Những mặt chưa làm được

Một phần của tài liệu các công cụ thuộc chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước (Trang 26)

Các kết luận

1.5.2Những mặt chưa làm được

1.5.2.1 Việc thiếu đồng bộ giữa các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Trong giai đoạn từ tháng 6/2007 đến tháng 9/2008 đã tạo ra áp lực gây nên gia tăng lạm phát và làm lãi suất tăng cao. Năm 2007, chính sách tiền tệ được nới lỏng quá mức khiến cung tiền trong lưu thông tăng vọt, trong khi mức độ mở rộng của chính sách tài khoá thấp hơn nhiều so với chính sách tiền tệ khiến nền kinh tế không thể hấp thụ được nguồn vốn lớn, hiệu quả đầu tư thấp, nhập khẩu lạm phát từ nước ngoài. Đến cuối năm 2007 và đầu năm 2008 , kinh tế thế giới biến động mạnh và bước vào thời kỳ suy thoái, và có ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, thị trường tài chính trong nước không ổn định, lãi suất và tỉ giá biến động mạnh, lạm phát liên tục leo thang. Tuy nhiên, để chống lạm phát, Bộ tài chính lại thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng, duy trì mức bội chi, trong khi chính sách tiền tệ lại được thắt chặt (6/2007 – 9/2008 ). Chính vì điều này đã tạo ra áp lực lạm phát và làm lãi suất ngày càng tăng. Giá tiêu dùng năm 2008 so với năm 2007 đã tăng 22,97%.

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

1.5.2.2 Hạn chế doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, đến đầu tháng 5/2012 có hơn 42% số DN không vay vốn trong hoạt động kinh doanh. Trong số 58% DN có vay vốn, thì hơn 50% trong số họ vay vốn từ ngân hàng thương mại nhà nước, gần 30% có vay vốn từ ngân hàng thương mại cổ phần, số còn lại phải vay vốn từ bạn bè, người thân ... Có khá nhiều rào cản đối với DN trong tiếp cận vốn vay ngân hàng. Đầu tiên và lớn nhất là lãi suất cao; gần 40% số DN gặp phải rào cản này khi theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy, phần lớn DN đã vay vốn với lãi suất rất cao trong nửa đầu năm 2012, cụ thể: 78,5% số DN đã phải trả mức lãi suất từ 16% trở lên; hơn một nửa số DN phải trả mức lãi suất từ 18% trở lên. Lãi vay phải trả đã đẩy chi phí vốn của DN tăng cao, dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh suy giảm: Cuối năm 2012, đầu năm 2013, lãi suất tăng góp phần làm cho chi phí đầu vào của DN tăng theo. Trong khi đó, tình hình kinh doanh của các DN lại hết sức khó khăn, thị trường đầu ra bị thu hẹp, hàng tồn kho tăng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn của hầu hết các DN ở mức rất thấp. Tiếp sau là thủ tục phiền hà (28,5% DN), không có thế chấp (gần 19% DN), phải trả thêm phụ phí (gần 10% DN). Ngoài ra, việc khống chế dư nợ phi sản xuất khoảng 16% theo chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhằm hướng dòng vốn vào khu vực trực tiếp làm ra của cải vật chất… là điều cần thiết, song những dự án cần ưu tiên đầu tư như phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho tái định cư, nhà ở cho người thu nhập thấp theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo an sinh xã hội cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong nửa đầu năm 2012.

Một phần của tài liệu các công cụ thuộc chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước (Trang 26)