Bức tranh sinh động được phản ánh trong các tác phẩm hồi ký

Một phần của tài liệu Hồi ký của một số nhà văn Việt Nam thời kỳ hiện đại (Trang 26)

2.1.1. Từ những xóm nghèo làng quê đến đời sống đô thị

Mỗi con người đều sinh ra và lớn lên trên một dải đất, một miền quê cụ thể nào đó trên khắp dải đất hình chữ S - Việt Nam. Người ta dù trưởng thành vẫn mang bên mình cái căn cước ấy, kí ức về tuổi thơ với mảnh đất “chôn rau cắt rốn” không hao mòn, chìm lấp trong tâm tưởng của họ. Đặc biệt khi họ là những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng.

Nếu hiện thực là chất liệu quan trọng tạo nên một tác phẩm văn học thì hiện thực cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các tác phẩm hồi ký. Xét về yêu cầu thể loại và mục đích sáng tác, hồi ký là sự ghi chép lại những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ trên cơ sở của những ấn tượng và hồi ức thuộc về cá nhân người viết. Do vậy có thể nói chất liệu hiện thực trong tác phẩm hồi ký đa dạng và hoàn toàn đáng tin cậy khi qua chúng để nhìn lại một phần diện mạo xã hội thời bấy giờ.

Trên thế giới từ lâu người ta đã sử dụng phương pháp xã hội học để nghiên cứu sự tác động của xã hội đến sáng tác văn học. Hoàn cảnh lịch sử, địa vị xã hội, quan hệ giai cấp, quan hệ gia đình..v..v… đều có ảnh hưởng không nhỏ đến nhà văn và quá trình sáng tác. Đặt nhà văn trong mối quan hệ với môi trường sống để thấy một quá trình vận động của xã hội và con người. Điều này có thể thấy rõ nhất trong các trang hồi ký của các nhà văn. Viết hồi kí, nhà văn không có tham vọng viết sử, nhất là viết lại sự thật lịch sử. Nhưng không thể không nói về những điều đã xảy ra xung quanh mình, nhân vật hồi kí trở thành “chứng nhân” của một thời kì, thời điểm nào đó trong lịch sử đất nước, lịch sử văn học. Hình bóng thời đại phảng phất trên gương mặt, số phận các nhân vật trong hồi kí nhà văn Việt Nam hiện đại.

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 23 Đa phần các nhà văn hiện đại Việt Nam đều sinh ra và có thời gian sống vào giai đoạn trước và sau 1945 - cái mốc lịch sử của dân tộc có ảnh hưởng không nhỏ tới từng cá nhân con người. Có thể thấy sự thay đổi ấy trong các sáng tác của họ nói chung và trong các hồi ký nói riêng. Những kí ức về quãng thời gian trước năm 1945 hầu hết đều gắn với kí ức tuổi thơ. Với Tố Hữu là làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế - một vùng đầm phá nghèo, đất cát vừa chua vừa mặn. Dân làng phải đi cày thuê, gặt mướn, kiếm sống qua ngày, làng xóm xơ xác mái tranh vách đất, không một nếp nhà ngói. Ông viết:

Nhà tôi, là một nếp nhà tranh, ở đằng sau Tòa sứ, có mảnh vườn nho nhỏ, với mấy cây ổi, cây xoài và một giếng nước rất trong.” [41/ 12] Trong cái nhìn trẻ thơ ấy làng quê bao giờ cũng đẹp, dù thực tế có đói nghèo và cằn cỗi. Hội An - nơi ông sống từ khi sinh ra đến lúc 9 tuổi mới theo cha ra Huế - có những ngôi nhà cổ, sông Thu Bồn nước xanh màu lục, có hàng dừa cao đầy trái, có những trò chơi con trẻ (bóc vành nón mới của chị để chơi và chị khóc), có mùi thơm phức, nóng hổi của bánh cốm nếp… Từ phố nghèo Hội An ra Huế, cậu bé bị choáng ngợp trước kinh đô rộng mênh mang, hoàng thành nguy nga, những tòa cung điện, nhà lầu ẩn mình trong vườn cây, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, những dãy phố lung linh ánh điện, người xe đi lại tấp nập… Tất cả những điều đó đã là một ấn tượng quá sâu đậm trong trí óc non nớt của cậu bé 9 tuổi Nguyễn Kim Thành. Được chứng kiến cả những phồn hoa lẫn đói nghèo, những cảnh đối lập của xã hội cùng với sự giác ngộ tư tưởng đã sớm hình thành nên trong con người ấy tinh thần của một chiến sĩ cách mạng lẫn tâm hồn của một nhà thơ lớn.

Không như Tố Hữu lớn lên ở chốn kinh kỳ, tuổi nhỏ Huy Cận gắn liền với một vùng quê thuần Việt như bao làng quê nông thôn Việt Nam khác. Xã Ân Phú huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh - một xã bán sơn cước, nằm ở chân núi Mồng Gà, tả ngạn sông La, cảnh sông núi rất đẹp. Xuân Diệu khi về quê Huy

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 24 Cận đã viết: “Cái làng nửa sơn cước, khuất nẻo bên sông vắng, có nhiều cây cọ ở Hà Tĩnh gọi là cây “tro”, chao ôi, trước cách mạng tháng Tám 1945 sao mà vắng vẻ hắt hiu đến thế! Nếu không thương bạn thì chưa chắc tôi đã về. Rất nhiều cá tính của đất đai, có thể nói mỗi mảnh đất đều tràn đầy xúc cảm, như tích tụ cái cổ sơ đâu từ hàng trăm năm trước. Làng quê hương đã cung cấp cho Huy Cận một cái vốn đất đai gì sâu thẳm lắm như từ ruột của thời gian.” [8/ 7] Làng quê ấy đẹp và gần gũi trong cảm nhận của nhà thơ, nó gắn bó với những kỉ niệm như những lần đi nhặt cỏ, gieo hạt, đi bừa, những lần cưỡi trâu bị ngã, với tiếng trống đất “vang động hoàng hôn một sợi rừng.”

Theo Huy Cận: “Trước cách mạng tháng Tám, thời gian ở quê tôi như ngưng đọng lại, như không nghe thấy tiếng bước đi của các thế kỷ, một số phong tục tập quán cổ xưa đâu từ các đời trước truyền lại còn nguyên vẹn.” [8/ 11] Từ phong tục đón giao thừa mà mãi cho đến lúc viết hồi ký, nhà thơ vẫn còn nghe thấy trong tâm tưởng điệu nhạc, giọng hát, tiếng trống cơm và thấy những chiếc khăn điều tươi tắn hiện lên trong đêm “như một tín hiệu thần tiên”, “như hé mở một thế giới nào vừa gần gũi vừa kì lạ mà tôi cảm thấy nhưng không nói rõ được ra lời.” [8/ 11]; đến việc rước thần, tế thành hoàng và cả những lần theo chú ra đình ngủ “cái cảm giác nửa truyền thuyết, nửa cuộc đời cứ chờn vờn trong tâm trí tôi”; hay những cuộc hát ví dặm ở bãi Giang mà Huy Cận chưa thấy một dàn cảnh của đoàn nghệ thuật nào lại đẹp như ở quê nhà. Không biết “Đó có phải là sức huyền diệu của kỉ niệm, hay chính những bà con, làng xóm của tôi đã sống rất thực, mà rất mộng, rất thơ.” [8/ 15] Chính mạch nguồn văn hóa dân gian nơi làng quê, đại đa số bà con đều thất học nhưng ai nấy cũng đều thuộc Truyện Kiều, một nơi có những “nghệ sĩ dân gian” sáng tác vè, ca dao “theo sự đặt hàng của xã hội” đã bồi đắp cho tâm hồn một cậu bé mà sau này trở thành một nhà thơ nổi tiếng. Làng quê ấy còn là cái nôi cách mạng ngay từ những năm phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 30-31. Mỗi

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 25 con người của vùng đất ấy ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình một dòng máu yêu nước lẫn một tâm hồn đẹp yêu thơ ca.

Người bạn thơ thân thiết với Huy Cận - Xuân Diệu - tuy không trực tiếp viết hồi ký cho riêng mình nhưng qua lời kể của ông được Huy Cận ghi chép lại. Xuân Diệu sinh ra ở quê mẹ, vạn Gò Bồi, Bình Định, một vùng quê có nghề làm nước mắm, “nhà cửa bằng tre lá đơn sơ nằm trên một cù lao, bao quanh là nước xà hai dát cát bồi lên thành gò cho nên người ta gọi là Gò Bồi.”

[8/ 141] ở đó: “có trường hát cải lương, hát bội, có tiệm thuốc phiện, có quán nước, có sòng bạc… Ôi! cái phố chợ bề ngoài đông đảo, náo nhiệt nhưng bên trong là những gia đình, cuộc đời mỗi người có những gay cấn khổ đau mà chắc chắn tuổi nhỏ tôi nào có thông hiểu được.” [8/ 144] Trước cách mạng tháng Tám, cũng như bao vùng quê nông thôn khác, số phận mỗi người dân, mỗi người lao động đều thấm đẫm nhọc nhằn, “nhà bà Ôn, túp lều rách tả tơi, bán bánh canh ngọt, mỗi khi gió thổi mạnh thì những tấm tranh che tạm bợ trên mái nhà tung lên như muốn bay.” [8/ 145] Sự giàu có, hào nhoáng của những tiệm buôn tàu, bán thuốc phiện, bán rượu công ty, bài tây, bài tứ sắc…

hay trò Lễ Thánh chung (14 Juillet) như: đập ấm, liếm chảo, trèo cột, đấu võ…

đều là những thú hại người vô bổ, vô luân, là sản phẩm mà chế độ bảo hộ mang lại.

Cũng cái không khí của xã hội trước 1945, trong hồi ký của Tô Hoài, Nguyên Hồng, người ta thấy đâu đó là những tiện bàn đèn, thuốc phiện, nhà săm, những cô gái bán thân nuôi miệng. Tô Hoài và Nguyên Hồng để có thể sống và viết đã phải bươn chải rất nhiều nghề, Tô Hoài từng là nhân viên bán giày cho hãng Bata, Nguyên Hồng dạy học. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng yên ổn như vậy, họ cũng có lúc phải vật lộn với cái đói và thất nghiệp. Tô Hoài từng phải “chu du” “ăn mày cửa phật” khắp các chùa Trăm Gian, Chùa Thầy; trong hồi ký của mình Nguyên Hồng viết cụ thể và sâu sắc

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 26 về những năm Mĩ ném bom Hải Phòng (1942) cả gia đình phải bỏ đi nơi khác. Nhà cửa, phố xá, dân cư, người chết toàn là người Việt Nam, người Hoa Kiều. Hà Nội, Hà Đông cũng bị ném bom “nhà bị phá, bị cháy la liệt trần trụi. Xác đàn bà, trẻ con tung lên, tay chân đầu tóc dính bết vào các ngọn cây, các cột điện.” [40/ 195] Toàn bộ gia đình Nguyên Hồng phải về Hưng Yên tránh bom, thị xã có vẻ bình yên, chỉ đông vui lúc buổi sáng và những ngày phiên chợ, đến trưa đã thưa vắng người. ở đó: “Tất cả phố xá, bến chợ đã nhỏ bé hiền lành lại càng nhỏ bé hiền lành trong những buổi trưa nắng thu dịu mát ấy. Và như càng làm tăng thêm cái vẻ bề thế trang nghiêm chừng như bất di bất dịch của những dinh Công sứ, Tuần phủ vẫn đủ lệ bộ tòa nọ phòng kia như các thứ quan, các thứ chức với các lính gác, lính hầu. ảnh của thống chế quốc trưởng Pêtanh không những chỉ treo ở những nơi này để mọi người chiêm ngưỡng và suy nghĩ về cái đời sống được phục hưng yên ổn, mà còn treo cả ở rạp hát, trống tuềnh trống tàng bẩn ngập lên gần phố chợ. Và trước khi kéo phông, người xem cũng phải bắt buộc đứng lên chào vị cứu tinh của cả nước mẹ Đại Pháp và các thuộc địa, các xứ bảo hộ.” [40/ 190] Nghi thức trang trọng của một quốc gia được nhà văn nhìn và viết bằng một giọng châm biếm, đầy bức xúc, cái bức xúc hàng trăm năm của người dân một nước thuộc địa, không thể chịu được phải bật ra. ấn tượng sâu đậm nhất với không chỉ nhà văn Nguyên Hồng mà còn với tất cả mọi người đó là nạn đói năm 1945. Đâu cũng thấy người chết đói, ngay cả vùng đất Kinh Bắc trù phú, quê hương của bà chúa Chè, bà chúa Nành, của những câu dân ca, quan họ, những đình chùa cầu quán, những đường xá đông vui nhất vùng Kinh Bắc cũng có người chết đói. Sự giàu có của nơi ấy có thể đo bằng cái cổng chợ “mở ra trước của đình thênh thang, cũng bia đá, cũng của sắt uy nghi, xum xuê sừng sững những gốc bàng, gốc đề hàng chục vòng tay còn rộng” [40/ 208], “Giữa làng chạy dài một con đường lát loàn đá tảng, hai bên san sát những nhà gác có nhà còn to

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 27

hơn cả những hiệu buôn ở Hà Nội, nhưng cũng có nhà rất cổ, của đóng im ỉm quanh năm, thì cũng lại là những cửa hàng tấm giàu nhất…” [40/ 208] ở nơi đó: “người ta có thể vẽ có thể chụp bất cứ cảnh nào để làm kiểu mẫu cho sự sầm uất, trù phú, khang trang của vùng Bắc thôn quê kia.” Vậy mà ở đó cũng lại có người ăn mày và người chết đói! “Họ đi đều đều, thất thểu, ủ rũ khặc khừ. Họ rên, chập chững, lê lên. Từng chiếc chiếu và áo tơi hay từng đám chiếu và áo tơi không để trông thấy mặt mà chỉ có hai ống chân, những ống chân gầy teo…” [40/ 208]

Bằng những khía cạnh, những mảng khác nhau của đời sống, các nhà văn thông qua ấn tương sâu đậm trong trí nhớ của mình, qua hồi ký đã thảo nên một phần của bức tranh xã hội. Trước cách mạng tháng Tám, đâu đâu trên đất nước này cũng là đói nghèo, khổ đau, cuộc sống của con người tù túng bí bách. Đặng Thai Mai đã viết rất chi tiết về những năm trước và sau thế chiến thứ nhất ở nước ta, về tinh thần yêu nước của phần lớn thanh niên, trí thức bấy giờ. Họ đấu tranh vì độc lập dân tộc và tự do cho nhân dân theo tinh thần các cụ Phan Sào Nam và Phan Tây Hồ. Tuy nhiên, trước những năm 30 mọi con đường đấu tranh đều đi vào bế tắc. Nó chỉ chứng minh một thực tế rằng người Việt đang “tìm đường” mà thôi. Những cuộc đấu tranh đòi tự do cho Phan Bội Châu, để tang Phan Châu Trinh được tài liệu sử sách nhắc đến nhiều. Với tư cách của một người trong cuộc, Đặng Thai Mai cho chúng ta thấy một cái nhìn gần gũi, chân thực hơn và cũng xúc động hơn. Có tư liệu lịch sử nào ghi lại rằng, trong không khí sôi nổi của cuộc đấu tranh đòi để tang Phan Châu Trinh ở khắp Hà Nội, Huế, Sài Gòn, có một vị “bô lão” Phạm Quỳnh đã ăn một cái tát của hai sinh viên vì câu nói thoá mạ những người đấu tranh để tang là đang “khai thác một cái xác chết”. Đó là nỗi nhục của một học giả trước thế hệ hậu sinh. Sẽ không sử sách nào ghi lại điều ấy, chỉ có vị học giả, trí thức danh tiếng Phạm Quỳnh ôm trong lòng mối hận (hay ân hận) và không thể ngờ rằng

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 28 vài chục năm sau, người ta còn biết tới, qua những trang hồi kí của Đặng Thai Mai.

Là người thuộc thế hệ đi trước, trực tiếp chứng kiến tình hình đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, hồi kí Đặng Thai Mai phản ánh một thời kì dài trong xã hội nước ta. Khi mà các vua Nguyễn đã quá sức mệt mỏi, không đủ sức chống trả lại chế độ thực dân, văn sĩ, trí thức trong nước thì uốn nắn, gọt rũa đạo lý thánh hiền để ca ngợi văn minh Đại Pháp, tán tụng công đức bọn toàn quyền, khâm sứ (đúng theo tinh thần lời dạy của Đức Thánh trong Kinh Dịch “Cùng tắc biến, biến tắc thông”) Một bộ phận trí thức có tinh thần yêu nước không chịu khuất phục, tìm cách “Đông du”, “Đông kinh”. Đó là cái buổi mà cụ thân sinh Đặng Thai Mai bị tù chung thân vì có “dị chí” (bụng khác), “bạn trạng vi hình, bạn tâm vi lộ” (Chưa có hành động phản quốc cụ thể nhưng lòng phản quốc thì đã rõ ràng.) Và: “Tăng Bạt Hổ vừa chết bệnh trong một chiếc thuyền nan, trên sông Hương. Ngư Hải vừa tự tử với phát súng lục cuối cùng ở Nghi Lộc. Những tin không vui tí nào: Sào Nam, Lão Bạng bị bắt ở Quảng Đông và có cơ bị bọn tàu “dẫn độ”; Nguyễn Phong Di, Nguyễn Bá Trác, Phan Bá Ngọc đã “biến tiết” và đang lăm le làm quan; Phạm Quỳnh phe phẩy cái quạt Nam Phong. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên thất bại; Duy Tân định thoát ly, bị bắt lại và đày đi Tân thế giới; Trần Cao Vân tuẫn tiết..v..v…” [51/ 76] Về tình hình giáo dục, Đặng Thai Mai viết: “Nào có ra gì cái chữ nho…

Lời than thở trên đây của Tú Xương cũng là “lời chung” cho tất cả các cụ đồ vào khoảng mươi mười lăm năm đầu thế kỉ này, thời kì mà thế hệ chúng tôi bắt đầu cắp sách đi “ăn mày” lấy ít chữ ông Thánh. Quả tình lúc này cái học cổ đã hết mùa rồi. Nó không còn đáp ứng được những nhu cầu của xã hội Việt Nam trên giai đoạn lịch sử mới nữa. Hình như cả một thời đại đều đã nhận

Một phần của tài liệu Hồi ký của một số nhà văn Việt Nam thời kỳ hiện đại (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)