Nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh công tác tiêu thụ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nội địa ở Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long (Trang 53 - 55)

Hiện nay, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập của người

tiêu dùng tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe khi hút thuốc lá nên chuyển sang sử dụng các sản phẩm thuốc lá có chất lượng cao và uy tin hơn.

Tình hình tiêu thụ thực tế cho thấy, tỷ lệ thuốc lá cao cấp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản phẩm. Đây là sản phẩm có thể đáp ứng cho khu vực

thị trường có thu nhập cao, doanh thu và lợi nhuận rất lớn. Trong khi đó, sản phẩm cấp thấp có chất lượng trung bình khá vừa chiếm tỷ trọng nhỏ, giá bán rẻ, doanh thu và lợi nhuận không cao. Tuy vậy, công ty không nên vì phần lợi nhuận lớn mà chỉ tập trung sản xuất sản phẩm cấp cao, loại bỏ hoàn toàn sản phẩm cấp thấp.

Vì Việt Nam là nước nông nghiệp với 80% dân số làm nghề nông, mà sản phẩm cấp thấp lại phục vụ cho thị trường nông thôn là chủ yếu, thị trường này không yêu cầu khắt khe chất lượng sản phẩm. Duy trì các nhãn hiệu cấp thấp sẽ giúp công ty tận dụng được nguồn nguyên liệu chất lượng không cao, tiết kiệm được chi phí sản xuất lại tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên công ty.

Sản xuất các sản phẩm cấp thấp cũng chính là thực hiện chủ trương đa dạng hóa sản phẩm của nghành thuốc lá, của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng thuốc lá, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Hơn nữa, công ty sẽ gặp thuận lợi vì không phải gặp sự cạnh tranh từ các nhãn hiệu thuốc lá nước ngoài.

Với mục tiêu đổi mới cơ cấu sản phẩm đi đôi với duy trì, công ty thuốc lá Thăng Long đã thực hiện:

- Củng cố và ổn định chất lượng các nhãn hiệu sản phẩm đã được người tiêu dùng ưa thích. Đây là giải pháp và hường đi đúng đắn thực sự có hiệu quả đối với công ty Thuốc lá Thăng Long vì tác dụng tích cực trong việc giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ, xây dựng và củng cố niềm tin, sự trung thành của khách hàng với sản phẩm của công ty.

- Phát triển các sản phẩm trung và cao cấp.Công tác nghiên cứu, cải tiến, hoàn thiện sản phẩm cần được đầu tư đích đáng.

- Đa dạng hóa sản phẩm theo chiều ngang của danh mục sản phẩm. Hướng đi này dựa trên ý nghĩa tiết kiệm các chi phí về giới thiệu sản phẩm mới, khai thác được uy tín của các nhãn hiệu đã được người tiêu dùng chấp nhận.

Công tác phát triển sản phẩm mới cần được quan tâm dựa trên những đòi hỏi của nhu cầu thị trường và các tác động khác nhằm bảo vệ và phát triển thị trường sản phẩm. Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của thị trường, tiến hành thử nghiệm sản phẩm về mọi mặt: hương liệu, khẩu vị, độ cháy, màu sắc sợi thuốc, nồng độ nicôtin...

Để nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm cần được chú trọng: giảm bớt độ ẩm trong sợi thuốc để tăng độ cháy, giảm dần độ nặng của các nhãn hiệu thuốc, hoàn thiện chính sách bao gói sản phẩm để tăng độ tiện dụng trong tiêu dùng cho khách hàng. Bên cạnh đó, cần xây dựng một chiến lược thị trường theo nhãn hiệu để từng bước chiếm lĩnh thị trường có thu nhập cao và đẩy mạnh xuất khẩu.

Công ty cần quan tâm hơn đến việc thu thập ý kiến đóng góp, góp ý về sản phẩm cũng như những ý tưởng về sản phẩm mới từ phía thị trường, khách hàng và các thanh viên trong hệ thống kênh phân phối( các nhà phân phối, các đại lý, trung tâm bán lẻ, siêu thị...). Hoạt động này giúp cho sản phẩm mới tiếp cận nhanh hơn vơi thị trường mục tiêu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nội địa ở Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w