Truyền thống gia đình, môi trường giáo dục thời thơ ấu và quá trình học tập, tự rèn luyện của các nhà văn.

Một phần của tài liệu Hồi ký của một số nhà văn Việt Nam thời kỳ hiện đại (Trang 53 - 67)

trình học tập, tự rèn luyện của các nhà văn.

Trong tâm lý học sáng tạo, người ta đánh giá cao vai trò của hoàn cảnh đối với sự hình thành và phát triển của một tài năng nghệ thuật. Hoàn cảnh - nói một cách chính xác và gần gũi hơn chính là toàn bộ môi trường sống, học tập, rèn luyện tác động đến cá nhân con người. Đặc biệt hoàn cảnh lúc thiếu thời có một vai trò vô cùng quan trọng tạo nên những dấu ấn trong tâm hồn. Môi trường gia đình có tác động sâu sắc đến mỗi cá nhân, đó là nơi giữ lại những yếu tố bẩm sinh và tạo điều kiện cho những thiên hướng được phát triển thuận lợi. Điều này lí giải vì sao các tác giả như Tố Hữu, Nguyễn Công Hoan, Đặng Thai Mai, Anh Thơ, Tô Hoài, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyên Hồng… đều sinh trưởng trong những gia đình ít nhiều có truyền thống nghệ thuật, những tâm hồn giàu cảm xúc được bồi đắp từ thơ bé, cùng với một quá trình tự rèn luyện đã tạo nên những tên tuổi trong nền văn học nước nhà.

Chúng ta không phủ nhận những tài năng thiên bẩm, nhưng đó chưa phải là điều kiện đủ cho một tài năng nghệ thuật hoàn thiện. Theo quan điểm của những nhà mỹ học duy vật thì cần phải có sự hội tụ cao của ba yếu tố cơ bản nhất: năng khiếu bẩm sinh, hoàn cảnh và quá trình học tập rèn luyện. Năng khiếu bẩm sinh là biểu hiện của yếu tố di truyền, Đuyren, nhà triết học Đức đã cho rằng: “Với tính cách như một năng khiéu bẩm sinh, tưởng tượng

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 50

nghệ thuật chỉ có thể có được thông qua nhiều thế hệ do khả năng nối dõi và củng cố và nhờ các điều kiện thuân lợi đã diễn ra ngoài tầm mắt chúng ta, khả năng này từ trạng thái vô hình của nó sẽ hiện lên ở nghệ sĩ.” Yếu tố di truyền chỉ có thể phát triển khi gieo trồng nơi thích hợp. Hoàn cảnh là toàn bộ môi trường sống, học tập tác động đến cá nhân con người, là tổng hoà của các yếu tố thiên nhiên, xã hội và thời đại, góp phần tạo nên tiềm năng sáng tạo và là nhân tố kích thích sáng tạo của người nghệ sĩ. Cùng với năng khiếu bẩm sinh và hoàn cảnh thuận lợi cần có một quá trình học tập, rèn luyện để phát huy các nhân tố vốn có. Tách biệt và đề cao yếu tố nào trong ba yếu tố trên cũng là một việc làm khiên cưỡng và thiếu chính xác.

Gia đình là cơ sở nền tảng cho tài năng nghệ thuật. Nhà thơ Tố Hữu sinh ra trong một gia đình có truyền thống chữ nghĩa, cha ông tuy không đỗ đạt cao nhưng cũng là người được học hành cẩn thận, lại là người rất thích sưu tầm ca dao, mẹ ông thuộc rất nhiều những bài ca, câu hò xứ Huế. “Có lẽ nhờ sự dạy dỗ của cha tôi và cuộc đời cách mạng sống trong lòng dân, nên tôi rất thấm thía ca dao tục ngữ dân gian là một kho tàng vô giá.” [41/ 23] Những điều đó đã góp phầp bồi đắp thêm cho một hồn thơ. Cụ thân sinh Đặng Thai Mai đậu phó bảng, từng làm đốc học Hà Tĩnh, đốc học Bình Thuận. Cha Xuân Diệu là một ông đồ Nghệ cần cù chịu khó, bố Anh Thơ là người đầu tiên đỗ tú tài của tỉnh, mẹ là con quan đốc học, dạy học cả tỉnh Bắc Giang. Nguyễn Công Hoan sinh ra trong một gia đình nhà Nho, cha đỗ tú tài khoa Canh Tý (1900) làm chức huấn đạo, bác ruột đỗ phó bảng khoa Mậu Tuất (1888) làm tới tri phủ. Sinh ra trong những gia đình có truyền thống chữ nghĩa như vậy nên sự học của mỗi người được quan tâm ngay từ khi còn nhỏ. Tố Hữu bốn tuổi đã biết chữ nhờ cha dạy; cứ 4, 5 giờ sáng ông được gọi dậy để học. Lúc đó với một đứa trẻ là cả một cực hình, nhưng rồi thành quen. Từ nhỏ Tố Hữu đã biết làm thơ và đọc cho cha nghe. Khi đi học ông tỏ ra có tình cảm với văn học

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 51 Pháp, thích các truyện như “Không gia đình” của Hecto Malot, truyện ngắn của Alponse Daudet. Mười ba tuổi, Tố Hữu đỗ đầu tiểu học ở Đà Nẵng, có thể đọc nguyên tác tác phẩm bằng tiếng Pháp. Truyền thống gia đình đã trở thành nền tảng ươm mầm cho những tài năng.

Nguyễn Công Hoan từ nhỏ tuy không hiểu nhưng đã thuộc lòng “Truyện Kiều”, “Nhị độ mai”, thơ Đường, sách Luận ngữ, Mạnh Tử, nhờ người bà hay ngâm nga cho các cháu. Những niêm luật của thơ ca, nhac điệu của ngôn ngữ được luyện vào tai, nhuần vào óc. Từ bé, Nguyên Công Hoan ở với bác, được học vỡ lòng bằng “Tam tự kinh”, bằng các bài học về địa lý do bác tự soạn. Khi ở với cha, ông được học khá nghiêm túc và khoa học, có sách giáo khoa bằng chữ quốc ngữ, được nghe cha giảng “Tam quốc”, đọc các sách mới như:

Doanh hoàn toàn chí”, “Âu châu thập nhất quốc du kí”, “Nhật Nga chiến kí”,

Văn minh tân học sách”… Nguyễn Công Hoan lúc ấy coi việc tập đọc quốc ngữ và chữ Nôm như một việc làm bất đắc dĩ, song nó rất có ích sau này. Những đơn từ cửa quan đã cho ông biết nhiều việc, nhiều tình, nhiều nỗi lòng, tiếng nói của nhiều hạng người; tục ngữ, phương ngôn, ca dao, ngụ ngôn cho ông một kho tàng văn học cổ. Mười tuổi, Nguyễn Công Hoan vào học trường Bưởi, xung quanh ông là những cậu ấm con quan Tây hoặc những kẻ làm tay chân cho Tây, những đứa con lai, nhưng cũng có những người như Hồ Trọng Hiếu, Tản Đà, Vũ Ngọc Phan… ở đó ông được học những bài văn, bài thơ hay như “Việt Nam phong tục ký” của Phạm Huy Hổ, “Nam hải dị nhân” do Phan Kế Bính biên soạn, “Đại pháp công thần”, “Đức tặc án”…, được học cả

Truyện Kiều”, “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc”.v..v… Sau này, trong “Đời viết văn của tôi” Nguyễn Công Hoan viết: “Nếu tờ giấy trắng được nhuộm màu nào đầu tiên, thì cái màu ấy là nền, nó sẽ rõ và bền mãi. Thì trong đời người ta, những điều mắt thấy tai nghe được nhớ lâu nhất, ảnh hưởng sâu nhất, tạo cho con người một nền tảng về tư tưởng đối với sự việc, một khả

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 52

năng làm cái gì sau này, cũng là ở trong thời kì thiếu niên, óc còn thơ ngây, trong trắng. óc thiếu niên vẫn được ví như tờ giấy trắng.” [41/ 61] Và: “Vậy thì những điều mắt thấy tai nghe có ảnh hưởng nhiều nhất, mạnh nhất và sâu nhất đến nếp nghĩ và nếp làm của tôi, cố nhiên là ở quãng đời của tôi từ năm lên 10 tuổi đến năm 20 tuổi (1912-1922). Trong quãng đời ấy, tôi bắt đầu biết nhìn, biết nghe và biết hiểu dần dần. Hiểu để biết nghĩ. Nghĩ để lại thích nhìn và thích nghe một loại sự việc nào đó xảy ra ở trước mắt và bên tai. Và để làm những việc mà cho thỏa mãn cái tình cảm do nếp nghĩ tạo ra, nó ấp ủ, nó ấm ức trong lòng. Quãng đời ấy của tôi là quãng đời sống dựa vào gia đình, không phải lo lắng, chưa biết lo lắng. Cho nên thì giờ là thì giờ riêng của tôi để sống theo sở thích. Tôi chưa đem cái tự do của tôi gán cho một món nợ nào.” [41/ 61] Đó cũng chính là quãng thời gian tích lũy, chuẩn bị quan trọng cho sự phát triển một tài năng nghệ thuật. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người đều đồng ý rằng Nguyễn Công Hoan là nhà văn có một trí nhớ tốt. Do được rèn luyện ngay từ nhỏ, ông không những thuộc thơ ca có vần điệu mà còn thuộc cả văn xuôi. Lúc đầu chưa hiểu, nhưng vì đọc đi đọc lại nhiều lần, ý nghĩa từng bài thấm dần tới mức “hình như là những lời nói ấy là của chính tôi nói với người khác vậy.”

Tuổi nhỏ Nguyễn Công Hoan hội tụ đầy đủ cả truyền thống gia đình lẫn một môi trương giáo dục thuận lợi. Anh Thơ được gia đình cho đi học nhưng hình như với cô nhà trường thật xa lạ. Bởi ở đó có những bà giáo già lạnh lùng, lũ học trò là con nhà buôn lớn và công chức trong tỉnh chỉ ưa chú ý tới cách ăn mặc. ở Anh Thơ là cả một quá trình tự học, tự tìm hiểu. Thừa hưởng từ người cha và cô ruột, Anh Thơ đọc rất nhiều sách: “Tái sinh duyên”, “Song phượng kì duyên”, “Anh hùng náo”, “Tục anh hùng náo”, “Tây du”, “Đông chu liệt quốc”… Đọc trộm “Văn đàn bảo giám”, Anh Thơ cũng tập làm thơ Đường luật, học lỏm từ bố và những người bạn khi họ phê bình những bài không đúng

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 53 niêm luật, đối chữ sai hoặc không biết phá, thừa, kết… Anh Thơ chú ý tới luật bằng trắc, bố cục một bài bát cú Đường luật và làm thơ khá chuẩn. Khi làm thơ lục bát cũng khộng bị sai vần vì đã đọc nhiều “Truyện Kiều”, “Nhị độ mai”,

Lục Vân Tiên” và nghe hát ví, hát chèo, hát quan họ. Được tiếp xúc với Thơ Mới, nhất là thơ của Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Nhược Pháp, Anh Thơ càng đọc càng thích, rồi bỏ thơ Đường luật sang làm thơ Mới. Dù bị bố cấm gắt gao nhưng cũng không ngăn nổi sở thích đặc biệt của người con gái có khả năng quan sát và rung động rất tinh tế ấy. Những dịp đi nhiều hội làng của vùng Kinh Bắc suốt ba tháng sau Tết cùng cô ruột đã bổ sung cho Anh Thơ một vốn thực tế về sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam. Khi tham gia vào Tao đàn Sông Thương, cô có những người bạn, họ sáng tác, đọc cho nhau nghe và cùng góp ý. Về quá trình tự rèn luyện của mình, Anh Thơ viết: “Do ít được học ở nhà trường, nên tôi đã tự học bằng cách tự đọc sách báo chữ quốc ngữ. Tôi chưa có ý thức đọc để phát huy di sản của ông cha. Nhưng vì đọc nhiều, nghe nhiều ca dao, tục ngữ, tôi đã có được màu sắc Việt Nam trong thơ. Tôi bỗng tự hào mình đã làm được điều mà nhà phê bình mong muốn ở các thi nhân trẻ.” [81/ 180] Giải thưởng của “Tự lực văn đoàn

cho tập “Bức tranh quê” là cái mốc đầu tiên hướng Anh Thơ vào con đường sáng tác chuyên nghiệp. Người con gái có tâm hồn trong trẻo và khả năng đặc biệt ấy đã chọn thơ là lẽ sống của cuộc đời mình.

Không giống như Nguyễn Công Hoan, Tố Hữu, Xuân Diệu hay Anh Thơ sinh ra trong những gia đình có truyền thống học hành khoa cử, cậu bé Cù Huy Cận lại lớn lên giữa những mối bất hòa trong gia đình, người cha ham vui bỏ quên gia đình, người mẹ tảo tần sớm hôm vất vả có dáng đi vội vàng nên số kiếp long đong. Chú bé ấy sớm đã mang một đôi mắt buồn, đôi mắt ấy sau này vào thơ là cả một nỗi sầu vũ trụ; những ám ảnh của tổ ong trại thời thơ bé, khi lớn lên nó là cả những ý thức về cuộc đời, ý thơ vũ trụ với cái xa xôi vắng vẻ,

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 54 tái tê. Hay như trường hợp Nguyên Hồng, cái đói cái nghèo của gia đình không ngăn cản được ngòi bút cứ đòi được viết ra. Tô Hoài, cậu bé Sen láu lỉnh thuở nào từng thề không bao giờ đi học nữa mà sẽ làm thợ cửi như những đứa trẻ khác trong xóm. Họ đến với văn chương từ những con đường, những hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều có một quá trình tự rèn luyện không mệt mỏi để trở thành những tên tuổi của nền văn học nước nhà.

Cái duyên với sự nghiệp văn chương của những nhà văn, nhà thơ đều bắt đầu và được bồi đắp bởi những cuốn sách, những tác phẩm văn học mà họ có điều kiện đọc. Từ những tác phẩm “kinh điển” của văn học nước nhà như

Truyện Kiều”, “Cung oán ngâm khúc”, “Chinh phụ ngâm”, “Lục Vân Tiên”…

hay các tác phẩm văn học nước ngoài đều được đọc từ khi còn rất bé. Sách báo với họ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Nguyên Hồng do quá túng thiếu đã phải cầm cố hòm sách mà cha để lại nhưng ngay khi nhận tháng lương đi dạy học đầu tiên - tháng lương mà bà bác đã bòn rút đến tận cùng của đứa bé khổn khổ - việc đầu tiên cậu làm là chuộc lại hòm sách của mình. Tô Hoài hồi bé dù không hào hứng với sự học nhưng khi được cha mua cho một chồng sách, cậu bé suốt ngày vùi đầu vào chỗ sách ấy. Ban đầu chỉ là các cuốn “Chinh tây”, “Tam hạ nam đường”, “Bà chúa Ba”,

Lục Vân Tiên” cũng đã hấp dẫn lắm lắm thế giới tưởng tượng của trẻ thơ, khi được đọc “Không gia đình” của Hecto Malot, cậu bé Sen cũng buồn, cũng tủi cùng chung nỗi cảm thương với người bạn xa xôi mà gần gũi trong truyện.

Đặng Thai Mai từ nhỏ đã ý thức được “Gia đình là môi trường thuận lợi để bồi dưỡng tâm hồn nhi đồng.” [53/ 104] Được học hành từ bé trong một môi trường thuận lợi, ông được tiếp xúc với sách báo tiến bộ: “Đọc tiểu thuyết cổ điển, tiểu thuyết mới của Lương Khải Siêu, Nghiêm Phục Việt hay sách Nhật, sách Pháp, sách Anh, sách ý, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết lịch sử, phiêu lưu kí, anh hùng ca..v..v… Ngoài ra tôi cũng có thì giờ để đọc lại kinh

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 55

truyện cổ văn, cổ thi, chỗ nào không hiểu thì hỏi chú tôi. Những bài thích thú thì đọc đến nhập tâm.” [53/ 106] Khi học tại trường Cao đẳng Sư phạm, ông tiếp cận dần với các sách báo tiến bộ, để có thể phân biệt tiểu thuyết của Từ Trẩm á - thứ sách dịch đang bán chạy ở Việt Nam là thứ tiểu thuyết nhảm và tác giả đáng đem xử trảm; văn học Trung Quốc hấp dẫn ông ở tên tuổi Lỗ Tấn và tiểu thuyết của Ba Kim, Băng Tâm nữ sĩ, Mao Thuẫn, kịch của Tào Ngư. Lỗ Tấn chính là tác giả mà sau này Đặng Thai Mai dày công nghiên cứu, với ông: “Lỗ Tấn không phải chỉ là một nhân vật, Lỗ Tấn là cả một thời đại.” [53/218], “Khi Lỗ Tấn chết rồi, tôi bắt đầu đi tìm Lỗ Tấn”. Sau này số lượng sách vở, tài liệu ông đọc nhiều hơn, nhà nghiên cứu cũng trưởng thành hơn từ những cuốn sách quý giá đó.

Mỗi cuốn sách đều chứa đựng những giá trị đặc biệt, không chỉ với trẻ thơ mà cả với những người trưởng thành, nó mở ra một cái nhìn sâu rộng về thế giới xung quanh. ở đó, tri thức và ngôn ngữ được trau dồi, mà với người viết văn lại không thể thiếu hai điều ấy.

Tự đọc và tự học, đó là con đường chung để trở thành những nhà văn, những tên tuổi nổi tiếng trong nền văn học nước nhà. Môi trường giáo dục nhà trường cũng đóng một vai trò nhất định nhưng nếu thiếu đi sự nỗ lực của bản thân sẽ không thể có được tài năng, đặc biệt là tài năng trong nghệ thuật. Nguyên Hồng từng tự nhủ với chính mình: “Tôi phải học cũng như phải viết cũng như phải sống.” Cái sự học, sự viết và sự sống ấy thật không đơn giản:

tôi lại sẽ một bóng một đèn, thắt người lại trong sự khoan khoái mê say là được sống và tiến theo một lý tưởng mà tôi thấy là cao quý, thiêng liêng vô cùng. Tôi sẽ vẫn ăn, vẫn mặc bằng mồ hôi và óc não tôi vắt ra thành từng chữ từng bài. Và những chữ những bài của tôi vẫn sẽ rèn rũa đúc kết từ trong một trí não đã sống cái đời thật là nảy nở, lớn mạnh của nó. [42/ 137-138] Vì phải nhọc nhằn như vậy nên Nguyên Hồng sướng vui đau khổ cùng các sáng tác

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 56 của mình. Có thể hiểu được tại sao có nhiều người nói Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động bậc nhất, ông hồn nhiên khóc như một đứa trẻ nhưng sẽ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hồi ký của một số nhà văn Việt Nam thời kỳ hiện đại (Trang 53 - 67)