1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại công ty sản xuất may mặc

84 2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Đại học hải phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty sản xuất may mặc. Đã được các thạc sĩ tại trường sửa chữa. Dành cho sinh viên ngành tài chính kế toán Các bạn có thể tham khảo để làm cho mình một bài báo cáo theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn.

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SEIDENSTICKER VIỆT NAM……….5

1.1 Quá trình ra đời và phát triển của công ty TNHH Seidensticker Việt Nam……… 5

1.1.1 Lịch sử hình thành của công ty……….

…….5

1.1.2 Quá trình hình thành phát triển của công ty……….……….5

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty……… ……….…… … 6

1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty……….10

1.4 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty……… 13

1.4.1 Đặc điểm sản phẩm – thị trường……… ………

13 1.4.2 Đặc điểm về kĩ thuật công nghệ……… …… 16

1.4.3 Tình hình lao động, tiền lương……….… ………17

1.4.4 Tình hình tài chính……….…20

1.4.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty……… ………… 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH SEIDENSTICKER VIỆT NAM 28

2.1 Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp………

……… … 28

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ……… 28

2.1.2 Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ……… … 29

2.1.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ……… …

32 2.1.4 Kế toán tổng hợp nhập xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ……….…

36 2.2 Phân tích thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty TNHH Seidensticker Việt Nam……… 42

Trang 2

2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán……….……… 42

2.2.2 Thực trạng tổ chức kế toán NVL – CCDC tại công ty TNHH Seidensticker Việt Nam……….….45

2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty TNHH Seidensticker Việt Nam……… ……… 63

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH SEIDENSTICKER VIỆT NAM 69

3.1 Phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty TNHH Seidensticker Việt Nam……… 69

3.1.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ………… …69

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ……… 70

3.2 Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty TNHH Seidensticker Việt Nam……….71

3.2.1 Về công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ……… ……… …….71

3.2.2 Về tài khoản sử dụng ……….……… 73

3.2.3 Về chứng từ và luân chuyển chứng từ 75

3.2.4 Về công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu 76

3.2.5 Về công tác kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 77

3.2.6 Về báo cáo liên quan đến vật liệu 78

3.2.7 Về trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán 79

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 83

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

: Tổ chức hành chính

: Vật tư – Xây dựng

cơ bản

: Nguyên vật liệu: Công cụ dụng cụ: Giá trị gia tăng: Mã số

: Phiếu nhập khẩu: Phiếu xuất khẩu: Tài khoản: Số dư đầu kỳ: Số dư cuối kỳ

Trang 4

: Chiết khấu thương mại

: Giảm giá hàng mua: Phân xưởng

: Quản lý doanh nghiệp

: Xây dựng cơ bản: Báo cáo tài chính

LỜI MỞ ĐẦU

Doanh nghiệp là những đơn vị kinh tế phải luôn luôn sáng tạo để đứng vữngtrên thị trường Muốn vậy, các doanh nghiệp phải biết sử dụng các công cụ quản lýtài chính sao cho phù hợp cho từng công đoạn sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quảcao nhất Xuất phát từ nhu cầu trên, kế toán trở thành công cụ quan trọng, đắc lựctrong việc quản lý, điều hành các hoạt động, tính toán và kiểm tra việc bảo vệ, sửdụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo tài chính cũng như chủ động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có rất nhiều khởi sắc và

có được những bước phát triển mạnh mẽ Trong sự nghiệp phát triển đó các doanh

Trang 5

nghiệp đã mạnh dạn áp dụng các chế độ hạch toán kế toán mới Qua một thời giantìm tòi hoạt động, thử sức nhiều doanh nghiệp đã đạt được những kết quả kinhdoanh to lớn, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội Trước đây và đặc biệt là bây giờcông tác kế toán trong mỗi doanh nghiệp là một yêu cầu bắt buộc cần thiết và quantrọng

Trong thời gian đi thực tập tại công ty TNHH SEIDENSTICKER VIỆTNAM dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hòa và cáccán bộ thuộc phòng kế toán công ty cũng như các phòng ban chức năng khác Em

đã thực hiện bài báo cáo thực tập này nhằm tìm hiểu công tác kế toán, so sánh sựkhác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn Nội dung của bài viết được trình bày trong 3chương:

Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Seidensticker Việt Nam

Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu và công cụdụng cụ tại công ty TNHH Seidensticker Việt Nam

Chương 3: Đề xuất phương hướng và một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổchức kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty TNHH SeidenstickerViệt Nam

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SEIDENSTICKER

VIỆT NAM

1.1 Quá trình ra đời và phát triển của công ty TNHH Seidensticker Việt Nam.

1.1.1 Lịch sử hình thành của công ty.

* Những thông tin chung:

- Tên công ty: Chi nhánh công ty TNHH Seidensticker Việt Nam tại HảiPhòng

- Tên giao dịch quốc tế: Seidensticker limited liability company

- Tên viết tắt: Công ty TNHH Seidensticker

Trang 6

- Địa chỉ: Cụm công nghiệp Quán Trữ, số 110 Lê Duẩn, phường Quán Trữ,quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam.

- Điện thoại: (031) 3545055

- Fax: (031) 3834108

- Mã số thuế: 020054289

- Hình thức pháp lý: Công ty TNHH

- Quyết định thành lập: Công ty được thành lập theo quyết định số

020054289 do Sở Kế hoạch – Đầu tư Hải Phòng cấp ngày 9/11/2010

1.1.2 Quá trình hình thành phát triển của công ty.

Tập đoàn Seidensticker của Cộng hòa liên bang Đức là tập đoàn nhập khẩumay mặc hàng đầu tại Đức Tập đoàn được thành lập năm 1999 tại Berlin, Đức Trảiqua nhiều năm phát triển, tập đoàn đã có vị trí vững mạnh trong thị trường may mặccủa Đức nói riêng và trên thế giới nói chung

Công ty TNHH Seidensticker Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài và

là thành viên của Tập đoàn Seidensticker - Cộng hoà liên bang Đức với thương hiệu

áo sơ-mi hàng đầu thế giới Công ty chuyên sản xuất hàng may mặc áo sơmi namcao cấp xuất khẩu sang các nước trên tiên tiến trên thế giới Cùng với sự phát triển

đó và mong muốn được mở rộng thị trường sản xuất, ngày 9/11/2010, công ty đãđược cấp giấy chứng nhận để mở chi nhánh tại cụm Công nghiệp Quán Trữ, số 110

Lê Duẩn, phường Quán Trữ, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng, Việt Nam

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục)

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.

Cùng với sự phát triển chung của đất nước, công ty ngày càng khẳng địnhmình và ngày càng phát triển Công ty luôn tuyển dụng và đào tạo công nhân có taynghề thích ứng với cơ chế thị trường Đội ngũ cán bộ nhân viên của cả công ty hiệnnay là 1.240 người Trong đó:

- Bộ phận quản lý: 60 người

- Bộ phận bán hàng: 150 người

- Bộ phận sản xuất trực tiếp:1.030 người

Trang 7

Tổng Giám đốc

Phòng Kinh doanhPhòng TCHCPhòng Kế toánPhòng VT – XDCBCác đơn vị

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Seidensticker

Việt Nam

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công ty TNHH Seidensticker Việt Nam)

* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

+) Tổng Giám đốc: Là người đại diện hợp pháp của công ty trước Pháp luật,

có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

theo đúng Pháp luật, các quy định của ngành, quy chế, điều lệ, quy định của công

ty Cụ thể:

 Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công

ty

 Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm

 Bảo toàn và phát triển vốn, tổ chức thực hiện kinh doanh và phương

án đầu tư của công ty

 Báo cáo tình hình hoạt động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

theo đúng quy định

Trang 8

 Giám sát các hoạt động và công việc kinh doanh của công ty nóichung.

+) Phòng Tổ chức – Hành chính:

 Quản lý, tổ chức sắp xếp đội ngũ nhân sự trong công ty, chăm lo đờisống cho cán bộ, công nhân viên công ty

 Tham mưu cho Tổng giám đốc cơ cấu nhân sự

 Xây dựng quy trình tuyển dụng, đào tạo, quy chế làm việc, quy chếlương, thưởng, chế độ phúc lợi cho người lao động

 Xây dựng hệ thống quy chế, quy trình, quy định cho công ty và giámsát việc chấp hành các nội quy đó

 Chăm sóc sức khỏe và an toàn vệ sinh lao động, bảo đảm an ninh trật

tự của công ty

 Các chức năng, nhiệm vụ khác

+) Phòng Kinh doanh:

 Ký kết hợp đồng phục vụ nhân dân

 Xây dựng và thực hiện kế hoạch bán hàng trong nước và xuất khẩu

 Phát triển mạng lưới phân phối, xây dựng chính sách bán hàng

 Chỉ đạo toàn bộ về các hoạt động sản xuất kinh doanh

+) Phòng Kế toán:

 Làm nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các vấn đề kế toán, vốn vàquản lý vốn, hoạch toán sổ sách kế toán và chuyên môn hoá các hoạtđộng kế toán

 Cung cấp các thông tin quản lý và tham mưu cho Tổng giám đốc vềcác vấn đề liên quan đến tài chính và kế toán

Trang 9

 Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kế toán của công ty.

 Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán trong công ty,tuân thủ đúng quy định của Pháp luật về kế toán từ việc tổ chức thuthập chứng từ, phản ánh nghiệp vụ kế toán, lập các báo cáo kế toán vàlưu giữ hồ sơ chứng từ liên quan

+) Phòng Vật tư – Xây dựng cơ bản:

 Thực hiện cung cấp vật tư cho các hoạt động kinh doanh của công ty,nghiên cứu và thi công các công trình sản xuất thuộc công ty quản lý

 Đảm bảo các tài liệu kỹ thuật được quản lý và sử dụng một cách phùhợp hiệu quả

 Xây dựng biểu mẫu ghi chép vận hành kỹ thuật, nghiên cứu tham mưucho Tổng giám đốc về cách thức cải tiến năng suất, tiết kiệm chi phísản xuất

 Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật cho các máy móc và cácthiết bị, dây chuyền, các định mức về sản lượng và các định mức đầuvào

 Chịu trách nhiệm nâng cao kỹ năng cho công nhân, đào tạo và đánhgiá trình độ tay nghề của công nhân

 Tham gia công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, dâychuyền sản xuất

 Thực hiện công tác về quản lý môi trường

 Xây dựng quy trình công nghệ và quy trình bảo quản sản phẩm trongquá trình sản xuất và lưu kho

+) Các đơn vị cơ sở:

Trang 10

 Thực hiện hợp đồng dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc và điều hànhcủa phòng Kinh doanh.

 Quản lý và điều hành sản xuất toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất

 Thông tin và báo cáo các số liệu liên quan đến tình hình sản xuất

 Phối hợp với phòng xây dựng cơ bản thực hiện việc bảo trì bảo dưỡng

hệ thống máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất

Trang 11

1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Seidensticker Việt Nam năm 2011-2013

7 Tỉ suất lợi nhuận(4/1) 0,13 0,10 0,08 (0,03) (23,07) (0,02) (20,00)

( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH Seidensticker Việt Nam)

Trang 12

* Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Qua bảng số liệu ta thấy : Nhìn chung công ty có sự tăng trưởng qua cácnăm, hầu hết các chỉ tiêu đều thể hiện sự phát triển của công ty trong thời gian qua

+ Tổng vốn của công ty có xu hướng tăng lên Năm 2012 vốn tăng(18.681.610.800) đồng so với năm so với năm 2011, tương ứng tăng (9,06%) Năm

2013 so với năm 2012 vốn tăng (243.138.913.700) đồng, tương ứng tăng (19,19%).Vốn tăng mạnh và chiếm tỉ trọng cao thể hiện doanh nghiệp hoạt động thực sự hiệuquả Như vậy cho thấy mức độ độc lập về mặt tài chính được nâng cao, công tykhông phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay Trong khoản mục này vốn đầu tư của chủ

sở hữu trong công ty chiếm tới 56,02% năm 2013 và 57,75% năm 2012, doanhnghiệp chủ yếu kinh doanh dựa trên vốn

+ Tổng số lao động của công ty cũng tăng lên Năm 2011 số lao động công

ty hiện có là 840 người, năm 2012 số lao động là 1.200 lao động, tăng 360 lao động,tương ứng tăng 42,85 % Năm 2013 tăng lên 40 lao động, nâng tổng số lao độngcông ty năm 2013 là 1.240 người, tương ứng tăng 3,33 % Điều này cho thấy quy

mô doanh nghiệp mở rộng, doanh nghiệp cần nhiều lao động hơn để mở rộng ngànhnghề cũng như các lĩnh vự sản xuất, bán hàng… Số lao động tăng lên về cả sốlượng lẫn trình độ chuyên môn, có rất nhiều nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng

sẽ đảm bảo cho tình hình hoạt động, vận hành kinh doanh một cách hiệu quả

+ Doanh thu thuần - khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoảngiảm trừ doanh thu như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, các khoảnchiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại…Còndoanh thu là khoản chưa có thuế doanh nghiệp thu được khi bán sản phẩm, hànghóa, dịch vụ…tính bằng số lượng bán nhân đơn giá Ở đây, doanh thu của doanhnghiệp năm 2012 tăng (10.520.503.200) đồng, tương ứng tăng (4,59%) so với năm

2011 Năm 2013 doanh thu của doanh nghiệp giảm (12.769.515.800) đồng, tươngứng (5,33%) so với năm 2012 Điều này thể hiện số lượng sản phẩm bán ra củadoanh nghiệp trên thị trường chưa thật sự ổn định Có thể do nguyên nhân nền kinh

Trang 13

tế thị trường gặp nhiều khó khăn, người tiêu dùng chi ít tiền hơn cho nhu cầu về áo

sơ mi cao cấp, dẫn tới sự không ổn định về doanh thu của công ty

+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - lợi nhuận thu từ hoạt động kinhdoanh thuần của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo Lợinhuận năm 2012 giảm (3.875.505.760) đồng so với năm 2011, tương ứng (14,38%).Năm 2013 so với năm 2012 tăng (19.986.380) đồng, tương ứng (0,08%) Lợi nhuậnthuần từ hoạt động kinh doanh lúc tăng, lúc giảm cho thấy doanh nghiệp làm ănchưa thực sự hiệu quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, bán hàng, tiêu thụ sản phẩmcủa công ty chưa ổn định, chứng tỏ mức độ chiếm lĩnh thị trường của công ty chưacao Sở dĩ lợi nhuận không ổn định là do sự không ổn định về mặt doanh thu củacông ty, doanh thu bất ổn dẫn đến lợi nhuận bất ổn theo

+ Trong tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp không có nhiều sự biếnđộng về mức thu nhập bình quân chứng tỏ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp tạm ổn Cụ thể vào năm 2012, thu nhập bình quân 7.632.000đồng, tăng 322.000 đồng so với năm 2011, tương ứng tỷ lệ tăng 4,40% Năm 2013thu nhập 7.450.000 đồng giảm 182.000 đồng so với năm 2012, tương ứng giảm2,38% Thu nhập bình quân cao sẽ đảm bảo cho đời sống người lao động tốt, đồngthời sẽ gia tăng tính cạnh tranh trong công việc giữa các nhân viên trong công ty vớinhau để tăng năng suất lao động, thúc đẩy quá trình sản xuất doanh nghiệp

+ Tuy doanh thu và lợi nhuận chưa ổn định song công ty vẫn đóng góp đượcnhiều vào ngân sách nhà nước Năm 2011 nộp ngân sách nhà nước 129.840.812.000đồng Năm 2012 nộp ngân sách nhà nước 144.768.079.000 đồng, tăng14.927.267.000 đồng, tương ứng (11,49%) Năm 2013 nộp ngân sách nhà nước136.900.000.000 đồng, giảm 7.868.079.000 đồng, tương ứng giảm (5,43%)

+ Tỉ suất lợi nhuận là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được với số vốn sửdụng bình quân trong kỳ (gồm có vốn cố định và vốn lưu động hoặc vốn chủ sở

Trang 14

hữu) Việc phấn đấu tăng tỷ suất lợi nhuận là nhiệm vụ thường xuyên của doanhnghiệp Muốn vậy doanh nghiệp cần phấn đấu giảm chi phí hoạt động kinh doanh,

hạ giá thành sản phẩm hoặc tăng thêm sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm

Cụ thể, năm 2011 tỷ suất lợi nhuận của công ty là 0,13 , năm 2012 là 0,10 , giảm(0,03) tương ứng (23,07)% Năm 2013 tỷ suất lợi nhuận đạt 0,08, giảm (0,02),tương ứng (20,00)% Điều này chứng tỏ công ty vẫn đang nỗ lực để hoàn thànhnhiệm vụ thường xuyên của mình

1.4 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty.

1.4.1 Đặc điểm sản phẩm – thị trường.

* Đặc điểm sản phẩm:

Áo sơ mi Seidensticker là thương hiệu thời trang nổi tiếng tại Đức Form áomặc lên rất sang trọng, lịch lãm, phù hợp với nhân viên văn phòng hoặc nhân viênsale trong những dịp gặp gỡ đối tác, khách hàng

Các sản phẩm chính của doanh nghiệp:

+ Seidensticker (Vương miện)

 Chất liệu: 100% cotton, Non Iron

 Kiểu dáng : Dài tay, lịch lãm, không có túi áo ngực, có 2 đường chiết

eo phần lưng

 Màu sắc : Trơn và kẻ sọc (xanh lá mạ, xanh biển, đen sọc….)

+ Schwarzen Rose (Black rose – Hoa hồng đen)

 Chất liệu: 100% cotton

Trang 15

 Kiểu dáng: Dài tay, sang trọng, có túi áo ngực, tạo form rất chuẩn.

 Màu sắc: Trơn và kẻ sọc (hồng phấn, tím, cam nhạt…)

+ Jacques Britt ( Ngựa vằn)

 Chất liệu: 100% cotton, Non Iron

 Kiểu dáng : Dài tay,lịch lãm, có túi áo ngực, có 2 đường chiết eo phầnlưng

 Màu sắc : Trơn và kẻ sọc (trắng sọc tăm, ghi hồng…)

Tình hình sản phẩm chính của doanh nghiệp:

Công ty có 3 sản phẩm chính là: Seidensticker, Schwarzen Rose, JacquesBritt Đây đều là những sản phẩm có chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưachuộng Trong đó, sản phẩm áo sơ mi Schwarzen được ưa chuộng hơn cả Điều nàyđược thể hiển ở doanh số bán hàng các sản phẩm của Seidensticker trên thị trường.Năm 2011, số áo sơ mi Schwarzen được bán ra chiếm 50% tổng doanh thu của công

ty Tính riêng năm 2011 doanh thu thuần của Seidensticker 229.054.905.237 đồng,gấp đôi so với doanh thu lúc mới thành lập

Trang 16

Năm 2012 và năm 2013, tuy lượng áo sơ mi của Seidensticker bán ra bị giảmnhưng sản phẩm áo sơ mi Schwarzen Rose vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanhthu của công ty Lần lượt là 63,2% và 65% vào các năm 2012 và năm 2013 Điềunày chứng minh cho việc các sản phẩm của Seidensticker đã ghi được dấu ấn tronglòng người tiêu dùng Tuy nhiên do nền kinh tế chịu ảnh hưởng của khủng hoảngthế giới, nhu cầu mua sắm các sản phẩm cao cấp của Seidensticker bị sụt giảm theo,khiến cho doanh thu năm 2012 đạt 239.575.408.487 đồng và năm 2013 là226.805.892.648 đồng.

* Đặc điểm thị trường chính của công ty:

Tháng 11/2010 chi nhánh Công ty TNHH Seidensticker được thành lập.Cũng trong giai đoạn này công ty triển khai những kế hoạch đầu tư theo chiều sâu

về quy trình công nghê, máy móc thiết bị và trình độ công nhân Mục tiêu là hìnhthành nên những dòng sản phẩm áo sơ mi cao cấp, có giá trị gia tăng cao, tạo đượclợi thế cạnh tranh và nhắm đến những thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật…Đến nay Seidensticker được khách hàng đánh giá là đơn vị hàng đầu về áo sơ mi

Trong năm 2012, công ty đã có nhiều sự thay đổi phát triển thị trường trongnước Công ty sắp xếp lại các bộ phận theo hướng tinh gọn, tách một số bộ phậnchức năng lập thành đơn vị thành viên và mở rộng sang nhiều lĩnh vực tiềm năng

Năm 2013, công ty xác định thị trường trong nước trở thành một trọng tâmhoạt động với những kế hoạch quy mô Seidensticker đổi mới ngay từ khâu khảo sátthị trường và thiết kế sản phẩm, giới thiệu các nhãn hàng mới và mở rộng mạng lướiphân phối khắp cả nước

Trang 17

1.4.2 Đặc điểm về kĩ thuật công nghệ.

* Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Sơ đồ 1.2 : Quy trình sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH Seidenticker Việt Nam

LàTẩy mài

May(thân,cổ,tay)

Ghép thànhsản phẩm

ThêuCắt

Trả vảiĐặt mẫuĐánh sốĐồng bộ

Trang 18

- Giải thích quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm :

Các xí nghiệp được tổ chức theo một dây chuyền khép kín, gồm : 1 tổ cắt, 4

tổ dây chuyền may,1 tổ là Nguyên vật liệu (vải) sau khi nhập về sẽ được tổ chứccắt mẫu, sau đó chuyền cho tổ may (nếu sản phẩm cần thêu thì trước khi may phảitrải qua giai đoạn thêu) Mỗi công nhân nhận thực hiện một bộ phận nào đó cấuthành nên sản phẩm hoàn chỉnh, chuyển sang tổ là (nếu sản phẩm cần tẩy mài thìtrước khi giao cho tổ mài sẽ chuyển qua phân xưởng tẩy mài) Phòng xây dựng cơbản sẽ có trách nhiệm kiểm tra lại sản phẩm (chất lượng, quy cách, kích cỡ) trướckhi đóng gói sản phẩm

Do đặc điểm của sản phẩm may mặc là rất đa dạng, phong phú, nhiều chủngloại, kích cỡ, yêu cầu cắt may từng sản phẩm cũng khác nhau nên không thể tiếnhành cùng một dây chuyền mà phải tiến hành độc lập Thông thường một mã hàng

sẽ được một phân xưởng đảm nhận từ khâu đầu tiên là nhập nguyên vật liệu về, cắt,may, là, cho đến khi đóng gói Vì mọi mặt hàng có thể được tạo ra từ nhiều loại vảikhác nhau hay nhiều mặt hàng được tạo ra từ cùng một loại vải mà cơ cấu chi phícho từng mặt hàng là không giống nhau

- Là một công ty sản xuất hàng may sẵn trong thành phố Hải Phòng nên khinhận được đơn đặt hàng của khách hàng thì công ty luôn luôn cố gắng hoàn thành

và đảm bảo cả về chất lượng và thời gian

1.4.3 Tình hình lao động, tiền lương.

* Tình hình lao động

Trang 19

Chỉ tiêu

Sốlượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) (+/-)2012/2011(%) (+/-)2013/2012(%)

Trang 20

+ Độ tuổi từ 3549 : Chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong công ty, năm 2011

là 60,71%, nhưng lại có xu hướng giảm vào năm 2012 là 21,67 % Xu hướng giảm

về số lượng qua các năm như sau : Năm 2011 là 510 người, năm 2012 là 260 người,tương ứng giảm 49,01 %, năm 2013 có sự thay đổi tuy không rõ rệt, số lượng laođộng nhóm này tăng lên 10 người, tương ứng tăng 3,84 % Đây là nhóm lao động cónhiều kinh nghiệm làm việc, có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm tốt

+ Độ tuổi từ 5064 : Chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ trong tổng số lao độngcủa toàn công ty Nhóm lao động này có xu hướng thay đổi không đáng kể qua cácnăm : Năm 2011 là 90 người, năm 2012 là 100 người, tương ứng tăng 11,11 %.Năm 2013 số lao động giảm xuống còn 70 người, tương ứng giảm 30 % Đây lànhóm lao động chiếm vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của công ty.-Cơ cấu theo giới tính :

+ Lao động nam : Chiếm tỉ trọng ít hơn so với lao động nữ của công ty Sốlượng lao động có sự tăng đều qua các năm : Năm 2011 là 340 người, năm 2012 là

450 người, tương ứng tăng 32,35 % Năm 2013 là 460 người, tăng 2,22 % Nhómlao động nam chủ yếu tham gia quá trình khuân vác, bốc dỡ, xếp hàng hóa của côngty

+ Lao động nữ : Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lao động của công ty

Số lượng lao động tăng lên qua các năm : Năm 2011 là 500 người, năm 2012 là 750người, tương ứng tăng 50 % Năm 2013 là 780 người, tương ứng tăng 4 % Do tính

Trang 21

chất công việc của công ty là sản xuất hàng may mặc, cần sự tỉ mỉ chính xác nêncần số lượng lớn lao động nữ có tay nghề để đáp ứng tốt các nhu cầu lao động củacông ty.

Khái quát tình hình sử dụng lao động của công ty là tương đối ổn định và có

xu hướng trẻ hóa bộ máy lao động và quản lý Năm 2012, công ty đã thực hiện chủtrương tập trung nâng cao chất lượng lao động, thu hút được nhiều lao động có chấtlượng, tay nghề cao, kinh nghiệm, đào tạo nâng cao tay nghề cho lao độngtrẻ… Công tác đề bạt, bổ nhiệm, điều hành nhân sự phù hợp với tình hình mới và

kế hoạch của công ty

1.4.4 Tình hình tài chính

Trang 22

Bảng 1.3 : Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản

So sánh

1 Khả năng thanh toán

Thanh toán hiện tại (=TSNH/nợ NH) Lần 1,44 0,96 0,77 (0,48) (33,33) (0,19) (19,79)

2 Hệ số cơ cấu tài chính

3 Hệ số hiệu quả hoạt động

Trang 23

Nhận xét :

Hệ số tài chính được phân chia làm 4 nhóm dựa trên các chỉ tiêu về hoạtđộng, khả năng thanh toán, nghĩa vụ trả nợ và khả năng sinh lời của Công ty

+) Nhóm hệ số khả năng thanh toán :

 Hệ số thanh toán hiện tại

Hệ số thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản ngắn hạn và cáckhoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của Công ty trong việc đápứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện tại của công

ty qua 3 năm đều ở mức khá an toàn, năm 2011 là 1,44 lần, năm 2012 là 0,96 lần,năm 2013 là 0,77 lần cho thấy công ty đã quản lý tốt tài sản ngắn hạn hiện hành củamình

 Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh được sử dụng như một thước đo để đánh giá khảnăng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tài sản ngắn hạnthành tiền mà không cần phải bán đi hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh đượctính bằng cách lấy tổng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho rồi chia cho tổng nợngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh của công ty tương đối thấp, năm 2011 là 0,72 lần,năm 2012 là 0,45 lần, năm 2013 là 0,35 lần cho thấy công ty chưa đạt được tìnhhình tài chính ổn định Do vậy, công ty chưa linh hoạt trong các hoạt động kinhdoanh cần tới tiền mặt

+) Nhóm hệ số nợ của công ty :

Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợbằng nợ Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng thấp và ngược lại,

hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao Nó phản ánh mối quan

hệ giữa hệ số nợ và tổng tài sản Ngược lại với hệ số nợ là tỷ suất tự tài trợ - phảnánh mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn Hai chỉ tiêu này phản ánhmức độ độc lập hay phụ thuộc của công ty trong kinh doanh Năm 2011 hệ số nợcủa công ty là 0,23 lần, tỷ suất tự tài trợ là 0,76 lần Năm 2012 hệ số nợ của công ty

là 0,29 lần, tỷ suất tự tài trợ là 0,7 lần Năm 2013 hệ số nợ của công ty là 0,38 lần,

Trang 24

tỷ suất tự tài trợ là 0,61 lần Kết quả trên cho thấy công ty có tỷ lệ nguồn vốn chủ sởhữu khá cao Tỷ lệ phải trả trên tổng nguồn vốn thấp.

+) Nhóm tỷ số phản ánh khả năng hoạt động :

 Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ hàng tồn kho quay được mấy vòng

và phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu thuần và giá trị hàng tồn kho Chỉ tiêu nàycàng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, số ngày hàng lưutrong kho càng giảm và hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại Qua bảngphân tích cho thấy, số vòng quay hàng tồn kho của công ty là 885 vòng năm 201,

914 vòng năm 2012, năm 2013 là 838 vòng, giảm 8,31 %

 Số vòng quay các khoản phải thu

Phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu thuần và các khoản phải thu Giốngnhư hàng tồn kho, các khoản phải thu là một bộ phận vốn lưu động lưu lại trong giaiđoạn thanh toán Nếu rút ngắn quá trình này chẳng những tăng tốc độ luân chuyểnvốn lưu động mà còn giảm bớt được rủi ro trong khâu thanh toán Năm 2011 sốvòng quay các khoản phải thu của công ty là 17,49 vòng, năm 2012 là 21,49 vòng,năm 2013 là 24,59 vòng tăng 31 vòng

 Hiệu suất sử dụng tài sản

Phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu thuần và tổng tài sản Chỉ tiêu này chobiết bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tại ra bao nhiêuđồng doanh thu thuần hay lợi nhuận Hiệu suất sử dụng tài sản càng lớn thì hiệu quả

sử dụng tài sản càng cao và ngược lại Năm 2011 hiệu suất sử dụng tài sản của công

ty là 1,11 lần, năm 2012 là 1,06 lần, năm 2013 là 0,84 lần, giảm 0,22 lần (20,75%)

+) Nhóm các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời :

 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần Chỉ tiêunày cho biết trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận Năm 2011 tỷsuất lợi nhuận trên doanh thu của công ty là 6,17 %, năm 2012 là 5,16 %, năm 2013

tỷ suất này là 10,17%, tăng 5,01%

Trang 25

 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản.

Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân Chỉtiêu này cho biết bình quân 100 đồng vốn tham gia vào quá trình kinh doanh tạo rađược bao nhiêu đồng lợi nhuận (hoặc lợi nhuận sau thuế) Năm 2011 tỷ suất lợinhuận trên tổng tài sản bình quân của công ty là 13,23 %, năm 2012 tỷ suất này là10,70%, năm 2013 là 17,23 % Như vậy đến năm 2013 tỷ suất lợi nhuận trên tổngtài sản bình quân của công ty tăng 6,53 %

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân.Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 đông vốn chủ sở hữu bỏ ra vào kinh doanh thuđược bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Các chỉ tiêu trên càng lớn chứng tỏ khảnăng sinh lời càng cao và ngược lại tương xứng với lượng vốn và chi phí bỏ ra,lượng tài sản đã sử dụng Vì vậy, các nhà phân tích sử dụng tỷ số để đặt lợi nhuậntrong mối quan hệ với doanh thu, vốn liếng mà doanh nghiệp đã huy động vào kinhdoanh Chỉ tiêu này năm 2011 của công ty là 3,03 %, năm 2012 là 11,25 %, năm

2013 là 14,09 %, tăng 2,84 %

1.4.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty.

* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán và chức năng của từng bộ phận.

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ kế toán tại công ty TNHH Seidensticker Việt Nam

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức cụ thể như sau:

- Kế toán trưởng : Có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi, kiểm tra các địnhkhoản hạch toán, lập các bảng cân đối kế toán, bảng tổng kết tài sản, lập các báo cáo

Kế toán trưởng

Kế toán tiêu thụ, quỹ,

lương

Thủ quỹ Các kế toán viên

Trang 26

tài chính, duyệt các chứng từ thu chi Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về toàn bộ phòng

kế toán

- Các kế toán viên: Quản lý nhập xuất nguyên vật liệu trong kho, tổng hợptoàn bộ các chứng từ thu chi; theo dõi tài khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng;hoàn các loại thuế xuất nhập khẩu và thuế VAT

- Kế toán tiêu thụ, quỹ, lương: Có nhiệm vụ quản lý việc tiêu thụ sản phẩm,phụ trách các loại quỹ, tiền lương, thưởng cho cán bộ, công nhân viên trong công ty

- Thủ quỹ : Có nhiệm vụ thu chi khi đã có chứng từ được giám đốc và kếtoán trưởng duyệt

* Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán tại công ty TNHH Seidensticker Việt Nam.

Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại công ty

* Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Kỳ kế toán năm của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày31/12 hàng năm

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam(VND)

*Chuẩn mực kế toán và Chế độ, phương pháp kế toán áp dụng tại công ty:

- Chế độ kế toán áp dụng:

Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mưc kế toán và Chế độ kế toán: Công ty

đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực

do Nhà nước đã ban hành Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúngmọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế

độ kế toán hiện hành đang áp dụng

- Phương pháp kế toán áp dụng tại công ty:

Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Xuất kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước

Trang 27

Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: khấu hao đều

- Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán tại công ty :

Chứng từ ghi sổ

Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Thẻ kho

- Công ty áp dụng hình thức kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ

- Trình tự ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng

tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra làm căn cứ ghi sổ kế toán, kếtoán tiến hành lập chứng từ ghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng

ký chứng từ ghi sổ sau đó được dùng vào Sổ cái Các chứng từ kế toán sau khi đượcdùng làm căn cứ để lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ quỹ, các sổ thẻ kếtoán liên quan Cuối tháng phải khóa sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh

tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ tính ra tổng sốphát sing Nợ, Có và các số dư của từng tài khoản trên Sổ cái Căn cứ vào sổ cái đểlập bảng cân đối số phát sinh Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái vàbảng tổng hợp chi tiết trong đó bảng tổng hợp chi tiết được lập từ các sổ, thẻ kế toánchi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính

Trang 28

Sổ quỹ

Chứng từ ghi sổ

Bảng tổnghợp chi tiết

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH

SEIDENSTICKER VIỆT NAM

2.1 Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong

doanh nghiệp.

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

2.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu.

* Khái niệm : Nguyên vật liệu của doanh nghiệp là đối tượng lao động mua

ngoài hoặc tự chế biến dùng chủ yếu cho quá trình chế tạo ra sản phẩm Giá trịnguyên vật liệu thường chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm

* Đặc điểm : Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá

trình tham gia vào hoạt động kinh doanh bị tiêu hao toàn bộ, biến đổi hình thái vậtchất ban đầu để cấu thành nên thực thể sản phẩm

Nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị vật liệu sẽ chuyểndịch hết một lần vào giá trị sản phẩm làm ra Nguyên vật liệu không hao mòn dầnnhư tài sản cố định

Nguyên vật liệu được xếp vào tài sản lưu động, giá trị vật liệu thuộc vốn lưuđộng dự trữ Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu thường chiếm tỷtrọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Nguyên vật liệu có nhiều loại khác nhau, bảo quản phức tạp Nguyên vật liệuthường được nhập xuất hàng ngày Do đó, nếu không tổ chức tốt công tác quản lý

và hạch toán vật liệu sẽ gây ra lãng phí và mất mát

2.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm công cụ dụng cụ.

* Khái niệm : Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ về giá trị

và thời gian sử dụng quy định cho tài sản cố định.

* Đặc điểm : Công cụ dụng cụ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nhưng

vẫn giữ hình thái vật chất ban đầu Khi tham gia vào quá trình sản xuất, CCDC bị

Trang 30

hao mòn dần, giá trị của CCDC được chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất kinhdoanh Do đó, cần phân bổ dần giá trị của CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh.

2.1.2 Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ có nhiều loại khác nhau và thườngxuyên biến động Mỗi loại có tính chất lý hóa khác nhau, mục đích sử dụng, cáchbảo quản khác nhau Vì vậy để quản lý chặt chẽ NVL, CCDC đảm bảo cho quátrình sản xuất kinh doanh ổn định và liên tục thì cần phải phân loại chúng

2.1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

* Phân loại nguyên vật liệu.

Hiện nay có nhiều cách phân loại nguyên vật liệu mà cách chủ yếu phân loạitheo tác dụng của nó đối với quá trình sản xuất Theo cách phân loại này thì NVLđược phân loại như sau :

- Nguyên vật liệu chính : Là loại vật liệu bị biến đổi hình dạng và tính chất củachúng sau sản xuất Trong quá trình chế biến sản xuất để cấu thành thực thể sảnphẩm, vật liệu chính cũng có thể là những sản phẩm của công nghiệp hoặc nôngnghiệp khai thác từ trong tự nhiên chưa qua khâu chế biến công nghiệp như : sắt,thép, cát, đá…

- Vật liệu phụ : Là loại vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất Chủyếu được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc

để đảm bảo cho tư liệu lao động hoạt động được bình thường Căn cứ vào vai trò vàtác dụng của vật liệu phụ trong quá trình sản xuất

Trang 31

- Phụ tùng thay thế : Là những phụ tùng cần dự trữ để sửa chữa, thay thế cácphụ tùng của máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất….

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản : Là loại vật liệu, thiết bị phục vụ choviệc lắp đặt các công trình xây dựng cơ bản bao gồm : thiết bị cần lắp, không cầnlắp, công cụ, khí cụ và kết cấu

- Phế liệu : Bao gồm các vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất và thanh lý tàisản cố định, công cụ dụng cụ…nhưng cũng có thể bán ra ngoài để thu hồi vốn.(VD : mạt cưa, sắt thép, vụn…) Để thuận tiện và tránh nhầm lẫn trong công tácquản lý và kế toán vật liệu về số lượng giá trị của từng loại vật liệu, thì trên cơ sởphân loại từng nhóm, từng thứ, xác định thống nhất tên gọi của từng loại vật liệu,nhãn hiệu, quy cách vật liệu, đơn vị đo lường, giá hạch toán của từng loại vật liệu

*Phân loại công cụ dụng cụ.

- Căn cứ vào mục đích, công dụng của công cụ dụng cụ

Ngoài ra, có thể chia CCDC đang dùng và CCDC trong kho

2.1.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

Tính giá nguyên vật liệu là dùng tiền biểu thị giá trị của vật liệu theo nhữngnguyên tắc nhất định Một trong những nguyên tắc cơ bản của hạch toán vật liệu làphải ghi sổ vật liệu theo giá thực tế

*Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho.

Trang 32

Tùy theo từng trường hợp nhập kho mà giá thực tế của NVL – CCDC đượcxác định :

Trường hợp NVL – CCDC mua ngoài

Trường hợp NVL – CCDC tự chế biến

Trường hợp NVL – CCDC thuê ngoài gia công chế biến

Trường hợp NVL – CCDC góp vốn liên doanh

Trường hợp NVL – CCDC do ngân sách Nhà Nước cấp

Trường hợp NVL – CCDC thu nhặt từ phế liệu thu hồi thì được đánh giátheo giá thực tế (giá có thuế tiêu thụ hoặc giá ước tính)

*Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho.

Để tính giá vật liệu xuất kho sử dụng, kế toán có thể sử dụng một trong bốncách sau đây:

- Phương pháp 1: Phương pháp bình quân gia quyền

Có thể tính theo giá thực tế bình quân cuối tháng hoặc giá thực tế bình quânsau mỗi lần nhập

Chi phíthu mua

Các khoảngiảm giá(nếu có)

Thuế nhậpkhẩu (nếu có)

Giá muaghi trênhóa đơn

Giá thực

tế nhập

kho

+

-+

=

Các chi phí chếbiến phát sinh+

Giá thực tế NVL – CCDCxuất chế biến

Chi phí vậnchuyển

Giá thực tếxuất kho

Trang 33

Do đó:

- Phương pháp 2: Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

Theo phương pháp này, khi xuất kho tính theo đơn giá của vật liệu tồn khođầu kỳ, sau đó đến đơn giá của lần nhập trước xong mới tính theo đơn giá của lầnnhập sau Do đó, đơn giá của vật liệu trong kho cuối kỳ sẽ là đơn giá vật liệu nhập ởnhững lần nhập cuối cùng Sử dụng phương pháp này nếu giá trị vật liệu mua vàongày càng tăng thì vật liệu tồn kho sẽ có giá trị lớn, chi phí vật liệu trong giá thànhsản phẩm thấp và lãi gộp sẽ tăng lên

- Phương pháp 3: Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)

Theo phương pháp này khi xuất kho, tính theo đơn giá của lần nhập cuốicùng, sau đó mới đến đơn giá của lần nhập trước đó Do đó, mà đơn giá của vật liệutrong kho cuối kỳ sẽ là đơn giá của lần nhập đầu tiên hoặc đơn giá vật liệu tồn khođầu kỳ

- Phương pháp 4: Phương pháp giá thực tế đích danh

Phương pháp này áp dụng cho từng trường hợp cụ thể nhận diện được từngloại mặt hàng theo từng hóa đơn và đối với đơn vị có ít loại mặt hàng và có giá trịlớn Theo phương pháp này giá thực tế của vật liệu xuất kho thuộc lô hàng nào thìtính theo đơn giá nhập thực tế của lô hàng đó

2.1.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

Trang 34

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (MS: 03 PXK – 3LL).

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư – công cụ sản phẩm hàng hóa (MS03 – VT)

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (MS04 – VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư – công cụ sản phẩm hàng hóa (MS05 – VT)

- Bảng kê mua hàng (MS06 – VT)

- Bảng kê thu mua hàng hóa, mua vào không có hóa đơn (MS:04/GTGT)

- Phân bổ NVL – CCDC (MS07-VT) – Thẻ kho (MS:S12-DN)

- Sổ chi tiết vật liệu – dụng cụ sản phẩm hàng hóa (MS:S10-DN)

- Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu dụng cụ sản phẩm hàng hóa (MS:S11-DN)

- Sổ đối chiếu luân chuyển – Phiếu giao nhận chứng từ nhập kho (xuất kho)

- Sổ số dư – Bảng lũy kế nhập – xuất – tồn kho vật liệu dụng cụ

2.1.3.2 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

*Phương pháp thẻ song song.

Ở kho: Thủ kho theo dõi về mặt số lượng, căn cứ vào PNK, PXK thủ khotiến hành nhập xuất vật tư sau đó ghi vào thẻ kho, mỗi chứng từ được ghi một dòng,mỗi danh điểm vật tư mở một thẻ kho định kỳ, hoặc hàng ngày phải chuyển PNK,PXK cho kế toán vật tư, phải thường xuyên đối chiếu về mặt số liệu giữ thẻ kho với

số lượng thực tế trong kho với số liệu kế toán theo dõi trên sổ chi tiết vật tư

Ở phòng kế toán: Hàng ngày hoặc định kỳ khi nhận được PNK, PXK do thủkho chuyển đến, kế toán ghi đơn giá tính thành tiền sau đó ghi vào sổ chi tiết vậtliệu, định kỳ họp cuối tháng phải đối chiếu số liệu thủ kho, cuối tháng căn cứ vào sổchi tiết vật tư lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn của vật liệu, số liệu trên bảng nàyđược đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp

Nhận xét: Phương pháp thẻ song song đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu nhưngviệc ghi chép còn nhiều trùng lặp Vì thế, chỉ thích hợp với doanh nghiệp có quy mônhỏ, số lượng nghiệp vụ ít, trình độ nhân viên kế toán chưa cao

tồn khoThẻ hoặc

sổ kế toánchi tiếtPhiếu xuất kho

Thẻ kho

Kế toán tổng hợp

Trang 35

Sơ đồ 2.1: Phương pháp thẻ song song

*Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.

Ở kho: Thủ kho theo dõi về mặt số lượng, căn cứ vào PNK, PXK thủ khotiến hành nhập xuất vật tư sau đó ghi vào thẻ kho, mỗi chứng từ được ghi một dòng,mỗi danh điểm vật tư mở một thẻ kho định kỳ, hoặc hàng ngày phải chuyển PNK,PXK cho kế toán vật tư, phải thường xuyên đối chiếu về mặt số liệu giữ thẻ kho với

số lượng thực tế trong kho với số liệu kế toán theo dõi trên sổ chi tiết vật tư

Ở phòng kế toán: Hàng ngày sau khi nhận được chứng từ nhập kho, xuấtkho, kế toán kiểm tra hoàn chỉnh chứng từ, phân loại theo từng danh điểm, chứng từnhập xuất, sau đó lập bảng kê nhập xuất Cuối tháng căn cứ vào bảng kê nhập xuất,

kế toán ghi vào sổ kế toán luân chuyển, mỗi danh điểm vật tư được ghi một dòng

Sơ đồ 2.2: Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

*Phương pháp sổ số dư.

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Quan hệ đối chiếu

Ghi cuối tháng

Chứng từnhập

Bảng kê xuấtChứng từ xuất

Trang 36

Ở kho: Thủ kho hàng ngày ghi thẻ kho sau đó thủ kho tổng hợp toàn bộchứng từ nhập – xuất kho phát sinh trong ngày theo từng nhóm vật liệu, trên cơ sở

đó lập phiếu giao nhận chứng từ nhập – xuất, phiếu này nhập xong được chuyển cho

kế toán cùng với phiếu nhập – xuất kho Cuối tháng căn cứ vào thẻ kho đã được kếtoán kiểm tra, ghi số lượng vật liệu tồn kho theo từng danh điểm vào sổ số dư, sổ số

dư do kế toán mở theo từng kho và mở cho cả năm, và giao cho thủ kho trước ngàycuối tháng, trong sổ số dư, các danh điểm vật liệu được in sẵn, sổ số dư thủ kho ghixong được chuyển cho kế toán kiểm tra và tính thành tiền

Ở phòng kế toán: Sau khi nhận được các chứng từ nhập kho – xuất kho,phiếu giao nhận chứng từ, kế toán kiểm tra hoàn chỉnh sau đó tính giá trị các chứng

từ, tổng hợp số tiền các chứng từ nhập kho – xuất kho theo từng nhóm, từng danhđiểm, từng loại vật tư và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ Số liệutrên phiếu giao nhận chứng từ làm căn cứ lập bảng lũy kế nhập – xuất – tồn Căn cứvào sổ số dư do thủ kho chuyển đến, kế toán ghi đơn giá hạch toán của từng nhómvật tư trên sổ số dư và tính thành tiền, số liệu trên sổ số dư được đối chiếu với bảngnhập – xuất – tồn, số liệu trên bảng lũy kế nhập – xuất – tồn được đối chiếu với sổ

kế toán tổng hợp

Sơ đồ 2.3: Phương pháp sổ số dư.

Phiếu giao nhậnchứng từ nhập

Phiếunhập kho

Phiếu giao nhận

Sổ số dưThẻ kho

Phiếu giao nhậnchứng từ nhập

Phiếuxuất kho

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng (quý)

Trang 37

2.1.4 Kế toán tổng hợp nhập xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

2.1.4.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên.

*Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên.

Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục và có hệ thốngtình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hóa trên sổ kế toán Trong trường hợp này,các tài khoản kế toán hàng tồn kho được sử dụng để phản ánh số hiện có và tìnhhình biến động tăng giảm của vật tư hàng hóa Vì vậy, giá trị của vật tư hàng hóatồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở mọi thời điểm trong kỳ kế toán theocông thức:

Trị giá hàng nhậpkho trong kỳ

Trị giá hàng tồn

Trị giá hàng tồn

SDĐK: Trị giá thực tế NVL hiện có đầu kỳ

Trị giá thực tế NVL xuất dùng cho cácmục đích trong kỳ

Giá trị NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê.Giá trị thực tế NVL giảm do đánh giálại

Trị giá NVL trả lại người bán

Trị giá thực tế của NVL nhập kho trong kỳ

(do mua ngoài, tự chế biến, nhận góp vốn )

Trị giá thực tế NVL phát hiện thừa khi kiểm

Giá trị thực tế NVL tăng do đánh giá lại

Trị giá phế liệu thu hồi được khi giảm giá

Trang 38

+ TK153: Công cụ dụng cụ.

Kết cấu:

Nợ TK153 – Công cụ dụng cụ Có

SDĐK: Trị giá thực tế của CCDC hiện

có ở thời điểm đầu kỳ

Trị giá thực tế CCDC xuất dùng trong kỳ.Giá trị CCDC phát hiện thiếu khi kiểm kê.Trị giá CCDC trả lại người bán được giảm giá

Trị giá thực tế của CCDC nhập kho do

mua ngoài, nhận góp vốn, liên doanh

Trang 39

*Phương pháp hạch toán.

TK 152

Nhận cấp phát, nhận vốn cổ phần,

nhận vốn góp liên doanh

Vật liệu đi đường kỳ trước

Xuất vật liệu để trực tiếp chế

CKTM, GGHM hàng mua trả lại

Khoản chênh lệch giảmđánh giá giảm

CKTM, giảm giá hàng mua,

Giá trị thừa phát hiện khi kiểm

kê tại kho (thừa trong hoặc

Trang 40

TK 1331Thuế GTGT

được khấu trừ

thanh

toán

TK 222, 223Xuất CCDC góp vốn liên

kiểm kê tại kho (trong hoặcngoài định mức)

Giá trị thừa phát hiện thừa

khi kiểm kê tại kho (thừa

trong hoặc ngoài định mức)

TK 221, 222

CKTM, GGHM,hàng mua trả lại

TK 412Khoản chênh lệch giảm

đánh giá giảm

Thuế GTGT tương ứng với

CKTM, giảm giá hàng mua,

Ngày đăng: 22/03/2015, 19:40

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w