Ngân hàng Trung ương quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại vàcác tổ chức tín dụng khác Với chức năng là ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng Trung ương có vai tròquản lý
Trang 11.1.1.2 Chức năng
Ngân hàng Trung ương có các chức năng cơ bản như sau:
- Ngân hàng của các ngân hàng thương mại: Ngân hàng Trung ương giữ các khoản
dự trữ cho các ngân hàng thương mại, thực hiện tiến trình thanh toán cho hệ thốngngân hàng thương mại và hoạt động như một “người cho vay của phương sáchcuối cùng” đối với các ngân hàng thương mại trong trường hợp khẩn cấp
- Ngân hàng của Chính phủ: Ngân hàng Trung ương giữ các tài khoản cho Chínhphủ, nhận tiền gửi và cho vay đối với Kho bạc Nhà nước, hỗ trợ chính sách tàikhóa của Chính phủ bằng việc mua tín phiếu của Chính phủ
- Kiểm soát mức cung tiền để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định và pháttriển nền kinh tế
- Hỗ trợ, giám sát và điều tiết hoạt động của các thị trường tài chính
Trang 2Ngân hàng Trung ương tham gia thiết lập và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế.
Ngân hàng Trung ương tham gia vào việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế
-xã hội, nhằm thiết lập một cơ cấu kinh tế hợp lý và có hiệu quả cao Đồng thời với
vị trí đặc biệt của mình, Ngân hàng Trung ương tài trợ tín dụng cho nền kinh tếthông qua hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng để thực hiện kếhoạch thiết lập cơ cấu kinh tế đó
Ngân hàng Trung ương ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia
Để ổn định sức mua đối nội của đồng tiền quốc gia, thông qua việc xây dựng vàthực hiện chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương góp phần cân đối tổng cầu vàtổng cung tiền của toàn xã hội Mặt khác, thông qua việc xây dựng và thực hiệnchính sách tỷ giá, lãi suất, ngoại hối … Ngân hàng Trung ương tác động mạnh đếncân đối cung cầu ngoại tệ để góp phần ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định sức muađối ngoại của đồng tiền quốc gia
Ngân hàng Trung ương quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại vàcác tổ chức tín dụng khác
Với chức năng là ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng Trung ương có vai tròquản lý toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác.Trong cơ chế thị trường, Ngân hàng Trung ương phải xây dựng và ban hành cácvăn bản pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tíndụng Những chế tài đó phải được xây dựng trên cơ sở những định hướng có căn
cứ khoa học, sự nắm bắt tín hiệu thị trường nhanh nhạy, Mặt khác, Ngân hàngTrung ương còn có trách nhiệm tổ chức thanh tra, giám sát thường xuyên hoạtđộng của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, kịp thời phát hiệnnhững hành vi vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý thích hợp
1.1.2 Chính sách tiền tệ
1.1.2.1 Khái niệm
Trong tác phẩm “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính”, F.S Miskin đã đưa raquan điểm về chính sách tiền tệ theo nghĩa rộng: “Chính sách tiền tệ là một trong cácchính sách vĩ mô, trong đó ngân hàng Trung ương thông qua các công cụ của mình thựchiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm tác động tới các mục tiêu
cơ bản của nền kinh tế trên cơ sở đó đạt được những mục tiêu cuối cùng của mình là công
ăn việc làm cao, ổn định giá trị đồng tiền và tăng trưởng kinh tế.”
Bất kỳ nền kinh tế nào, ổn định tiền tệ và nâng cao sức mua đồng tiền trong nướcluôn được coi là mục tiêu có tính chất dài hạn Ngân hàng Trung ương điều hành chínhsách tiền tệ phải kiểm soát được tiền tệ, làm sao cho phù hợp giữa khối lượng tiền với
Trang 3mức tăng tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa, giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ, giữatiền và hàng, không gây thừa hoặc thiếu tiền so với nhu cầu của lưu thông
Xét cho cùng, chính sách tiền tệ có thể được xác định theo 1 trong 2 hướng sau:
- Chính sách tiền tệ mở rộng là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế, nhằm khuyếnkhích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm Trong trường hợp này, chính sáchnhằm vào chống suy thoái
- Chính sách tiền tệ thắt chặt là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế nhằm hạn chếđầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế, trường hợp này chính sách tiền tệnhắm vào việc kiềm chế lạm phát
1.1.2.2 Mục tiêu
ýỔn định giá trị đồng tiền: Ngân hàng Trung ương thông qua chính sách tiền tệ
có thể tác động đến việc tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình Giátrị đồng tiền ổn được xem xét trên 2 mặt: sức mua đối nội của đồng tiền vàsức mua đối ngoại Tuy vậy chính sách tiền tệ ổn định không có nghĩa là tỉ lệlạm phát bằng 0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được, để có một tỉ
lệ lạm phát giảm phải chấp nhận một tỉ lệ thất nghiệp tăng lên
ýTạo công ăn việc làm: Chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởngtrực tiếp tới việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuấtkinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỉ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Để có một
tỉ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỉ lệ lạm phát tăng Từ nhữngđiều trên cho thấy, vai trò của Ngân hàng Trung ương khi thực hiện mục tiêunày: tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, chống suy thoái kinh tếtheo chu kì, tăng trưởng kinh tế ổn định, khống chế tỉ lệ thất nghiệp khôngvượt quá tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên
ýTăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủtrong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp
độ tăng trưởng ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quantrọng, nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với chính phủ Mục tiêu này chỉđạt được khi kết quả 2 mục tiêu trên đạt được một cách hài hòa
Các mục tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, hài hòa hỗ trợ nhau, không tách rời.Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫnvới nhau, thậm chí triệt tiêu lẫn nhau Vậy để đạt được các mục tiêu một cách hàihòa thì Ngân hàng Trung ương trong khi thực hiện chính sách tiền tệ cần phải có
sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác
Trang 41.2 Các công cụ Ngân hàng Trung ương sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ
Ngân hàng Trung ương điều chỉnh mức cung tiền và các tỷ lệ lãi suất bằng nhiềucông cụ khác nhau, nhằm tác động vào lượng tiền mạnh (H) và số nhân tiền tệ Ngoài ra,Ngân hàng Trung ương có thể trực tiếp kiểm soát có lựa chọn một số khoản tín dụngcũng như một vài biện pháp khác nhau Các công cụ quản lý tiền tệ thường dùng củaNgân hàng Trung ương được chia làm 2 nhóm công cụ chính, đó là: nhóm công cụ trựctiếp (hành chính) và nhóm công cụ gián tiếp (thị trường)
1.2.1 Nhóm công cụ trực tiếp
Là cách thức mà Ngân hàng Trung ương trực tiếp tác động thông qua các quy định
để giới hạn mục tiêu giá cả (hoặc mục tiêu khối lượng) thường nhằm vào các chỉ tiêu trênbảng cân đối của ngân hàng thương mại Các công cụ này thường được áp dụng trongđiều kiện thị trường tiền tệ chưa phát triển, khả năng sử dụng các điều kiện thị trường đểđiều tiết tiền tệ của Ngân hàng Trung ương còn hạn chế, như: kiểm soát trực tiếp lãi suấtcủa nền kinh tế, hạn mức tín dụng, tín dụng chỉ định
1.2.1.1 Lãi suất tiền gửi
- Khái niệm: Lãi suất tiền gửi là lãi suất được áp dụng để tính lãi phải trả chongười gửi tiền Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau phụ thuộc vào thời hạn, qui môtiền gửi
- Cơ chế tác động: Khi Ngân hàng Trung ương thay đổi các mức ấn định lãi suấttiền gửi thì các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phải tuân thủ các mức lãisuất ấn định này, từ đó làm thay đổi lượng tiền tệ trong nền kinh tế Nếu lãi suất tiền gửicao sẽ thu hút được nhiều tiền gửi làm gia tăng nguồn vốn cho vay Ngược lại sẽ làmgiảm khả năng mở rộng kinh doanh tín dụng
- Ưu điểm: Tác động trực tiếp và nhanh chóng đến khối lượng tiền tệ và tín dụngcủa nền kinh tế
- Hạn chế: Làm mất tính linh hoạt và quyền tự chủ kinh doanh của các tổ chức tíndụng, giảm khả năng cạnh tranh, có thể gây tình trạng ứ đọng hoặc thiếu vốn nhất thời
1.2.1.2 Khung lãi suất tiền gửi và cho vay hoặc lãi suất cơ bản
- Khái niệm: Lãi suất cơ bản là lãi suất thấp nhất được các ngân hàng thương mạichủ lực áp dụng đối với các khoản vay dành cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn, độtín nhiệm cao Lãi suất này được quyết định bởi Ngân hàng Trung ương Theo Luật Ngânhàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nướccông bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh Khung lãi suấtđược xác định bởi lãi suất trần - lãi suất cao nhất cho vay và lãi suất sàn - lãi suất thấpnhất tiền gửi mà các ngân hàng thương mại có thể áp dụng trong hoạt động tín dụng củamình
Trang 5- Cơ chế tác động: Ngân hàng Trung ương có thể tác động tới khối lượng tiềncung ứng bằng cách quy định và điều chỉnh khung lãi suất hoặc quy định điều chỉnh lãisuất cơ bản và biên độ dao động Ngân hàng Trung ương có thể điều hành dễ dàng việcnới lỏng hay thắt chặt lãi suất tín dụng của nền kinh tế thông qua biên độ hẹp giữa lãi suấtđầu vào và lãi suất đầu ra cho nên nó có tác động tích cực trong việc điều hành chínhsách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.
- Ưu điểm: Giúp ngân hàng thương mại chủ động, độc lập trong kinh doanh, tăngkhả năng cạnh tranh
- Hạn chế: Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất rất nhạy cảm với đầu tư, nênnhiều khi khung lãi suất do Ngân hàng Trung ương quy định trở nên gò bó, cứng nhắckhông theo kịp diễn biến của thị trường
1.2.1.3 Hạn mức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng
- Khái niệm: Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ươngbuộc các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng phải tôn trọng trong khi cấp tíndụng cho nền kinh tế
- Cơ chế tác động: Đây là biện pháp Ngân hàng Trung ương khống chế mức chovay tối đa đối với ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng Trên cơ sở quy mô, tìnhhình hoạt động cũng như khả năng huy động vốn của từng tổ chức tín dụng, Ngân hàngTrung ương tiến hành phân chia hạn mức tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, đó chính làmức tối đa mà mỗi ngân hàng, mỗi tổ chức tín dụng được phép vay từ Ngân hàng Trungương
- Ưu điểm: Việc sử dụng biện pháp này tạo cho Ngân hàng Trung ương dễ đạtđược mục tiêu kiểm soát khối lượng tiền cung ứng
- Hạn chế: Với sự biến động thường xuyên của cung và cầu tiền vay, biện phápnày tỏ ra không còn linh hoạt phù hợp với sự biến động của nền kinh tế thị trường
1.2.1.4 Phát hành tiền trực tiếp cho ngân sách và cho đầu tư
- Khái niệm: Phát hành tiền trực tiếp là biện pháp Ngân hàng Trung ương in thêmtiền để bù đắp thiếu hụt của ngân sách nhà nước
- Cơ chế tác động: Khi ngân sách nhà nước bị thiếu hụt thì một trong các biệnpháp giải quyết đó là phát hành tiền làm tăng lượng tiền trong lưu thông NHTW pháthành tiền trực tiếp cho đầu tư có thể thông qua con đường ngân sách nhà nước hoặc bằngtín dụng ngân hàng
- Ưu điểm: Bù đắp nhanh chóng sự thiếu hụt và đem lại hiệu quả tích cực cho đầu
tư nếu việc phát hành tiền được sử dụng để khai thác tiềm năng về tài nguyên và conngười
Trang 6- Hạn chế: Biện pháp này làm gia tăng khối lượng tiền trong lưu thông và hậu quả
là rất dễ gây ra lạm phát
1.2.2 Nhóm công cụ gián tiếp
Các công cụ gián tiếp là các công cụ mà sự tác động của chúng vào các mục tiêutrung gian được thông qua một biến số khác thuộc về sự kiểm soát của NHTW và phảithông qua cơ chế tự điều tiết của các lực lượng thị trường
1.2.2.1 Nghiệp vụ thị trường mở
- Khái niệm: Thị trường mở là thị trường tiền tệ của Ngân hàng Trung ương được
sử dụng để mua bán trái phiếu kho bạc của Nhà nước
- Cơ chế tác động: Nếu muốn tăng mức cung tiền, Ngân hàng Trung ương sẽ muatrái phiếu ở thị trường mở Kết quả là họ đã đưa thêm vào thị trường một lượng tiền cơ sởbằng cách tăng dự trữ của các ngân hàng thương mại, dẫn đến tăng khả năng cho vay,tăng mức tiền gửi nhờ số nhân tiền tệ Kết quả cuối cùng là mức cung tiền đã tăng gấpbội so với số tiền mua tín phiếu của Ngân hàng Trung ương Để có kết quả ngược lại,Ngân hàng Trung ương sẽ bán trái phiếu của Chính phủ
- Ưu điểm: Nghiệp vụ thị trường mở có tác động nhanh, chính xác, ít bị ảnh hưởngbởi các thủ tục hành chính và có thể sử dụng ở bất kỳ mức độ nào Đồng thời biện phápnày cũng rất linh hoạt, khi có một sai lầm xảy ra trong lúc tiến hành hoạt động thị trường
mở, Ngân hàng Trung ương có thể đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó Nghiệp vụ thịtrường mở còn là công cụ chính sách tiền tệ chủ động, cho phép Ngân hàng Trung ương
có thể tạo ra những biến động có khả năng hướng dẫn xu hướng thị trường trên cơ sở dựbáo như cầu vốn khả dụng
- Hạn chế: Sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương có thể trở nên vô hiệu khi cótác động ngược chiều, chẳng hạn do mất cân đối trong cán cân thanh toán hoặc số dư tiềngửi ngân hàng ở Ngân hàng Trung ương tăng lên Khi đó, các hoạt động của thị trường
mở của Ngân hàng Trung ương nhằm tăng lượng tiền cung ứng sẽ bị triệt tiêu một phầnhay toàn bộ Khả năng phát huy hiệu quả tối đa của nghiệp vụ thị trường mở nhiều khikhông phụ thuộc vào ngân hàng mà nó còn bị chi phối bởi môi trường kinh tế vĩ mô,hành vi của công chúng và các quyết định của ngân hàng thương mại
1.2.2.2 Dự trữ bắt buộc
- Khái niệm: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các ngân hàng thương mại giữ lại doNgân hàng Trung ương quy định, gửi tại Ngân hàng Trung ương, không hưởng lãi, khôngđược dùng để đầu tư, cho vay và thông thường được tính theo một tỉ lệ nhất định trêntổng số tiền gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán, sự ổn định của hệ thốngngân hàng
- Cơ chế tác động: Việc thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến sốnhân tiền tệ trong cơ chế tạo tiền của các ngân hàng thương mại Mặt khác khi tăng
Trang 7(giảm) tỉ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại giảm(tăng), làm cho lãi suất cho vay tăng (giảm), từ đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm(tăng).
- Ưu điểm: Đây là công cụ mang nặng tính quản lí Nhà nước nên giúp Ngân hàngTrung ương chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động của nó cũngrất mạnh (chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỉ lệ dự trữ bắt buộc là ảnh hưởng tới một lượngrất lớn mức cung ứng tiền)
- Hạn chế: Tính linh hoạt không cao vì việc tổ chức thực hiện rất chậm chạp, phứctạp, tốn kém và có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàngthương mại
1.2.2.3 Chính sách chiết khấu
- Khái niệm: Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất quy định của Ngân hàng Trungương khi họ cho các ngân hàng thương mại vay tiền để đảm bảo có đầy đủ hoặc tăngthêm dự trữ của các ngân hàng thương mại
- Cơ chế tác động: Khi Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất tái chiết khấu sẽ hạnchế việc các ngân hàng thương mại vay tiền tại Ngân hàng Trung ương làm cho khả năngcho vay của các ngân hàng thương mại giảm từ đó làm cho mức cung tiền trong nền kinh
tế giảm Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường và điều kiện chovay thuận lợi, sẽ là tín hiệu khuyến khích các ngân hàng thương mại vay tiền để tăng dựtrữ và mở rộng cho vay, dẫn đến mức cung tiền sẽ tăng lên Khi hoạt động của thị trường
mở chưa phát triển thì công cụ này trở nên quan trọng
- Ưu điểm: Tái chiết khấu được thực hiện trên nền các giấy tờ có giá, nên thời hạnvay mượn là rõ ràng, việc hoàn trả nợ tương đối chắc chắn, tiền vay vận động phù hợpvới sự vận động của quy luật cung cầu thị trường Chính sách chiết khấu giúp Ngân hàngTrung ương thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng thươngmại khi các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong thanh toán, và có thể kiểm soátđược hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Đồng thời có thể tác động tớiviệc điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế thông qua việc ưu đãi tín dụng vào cáclĩnh vực cụ thể
- Hạn chế: Hiệu quả của công cụ này còn phụ thuộc vào hoạt động cho vay của cácngân hàng thương mại, khi ấn định lãi suất chiết khấu tại một mức đặc biệt nào đó có thểxảy ra những sự cố biến động lớn trong khoảng cách giữa lãi suất thị trường và lãi suấtchiếu khấu
Trang 8Liên hệ với thực tế hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 – 2013
1.3 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng trung ương của Việt Nam Đây là cơquan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liênquan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chínhsách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngânhàng và các tổ chức tín dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng,quản lý các ngân hàng thương mại nhà nước
Ngân hàng Nhà nước xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ; sửdụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷgiá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác đểthực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chức danh là Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam Thống đốc đương nhiệm từ ngày 3 tháng 8 năm 2011 là ôngNguyễn Văn Bình
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo mô hình ngân hàng trung ươngtrực thuộc Chính phủ Theo mô hình này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu sự chiphối trực tiếp của Chính phủ về nhân sự, về tài chính, đặc biệt là các quyết định có liênquan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ Chính phủ có thể dễ dàng phốihợp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng bộ với các chính sáchkinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liệu lượng tác động hiệu quả của tổng thểcác chính sách đối với mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ Mô hình này được xem là phùhợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trongthời kỳ tiền phát triển
1.4 Thực trạng và nhận xét việc sử dụng từng công cụ thuộc chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng trong giai đoạn 2008 – 2013
Theo thông lệ, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ của các tháng đầu năm, Chính
phủ sẽ ban hành “Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước” và “Nghị quyết về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.” Từ hai Nghị quyết này, chúng ta có thể thấy được hướng chỉ đạo và
thực hiện các giải pháp thuộc chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, hay hỗ trợ ổn địnhđời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xãhội … của Nhà nước trong năm đó Qua việc tìm hiểu những thuộc chính sách tiền tệ mà
Trang 9Nhà nước chỉ đạo thực hiện trong 2 Nghị quyết nêu trên và tác động của nó đến tình hìnhkinh tế của nước ta trong giai đoạn 2008 – 2013, nhóm 5 chúng tôi nhận thấy định hướngthực hiện chính sách tiền tệ như sau: Trong 6 năm kể từ năm 2008 đến nay, với dấu mốc
là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn
và thách thức, Chính phủ đã chỉ định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt trong chỉ đạo tùy vào từng năm Đầu năm 2008,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt, cuối năm 2008 dầnđược chuyển sang chính sách tiền tệ nới lỏng một cách thận trọng cho đến năm 2009 Kể
từ 2010, chúng ta quay trở lại thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ
Mặc dù mỗi năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại thực hiện những chính sách
tiền tệ khác nhau nhưng tựu chung lại, mục tiêu mà Nhà nước hướng tới đó là: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, hiệu quả; sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ; gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng hợp
lý với chủ trương:
- Ngân hàng Nhà nước luôn bám sát diễn biến thị trường tiền tệ, giám sát chặt chẽ
và hỗ trợ thanh khoản kịp thời cho các tổ chức tín dụng
- Các hoạt động điều hành tín dụng được Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo mụctiêu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kiểm soát cho vay ngoại tệ và chống đô la hóa
- Ngân hàng Nhà nước quyết tâm xử lý nợ xấu
Để đạt được các mục tiêu trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã kết hợp sử dụngnhiều công cụ của chính sách tiền tệ, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, mà chúng tôi sẽ trình bàydưới đây
Trang 101.4.1 Lãi suất cơ bản
1.4.1.1 Thực trạng
Tại Việt Nam, lãi suất cơ bản là lãi suất chỉ áp dụng đối với đồng Việt Nam, doNgân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinhdoanh Lãi suất cơ bản được đề cập đến trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cóhiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 1998 Các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh(lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam không được vượt quá 150% lãisuất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm đó
Bảng lãi suất cơ bản từ 2008 – 2010
Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng
Trang 11Chúng ta có thể thấy, công cụ lãi suất cơ bản dao động nhiều nhất trong khoảngnửa sau năm 2008 đến đầu năm 2009 Đây cũng là thời gian có sự chuyển đổi về chínhsách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng Sau hơn 2 năm giữ ổn định ở mức 8,25%/năm, lãisuất cơ bản đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lên 8,75% từ 1/2/2008 và nhảyvọt lên mức 12%/năm từ 19/5/2008 và một tháng sau đó, từ 11/6 tăng lên 14% nhằm thubớt lượng tiền trong lưu thông Và kết quả là lạm phát đã bị chặn đứng và đẩy lùi từ đỉnhđiểm 3,91%/tháng trong tháng 5 xuống các mức thấp hơn trong quý 3 và thậm chí âmtrong các tháng cuối năm.Tỷ lệ lạm phát cả năm 2008 chỉ còn là 19,89%.
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Sau khi thực hiện thành công vai trò kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đãtừng bước nới lỏng chính sách tiền tệ và lãi suất vẫn là một công cụ hết sức quan trọng.Lãi suất cơ bản đã hạ dần xuống 13%, 12% và liên tiếp được điều chỉnh tới 3 lần trongvòng 1 tháng cuối năm 2008 trước khi giữ ổn định ở mức 7% từ 1/2/2009 Nhằm hỗ trợnền kinh tế trong bối cảnh bị tác động bởi suy thoái tài chính toàn cầu, Chính phủ đãquyết định thực hiện kế hoạch kích cầu thông qua lãi suất và Ngân hàng Nhà nước cótrách nhiệm triển khai nhiệm vụ này Ngân hàng Nhà nước đã giữ mức lãi suất cơ bản 7%trong vòng 10 tháng năm 2009 Đến năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã duy trì lãi suất
cơ bản ổn định ở mức 8% trong suốt 10 tháng đầu năm và thực hiện điều chỉnh lên mức9% trong hai tháng cuối năm trước sức ép của lạm phát Năm 2012, ngay từ đầu năm,Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra lộ trình giảm lãi suất trung bình mỗi quý 1%/năm, tuy
Trang 12nhiên, trên cơ sở khả năng kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, kinh tế vĩ mô từngbước cải thiện, hoạt động ngân hàng ổn định, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Và cho tới năm 2013, lãi suất cơ bản luôn daođộng trong khoảng 8%/năm
1.4.1.2 Nhận xét
Có thể nói, công cụ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã đem lại một số hiệu quảnhất định khi Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh để giảm được mặt bằng lãi suất hỗ trợhoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo đủ đểgóp phần kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý Việc điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhànước đã thật sự chủ động, dẫn dắt được thị trường, trần lãi suất được quy định (150% xlãi suất cơ bản, Bộ luật dân sự quy định nếu trên mức này sẽ bị coi là cho vay nặng lãi )
là điều hợp lý và cần thiết trong điều kiện thị trường biến động
Tuy nhiên, vai trò của công cụ lãi suất cơ bản đã phần nào đã bị hạn chế do kể từtháng 4/2010, Ngân hàng Nhà nước mở lại cơ chế lãi suất thỏa thuận cho khoản vay trung
và dài dạn và áp dụng cho đến nay Với cơ chế lãi suất thỏa thuận, lãi suất cơ bản khôngcòn nhiều ảnh hưởng đến điều chỉnh lãi suất cho vay trên thị trường Có những lúc, mức9%/năm của lãi suất cơ bản (2011) trở nên mờ nhạt, khi lãi suất huy động của các ngânhàng thương mại cao nhất đã 14%/năm, lãi suất cho vay có từ 18% - 20%/năm
1.4.2 Hạn mức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng
1.4.2.1 Thực trạng
Sau hơn 13 năm được dỡ bỏ, đến năm 2011, công cụ hạn mức tín dụng lại đượcNgân hàng Nhà nước sử dụng trong điều hành Cụ thể, theo Chỉ thị 01/CT-NHNN, ngày01/3/2011 về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Thống đốc Ngân hàngNhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụngcho năm 2011 không được tăng quá 20% dư nợ so với cuối năm 2010 và phải được Ngânhàng Nhà nước phê duyệt Bên cạnh hạn mức tín dụng nói chung, trong năm 2011, Ngânhàng Nhà nước còn quy định hạn mức tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, như: bấtđộng sản, chứng khoán, vay tiêu dùng khác đến ngày 31/12/2011 còn tối đa 16% Kếtquả thực hiện đến hết năm 2011, dư nợ tín dụng cả nền kinh tế chỉ đạt 12%, thấp hơnnhiều kế hoạch đề ra Rút kinh nghiệm năm 2011, ngay từ đầu năm 2012, tại Chỉ thị số01/2012/CT-NHNN, ngày 13/02/2012 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảohoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã giao chỉ tiêu
kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho 4 nhóm ngân hàng thương mại có phân biệt dựa trênchất lượng, trực tiếp là tỷ lệ nợ xấu của từng ngân hàng Việc phân bổ hạn mức tín dụngđược ấn định, và có sự phân biệt theo 4 nhóm ngân hàng tùy theo sức khỏe: 17%, 12%;8% và 0% để tạo mức tăng dư nợ hợp lý (dự kiến khoảng 15-17 % cả năm), đồng thờikhông để những ngân hàng quản trị kém, tài chính không lành mạnh vẫn tăng trưởng bấtchấp rủi ro và gây tác động xấu đến cả hệ thống Sau đó, cơ quan này đã điều chỉnh tăng
Trang 13chỉ tiêu cho 36 tổ chức tín dụng có điều kiện thực tế mở rộng cho vay an toàn; đồng thời,vẫn khống chế hạn mức tín dụng trong lĩnh vực phi sản xuất là 16% Kết quả là năm
2012, dư nợ cho vay đối với nền kinh tế chỉ tăng được 8,91%, thấp hơn rất nhiều so với
kế hoạch đề ra Năm 2013, mặc dù lạm phát đã được kiểm soát khá ổn định, nhưng Ngânhàng Nhà nước vẫn tiếp tục duy trì sử dụng công cụ hạn mức tín dụng Theo Chỉ thị01/CT-NHNN, ngày 31/01/2013 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạtđộng ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013, thì Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăngtrưởng tín dụng toàn hệ thống là 12%, đồng thời, căn cứ vào năng lực tài chính cũng như
kế hoạch phát triển của từng ngân hàng để quy định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng Theo
đó, có 3 nhóm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng chính: 12%, 9% và 5%, ngoài ra một số ngânhàng vẫn có những mức chỉ tiêu cao hơn và cũng có những ngân hàng chỉ tiêu này bằng
0 Mặc dù Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến hết tháng 7/2013, tổng dư nợ cho vay đốivới nền kinh tế mới chỉ tăng có 5,02%, nhưng đến cuối năm, con số này đã vượt mức lênthành 12,51%
1.4.2.2 Nhận xét
Mặc dù mới chỉ quay lại từ năm 2011, công cụ hạn mức tín dụng cũng đã mang lạinhững hiệu quả nhất định Bởi lẽ, nó thúc đẩy các ngân hàng thương mại phấn đấu hoạtđộng hiệu quả, nâng cao chất lượng và các chỉ số an toàn để được xếp hạng tín nhiệm cao
và có hạn mức tăng trưởng cao Đồng thời, nó còn điều chỉnh và hạn chế tốc độ tăngtrưởng tín dụng cao hơn tăng trưởng huy động vốn, góp phần cải thiện tính thanh khoảncủa từng ngân hàng và cả hệ thống, giảm áp lực lạm phát Nó còn có tác động mạnh mẽ
và có hiệu quả đến mục tiêu tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng thương mại yếu kém,tăng vốn chủ sở hữu, nâng cao năng lực cạnh tranh
Tuy nhiên, việc khống chế dư nợ phi sản xuất khoảng 16% theo chính sách thắtchặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nhằm hướng dòng vốn vào khu vực trực tiếp làm racủa cải vật chất… là điều cần thiết, song do tính chất “cào bằng” nên những dự án cần ưutiên đầu tư như phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho tái định cư, nhà ở cho người thu nhậpthấp, hay như thị trường bất động sản cao cấp ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫnkhá phát triển, … bị ảnh hưởng Không những thế, năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đãphân loại các nhóm tổ chức tín dụng làm căn cứ phân hạng mức tín dụng, nhưng cơ quannày lại không công khai các tiêu chí xếp hạng, phương pháp tính toán và bảng xếp hạng
Vì vậy, việc phân loại này không có sức thuyết phục đối với các tổ chức tín dụng Trongđiều kiện ở Việt Nam hiện nay, các tiêu chí và phương pháp đánh giá, xếp hạng tín nhiệmcác tổ chức tín dụng còn rất nhiều bất cập, chất lượng xếp hạng tín nhiệm của một vài tổchức công bố chưa được thị trường công nhận Vì vậy, căn cứ để đánh giá, xếp loại, phânhạng các tổ chức tín dụng để từ đó phân bổ hạn mức tín dụng còn nhiều vấn đề, chưa đảmbảo chính xác, công khai, minh bạch
Trang 141.4.3 Nghiệp vụ thị trường mở
1.4.3.1 Thực trạng
Quy chế đầu tiên về nghiệp vụ thị trường mở được Thống đốc Ngân hàng Nhànước ban hành kèm theo Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 9/3/2000 là mốcquan trọng đánh dấu sự phát triển của thị trường tiền tệ Việt Nam Ngày 5/1/2007, Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy chế về nghiệp vụ thị trường mở kèm theoQuyết định số 01/2007/QĐ-NHNN và Quy chế này được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định
số 27/2008/QĐ-NHNN ngày 30/9/2008 Để hỗ trợ và tăng tính linh hoạt cho thị trườngtiền tệ, ngày 7/4/2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế về môi giớitiền tệ kèm theo Quyết định số 351/2004/QĐ-NHNN nhằm tạo lập những chủ thể chuyênnghiệp cho thị trường
Cùng với thị trường liên ngân hàng, nghiệp vụ thị trường mở cũng có sự tăngtrưởng, phát triển không ngừng về doanh số giao dịch cũng như số lượng thành viên thịtrường Cơ chế, quy trình nghiệp vụ ngày càng hoàn thiện: quy trình thanh toán được rútngắn, từ thanh toán sau 2 ngày kể từ năm 2000, rút xuống còn 1 ngày vào năm 2001, và
từ năm 2002 đến nay thanh toán ngay trong ngày thực hiện giao dịch Định kỳ giao dịchcũng được rút ngắn, từ 10 ngày/phiên năm 2000 xuống còn 1 phiên/tuần vào năm 2001, 2phiên/tuần vào năm 2002, 3 phiên/tuần từ tháng 11/2004, đến nay Ngân hàng Nhà nướcthực hiện theo định kỳ hàng ngày
Khối lượng giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tăng mạnh qua các năm Năm 2008,Ngân hàng Nhà nước thực hiện 401 phiên đấu thầu, tăng 46 phiên so với năm 2007 Tổngdoanh số giao dịch năm 2008 là 1.036 nghìn tỷ đồng, tăng 618 nghìn tỷ đồng so với năm
2007 Năm 2011, để đáp ứng nhu cầu vốn cho các tổ chức tín dụng trong điều kiện gặpkhó khăn về thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước tổ chức 431 phiên mua có kỳ hạn giấy tờ
có giá với tổng doanh số trúng thầu là 2.800 nghìn tỷ đồng Năm 2012, thanh khoản của
hệ thống được cải thiện hơn, số tiền Ngân hàng Nhà nước cung ứng cho các ngân hàngthông qua nghiệp vụ thị trường mở trong 10 tháng đầu năm đạt 404 nghìn tỷ đồng với sốphiên đấu thầu giảm xuống còn 257 phiên
Trong năm 2013, khối lượng giao dịch trên thị trường liên ngân hàng diễn ra khá
ổn định và đồng đều qua các quý so với năm 2012, đồng thời hoạt động bơm, hút tiền trênthị trường mở cũng rất nhịp nhàng, gần như là lượng cung tiền được dự báo phù hợp vớinhu cầu và diễn biến của nền kinh tế và khối lượng giao dịch cũng giảm đáng kể so vớinăm 2012
1.4.3.2 Nhận xét
Nghiệp vụ thị trường mở được xem là còn khá mới ở Việt Nam để Ngân hàng Nhànước điều hành chính sách tiền tệ Phiên giao dịch đầu tiên được thực hiện vào tháng7/2000 Mặc dù vậy, việc triển khai nghiệp vụ thị trường mở cơ bản đã đáp ứng được yêucầu đổi mới của nền kinh tế, chuyển dần từ sử dụng các công cụ tiền tệ trực tiếp sang sử
Trang 15dụng công cụ gián tiếp, giúp các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán nhanhchóng, kịp thời Nghiệp vụ thị trường mở đang dần trở thành kênh chủ đạo để Ngân hàngNhà nước bơm tiền ra nền kinh tế và thu tiền về từ lưu thông, góp phần quan trọng điềuhoà vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại.
Hoạt động thị trường mở có ý nghĩa quan trọng Thứ nhất, các ngân hàng thươngmại có thêm vốn để cấp tín dụng, tức là gia tăng được lượng vốn khả dụng Thứ hai, lãisuất cho vay có điều kiện giảm do các ngân hàng thương mại có nhiều vốn để cho vayhơn Thứ ba, các chủ thể kinh tế nhờ đó gia tăng được cơ hội tiếp cận nguồn vốn dolượng cung nhiều hơn và lãi suất giảm thấp hơn
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn trong điều hành nghiệp
vụ thị trường mở nhằm kiểm soát lượng tiền cung ứng, điều này ảnh hưởng bởi: Hoạtđộng thị trường mở không bắt buộc (đến năm 2011 đã có 49 thành viên tham gia song chỉ
có các tổ chức tín dụng có quy mô lớn mới tham gia giao dịch thường xuyên) cũng nhưkhả năng dự báo cung – cầu vốn khả dụng còn nhiều yếu kém