MỤC LỤCMỞ ĐẦU Trong lí luận dạy học, kiểm tra là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, đảm nhận một chức năng lý luận dạy học cơ bản chủ yếu không thể thiếu được của quá trình nà
Trang 1PHÒNG SAU ĐẠI HỌC - -
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
Chuyên ngành: LL và PP dạy học hóa học Giáo viên hướng dẫn: PGS TS Trần Trung Ninh
Học viên thực hiện: Nguyễn Hồng Hà
Phạm Thị Hiền
Dương Thị Thanh Lan Trương Thị Cẩm Viên
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2013
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trong lí luận dạy học, kiểm tra là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, đảm nhận một chức năng lý luận dạy học cơ bản chủ yếu không thể thiếu được của quá trình này Nếu việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên và hiệu quả thì sẽ cung cấp số liệu cho quá trình đánh giá được chính xác Kiểm tra – đánh giá không tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Kiểm tra – đánh giá được thực hiện hiệu quả, theo đúng các yêu cầu của nó sẽ đảm bảo được các chức năng: phát hiện, điều chỉnh; cung cấp thông tin phản hồi cho người học; củng cố kiến thức, phát triển trí tuệ cho học sinh; giáo dục - động viên học tập; phân loại - tuyển chọn người học; duy trì và nâng cao chất lượng của cơ sở đào tạo Do đó, việc kiểm tra – đánh giá phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục
Kiểm tra – đánh giá là một mắc xích vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học Việc kiểm tra – đánh giá không chỉ giúp chúng ta thu nhận được thông tin phản hồi về sự lĩnh hội và vận dụng kiến thức của học sinh mà đó còn là động lực để cho học sinh phấn đấu học tập
Trang 3Tổ chức tốt quá trình kiểm tra - đánh giá cũng như xây dựng được những đề kiểm tra hay là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học.
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỔI MỚI
KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở TRƯỜNG THPT
1.1 Khái niệm kiểm tra và đánh giá
1.1.1 Kiểm tra
Trong Đại từ điển Tiếng Việt [13, tr 937], Nguyễn Như Ý định nghĩa kiểm tra là “xem xét thực chất, thực tế” Theo Bửu Kế, kiểm tra là tra xét, xem xét, kiểm tra là soát xét lại công việc, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét Còn theo Trần Bá Hoành, kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm
cơ sở cho việc đánh giá
Theo Từ điển Giáo dục học [3, tr 224], “kiểm tra là một bộ phận của quá trình hoạt động dạy - học nhằm nắm được thông tin về trạng thái và kết quả học tập của học sinh, về những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm ra các biện pháp khắc phục những lỗ hổng, đồng thời củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy - học”
Trang 4Trong lý luận dạy học, kiểm tra là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, đảm nhận một chức năng lý luận dạy học cơ bản chủ yếu không thể thiếu được của quá trình này
1.1.2 Đánh giá
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc
Theo Đại từ điển Tiếng Việt [13, tr 589] của Nguyễn Như Ý, đánh giá là “nhận xét, bình phẩm về giá trị” Theo từ điển Tiếng Việt của Văn Tân thì đánh giá là “nhận thức cho rõ giá trị của một người hoặc một vật”
Theo Từ điển Giáo dục học, đánh giá kết quả học tập là “xác định mức độ nắm được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh so với yêu cầu của chương trình đề ra”
“Nội dung đánh giá là những kết quả học tập hàng ngày, cũng như những kết quả phản ánh trong các kì kiểm tra định kì và kiểm tra tổng kết các mặt kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của từng môn học Yêu cầu đánh giá là chú trọng xem xét mức độ thông hiểu và bền vững của kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo so với chuẩn của chương trình Kết quả đánh giá được thể hiện chủ yếu bằng số điểm … ngoài ra có thể được thể hiện bằng lời nhận xét của giáo viên Việc đánh giá kết quả học tập … khẳng định và công nhận những thành quả đã đạt được và định hướng những mục tiêu cần phấn đấu trong tương lai” [3, tr 73,74]
Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất l-ượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo Đánh giá là công cụ đo trình độ, mức tiến bộ của người học
Đánh giá là một bộ phận của quá trình dạy học nhưng có tính độc lập tương đối với quá trình này Đánh giá có tác dụng điều chỉnh, định hướng cho quá trình dạy
Trang 5học Đánh giá có thể thực hiện ở mức độ định tính hoặc định lượng Đánh giá được phân thành: đánh giá hình thành; đánh giá tổng kết
a Đánh giá hình thành: Mục đích là để xác định học sinh, sinh viên đã nắm vững đến mức nào những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong các bài học đã được xếp đặt trong chương trình của từng môn học Lối đánh giá này giúp thầy cô giáo có cái nhìn tổng quan về trình độ nhận thức của người học và đưa ra những cải tiến giảng dạy sau từng giai đoạn khi nhận xét bài làm hoặc câu trả lời từ phía họ
b Đánh giá tổng kết: Mục đích là để cho điểm và xếp loại học sinh, sinh viên khi đã hoàn tất một chương trình học hay một
khóa học Hai lối đánh giá này thường hỗ trợ
cho nhau
Kiểm tra và đánh giá có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau Kiểm tra chính là phương
tiện và hình thức của đánh giá, cung cấp
thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá “Kiểm tra phải luôn gắn liền với đánh giá vì kiểm tra mà không đánh giá sẽ không có tác dụng và hiệu quả đáng kể, ngược lại đánh giá mà không dựa vào những số liệu của kiểm tra thì rất dễ mang tính ngẫu nhiên, chủ quan, do đó rất dễ dẫn tới những hậu quả không tốt về tâm lí, giáo dục” [3, tr 224]
1.2 Các loại đánh giá kết quả học tập của học sinh
Có các loại đánh giá là đánh giá chẩn đoán, đánh giá từng phần, đánh giá tổng kết và ra quyết định
Đánh giá chẩn đoán được tiến hành trước khi dạy một chương hay một vấn đề quan trọng nào đó giúp cho giáo viên nắm được tình hình những kiến thức kiên quan
có trong học sinh, những điểm học sinh nắm vững, những lỗ hổng cần bổ khuyết để quyết định cách dạy cho thích hợp
Trang 6Đánh giá từng phần được tiến hành nhiều lần trong giảng dạy nhằm cung cấp nhưng thông tin ngược để giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học, ghi nhận xét kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chương trình một cách vững chắc.
Đánh giá tổng kết tiến hành khi kết
thúc môn học, khóa học bằng những kì thi
nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập, đối
chiếu với những mục tiêu đề ra
Ra quyết định là khâu cuối cùng của
kiểm tra - đánh giá Dựa và những định
hướng trong khâu đánh giá Giáo viên quyết
định những biện pháp cụ thể để giúp đỡ học
sinh hay cả lớp về những sai sót đặc biệt
hay những thiếu sót phổ biến
1.3 Các hình thức kiểm tra – đánh giá
1.3.1 Căn cứ vào thời điểm kiểm tra
- Kiểm tra thường xuyên (kiểm tra hằng ngày)
- Kiểm tra định kỳ
- Kiểm tra tổng kết
- Kiểm tra toàn lớp
1.3.2 Căn cứ vào đối tượng kiểm tra
- Kiểm tra theo nhóm
- Kiểm tra cá nhân
- Kiểm tra phức hợp (hỗn hợp)
1.3.3 Căn cứ vào chủ thể kiểm tra
- Giáo viên đánh giá học sinh
- Học sinh đánh giá lẫn nhau
Trang 7- Học sinh tự kiểm tra, đánh giá
1.3.4 Căn cứ vào cách thức kiểm tra
1.3.4.1 Kiểm tra miệng (vấn đáp)
Giáo viên đưa ra một số câu hỏi và học sinh
trả lời trực tiếp với giáo viên Qua câu trả lời
giáo viên nắm được mức độ lĩnh hội tài liệu
học tập Kiểm tra nói có thể tiến hành cho từng
cá nhân hay đồng loạt một số học sinh (hỏi trực
diện toàn lớp) Phương pháp kiểm tra này được
sử dụng phổ biến, rộng rãi trong các hình thức
kiểm tra và trong tất cả các khâu của quá trình
dạy học như: kiểm tra bài cũ, giảng bài mới hay
củng cố bài học…
- Rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày ngôn ngữ nói, khả năng xử lí vấn đề
- Biết được học sinh thuộc hay không thuộc bài, thuộc ở mức độ nào
- Cho phép kiểm tra được độ rộng của kiến thức
- Kết quả chính xác, chống được sự quay cóp
• Nhược điểm:
- Số lượng học sinh được kiểm tra bị hạn chế
- Khó kiểm tra được độ sâu của kiến thức
1.3.4.2 Kiểm tra viết
Kiểm tra trắc nghiệm tự luận
Học sinh làm những bài kiểm tra viết trong những khoảng thời gian khác nhau tùy theo yêu cầu của đề thi (15 phút đến 180 phút) Học sinh phải tự trả lời và diễn đạt nó bằng ngôn ngữ của
Trang 8chính mình Một bài kiểm tra tự luận gồm một số câu hỏi tương đối ít và có tính tổng quát, đòi hỏi học sinh phải trả lời theo cách hiểu của mình Chính vì vậy, kiểm tra tự luận đòi hỏi có nhiều thời gian để suy nghĩ và viết.
•Ưu điểm:
- Dễ ra đề ở mọi nhu cầu nhận thức
- Soạn đề nhanh, ít tốn công sức
- Kiểm tra sâu về một vấn đề (hiểu và vận dụng kiến thức)
- Rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày bằng ngôn ngữ viết
- Kiểm tra quá trình suy nghĩ của học sinh đối với nội dung kiểm tra Đánh giá được khả năng tư duy lý luận, giải quyết vấn đề, tính sáng tạo, cảm xúc
- Không thể đóan mò nội dung trả lời Nội dung trả lời do người học lựa chọn, cho nên có thể biết được những đặc điểm, hạn chế của người học
- Dễ phát hiện hiện tượng trao đổi bài
•Nhược điểm:
- Không kiểm tra được bề rộng của kiến thức Dễ dẫn đến hiện tượng học tủ
- Không rèn luyện được khả năng trình bày bằng ngôn ngữ nói cho học sinh
- Kết quả bài kiểm tra phụ thuộc rất nhiều vào cách chấm của giáo viên Khó chấm chính xác, độ tin cậy thường thấp
- Mất nhiều thời gian chấm bài
- Khó ra nhiều đề có độ khó tương đương
Kiểm tra trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan là những bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có sẵn các phương án trả lời, yêu cầu học sinh suy nghĩ và chọn phương án trả lời đúng nhất bằng một ký hiệu nhất định Bài kiểm tra TNKQ thường gồm nhiều câu hỏi có tính chuyên
Trang 9biệt chỉ đòi hỏi những câu trả lời ngắn gọn Khi làm một bài trắc nghiệm khách quan, thí sinh cần một lượng thì giờ ngắn để đọc và suy nghĩ
- Soạn đề thi tốn kém, khó khăn, lâu
- Không kiểm tra được bề sâu của kiến thức
- Không rèn luyện được khả năng nói, viết
- Không kiểm tra khả năng sáng tạo, khả năng tổng hợp kiến thức cũng như phương pháp tư duy, giải thích chứng minh của học sinh
- Không kiểm tra được kĩ năng thực hành, thí nghiệm
- Học sinh có thể chọn đúng ngẫu nhiên
- Học sinh dễ quay cóp
So sánh trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm tự luậnPhạm vi trắc nghiệm Cả chương trình (hạn chế Một số phần của chương trình
Trang 10được học tủ)
Ra đề Tốn nhiều công sức Ít tốn công
Chấm bài - Nhanh, có thể dùng máy
- Rất khách quan
- Độ chính xác cao
- Mất nhiều thời gian
- Phụ thuộc người chấm
- Sai số thường từ 0,5 – 1 điểm
Đánh giá khả năng
diễn đạt
Đánh giá năng lực tư
duy
Được một phần Được
1.3.4.3 Kiểm tra thực hành
Học sinh làm những bài kiểm tra có tính
chất thực hành như đo đạc, làm thí nghiệm, vẽ
hình, thực hiện các thao tác lao động, trình diễn
động tác thể dục… ở trên lớp, trong phòng thí
nghiệm, ở vườn trường, xưởng trường, ngoài
thiên nhiên Phương pháp kiểm tra này nhằm
kiểm tra kỹ năng kỹ xảo thực hành, không chỉ
đơn thuần kiểm tra kỹ năng biết làm một cái gì
đó mà là kỹ năng vận dụng lý thuyết vào các tình huống khác nhau trong thực tiễn.Trong quá trình kiểm tra giáo viên cần theo dõi trình tự, độ chính xác, trình độ thành thạo của các thao tác, kết hợp kiểm tra lý thuyết – cơ sở lý luận của các thao tác Tùy thuộc vào nội dung và yêu cầu kiểm tra mà hình thức kiểm tra được thực hiện với tập thể hoặc cá nhân, với thời gian dài hay có lý luận kèm thực hành…
• Ưu điểm:
Trang 11- Giúp học sinh nắm vững kiến thức.
- Kích thích tính sáng tạo, khả năng tư duy
- Hình thành kĩ năng thực hành
• Nhược điểm:
- Không kiểm tra được nhiều học sinh
- Tốn thời gian, đòi hỏi cao về cơ sở vật chất
1.4 Chức năng của kiểm tra – đánh giá
Kiểm tra - đánh giá gồm nhiều chức năng bộ phận liên kết thống nhất với nhau,
thâm nhập vào nhau và bổ sung cho nhau
• Chức năng phát hiện, điều chỉnh
• Cung cấp thông tin phản hồi cho người học
• Củng cố kiến thức, phát triển trí tuệ của học sinh
• Chức năng giáo dục - động viên học tập
• Phân loại hoặc tuyển chọn người học
• Duy trì và nâng cao chất lượng của cơ sở đào tạo
1.5 Các yêu cầu cơ bản với việc kiểm tra – đánh giá
• Đảm bảo sự thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra
• Đảm bảo tính tin cậy
• Đảm bảo tính khách quan, chính xác
• Đảm bảo tính toàn diện, liên tục, hệ thống
• Đảm bảo tính phát triển
• Đảm bảo tính công khai, dân chủ
• Đảm bảo tính hiệu quả
Trang 121.6 Đổi mới việc kiểm tra – đánh giá
Kiểm tra đánh giá là khâu có ý nghĩa quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu
quả dạy học – giáo dục Từ trước tới nay, thực
tiễn dạy học chứng tỏ rằng chúng ta chưa thực
sự coi trọng khâu này và còn nhiều nhược
điểm trong kiểm tra đánh giá Chẳng hạn:
quan niệm về đánh giá còn phiến diện: giáo
viên giữ độc quyền về đánh giá, học sinh là đối tượng được đánh giá; hiện tượng vi phạm tính khách quan trong kiểm tra đánh giá còn khá phổ biến; đánh giá chưa toàn diện; mới chỉ dùng các phương pháp đánh giá truyền thống mà chưa sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong kiểm tra, thi cử…
Để khắc phục những nhược điểm đó và đổi mới hoàn thiện việc kiểm tra đánh giá trong nhà trường hiện nay, cần quan tâm đến những định hướng sau:
• Đổi mới nhận thức của các nhà quản lý và giáo viên về kiểm tra đánh giá
• Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá
- Đánh giá trong toàn bộ quá trình dạy học
- Kết hợp các hình thức kiểm tra
• Tăng cường tự kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học
• Áp dụng các công nghệ và lý thuyết mới trong kiểm tra - đánh giá
• Ứng dụng máy tính điện tử vào kiểm tra - đánh giá
1.7 Các yêu cầu của một đề kiểm tra
• Phù hợp với mục đích của việc kiểm
tra, đánh giá được những kiến thức, kỹ
năng của học sinh Tạo điều kiện cho
học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức
Trang 13• Phù hợp với thời gian làm bài
• Phù hợp với đối tượng cần kiểm tra, phân loại được học sinh
• Nội dung kiến thức nằm trong chương trình, có tính bao quát, chú ý đến kiến thức trọng tâm
• Có tính tin cậy và tính giá trị, chính xác khoa học
• Trình bày rõ ràng, khoa học Không quá dài, quá ngắn
• Không nặng về kiểm tra trí nhớ mà tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức, phát huy tính sáng tạo
• Tạo hứng thú khi làm bài, kích thích học sinh học tập
• Phù hợp với điều kiện thực tế, có tính khả thi cao
• Đáp án rõ ràng, chính xác, khoa học Số lượng câu hỏi của từng nội dung, kiến thức tương xứng với trọng số của phần đó Dễ chi tiết hoá thang điểm, chấm bài nhanh chóng, thuận tiện
• Những vấn đề chưa rõ nên tránh ra đề
1.8 Các bước thực hiện khi ra đề kiểm tra
1.8.1 Xác định mục tiêu
Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình ra đề và tổ chức thi, kiểm tra
1.8.2 Xác định nội dung cần thi, kiểm tra
Chọn những nội dung quan trọng, cần ghi nhớ, thay đổi nội dung qua từng năm, tránh lặp đi lặp lại
1.8.3 Xác định khả năng, trình độ đối tượng
Cần đánh giá đúng khả năng, trình độ của đối tượng kiểm tra Có thể phân loại
ra từng trình độ để có câu khó cho học sinh giỏi, câu vừa phải cho học sinh trung bình, câu dễ cho học sinh kém
Trang 141.8.4 Lựa chọn thời gian và hình thức kiểm tra
Thời gian nên vừa đủ cho các học sinh giỏi, xuất sắc làm hết bài Cần tránh cho thời gian quá thiếu (học sinh chưa kịp viết hết những hiểu biết của mình) hoặc thời gian quá dư (học sinh trao đổi bài gây mất trật tự)
1.8.5 Ra đề kiểm tra
Không ra đề thi quá rộng hoặc quá hẹp, quá phức tạp hay đơn giản Bài kiểm tra viết dành cho nhiều đối tượng, nhiều lớp khác nhau, phải tương đối đơn giản với nhiều cấp độ để học sinh mọi trình độ có thể làm bài được với các mức điểm tương ứng và giáo viên có thể đánh giá đúng kết quả kiểm tra Tuy nhiên, không nên ra đề quá dễ hoặc quá khó sẽ không đánh giá được thực lực của học sinh Nên ra 2 đề chẵn
lẻ hoặc 3, 4 đề nếu lớp đông
1.8.6 Soạn đáp án
Cần soạn đáp án với thang điểm rõ ràng trước khi tiến hành kiểm tra Để việc chấm điểm được dễ dàng, đáp án nên chi tiết, đơn giản, dễ nhớ Đáp án quá phức tạp
sẽ làm mất nhiều thời gian chấm
1.8.7 Làm thử hoặc kiểm tra thử
- Giúp giáo viên dễ dàng kiểm tra lại đề:
- Điều này rất cần thiết khi tiến hành thi đại trà với số lượng lớn
- Giáo viên thường cho rằng việc ra đề thi của mình là hoàn chỉnh hoặc vì thời gian
và điều kiện không cho phép để thực hiện việc làm thử, thi thử đề vừa ra Tổ chức thi thử có thể cho một nhóm nhỏ đối tượng của đề thi làm với các điều kiện tương ứng hoặc chính người giáo viên sẽ đóng vai đối tượng cần kiểm tra để thực hiện đề thi này
Trang 15- Làm thử hoặc cho thi thử kĩ lưỡng đề thi - kiểm tra xem đã hợp lý với đối tượng
và thời gian chưa để còn chỉnh sửa cho phù hợp
1.8.8 Chỉnh sửa đề kiểm tra cho phù hợp
Không phải khi nào chúng ta cũng có thể ra đề hay, đúng mục đích, nội dung ngay từ ban đầu, việc chỉnh sửa đề thi cho phù hợp rất cần thiết để giáo viên có thể hoàn thiện đề thi của mình Giáo viên có thể sửa thường xuyên hoặc ghi chú lại và sửa một lần trước khi ra đề thi đại trà
1.8.9 Tổ chức kiểm tra
Khâu tổ chức thi, kiểm tra phải được thực hiện một cách nghiêm túc và khách quan Có như vậy thì quá trình kiểm tra, đánh giá của giáo viên mới chính xác, đạt hiệu quả cao
1.8.10 Chấm bài
Giáo viên nên chấm bài ngay để có kết quả càng sớm càng tốt Việc chấm bài cần chính xác, khách quan Giáo viên nên cố gắng ghi nhận xét vào bài làm để giúp học sinh dễ nhận ra sai sót, giảm bớt thời gian sửa bài trên lớp
1.8.11 Trả và chữa bài kiểm tra, rút kinh nghiệm
- Nên trả bài sớm, nếu để lâu học sinh dễ quên, việc sửa bài sẽ khó khăn và giảm tác dụng
- Khi trả bài kiểm tra cho học sinh, giáo viên cần tổng kết những ưu và khuyết điểm cho cả lớp Qua sửa bài, giáo viên củng cố, khắc sâu và hệ thống lại kiến thức, lưu ý học sinh những điểm quan trọng trong bài kiểm tra, biểu dương những em
có bài giải hay, bài làm tốt Cần chỉ ra những lỗi học sinh thường sai sót, vấp phải Tập trung vào những lỗi phổ biến Điều này sẽ khích lệ các em học tốt và
có nhiều kinh nghiệm trong những khi các em làm bài và ở những lần kiểm tra tiếp theo
- Sau mỗi lần tổ chức ra đề thi - kiểm tra, giáo viên nên tự mình nhận xét những mặt tốt, những mặt hạn chế và rút ra những kinh nghiệm cho mình và những đợt kiểm tra sau
Trang 161.9 Một số kinh nghiệm khi soạn thảo đề kiểm tra
1.9.1 Số lượng đề
- Tự luận: nên có ít nhất 2 đề/lớp tránh
tình trạng quay cóp Soạn thêm đề phụ,
đề phòng tình huống GV cho hai lớp
kiểm tra hai đề giống nhau, giữa 2 tiết
lại có giờ ra chơi, HS sẽ tận dụng để
hỏi trước nội dung
- Trắc nghiệm: ít nhất 4 đề
1.9.2 Hình thức
- Sử dụng font, size chữ hợp lí, không quá to gây hao phí, nhưng cũng không quá
bé, gây khó khăn khi đọc
- Cố gắng trình bày trên một mặt giấy, có thang điểm từng câu rõ ràng Nên có
những phần im đậm, nghiêng, gạch chân cho HS chú ý.
- Khoảng cách giữa các câu vừa đủ để HS không đọc nhầm từ câu này qua câu kia
- Có thang điểm rõ ràng cho từng câu
- Nếu là đề trắc nghiệm: nên để phần trả lời câu hỏi nằm ngay trong đề Nếu GV tách riêng đề và đáp án, tuy có lợi về mặt kinh tế (có thể sử dụng lại đề cho lớp khác) nhưng sẽ gặp khó khăn trong quá trình sửa và lưu trữ bài
1.9.3 Nội dung
- Lấy SGK làm chuẩn, ra đúng trọng tâm chương trình, không đi nhiều vào những câu hỏi vụn vặt
- Nên có một ngân hàng đề lớn để chọn lựa
- Văn phong đơn giản, không hiểu theo nhiều nghĩa
- Câu văn sử dụng trên 2 đề không nên giống hệt nhau