1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh thông qua kể truyện, những tấm gương sáng

20 2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 162 KB

Nội dung

Để thực hiện mục tiêu đó, nền giáo dục Việt Nam đang dần dần thực hiện công cuộc đổi mới trong giáo dục và một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường đổi

Trang 1

I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài

1.1.Về mặt lí luận

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội hiện nay, sự nghiệp giáo dục đào tạo

có ý nghĩa vô cùng to lớn, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Chính

vì vậy việc phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo trong xu thế hội nhập là một trong những thách thức đang đặt ra đối với nước ta Làm thế nào để Giáo dục đào tạo đạt được kết quả vững chắc? Làm thế nào để Giáo dục đào tạo giữ đúng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và làm thế nào để nền giáo dục Việt Nam có thể phát triền kịp với nền giáo dục trên thế giới? Đó là những câu hỏi lớn đang đặt ra và cần có phương hướng giải quyết Điều 23 Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phát triển là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người việt nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân” Để thực hiện mục tiêu đó, nền giáo dục Việt Nam đang dần dần thực hiện công cuộc đổi mới trong giáo dục và một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường đổi mới phương pháp dạy và học trong đó lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giảng dạy.Đặc biệt,

là ngành giáo dục Việt Nam luôn chú trọng việc Giáo dục toàn diện đức, trí, thể,

mỹ dục cho học sinh ở tất cả các cấp học, nhất là việc coi trọng giáo dục đạo đức cho thế hệ tương lai của đất nước Bởi vì như Hồ Chí Minh đã từng nói “Đạo đức là cái gốc rất quan trọng Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định” Do vậy, học phần Công dân với đạo đức trong giáo dục công dân 10 càng có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh

1.2 Về thực tiễn

Quá trình giao lưu hội nhập kinh tế thế giới một mặt giúp cho đất nước có nhiều

cơ hội, thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của đất nước Nhưng mặt khác nó

Trang 2

còn làm phát sinh những vấn đề đặt ra cho xã hội mang tính cấp thiết như: bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, nhiều sản phẩm đồi trụy xuất hiện reo rắc lối sống

tự do tư sản làm sói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mĩ tục của dân tộc Đặc biệt điều này lại đang ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phận không nhỏ là thanh thiếu niên- những chủ nhân tương lai của đất nước Hiện nay trong xã hội

đã có một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút về về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ trong mọi công việc Ở đâu đó trong xã hội ta đã xuất hiện số học sinh phổ thông nói

chung và THPT nói riêng, số lượng học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học, tình trạng học sinh yêu trước tuổi vị thành niên và đáng báo động hơn là xuất hiện cả những clip sex của các em được tung lên mạng Về phía khác, 1 số cán

bộ quản lí, giáo viên chưa thực sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ chăm lo dạy tri thức khoa học, xem nhẹ môn Giáo dục công dân, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh Hơn nữa bản thân những giáo viên dạy giáo dục công dân có nhiều giáo viên dạy không tâm huyết với bộ môn, không tìm mọi biện pháp để kích thích giờ học sôi nổi Vì thế nhiều giờ công dân diễn ra trong sự buồn tẻ

1.3 Về cá nhân

Xuất phát từ lí luận và thực tiễn, đồng thời để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay và xuất phát từ việc giảng dạy học sinh ở trường THPT, việc trang bị kiến thức môn giáo dục công dân phần đạo đức sẽ giúp các em nâng cao ý thức đạo đức của mình, thiết nghĩ điều này thật sự rất cần thiết Song, làm thế nào để học sinh thật sự hứng thú với mỗi giờ học đạo đức lại là vấn đề cần giải quyết Bởi vì đa số các em học sinh coi môn học giáo dục công dân là môn học phụ và trong suy nghĩ của các em, phần đạo đức là phần các em đã được làm quen từ môn GDCD cấp THCS, không cần học cũng biết Do đó phần đạo đức nếu chỉ học nguyên trong sách giáo khoa mà

Trang 3

không cần liên hệ với thực tiễn cuộc sống, với các thông tin, sự kiện từ cuộc sống hay những tấm gương sáng từ trong cuộc sống đời thường thì sẽ không kích thích được lòng say mê học tập của học sinh Rồi từ đó sẽ làm cho môn giáo dục công dân đúng như trong suy nghĩ của mọi học sinh, gia đình và toàn

xã hội từ trước đến nay chỉ là 1 môn học phụ “ Khó, Khô và Khổ” Đó chính là

lí do vì sao tôi chọn đề tài “ Sử dụng truyện kể, thông tin cùng những tấm gương điển hình trong thực tiễn đời sống để giảng dạy phần Công dân với đạo đức - Giáo dục công dân 10” làm đề tài nghiên cứu của mình

II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1.Thực trạng

Qua điều tra, thăm dò và dự giờ đồng nghiệp trong trường và 1 số trường THPT trong huyện Hà trung, đồng thời qua quá trình giảng dạy tại trường THPT

Hà trung trong những năm qua cho thấy thực trạng quá trình dạy và học phần Công dân với đạo đức - GDCD 10 của giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế Điều này xuất phát từ 1 số nguyên do

Lý do đầu tiên cần phải nhìn nhận đó là về phía giáo viên dạy môn giáo dục công dân Có 1 thực tế hiện nay, nhiều giáo viên dạy bộ môn chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của phần học Công dân với đạo đức 10, cho rằng đây là phần dễ giảng, chỉ cần truyền đạt kiến thức trong sách giáo khoa là đủ và học sinh cũng đã được làm quen từ cấp 2 nên không cần giảng nhiều, khắc sâu nhiều kiến thức học sinh cũng sẽ nắm được Hơn nữa giáo viên vẫn suy nghĩ Giáo dục công dân không phải là môn học chính, không thi tốt nghiệp nên dù cố gắng đến đâu thì học sinh cũng chỉ có thái độ thờ ơ, xem nhẹ Một số giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của phần học có tác động lớn và có ý nghĩa giáo dục trực tiếp đạo đức cho học sinh Nhưng trong quá trình giảng dạy của mình, giáo viên chỉ giảng kiến thức trong sách giáo khoa, thậm chí nếu có lấy ví dụ minh họa thì giáo viên chỉ lấy những ví dụ ở phần in nghiêng trong sách Vì vậy giờ học công dân đối với học sinh trở nên nhàm chán, tẻ nhạt

Trang 4

Về phía học sinh, do nhận thức và quan niệm về bộ môn Giáo dục công dân chưa đúng, coi môn Giáo dục công dân là môn học phụ nên thường dành ít, thậm chí không dành thời gian cho việc học bộ môn Những giờ học ở trên lớp

có những em còn lấy các môn học được xem là quyết định đến tương lai các em như: Toán, lí, hóa… để tranh thủ học trong giờ giáo dục công dân Rõ ràng một giờ học mà giáo viên không kích thích được sụ hứng thú từ người học, một giờ học mà học sinh không tập trung và chú ý học thì làm sao giờ học đó có hiệu quả thiết thực?

Lí do thứ hai khiến cho việc dạy và học môn Giáo dục công dân gặp nhiều khó khăn nữa là từ cách nhìn nhận của phụ huynh học sinh với môn học này Đối với mỗi phụ huynh khi cho con em mình học lên THPT họ chỉ quan tâm, đầu tư cho các môn học phục vụ cho việc thi cử, định hướng nghề nghiệp trong tương lai như : Toán, lí hóa, văn…Một điều thực tế cần nhìn nhận đúng vấn đề

là trong số 12 môn học THPT chỉ có Giáo dục công dân, thể dục, công nghệ là môn học không thi tốt nghiệp và thi vào đại học Điều này càng gây tâm lí coi thường và có thái độ phủ nhận vai trò môn học như 1 lẽ đương nhiên Nhiều phụ huynh có suy nghĩ rất đơn giản rằng đối với môn giáo dục công dân khi học không cần tập trung học ở nhà, không cần suy nghĩ, không cần đến trí tuệ, không cần dành quá nhiều thời gian mà chỉ cần tranh thủ đọc sơ qua, có mặt trên lớp đầy đủ là tốt rồi

Lí do thứ ba là về phía xã hội Đã từ lâu môn học công dân trong cách nhìn nhận của xã hội là môn học phụ nên xã hội vẫn chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho người dạy và người học bộ môn này

Chính vì sự xem nhẹ của học sinh, giáo viên, phụ huynh, xã hội đối với môn giáo dục công dân mà dẫn đến sự buông lỏng trong quá trình dạy và học môn học này nên hiện nay chất lượng và hiệu quả của giờ học về giáo dục đạo đức không cao Cũng có lẽ vì thế mà tình trạng xuống cấp về đạo đức của học sinh diễn ra càng phổ biến

Trang 5

Trong khi đó, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức khó hơn giáo dục tri thức vì

nó không chỉ giáo dục bằng giáo án có sẵn mà còn phải bằng nhân cách và những tấm gương sống động (điển hình mẫu) Giáo dục đạo đức không đứng độc lập mà được lồng ghép vào từng mảng, từng vấn đề, từng lĩnh vực, bài giảng thấm sâu vào học sinh mỗi ngày Cái khó của giáo dục đạo đức ở học sinh

không chỉ lựa chọn nội dung, cách thức giáo dục mà còn ở nghệ thuật giáo dục nhằm tạo ra cho các em niềm hứng khởi và xúc cảm thẩm mỹ Đặc biệt việc giáo dục đạo đức thành công sẽ góp phần trực tiếp trong việc giáo dục và rèn luyện giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh hiện nay- vấn đề mang tầm vóc thời đại

Để làm được điều này, một trong những biện pháp hữu hiệu chính là phải biết dựa vào các thông tin chính xác, các tấm gương điển hình, các câu chuyện có thực và sống động trong thực tế cuộc sống Như Hồ Chí Minh đã từng khẳng định’’Một tấm gương sống có giá trị hơn cả ngàn lần bằng diễn thuyết”.Điều này đồng nghĩa với việc trong quá trình giảng dạy tri thức và giáo dục đạo đức

có hiệu quả phải tìm ra một phương thức tích cực và thích hợp

2 Kết quả của thực trạng trên

Để tìm hiểu thực trạng vấn đề đang nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đối với học sinh các lớp 10B, C, K, H của trường THPT Hà trung trong năm học 2011-2012 trước khi chưa sử dụng các thông tin, tấm gương, các câu truyện kể sống động trong quá trình giảng dạy Nhưng chất lượng môn học chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra Do vậy bản thân tôi nhận thấy ngoài việc sử dụng phương pháp truyền thống như trước đây, để mỗi bài học đạo đức trở nên hấp dẫn, sôi nổi, lôi cuốn sự say mê của học sinh thì có một giải pháp cực kì quan trọng là giáo viên nên vận dụng các thông tin, truyện kể và các tấm gương điển hình trong thực tế đời sống để giảng dạy và nâng cao chất lượng phần Công dân với đạo đức trong Giáo dục công dân 10

III.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Xây dựng nội dung cần lồng ghép, tích hợp

Trang 6

Để xây dựng nội dung cần tích hợp, lồng ghép vào bài học thì:

Thứ nhất, giáo viên phải xác định rõ đặc điểm của từng bài học, tiết học, của

từng nội dung có những yêu cầu gì và yêu cầu nào là trọng tâm Xác định

những nội dung cần truyền đạt, nội dung nào cần khắc sâu, nội dung nào phù hợp với phương pháp nào, từ đó mới xác định và xây dựng nội dung lồng ghép cho hợp lí

Thứ hai, việc tích hợp phải mang tính lồng ghép không tràn lan và chiếm chỗ

các kiến thức khác của bài Do vậy nên chắt lọc 1 cách có trọng tâm

Thứ ba, việc tích hợp phải đảm bảo 2 yêu cầu: nguồn tích hợp là nguyên liệu để

dạy và sau khi tích hợp, lồng ghép thì nội dung đó phải phục vụ rã ràng mục đích là nhắm tới giáo dục đạo đức cho học sinh và kích thích sự say mê môn học

2 Các bước chuẩn bị lồng ghép

- Khi sưu tầm tài liệu cần bảo đảm nguồn tài liệu phải phong phú và có độ tin cậy cao( như vậy mới có tính thuyết phục)

- Cần xác định nội dung lồng ghép cơ bản trong 1 bài dạy để định hướng tìm nguồn tích hợp

3 Cách thức lồng ghép

- Với môn Giáo dục công dân, áp dụng phương pháp giảng giải, thuyết trình, thảo luận, liên hệ, nêu vấn đề, cho học sinh tham gia là thường xuyên

- Tuy nhiên, việc dẫn dắt, lồng ghép các câu truyện, tấm gương từ thực tế đời sống phải mang tính đúc kết

- Dẫn dắt, nêu vấn đề sẽ gây hứng thú cho môn học Đặc biệt cách dùng câu từ nhẹ nhàng, bình thường, dễ hiểu thay thế những cụm từ mang tính “ hàn lâm” để

dễ cho các em tiếp thu Một điểm đáng lưu ý nữa là, đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay thường gắn liền với thiết bị dạy học, thay đổi căn bản tình hình dạy chay, vì vậy cần chú trọng loại hình gắn tích hợp các thông tin, truyện kể sinh động với tranh ảnh phần mềm dạy học phù hợp với mục tiêu bài dạy

4.Thực hiện bài dạy có nội dung lồng ghép

4.1 Một số yêu cầu:

Trang 7

- Về phía giáo viên:

+ Chuẩn bị nội dung cần lồng ghép vào bài học

+ Thiết lập hệ thống câu hỏi, chuẩn bị các phương tiện dạy học và phương tiện

hỗ trợ

+ Phải dành thời gian phù hợp cho các em chuẩn bị câu trả lời

+ Khi giải quyết tình huống, học sinh sẽ hiểu và có những ý kiến trái chiều do tiếp nhận những tin từ nhiều nguồn khác nhau Do vậy giáo viên phải có kiến tức chắc chắn và bản lĩnh vững vàng, đồng thời phải lường trước được hướng trả lời của học sinh để không mất thời gian tiết dạy và làm lệch trọng tâm bài học

- Về phía học sinh:

+ Xem xét trước nội dung Sách giáo khoa

+ Rút ra nội dung bài học và kết luận

+ Vận dụng và liên hệ với thực tiễn xung quanh

4.2 Áp dụng bài dạy có nội dung lồng ghép

Ở phạm vi bài 10 “Quan niệm về đạo đức”, trong quá trình giảng tôi đưa ra câu chuyện“ Bác Hồ trong đời thường”

Câu chuyện “Bác Hồ trong đời thường” kể về sự dung dị thanh cao của Bác

Hồ Bao nhiêu năm bôn ba khắp năm châu, bốn biển không bao giờ Người quên những bữa cơm đạm bạc nơi quê nhà Dù làm gì, ở đâu Bác cũng chỉ ăn uống thanh đạm, tiết kiệm và nhường nhịn Bác sống rất gần gũi, thân mật với những người xung quanh Một lần tình cờ cố vấn Vĩnh Thụy - cựu hoàng bảo đại tới gặp đúng lúc Bác đang ăn, bữa ăn như thường lệ làm việc nhiều, đôi mắt trũng sâu, má hóp Ngài cố vấn Vĩnh Thụy xin phép được mang thức ăn lại để Bác dùng Nhưng Bác trả lời tự nhiên “Cảm ơn ngài cố vấn, tôi cùng anh em đã quen

lệ rồi” Không chỉ ở việc ăn uống mà trong cả sinh hoạt hàng ngày ở Bác đều toát lên sự giản dị, thanh cao

Ngoài câu chuyên trên, tôi có thể đưa ra thêm thông tin như: Trong những ngày tháng sau cách mạng tháng 8-1945, Bác Hồ ra lời kêu gọi nhân dân cả nước lập các hũ gạo cứu đói “cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa, đem

Trang 8

gạo đó để cứu dân nghèo” Đồng thời Bác cũng thực hiện như vậy, 1 tháng 3 lần đến bữa không ăn, Bác lấy phần gạo của mình tự tay bỏ vào hòm gạo cứu đói và Bác cũng nhịn như mọi người

(Trong sách tư tưởng Hồ Chí Minh về Đạo Đức, NXB Giáo dục)

Qua các câu chuyện và thông tin trên tôi có thể đặt ra câu hỏi:

Câu 1: Việc làm trên đây đã thể hiện phẩm chất đạo đức gì của Bác Hồ để chúng ta học tập?

Câu 2: Em có thể kể thêm gì về tấm gương đạo đức của Bác?

Mục đích tôi đưa ra câu chuyện và thông tin trên để làm rõ nội dung ”Vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội”

Học sinh: Trả lời

Giáo viên kết luận: Rõ ràng chúng ta thấy ở Bác có rất nhiều phẩm chất đạo đức cần thiết và quan trọng mà không phải ai cũng có Trọn đời Hồ chí Minh là 1 cuộc đời giáo dục mọi người, lấy đức làm gốc Đạo đức của người luôn là tấm gương sáng để chúng ta noi theo Và qua đó chúng ta có thể thấy rõ được đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người, giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại

Ở bài 11“Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” khi giảng đơn vị kiến thức “Nhân phẩm và danh dự”, Giáo viên có thể đưa ra câu chuyện ” Không chịu nhục” Câu chuyện kể về Đời vua Trang Công nước Tề, có một người tên la Tân Ti Tụ đêm nằm mơ thấy một người to lớn mặc quần gai, áo vải, đội mũ trắng, đi giầy mới, đeo thanh gươm tự dưng vào tận nhà mắng, rồi nhổ vào mặt Tân Ti Tụ giật mình sực tỉnh dậy, tuy biết là chiêm bao nhưng vẫn tức vô cùng, ngồi suốt đêm, lấy làm bực dọc khó chịu lắm

Sáng hôm sau, ông ta mời một người bạn thân đến và nói rằng:

- Bác ơi, từ trước đến giờ, tôi vẫn là người hiếu dũng, đến nay đã 60 tuổi, chưa hề phải đứa nào tỏa nhục bao giờ Thế mà đêm qua phải một đứa nó làm nhục Tôi định tìm đứa ấy để báo thù cho hả giận Nếu tôi tìm thấy nó thì hay

Trang 9

mà nếu không tìm thấy thì tôi chết mất Rồi từ hôm đó cứ sáng nào ông ta cũng cùng người bạn ra đứng ngoài đường mà rình Rình 3 ngày không thấy đâu, ông

ta về nhà uất lên mà chết

Lời bàn

Xem chuyện này, không cho là phải được, là vì tức ai chứ tức một người gặp trong lúc chiêm bao mơ ngủ thì là tức hão huyền, tức cái không đáng tức Nhưng tựu chung câu chuyện lại có 1 điều đáng phục, đó là muốn nâng cao cái lòng biết nhục, biết lấy liêm sỉ làm trọng Bởi trong khi giấc ngủ còn mơ màng, bị người ta làm nhục còn không chịu được thì trong khi thật tỉnh táo mà bị người ta làm nhục thì thế nào?

Thế mà lạ thay, ở đời có lắm kẻ hoặc mê ham danh lợi, hoặc quen thói tôi đòi, chôn hết cả liêm sỉ, chịu hết nỗi nhục nhằn đè nén, không bút nào tả xiết được mà vẫn hớn hở như không Đối với những người không biết nhục, Tân TI Tụ thực sự đáng là một cái gương soi sáng sâu vào tâm não họ vậy.

( Theo cổ học tinh hoa, NXB Văn học, Hà Nội 2002)

Hoặc khi giảng phần “ Nhân phẩm và danh dự”, giáo viên cũng có thể sử

dụng câu chuyện “Không nhận lụa” trích trong “Kho tàng giai thoại Việt nam

tập 1- nxb Văn học 1994” để minh họa cho học sinh thấy được đức độ cao

thượng, liêm khiết của quan Tả thị lang bộ hình Vũ Tụ - người được vua Lê Thánh Tông ban cho 2 chữ “Liêm khiết” đính vào cổ áo mỗi lúc vào triều Quan

Tả thị Lang bộ hình Vũ Tụ, dưới thời vua Lê Thánh Tông, khi có người đến nhà ông kính cẩn xinh ông nhận cho tấm lụa quý để tỏ lòng biế ơn của anh ta khi anh

ta vừa thắng kiện, mà anh ta nghĩ rằng chắc là nhờ quan Vũ Tụ có phần chiếu

cố Vũ Tụ trả lời: Ta không biết anh là ai, việc xử án là theo luật lệ Người khách trả lời, tập tục bây giờ đều thế, tấm lụa có đáng là bao, chỉ gọi là một chút lòng thành Còn đi vào lúc này là để tránh điều dị nghị Vũ Tụ trừng mắt: Ngươi cũng biết nói đến điều dị nghị à? Tránh dị nghị sao lại còn lén lút? Tập tục thì ta mặc, ta há phải theo tập tục để làm ô danh như bao kẻ khác hay sao? Dứt lời ông bảo người nhà đuổi khách ra khỏi cửa

Qua 2 tình huống trên, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

Thông qua 2 câu chuyện trên, em học tập được gì?

Trang 10

Mục đích của việc đưa ra 2 câu chuyện trên để tích hợp giáo viên nhằm khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh về nhân phẩm và danh dự, đồng thời thông qua

2 tấm gương đó sẽ tác động đến việc giáo dục ý thức cho học sinh tôt hơn

Đối với bài 13 “Công dân với cộng đồng” , ở đơn vị kiến thức “Cộng đồng

và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người” ,giáo viên có thể đưa ra 2 thông tin sau:

- Năm 1920 ở Ấn độ có em gái Amala 8 tuổi và Camala nhỏ hơn đã bị lạc vào bầy sói Khi phát hiện người ta đã đưa 2 em gái trở về với cộng đồng Chúng vẫn còn giữ lại những thói quen bò 4 chân, ban đêm lang thang với những tiếng hú

- Năm 1989, một cô bé 8 tuổi đi vào rừng và lạc 18 năm sau, cô được tìm thấy và đưa về làng Sự trở về đầy gian nan bởi cô gần như đã bị “rừng hóa”

Đó là cô bé Rơ Châm H’Pnhiên, một Việt kiều ở Campuchia Anh Ksor Lu, cha của Rơ Châm H’Pnhiên, kể: Gia đình anh thuộc dân tộc Giơ-rai, quê gốc ở xã Ia

Do, huyện Đức Cơ (Gia Lai), hiện đang sống ở thị trấn Ô-da-đao, tỉnh Ra-ta-na-ki-ri

Ngày 12/4/1989, lúc đó H’Pnhiên lên 8 tuổi, đang học lớp 2 Mải đi tìm bò lạc,

em đã đi sâu vào rừng rồi không tìm được đường về Dân làng đã đi tìm 3 ngày,

3 đêm nhưng không thấy Vợ chồng anh đành gạt nước mắt khổ đau và đinh ninh con gái mình đã bị thú dữ ăn thịt

Đầu tháng 1/2007, một nhóm người địa phương ở khu vực làng Xom, huyện Ô-da-đao đi phát cây làm rẫy, phát hiện hằng ngày phần cơm họ nấu để dành bữa trưa luôn có dấu một bàn tay nào đó bốc ăn vụng Và nhóm người này quyết định rình để bắt cho được “thủ phạm”… Hai, ba lần họ phát hiện đuổi theo nhưng “người rừng” chạy nhanh quá nên trốn vào rừng mất Cho đến trưa ngày 13/1/2007 thì họ đã bắt được “người rừng”

Lúc bắt gặp, ai nấy đều sợ hãi như không còn tin vào mắt mình: Một hình hài con gái đen đúa, không mảnh vải che thân, tóc dài chấm gót rối bù, miệng chỉ ú ớ giống tiếng người, lại cả giống tiếng thú mà không rõ nghĩa

Ngày đăng: 21/03/2015, 09:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w