0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Tình hình đời sống văn nghệ nước nhà.

Một phần của tài liệu HỒI KÝ CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN VIỆT NAM THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (Trang 37 -37 )

Thế kỷ XX, lịch sử văn học dân tộc có nhiều biến chuyển sâu sắc. Cùng với lịch sử đất nước, cách mạng tháng Tám năm 1945 trở thành một cái mốc quan trọng trong nền văn học nước nhà. Nhìn lại diễn tiến trước và sau cái mốc đó để thấy sự vận động và phát triển của một thời kì văn học. Đó là công việc của những người làm văn học sử. Các nhà văn, nhà thơ là chủ thể tạo ra lịch sử đó, tuy nhiên họ cũng đặc biệt có ý thức trong việc nhận thức và phản ánh lại những gì đã và đang diễn ra liên quan chặt chẽ tới công việc và nghề nghiệp của mình. Những điều đó tích tụ từ trong những trang ghi chép, những dòng nhật kí và có thể được nhớ lại bằng hồi ký.

Nguyễn Công Hoan đã rất công phu và tỉ mỉ khi viết về cả một giai đoạn văn học từ những năm đầu thế kỉ đến sau 1945 trong “Đời viết văn của tôi”; bởi đó là cuộc sống, là những gì hàng ngày nhà văn nhìn thấy, cảm nhận thấy, là chính cuộc đời cầm bút của mình. Hay Vũ Bằng trong “Bốn mươi năm nói láo” đã phác họa tương đối rõ ràng lịch sử báo chí nước ta già nửa thế kỉ XX, Tố Hữu “Nhớ lại một thời” làm văn nghệ kháng chiến..v..v… Những tưởng những chi tiết, sự kiện ấy chẳng mấy ăn nhập gì với nhau, nhưng nếu cố công làm cái việc tưởng chừng “giết thời gian” là ghép những mảng nhỏ của bức tranh xếp hình sẽ may mắn có thể dựng nên một diện mạo tương đối hoàn chỉnh của đời sống văn nghệ Việt Nam thời bấy giờ.

Khi viết văn chưa thực sự được coi là một nghề thì nhiều người còn lẫn lộn nhà báo với nhà văn và ngược lại. Lý giải cho điều đó, trong “Đời viết văn

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 34

của tôi” Nguyễn Công Hoan viết: “Trước kia, người viết văn ra làm báo, và trong khi làm báo vẫn viết văn. Báo nào cũng có đăng văn chương nên văn chương ra đời bằng con đường của báo chí. Chưa có báo thuần túy về văn chương, cũng chưa có nhà xuất bản in những sách văn học.” [39/ 62] Đó là tình hình những năm đầu thế kỉ, trong các sách về lịch sử văn học có nhắc khá nhiều tới điều này. Về tình hình báo chí Bắc Kỳ giai đoạn đó, Nguyễn Công Hoan viết với tư cách của một người trong cuộc, cảm nhận và đánh giá có thể mang tính chủ quan nhưng dưới ngòi bút của một nhà văn hiện thực thì tất cả những sự kiện, chi tiết ấy lại có một giá trị nhất định.

Sau khi dùng vũ lực để dẹp tan khởi nghĩa Yên Thế, thực dân Pháp quay sang đầu độc óc dân An Nam bằng văn hóa. Chúng cho Schneider mở tuần báo “Đông Dương tạp chí” bằng chữ quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút, một tạp chí về chính trị, văn chương, sư phạm. Tờ “Trung Bắc tân văn

mang những thông tin về chính trị (một tuần ba kì) cũng ra đời để nhồi sọ cho người dân trung thành với mẫu quốc. Các tờ “Công thị báo”, “Pháp Việt công báo” do Schneider mở ra cũng không ngoài mục đích ấy. Đến năm 1917, thấy được tinh thần yêu nước và hiếu học của thanh niên Việt Nam sẽ là mối nguy hiểm, Pháp cho Louis Marty mở tạp chí văn học và khoa học “Nam phong”, nửa viết bằng chữ quốc ngữ do Phạm Quỳnh chủ bút, nửa viết bằng chữ Hán do Nguyễn Bá Trác làm chủ bút. Sau thời gian này, các báo ra đời nhiều dần, các sách thơ bắt đầu xuất bản, là mảnh đất tốt cho việc gieo hạt văn chương. Trước đó, văn chương chủ yếu dịch từ sách Hán và sách Pháp, đăng trên phần văn chương của “Đông Dương tạp chí”, “Văn uyển” của “Nam phong”, trên

Trung bắc tân văn” thỉnh thoảng có cả từ phú thi ca và đoản thiên tiểu thuyết. Năm 1920, tạp chí “Hữu thanh” của hội “Bắc kỳ công thương đồng nghiệp ái hữu” ra đời, có đăng tiểu thuyết và kịch sáng tác, tạp chí do Nguyễn Mạnh Bổng (anh rể Tản Đà) nắm giữ, Nguyễn Mạnh Bổng thu tiền cổ phần của mọi

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 35 người và đút túi riêng. Năm 1922, Tản Đà mở “Tản Đà thư điếm” sau đổi thành “Tản Đà tư thư cục”, do không cộng tác được với nhà tư sản nên mở “An Nam tạp chí”. Báo chí và văn chương lúc này đã có nhiều khởi sắc. Nhà in

Tân dân” của Vũ Đình Long chỉ in sách văn chương, xuất bản “Tiểu thuyết thứ bảy” tập hợp rất nhiều các sáng tác của anh em văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Người đọc biết đến hàng loạt các tác phẩm như: “Quả dưa đỏ” của Nguyễn Trọng Thuật, “Sóng hồ ba bể” của Phạm Bùi Cầm, “Cảnh thu di hận” của Dương Tự Nguyên, “Kim Anh lệ sử” của Trọng Khiêm, “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách, “Nho phong” và “Người quay tơ” của Nguyễn Tường Tam và

Kiếp hồng nhan” của Nguyễn Công Hoan. Những năm đó xuất hiện hai dòng văn học là hiện thực (tả chân) trước chỉ ở văn xuôi, sau sang cả văn vần (thơ Hồ Sanh), và lãng mạn, trước ở văn vần, sau chéo sang văn xuôi (truyện của Khái Hưng). Cùng với đó là những tiểu thuyết lãng mạn Trung Quốc (của Từ Trẩm á), các sách báo lãng mạn đồi trụy ở Pháp sang và lối sinh hoạt của Tây do những người đi du học Pháp tải về đã ảnh hưởng không nhỏ đến thanh niên. Trước “những điều trông thấy” Nguyễn Công Hoan viết: “Hạt giống lãng mạn được gieo rắc trên một vùng đất đai mà đa số con người vừa mệt mỏi về chính trị, vừa hoài nghi và đương dò dẫm con đường để giải thoát, nên nó nảy nỡ dễ. Văn học lãng mạn theo thị hiếu của người đọc, do đó trở thành phong trào. Nhưng tình hình thực tại về chính trị, về kinh tế, về xã hội lúc bấy giờ, cộng thêm với tình hình mới do phong trào lãng mạn đẻ ra, lại tạo nên một nguồn đề tài phong phú cho các tác giả hiện thực. Văn học hiện thực do đó cũng trở thành phong trào.” [39/ 160] Và: “Hai dòng hiện thực và lãng mạn, tuy thỉnh thoảng có xô xát nhau, song đều song song tồn tại trong văn học Việt Nam.” [39/ 160] Trong cái nhìn đầy thân thiện, không hề thiên lệch của một nhà văn hiện thực phê phán thì điều đó “chẳng khác gì Đà Giang nước đen, Lô giang nước xanh, đến Việt Trì thì hòa với Thao giang nước đỏ, để trở thành

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 36

con Hồng Hà mang màu hồng vì những phù sa màu mỡ.” [39/ 160] Cái “thành phố ngã ba sông” trong lịch sử ấy chính là cuộc cách mạng mùa thu tháng Tám 1945, hòa cùng với dòng văn học cách mạng, cả ba đã trở thành dòng chảy lớn trong nền văn học dân tộc.

Trở lại với tình hình văn nghệ nước ta những năm 20, chúng ta đã có một đội ngũ đông đảo các tác giả với những tên tuổi như: về phê bình ở Nam Kỳ là Thiếu Sơn, Trung Kỳ là Hoài Thanh, Bắc Kỳ là Thái Phỉ; về phóng sự điều tra có “Tôi kéo xe” của Tam Lang, “Kỹ nghệ lấy Tây” của Vũ Trọng Phụng và các phóng sự ngắn của Vũ Bằng; Thơ Mới có Thế Lữ, Lưu Trọng Lư; kịch có Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Tương Huyền, Nam Xương… Tuy nhiên các chủ báo, chủ bút thì phải vất vả để tồn tại. Tờ “Phong hóa” của Nguyễn Hữu Mai đăng những bài tẻ nhạt, sống lay lắt. Khi Nguyễn Tường Tam phụ trách đã thay đổi đề tài, thành báo trào phúng, châm biếm, có đăng thơ đả kích của Tú Mỡ, tiểu thuyết lãng mạn của Khái Hưng, thơ Thế Lữ và các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã hấp dẫn hơn rất nhiều. Tờ “An Nam tạp chí” ỳ ạch tồn tại vì lòng yêu mến của bạn đọc với chủ bút. Một ông chủ mà suốt ngày “chỉ lo chau chuốt từng từ, từng chữ trong thơ, cả ngày say rượu, không thèm biết một tí gì về tình hình quốc tế và quốc nội” như lời của Vũ Bằng thì thật khó khiến cho một tờ báo làm ăn phát đạt mà lại thiếu đi một chỗ dựa kinh tế vững chắc trong thời buổi bấy giờ. Nhưng không chỉ bạn đọc mà cả con người ngang tàng Vũ Bằng cũng phục Tản Đà sát đất vì ông “đã đem một cái đẹp sao siêu và mục thi ca cho làng báo.” Hàng loạt các tờ báo được mở ra rồi lại lần lượt đóng cửa, theo Vũ Bằng chỉ có những tờ có vai vế, không chửi Tây, chửi chính quyền mới có thể trụ nổi. Đó là các tờ như “Rạng đông”, “Bắc Kỳ thể thao” của Nghiêm Xuân Huyến, “Nhật tân” của Đỗ Văn, chủ bút là Tạ Đình Bính, “Trung Bắc tân văn” của Nguyễn Văn Vĩnh… Những tờ báo như

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 37 Như Ngọc, Vũ Trọng Phụng, Phùng Bảo Thạch, Ngô Tất Tố, Vũ Bằng cũng chỉ ra được 13 số, tờ “Tương lai” của Hà Văn Bình, Phùng Bảo Thạch làm chủ bút cũng bị đóng của vì chửi chế độ thực dân, phong kiến. Đội ngũ các nhà văn, nhà báo thời bấy giờ không ít người nghiện ngập, theo cách nói của Vũ Bằng là “nghiền lõ đít”, họ tụ tập nhau lại quanh bàn đèn để tán gẫu, bàn bạc và rủ rê nhau hút thuốc phiện. Mặc dù vậy, họ vẫn là những trí thức tiến bộ trong xã hội bấy giờ, ý thức sâu sắc được thân phận là dân một nước bị đô hộ, thấy được những cảnh trái ngang trong xã hội và tiếng nói của họ cũng mang những giá trị tích cực nhất định. Có thể đó là những lời công kích, những tiếng chửi “vung chí mạng” hay những bài viết xỏ người kín đáo khiến người ta không thể nào “ngo ngoe” được như báo “Vịt đực” - một tờ báo chính trị, xã hội có lối viết hư hư, thực thực, châm chọc. Với Vũ Bằng trong suốt cuộc đời làm báo của mình có lẽ không có lúc nào vui như lúc làm tờ “Vịt đực”. Báo bán chạy tới mức không đủ để bán, bị anh em bán báo biểu tình, ném đá và chửi rủa, lường trước được tương lai sớm muộn cũng sẽ bị đóng cửa, các cây bút tha hồ chửi, “chửi chí chạp, chửi chết thì thôi.” Họ không lo với khả năng của mình không có đất dung thân, tờ báo này đóng cửa thì có tờ khác, cứ như vậy những người như Vũ Bằng cứ “giang hồ phiêu bạt” qua hàng loạt các tòa soạn, trở thành tên tuổi lớn của làng báo ngay từ những thập niên đầu thế kỷ.

Về văn học, có một đội ngũ sáng tác là “Tự lực văn đoàn” được thành lập từ tờ “Phong hóa”, cùng với “Tiểu thuyết thứ bảy” của Vũ Đình Long - nơi tập trung nhiều cây bút có tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Lan Khai, Vũ Lang, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Trần Huyền Trân..v..v... đã tạo nên một thế hệ nhà văn tiêu biểu của thời kì đó. Vũ Đình Long ngoài “Tiểu thuyết thứ bảy

còn có “Phổ thông bán nguyệt san”, “ích hữu” và “Truyền bá”; nhiều người nói ông là một tay “lái sách” nhưng cũng nhờ những tờ báo ấy anh em văn nghệ sĩ có dịp thi thố tài nghệ rộng rãi hơn, đồng thời cũng kiếm được nhiều nhuận

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 38 bút hơn trước. Nổi tiếng trong “đám” nhà văn lúc này là Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trương, Thanh Châu. Trong suốt tám năm cộng tác với Vũ Đình Long, có thể có nhiều ánh mắt khác nhau khi nhìn Vũ Bằng nhưng không thể phủ nhận vai trò của ông. Với mỗi cây bút, ông đều gửi thư đề nghị hướng mỗi người theo một con đường chuyên biệt để tạo nên dấu độc đáo riêng. Tô Hoài là một trong số những nhà văn may mắn nhận được điều đó. Định hướng đó đã giúp ông tìm được con đường đi cho mình, thoát khỏi cái bóng mà một thời Tô Hoài cũng như Nam Cao chịu ảnh hưởng trong lối viết là chính nhà văn, nhà báo Vũ Bằng.

Đến thời Nhật thuộc, báo chí văn nghệ lúc này không còn được thoải mái như thì Mặt trận Bình dân nữa, kiểm duyệt trở nên gắt gao gấp ba, bốn lần. “Tiểu thuyết thứ bảy” không còn như buổi hoàng hôn, Vũ Đình Long giao hẳn cho Vũ Bằng, phần lớn anh em văn nghệ trong nhóm “Tân dân” đều xếp bút nghiên theo kháng chiến. Các tờ “Trung bắc chủ nhật” và “Trung Việt tân văn” lần lượt đóng cửa. Trước tình hình báo chí công khai gặp nhiều khó khăn thì báo chí cách mạng cùng với sự trưởng thành của phong trào đã có nhiều bước tiến. Năm 1935 báo “Dân” được thành lập, do Phan Đăng Lưu làm chủ bút, “sự ra đời của tờ báo cách mạng là sự kiện rất quan trọng và lần đầu tiên Đảng có một tờ báo công khai ở Huế, nói được tiếng nói của người lao động, phê phán chính quyền thống trị.” [41/ 23] (Tố Hữu - “Nhớ lại một thời”). Phan Đăng Lưu cũng là người thầy đầu tiên hướng Tố Hữu vào làng thơ cách mạng. Một thời gian sau, Tố Hữu chuyển về hoạt động ở Thanh Hóa, làm báo “Đuổi giặc nước”, tiếng nói của cơ quan Việt Minh tỉnh. Trong điều kiện rất khó khăn nhưng “các bài báo đã nêu rõ tình hình trong nước và thế giới, chỉ ra những mục tiêu cấp bách, hàng ngày là đấu tranh chống áp bức và bóc lột của bọn quan lại và cường hào ở nông thôn. Nhưng trước hết, quan trọng nhất là đuổi giặc Nhật, giặc Pháp, tiễu trừ bọn Việt gian, giành cho được độc lập, tự

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 39

do cho dân tộc, chính quyền về tay nhân dân.” [41/ 94] Theo đà đó các tờ

Khởi nghĩa” ở chiến khu Hòa Ninh Thanh và “Kháng địch” ở Vinh lần lượt ra đời để động viên phong trào.

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, mọi thứ dường như đã thay đổi hoàn toàn. Duy chỉ có Vũ Bằng sau khi dinh tê về Hà Nội từ những ngày trước 1945 để sau đó vẫn tiếp tục con đường cũ, vào Sài Gòn để thực thi nhiện vụ mà vài chục năm sau bạn bè, đồng nghiệp mới hiểu cho ông. Điều đó mang lại những ghi chép chân thực về tình hình báo chí Sài Gòn, góp phần hoàn thiện diện mạo nền báo chí nước nhà trong “Bốn mươi năm nói láo”. ở Sài Gòn, kiểm duyệt cực kì gắt gao, “báo chí cúi đầu theo răm rắp” và báo chí không lúc nào ngưng suy tôn Ngô tổng thống. Người ta chỉ thích đọc những tin giật gân và tiểu thuyết khiêu dâm sa đọa. Nhưng Sài Gòn cũng là nơi mà phong trào cách mạng đang ngầm lớn mạnh. Các tờ báo bí mật như “Vạc dầu”, “Nhị thập bát tú”, “Tin tức phật giáo”… được rải khắp nơi. Vũ Bằng đã sống và viết trong cái buổi “trắng đen lẫn lộn” ấy với nỗi da diết “Thương nhớ mười hai” và

Miếng ngon Hà Nội”!

May mắn hơn Vũ Bằng, những người như Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Huy Cận, Xuân Diệu, Anh Thơ, Tô Hoài… cùng rất nhiều các nhà văn, nhà thơ khác, cách mạng đã giải phóng cho ngòi bút của họ. ánh sáng của cách mạng chói lòa tới mức Nguyễn Công Hoan phải mất một năm sau mới có thể viết trở lại vì cảm xúc quá ngỡ ngàng, trào dâng. Nguyên Hồng kết thúc hồi ký

Bước đường viết văn” của mình cũng tại thời điểm trước khi cách mạng nổ ra. Vì sau cách mạng là một trang khác, một quãng đời khác của ông, ông phải viết nó bằng niềm hân hoan to lớn của những trang văn sau này. Anh Thơ cũng dành cho cuộc đời làm thơ đi theo kháng chiến của mình bằng những trang viết sau, trong “Từ bến sông Thương”, kết thúc một chặng đường đời cũng là cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc, mở ra một chặng đường mới “đoạn

Học viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh 40

tuyệt cuộc đời cũ, một cuộc đời đầy thất vọng bơ vơ để bước vào con đường chiến đấu có bạn bè, có tổ chức, có mọi người dân đông đảo đi cùng…” [81/ 449]

Tô Hoài với sự nhanh nhạy của sức trẻ, ngay sau tháng Tám 1945 đã

Một phần của tài liệu HỒI KÝ CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN VIỆT NAM THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (Trang 37 -37 )

×