Xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu các công cụ thuộc chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước (Trang 29)

Các kết luận

1.6.2xuất một số giải pháp

Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 phản ánh một nghịch lí của quá trình phát triển: cơ hội hội nhập lớn từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mức đầu tư cao, thị trường liên tục mở rộng, đà tăng trưởng tốt nhưng nhìn tổng thế sức cạnh tranh của nền kinh tế lại suy giảm, lạm phát cao và bất ổn nghiêm trọng. Tăng trưởng của cả nền kinh tế tuy đạt tốc độ tương đối cao và liên tục nhưng nền kinh tế đang tiếp tục đối mặt với những bất ổn kinh tế vĩ mô đã diễn ra và gia tăng mạnh trong những năm gần đây. Lạm phát cao bùng phát năm 2008, tiếp theo là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu nổ ra vào cuối năm 2008 đã gây ra những tác động nghiêm trọng, làm chậm đà phát triển của nền kinh tế. Sau khi thực hiện các biện pháp kích thích phát triển kinh tế để vượt qua tác động của khủng hoảng, Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt các bất ổn vĩ mô như lạm phát tăng cao trở lại , tỷ giá biến động mạnh và khó lường, nhập siêu tăng mạnh, thâm hụt cán cân thanh toán cao và kéo dài, dự trữ ngoại hối ngày càng mỏng, thâm hụt ngân sách tăng cao cùng với tình trạng nợ công, nợ nước ngoài đang dần đến ngưỡng nguy hiểm, thị trường tài chính tiền tệ mong manh hơn với những biến động mạnh về lãi suất, niềm tin của thị trường vào điều hành kinh tế vĩ mô bị suy giảm.

Nguyên nhân được chỉ ra là nghịch lý ngược chiều giữa tăng trưởng và ổn định vĩ mô: dưới áp lực về tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã thi hành nhiều chính sách có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng có thể gây bất ổn trong dài hạn.

Chính vì vậy, nhóm chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với chính sách tiền tệ ở nước ta trước hết là ở 2 năm tới 2014 – 2015. Do hiện nay nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn, những con số tăng trưởng chưa thể đảm bảo điều gì nên chúng tôi chỉ đưa ra các nhóm giải pháp nhằm cải thiện môi trường thực thi các công cụ của chính sách tiền tệ, chứ chưa phải là nhóm những giải pháp để nâng cao hiệu quả cho từng công cụ.

Việc hoạch định chính sách tiền tệ cũng như các công cụ của chính sách tiền tệ cần đặt nó trong một chỉnh thể thống nhất có tính đến sự linh hoạt của thị trường.

Chính sách tiền tệ cần phải được đặt trong mối quan hệ với các chính sách vĩ mô khác. Đặc biệt cần thực hiện các biện pháp phối hợp 1 cách có hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ và 1 cách chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan. Trong quá trình triển khai thực hiện cần đảm bảo nguyên tắc: kịp thời, đúng đối tượng, hiệu quả và kiên quyết thực hiện dứt điểm trong ngắn hạn, tránh kéo dài ảnh hưởng tới ổn định vĩ mô trong dài hạn.

Đồng thời, việc lựa chọn sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ cần được phân định rõ ràng theo chức năng, vai trò chủ yếu của từng công cụ; tránh tình trạng làm triệt tiêu hoặc hạn chế phát huy tác dụng của một số công cụ, giảm hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.

Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh sôi động trong nước cũng nâng cao năng lực hoạt động ngân hàng của cả nước trong điều kiện hội nhập toàn cầu.

Năng lực kỹ thuật, công nghệ của Ngân hàng Nhà nước cần được nâng cao đặc biệt là trong việc thu thập, xử lý thông tin, dự báo và ra quyết định điều hành chính sách tiền tệ.

Cần hoàn thiện hành lang pháp lý về hệ thống ngân hàng, tài chính để cơ chế thực thi chính sách tiền tệ nói chung và các công cụ của chính sách tiền tệ nói riêng được nghiêm minh và có hiệu quả hơn.

Cần có các biện pháp khuyến khích phù hợp nhằm tạo ra những nếp thói quen mới trong tâm lý của các cá nhân, các doanh nghiệm để giúp việc thực hiện các công cụ của chính sách tiền tệ có hiệu quả hơn, giả như kích thích các tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ thị trường mở, tăng tinh thần trách nhiệm, tính trung thực cho các tổ chức tín dụng …

Ưu tiên đầu tư thực hiện chiến lược con người, đặc biệt là chiến lược đào tạo đội ngũ nhà khoa học giỏi, cán bộ công nhân viên nhà nước có trách nhiệm, đủ lực, đủ quyền, được bảo vệ tốt; có chế độ đãi ngộ hợp lí cho nhân tài từ những năm còn trên ghế nhà trường.

MỤC LỤC

Cơ sở lý thuyết...1 Liên hệ với thực tế hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 – 2013...8 Các kết luận...22

Một phần của tài liệu các công cụ thuộc chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước (Trang 29)