trong quá trình hồi cố để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của cá nhân mình và người đọc hiểu hơn những tâm sự của nhà văn. Huy Cận đã nhiều lần tâm sự kiểu như thế này: “Trong buổi thanh niên tôi hay buồn, sầu não vô cớ. Bản nhất tôi có thực là sầu chăng? Tôi không tin như vậy vì lòng yêu đời của tôi âm thầm mà mãnh liệt. Dẫu sao nếu hồi đó không có một cớ gì để bám vào đời nữa, thì tôi cũng phải sống, sống để mẹ tôi mát lòng một chút.” [8/ 48] Anh Thơ từng chan hoà trong nỗi nhớ: “Nỗi nhớ… Nỗi nhớ kéo dài cả tuổi thơ tôi. ở nơi này, tôi nhớ

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 95

nơi kia. Sống với mẹ, tôi nhớ bà. Những nỗi nhớ đó, cứ dâng lên vào mùa thu khi tiếng trống cúng ra hè bắt đầu, khi tiếng khóc đốt mã vẳng trong xóm khói. Nhớ và buồn. Nhất là vào những buổi trưa ù ù biển động, dậu trúc bên hiên xào xạc gió may… Những cảnh, những tình đó, đã vào thơ tôi. Những vần thơ tự nhiên như cuộc sống, cô đơn và bé bỏng.” [81/ 10] ở Vũ Bằng lại là sự triền miên của không gian tâm trạng: “Nghe thấy thế tôi biết mình muốn khóc, đi một mình ở ven hồ, đọc một mình câu thơ của Thao Thao nói về “chim sếu bên hồ cứt trắng khô.” Từ chỗ sâu thẳm nhất của lòng, tôi nghe thấy một cái gì rõ rệt hơn trước cuồn cuộn lên. Còn nhớ có một lần, không xa, tôi đã nghe thấy một cái gì manh nha trong tim óc, và lúc ấy tôi tiên cảm rằng cái gì đó sẽ thay đổi rất nhiều ý niệm về nếp sống, về cách nghĩ và cả nghề nghiệp của tôi. Thì hôm nay đây, “cái gì đó” đã hiện ra rõ rệt hơn trước một chút: làm báo không thể là chỉ để chơi hoặc kiếm tiền, làm báo phải trả nhiều thứ nợ hơn người khác vì làm báo biết nhiều hơn, cảm nhiều hơn và cũng sống gần với thực tế xã hội hơn người khác.” [6/ 188-189]

Không gian trong tác phẩm hồi kí không chỉ là nơi chứa đựng, là môi trường cho sự vận động của hình tượng nghệ thuật mà còn nối liền sự việc, sự kiện với trung tâm là con người và tâm tư, tình cảm của con người. Cùng với thời gian, không gian đã góp phần dựng nên một diện mạo tương đối hoàn chỉnh về “chân dung tâm hồn” của các nhà văn khi các tác giả đem mình làm đối tượng phản ánh của văn chương nghệ thuật.

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 96

Kết luận

Những nhà văn, nhà thơ khi đã chọn văn chương làm cái nghiệp cho cuộc đời mình, dù hình thức này hay hình thức khác đều muốn tấu lên bản đàn không chỉ khiến cho một cá nhân mà còn làm cho nhiều người rung động. Cũng có ý kiến cho rằng “Nghề” đã chọn “Người” để gửi gắm, kí thác. Tố Hữu được chọn để khơi dòng cho văn học cách mạng Việt Nam; Huy Cận với nỗi sầu vũ trụ; Xuân Diệu thì thiết tha, da diết với tình yêu; Nguyễn Công Hoan chuyên viết về việc làng, việc xã và những người nông dân khốn khổ, bần cùng; Nguyên Hồng gắn bó với phố nghèo Hải Phòng và những con người dưới đáy; Tô Hoài với đôi mắt và óc quan sát tinh tế khi nhìn cỏ cây, muôn vật; Anh Thơ giản dị, trong sáng trong thơ; và nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai - một người thầy tận tuỵ suốt đời cống hiến cho khoa học…v..v…

Những con người ấy đều tìm đến với hồi kí để giãi bày, sẻ chia những tâm sự trong suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình. Có những niềm vui, có những hạnh phúc sung sướng, những vất vả, khổ đau…, mọi cảm xúc từ trái tim con người, tất cả đều có trong hồi kí của các nhà văn, nhà thơ, nhà

Một phần của tài liệu Hồi ký của một số nhà văn Việt Nam thời kỳ hiện đại (Trang 93)