1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

23 2,5K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 123,57 KB

Nội dung

Để triển khai tốt chủ trương này, Hội nghị đã đề ranhiệm vụ trong 5 năm tới cần tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng nhất, trong đó cótái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các

Trang 1

Đề tài tiểu luận:

Giảng viên hướng dẫn : TS.GVC HAY SINH

Trang 2

MỤC LỤC

Y

Trang YA.PHẦN MỞ Đ

B.PHẦN NỘI DUNG 5

I.GIỚI THIỆU TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP 5

1.TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP LÀ GÌ ? 5

2.TẠI SAO PHẢI THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP ? 6

3.KHI NÀO NÊN TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP ? 7

II.THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU DNNN 8

1.THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU DNNN Ở NƯỚC TA 8

2.TRƯỜNG HỢP TÁI CƠ CẤU DNNN TẠI TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT 10

III.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TCC 13

IV HẠN CHẾ , KHUYẾT ĐIỂM 14

V.PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU DNNN (2011-2015) 16

1 PHƯƠNG HƯỚNG TÁI CƠ CẤU DNNN……… 16

2 CÁC GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU DNNN… 20

C PHẦN KẾT LUẬN 22

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

A - PHẦN MỞ ĐẦU

Hội nghị Trung ương 3 (khóa XI) đã nêu rõ nền kinh tế vĩ mô nước ta đangđứng trước nhiều thách thức, mà một trong những nguyên nhân là do việc triểnkhai thực hiện chủ trương của Đại hội XI về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấulại nền kinh tế còn chậm Để triển khai tốt chủ trương này, Hội nghị đã đề ranhiệm vụ trong 5 năm tới cần tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng nhất, trong đó cótái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổngcông ty nhà nước

Chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới làkhẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước để bảo đảm sự phát triển theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Trong đó các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫnđóng vai trò quan trọng trước hết là ở các khu vực mà tư nhân không được làm,không làm được và không muốn làm Báo cáo Chính trị tại Đại hội XI của Đảngchỉ rõ: “Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp nhà nước”

Những thành tựu đã đạt được trong nước gần 25 năm qua (tính từ Nghịquyết Trung ương 3, khóa VI năm 1986 về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế) của quátrình phát triển kinh tế nói chung, phát triển của các DNNN nói riêng, thể hiện trênmột số nét cơ bản sau: Đó là đã hình thành được các tập đoàn kinh tế, các tổngcông ty mạnh, nắm giữ tiềm lực kinh tế ở nhiều lĩnh vực quan trọng, góp phần tíchcực vào ổn định kinh tế vĩ mô Nhiều DNNN trở thành tổ chức dẫn dắt phát triểnđối với nhiều loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước, tạo thành các doanh nghiệp

sở hữu hỗn hợp, tăng tính linh hoạt và hiệu quả kinh doanh Nhiều DNNN cóthương hiệu uy tín, là đối tác kinh tế lớn trong các mối quan hệ kinh tế quốc tếquan trọng trong quá trình hội nhập

Trong những năm kinh tế thế giới suy thoái, hay lúc thiên tai, dịch bệnhhoành hành, các DNNN đã góp phần không nhỏ bảo đảm cân đối vĩ mô, các cân

Trang 4

đối lớn của nền kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, duy trì mức tăng trưởng khácao Cùng với đó, các DNNN còn đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an sinh xãhội, phát triển các lĩnh vực y tế, giáo dục, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, bảođảm ổn định chính trị xã hội, an ninh quốc phòng, chủ quyền quốc gia, góp phầnnâng cao vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới

Tuy nhiên, với việc các DNNN nắm tới 70% số vốn đầu tư toàn xã hội, 50%

số vốn đầu tư nhà nước, 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồnvốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), trong đó, tổng vốn chủ sở hữu của 21 tậpđoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước (không kể Vinashin) tính đến tháng 2- 2011

là 540.000 tỉ đồng, thì hiệu quả mà khu vực này mang lại cho nền kinh tế lại khôngtương xứng Thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau: Đóng góp vào GDP thấp, nhiềudoanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dư nợ ở mức đáng báo động, đầu tư tràn lan, kémhiệu quả, quá trình chuyển đổi, tái cơ cấu diễn ra chậm

Như vậy việc tái cơ cấu DNNN hiện nay là hết sức cần thiết, là khách quanquyết định cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ quá độ, theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa một cách bền vững và cũng đảm bảo được vai trò quyếtđịnh của nó khi Việt Nam đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

Mục tiêu cơ bản cần đạt được của việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là :

xã hội hoá công tác quản lý thay thế việc quản trị theo nguyên tắc thuận tiện bằngviệc quản trị theo những nguyên lý khoa học Đó là một cuộc cách mạng khôngthể làm ngay trong một sớm, một chiều

Nhóm 6 học viên Cao học QTKD Khóa 4-Lớp Ngày, lựa chọn đề tài “Tái

cơ cấu doanh nghiệp nhà nước” để có cái nhìn tổng quan về tái cơ cấu doanh

nghiệp nhà nước Đó là yêu cầu rất cần thiết đối với học viên nhằm góp phần pháttriển kinh tế nước nhà trước những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhậpQuốc tế Với khả năng còn nhiều hạn chế, nhóm 6 các em rất mong được sự chỉdẫn, bổ sung, sửa đổi thêm của Cô để chúng em gặt hái thêm nhiều kết quả trongquá trình học tập

Trang 5

B - PHẦN NỘI DUNG

I GIỚI THIỆU TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP

1 TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP LÀ GÌ ?

Tái cơ cấu doanh nghiệp là quá trình khảo sát, đánh giá lại cơ cấu hiện tại và

đề xuất giải pháp cho mô hình cơ cấu mới nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn chodoanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra trong những điều kiện, hoàncảnh luôn thay đổi Mục tiêu chung của tái cơ cấu là đạt được một “thể trạng tốthơn” cho doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả dựa trên những nềntảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược sẳn có của doanh nghiệp

Việc tái cơ cấu doanh nghiệp luôn phải được xem xét một cách thườngxuyên, nếu không, tình trạng mất cân bằng của hệ thống có thế xảy ra bất cứ lúcnào Tuy nhiên, vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp thường được đặt ra bởi các lý dosau:

- Tái cơ cấu xuất phát từ các áp lực bên ngoài để thích nghi theo môi trườngkinh doanh đã có những biến đổi về cơ bản Ví dụ: Chính sách cổ phần hóa – chủtrương hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập AFTA, WTO

- Tái cơ cấu xuất phát từ các áp lực bên trong để phù hợp theo quy mô tăngtrưởng, phát triển của doanh nghiệp Ví dụ: yêu câu phân công chuyên môn hóasâu hơn hoặc để kịp thời ngăn chặn đà suy thoái của doanh nghiệp đang tiến đến

bờ vực phá sản (chữa bệnh)

- Tái cơ cấu xuất phát từ cả hai luồng áp lực bên trong và bên ngoài – tức,

để vừa chữa bệnh, vừa phòng bệnh

Tái cơ cấu doanh nghiệp bao gồm các hoạt động chính sau:

- Điều chỉnh cơ cấu các hoạt động: điều chỉnh cơ cấu các mục tiêu chiếnlược, ngành nghề kinh doanh, chủng loại sản phẩm hàng hóa, địa bàn hoạt động

- Điều chỉnh cơ cấu tồ chức bộ máy: tái bố trí từ phân công chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, các cấp quản lý, các chức danh

Trang 6

- Điều chỉnh cơ cấu thể chế: điều chỉnh các cơ chế, chính sách thông qua sự

rà soát, thay đồi hợp lý hóa từ các quy trình công việc đến các quy chế, quy định

- Điều chỉnh cơ cấu các nguồn lực: điều chỉnh cơ cấu đầu tư tạo lập cácnguồn lực và tái phân bổ sử dụng các nguồn lực

2 TẠI SAO PHẢI THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP ?

Khi hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia vào một sân chơi mớivới sự cạnh tranh bình đẳng mà ở đó sẽ không còn sự ưu đãi hay bảo hộ nào Cácđối thủ mới với tiềm lực hùng mạnh về tài chính, công nghệ và năng lực cạnhtranh cao thực sự là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khichưa có kinh nghiệm trong sân chơi mới này

Một trong những mặt yếu kém nổi bật là các doanh nghiệp Việt Nam chưathực sự đổi mới tư duy trong quản lý và tổ chức Bởi vậy trong thời gian tới, cácdoanh nghiệp cần tính toán kỹ để sắp xếp, tổ chức lại lao động, hệ thống sản xuất,

hệ thống tài chính, hệ thống phân phối và thị trường tiêu thụ…

Sự sắp xếp, thay đổi một cách toàn diện, theo quy trình chuẩn sẽ tạo chodoanh nghiệp có khả năng để thực hiện những công việc của mình một cách hiệuquả và bền vững, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, nâng cao vị thế trên trườngquốc tế

Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua hơn hai mươi năm của quá trình đối mới

Ở cả DNNN và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhu cầu tái cơ cấu doanh nghiệp

đã trở thành cấp bách

Với các DNNN, tình trạng làm ăn kém hiệu quả đã xảy ra ngày càng nhiều

Cơ chế chủ quản đã ngày càng bộc lộ những nhược điểm lớn kìm hãm sự pháttriển của nền kinh tế quốc dân Vì vậy, đa dạng hoá sở hữu của DNNN đã trởthành một nhu cầu cấp bách Giao, bán, khoán, cho thuê và cổ phần hoá cácDNNN là chú trương đã được thực hiện trong những năm vừa qua Đó chính làbiếu hiện sinh động của việc tái cơ cấu DNNN

Với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhu cầu tái cơ cấu xuất phát từnhững lý do sau đây: Quy mô doanh nghiệp lớn lên nhanh chóng, phạm vi hoạt

Trang 7

động rộng hơn, lĩnh vực hoạt động kinh doanh đa dạng hơn, cùng với sự lớn lên vềquy mô, mở rộng hơn về phạm vi hoạt động và lĩnh vực kinh doanh, văn hoádoanh nghiệp, uy tín trong kinh doanh, xây dựng và phát triển thương hiệu cũng

đã được quan tâm

3 KHI NÀO NÊN TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP ?

Nhu cầu tái cơ cấu trở nên cấp bách khi hiện trạng của các tổ chức đang gặpnhiều vấn đề trong cơ cấu, hoạt động khiến tổ chức hoạt động không hiệu quả;thậm chí trì trệ, đứng trước nguy cơ tan rã, phá sản Nhiều nguyên do là do vấn đề

cơ cấu sai, không hợp lý, kém hiệu quả Chính vì vậy, việc tái cơ cấu được đặt ra;thậm chí là cấp bách nhất khi :

- Tổ chức không xác định nổi chiến lược và kế hoạch Nếu chiến lược khôngđược hoạch định và quản lý đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tương laicủa DN

- Đội ngũ lãnh đạo của tổ chức làm việc không hiệu quả Các tố chất, baogồm tính cách, hiểu biết, kinh nghiệm cá nhân của đội ngũ lãnh đạo trong một tổchức đóng một vai trò quan trọng Bởi chính sự linh hoạt, quyết đoán, dám đươngđầu và chấp nhận rủi ro sẽ giúp cho DN có những bước đột phá trong quá trìnhphát triển của mình Ngược lại, những người ngại thay đổi, sợ rủi ro sẽ kìm hãm sựphát triển của DN

- Cơ cấu tài chính chưa phù hợp, chưa chuẩn mực và thiếu các hệ thống,công cụ kiểm soát cần thiết Đây là một lý do mà nhiều tổ chức, đặc biệt là doanhnghiệp hiện nay cần tái cơ cấu nguồn tài chính để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạtđộng một cách tốt nhất

- Quản trị nguồn nhân sự yếu kém Có thể nói con người là một yếu tố cótính chất quyết định tới sự thành công của tổ chức và doanh nghiệp và nếu sự yếukém nảy sinh từ vấn đề này thì cần phải được điều chỉnh kịp thời và phải có địnhhướng mang tính lâu dài

Trang 8

- Sự phối hợp hoạt động trong tổ chức không hiệu quả do cơ cấu chưa hợp

lý Một cơ cấu tổ chức được thiết kế tốt sẽ có khả năng cho phép doanh nghiệp sửdụng các thông tin từ các bộ phận một cách hiệu quả nhất, và từ đó giúp cho hoạtđộng phối hợp giữa các đơn vị được chặt chẽ và lãnh đạo điều hành tốt hơn

II THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1 THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU DNNN Ở NƯỚC TA :

Chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong suốt thời gian qua làkhẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước để bảo đảm sự khẳng định pháttriển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong đó khu vực DNNN vẫn đóng vai tròquan trọng trước hết là ở các khu vực mà tư nhân không được làm, không làmđược và không muốn làm

Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng 11 chỉ rõ: “Đẩy mạnh đổi mới,sắp xếp và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước để giữ vững

và phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa” Từ chủ trương lớn đó, việc thực hiện tái cơ cấu DNNNtrở thành một vấn đề trọng tâm của quá trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam trongnhững năm sắp tới

Có thể khẳng định những thành tựu đã đạt được trong nước gần 25 năm qua(tính từ Nghị quyết Trung ương 3 khóa 6 năm 1986 về đổi mới cơ chế quản lýkinh tế) của quá trình phát triển kinh tế nói chung, phát triển của các DNNN nóiriêng, thể hiện trên một số nét cơ bản

Đó là đã hình thành được các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty mạnh,nắm giữ được tiềm lực kinh tế ở nhiều lĩnh vực quan trọng, góp phần tích cực vào

ổn định kinh tế vĩ mô Nhiều DNNN trở thành tổ chức dẫn dắt phát triển đối vớinhiều loại hình DN ngoài Nhà nước, tạo thành các DN sở hữu hỗn hợp, tăng tínhlinh hoạt và hiệu quả kinh doanh

Nhiều DNNN có thương hiệu uy tín, là đối tác kinh tế lớn trong các mốiquan hệ kinh tế quốc tế quan trọng trong quá trình hội nhập Bên cạnh những giá

Trang 9

trị mà DNNN đã giữ đúng vai trò như góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, khai phácác ngành nghề lĩnh vực kinh tế mà khu vực tư nhân chưa làm được… thì hiệu quảkinh doanh của các DNNN vẫn là một vấn đề lớn cần phân tích Theo đó đánh giálại một cách khách quan quá trình tái cơ cấu DNNN trong suốt thời gian qua là rấtcần thiết.

Trước hết, có thể nói, quá trình tái cơ cấu DNNN trong suốt thời gian quacòn quá thiên lệch về khía cạnh “định chế” Chúng ta thực hiện khá nhanh chóngviệc tách – nhập, giải thể, thành lập mới các Tổng công ty, các Tập đoàn nhưng có

2 xu hướng xảy ra

Một là, các DN đó được thành lập phần nhiều bởi các quyết định hànhchính, thiếu các kiểm chứng khoa học để tạo ra một định chế phù hợp và hiệu quả.Hai là, các thể chế và thiết chế không theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng củacác định chế Cụ thể là các văn bản luật và dưới luật để điều chỉnh các DNNN vẫncòn thiếu, còn nhiều bất cập (nhất là các thông tư hướng dẫn của các bộ ngành liênquan đến DNNN) Đồng thời các chế tài là chưa rõ ràng, nhất là trách nhiệm củađội ngũ lãnh đạo quản lý DNNN (hầu như suốt thời gian qua rất ít trường hợp bịcách chức vì hiệu quả thấp… trước khi cơ quan tố tụng vào cuộc)

Về thiết chế, từ việc thiếu sức mạnh của thể chế nên dẫn đến các thiết chếquản lý nội bộ DNNN còn rất nhiều bất cập Các quy định nội bộ như điều lệ, quychế, nội quy, quy định và quy trình quy phạm kỹ thuật… để DNNN hoạt động làkhông đầy đủ và thiếu minh bạch Thậm chí đến hiện nay, nhiều DN lớn vẫn chưa

có được báo cáo tài chính hợp nhất, vốn là cơ sở để đánh giá một cách toàn diện vàminh bạch hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn DN

Về nguyên nhân cốt lõi, chúng ta sẽ không tiếp cận nguyên nhân theo cáchtìm nguyên nhân chủ quan, khách quan mà đi thẳng đến một vấn đề rất cốt lõi củaquản lý Nhà nước đối với các DN Đó là chúng ta thiếu một tuyên bố về chuẩnmực quản trị các DN của Nhà nước (gọi tắt là hệ thống chuẩn trị DN) Ở đây có 2vấn đề lớn đặt ra Thứ nhất, chúng ta nên và cần chọn hệ thống chuẩn trị nào đểxây dựng hệ thống chuẩn trị DN cho Việt Nam? Thứ hai, việc triển khai xây dựng

Trang 10

và ban bố hệ thống chuẩn trị, kiểm soát của Nhà nước đối với việc thực hiện chuẩntrị của các DN sẽ như thế nào Nếu 2 vấn đề cốt lõi này chưa được thực hiện thìviệc ban hành các văn bản mang tính thể chế và các quy định mang tính thiết chếnội bộ sẽ khó nhất quán và minh bạch

2 TRƯỜNG HỢP TÁI CƠ CẤU DNNN TẠI TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT :

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa mạnh mẽ, không chỉ riêng ViệtNam mà tất cả các nước trên thế giới đều đang đứng trước những thách thức to lớn

và khó đoán định

Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đặt ra nhiệm vụ cho các quốcgia và các tập đoàn kinh tế trên thế giới xem xét lại mô hình phát triển, việc nghiêncứu để tìm ra lời giải cho mô hình này là bài toán khó nhưng không thể không làm

Cung cấp các dịch vụ tài chính toàn diện (bao gồm bảo hiểm, ngân hàng,quản lý quỹ, chứng khoán và đầu tư), Tập đoàn Bảo Việt (tiền thân là Tổng công

ty Bảo hiểm Việt Nam) hiện có tới hơn 150 chi nhánh trên khắp cả nước

Ðến nay, Tập đoàn Bảo Việt đã phát triển thành một tập đoàn tài chính –bảo hiểm với tổng tài sản gần 46 nghìn tỷ đồng (tính tại thời điểm cuối năm 2011),thực hiện việc đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết, kinh doanh tàichính tổng hợp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, bao gồm bảohiểm nhân thọ (với khoảng hơn 40 sản phẩm); bảo hiểm phi nhân thọ (với hơn 80sản phẩm); đầu tư tài chính, chứng khoán, ngân hàng và các dịch vụ tài chínhkhác

Ðồng thời, đây là tập đoàn có mạng lưới hoạt động rộng khắp tại các tỉnh,thành phố trên phạm vi cả nước, bao gồm hơn 400 điểm bán hàng, với hơn 5.500cán bộ và gần 45 nghìn tư vấn viên, đại lý bảo hiểm

Việc cổ phần hóa và thành lập Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việtthành công là kết quả của việc thực hiện chủ trương đổi mới và phát triển doanhnghiệp Nhà nước (DNNN), đã được nhấn mạnh trong Nghị quyết T.Ư 3 (khóa IX),Nghị quyết T.Ư 9 (khóa IX), Chỉ thị số 45-CT/T.Ư ngày 22-10-2004 của Bộ

Trang 11

Chính trị về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN vàQuyết định số 175/2003/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lượcphát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010”

Thực tế cho thấy, Tập đoàn Bảo Việt đã có những thành công bứt phá saukhi chuyển đổi sở hữu Báo cáo hoạt động của Tập đoàn Bảo Việt mới đây chothấy, so với thời kỳ trước khi cổ phần hóa, tập đoàn đã đạt nhiều kết quả tài chínhvượt bậc

Năm 2011, tổng tài sản hợp nhất toàn tập đoàn ước đạt 46 nghìn tỷ đồng(gấp 2,8 lần so với năm 2006); tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2011 đạt23%/năm; tổng doanh thu hợp nhất ước đạt 15 nghìn 413 tỷ đồng (gấp 2,2 lần sovới năm 2006), tăng trưởng bình quân 17%/năm; lợi nhuận trước thuế ước đạt1.363 tỷ đồng (gấp 2,1 lần so với năm 2006), tăng trưởng bình quân 16%/năm; vốnchủ sở hữu ước đạt 11 nghìn 500 tỷ đồng (gấp 5,4 lần so với năm 2006), tăngtrưởng bình quân 40%/năm, chia cổ tức hằng năm ở mức 11% - 12%; số thu vềngân sách nhà nước năm 2011 ước đạt 1.336 tỷ đồng (gấp 4,4 lần so với năm2006), tăng trưởng bình quân 19%/năm

Ðiều quan trọng là trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, sự ổn định, tăngtrưởng bền vững của các chỉ tiêu tài chính thuộc các thành viên của tập đoàn luônđược đặt lên hàng đầu, do đó, trong điều kiện thị trường và nền kinh tế có nhiềubiến động, hoạt động của Tập đoàn Bảo Việt vẫn giữ được sự ổn định cần thiết,đồng thời luôn đạt được mức tăng trưởng kỳ vọng của các chủ sở hữu của tậpđoàn

Trước những yêu cầu quyết liệt của Chính phủ về tái cơ cấu nền kinh tế,việc Tập đoàn Bảo Việt quyết định đi tiên phong trong tiến trình tái cơ cấu doanhnghiệp (TCC DN) hiện đang là “điểm nhấn” trong tiến trình thực hiện TCC DN tạiViệt Nam theo Nghị quyết T.Ư 3 (khóa XI) về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính– ngân sách nhà nước

Tại Hội thảo về Tái cơ cấu tập đoàn tài chính – bảo hiểm mới đây tại HàNội, trả lời câu hỏi vì sao tiếp tục đặt vấn đề triển khai tái cơ cấu trong khi đã có

Ngày đăng: 23/03/2015, 06:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Khác
2. Tạp chí cộng sản Khác
3. Tài liệu giảng dạy của TS.GVC Hay Sinh Khác
4. Tạp chí Kinh tế & Dự báo Khác
5. Tổng quan Kinh tế-xã hội Việt Nam số 4/2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w