1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng VPBank

67 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 825 KB

Nội dung

cổ phần thương mại Việt Nam thịnh vượng VPbank, nhận thấy công tác quản lýrủi ro tín nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng của VPbank còn chưa tương xứngvới khả năng và quy mô của ngân

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: - Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Hà Nội

- Ban chủ nhiệm Khoa Kế hoạch và Phát triển

Tôi tên là : Vũ Hà Trung

Sinh viên lớp Kế hoạch 50B – Khoa Kế hoạch và Phát triển

Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Hà Nội

Tôi xin cam đoan:

- Đây là đề tài do tôi lựa chọn sau một thời gian thực tập, được thực hiện dựa trên

sự nghiên cứu tìm tòi của bản thân, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của T.Sỹ VũCương và sự giúp đỡ của các cán bộ ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

- Tất cả số liệu tôi đưa ra trong chuyên đề này là hoàn toàn trung thực, có nguồngốc rõ ràng

Nếu có gì sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2012

Người cam đoan

Vũ Hà Trung

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5

LỜI NÓI ĐẦU 6

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG 9

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK 27

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 57

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

PHỤ LỤC 67

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI CAM ĐOAN 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5

LỜI NÓI ĐẦU 6

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG 9

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK 27

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 57

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

PHỤ LỤC 67

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ

LỜI CAM ĐOAN 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5

LỜI NÓI ĐẦU 6

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG 9

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK 27

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 57

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

PHỤ LỤC 67

Trang 5

Cán bộ tín dụngQuy trình cho vay.

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu của nhân loại, diễn ra mạnh mẽkhông chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới Hòa mình trong xu thế ấy, ViệtNam cũng có những bước chuyển mạnh mẽ mang lại rất nhiều cơ hội phát triển chocác lĩnh vực kinh tế của mình Trải qua nhiều khó khăn, thử thách nền kinh tế đãđạt được những thành tựu đáng khích lệ Để đạt được những điều đó có sự đóng gópkhông nhỏ của ngành Ngân hàng với vai trò là “đòn bẩy kinh tế” thông qua hoạtđộng tín dụng

Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế góp phần thúc đẩy sựphát triển cân đối của các ngành, các lĩnh vực theo định hướng của nhà nước, giúpcho nền kinh tế hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả hơn Hoạt động tín dụng lànghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, mang lại trên80% lơi nhuận cho mỗi ngân hàng, tuy nhiên chính vì đem lại lợi nhuận cao nhưvậy nên rủi ro của nó cũng không phải nhỏ Rủi ro tín dụng quá cao sẽ ảnh hưởngrất lớn tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đứng trước những thời cơ và tháchthức của tiến trình hội nhập quốc tế, vấn đề nâng cao chất lượng của ngân hàngthương mại mà cụ thể là nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng đã trởnên cấp thiết khiến các ngân hàng thương mại đầu tư không nhỏ cho vấn đề kiểmsoát và hạn chế rủi ro tín dụng

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp sau cuộc khủnghoảng chung toàn thế giới, nguy cơ khủng hoảng tín dụng tăng cao Việt Nam làmột nước có nền kinh tế mở nên không tránh khỏi những ảnh hưởng của kinh tếtoàn cầu Do đó, yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro tín dụng cần phải được hạn chế vàkiểm soát một cách khoa học và có hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trongphạm vi rủi ro chấp nhận được, hỗ trợ việc phân bổ vốn hiệu quả hơn trong hoạtđộng tín dụng, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng nhưng không làmgiảm lợi nhuận của ngân hàng

Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề, sau một thời gian thực tập tại ngân hàng

Trang 7

cổ phần thương mại Việt Nam thịnh vượng (VPbank), nhận thấy công tác quản lýrủi ro tín nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng của VPbank còn chưa tương xứngvới khả năng và quy mô của ngân hàng này.Cụ thể, mặc dù VPbank đã kiểm soátrủi ro luôn trong mức độ cho phép của NHNN, tuy nhiên, so với chỉ tiêu đặt ra chocác năm, VPbank vẫn chưa đạt được con số khả quan, điều này khiến ngân hàngnày còn hạn chế trong việc cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần khác.

Chính vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm hạn

chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng VPBank” để làm chuyên đề thực tốt nghiệp

nhằm đưa ra một số nghiên cứu tìm hiểu và một số ý kiến cá nhân trong việc tìm ragiải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại VPBank

Đề tài tập trung nghiên hoạt động tín dụng của ngân hàng VPbank qua cácnăm 2007, 2008, 2009 và 2010 bao gồm tình hình huy động vốn, tình hình sử dụngvốn vay, các chỉ số ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của VPbank Mục tiêu nghiên cứu

là tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Vpbank trong những nămtới

Phạm vị nghiên cứu : Đề tài được thực hiện tại ngân hàng Việt Nam ThịnhVượng- số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội trong giai đoạn thực tập từ 15/1/2012 đến15/5/2012

Phương pháp nghiên cứu :Đề tài được thực hiện qua các phương pháp thuthập và phân tích số liệu qua các báo cáo tài chính của ngân hàng Việt Nam ThinhVượng các giai đoạn 2007-2010, cùng với phương pháp tham khảo các tài liệu cóliên quan đến đề tài

Phần nội dung của đề tài được chia thành ba chương như sau:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠIVPBANK

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG VPBANK

Trang 8

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo : T.S Vũ Cương, (giảng viênKhoa Kế Hoạch và Phát Triển, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân) người đã giúp

đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này

Tôi cũng xin cảm ơn tới các các bộ ngân hàng thương mại Việt Nam ThịnhVượng (VPBank) đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực tập cũng như tìm hiểu

về đề tài này tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

Do thời gian thực tập và trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế, kinh nghiệmthực tiễn chưa nhiều nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rấtmong được sự góp ý của thầy cô để tôi hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn

Trang 9

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG1.1 KHÁI NIỆM VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

1.1.1 Khái niệm rủi ro

Cụm từ “rủi ro” được nhiều nhà kinh tế định nghĩa theo nhiều cách khácnhau, nhưng khái quát lại ta có thể hiểu rủi ro là xuất hiện một biến cố không mongđợi gây thiệt hại cho một công việc cụ thể, rủi ro có thể xảy ra trong mọi hoạt động,mọi lĩnh vực mà không phụ thuộc vào ý muốn con người

(Nguồn : giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại- trang 135)

Khái niệm trên thể hiện ở ba đặc điểm cơ bản, nếu thiếu một trong ba đặcđiểm sau thì sẽ không còn là phạm trù tín dụng nữa Một là có sự chuyển giaoquyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác Hai là sự chuyểngiao này mang tính chất tạm thời Ba là khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giaocho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức

Trong hoạt động ngân hàng tín dụng được hiểu là hoạt động cho vay của ngân hàngđối với khách hàng

Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của của các NHTM, chiếm tỉ trọngcao nhất trong tổng tài sản, đồng thời cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong lợi nhuậncủa ngân hàng

1.1.2.2 Phân loại tín dụng :

Căn cứ vào thời hạn tín dụng tín dụng được chia làm 3 loại sau :

• Tín dụng ngắn hạn : thời hạn từ 12 tháng trở xuống, sử dụng để bù đắp sựthiếu hụt vốn lưu động của doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá

Trang 10

• Tín dụng trung hạn : từ 12 tháng đến 60 tháng, dùng để đầu tư mua sắm tàisản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinhdoanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốnnhanh

• Tín dụng dài hạn : trên 60 tháng, đước sử dụng để đáp ứng các nhu cầu dàihạn như xây dựng nhà ở, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trìnhthuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến mở rộng sản xuất có quy mô lớn

(Nguồn : Giáo trình tiền tệ ngân hàng – trang 104)

Căn cứ vào hình thức tín dụng, tín dụng được chia thanh bốn loại sau:

• Chiết khấu: việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giátrị của một giấy nợ trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một giấy

• Cho thuê: là việc ngân hàng mua tài sản cho khách hàng thuê với thời hạnsao cho ngân hàng phải thu đủ giá trị tài sản cho thuê cộng lãi (thời hạnkhoảng 80-90% đời sống kinh tế của tài sản) Hết hạn thuê khách hàng có thểmua lại tài sản đó

(Nguồn : Giáo trình quản trị và nghiệp vụ ngân hàng thương mại-trang 94)

Căn cứ vào tài sản đảm bảo đảm, tín dụng được phân làm hai loại

• Tín dụng có bảo đảm: là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm như thếchấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba bằng tài sản làm căn cứ pháp lý đểngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không có hoặckhông đủ

• Tín chấp : là loại tín dụng không có tài sản bảo đảm đi kèm Loại này được

Trang 11

cấp cho các khách hàng có uy tín cao, kinh doanh thường xuyên có lãi tìnhhình tài chính hiệu quả và vững mạnh.

Căn cứ vào độ rủi ro của tín dụng, tín dụng được chia làm hai loại sau:

• Tín dụng lành mạnh: là các khoản tín dụng có khả năng thu hồi vốn cho vaycao

• Tín dụng có vấn đề : là các khoảng tín dụng có dấu hiệu không tốt như kháchhàng chậm tiêu thụ, gặp thiên tai, tiến độ thực hiện kế hoạch chậm, trì hoãnnộp báo cáo tài chính…

(Nguồn Giáo trình quản trị và nghiệp vụ ngân hàng thương mại- trang 95)

1.1.3 Rủi ro tín dụng.

1.1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khả năng khách hàng không trả được nợvay và lãi sử dụng tiền vay mà nguyên nhân là từ những tình huống không “pháthiện” được khi cho vay và phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng.Rủi ro này bao gồm cả rủi ro thanh toán khi một bên thứ ba (ví dụ Ngân hàng thanhtoán) không thực hiện các nghĩa vụ của mình

(Nguồn : Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại- trang 84)

Theo Investopedia( www.investopedia.com - trang web cung cấp những địnhnghĩa về đầu tư) thì rủi ro tín dụng là nguy cơ bên đi vay không thể thanh toán cảngốc lẫn lãi theo thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng Rủi ro tín dụng làthuộc tính vốn có của hoạt động cho vay và góp vốn, phát sinh trong trường hợpviệc thanh toán bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là mất khả năng thanh toán Điều nàygây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng luân chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khảnăng thanh khoản của ngân hàng

(Nguồn : www.investopedia.com)

Tóm lại : Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không

thực hiện , hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng, gây tổn thất chongân hàng Đó là khả năng khách hàng không trả hoặc trả không đúng hạn cả gốc vàlãi cho ngân hàng

Trang 12

1.1.3.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh ra rủi ro, rủi ro tín dụng được phân thành

Sơ đồ 1 : Các loại rủi ro tín dụng

(Nguồn : Giáo Trình quản trị ngân hàng thương mại – Trang 144.145)

Rủi ro giao dịch : là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh do

những hạn chế trong quá trình giao dịch, xét duyệt cho vay và đánh giá khách hàng

Nó bao gồm ba bộ phấn chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ

Rủi ro lựa chọn là loại rủi ro liên quan đến quá trình đánh già và phân tích

tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn phương án cho vay vón hiệu quả để quyết địnhcho vay

Rủi ro bảo đảm: là loại rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các

điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản bảo đảm, chủ thể bảo đảm, cáchthức bảo đảm và mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm

Rủi ro nghiệp vụ: là loại rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và

hoạt động cho vay; bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật

xủ lý các khoản vay có vấn đề

RỦI RO TÍN DỤNG

RỦI RO NGHIỆP VỤ

RỦI RO NỘI TẠI

RỦI RO TẬP TRUNG

Trang 13

Rủi ro danh mục: là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là

do hạn chế trong quá trình quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được chiathành hai loại : rủi ro nội tại và rủi ro tập trung

Rủi ro nội tại : xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng

biệt bên trong mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành nghề, lĩnh vực kinh tế

Rủi ro tập trung : là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều

đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùngmột ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùngmột loại hình cho vay có rủi ro cao

1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng

1.1.4.1 Đối với ngân hàng:

Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh tức thu nhậpgiảm Thu nhập giảm làm cho việc mở rộng tín dụng sẽ gặp khó khăn…Rủi ro tíndụng làm giảm khả năng thanh toán, rủi ro tín dụng khiến cho việc hoàn trả tiền gửicủa ngân hang gặp nhiều khó khăn Các khoản cho vay có thể mất hoặc khó đòitrong khi tiền gửi khách hàng vẫn phải trả lãi, làm mất đi những cơ hội kinh doanhtốt của ngân hàng Nếu rủi ro xảy ra mức độ quá lớn, nguồn vốn của ngân hàngkhông đủ bù đắp, lòng tin của khách hàng giảm tất yếu dẫn đến phá sản ngân hàng.Bên cạnh đó, trong thời điểm như hiện tại, việc phát triển tín dụng rất quan trọngđối với sự tồn tại của một ngân hàng thương mai Như được biết, trong đầu năm

2012 vừa qua, ngân hàng nhà nước đã tiến hành việc phân loại các ngân hàng vào 4nhóm Trong đó, sự phát triển tín dụng với mỗi ngân hàng là hoàn toàn khác nhau.Nhóm 1 được phát triển tín dụng 17%, nhóm 2 được phát triển là 15%,nhóm 3 là8% trong khi nhóm 4 không được phát triển tín dụng những ngân hàng nào có chấtlượng tín dụng kém, tỉ lệ nợ xấu còn cao, nợ quá hạn và dưới tiêu chuẩn nhiều so sẽkhông được phép phát triển đồng nghĩa với việc ngày càng bị thu hẹp sự ảnh hưởng

và mất vị thế trên thị trường tài chính nói chung

1.1.4.2 Đối với khách hàng :

Trong điều kiện kinh tế phát triển, mọi hoạt động thanh toán giao dịch của

Trang 14

khách hàng hầu như đều được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng thương mại,các doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất, bổ sung vốn lưu động là nhờ ngân hàng,xuất nhập khẩu cũng cần thiết phải có ngân hàng trong các nghiệp vụ mở L/C( thưtín dụng) hoặc trong các trường hợp cần bảo lãnh đối với bạn hàng nước ngoài,chính vì vậy khi ngân hàng gặp rủi ro lớn có thể gây chậm trễ trong công tác thanhtoán của khách hàng, làm cản trở trực tiếp quá trình lưu chuyển vốn, tất yếu gây khókhăn và làm giảm lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp đi vay, đồng thời kháchhàng có thể mất vốn dẫn tới khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mặt khác, nếu rủi ro xảy ra đối với khách hàng, các khoản nợ của họ sẽ trở thànhcác khoản nợ khó đòi, gây khó khăn và ảnh hưởng đến quan hệ của họ đối với ngânhàng Khi đó, khách hàng sẽ phải liên hệ với ngân hàng khác, chịu một khoảng thờigian tạm dừng hoạt động, hoặc bị cho vào danh sách thông tin trên CIC ( trung tâmthông tin tín dụng) là có nợ xấu hoặc nợ dưới tiêu chuẩn, điều này tác động trựctiếp, gây khó khăn cho việc tiếp tục vay vốn ở ngân hàng này hoặc ngân hàng khác.Hơn nữa, khi rủi ro với khách hàng quá lớn, họ có nguy cơ bị phá sản cao

1.1.4.3 Đối với nền kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quanrất nhiều đến các thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế chotới các tổ chức tín dụng khác Vì vậy, kết quả kinh doanh của ngân hàng phản ánhkết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó liên quan trực tiếp

và thường xuyên với các tổ chức kinh tế Do đó, kinh doanh Ngân hàng gặp phải rủi

ro tất yếu sẽ gây ra những ảnh hưởng đối với nền kinh tế và đời sống kinh tế xã hội.Rủi ro làm cho sản xuất bị đình trệ, các doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng hóakhông đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, làm giá cả tăng vọt, đó chính là một trongnhững nguyên nhân dẫn tới lạm phát, suy giảm kinh tế

Mặt khác, do tính riêng biệt của hàng hóa ngân hàng, cấc ngân hàng thườnglập một hệ thống chặt chẽ liên hệ với nhau, một ngân hàng phá sản thì theo phảnứng dây chuyền, có thể sẽ kéo theo sự khủng hoảng của cả hệ thống ngân hàng, gâymất ổn định trên thị trường tiền tệ Các cuộc phá sản ngân hàng kéo theo sự suy

Trang 15

thoái kinh tế, đồng thời rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trườngtiền tê, gây khó khăn cho các donah nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởngtiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.

Do vậy, công tác quản lý và nghiên cứu tìm ra phương pháp làm giảm thiểurủi ro tín dụng mang lại ý nghĩa rất lớn cho các ngân hàng nói riêng và cả nền kinh

tế nói chung Hạn chế rủi ro tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng tránh được những hậuquả do tổn thất về vốn và tài sản của ngân hàng, góp phần tăng lợi nhuận cho ngânhàng Bên cạnh đó, hạn chế rủi ro tín dụng còn góp phần làm nền kinh tế bớt đi tổnthất, sử dụng vốn có hiệu quả và góp phần phát triển chung của toàn xã hội Mặtkhác, hạn chế rủi ro tín dụng còn giúp đảm bảo an toàn tài sản cho người gửi tiền vàcác doanh nghiệp, nâng cao chất lượng tín dụng khi khách hàng cá nhân và doanhnghiệp đi vay ngân hàng, là bước đệm cho sự phát triển của các doanh nghiệp đivay Hơn nữa, hạn chế rủi ro tín dụng còn giúp ổn định thị trường liên ngân hàng,

hệ thống tài chính của một quốc gia sẽ hoạt động an toàn hơn, đảm bảo cung ứng đủnhu cầu tài chính cho toàn thể xã hội

1.2 CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG.

1.2.1 Nợ quá hạn và tỉ lệ nợ quá hạn :

1.2.1.1 Khái niệm nợ quá hạn/nợ xấu

Theo quyết định số 493 của NHNN ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2005 cách phân loại nợ như sau:

Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn , bao gồm nợ trong hạn được đánh giá cókhảnăng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trongtương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán

Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấulại thời hạn trả nợ

Nợ nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn , bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày;

Nợ nhóm 4 : Nợ nghi ngờ , bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn 90 đến 180 ngày

Trang 16

Nợ nhóm 5 : Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn 360 ngày , nợ cơcấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ chính phủ xử lý.

Nợ quá hạn được tính là nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 Trong đó, nợ xấu đượctính là nhóm 3 đến nhóm 5

Tỷ lệ nợ quá hạn/nợ xấu được tính bằng công thức :

Quy đinh hiện nay của NHNN cho phép dư nợ xấu của các ngân hàngthương mại không vượt quá 5% nghĩa là trong 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra chovay thì nợ quá hạn chỉ được phép 5 đồng Khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng caothì những tác động tiêu cực của nó tới hoạt động của ngân hàng càng lớn

1.2.1.2 Ý nghĩa tỉ lệ nợ quá hạn/nợ xấu:

Tỷ lệ nợ quá hạn/nợ xấu là thước đo quan trọng đánh giá chất lượng của hợpđồng tín dụng Tuy nhiên do cách phân loại nợ hiện hành của Việt Nam, nên tỷ lệ

nợ quá hạn/ nợ xấu chưa phản ánh chính xác chất lượng tín dụng của NHTM Vìthế, để đánh giá chính xác mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng NHTM cầnphải quan niệm nợ quá hạn/ nợ xấu theo chuẩn mực quốc tế Tỷ lệ nợ quá hạn/nợxấu có ưu điểm là dễ dàng cho thấy được một cách tổng quan về số lượng nợ quáhạn/ nợ xấu trên tổng dư nợ, dễ tính toán và có thể định lượng chính xác Bên cạnh

đó chỉ số này cũng đã có những ngường nhất định : theo quy định của NHNN là tỷ

lệ nợ xấu không được quá 5%, mức tốt với một ngân hàng thương mại hoạt độnghiệu quả là không quá 3%, dễ so sánh đối chiếu Tuy nhiên, nhược điểm của tỷ lệnày là chưa phản ánh đúng thật sự khối lượng nợ quá hạn của một ngân hàng Bằngnhiều chiêu thức và nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt trong vấn đề đảo nợ sẽ làm thayđổi chỉ số này (Đảo nợ là hình thức cho khách hàng vay lại phần mà khách hàng nợngân hàng, để trả phần nợ cũ cho ngân hàng, qua đó hợp pháp hóa quá trình kéo dài

kỳ hạn cho vay, tránh rơi vào nhóm nợ quá hạn)

Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn /tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu = Số dư nợ xấu / tổng dư nợ

Trang 17

1.2.2 Hệ số thu nợ :

1.2.2.1 Định nghĩa :

1.2.2.2 Ý nghĩa của hệ số thu nợ :

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc thu nợ của ngân hàng hay khả năngtrả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà Ngân hàng thu được trong một thời

ky kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay Hệ số thu nợ càng lớn thìcàng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả

và ngược lại Chỉ số này có ưu điểm là có khả năng tính toán đơn giản, dễ dàngthông qua các con số thống kê cuối kỳ của ngân hàng Nó cũng phản được khả năngthu hồi vốn của ngân hàng từ đó đánh giá tương đối chính xác ngân hàng đang gặprủi ro lớn hay nhỏ Nhưng nhược điểm của chỉ số thu nợ là không nói lên hết được

sự rủi ro trong ngân hàng Chỉ số này cần phải tính trong 1 năm thì mới phản ánhđúng được khả năng thu hồi nợ của khách hàng Ví dụ như nếu ngân hàng cho vay

10 tỷ với thời hạn là 10 năm thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng trong năm chovay sẽ bị sai lệch đáng kể

1.2.3 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn:

Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ/ tổng doanh số cho vay (tính theo năm )

Trang 18

1.2.4 Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động (%):

NH sử dụng vốn của NH là chưa hiệu quả Ưu điểm rất dễ thấy của chỉ số này là dễtính toán nhờ vào số dư nợ và số vốn huy động hàng năm Phản ánh đúng thực trạngcân đối giữa nguồn vốn huy động và dư nợ hiện có của ngân hàng Nhưng vẫn tồntại những nhược điểm là chỉ đánh giá được tương đối về rủi ro tín dụng xảy ra tạingân hàng Phản ánh chủ yếu vào hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng hơn là rủi rotín dụng tồn tại tại ngân hàng

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG

1.3.1 Nhân tố khách quan

1.3.1.1 Tính ổn định của môi trường kinh tế :

Cũng giống như các doanh nghiệp khác, ngân hàng hoạt động và chịu nhiềunhân tố thuộc về môi trường kinh tế xã hội chính trị pháp luật nói chung Hoạt độngtín dụng của ngân hàng lại đặc biệt liên quan đến rất nhiều ngành nghề trong nềnkinh tế, vì vậy việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng chịu sự ảnh hưởng củanhiều yếu tố khách quan

Sự ổn định của thị trường thế giới: Nền kinh tế VN vẫn còn lệ thuộc quá

nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng,chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,… vốn rất nhạy cảm vớirủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biếnđộng

Trang 19

Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: Quá trình

tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ramột môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những kháchhàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luậtchọn lọc khắc nghiệt của thị trường Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của cácngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tếcũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phảinguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn

sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút

Chủ trương quy hoạch các ngành kinh tế : Nền kinh tế thị trường thị trường

tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất

để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ và do đó có sựchuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác và đây cũng là một hiện tượng kháchquan Tuy nhiên ở nước ta thời gian qua, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tựphát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, phân công laođộng, chuyên môn hoá lao động, sự bất lực trong vai trò của các hiệp hội nghềnghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước Điều này dẫn đến sự gia tăng quá đángvốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốcgia

1.3.1.2 Môi trường pháp luật.

Môi trường pháp luật cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro tíndụng của ngành ngân hàng Pháp luật luôn là thước đo để điều chỉnh những hành vikhông phù hợp của tất cả mọi người trong xã hội, bao gồm cả doanh nghiệp và ngânhàng Những yếu tố sau của môi trường pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tíndụng của ngành ngân hàng nói chung

Một là hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương là một trong những

nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới rủi ro tín dụng của ngân hàng Trong những nămgần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước(NHNN)và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật,văn bản dưới luật hướng

Trang 20

dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng Tuy nhiên, luật vàcác văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậmchạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡngchế thu hồi nợ Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàngkhông trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay Trên thực tế, cácNHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là

cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàngiao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợvay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đếntình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng

Hai là hiệu quả của thanh tra thuộc NHNN: Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt

được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cảithiện căn bản về chất lượng Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng đượcyêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngânhàng còn chưa theo kịp Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậmđựơc đổi mới Vai trò kiểm toán chưa đựơc phát huy và hệ thống thông tin chưađược tổ chức một cách hữu hiệu Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khảnăng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu Thanh tra ngânhàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít cókhả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm Mô hình tổ chức của thanhtra ngân hàng còn nhiều bất cập Do vậy mà có những sai phạm của các NHTMkhông được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khihậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp Hàng loạt các sai phạm về cho vay,bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đe dọa

sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể đã được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máythanh tra phát hiện và xử lý sớm hơn

Ngoài ra , chất lượng của hệ thống thông tin quản lý cũng ảnh hưởng tới rủi

ro tín dụng Hiện nay ở VN chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanhnghiệp và ngân hàng Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã

Trang 21

hoạt động đã quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đángkhích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụngnhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập vàhiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật và ngoài ra việc kết nốithông tin với trang Web – CIC qua đường X25 của Chi cục tin học ngân hàng cònnhiều trục trặc, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin Đó cũng làthách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng chonền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng Nếu các ngânhàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trườngthông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng

1.3.2 Các nhân tố chủ quan:

1.3.2.1 Nhân tố thuộc về khách hàng

Ngân hàng thực hiện hoạt động tín dụng nhằm phục vụ khách hàng, cáckhoản tín dụng nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của khách hàng Vìvậy, nhân tố khách hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới rủi ro tín dụng cho ngânhàng Thứ nhất khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việctrả nợ vay: đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương ánkinh doanh cụ thể, khả thi Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố

ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều Tuy nhiên những vụ việcphát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởngxấu đến các doanh nghiệp khác Thứ hai đó là do khả năng quản lý kinh doanh kémcủa khách hàng: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinhdoanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nàomạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tàichính, kế toán theo đúng chuẩn mực Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tưduy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầykhả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế Thứ ba tình hình tài chính doanhnghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so vớivốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp VN Ngoài ra, thói

Trang 22

quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được cácdoanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực Do vậy, sổ sách kế toán mà cácdoanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn

là thực chất Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệpdựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xácthực Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sảnthế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng

1.3.2.2 Nhân tố thuộc về phía ngân hàng :

Trang 23

không hợp lý, không đáp ứng được những nhu cầu đa dạng về vốn của khách hàng.Không chỉ thế, các chính sách không ổn định, bị thay đổi đột ngột, hay còn lỏng lẻo,chưa chú trọng đến phân tích khách hàng để tính toán điều kiện và khả năng trả nợhoặc phương pháp phân tích còn hạn chế, chưa chính xác thì có thể gây ra nhữnghậu quả rất nguy hiểm Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữangân hàng trong việc thu hút khách hàng, một chính sách tín dụng đúng đắn và linhhoạt đóng vai trò là nhân tố chủ chốt để kiểm soát được rủi ro tín dụng trong ngânhàng.

1.3.2.2.2 Quy trình cấp tín dụng

Quy trình cấp tín dụng là tập hợp những nghiệp vụ cơ bản và các bước trongquá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Nó bao gồm cácbước từ khâu chuẩn bị cho vay, giải ngân vốn vay, kiểm tra trong quá trình cho vayđến khi thu hồi được nợ

Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng (khách hàngnhập hồ sơ xin vay vốn) Bao gồm ba giai đoạn: khai thác và tìm kiếm thông tin vềkhách hàng; hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn;phân tích thẩm định khách hàng và dự án vay vốn, được khái quát thành bốn bước

Lập hồ sơ xin

cấp tín dụng Thẩm định tín dụng cấp tín dụngQuyết định Quản lý tín dụng được

cấp

Trang 24

hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả cáchình thức kiểm tra sẽ thiếp lập được một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu, giảm thiểurủi ro tín dụng

Khâu quyết định đến chất lượng tín dụng cũng như hạn chế rủi ro tín dụng làthu hồi và giải quyết nợ Sự nhanh nhạy của các cán bộ ngân hàng đối với việc pháthiện kịp thời những biểu hiện bất lợi đối với khách hàng hay đề xuất những biệnpháp xử lý kịp thời và tư vấn cho khách hàng sẽ giảm thiểu được những rủi ro cóthể xảy ra (giảm thiểu được những khoản nợ quá hạn)

Công tác thông tin không tốt cũng là nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.tuy nhiên, thông tin tín dụng nhanh nhậy chính xác và toàn diện làm tăng khả nănghạn chế rủi ro tín dụng Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồnkhác nhau như trung tâm tín dụng của NHNN (CIC), phòng quản lý thông tin tíndụng của chính các ngân hàng thương mại, từ báo chí, phương tiện truyền thông,các chuyên viên tư vấn, các cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, hay qua báocáo tài chính của khách hàng

1.3.2.2.3 Thông tin tín dụng :

Hoạt động tín dụng của các ngân hàng trong cơ chế thị trường luôn tiềm ẩnnhững rủi ro Một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới rủi ro tín dụng là hệthống thông tin tín dụng Những thông tin tín dụng có chất lượng cao sẽ góp phầngiúp các nhà quản lý ngân hàng có thể đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn, quản trịrủi ro nói chung, rủi ro tín dụng nói riêng một cách hiệu quả Những thông tin vềkhách hàng cần được năm bắt dựa trên các khía cạnh sau:

Thông tin tài chính của khách hàng: tình hình tài chính, kết quả hoạt động

kinh doanh trong thời gian gần đây, hiệu quả sản xuất của phương án kinh doanh,công nợ, nhu cầu vốn hợp lí, khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp …

Thông tin gián tiếp như :thông tin về xu hướng phát triển và khả năng cạnh

tranh của ngành nghề trong nước cũng như ngoài nước, tình hình kinh tế xã hội.Thông tin phi tài chính, gồm có : năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh,

uy tín, quan hệ xã hội…

Trang 25

Hệ thống thông tin tín dụng cần phải chính xác kịp thời và đầy đủ Bởi vậyngân hàng cần phải có nhiều thông tin khác nhau, không chỉ từ các tổ chức cho vay

mà còn từ các nguồn bên ngoài như các cơ quan thông tin tín dụng trong và ngoàinước nguồn thông tin bên ngoài có vay trò quan trọng trong việc đánh giá kháchhàng một cách toàn diện Trên thực tế, những nguồn thông tin không chính xác đãgây ra những khoản tín dụng bị rủi ro, thất thoát như trường hợp khách hàng sửdụng một tài sản thế chấp để đi vay vốn tại nhiều ngân hàng Điều đó làm mất lòngtin vào các khách hàng làm ăn hiệu quả khác và có thể ngân hàng bị mất uy tín

1.3.2.2.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý tín dụng của ngân hàng :

Công tác tổ chức của ngân hàng nếu được cụ thể hóa và được sắp xếp mộtcách khoa học, không bị chồng chéo, có sự kết hợp chặt chẽ của các phòng ban trên

cơ sở tôn trọng nguyên tắc tín dụng thì sẽ là cơ sở phát triển hoạt đông tín dụng mộtcách lành mạnh và có hiệu quả Nếu ngân hàng có cơ cấu tổ chức một cách khoahọc sẽ đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các ngânhàng trong toàn bộ hệ thống cũng như với các tổ chức liên quan khác Điều này sẽgóp phần hạn chế rủi ro tín dụng có thể xẩy ra, cụ thể là tạo điều kiện đáp ứng yêucầu của khách hàng kịp thời, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng cóvấn đề, từ đó hạn chế tối đa rủi ro tín dụng xảy đến với NH

1.3.2.2.5 Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị

Các các bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu trong quy trìnhtín dụng nên đây là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất nhiều đếnhiệu quả và chất lượng của công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng Những cán

bộ tín dụng nắm vững nghiệp vụ, có trình độ chuyên môn giỏi, kết hợp kỹ năng vàkinh nghiệm công tác sẽ xác định được chính xác tình hình tài chính của kháchhàng, đánh giá được tính khả thi của các dự án vay vốn hay phát hiện được nhữngdấu hiệu lừa đảo từ phía khách hàng Từ đó phân tích được năng lực quản lý và khảnăng tài chính, trả nợ của người vay vốn, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu

Trang 26

các rủi ro có thể xảy ra Ngoài ra sự hiểu biết sâu rộng về pháp luật, về các chínhsách kinh tế của đất nước, những biến động trên thị trường tài chính của cán bộ tíndụng sẽ giúp họ có được những dự đoán chính xác về tình hình kinh tế xã hội từ đóxây dựng được cho khách hàng phương án phát triển sản xuất kinh doanh hợp lý.

1.3.2.2.6 Hoạt động kiểm soát nội bộ:

Hoạt động kiểm soát nội bộ cho phép các nhà quản lý nắm bắt được tình hìnhhoạt động của ngân hàng, những khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải để từ đóđưa ra được những đối sách hợp lý Rủi ro tín dụng phụ thuộc và việc tuân thủnhững chính sách, quy định và việc phát hiện kịp thời những sai sót cũng nhưnhững nguyên nhân dẫn đến những lệch lạc, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quytrình tín dụng

Trang 27

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI VPBANK

1.4 Giới thiệu chung về ngân hàng VPbank

1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank:

Ngân hàng Việt Nam Thinh Vượng – Vietnam prosperity bank (Viết tắt là

VPbank) : tiền thân là ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoai quốcdoanh Việt Nam được thành lập theo giấy phép số 0042/NH-GP do nhà nước cấpngày 12/08/1993 và giấy phép số 1535/QĐ và do Ủy ban Nhân dân thành phố HàNội cấp ngày 04/09/1993 Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ ngày10/09/1993

Hiện tại, VP Bank đang có hơn 120 điểm giao dịch trên toàn hệ thống Bêncạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch, VPBank cũng mở thêm hai công ty trựcthuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản và Công ty chứng khoán Gần

15 năm xây dựng và trưởng thành, VP Bank đã gặp không ít khó khăn nhưng đếnnay VP Bank đã đạt được những kết quả đáng kể trong hoạt động kinh doanh củamình Ngân hàng luôn đảm bảo nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, đồng thờihoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có lợi nhuận và dư nợ lành mạnh, gópphần thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội đất nước Trong những năm 2005, VPbank

đã xây dưng tầm nhìn : đến năm 2015 trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu ViệtNam và top 5 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Bên cạnh đó là sứ mệnhhoạt động : Vpbank hoạt động với phương châm đặt lợi ích của khách hàng là trênhết, lợi ích của người lao động được quan tâm, lợi ích của cổ đông được chú trọng,đóng góp hiệu quả vào sự phát triển cộng đồng VPBank cam kết thỏa mãn tối đalợi ích của khách hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụphong phú đồng bộ nhiều tiện ích chi phí có cạnh tranh VPbank cũng luôn quantâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì mức cổ tức cao hàng năm Bên cạnh đóVPBank luôn quan tâm đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người laođộng VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định và có tính cạnh tranh cao trong thịtrường lao động ngành tài chính ngân hàng, đảm bảo người lao đông được thườngxuyên chăm lo và nâng cao trình độ nghiệp vụ, được phát triển cả quyền lợi chínhtrị và văn hóa…Ngoài ra VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với

Trang 28

ngân hàng nhà nước Luôn quan tâm và chăm lo đến công tác xã hội từ thiện để chia

sẻ khó khăn của cộng đồng

Vpbank đặt ra giá trị cốt lõi cho phong cách làm việc và phục vụ khác hàngcủa mình với sự chuyên nghiệp và sự tận tụy, luôn đem lại những khác biệt chokhách hàng và đơn giản trong giao dịch với khách hàng Các nhân viên của VPbankluôn biết vận dụng kiến thức và kinh nghiệm cùng phong cách làm việc chuyênnghiệp, chính xác , nhanh chóng để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiệnđại, đáng tin cậy và phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng Ngoài ra các cán bộngân hàng Vpbank luôn nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc củakhách hàng, giúp khách hàng hiểu các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng một cách rõràng và cụ thể Đến với Vpbank, khách hàng sẽ tìm được sự khác biệt trong từngsản phẩm dịch vụ cao cấp với tính năng độc đáo và nhiều tiện ích Cuối cùng,Vpbank tập trung xây dựng hệ thống dịch vụ ngân hàng với các thủ tục đơn giản dễhiểu để phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả

1.4.2 Quá trình hình thành và phát triển của Vpbank

1.4.2.1 Ngành nghề kinh doanh

Các dịch vụ của Vpbank cung cấp cho khách hàng bao gồm :

Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp: Vpbank cung cấp cho doanh nghiệp vànhững khách hàng kinh doanh khác, bao gồm dịch vụ tín dụng, các dịch vụ hỗ trợdoanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán,dịch vụ bao thanh tóan, dịch vụ ngoại tệ Các khoản vay được cung cấp cho nhiềumục địch khác nhau như: Bổ sung vốn lưu động, mua sắm trang thiết bị tài sản cốđịnh, đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư dự án mới…

Dịch vụ ngân hàng cá nhân: Vpbank cung cấp dịch vụ cá nhân, bao gồm dịch

vụ tiết kiệm, dịch vụ tín dụng tiêu dùng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ xác nhận nănglực tài chính, dịch vụ thẻ, dịch vụ mua bán ngoại tệ Các khoản vay tiêu dùng nhằmmục đích sử dụng vốn cụ thể như: mua sắm, sửa chữa nhà đất, mua sắm xe hơi, vậtdụng gia đình, đi du học, đầu tư cổ phiếu…

Dịch vụ ngân hàng hàng định chế: VPbank cung cấp cho các ngân hàng, tổ chứctài chính, tổ chức phi tài chính và các tổ chức khác bao gồm: Dịch vụ tiền gửi, dịch vụquản lý tài sản, dịch vụ cho vay, dịch vụ đồng tài trợ, dịch vụ mua bán ngoại tệ… Dịch vụ Ngân hàng cho vay Doanh nghiệp lớn và Doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài: Khối ngân hàng bán buôn của Vpbank đã đem đến những dịch vụchuyên nghiệp cho bộ phận khách hàng doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp đầu tư

Trang 29

nước ngoài, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất đầu tư và xuất khẩu của các doanh nghiệptrong nước.

Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư và dịch vụ cho Nhà đầu tư: VPbank cung cấp dịch

vụ giúp nhà đầu tư tối ưu hóa các cơ hội đầu tư và bán chéo sản phẩm tới các công

ty chứng khoán

1.4.3 Cơ cấu tổ chức của Vpbank

1.4.3.1 Cơ cấu chung

Sơ đồ 3 Cơ cấu của Vpbank

(Nguồn : Báo cáo thường niên Vpbank 2010)

Trang 30

Mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng vừa được cải

tổ nhờ công ty tư vấn Mckinsey Mô hình này là sự kết hợp của mô hình ngân hàngthương mại trong nước và mô hình ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài(ví dụ như ANZ – ngân hàng Australia và New Zealand hay của Citybank – ngânhàng của Mỹ) Mô hình này có tổng giám đốc là người giữ chức vụ cao nhất trong

cơ cấu của Vpbank Phía bên dưới được chia theo các khối nhằm quản lý và chuyênsâu hơn trong các lĩnh vực chủ chốt của ngân hàng Ba khối chính là khối tài chính,khối quản trị rủi ro và khối tín dụng, đứng đầu các khối là các phó tổng giám đốcphụ trách từng mảng chuyên sâu trong từng khối Hiện nay VPbank có 8 Phó tổnggiám đốc phụ trách các mảng riêng trong các khối cho thấy sự chuyên sâu trongquản lý của VPbank

Riêng về lĩnh vực rủi ro ngân hàng, Vpbank đã xây dựng một khối quản trịrủi ro riêng bao gồm các mảng : rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro vận hành.Điều đó cho thấy sự quan tâm của Vpbank tới vấn đề hạn chế rủi ro nói chung vàrủi ro tín dụng nói riêng

Ngoài ra ở các mảng nhỏ hơn có liên quan đến tín dụng cũng đều có nhưng

cơ quan thẩm định và tái thẩm định riêng lẻ để kiểm soát rủi ro được tốt hơn Như ởkhối Tín dụng, có ba cơ quan chính là cơ quan thẩm định tín dụng CPC, cơ quan táithẩm định, và cơ quan định giá tài sản

Nhận xét về cơ cấu của VPbank : Vpbank hiện đang có một cơ cấu rất khoa học và

có khả năng quản lý tốt rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng So với những ngân hàngthương mại cổ phần trong nước khác, Vpbank có cơ cấu ít cồng kềnh hơn, không bịchồng chéo về các lĩnh vực, phân bổ chuyên sâu và khoa học hơn Đặc biệt bộ phậnquản trị rủi ro được đề cao, cho thấy những nỗ lực của Vpbank trong việc hạn chếtối đa rủi ro về ngân hàng nói chung và rủi ro về lĩnh vực tín dụng nói riêng

1.4.3.2 Tổ chức cán bộ

Tổng số cán bộ nhân viên đến 31/12/2010 của Vpbank là: 2700 người, phân

bố tại cả 03 miền: Bắc - Trung - Nam VIB được coi là một ngân hàng trẻ với hơn80% nhân viên có tuổi đời dưới 30, 20% còn lại có tuổi đời từ 30 trở lên và tậptrung chủ yếu vào đội ngũ quản lý

Trang 31

Biểu đồ 1 : Trình độ cán bộ nhân viên VPbank đến ngày 31/12/2012

(Nguồn :Báo cáo thường niên Vpbank 2010)

Số lượng cán bộ nhân viên từ đại học trở lên chiếm hơn 80% số lượng nhânviên của Vpbank Với đội ngũ nhân viên giàu nhiệt huyết, nhanh nhậy, hiện đại,chuyên nghiệp, VPbank luôn được khách hàng tin tưởng đặt trọn niềm tin trong cáchoạt động tài chính của mình

1.4.4 Khái quát hoạt động kinh doanh của Vpbank trong giai đoạn 2007-2010

Năm 2010 nền kinh tế Việt Nam vừa bước qua giai đoạn khó khăn nhất,đang trên đà phục hồi nhưng chưa ổn định Những khó khăn thách thức từ nội tại cơcấu nền kinh tế chưa thể giải quyết một sớm, một chiều Bên cạnh đó, nền kinh tếthế giới còn nhiều biến động phức tạp đã đặt các chính sách vĩ mô của nền kinh tếViệt Nam vào tình hình hết sức khó khăn Chính vì lý do đó, có thể thấy rủi ro lớnnhất trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng năm 2010 chính là từ sự thay đổi chínhsách, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng Ngân hàngluôn nhận được sự ủng hộ, tín nhiệm của các cổ đông và sự ủng hộ của khách hàng.Hội đồng quản trị, Ban điều hành luôn tập trung theo sát mọi hoạt động diễn biếntrên thị trường Ngân hàng, từ đó đưa ra những quyết định, chiến lược kinh doanhđúng đắn, phù hợp, kịp thời về các vấn đề như lãi suất, tín dụng, đầu tư, cơ sở hạtầng, nguồn lực… Bên cạnh đó, năm 2010, VPBank đã công bố thay đổi tên Ngân

Trang 32

hàng - theo đó Ngân hàng có tên mới là “ Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng”,đồng thời triển khai dự án chuyển đổi Ngân hàng Kết quả, năm 2010, VPBank đãhoàn thành kế hoạch đã đặt ra với kết quả đạt được rất khả quan Thương hiệu củaNgân hàng ngày càng được nhiều người biết đến.Lợi nhuận trước thuế hợp nhấtnăm 2010 của VPBank đạt 663 tỷ đồng, đạt được 102% so với kế hoạch năm 2010,hoàn thành kế hoạch đề ra và kế hoạch trong tương lai

Bảng 1: Tình hình hoạt động trong từ năm 2007-2010)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Vpbank 2007-2010) 1.4.4.1 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn, lãi suât về huy động vốn đột ngột đảochiều và tăng mạnh vào cuối năm Các ngân hàng đua nhau mở các chương trìnhkhuyến mãi hấp dẫn Trong năm 2010 VPbank cũng mở nhiều chương trìnhkhuyến mãi hấp dẫn như “Lươt SHI đi Mercedes cùng Vpbank”; “Gửi tiền trúngvàng, giàu sang thịnh vượng”… Lãi suất của Vpbank luôn tuân thủ quy định củaNgân hàng nhà nước và điều chỉnh linh hoạt theo thị trường; Ngoài ra, sản phẩmhuy động vốn của VPbank ngày càng đa dạng như phát hành thêm kỳ phiếu, tàikhoản thông minh… nên đã làm cho nguồn vốn huy động từ khách hàng củaVPbank vẫn giữ được ổn định và tăng trưởng tốt

Bảng 2: Cơ cấu nguồn huy động vốn của VPBank:

Đơn vị tính : tỷ đồng

Trang 33

Số tiền Tỷ

trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Vpbank 2007-2010)

Bằng nhiều hình thức thu hút nguồn vốn huy động hết sức đa dạng, mức lãisuất hấp dẫn nhưng không vượt quá mức cho phép của NHNN, các chương trìnhkhuyến mãi hấp dẫn, nguồn vốn huy động của Vpbank ngày một tăng lên Trong đóđột biến năm 2010, nguồn vốn huy động tăng gần gấp đôi so với năm 2009 trước

đó, cho thấy được sự linh hoạt và uy tín của Vpbank trên thị trường tài chính đãđược khẳng định Thương hiệu Vpbank trở thành thương hiệu mạnh, bản thân ngânhàng cũng lọt vào nhóm G12- nhóm 12 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhấtViệt Nam hiện nay Về tỷ trọng tiền gửi của các TCTD trong nước có xu hướnggiảm dần đều qua các năm, đến năm 2010 chỉ chiếm có 28% so với tổng vốn huyđộng, mặc dù tỷ lệ giảm nhưng số lượng vốn huy động vẫn tiếp tục tăng lên với sốlượng vừa phải, cho thấy mức độ uy tín của Vpbank với các TCTT trong nước làkhá ổn định Tiền gửi của khách hàng có xu hướng tăng lên đáng kể qua các năm,đặc biệt năm 2010 tăng tới 145% so với năm 2009, đây chính là một phần khôngnhỏ đóng góp vào sự gia tăng vốn huy động đột biến vào năm 2010 Mặt khác, năm

2010 VPbank cũng tiến hành huy động theo hình thức phát hành giấy tờ có giá, ởmảng này cũng đóng góp tương đối lớn vào nguồn vốn huy động của Vpbank năm

2010 Nhờ hoạt động tương đối linh hoạt và phong phú ở lĩnh vực huy động, mảnghuy động khác của Vpbank cũng gia tăng đáng kể so với những năm trước cho thấysức hút và dịch vụ của VPbank được cải thiện đáng kể

1.4.4.2 Hoạt động cho vay.

Ngày đăng: 21/03/2015, 09:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. NXB Thống Kê- Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại – PGS.TS Lê Văn Tề Khác
2. NXB Thống Kê – Giáo trình tiền tệ ngân hàng – TS. Nguyễn Minh Kiều – ĐH Kinh Tế Hồ Chí Minh Khác
3. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Nguyễn Hữu Tài – ĐH KTQD 2007 Khác
4. NXB Thống Kê- Giáo trình Quảnh trị và nghiệp vụ ngân hàng thương mại – TS Phan Thị Thu và TS Nguyễn Thị Thu Thảo – ĐH KTQD Khoa Tài Chính Ngân Hàng Khác
5. NXB Giao Thông Vận Tải – Quản trị ngân hàng thương mai – PGS.TS Phan Thị Cúc Khác
6. Giáo trình tìn dụng ngân hàng _ PGS. TS Phan Thị Cúc.7. Tạp Chí Ngân Hàng Khác
8. Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh VPBANK giai đoạn 2007- 2010 Khác
9. Các văn bản thể lệ, chế độ tín dụng của Ngân Hàng Nhà Nước và Ngân hàng thương mai cổ phẩn Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) Khác
10. Trang web điện tử của ngân hàng nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn) 11. Trang web điện tử www.wikipedia.com Khác
12. The economics of money banking and financial markets – Frederic S Mishkin Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w