Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu các công cụ thuộc chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước (Trang 27)

Các kết luận

1.6.1 Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam đến năm

Đại hội Đảng lần thứ XI đã thông qua Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015. Nhằm triển khai thực hiện, Chính phủ đã trình Quốc hội Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn này và được Quốc hội thông qua. Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP từ 6,5%-7%; tỷ trọng đầu tư toàn xã hội từ

33,5% - 35% GDP; giảm dần nhập siêu từ năm 2012 và phấn đấu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015; chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5% - 7% vào năm 2015....

Theo đánh giá của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế, mục tiêu trên là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng của giai đoạn này còn phụ thuộc vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và triển vọng của kinh tế thế giới. Nếu kinh tế toàn cầu cải thiện hơn, nhu cầu đối với hàng hóa của Việt Nam tăng sẽ thúc đẩy sản xuất tăng trưởng mạnh. Môi trường kinh doanh Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể khiến thu hút được nhiều vốn FDI hơn, đây cũng là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, lượng kiều hối về Việt Nam tiếp tục tăng, dịch vụ tài chính phát triển… sẽ là những yếu tố hỗ trợ tăng trưởng trong thời gian tới.

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 sẽ là 7,1%, mức tăng trưởng trung bình cao nhất ASEAN. Theo OECD, thời gian tới Việt Nam cần đa dạng hóa và cải thiện hoạt động xuất khẩu, cơ sở hạ tầng nhằm giảm giá thành vận chuyển, phát triển cơ cấu chính sách tài chính nhằm hỗ trợ đạt được các mục tiêu. Quỹ Tiền tệ quốc (IMF) cũng dự báo tăng trưởng GDP của VN từ năm 2011 đến 2015 khá cao, lần lượt là 5,75%, 6,27%, 6,84%, 7,17%, và 7,47%; lạm phát bình quân năm 2012 là 12,13% và giai đoạn 2013-2015 ở mức 5,25%- 6%/năm.

Theo The Economist (Anh), tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 ở mức khoảng 7,2%/năm do tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Chỉ số CPI được dự báo ở mức trung bình 7,8%/năm. Tuy nhiên, nếu Chính phủ đưa lạm phát về mức kiểm soát, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2012-2015 sẽ đạt mức trung bình 6,8%/năm.

Trong khuôn khổ “Dự án chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc (KSP)” giữa Viện Chiến lược phát triển Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Viện Phát triển Hàn Quốc, các chuyên gia cũng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 ở mức 6,5%. Từ những dự báo trên cho thấy triển vọng kinh tế VN 2011 -2015 là sáng sủa và khả thi so với mục tiêu của Kế hoạch. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số vấn đề quan trọng cả trong ngắn và trung hạn như: khó khăn của kinh tế toàn cầu; những bất ổn vĩ mô của kinh tế đang đặt ra như những nhiệm vụ cấp thiết trước mắt trong 2 năm đầu của Kế hoạch.

Một phần của tài liệu các công cụ thuộc chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w