Trường Tiểu học phải có đủ những tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục theo yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương nói riêng và
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài:
Trường Tiểu học là đơn vị cơ sở Giáo dục Tiểu học-cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân Trường Tiểu học phải có đủ những tiêu chuẩn cần thiết
để đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục theo yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương nói riêng và của đất nước nói chung nhằm đưa đất nước Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới
Trường tiểu học khác hẳn với các trường học khác đó là: Nó đáp ứng nhu cầu và phục vụ 100 % trẻ em trong độ tuổi đi học của mỗi địa phương Mọi gia đình và có thể nói là toàn xã hội đều gắn bó mật thiết, đều có quyền lợi và nghĩa vụ đối với trường Tiểu học Trường Tiểu học chính là chiếc nôi văn hoá, ở đó trẻ em được đảm bảo quyền lợi và các nghĩa vụ của mình, được bảo vệ, chăm sóc, vui chơi, giải trí và phát triển
Đối với trẻ em, mái trường là chỗ dựa tinh thần và bền vững nhất, tin cậy nhất và có sức hấp dẫn nhất Vì vậy phải làm sao cho trẻ em thích đến trường học
tập và cảm thấy “Đi học là hạnh phúc và mỗi ngày đến trường là một ngày vui ”
Đa số học sinh Tiểu học rất thích hoạt động và thích được khẳng định mình trước bè bạn, đây là một nhu cầu bình thường mà mỗi học sinh của chúng ta đều có nhưng để khơi gợi sự ham muốn đó là một việc để đội ngũ thầy cô giáo chúng ta, người cán bộ quản lý cần phải suy nghĩ đề ra những giải pháp thích hợp giúp cho các hoạt động của cá nhân trẻ được đi đúng hướng Các em học sinh của chúng ta cũng rất thích thi đua, cũng rất muốn tập thể lớp của các em được khen ngợi, được tốt dưới ánh mắt của mọi người Nhằm mục đích nêu gương để từng tập thể lớp, từng cá nhân học sinh biết noi gương, biết thi đua để tập thể lớp các em học tập đạt được thành quả cao nhưng cũng cần tránh cho các em những biểu hiện ganh đua thái quá Điều này cũng là một vấn đề để chúng ta thúc đẩy làm sao cho tất cả tập
Trang 2thể lớp đều có những hoạt động đáng biểu dương làm các em hãnh diện và càng cộng tác, khăng khít với lớp với mái trường mà mình đang học.Vì thế ngoài hoạt động học tập văn hóa, hoạt động ngoại khóa khác Người cán bộ quản lý cũng cần
tổ chức những hoạt động thi đua giữa các lớp để thúc đẩy kiện toàn vẽ mỹ quan của toàn trường trong đó cũng tích hợp những mục tiêu khác như: Ôn tập kiến thức, giáo dục đạo đức, giúp học sinh nắm vững được những trang sử vẻ vang của dân tộc, phát triển năng khiếu của các em … Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi chỉ muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp một số giải pháp về công tác chỉ đạo việc “ Trang trí lớp học tích cực”
II Phạm vi nghiên cứu:
- Vai trò và chức năng người giáo viên tiểu học
- Sự gắn bó giữa các thành viên trong tổ phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân
sẽ tạo nên một tập thể vững mạnh, đồng bộ trong công tác trang trí lớp học
- Các hình thức trang trí lớp học
III Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu
+ Xây dựng kế hoạch trang trí lớp học
+ Công tác đánh giá kết quả trang trí lớp học
+ Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
+ Các tạp chí giáo dục
- Tổng kết tham khảo kinh nghiệm đồng nghiệp
Trang 3PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN
I Cơ sở lý luận:
Dân tộc ta được đứng trước những thời cơ và vận hội lớn nhưng cũng có nhiều thử thách chờ đón chúng ta Các kiến thức của nhân loại trong thế kỷ XXI là
rất rộng lớn không thể học tập theo kiểu nhồi nhét, kiểu “Mì ăn liền” mà cần phải
biến chúng nhẹ nhàng đi vào não các em thường xuyên bằng những hình ảnh, những bài viết, những sản phẩm, những hoạt động rèn kỹ năng… trong từng giai đoạn học tập, phải cập nhật thường xuyên
Việt Nam là nước thứ hai ký “Công ước Quyền Trẻ em” Công ước đã thổi
một luồng gió mới lành mạnh vào đời sống của ngành giáo dục nước nhà Trẻ em Việt Nam ngày càng có quyền tham gia các hoạt động, được quyền bày tỏ ý kiến
… Việc thực thi Công ước đã được Giáo dục Việt Nam nói riêng, của xã hội Việt Nam nói chung tiến hành triển khai và ngày càng hoàn thiện hơn Giáo dục Hướng Hóa đã liên tục thực hiện và nâng cao việc thực thi Công ước bằng nhiều hoạt động
phong phú như: “Trang trí lớp học tích cực” ; “Xây dựng kỷ luật lớp học tích cực”… những hoạt động này đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng con
người mới của thế kỷ XXI: biết sống và biết hợp tác, hình thành nhiều kỹ năng sống trong thời niên thiếu Điều đó giúp các em tự tin để phát triển năng lực, góp phần tạo nên sự năng động trong học tập, sinh hoạt của học sinh
II Cơ sở thực tiễn:
- Việc “Trang trí lớp học tích cực” đã đem lại nhiều niền ham thích cho
học sinh Dẫn chứng khi được tham quan ở các trường như tiểu học Tân Long, số 2
Lao Bảo… tôi có hỏi thăm các em học sinh thì các em cho biết là: “ Rất yêu thích
hoạt động này vì nó đem lại cho các em nhiều điều bổ ích, như được bày tỏ những điều mình mong muốn, được trưng bày những sản phẩm mình làm ra…”
Trang 4- Việc “Trang trí lớp học tích cực” được thực hiện hầu hết ở tất cả mọi
trường học trong huyện, mỗi trường đều có sự đầu tư, suy nghĩ đã làm cho lớp học trở nên vui tươi có nhiều màu sắc, giúp các em có cảm giác hưng phấn khi bước chân vào lớp học hàng ngày
- Tuy nhiên việc định hướng để các lớp học có những nét chung mà vẫn đảm bảo những đặc thù riêng của mỗi lớp thì còn một vấn đề bỏ ngỏ ở nhiều trường Có những lớp trang trí màu mè, rườm rà lại dẫn đến phản tác dụng cho việc tích hợp giữa mục tiêu học tập, rèn luyện các kỹ năng của học sinh.Thông thường công việc này chỉ được khởi xướng rầm rộ vào đầu năm học (HKI) Nhưng sau đó không được cập nhật nên dần dần bộc lộ những hạn chế
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I Xây dựng cho đội ngũ nhận thức về “Trang trí lớp học tích cực”:
Xuất phát từ thực tế lâu nay giáo viên chỉ tập trung dạy kiến thức cho học sinh chứ không chú ý dạy học sinh cách học như thế nào? mà dạy cách học chính
là dạy nhân cách cho trẻ Vậy mà nhiều thầy cô cứ phàn nàn học sinh không ngoan, lười học, chữ xấu nhưng chính cô lại không chú ý đến tác phong, ngôn từ, lời nói của mình Một việc tưởng như là rất nhỏ nhưng cũng làm cho mỗi nhà giáo chúng
ta phải xem lại mình và công tác chủ nhiệm tốt thể hiện trong từng giờ học: Mọi
HS phải được trình bày ý kiến, lớp học phải sôi nổi Tiết sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ phải thực sự có hiệu quả Công tác chủ nhiệm tốt chính là nhằm đổi mới phương pháp dạy học: công tác chủ nhiệm ở đây tôi muốn nói GVTH phải thực sự
là người mẹ, là cô giáo, là chị TPT, là bạn người quản lý chứ không phải coi công tác CN là khiển trách, kiểm điểm học sinh Quan hệ thầy trò là quan hệ thể hiện ở lương tâm, trách nhiệm Thầy phải thấm nhuần quan điểm của cuộc vận
động “Trường học thân thiện- Học sinh tích cực” đem hết khả năng và nhiệt tình
của mình chăm lo đến từng em học sinh như chính con em ruột của mình
Trang 5Việc tạo ra một môi trường học tập tốt, tạo cho các em sự gần gũi coi lớp học như gia đình của mình là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo chúng ta để các em thấy mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui
* GVCN có chú trọng và có kế hoạch thì việc trang trí lớp sẽ có nhiều nội dung bổ ích
* GVCN có kế hoạch tổ chức nhóm, tạo cơ hội cho HS tham gia thì công việc trang trí lớp học sẽ là một công việc tự giác của trẻ không trở thành áp lực cho GV
* Việc xây dựng một kế hoạch cụ thể có những tiêu chí rõ ràng sẽ định hướng và trên thực tế tận dụng sẽ rất khả thi
* Việc tham mưu với Hiệu trưởng và áp dụng các hình thức của trường bạn
có chọn lọc góp phần thay đổi cảnh quan của từng lớp học và đem đến hiệu qủa như mong muốn
* Không thể chủ quan, người cán bộ quản lý và các thành viên có trách nhiệm tiếp tục duy trì việc phân công trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
- BGH, GVCN và Tổng Phụ trách Đội giáo dục các em học sinh thường xuyên trong lễ chào cờ, trong những lúc tham dự hoạt động dạy và học của GV và HS:
- Giáo dục các em thể hiện qua hành động chung tay, góp một phần vào việc trang trí lớp học
- Tổng phụ trách bố trí thời gian hợp lý hướng dẫn ban chỉ huy các Chi Đội tham quan học tập mô hình của các Chi Đội bạn để các em kịp thời bổ sung cho lớp mình
- Thông qua việc làm này, giúp các em tự điều chỉnh, bổ sung trao đổi, hợp tác tốt hơn để xây dựng cảnh quan, vệ sinh lớp học nói riêng và của nhà trường nói chung Góp phần giáo dục các em thực hiện quyền làm chủ của mình đối với nơi các em đang học Từ đây tạo nền tảng cơ bản giúp các em góp phần vào việc cải tạo cảnh quan, vệ sinh của gia đình, địa phương của các em ngay bây giờ
Trang 6* Phát huy những bài học về cá nhân và tập thể lớp qua phương pháp nêu gương để tiếp tục thực hiện thành công những mục tiêu của kế hoạch, để tiến đến mục tiêu về số lượng: 100% HS các lớp có ý thức bảo vệ các thành quả đã trang trí
và tăng cường bổ sung kịp thời những điều đã học tập ở các tập thể lớp bạn bè
* Hiệu trưởng giao quyền Phó Hiệu trưởng, phải luôn cập nhật, đôn đốc, kiểm tra các công việc trang trí lớp, sao cho không chệch hướng, sao cho không lơ
là, phải phát triển đồng bộ Bản thân người CBQL không nôn nóng, luôn kịp thời
tư vấn để đội ngũ “vui vẻ”, “thuận hòa” thực hiện và thực hiện có sáng tạo, có
“cái tâm”.
* Phó hiệu trưởng triển khai kế hoạch và giao trách nhiệm cho: Đ/c Tổng phụ trách ít nhất 1lần/ tháng triển khai cho Liên Đội, Chi Đội để các em thực sự góp tay cho lớp học, trường học của mình càng ngày càng đẹp hơn
* Đó là những tiêu chí cơ bản khi thực hiện việc: “ Trang trí lớp học tích
cực” chúng ta không thể nào quên hoặc bỏ qua.
II Xây dựng kế hoạch trang trí lớp học và đẩy mạnh sự kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với yêu cầu phục vụ học tập của học sinh:
1 Kế hoạch tổ chức trang trí lớp học tích cực năm học 2011-2012:
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG HOÁ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG PTCS A XING Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
A Xing, ngày 5 tháng 10 năm 2011
Trang 7KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRANG TRÍ LỚP HỌC TÍCH CỰC
NĂM HỌC: 2011-2012
- Căn cứ Chỉ thị số 40/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013
- Căn cứ vào tình hình thực tế của trường năm học 2011-2012
- Trường PTCS A Xing xây dựng kế hoạch tổ chức trang trí lớp học tích cực năm học 2011-2012 như sau:
I MỤC ĐÍCH
- Nhằm tạo ra môi trường học tập thân thiện, gần gũi, tích cực cho học sinh
- Tạo cho HS có thói quen tham và có trách nhiệm với các hoạt động của lớp Phát huy khả năng hợp tác giữa giáo viên - học sinh và học sinh - học sinh
- Giúp học sinh sáng tạo, tự tin hơn, biết tự hào về bản thân và những gì mình đạt được qua những sản phẩm học tập được trưng bày trong lớp học
ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN:
- Giáo viên chủ nhiệm và học sinh toàn trường
II PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRANG TRÍ LỚP HỌC:
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG
HOÁ
TRƯỜNG PTCS A XING
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRANG TRÍ LỚP HỌC TÍCH CỰC
Họ và tên GVCN:
………
Lớp : … Trường PTCS A Xing
CÁC
LĨNH
VỰC
tối đa
Điểm đánh giá
Trang 8TRÍ
I PHẦN
QUY
ĐỊNH
CHUNG
(20 điểm)
1.1 Góc Chúng em học Toán (Có nội dung và cập nhật
về những kiến thức mà HS đã và sẽ học) 3 1.2 Góc Em học giỏi Văn (Có nội dung và cập nhật về những kiến thức mà HS đã và sẽ học) 3 1.3 Góc Em yêu nghệ thuật (Có nội dung và cập nhật về những sản phẩm HS đã thực hiện được ) 3 1.4 Góc Nét chữ của em (Có nội dung và cập nhật về những sản phẩm HS đã thực hiện được ) 3 1.5 Góc giáo dục ATGT và PTTNTT (Sưu tầm, cập nhật và chú thích những hình ảnh giáo dục ATGT và PTTNTT)
3
1.6 Đồ dùng dạy học của GV có sử dụng và để có khoa
1.7 Vệ sinh lớp học và chăm sóc cây xanh trong lớp 2
/ 20
II PHẦN
ĐẶC
THÙ
RIÊNG
CỦA LỚP
(5điểm)
2.1 Sơ đồ lớp học (Thông qua phỏng vấn và thực hành, học sinh biết tự cắm “Hoa điểm tốt” và xếp loại “Hoa điểm tốt” hàng tuần.)
3
2.2 Xây dựng nề nếp 15 đầu giờ, tổ chức cho học sinh đọc bảng chữ cái trên lớp 2
/ 5
XẾP LOẠI TRANG TRÍ LỚP
HỌC :
TỔNG ĐIỂM : ……./ 25
Tốt : 22 25 điểm
Khá : 16 21,5 điểm
Trung bình : 12,5 15,5 điểm
Chưa đạt : duới 12,5 điểm
Trang 10CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Tháng Nội dung trang trí Phân công thực hiện
9 và 10
Tuần 3 - 4
Tuần 5 - 6
Tuần 7 8
-9
Góc Em yêu nghệ thuật
Góc Nét chữ của em
Góc Chúng em học Toán
Góc Em học giỏi Văn
Góc giáo dục ATGT và PTTNTT
Giao cho HS tự vẽ, trang trí (HS sưu tầm thơ văn, tổ trưởng và tổ phó mỗi tổ thường xuyên tổng hợp các sản phẩm các môn học dán vào bảng)
Ban cán sự lớp thường xuyên cập nhật các thông tin về phong trào trường lớp và thông tin về ngày sinh của bạn trong lớp
GV cùng học sinh đánh máy và
ép nhựa những nội dung, kiến thức môn học đã học, đính vào góc ôn bài
HS thực hiện theo từng chủ đề
Giáo viên và HS cùng thực hiện
HS cập nhật nội quy mới mỗi tháng
GV thu hình các HS - giao cho một số HS phụ trách vẽ, dán hình
Từ
T.11-T5/2012
Các tiêu chí trên GV và HS thường xuyên cập
nhật các thông tin
Triển khai kế hoạch đến 100% các đối tượng CB – GV trong Hội đồng
Trang 11Giáo dục ngày 3/10/2011.
Trong kế hoạch cần phải có những quy định chung để các tập thể lớp đi đúng mục tiêu nhưng cũng có phần riêng để GVCN và HS thực hiện sáng tạo theo yêu thích của mình:
Từ tháng 1/2012 – 4/2012, thông qua 4 cuộc họp HĐGD và những cuộc họp chuyên môn với tổ khối, BGH đã
tư vấn và tạo thêm điều kiện vật lực, nhân lực để 100% tập thể lớp hoàn thành nhiệm vụ vào 5/2011
Kế hoạch tổ chức xuyên suốt năm học luôn cần có sự kiểm tra, đôn đốc thường xuyên; cần có sự hỗ trợ kịp thời thì tất yếu các hoạt động sẽ đồng
bộ và thành công là hiện thực
2 Phần quy định các Góc:
a Sắp xếp Đồ dùng dạy học của giáo viên:
* 100% GV sử dụng thường xuyên và sắp xếp có khoa học GVCN và GV
bộ môn có sắp xếp khoa học công việc của mình thì sẽ là một gương sáng thuyết phục các em HS có thói quen tổ chức việc chuẩn bị, góc học tập, sắp xếp cặp đi học… của mình khoa học hơn!
b Bảng trưng bày sản phẩm ở “Góc em yêu nghệ thuật” và “Nét chữ của em”
* Học sinh Tiểu học rất thích những sản phẩm của mình được giới thiệu đến mọi người xung quanh Vì thế, qua hoạt động này giúp các em càng thêm ham
Trang 12muốn sản phẩm của mình được triển lãm Vì lẽ đó, các em ngày càng hoàn thiện công việc của mình với kết qủa cao hơn Qua đó, HS cũng được học tập toàn diện
và yêu thích tất cả các môn học, không chỉ tập trung cho Toán và Tiếng Việt
* Giúp học sinh khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, mau nhớ và nhớ lâu Cũng đồng thời giúp học sinh biết tự giác chuẩn bị bài nhà, xây dựng thói
quen tự học, giúp GV các lớp “ Chuyên môn hóa đối tượng người dạy” dễ dàng
thực hiện nhiệm vụ
c Góc Chúng em học Toán:
Bao gồm những công thức Toán học, những bài làm đạt điểm cao của các
em Hàng ngày vào sinh hoạt 15 phút đầu giờ các em thường giúp nhau hỏi đáp các nội dung có ở bảng thông tin giúp các em khắc sâu hơn những kiến thức đã được học Hơn nữa đây còn là cơ hội để các em thể hiện khả năng thuyết trình của mình trước tập thể
d Góc Em học giỏi Văn:
Là nơi trưng bày những bài văn hay, những dòng thơ đẹp của các em Trong
đó có cả những dòng thơ mà các em tự sáng tác Những câu tục ngữ ca dao dân giã cùng được các em ghi cháu và trau chuốt cẩn thận trước khi trưng bày Góc này còn là nơi để các em trau dồi khả năng đọc diễn cảm cũng như luyện đọc với những các em còn yếu
e Góc giáo dục ATGT và PTTNTT:
Là Góc mà ở đó các em được giáo dục các kĩ năng sống thông qua các hình ảnh được chính tay các em và GVCN sưu tầm một cách rất sinh động
f Bông hoa điểm tốt:
Bảng bông hoa điểm tốt kết hợp với sơ đồ lớp học ra đời nhằm kích thích tinh thần và động viên sự cố gắng của các em rất lớn Chính tay các em được hái những bông hoa điểm tốt cắm vào lọ hoa của mình khii được điểm giỏi, cuối tuần