Những tâm sự, quan niệm về nghề và kinh nghiệm đúc rút trong

Một phần của tài liệu Hồi ký của một số nhà văn Việt Nam thời kỳ hiện đại (Trang 67 - 84)

cuộc đời viết văn.

Chưa bao giờ tôi có ý định viết văn để được gọi là nhà văn. Chưa bao giờ tôi dám tự nhận là nhà văn.” Có thể Nguyễn Công Hoan đã khiêm tốn khi nói như vậy, sự thực là bạn đọc và đồng nghiệp vẫn chân thành gọi ông là “nhà văn” với tất cả những ý nghĩa đầy đủ nhất trong nội hàm của từ ấy. Nhưng Nguyễn Công Hoan còn có lý do của riêng mình: “Theo tôi nghĩ, một người, nếu chuyên về việc viết văn thì hãy chỉ nên coi mình là người viết văn. Còn

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 64

như có là nhà văn hay không, là do độc giả công nhận. Và phải qua một thời gian nào đó, để người ấy được trải nhiều thử thách về chuyên môn và sự sàng lọc về chính trị.” [39/ 118]

Đó là quan niệm khắt khe của một nhà văn hiện thực phê phán, nhưng cũng là những đòi hỏi cần thiết đối với những người chọn văn chương là cái

nghiệp” của cả cuộc đời mình. Đến với nghề văn từ những con đường, những cảnh huống khác nhau, nhưng hình như họ đều giống Ăngđrê Môroa khi cùng quan niệm “nghệ thuật là một phương tiện bộc lộ.” Giống như một sự gửi gắm, ký thác, mỗi sáng tạo nghệ thuật mang những xúc cảm, tình cảm, suy nghĩ, trăn trở của tác giả đi tìm tiếng nói tri âm. Viết hồi ký là sự nhớ lại những chặng đường mình đã đi qua, sau suốt một đời gắn bó. Người ta có thể gặp trong hồi ký chân dung những con người hay cái tôi cá nhân đầy tâm sự. Tâm sự về căn nguyên dẫn tới nghề văn, về cuộc đời làm văn nghệ với những vất vả khó khăn và cả những sướng vui hạnh phúc, cũng có thể là tâm sự những suy nghĩ, quan niệm về chính nghề nghiệp của mình nữa.

Không mấy người như Tô Hoài, đến với nghề văn thật tình cờ, sau khi được đăng mấy truyện ngắn, được Vũ Ngọc Phan khuyến khích, nghề văn với ông cũng như những nghề nghiệp khác, một người lương thiện khi đang thất nghiệp chỉ mong ước có một công việc để làm, vậy thôi. Lúc ấy, ông không hề nghĩ rằng nghề văn có thể nuôi sống được mình, mà lại tốt hơn những nghề khác, mỗi truyện ngắn được trả tiền cũng gần bằng một tháng lương làm công cho nhà Bata. Vậy là viết, viết thật hăng để mưu sinh, chẳng còn nhớ gì đến cái quyết tâm của cậu bé Sen ở làng Nghĩa Đô trong cái thế giới “cỏ dại hoa đồng”, rằng lớn lên sẽ đi làm thợ cửi như những đứa trẻ khác trong xóm. Chỉ sau này nghĩ lại: “ý thức viết của tôi rõ rệt hơn từ khi tham gia hoạt động văn hóa cứu quốc. Lý trí tôi khẳng định được vấn đề miêu tả xã hội đau khổ là đúng. Tuy nhiên, hiểu biết số phận nhân vật trong một xã hội với quy luật của

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 65

nó thì nhiều năm sau này, mới dần dần vỡ ra. Vậy mà cả tới bây giờ, mỗi khi cầm bút vẫn cảm thấy chập chững, ngắc ngứ, có thể thiếu sót, có thể sai lầm, thật khó khăn.” [32/ 252] Nghề văn với ông là cái nghiệp, không phải nghiệp chướng “làm cô đầu”, hay “bán ba” như cách nói của Vũ Bằng, mà cũng có thể cái nghề ấy đã chọn đôi mắt biết quan sát tinh tế, nhạy cảm ở Tô Hoài để phó thác thiên mệnh. Không giống như Tố Hữu làm thơ vì một mục đích rõ ràng hơn, là làm cách mạng. Từ những gợi ý của người chí sĩ cách mạng Phan Đăng Lưu: “Thơ phải thật chân thật, xúc động lòng người, dễ hiểu, dễ nhớ và đừng dài dòng.”[41/ 24]; những bài thơ đầu tiên Tố Hữu viết ra: “mọi cảnh đều thực, có sẵn đồng cảm của tôi, chỉ cần thêm vần điệu là thành thơ. Có lẽ nhờ vậy mà dễ đi vào lòng người.” [41/ 24] GS. Hà Minh Đức khi viết về Tố Hữu đã cho rằng: “Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng, làm thơ với ông không những chỉ là sự dồn nén của những cảm xúc riêng tư mà còn là tiếng lòng của tập thể một dân tộc.”

Nguyên Hồng cũng nói lên tiếng nói của lớp người bị áp bức, lầm than dưới đáy xã hội. Có người cho rằng cảm xúc của ông tự nhiên, tự phát và có phần bồng bột nhưng có thể đó là con người ngoài đời, trong trang văn, ông chín chắn và mạnh mẽ: “Tôi sẽ viết về những cảnh đói khổ, về những áp bức, về những nỗi trái ngược bất công. Tôi sẽ đứng về những con người lầm than bị đày đọa, bị lăng nhục. tôi sẽ vạch trần ra những vết thương xã hội, những việc làm bạo ngược lộng hành của xã hội thời bấy giờ. Tôi sẽ chỉ có tiến bước, chỉ có đi thẳng. Tôi sẽ chỉ biết có ánh sáng. Và chính tôi là ánh sáng… Chao ôi, thế thì còn gì làm tôi đáng sống hơn nữa? Thế thì còn có sự giàu có và hạnh phúc nào đánh đổi hay so sánh được?” [40/ 28] Nguyên Hồng coi những người viết văn là “thiên tài sống phong nhã, giang hồ lạc phách và thấy mình phải còn cao quý ngang ngạch hơn cả thần linh kia”[40/ 193], và tự nhận mình

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 66 như vậy. Chỉ có lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút đứng trước những sự lựa chọn: hoặc là hướng ngòi bút của mình vào sự thật khổ đau của đời sống, thấy được những ngang trái của xã hội “để người đọc phải thấy được sự thật và thấy cuộc sống không cho phép mình trốn tránh, vô trách nhiệm, nhẫn tâm đối với chung quanh”; hoặc là nói dối, để bàn tay thống trị đưa ngòi bút mình đi, quên đi sự thật, những cái “tầm thường khổ não vật chất” mà chỉ đi tìm những gì thiêng liêng, cao quý trong sự thuần túy của triết học, nghệ thuật, tư tưởng, tinh thần để đạt tới cõi “chân, thiện, mĩ”. Đặt ra sự lựa chọn là vậy, nhưng thực ra Nguyên Hồng đã có mục tiêu, đích dến cho nghề nghiệp của mình: “Tôi phải viết, đồng thời phải liên lạc với các anh em, các đồng chí, các ngòi bút tiến bộ, già trẻ để thôi thúc nhau viết. Chúng tôi phải giành lấy bạn đọc, lấy quần chúng. Chúng tôi phải đem hết sức mình cùng với hoạt động của cách mạng làm công việc bóc đi, đập đi những màng những lưới ma mị đen tối mà bọn thống trị cố che phủ lên chân lý.” [40/ 250] ý thức được vai trò của người nghệ sĩ, Nguyên Hồng giống như một chiến sĩ trên chiến trường, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân quần đồng loại, vì tự do cho hôm nay và mai sau. Khi ngồi viết hồi ký, Nguyên Hồng như được trút bỏ những suy nghĩ, những nỗi niềm tâm sự về nghề viết. Cũng như Nguyễn Công Hoan, từ lúc khởi nghiệp đã canh cánh trong lòng: “Tuy tôi không biết được rõ ràng và dứt khoát như bây giờ là văn chương phải phục vụ chính trị, và hoạt động văn học đường nào cũng là hoạt động chính trị, nhưng mà vì thời gian này là thời gian tôi chịu ảnh hưởng mạnh về chính trị, cho nên tôi nghĩ rằng văn chương không nên chỉ là thứ để giải trí. Nó phải thêm một nhiệm vụ, là có ích.” [41/129] Khi đã trưởng thành về cả con người lẫn cây bút, ông vẫn luôn tâm niệm: “Nghệ thuật là phương tiện vận tải nội dung chính trị. Khi ngồi vào bàn viết, nhà nghệ thuật chỉ còn phải nghĩ đến việc dùng nghệ thuật cho khéo để đưa cái đề tài có tính chất chính trị ấy cho nó

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 67

mềm mại, hấp dẫn mà thôi.” [39/ 434] Nguyễn Công Hoan cảm thấy: “Không viết thì bứt rứt, hậm hực, thấy canh cánh bên lòng, thiếu nhiệm vụ của người cầm bút […] Viết được ra thì lòng nhẹ nhàng, thanh thoát, sung sướng, kiêu hãnh. Bởi vì mình vừa trút được ra giấy trắng mực đen để truyền tới độc giả, cái tâm sự, tình cảm, cái ý kiến, cái thái độ của mình đối với một nhân vật, một sự việc mà mình xúc động.” [39/ 304] Chẳng thế mà không chỉ trong “Đời viết văn của tôi”, Nguyễn Công Hoan còn có riêng một tập “Nghề văn” để viết về những kinh nghiệm trong cuộc đời cầm bút, từ việc lấy tài liệu, xác định đề tài, đến hình thức trình bày, bố cục, dàn truyện..v..v…, hi vọng có thể giúp ích phần nào cho những người trẻ tuổi có ý định đem thân mình gả bán cho cái nghiệp văn chương.

Một thời ở ta, người ta không phân biệt nhà văn văn và nhà báo, có những nhà báo viết văn và có những nhà văn ra làm báo. Điều này được viết và lý giải đầy đủ trong “Đời viết văn của tôi” của Nguyễn Công Hoan. Vũ Bằng vừa được gọi là nhà báo cũng vừa được gọi là nhà văn, phong cách của ông có ảnh hưởng không nhỏ dến một số nhà văn trẻ thời bấy giờ. Ông đến với nghề báo bởi sở thích của gã trai ngang tàng, ngỗ nghịch, không nghe lời mẹ, chót mắc thì mê, không chịu được. “Tôi mê nghề báo vì nó là một nghề đã oai mà lại hốt bạc, nhưng thú thực là từ lúc bắt tay vào nghề đến lúc ấy, quả tôi chưa kiếm được một đồng xu nhỏ.” Với người mẹ tảo tần lo lắng cho tương lai của con thì nghề báo là một nghề bạc bẽo, không đủ nuôi sống, và: “làm báo là chửi bới người ta, là đào cha bới ông người ta lên và làm một cái gì đó rất tổn âm đức của cha ông mình, ác lắm, không thể nào chịu được.” Quả có thế thật, cuộc đời bốn mươi năm làm báo của Vũ Bằng là những tiếng chửi trường kì, chửi vung chí mạng. Nhưng là chửi những chướng tai gai mắt, chửi sự bất lực bù nhìn của chính quyền và những âm mưu thủ đoạn của chế độ thực dân. Sau một thời gian lăn lộn với nghề, “tôi đã suy nghĩ một cách nghiêm trọng về

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 68

nghề này, và tôi thành thực muốn thôi nghề thực, nhưng không hiểu làm sao cứ nghỉ được ít lâu, cáo chết ba năm lại quay đầu về núi.” [6/ 96] Để rồi suốt cả cuộc đời, dù không thực sự coi mình là chiến sĩ - với ý nghĩa đầy đủ của từ này - nhưng Vũ Bằng đã sống và cống hiến hết mình cho công việc, cho đến khi chỉ còn là cái thân xác võ vàng, trễ tràng, mệt mỏi vì quá lâu sống trong

hẻm mèo câu cá” (Sài Gòn). Cũng có lúc trên chặng hành trình bốn mươi năm ông cảm thấy mỏi gối chồn chân: “Nhớ lại bao nhiêu bạn làm báo, viết văn với mình bây giờ đã đi khu cả rồi, tôi cảm thấy trơ trọi. Và nằm một mình giữa cái không gian khói lửa vang lên những tiếng la oán thê thảm của một dân tộc bị gót sắt của hết bọm xâm lăng này đến bọn xâm lăng kia giày xéo, tôi nghe thấy một cái gì đó manh nha trong tim óc tôi và tôi tiên cảm thấy rằng cái gì đó sẽ thay đổi rất nhiều ý niệm về nếp sống, các nghĩ và cả về nghề nghiệp của tôi.” [6/ 166] Khi đủ chín chắn, nếm trải đủ sướng vui, vinh nhục của cái nghề này, Vũ Bằng đã nhận thức một cách đầy đủ về nghề nghiệp của mình và có hàng loạt các quan niệm có thể coi là “tuyên ngôn”:

- “…làm một cái gì nghiêm trang cao quý, có tính tranh đấu và xây dựng, mà người làm báo phải tha thiết với tự do, dân tộc, kinh qua những nghịch cảnh, thăng trầm để chống lại độc tài, độc đoán dưới mọi hình thức quan lại, phong kiến hay dân chủ ngụy tạo.”

- “Phải! nhà báo là những người nói láo ăn tiền thực đấy, nhưng mà họ không trốn tránh sứ mạng của họ lúc cần; họ nghèo nhưng hiên ngang nhìn thẳng vào các thử thách mà không sợ hãi; họ nhịn nhục mọi thứ ở đời để ngầm tranh thủ một thứ quý nhất ở đời này là tự do không phải cho bản thân họ, nhưng cho đồng bào của họ, mặc dầu không ai biết họ là ai, không ai biết họ là gì và mặc dầu có bao nhiêu người vẫn mạt sát họ, khinh khi họ, bởi vì họ có cần ai biết họ đâu. Bởi vì họ có cần ai biết họ sướng, khổ, sống, chết, no, đói, rách, lành đâu! Người làm báo chân

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 69

chính không sợ uy vũ, không bị mê hoặc vì lợi danh, không chịu để cho ngòi bút của mình tủi hổ, cho nên cũng vì thế nhà báo vẫn là trong số những người đáng kính nể nhất.

- “Người làm báo chân chính chiến đấu không cần ai khen, không sợ ai chửi hết, Người làm báo chân chính chiến đấu cho dân tộc, cho tương lai, có lúc nào rảnh rang chỉ ngồi nhìn lại quá khứ và lòng tự hỏi mình có xứng đáng làm chiến sĩ không, và chiến sĩ ở mức độ nào mà thôi.”

Và như vậy, dù có là anh phường chèo bị vợ mắng: Ưu phụ đại nộ mạ kì phu;

Nhĩ niên kí lão đại hà ngu.

(Ưu phụ từ - Nguyễn Khuyến)

Vũ Bằng vẫn mang một niềm tin mãnh liệt vào nghề nghiệp của mình, một nghề cao quý mà “Trước khi ngừng bút” ông nhìn lại như một sự tổng kết:

Báo là một bộ môn văn hóa phản ánh sinh động nhất, đầy đủ nhất về tính chất của một chế độ xã hội, cho một chế độ xã hội; báo là một phương tiện nói lên phẩm chất hoặc văn minh ưu việt hoặc thoái hóa đồi trụy của chế độ ấy; báo chụp lại một cách chân thành tình tiết tâm tư của con người, từng khía cạnh trớ trêu, uẩn khúc, giả tạo của chế độ, báo luôn luôn có tính năng xây dựng; báo là cơ quan bảo vệ và phổ cập chân lý; mà báo cũng còn là một kĩ nghệ để cho nước này ganh đua với nước kia, để tranh đấu cho sự thật, để góp phần tích cực vào sự đóng góp của một nước trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa… và với cộng đồng thế giới. Sứ mệnh thì lớn mà người làm báo thường lại gian nguy, thiếu thốn, nhưng họ cứ làm báo, cứ say sưa, cứ vượt hiểm nghèo, cứ nghe chửi rủa, cứ cắn răng lại mà chịu đựng, miễn là đạt được lý tưởng của mình: phải chăng đó là tất cả cái vô lý nhưng cũng là tất cả cái cao thượng vượt bậc của nghề “nói láo ăn tiền”.” [6/ 387-388]

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 70 Kết thúc cuốn sách là lời tạ tội với người mẹ kính yêu: “Mẹ ơi, con đành chịu tội bất hiếu với mẹ: nếu trở lại làm người, con lại cứ xin làm báo!” [6/ 389]

Không riêng Vũ Bằng, có lẽ những nhà văn của chúng ta, nếu được lựa chọn lại, họ sẽ vẫn chọn nghề văn. Không phải để được đề thêm trên mộ chí hai chữ “nhà văn” cao quý, cũng không phải để lưu danh tên tuổi mà bởi có những số phận, có những cuộc đời, có những niềm vui sướng hay hạnh phúc khổ đau, có những tiếng nói của dân tộc, loài người… cần được hiện hữu trong tác phẩm của họ.

Qua hồi kí của các nhà văn, người đọc và những người đang muốn đem thân “gả bán” cho cái nghiệp văn chương thu lượm được nhiều điều, nhất là những kinh nghiệm về nghề nghiệp. Kinh nghiệm khi vào trang viết, nó không còn là của riêng của mỗi một nhà văn, nó đã trở thành bài học cho tất cả mọi người. Có thể nó chỉ đơn thuần là những dòng tâm sự về nghề, có thể lại rõ ràng, cụ thể như những ghi chép về kinh nghiệm trong những năm cầm bút. Nhưng những điều đó ít nhiều đều có ý nghĩa. Cây bút hiện thực Nguyễn Công Hoan là một người rất chú ý đến việc ghi lại những kinh nghiệm của mình trong quá trình sáng tác. Ông có hẳn cuốn “Nghề văn” để làm điều đó. Trong

“Đời viết văn của tôi” Nguyễn Công Hoan rất tâm đắc với việc đúc kết kinh nghiệm của riêng mình. Ông chú ý đến vai trò của nhà phê bình với người cầm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hồi ký của một số nhà văn Việt Nam thời kỳ hiện đại (Trang 67 - 84)