Phương pháp thu thập thông tin, số liệu Thu thập các tài liệu về quy mô và tình hình hoạt động của chi nhánhNHNo&PTNT huyện Lâm Thao giai đoạn 2011 - 2013 + Thu thập số liệu thứ cấp: Từ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tín dụng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinhdoanh của tất cả các ngân hàng Trong đó, cho vay là hoạt động chủ yếu, chiếm
tỷ trọng lớn và đem lại nguồn thu nhập phần lớn trong ngân hàng Những nămgần đây, ngoài việc mở rộng cho vay trung và dài hạn các ngân hàng cũng rấtchú trọng tới việc mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn để mang lại hiệu quả sửdụng vốn tối đa, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho khách hàng Với điềukiện của một nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu về vốn nói chung và vốn ngắnhạn nói riêng ngày càng tăng, việc có nguồn vốn cho vay ngắn hạn thôi là chưa
đủ mà còn cần phải biết sử dụng nguồn vốn đó như thế nào thì mới phát huyđược hết vai trò tích cực cũng như hạn chế sự lãng phí vốn Mặc dù vậy, trướcnhững biến động không ngừng của nền kinh tế, chúng ta không thể dự đoán hếtđược những rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới hoạt động cho vay ngắn hạn củacác ngân hàng Chính vì thế, việc nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn là yêucầu cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại
Qua thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn huyện Lâm Thao, em nhận thấy hoạt động cho vay ngắn hạn của chinhánh vẫn chưa phát huy được hết tầm quan trọng của mình và vẫn còn nhữngmặt hạn chế Trong lĩnh vực cho vay, đặc biệt là cho vay ngắn hạn, chi nhánhngân hàng vẫn còn tập trung nhiều vào cho vay cá nhân, hộ sản xuất trong khicác doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lậpvẫn chưa được quan tâm đầu tư phát triển cho vay đúng mức Năm 2013, tỉ lệ nợxấu chiếm 1,4% tổng dư nợ mà trong đó nợ xấu chủ yếu là ngắn hạn; tỉ lệ nàycao hơn nhiều so với tỉ lệ nợ xấu năm 2012 của chi nhánh Nếu tình trạng nàyvẫn tiếp diễn sẽ có nguy cơ xảy ra rủi ro, ảnh hưởng không tốt tới chi nhánh nênyêu cầu đặt ra đó là phải tìm biện pháp khắc phục những hạn chế, khó khăn đểchi nhánh mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay ngắn hạn của mình
Xuất phát từ những thực tế khách quan đó, với các kiến thức đã học ởtrường, cùng với những kiến thức thu nhận được trong thời gian thực tập, tìm
Trang 2hiểu tình hình thực tế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn huyện Lâm Thao, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lâm Thao, Phú Thọ” làm đề tài khóa luận của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và đánh giá thực trạng chất lượng hoạtđộng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nhằm phát hiện những điểm hạn chế và
khó khăn từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho
vay ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônhuyện Lâm Thao
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn huyện Lâm Thao
- Đối tượng khảo sát: Chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn tại chinhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện LâmThao
Trang 3- Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2011 đến năm 2013.
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
Thu thập các tài liệu về quy mô và tình hình hoạt động của chi nhánhNHNo&PTNT huyện Lâm Thao giai đoạn 2011 - 2013
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Từ bảng biểu (bảng cân đối kế toán, bảng tổngkết hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 của ngân hàng), báo cáo chovay các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cho vayngắn hạn chủ yếu qua các năm, các báo cáo tài chính khác về tình hình nợ xấu,
nợ quá hạn của chi nhánh, thông tin từ sách báo, internet có liên quan phục vụcho việc nghiên cứu để đánh giá toàn diện về tình hình cho vay của Chi nhánh + Thu thập số liệu sơ cấp: bảng đánh giá, các thông tin về khách hàng, vềhình thức cho vay ngắn hạn được điều tra (cho vay từng lần, cho vay theo hạnmức tín dụng, cho vay thấu chi…), phỏng vấn có thể về chất lượng cho vay ngắnhạn với các khách hàng Để thu thập thông tin có hiệu quả đề tài đã sử dụngphiếu trưng cầu ý kiến khách hàng với bảng hỏi
Cỡ mẫu điều tra: Vậy với độ tin cậy 90%, N = 400 khách hàng, sai số chophép là ± 10% cỡ mẫu điều tra sẽ được tính là: n = 400/(1 + 400 x 0,1²) = 80(khách hàng)
4.2 Phương pháp xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập đã được xử lý qua hệ thống IPCAS và một số các
số liệu khác có liên quan như: tình hình huy động vốn, tình hình sử dụng vốn,tình hình cho vay của chi nhánh…được đưa vào máy tính, sử dụng phần mềmExcel để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như: số tuyệt đối, số tươngđối, số trung bình Trên cơ sở đó phân tích sự biến động và các yếu tố ảnhhưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng
4.3 Phương pháp phân tích thông tin, số liệu
+ Phương pháp thống kê so sánh: là phương pháp sử dụng phổ biến trong
đề tài nghiên cứu để xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu đượcphân tích tới trong bài, so sánh giữa năm trước với năm sau thấy được tốc độ
Trang 4tăng trưởng của từng chỉ tiêu Phương pháp này giúp phát hiện những điểmgiống và khác nhau giữa các thời điểm nghiên cứu đồng thời giúp cho ta phântích được những động thái phát triển của ngân hàng Sử dụng phương pháp này
để tính tốc độ phát triển của các chỉ tiêu về nguồn vốn, dư nợ, doanh số cho vay,
…qua các năm 2011 - 2013 và tốc độ phát triển bình quân của cả thời kì
+ Phương pháp tổng hợp: là phương pháp liên kết thống nhất các yếu tố,các nhận xét về ngân hàng để có được một kết luận hoàn thiện, đầy đủ về chinhánh NHNo&PTNT Lâm Thao, chỉ rõ, xem xét chi nhánh ngân hàng đã thựchiện hiệu quả hoạt động cho vay cũng như đã đạt được hiệu quả kinh doanh đặt
ra chưa? Vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hóa các vấn đề trong ngânhàng Trong đề tài này, sau khi thu thập, xử lí các số liệu, em đã lập bảng thống
kê và tính các chỉ số rồi đưa ra các nhận xét tổng hợp, phân tích, nhận định vềcác vấn đề thông qua các chỉ số đó về tình hình hoạt động của ngân hàng
4.4 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Quá trình phân tích tìm hiểu sẽ kết hợp xin ý kiến của người hướng dẫntại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao, các cán bộ khác của ngân hàng
am hiểu về chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn, tham khảo ý kiến của giáoviên hướng dẫn về nội dung cần thực hiện trong việc thực hiện đề tài như các ýkiến về cách xử lý số liệu, bảng biểu cần sử dụng, cách nhận xét, đánh giá cóliên quan để nghiên cứu một cách chính xác và có căn cứ các vấn đề đã đưa ra
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đềtài được kết cấu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn trong ngânhàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánhngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lâm Thao
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắnhạn tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện LâmThao
Trang 5Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Ngân hàng thương mại và những hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanhtrong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng - một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệucủa nền kinh tế Việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn của NHTM là một trongnhững vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ vì lợi ích riêng của bản thâncác NHTM mà còn vì sự phát triển chung của nền kinh tế
Theo Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010 tại Việt Nam ( Luật số:
47/2010/QH12) thì khái niệm về NHTM như sau: “ Ngân hàng thương mại là loại
hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiệntoàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh có liên quan NHTMtồn tại dưới nhiều dạng sở hữu khác nhau: NHTM quốc doanh, NHTM tư nhân,NHTM liên doanh, NHTM cổ phần hoặc chi nhánh NHTM nước ngoài Bất cứhình thức hoạt động nào của NHTM cũng gồm ba nghiệp vụ: nghiệp vụ nợ (huyđộng vốn), nghiệp vụ có (sử dụng vốn) và nghiệp vụ môi giới trung gian (dịch
vụ thanh toán, tư vấn, bảo lãnh…) Ba nghiệp vụ trên có mối quan hệ mật thiết,
có tác động hỗ trợ, thúc đẩy cùng phát triển tạo nên uy tín cho ngân hàng
1.1.2 Vai trò và chức năng của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Vai trò
a Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
NHTM là chủ thể đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗitrong nền kinh tế và cung cấp chúng trở lại nền kinh tế thông qua hoạt động tíndụng của mình Nhờ có hoạt động ngân hàng và đặc biệt là hoạt động tín dụng
mà các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất kinh
Trang 6doanh, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao đượchiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
b Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường
Để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp khôngnhững cần nâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ cấu kinh tế
mà còn phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đưa công nghệ mới vào sảnxuất, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp Những hoạt động này đòihỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn, nhiều khi vượt quá khả năng của doanhnghiệp Do đó để giải quyết khó khăn này doanh nghiệp đến ngân hàng để xinvay vốn để thoả mãn nhu cầu đầu tư của mình Thông qua hoạt động cấp tíndụng, ngân hàng là cầu nối doanh nghiệp với thị trường Nguồn vốn của ngânhàng cung cấp cho doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng caochất lượng về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu củathị trường và từ đó tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh
c Ngân hàng thương mại là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Hệ thống NHTM hoạt động có hiệu quả sẽ thực sự là công cụ để nhà nướcđiều tiết vĩ mô nền kinh tế Thông qua hoạt động thanh toán giữa các ngân hàngtrong hệ thống, NHTM đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng cho lưuthông Thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế NHTM đã thực hiện việcdẫn dắt các nguồn tiền, tập hợp và phân phối vốn trên thị trường, điều khiểnchúng một cách hiệu quả và thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô Cùng vớicác cơ quan khác, ngân hàng luôn được sử dụng như một công cụ quan trọng đểnhà nước điều chỉnh sự phát triển của nền kinh tế
d Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia và tài chính quốc tế
Trong nền kinh tế thị trường, khi các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngàycàng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia trênthế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách Vì vậy nền tài chính của nước
ta cũng phải hoà nhập với nền tài chính quốc tế Trong đó, NHTM với các hoạtđộng của mình đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này.Các nghiệp vụ như thanh toán, hối đoái cùng quan hệ tín dụng với các NHTM
Trang 7nước ngoài và một số các nghiệp vụ khác liên quan đã tạo điều kiện thúc đẩycho hoạt động ngoại thương phát triển NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nềntài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế.
1.1.2.2 Chức năng
a Chức năng trung gian tài chính
NHTM với tư cách là một trung gian tài chính đứng ra nhận tiền gửi tiếtkiệm và cung cấp vốn cho nền kinh tế với số lượng và thời hạn phong phú và đadạng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của khách hàng có đủ điều kiện vay vốn Vớimạng lưới giao dịch rộng khắp, các dịch vụ đa dạng, cung cấp thông tin nhiềuchiều, hoạt động ngày càng phong phú chuyên môn hoá vào từng lĩnh vực,NHTM đã thực sự giải quyết được những hạn chế của thị trường tài chính trựctiếp, góp phần nâng cao hiệu quả luân chuyển vốn trong nền kinh tế thị trường
b Chức năng tạo tiền
Chức năng tạo tiền là chức năng cực kỳ quan trọng của NHTM Chứcnăng này được thể hiện trong quá trình NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế vàhoạt động đầu tư của NHTM, trong mối quan hệ với NHTW đặc biệt trong quátrình thực hiện chính sách tiền tệ mà mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn địnhgiá trị đồng tiền Từ một lượng tiền cơ sở do NHTW phát hành qua hệ thốngNHTM sẽ được tăng lên gấp bội khi NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế
c Chức năng trung gian thanh toán
Các NHTM cung cấp cho khách hàng một danh mục phương tiện thanhtoán rất đa dạng và phong phú: séc chuyển tiền, séc chuyển khoản, thẻ tín dụng,thẻ ghi nợ Sự xuất hiện của các phương tiện thanh toán này tạo điều kiện chocác doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân dễ dàng giao dịch thương mại, mua bán hànghoá an toàn nhanh chóng và chi phí thấp Ngoài ra, NHTM ngày nay còn cungcấp các dịch vụ khác như: dịch vụ môi giới, bảo lãnh, tư vấn, bảo hiểm
Ngày nay trong điều kiện cạnh tranh rất khốc liệt giữa các ngân hàng việcđưa ra các dịch vụ mới làm tăng tiện ích cho khách hàng là một yếu tố để cạnhtranh Chính vì vậy mà các ngân hàng ngày nay rất tích cực đầu tư trang bị cơ sởvật chất, áp dụng công nghệ tin học, khoa học kỹ thuật vào hoạt động của mình
Trang 8Nếu các NHTM có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về dịch vụ, tạo được
uy tín với khách hàng thì đây cũng là một biện pháp, yếu tố để tăng khả nănghuy động vốn
1.1.3 Các hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhấtcủa các ngân hàng thương mại Nhờ có các nguồn vốn huy động được mà cácngân hàng có thể có khả năng phục vụ cho các hoạt động khác của ngân hàngnhư: hoạt động tín dụng, thấu chi, bảo lãnh, thực hiện các nghiệp vụ khác củamột ngân hàng thương mại
Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thương mại được sử dụng những biệnpháp và công cụ cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiềnnhàn rỗi trong xã hội dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân dưới dạng tiền gửi có kỳ hạnhoặc không kỳ hạn
- Phát hành các giấy tờ có giá: chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu…
- Vay NHNN, vay của các TCTD khác
1.1.3.2 Hoạt động tín dụng
Hoạt động cấp tín dụng là nghiệp vụ sử dụng vốn quyết định tới khả năngtồn tại và hoạt động của ngân hàng thương mại Đây là bộ phận cấu thành chủyếu, tạo ra thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro củacác ngân hàng Bao gồm các nghiệp vụ: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, thấu chi,tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán, cho thuê tài chính…
1.1.3.3 Hoạt động khác
Để thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng thông qua ngânhàng, các NHTM thực hiện mở tài khoản cho các khách hàng trong nước vàngoài nước Đối với giữa các ngân hàng thì thông qua NHNN, khi đó, các ngânhàng phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước và thực hiện giao dịchvới nhau Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng thương mạibao gồm các hoạt động như: dịch vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện các dịch vụ thanh
Trang 9toán cho khách hàng (chuyển tiền, thu hộ séc, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻthanh toán, ).
Những dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa hỗ trợ đáng kể chonghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư, vừa tạo ra thunhập cho ngân hàng bằng các khoản tiền như phí dịch vụ, hoa hồng có vai tròquan trọng phát triển mô hình ngân hàng hiện đại ngày nay Ngoài các dịch vụthanh toán, ngân quỹ ngân hàng còn có các hoạt động, dịch vụ khác như:
- Bảo quản các giấy tờ, tài sản quí giá, quan trọng của khách hàng
- Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng
- Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng, bạc, đá quí,
- Tư vấn tài chính, góp vốn, mua cổ phần
- Ủy thác, nhận ủy thác
- Cung ứng các dịch vụ bảo hiểm…
1.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm về cho vay ngắn hạn
Trong hoạt động cho vay, việc phân loại có tác dụng quan trọng nhằmthiết lập quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tíndụng Khoản vay có thể phân thành hai loại: có thời hạn và không có thời hạn;trong cho vay có thời hạn gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng Ngân hàngcho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh,dịch vụ, phục vụ cho đời sống của khách hàng
1.2.2 Vai trò của cho vay ngắn hạn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Hoạt động cho vay ngắn hạn đóng vai trò rất quan trọng đối với cácNHTM Đây là nguồn vốn lớn của nền kinh tế, nguồn vốn vay ngắn hạn gópphần ổn định, duy trì và mở rộng sản xuất cho các doanh nghiệp, nâng cao đờisống của các cá nhân là cơ sở cho một nền kinh tế ổn định và phát triển Hoạtđộng cho vay ngắn hạn không chỉ có vai trò quan trọng với nền kinh tế nóichung mà còn đối với các doanh nghiệp và đối với bản thân mỗi ngân nói riêng
Trang 101.2.2.1 Đối với khách hàng
Hoạt động cho vay ngắn hạn là nguồn bổ sung kịp thời cho các nhu cầu vềvốn ngắn hạn cho các khách hàng Nguồn vốn này giúp khách hàng có thể tiếptục quá trình sản xuất kinh doanh hoặc tháo gỡ khó khăn tạm thời về tài chính.Trong nhiều trường hợp, vay vốn ngân hàng còn là giải pháp tiết kiệm chi phícho các khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng bắt kịp các cơ hội kinh doanh,tận dụng được thời cơ phát triển sản xuất
Cho vay ngắn hạn trở thành yếu tố kích thích sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới công nghệ và mẫu mã sản phẩm để có thể rútngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh sản phẩm vào lưu thông, tạo lậpchỗ đứng trên thị trường, tạo áp lực buộc doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.Khi khách hàng vay vốn từ ngân hàng thì áp lực mà họ phải chịu là khoản gốc
và lãi sẽ phải trả khi đến hạn, chính điều này nên khách hàng sẽ phải cố gắngquay vòng vốn nhanh và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tốt nhất
1.2.2.2 Đối với ngân hàng
Hoạt động cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng là nguồn thuchủ yếu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Cho vay ngắn hạn luôn làkhoản mục chủ đạo, tạo nguồn thu chủ yếu để bù đắp các chi phí (chi phí huyđộng vốn, chi phí cho hoạt động của ngân hàng, chi trả lương, chi phí quản lý).Mặt khác cho vay ngắn hạn còn là yếu tố quan trọng để đảm bảo khả năng thanhkhoản của ngân hàng, làm tăng cung thanh khoản Nâng cao chất lượng hoạtđộng cho vay ngắn hạn là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâudài của hệ thống ngân hàng thương mại
1.2.2.3 Đối với nền kinh tế
Là một trung gian tài chính, NHTM là nơi tập trung, tích tụ vốn và phân
bổ đầu tư có hiệu qủa trong nền kinh tế, là kênh chuyển vốn từ những nơi thừavốn tới những nơi thiếu vốn Trong đó, cho vay ngắn hạn là một hoạt động mangtính chất đầu tư trong ngắn hạn cho nền kinh tế của NHTM Nhờ có các khoảncho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại mà các doanh nghiệp, cá nhân cóthêm một kênh huy động vốn hữu hiệu để đầu tư vào quá trình sản xuất kinh
Trang 11doanh của mình, góp phần điều hòa nguồn vốn trong xã hội, phân bổ các nguồnlực cho đầu tư được hợp lý, làm xã hội giảm bớt được lãng phí ở những nơi thừavốn, giảm được khó khăn cho những nơi thiếu vốn Ngoài ra nâng cao chấtlượng cho vay ngắn hạn còn góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, thúcđẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xãhội.
1.2.3 Các phương thức cho vay ngắn hạn chủ yếu trong ngân hàng thương mại
1.2.3.1 Cho vay từng lần
Cho vay từng lần là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng vàngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết (khách hàng lập hồ sơ vay vốn,ngân hàng xét duyệt cho vay,…) và ký hợp đồng tín dụng
Phương pháp này áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốnkhông thường xuyên, khách hàng có vay nhu cầu vay và đề nghị vay từng lầnhoặc ngân hàng xét thấy cần thiết phải áp dụng cho vay từng lần để giám sát,kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay chặt chẽ hơn
Số tiền cho vay của ngân hàng được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốncủa khách hàng, ngoài ra còn căn cứ vào giá trị của tài sản đảm bảo, khả nănghoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng, giới hạn chovay theo quy định của pháp luật và của ngân hàng cho vay
Nhu cầu vay = Nhu cầu vốn lưu động - Vốn CSH và vốn huy động khác
Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản, ngân hàng có thể dễ dàngkiểm soát từng món vay tách biệt và tiền cho vay dựa vào giá trị của TSĐB
1.2.3.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng
Là phương pháp cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏathuận một hạn mức tín dụng, duy trì trong một khoảng thời gian nhất định Hạnmức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định
mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng đối với các kháchhàng có nhu cầu vay vốn, trả nợ thường xuyên; có đặc điểm sản xuất kinh
Trang 12doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần, có uytín với ngân hàng.
Ngân hàng và khách hàng căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất kinhdoanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa đối với TSĐB, khảnăng nguồn vốn của ngân hàng để tính toán và thỏa thuận một hạn mức tín dụngduy trì trong thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh
1.2.3.3 Cho vay theo hạn mức thấu chi
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vayđược chi vượt trên số tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định
và trong một khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấuchi
Để được thấu chi, khách hàng làm đơn xin ngân hàng cấp cho một hạnmức thấu chi và thời hạn thấu chi Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể
kí séc, lập ủy nhiệm chi, mua thẻ…vượt quá số dư tiền gửi để chi trả (trong hạnmức thấu chi) Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽthu nợ gốc và lãi Số tiền lãi mà khách hàng phải trả sẽ dựa vào lãi suất, thờigian thấu chi và số tiền thấu chi cụ thể
1.2.4 Quy trình cho vay ngắn hạn trong ngân hàng thương mại
Một quy trình nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bao gồm những công việc cụthể cần phải thực hiện, có mối quan hệ mật thiết tạo cơ sở cho nhau và chỉ rõngười có trách nhiệm thực hiện mỗi công việc trong quy trình Mỗi ngân hàngcho vay tự quy định cho mình một quy trình cho vay ngắn hạn tùy thuộc vàonhiều yếu tố như: khả năng tổ chức quản lý, đặc điểm khách hàng…tuy nhiên đóđều là những công việc chính không thể bỏ qua Quy trình cho vay ngắn hạnđược thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 13Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay ngắn hạn
Giải thích quy trình:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và thu thập thông tin về khách hàng
Khi khách hàng làm hồ sơ xin vay vốn trình lên ngân hàng, thông qua hồ
sơ và tiếp xúc với khách hàng các cán bộ tín dụng sẽ thu thập và xử lý thông tin
về khách hàng Nội dung hồ sơ bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý: gồm có quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ công
ty đăng ký kinh doanh…
- Hồ sơ tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,thuyết minh báo các tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…
- Hồ sơ về khoản vay: phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch trả nợvay, các chứng từ chứng minh cho phương án vay vốn và trả nợ
- Hồ sơ về tài sản đảm bảo (đối với cho vay có TSĐB): bảng kê khai vềtài sản đảm bảo tiền vay, các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và đầy
đủ đối với tài sản đảm bảo
Bước 2: Thẩm định và lập báo cáo thẩm định
Khi toàn bộ các tài liệu cần thiết đã được cung cấp, cán bộ tín dụng (cán
bộ thẩm định) sẽ tiến hành đánh giá khách hàng, phân tích các báo cáo tàichính…nhằm đánh giá năng lực vay nợ, uy tín của người vay, đánh giá các dòngtiền và các tài sản dự phòng của khách hàng có đủ để trả nợ không Kết quảphân tích sẽ được thể hiện trong một bản báo cáo tóm tắt để gửi cho nhữngngười có thẩm quyền theo quy định của ngân hàng xem xét quyết định
Bước 3: Phê duyệt và ký hợp đồng
Tiếp nhận hồ sơ
và thu thập thông tin
về KH
Thẩm định và lập báo cáo thẩm định
Thực hiện hợp đồng
Phê duyệt và
kí hợp đồng
Trang 14Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu đơn xin vay của kháchhàng được chấp thuận, các thủ tục cần thiết sẽ được hoàn tất để các bên liênquan kí một hợp đồng tín dụng hoàn chỉnh và hợp đồng đảm bảo tiền vay.
Bước 4: Thực hiện hợp đồng
Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng làm thủ tục cần thiết để rút vốnvay theo các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Trong thời hạn của hợp đồng,CBTD sẽ luôn theo dõi khoản vay này để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vayđúng mục đích đã cam kết, sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo trả gốc và lãiđúng thời hạn Kết thúc một khoản vay, cán bộ tín dụng sẽ tổng kết và lưu trữthông tin về khoản vay để có thể sử dụng khi cần thiết
1.3 Những vấn đề chung về chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại
1.3.1 Quan niệm về chất lượng cho vay ngắn hạn
Một cách khái quát, chất lượng của một khoản vay được hiểu là lợi íchkinh tế mà khoản vay đó mang lại cho cả người đi vay và người cho vay Mộtkhoản vay của ngân hàng được coi là có chất lượng tốt khi nó mang lại lợi íchkinh tế cho cả ngân hàng và khách hàng, tức là vốn vay đưa vào quá trình sảnxuất kinh doanh tạo ra một số tiền lớn đủ để trang trải chi phí, trả được gốc vàlãi và có lợi nhuận, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế Việcxem xét chất lượng cho vay phải có sự đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau: từphía ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế
Xét từ góc độ ngân hàng thì chất lượng cho vay thể hiện ở mức độ an toàn
và khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động này mang lại Khi cho vay,điều mà ngân hàng quan tâm là khoản vay đó phải được đảm bảo an toàn, sửdụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, được hoàntrả cả gốc và lãi đúng hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí nghiệp
vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường
Xét từ góc độ khách hàng thì một khoản cho vay được khách hàng đánhgiá là tốt khi nó thoả mãn được nhu cầu của họ Mức độ thoả mãn của kháchhàng thể hiện ở chỗ khoản cho vay đó được cung ứng một cách đầy đủ, kịp thời
Trang 15đáp ứng nhu cầu vốn với lãi suất, kỳ hạn, phương thức giải ngân, thu nợ hợp lý,các thủ tục vay vốn được tiến hành nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Xét từ góc độ nền kinh tế - xã hội thì chất lượng cho vay là khả năng đápứng những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong lĩnh vực mà khoản tín dụngngân hàng tham gia hoạt động
Như vậy chất lượng cho vay cao là thoả mãn được đồng thời cả ba mụctiêu trên Vì thế hoạt động cho vay tốt, có chất lượng là phải dung hoà được lợiích của ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế - xã hội, có như vậy ngân hàngmới hoạt động và phát triển bền vững
Trong các hoạt động của ngân hàng thì tín dụng mà chủ yếu là cho vay làhoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng, tuy nhiên đây cũng là hoạtđộng chứa đựng nhiều rủi ro nhất Vì thế, các ngân hàng luôn tìm cách khắcphục, hạn chế những rủi ro mà hoạt động tín dụng gây ra, nâng cao chất lượngcho vay để mang lại sự ổn định đảm bảo cho mục tiêu an toàn và sinh lợicủa ngân hàng thương mại Như vậy, nâng cao chất lượng cho vay là nhu cầubức thiết, nó không chỉ có ý nghĩa đối với ngân hàng thương mại mà còn có ýnghĩa đối với các chủ thể kinh tế và đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội.Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn nói riêng và nâng cao chất lượng tíndụng nói chung sẽ tạo cơ sở vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của ngânhàng, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế góp phần vào công cuộccông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
1.3.2 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay ngắn hạn
1.3.2.1 Nhóm các chỉ tiêu định tính
Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay trên cơ sở pháp lý, việctuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ, việc thực hiện theo đúng cam kếttrong hợp đồng cho vay
a Mức độ đa dạng của danh mục cho vay
Hoạt động cho vay ngắn hạn đảm bảo chất lượng luôn phải đi kèm với độ
đa dạng của danh mục cho vay Cho vay với từng ngành nghề, từng mục đíchkhác nhau cần được cụ thể hóa, tránh sự trùng lặp Các phương thức cho vay
Trang 16càng đa dạng giúp khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn, nhiều phương án cho
kế hoạch kinh doanh của mình Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể xem xét hìnhthức vay vừa phù hợp với yêu cầu của khách hàng, vừa phù hợp với yêu cầu vềchất lượng khoản vay của ngân hàng
b Trên cơ sở pháp lý, bảo đảm nguyên tắc cho vay
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động có ảnh hưởng rộnglớn đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước Do vậy, nguyên tắc chovay là một nguyên tắc quan trọng đối với ngân hàng Để đánh giá chất lượngmột khoản vay, đầu tiên phải xem xét là khoản cho vay đó đảm bảo đủ hainguyên tắc cho vay hay không Đó là nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mụcđích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và nguyên tắc hoàn trả nợ gốc và lãivốn vay đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng Ngoài ra, hoạt động cho vay cóchất lượng luôn phải tuân thủ quy chế và quy trình nghiệp vụ cho vay Các quyđịnh trong quy trình cho vay được áp dụng cụ thể cho từng trường hợp xin vay ởmỗi NHTM là nhằm thực hiện cho vay có chất lượng
c Đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng cho vay
Khi tiến hành hoạt động cho vay, ngân hàng và khách hàng sẽ lập nên mộthợp đồng tín dụng Khoản vay có chất lượng trước hết phải thực hiện theo đúngcác cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng Đó là các cam kết về mục đích sửdụng vốn vay, cam kết về thời hạn, phương thức trả nợ, trả lãi và các điều kiệnràng buộc khác Nếu một khoản vay mà ngay từ mục đích vay vốn đã khôngđược thực hiện đúng như cam kết thì khoản vay đó không thể có chất lượng.Hoặc khoản vay mà vốn nguồn thu nợ không phải từ doanh thu bán hàng củadoanh nghiệp mà là từ nguồn vay nợ khác thì cũng không đạt được chất lượng
d Khả năng đáp ứng nhu cầu đối với khách hàng:
Chất lượng khoản vay thể hiện cả ở giai đoạn sau khi kết thúc hợp đồngcho vay Mức độ hài lòng của khách hàng là một yếu tố không thể bỏ qua khiđánh giá chất lượng của khoản vay Thái độ của khách hàng phản ánh chấtlượng phục vụ, cung cấp sản phẩm của ngân hàng ở các khía cạnh: thủ tục vayvốn, quy trình cho vay, khả năng đáp ứng của ngân hàng, tiến độ giải ngân….Do
Trang 17vậy, thông qua khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của ngân hàng, với thủ tục đơngiản, thuận tiện, cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời, an toàn với mức phí sửdụng tiền vay hợp lý, kì hạn và phương thức thanh toán phù hợp với chu kỳ kinhdoanh của khách hàng sẽ cho thấy chất lượng cho vay của ngân hàng đạt hiệuquả cao.
e Cơ sở vật chất và tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng
Cơ sở vật chất tốt có ảnh hưởng tốt tới tâm lý khách hàng, làm cho cáchoạt động của ngân hàng được thực hiện một cách nhanh chóng Việc ứng dụngcác công nghệ hiện đại giúp cán bộ ngân hàng có thể tiếp cận được những thôngtin phục vụ cho công tác thẩm định tốt nhất về mọi mặt
Ngoài ra, khi cho vay, nếu cán bộ tín dụng có tinh thần thái độ, đạo đứcnghề nghiệp tốt thì trong quá trình phục vụ sẽ tạo niềm tin cho khách hàng vàhình ảnh tốt về ngân hàng trong tâm trí họ
Trên đây là nhóm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của cho vay trên cơ sởđịnh tính Có thể nói đây là các chỉ tiêu đầu tiên của một khoản vay cũng nhưhoạt động cho vay muốn đạt chất lượng phải đáp ứng được Tuy nhiên để đánhgiá cụ thể về chất lượng cho vay, phải phân tích các chỉ tiêu định lượng
1.3.2.2 Nhóm các chỉ tiêu định lượng
Nhóm các chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng cho vay thông qua việcphân tích các chỉ tiều về lượng, tính toán các tỷ lệ Bao gồm:
a Chỉ tiêu mức tăng trưởng
Doanh số cho vay ngắn hạn
Doanh số cho vay ngắn hạn là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân racho khách hàng trong một thời kì
Mức tăng tuyệt Doanh số Doanh số
đối DSCV = cho vay ngắn hạn - cho vay ngắn hạn
ngắn hạn năm nay năm trước
Mức tăng trưởng DSCVNH năm nay - DSCVNH năm trước
tương đối = x 100% DSCV ngắn hạn DSCVNH năm trước
Trang 18+ Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng doanh số cho vay ngắn hạnqua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giátình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng
+ Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NHTM càng ổn định vàngược lại NHTM đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng vàthể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa mang lại chất lượng cao
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Doanh số thu nợ ngắn hạn là tổng số tiền ngân hàng đã thu được từ người
vay trả cho ngân hàng trong một thời kì
Mức tăng tuyệt Doanh số Doanh số
đối doanh số = thu nợ ngắn hạn - thu nợ ngắn hạn
thu nợ NH năm nay năm trước
Mức tăng trưởng DSTNNH năm nay - DSTNNH năm trước
tương đối = x 100% DSTN ngắn hạn DSTNNH năm trước
+ Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng doanh số thu nợ ngắn hạnqua các năm để đánh giá khả năng thu hồi nợ, chất lượng thu nợ của NHTM vàđánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng
+ Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NHTM càng ổn định và cóchất lượng, ngược lại NHTM đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếmkhách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch cho vay chưa đạt chất lượng tốt
Dư nợ cho vay ngắn hạn
Dư nợ cho vay ngắn hạn là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nềnkinh tế tại một thời điểm nhất định
Mức tăng Dư nợ Dư nợ
tuyệt đối = ngắn hạn - ngắn hạn
dư nợ NH năm nay năm trước
Mức tăng Dư nợ NH năm nay - Dư nợ NH năm trước
trưởng tương = x 100% đối dư nợ NH Dư nợ NH năm trước
Trang 19+ Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạnqua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giátình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng
+ Chỉ tiêu càng cao, mức độ hoạt động của NHTM càng ổn định và cóhiệu quả, ngược lại là đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm kháchhàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa mang lại chất lượng cao
b Chỉ tiêu khả năng thu hồi nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn ngắn hạn mà ngân hàng đã cho vay vàthu hồi về cũng như phản ánh khả năng trả nợ vay của khách hàng
Doanh số thu nợ NH
Tỉ lệ thu hồi nợ NH (%) = x 100%
Doanh số cho vay NH
+ Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn trong việc thu hồi nợngắn hạn của ngân hàng Với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu
về được bao nhiêu đồng vốn, do đó chỉ tiêu này càng cao càng tốt
c Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh sự quay vòng vốn nhanh hay chậm của hoạt độngcho vay ngắn hạn trong ngân hàng
Vòng quay Doanh số thu nợ ngắn hạn
vốn cho vay = (vòng/năm)
d Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân
Lãi suất cho vay luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tếkhi sử dụng vốn của ngân hàng Người gửi tiền luôn muốn một lãi suất cao,
Trang 20người vay thì lại muốn một lãi suất thấp Là trung gian đóng vai trò là cầu nốigiữa hai đối tượng trên, ngân hàng luôn phải tìm cách điều chỉnh mức lãi suấtsao cho hợp lý nhất đối với các bên, trong đó điều quan trọng là phải đảm bảolợi ích của ngân hàng Vì vậy trong cho vay, mỗi ngân hàng đều cố gắng ápdụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho lãisuất vốn huy động là nhỏ nhất và sử dụng vốn đó để cho vay với một mức lãisuất chấp nhận được trên thị trường, mang lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng
Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân phụ thuộc vào lãi suất huy động củatừng nguồn và đặc biệt là lãi suất cho vay cạnh tranh với các ngân hàng khác.Mặt khác, cùng với một mức chi phí trả lãi bình quân, sự đa dạng hóa trong lãisuất phù hợp với mỗi lĩnh vực, ngành kinh tế là cần thiết Sự đa dạng hóa lãisuất đó sẽ làm tăng tính hiệu quả của chính sách lãi suất mà ngân hàng đưa ra,tối đa được lợi ích cho ngân hàng…
Nợ quá hạn được phân vào nhóm 2, 3, 4, 5 theo quy định
Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:
Trang 21Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi cảgốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và đánh giá là có khả năng thu hồiđầy đủ gốc và lãi quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại
Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng làdoanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng vềkhả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kì hạn được điều chỉnh lần đầu)
Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;
- Các khoản nợ có cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợđiều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu phân vào nợ nhóm 2;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khảnăng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngàytheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trởlên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạntrả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưaquá hạn hoặc đã quá hạn
Trang 22g Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động cho vay ngắn hạn
+ Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh.
Nhìn dưới góc độ ngân hàng thì lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanhthu và chi phí mà ngân hàng bỏ ra để có được doanh thu đó
+ Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động cho vay ngắn hạn cho biết lợi nhuận từviệc cho vay ngắn hạn thu được chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng lợi nhuậncủa ngân hàng Từ đó đánh giá được chất lượng cho vay ngắn hạn và có đem lạilợi nhuận cao cho ngân hàng hay không, dẫn tới quyết định của ban quản lýngân hàng là chú trọng phát triển hay hạn chế cho vay ngắn hạn
Tỉ lệ lợi Tổng lợi nhuận từ cho vay ngắn hạn
nhuận của cho = x 100% vay ngắn hạn Tổng lợi nhuận
g Chỉ tiêu tỷ lệ mất vốn
Bản chất của nợ xấu hay nợ quá hạn có khả năng tổn thất là một khoảntiền cho vay mà ngân hàng xác định không thể thu hồi lại được và được cácngân hàng lường trước ra khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của khách hàng.Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường
là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ănthua lỗ hoặc phá sản Nhìn chung, một ngân hàng luôn phải ước tính trước
Trang 23những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợxấu ở kì trước.
Tỷ lệ mất vốn Nợ ngắn hạn không thể thu hồi
ngắn hạn Doanh số cho vay ngắn hạn
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay ngắn hạn
1.4.1 Những nhân tố khách quan
1.4.1.1 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế dù thay đổi theo chiều hướng nào cũng đều tác độngtới chất lượng cho vay của ngân hàng Nếu sự thay đổi theo chiều hướng tốt thìchất lượng của các khoản cho vay ngắn hạn sẽ được nâng cao Ngược lại sẽ làmcho chất lượng các khoản cho vay xấu đi ngoài ý muốn
Ngân hàng sẽ khó tránh khỏi rủi ro nếu nền kinh tế không ổn định Trongthời kỳ kinh tế thị trường bị suy thoái, sản xuất bị đình trệ, kinh doanh bị thu hẹpthì nhu cầu vốn giảm và nếu vốn cho vay đã được thực hiện thì cũng khó có thể
sử dụng có hiệu quả hay khó có thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng Ngược lại,thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh sản xuất kinh doanh được mở rộng dẫn đến nhucầu về vốn tăng, từ đó chất lượng cho vay được nâng lên, giảm bớt được rủi ro
1.4.1.2 Môi trường xã hội - chính trị
Môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ giúp cho các khách hàng mạnhdạn đầu tư cho hoạt động SXKD Ngược lại, nếu môi trường chính trị - xã hội
mà bất ổn thì khách hàng sẽ không dám mạnh dạn đầu tư mà chỉ duy trì ở mứctái sản xuất giản đơn để bảo đảm an toàn vốn Điều này sẽ ảnh hưởng tới quy
mô cho vay của ngân hàng, sự không ổn định về chính trị - xã hội dẫn đến việckinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro, bất trắc hơn nên nó sẽ ảnh hưởngtới công tác thu nợ của ngân hàng
Ngoài ra, tình hình chính trị - xã hội ở nước ngoài cũng có ảnh hưởng tớichấtlượng cho vay ngắn hạn Riêng đối với ngân hàng, nó có ảnh hưởng tới việchuy động, cho vay và đầu tư vốn của ngân hàng Bởi vì, hiện nay các quan hệkinh tế - xã hội ngày càng được mở rộng cho nên các loại hình doanh nghiệp đaquốc gia cũng ngày càng tăng cả về số lượng và quy mô hoạt động Vì vậy, mọi
Trang 24biến động về kinh tế - xã hội ở nước ngoài đều có ảnh hưởng tới tình hình kinh
tế, chính trị, xã hội trong nước và ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngắn hạn
1.4.1.3 Môi trường pháp lý
Pháp lý là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trường có sựđiều tiết của nhà nước Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập môi trường pháp lý chomọi hoạt động SXKD tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở đểgiải quyết khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra Hệ thống pháp luật quốc gia vớicác bộ luật và văn bản dưới luật chưa đầy đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ không đảm bảomôi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế, là nguyên nhân trựctiếp dẫn đến rủi ro trong SXKD của các doanh nghiệp, gây nên các khoản nợquá hạn cho ngân hàng Như vậy, pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối vớihoạt động ngân hàng nói chung và chất lượng cho vay ngắn hạn nói riêng
1.4.2 Những nhân tố chủ quan
1.4.2.1 Về phía khách hàng
Tiềm lực tài chính của khách hàng
Tiềm lực tài chính của khách hàng thể hiện qua các chỉ tiêu như hệ số tựtài trợ, hệ số nợ, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời….Khả năng tài chính tốt
là điều kiện để khách hàng có thể mở rộng SXKD, đầu tư mua sắm thiết bị tiêntiến, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường và mang lạilợi nhuận lớn Hoạt động kinh doanh tốt là điều kiện để doanh nghiệp trả nợngân hàng
Chiến lược kinh doanh của khách hàng
Trên cơ sở nhận định một cách khách quan, chính xác triển vọng kinhdoanh của doanh nghiệp, đánh giá khả năng phát triển sản xuất, phù hợp với nhucầu của người tiêu dùng, cùng với những yếu tố thuận lợi, khó khăn của môitrường, doanh nghiệp sẽ quyết định kế hoạch chiến lược kinh doanh về sản xuấthay tiêu thụ cho đúng đắn
Mức độ bảo đảm tín dụng
Nguyên tắc cho vay của NHTM luôn đề cập đến vấn đề TSĐB cho khoảnvay đặc biệt là đối với các khoản cho vay ngắn hạn:
Trang 25+ Xét về cầm cố, thế chấp: ngân hàng sẽ cho vay theo một tỷ lệ phần trămnhất định trên tài sản cầm cố, thế chấp Loại trừ sự vi phạm đạo đức kinh doanh,nếu có đủ tài sản để thế chấp đảm bảo cho các khoản vay thì khoản cho vay này
có thể coi là ít rủi ro, từ đó chất lượng khoản vay này cũng được cải thiện
+ Xét về bảo lãnh: Khi khách hàng hoạt động có hiệu quả, có uy tín, có mốiquan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác của mình có thể nhận được sự bảo lãnh đểvay vốn ngân hàng Nếu bên bảo lãnh thường xuyên đảm bảo được năng lực tàichính và năng lực pháp lý tham gia vào hoạt động kinh doanh thì chất lượng chovay có thể được đảm bảo
Tư cách, đạo đức của khách hàng
Tư cách đạo đức xét trên phương diện ý muốn hoàn trả khoản nợ vay,trong nhiều trường hợp người vay có ý muốn chiếm đoạt vốn, không hoàn trả nợvay mặc dù có khả năng trả nợ, điều này đã gây ra những rủi ro không nhỏ chongân hàng Nếu khách hàng trung thực, sử dụng vốn vay đúng mục đích thì rủi
ro xảy ra đối với ngân hàng sẽ ít đi vì tính khả thi của dự án cũng đã được ngânhàng thẩm định một cách kỹ càng trước khi ra quyết định cho vay
1.4.2.2 Về phía ngân hàng
Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của một ngân hàng là kim chỉ nam cho hoạt động tíndụng của ngân hàng đó Chính sách tín dụng phải tạo ra sự công bằng, khôngnhững phải đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng mà còn phải đảm bảo
đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng Một chính sách tín dụng đồng bộ, thốngnhất và đầy đủ sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho cán bộ tín dụng Ngượclại, một chính sách tín dụng không đầy đủ và thống nhất sẽ tạo ra định hướnglệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng tạo kẽ hở cho người sửdụng vốn không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng
Chất lượng đội ngũ nhân sự
Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng là yêu cầu hàng đầu đốivới mỗi ngân hàng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động và khảnăng tạo lợi nhuận của ngân hàng
Trang 26Tín dụng ngắn hạn là một trong những nghiệp vụ tín dụng phức tạp tronghoạt động của ngân hàng Do đó, đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải nắm đượcđặc thù của mỗi ngành SXKD, am hiều về pháp luật có liên quan, nắm bắt đượcthông tin thị trường và điều quan trọng là năng lực thẩm định tốt Bên cạnh đó,cán bộ ngân hàng đặc biệt cần phải có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp, tránhgây ra những rủi ro đạo đức, làm tổn thất nghiêm trọng đến uy tín và hoạt độngkinh doanh của ngân hàng.
Công tác tổ chức của ngân hàng
Công tác tổ chức không chỉ tác động tới chất lượng tín dụng mà còn tácđộng tới mọi hoạt động của ngân hàng Nếu công tác tổ chức không khoa học sẽlàm ảnh hưởng tới thời gian ra quyết định đối với món vay, không đáp ứng kịpthời các yêu cầu của khách hàng, không theo dõi sát sao được công việc Sựphân công công việc nếu không hợp lý, khoa học sẽ dẫn đến sự không rõ ràng,chồng chéo khiến cho các cán bộ tín dụng ỷ lại, thiếu trách nhiệm đối với côngviệc của mình Công tác tổ chức ở đây cũng đề cập tới vấn đề giao việc đúngngười, đúng việc Mỗi một cán bộ cần được giao cho công việc phù hợp để cóthể phát huy hết khả năng; các bộ phận cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ
để công việc tiến hành nhanh chóng, chính xác
Công nghệ ngân hàng
Đây là một nhân tố tác động tới chất lượng cho vay ngắn hạn của ngânhàng, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay Một ngânhàng sử dụng công nghệ hiện đại, được trang bị các phương tiện kỹ thuật chấtlượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch,đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng Đó là tiền đề để ngân hàng thu hútthêm khách hàng, mở rộng tín dụng Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiệnđại còn giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, công tác lập kếhoạch, xây dựng chính sách tín dụng có hiệu quả hơn
Trang 27Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN LÂM THAO 2.1 Tổng quan về chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lâm Thao
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao
2.1.1.1 Tên và địa chỉ chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao
Tên đầy đủ: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônhuyện Lâm Thao, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát triển Nông thôntỉnh Phú Thọ
Tên viết tắt: NHNo&PTNT huyện Lâm Thao
Địa chỉ trụ sở chính: Thị trấn Lâm Thao, Huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ
Số điện thoại: 02103.828.054
Fax: 02103.828.054
Mã số thuế: 0100 686 174 743
Giám đốc chi nhánh: Ông Nguyễn Xuân Quý
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao
NHNo&PTNT huyện Lâm Thao là một chi nhánh trực thuộcNHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ được thành lập ngày 01/01/1999 theo quyết định số261/QĐ/NHNo-02 ngày 23/08/1999 của Chủ tịch Hội đồng quản trị AgribankViệt Nam, gọi tắt là Agribank huyện Lâm Thao Tiền thân là Ngân hàng Nhànước huyện Lâm Thao, trụ sở chính đặt tại Thị trấn Lâm Thao - trung tâm củahuyện, nơi tập trung đông dân cư nên đây là một trong những điều kiện thuận lợi
để Ngân hàng thu hút khách hàng
Được hình thành từ rất sớm, từ khi nền kinh tế còn trong thời kỳ bao cấpcho đến nền kinh tế thị trường hiện nay, NHNo&PTNT huyện Lâm Thao nhậnthấy rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng
Trang 28tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới nông thôn cho huyệnnhà NHNo&PTNT huyện Lâm Thao đã nhanh chóng khai thác các nguồn vốn
để đầu tư cho các thành phần kinh tế, trước hết là đầu tư cho nông nghiệp, nôngthôn Nhờ có cán bộ dày dặn kinh nghiệm, tâm huyết cùng với các quyết sáchtáo bạo, sáng suốt của ban lãnh đạo Ngân hàng mà trong suốt thời gian hoạtđộng, chi nhánh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng là người bạn tincậy của mọi người dân và mọi tổ chức kinh tế của huyện nhà
Để đứng vững, tồn tại và không ngừng phát triển từ khi mới thành lập chođến nay, NHNo&PTNT huyện Lâm Thao đã chủ động mở rộng mạng lưới hoạtđộng, tăng thêm 04 phòng giao dịch về các xã trọng điểm, có tiềm lực phát triển,
đó là phòng giao dịch Supe, phòng giao dịch Tứ Xã, phòng giao dịch Cao Xá vàphòng giao dịch Xuân Lũng nhằm giao dịch và đáp ứng tối đa nhu cầu vốn tíndụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện
Là một Ngân hàng có quy mô hoạt động chưa lớn, nhân sự còn hạn chế,bởi vậy phương châm hoạt động của ngân hàng là gọn nhẹ, hiệu quả và antoàn Phương châm này đã giúp chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao tựhoàn thiện mình và luôn có được những kinh nghiệm mới, vận dụng sáng tạo,dám nghĩ, dám làm để chi nhánh ngày càng phát triển và kinh doanh có lãi
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao
2.1.2.1 Chức năng
- Chức năng trung gian tài chính
Với chức năng này, ngân hàng là cầu nối giữa người có vốn dư thừa vàngười có nhu cầu vốn trong nền kinh tế Thực hiện chức năng này, ngân hàngtiến hành các nghiệp vụ sau:
+ Nghiệp vụ huy động vốn: Huy động các khoản tiền nhàn rỗi của các chủthể kinh tế trong xã hội, các doanh nghiệp, hộ gia đình, các cá nhân,…để hìnhthành nguồn vốn cho vay
Trang 29+ Nghiệp vụ tín dụng: Ngân hàng dùng nguồn vốn huy động được để chovay đối với các chủ thể kinh tế thiếu vốn, có nhu cầu bổ sung vốn cho hoạt độngsản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào lĩnh vực khác.
- Chức năng trung gian thanh toán
Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ:
+ Mở tài khoản tiền gửi, tài khoản tiền gửi giao dịch là điển hình
+ Nhận tiền gửi
+ Thanh toán theo yêu cầu
- Chức năng tạo tiền cho nền kinh tế
Chức năng này được thực hiện khi ngân hàng tiến hành nghiệp vụ chovay, từ một khoản tiền gửi ban đầu, thông qua cho vay bằng chuyển khoản trong
hệ thống ngân hàng, số tiền gửi tăng lên so với lượng tiền gửi ban đầu
2.1.2.2 Nhiệm vụ
- Trước hết nhiệm vụ của chi nhánh là huy động vốn:
+ Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn,tiền gửi thanh toán của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cả bằng nội tệ
và ngoại tệ
+ Vay vốn của NHNN, các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước
- Đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng trong và ngoài địa bàn: Chovay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổchức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế
- Thanh toán: Thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản) và thanhtoán bằng tiền mặt
- Kinh doanh ngoại hối, dịch vụ
- Thực hiện đầu tư dưới các hình thức như: Hợp vốn đồng tài trợ, liêndoanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chứckinh tế khác khi được NHNN Việt Nam cho phép
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao
Trang 30NHNo&PTNT huyện Lâm Thao gồm trung tâm huyện và 4 Phòng giaodịch trực thuộc Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánhNHNo&PTNT huyện Lâm Thao là 46 cán bộ.
Cán bộ được bố trí công việc căn cứ vào trình độ nghiệp vụ chuyên môn,hoàn cành gia đình…một cách phù hợp Ban Lãnh đạo Ngân hàng gồm có 1giám đốc, 2 phó giám đốc và hệ thống các trưởng, phó phòng được tổ chức theo
PGD Cao Xá
PGD Xuân Lũng
Trang 31Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
Ban giám đốc
Gồm giám đốc chi nhánh và 2 phó giám đốc
+ Giám đốc chi nhánh: chịu trách nhiệm quản lý điều hành chung; chỉ đạothực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ đề ra
Tổ chức kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của các phòng ban
+ Phó giám đốc ( 2 người):
Cùng có vai trò tham mưu cho giám đốc điều hành mọi hoạt động và đề ranhững chỉ tiêu hoạt động cho các: Phòng Kế toán - ngân quỹ, Phòng Kế hoạch -Kinh doanh, phòng Hành chính, dựa trên chỉ tiêu của Chi nhánh NHNo&PTNTtỉnh Phú Thọ đề ra
Phòng Kế hoạch - Kinh doanh
- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tạiđịa phương, xây dựng kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn theo định hướngkinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao
- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết định kếhoạch đến các Phòng giao dịch trực thuộc; cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn vàđiều hòa vốn kinh doanh của chi nhánh Tổng hợp, phân tích hoạt động kinhdoanh quý, năm; dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết
Phòng Kế toán - Ngân quỹ
- Trực tiếp hoạch toán kế toán, hoạch toán thống kê theo quy định củaNHNN và NHNo&PTNT Việt Nam Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kếhoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương của toàn chi nhánh Tổng hợp lưu trữ hồ
sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định
- Thực hiện các khoản nộp NSNN, thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong
và ngoài nước Thực hiện nghiệp vụ an toàn kho quỹ và định mức tồn khotheo quy định Quản lý sử dụng thiết bị thông tin điện toán phục vụ nghiệp vụkinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam
Phòng Hành chính - Nhân sự
Trang 32- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và cótrách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các chương trình đã đượcGiám đốc chi nhánh phê duyệt Xây dựng và triển khai chương trình giao bannội bộ chi nhánh và các giao dịch trực thuộc Trực tiếp làm thư ký tổng hợp choGiám đốc chi nhánh.
- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính,văn thư lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh
Nguồn nhân lực có chất lượng cao là một trong các nhân tố đảm bảo cho
sự thành công của một ngân hàng Tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp vàphát triển Nông thôn huyện Lâm Thao, nguồn nhân lực được phản ánh qua bảng
số liệu sau:
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn huyện Lâm Thao giai đoạn 2011 - 2013
(Đơn vị tính: Người)
2011
Năm 2012
Năm 2013
So sánh 2011/2012
So sánh 2012/2013
Tốc độ phát triển BQ (%)
±Δ Tỷ lệ
Tỷ lệ (%)
Trang 33Nhận thức công tác tổ chức cán bộ chiếm vị trí quan trọng, trên cơ sở đóchi nhánh bố trí sắp xếp lao động theo mô hình đúng người, đúng việc, đảm bảophát huy được năng lực, trình độ của từng cán bộ Đội ngũ cán bộ, nhân viênNHNo&PTNT huyện Lâm Thao có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, chânthật thẳng thắn, có chí tiến thủ trong công việc Qua bảng trên ta thấy, đội ngũcán bộ nữ đều chiếm đa số trong tổng số cán bộ của ngân hàng Tính đến31/12/2013, số cán bộ nữ là 31 người, cán bộ nam là 15 người; bình quân qua banăm đều giảm Cùng với sự tăng lên của đội ngũ cán bộ có trình độ cao đẳng,đại học và trên đại học, là sự giảm xuống của đội ngũ cán bộ có trình độ trungcấp Điều đó chứng tỏ cơ cấu đội ngũ cán bộ, nhân viên của chi nhánh có trình
độ khá tốt Đây là một trong những điều quan trọng để thực hiện tốt nghiệp vụquản lý kinh doanh đồng thời nâng cao vị thế của chi nhánh
2.1.4.2 Tình hình về cơ sở vật chất
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện LâmThao có trụ sở chính tại Thị trấn Lâm Thao - Huyện Lâm Thao - Tỉnh Phú Thọ,đặt trên ngôi nhà 3 tầng khang trang, với đầy đủ trang thiết bị khá hiện đại Đểđáp ứng cho nhu cầu hiện đại hóa ngân hàng, hàng năm chi nhánh đều đầu tưmua sắm thêm các trang thiết bị tin học, máy in, fax để phục vụ cho hoạt độngkinh doanh Hiện nay, tại trụ sở chính có 18 máy tính nối mạng, 16 máy in, 1máy photo copy, 2 máy fax, và một số camera hiện đại để giám sát toàn bộ hoạtđộng của chi nhánh Chi nhánh có 1 cây ATM đặt tại trụ sở chính cùng với tất cảcác phòng ban và các phòng giao dịch của chi nhánh đều được trang bị hệ thống
vi tính hiện đại, nối mạng thanh toán với tất cả các chi nhánh trong hệ thốngNHNo&PTNT Việt Nam qua hệ thống IPCAS Ngoài ra, chi nhánh còn trang bịthêm máy phát điện công suất lớn để đảm bảo cho hoạt động của chi nhánh đượcliên tục, tránh những sự cố xảy ra do mất điện, tạo điều kiện thuận lợi hơn chochi nhánh trong công tác phục vụ và thu hút khách hàng, nâng cao uy tín và vịthế trên địa bàn hoạt động
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao giai đoạn 2011 - 2013
Trang 342.1.5.1 Tình hình huy động vốn
Vốn là nguồn đầu vào chính cho tất cả các hoạt động, nghiệp vụ kinhdoanh của ngân hàng Việc thu hút nguồn vốn với lãi suất hợp lý sẽ ngày càngtạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng tăng thêm thu nhập, nâng cao chấtlượng hoạt động tín dụng Trong những năm qua, hoạt động huy động vốn luônđược coi là nhiệm vụ trọng tâm và đã đạt được những kết quả khả quan, góp
phần vào sự thành công cho chi nhánh Dưới đây là tình hình huy động vốn của
chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao giai đoạn 2011 - 2013:
Trang 35Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu
phát triển BQ (%)
Số tiền (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
±∆
(Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
±∆
(Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Trang 36Với chiến lược “đi vay để cho vay”, NHNo&PTNT chi nhánh Lâm Thao
đã không ngừng mở rộng quy mô huy động vốn của mình qua các năm Cụ thể,tổng nguồn vốn huy động tiền gửi năm 2011 là: 553.831 triệu đồng, năm 2012là: 659.950 triệu đồng, năm 2013 là 779.754 triệu đồng Bình quân qua 3 nămtăng 18,65% Đây là cố gắng lớn của chi nhánh để đảm bảo khả năng tự cân đốinguồn vốn, đáp ứng nhu cầu thanh toán đối với các thành phần kinh tế
Về cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế: Tiền gửi dân cư, luôn
chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn trên 80% và tăng liên tục qua các năm Năm
2012 tăng so với năm 2011 là 93.024 triệu đồng (tăng 20,62%); năm 2013tăng so với cuối 2012 là 16,85% Trong khi đó, tiền gửi của các TCKT và tiềngửi của các TCTD chiếm tỷ trọng nhỏ, nhất là tiền gửi của các TCTD chỉchiếm chưa tới 1,5% qua các năm
Về cơ cấu huy động vốn theo loại tiền: Nguồn vốn huy động tăng chủ
yếu ở nội tệ Năm 2012 tăng so với năm 2011 tăng 17,89%; năm 2013 tăng sovới năm 2012 là 18,10% Tốc độ tăng bình quân qua các năm của nguồn vốn nội
tệ không cao, tăng 18% Cùng với đó là nguồn huy động bằng ngoại tệ quy đổităng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng lại giảm xuống
Về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: tăng mạnh ở các khoản tiền gửi có kỳ
hạn ngắn dưới 12 tháng Với loại tiền gửi có kì hạn từ 12-24 tháng chiếm tỷtrọng không quá lớn trong nguồn huy động nhưng cũng tăng dần qua các năm,riêng tiền gửi không kỳ hạn đã tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng lại có xuhướng giảm xuống Bình quân của các loại tiền này đều tăng qua các năm
2.1.5.2 Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng được coi là hoạt động mang lại nhiều thu nhập nhấtcho ngân hàng Nhận thức rõ điều đó, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện LâmThao đã không ngừng tập trung vào nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay trên
cơ sở có chọn lọc khách hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng Côngtác cho vay luôn luôn được coi là nhiệm vụ then chốt Chi nhánh đã thực hiệncho vay theo cơ chế thị trường và quan hệ cung - cầu vốn Trên cơ sở nguồn vốnhuy động được, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao sử dụng cho vay đốivới các thành phần và ngành kinh tế trên toàn địa bàn qua 3 năm như sau:
Trang 37Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu
phát triển BQ (%)
Số tiền (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
±∆
(Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
±∆
(Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
1 Dư nợ phân theo kỳ hạn
1.1 Ngắn hạn 247.684 56,51 304.214 59,42 331.864 56,73 56.530 122,82 27.605 109,09 115,75 1.2 Trung và dài hạn 190.608 43,49 207.777 40,58 253.172 43,27 17.169 109,01 45.395 121,85 115,25
2 Dư nợ phân theo loại
4 Dư nợ phân theo TPKT
4.1 Doanh nghiệp 175.542 40,05 143.514 28,03 113.017 19,32 (32.028) 81,75 (30.497) 78,75 80,24 4.2 HSX, cá nhân 262.750 59,95 368.477 71,97 472.019 80,68 105.727 140,24 103.542 128,10 134,03
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao giai đoạn 2011 - 2013)
Trang 38Qua bảng số liệu nhận thấy:
Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao đangtăng dần qua các năm từ 2011 - 2013 Điều đó chứng tỏ quy mô tín dụng củangân hàng đang được mở rộng do cơ chế cho vay được mở rộng, các thủ tục vayvốn thực hiện nhanh gọn
Về dư nợ theo kỳ hạn nợ: dư nợ ngắn hạn tăng qua các năm và luôn luôn
chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ, qua 3 năm đều chiếm gần 60% trongtổng dư nợ; số còn lại khoảng trên 40% là dư nợ trung và dài hạn Chi nhánh cũngđang chú trọng trong đầu tư tài trợ cho những dự án trung, dài hạn để mở rộng thịphần, thị trường, tăng thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng
Về dư nợ theo loại tiền: về mặt số tuyệt đối thì cả dư nợ bằng nội tệ và
ngoại tệ đều tăng lên qua 3 năm Phần lớn dư nợ cho vay bằng ngoại tệ nằm ở cáccông ty có mối quan hệ với nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hóa, trang thiết bị từnước ngoài Còn dư nợ nội tệ tăng về mặt tuyệt đối nhưng về mặt số tương đối lạigiảm qua các năm Bình quân qua 3 năm của dư nợ nội tệ đã tăng 15,21%
Về dư nợ theo ngành kinh tế: tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp,
lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ Bên cạnh đó, chi nhánhchú trọng vào các lĩnh vực khác như thương mại - dịch vụ để mang lại nguồn lợinhuận cao hơn, đồng thời phát triển hơn nữa cho vay lĩnh vực công nghiệp, xâydựng và một số ngành khác, nhất là phục vụ cho mục đích phát triển đời sống
Về cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: dư nợ cho vay doanh nghiệp
giảm xuống, dư nợ cho vay hộ sản xuất, cá nhân tăng lên qua các năm Ta có thểthấy, dư nợ của doanh nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng dư nợ
Dư nợ tín dụng chủ yếu tập trung vào hộ sản xuất cá nhân bởi chi nhánh ngânhàng vẫn đang cố gắng chủ động cân đối đủ vốn để đầu tư tín dụng cho các nhucầu vốn phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thực hiện đúng chỉđạo của NHNo&PTNT tỉnh
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn được các cấp chính quyền địaphương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng đầu tư, tăng trưởng dư nợvào thị trường, thị phần nông nghiệp nông thôn và nông dân đạt hiệu quả
Trang 392.1.5.3 Các hoạt động dịch vụ khác
Bên cạnh hoạt động chính của ngân hàng, chi nhánh cũng kinh doanh cáchoạt động dịch vụ khác để làm gia tăng thu nhập, tạo thêm nhiều tiện ích, thuhút được lượng lớn khách hàng, mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình, tăngtính cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn Bao gồm có:
Hoạt động cung cấp dịch vụ
Ngân hàng có xu hướng tăng tỷ trọng nguồn thu từ phí dịch vụ, nhằm đadạng nguồn thu, giảm thiểu rủi ro Với chính sách đa dạng hóa các sản phẩmdịch vụ ngân hàng, phát triển rộng mạng lưới và áp dụng chính sách ưu đãi đốivới khách hàng Ban giám đốc chỉ đạo công tác khuyếch trương các tiện ích dịch
vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thu hút đông đảokhách hàng sử dụng dịch vụ Kết quả, thu phí từ hoạt động dịch vụ năm 2013đạt: 2.383 triệu đồng, tăng 21% so với năm 2012 là: 1.969 triệu đồng, và chiếm1,89% trong tổng thu nhập Trong đó, thu phí chủ yếu từ dịch vụ thanh toán:1.782 triệu đồng; thu từ dịch vụ bảo lãnh là: 181,6 triệu đồng; thu từ dịch vụngân quỹ là: 203,07 triệu đồng; còn lại là các dịch vụ khác: 216,33 triệu đồng
Dịch vụ kinh doanh ngoại hối và thanh toán trong nước
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt: 41,360 triệu đồng Tínhđến 30/12/2013, thanh toán quốc tế: thị phần chiếm 2,6% trên địa bàn Kinhdoanh ngoại tệ: Doanh số mua bán 2.668 nghìn USD bằng 54% năm 2012 Hoạtđộng kiều hối: Doanh số chi trả 2.377 nghìn USD bằng 93% năm 2012 Tínhđến 30/12/2013, tổng doanh số thanh toán qua ngân hàng 17.394 triệu đồng,trong đó tiền mặt là 6.866 triệu đồng, không bằng tiền mặt là 10.528 triệu đồng
Dịch vụ thẻ
Thẻ là lĩnh vực diễn ra sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng Số lượngthẻ phát hành đến 30/12/2013 là: 27.525 thẻ, năm 2013 số thẻ tăng 9,7% so vớinăm 2012, thẻ quốc tế là 36 thẻ Việc phát triển thẻ ATM đã góp phần tăng thunhập phí dịch vụ, chiếm 53% tổng lượng thẻ tại địa phương Tuy nhiên, bêncạnh đó, kết quả về phát hành thẻ tín dụng quốc tế và phát triển các cơ sở chấpnhận thẻ còn hạn chế, đòi hỏi chi nhánh ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa
Trang 402.1.5.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong những năm qua vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao không ngừng tăngtrưởng Cùng với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ nhân viên tình hình hoạt độngcủa chi nhánh đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ thể hiện qua kết quảdưới đây:
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu
Năm 2011 (Tr.đ)
Năm 2012 (Tr.đ)
Năm 2013 (Tr.đ)
So sánh
Tốc độ phát triển BQ (%)
2012/2011 2013/2012
±∆
(Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
±∆
(Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
1 Tổng doanh
thu 98.771 118.130 127.958 19.359 119,60 9.828 108,32 113,82
1.1 Tín dụng 73.807 86.817 89.635 13.010 117,63 2.818 103,25 110,21 1.2 Ngoài tín
dụng 24.964 31.313 38.323 6.349 125,43 7.010 122,39 123,90
2 Tổng chi phí 61.801 76.387 78.273 14.586 123,60 1.886 102,47 112,54
3 LNTT 36.970 41.743 49.685 4.773 112,91 7.942 119,03 115,93
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Thao giai đoạn 2011 - 2013)
Qua bảng trên ta thấy doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh tăng dần theocác năm, nhưng dựa chủ yếu là thu từ tín dụng (chiếm đến trên 70%) Tốc độtăng bình quân của doanh thu tăng 13,82% Điều đó cho thấy, ngân hàng đã vàđang không ngừng mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh, tạo mối quan hệthân thiện và niềm tin với khách hàng Bên cạnh đó thì chi phí cũng tăng tươngứng, tổng chi qua các năm tăng là do trong năm chi nhánh đầu tư mua sắm công
cụ, máy móc, đổi mới trang thiết bị cho Ngân hàng cùng với chi phí cho việc mởrộng tín dụng, trả lãi vốn huy động, trích lập dự phòng rủi ro, đưa ra các sảnphẩm dịch vụ mới cho ngân hàng Ngoài ra, chi nhánh còn bỏ chi phí cho cáckhoản quảng cáo, giới thiệu thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh với cácngân hàng trên địa bàn Cùng với sự tăng lên của doanh thu và chi phí thì lợinhuận trước thuế của chi nhánh cũng không ngừng tăng lên qua các năm, tốc độ