0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ THUỐC LÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA Ở CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ THĂNG LONG (Trang 47 -49 )

ty TNHH một thành viên thuốc lá Thăng Long

Thị trường tiêu thụ của công ty tập trung ở một số tỉnh thành phố lớn như

Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, Lạng Sơn. Các khu vực này có mức sản lượng tiêu thụ chiếm 68%- 74% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty. Tại thị trường Hà Nội, sản lượng tiêu thụ luôn giữ ở mức cao nhất so với các thị trường khác.

Các nhãn hiệu thuốc lá được người tiêu dùng ưa thích là Dunhill, Vinataba, Thủ Đô, M, Hồng Hà, Thăng Long, Phù Đổng, đều là các sản phẩm có chất lượng cao và mức giá hợp lý. Riêng hai nhãn thuốc Dunhill và Vinataba do hãng thuốc Rothmans và công ty xuất nhập khẩu thuốc lá miền Bắc đảm nhận việc tiêu thụ. Tổng mức tiêu thụ của 2 nhãn thuốc này chiếm khoảng 30% sản lượng tiêu thụ của tất cả các nhãn sản phẩm của công ty.

Thị trường Hà Nam có quy mô đứng thứ hai sau thị trường Hà Nội. Đây là một thị trường khá tiềm năng với sản lượng tiêu thụ lớn. Các nhãn hiệu được ưa chuộng ở thị trường này chủ yếu là các sản phẩm có chất lượng khá như Điện Biên, Hoàn Kiếm, Vinataba. Tuy nhiên, những năm gần đây, ở thị trường này luôn có sự sụt giảm về sản lượng tiêu thụ. Công ty cần có các biện pháp duy trì và đẩy mạnh tiêu thụ trong thời gian tới vì đây là một trong những thị trường có quy mô tiêu thụ khá lớn và chiếm một phần không nhỏ trong tổng doanh số của công ty.

Thanh Hóa là thị trường tiêu thụ lớn thứ ba của công ty sau Hà Nội và Hà Nam, mức tiêu thụ trung bình hơn 10 triệu bao mỗi năm. Các nhãn hiệu mà người tiêu dùng ở thị trường này ưa thích là Hoàn Kiếm menthol, Vinataba, Điện Biên. Tuy nhiên, tại thị trường này, sản phẩm của công ty phải chịu sự cạnh tranh lớn của Nhà máy thuốc lá Thanh Hóa. Vì vậy, công ty cần duy trì mức tiêu thụ ổn định tại thị trường này để giữ vững thị phần và củng cố vị thế.

Công ty đã thâm nhập vào một số thị trường phía Nam như Tây Ninh, Long An, Quảng Ngãi... nhưng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của Nhà máy thuốc lá Sài Gòn và Vĩnh Hội cũng như tình trạng nhập khẩu, nhập lậu thuốc lá tràn lan đã khiến công ty mất dần khả năng kiểm soát thị trường này. Những năm gần đây, công ty đã thâm nhập vào một số thị trường Nam Trung Bộ như Đà Nẵng, Nha Trang... sau đó mở rộng ra các thị trường Nam Bộ. Sản lượng tiêu thụ của công ty ở khu vực phía Nam đã tăng mạnh qua các năm.

Nhìn chung lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2004- 2007 vẫn có xu hướng tăng, ngoại trừ năm 2004 đạt mức thấp nhất: 15,09 tỷ đồng. Năm 2006 lợi nhuận công ty đạt mức cao nhất: 22,56 tỷ đồng trong khi năm 2007 chỉ đạt 21,84 tỷ đồng. Điều này cho thấy nỗ lực phấn đấu to lớn của công ty, vượt qua khó khăn đứng vững trong kinh tế thị trường. Công ty cũng luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Năm 2007 công ty nộp ngân sách Nhà nước đạt mức cao nhất là 327,138 tỷ đồng, so với năm 2006: 315,034 tỷ đồng thì tăng 5,8%. Đây là một thành công đáng khích lệ, nhất là đối với một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trong một nghành công nghiệp bị hạn chế về nhiều mặt như thuốc lá.

Như vậy, có thể nói hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH một thành viên thuốc lá Thăng Long giai đoạn 2004- 2007 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, duy trì và giữ vững sản lượng tiêu thụ, mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận, đồng thời thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỊ TRƯỜNG NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ TIÊU THỤ THUỐC LÁ Ở CÔNG TY TNHH MỘT

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ THUỐC LÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA Ở CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ THĂNG LONG (Trang 47 -49 )

×