0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Phương hướng phát triển của công ty TNHH một thành viên thuốc lá Thăng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ THUỐC LÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA Ở CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ THĂNG LONG (Trang 49 -53 )

1. Phương hướng phát triển của công ty TNHH một thành viên thuốc lá Thăng Long Thăng Long

1.1 Xu hướng phát triển của ngành thuốc lá Việt Nam

Có thể nói thuốc lá là một nghành công nghiệp có vốn đầu tư thấp nhưng lại mang lại lợi nhuận lớn và thu hồi vốn rất nhanh, thị trường tiêu thụ rộng khắp cả nước và sản phẩm đa dạng, ổn định. Mức tiêu dùng thuốc lá điếu bình quân của nước ta là thấp so với thế giới. Theo kết quả nghiên cứu thị trường của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, hiện tại mức tiêu dùng bình quân trong nước là 550 điếu/ người/ năm, trong khi mức tiêu dùng bình quân trên thế giới là 1080 điếu/ người/ năm và tốc độ tăng trưởng mức tiêu dung thuốc lá hàng năm trên thê giới là 2,5%/ năm.

Tuy nhiên, với tốc độ gia tăng dân số tự nhiên bình quân là 1,7%/ năm, một bộ phận lớn dân cư bước vào độ tuổi lao động và có khả năng gia tăng thu nhập hiện tại. Năm 2006, Việt Nam được dự báo là nhu cầu tiêu dùng thuốc lá sẽ tiếp tục tăng với một mức ổn định khoảng 1 tỷ bao/ năm, dù trong những năm gần đây sản lượng tiêu thụ thuốc lá có vẻ chững lại.

Hiện nay trên thế giới đang tồn tại một nghịch lý, trong khi tỷ lệ người hút thuốc lá đang giảm ở các nước phát triển thì lại tăng mạnh ở các nước đang phát triển. Khoảng 60% số thuốc lá tiêu thụ và 75% số người hút thuốc lá là từ các nước đang phát triển. Có đến gần 50% nam giới ở các nước có thu nhập thấp và trung bình hút thuốc, trong khi ở các nước có thu nhập cao, tỷ lệ này chỉ là 35%.

Là một nước đang phát triển với số dân trên 80 triệu người, trong đó hầu hết đều đang trong độ tuổi lao động, Việt Nam được đánh giá là một thị trường

ổn định, đầy tiềm năng cho nghành sản xuất thuốc lá khai phá, với mức tiêu thụ tương đối cao so với các nước trong khu vực.

Một phần là do nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá chưa cao. Ở nông thôn, tỷ lệ nghiện thuốc lá ngày càng tăng, nhất là dân số trong độ tuổi lao động. Hơn nữa, Nhà nước luôn có chính sách hạn chế nhập khẩu thuốc lá ngoại và đẩy mạnh ngăn chặn nhập lậu thuốc lá vào Việt Nam. Thuốc lá sản xuất trong nước được dán tem để xác định nguồn gốc xuất xứ tránh tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng. Nhờ những nhân tố trên đây mà sản lượng tiêu thụ thuốc lá trong nước luôn tăng truởng, mở ra phương hướng phát triển tốt đẹp cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc lá trong nước.

Những năm qua, công tác xuất khẩu cũng đã được đẩy mạnh với kim nghạch xuất khẩu ngày càng tăng. Bên cạnh xuất khẩu hàng ngàn tấn nguyên liệu mỗi năm, sản lượng xuất khẩu thuốc lá điếu tăng dần, góp phần giảm bớt sự mất cân đối trong kim nghạch xuất nhập khẩu toàn nghành thuốc lá Việt Nam. Việc xuất khẩu thuốc lá điếu ra thị trường nước ngoài mang lại lợi nhuận lớn cho nghành thuốc lá.

Triển vọng phát triển thị trường của nghành công nghiệp thuốc lá là tập trung giữ vững thị trường Đông Nam Á, Lào, Campuchia và Trung Quốc, đồng thời xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Đông Âu, Ba Lan, Rumani và Nga. Mặt khác, thị trường Châu Á- Thái Bình Dương cũng là một thị trường đầy tiềm năng. Theo số liệu thống kê, thị trường này chiếm hơn 50% sản lượng tiêu thụ thuốc lá trên thế giới.

Vì vậy, mục tiêu của nghành công nghiệp thuốc lá là phát triển sản xuất- kinh doanh tốt để tăng khả năng xâm nhập và chiếm lĩnh các thị trường này. Điều hiển nhiên là thuốc lá Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các nhãn mác thuốc lá quốc tế. Các tập đoàn thuốc lá đa quốc gia với tiềm lực tài chình mạnh, có nhiều kinh nghiệm thâm nhập thị trường, với hệ thống sản phẩm mẫu mã đẹp, đa dạng và có chất lượng cao là những thách thức to lớn đối với nghành

công nghiệp thuốc lá Việt Nam. Chính vì vậy, yêu cầu đổi mới chất lượng, giá cả và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm luôn được ưu tiên đặt lên hàng đầu.

1.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty thuốc lá Thăng Long đến năm 2010.

Công ty Thuốc lá Thăng Long là một trong những doanh nghiệp sản xuất thuốc lá lớn nhất của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, là con chim đầu đàn của nghành thuốc lá Việt Nam. Trong những năm qua, công ty luôn hoàn thành xuất sắc, vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch được giao.

Năm 2007, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc tiêu thụ sản phẩm. Song, được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Công nghiệp, của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, sự động viên giúp đỡ của các đơn vị và sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, công ty đã chủ động khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu duy trì tốt công tác sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, tăng cường công tác giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị phần, đảm bảo kinh doanh có lãi, chăm lo tốt đời sống cán bộ công nhân viên chức.Trong thời gian tới, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty tiếp tục hướng vào các mục tiêu sau:

1.2.1 Công tác kỹ thuật

Đẩy mạnh cơ khí hóa, tự động hóa, hiện đại hóa công nghệ sản xuất, thực hiện đầu tư theo chiều sâu, mua và lắp đặt máy móc thiết bị để đổi mới sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Sắp tới công ty sẽ trang bị một dây chuyền sản xuất thuốc lá hiện đại nhất nhì Đông Nam Á nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ tốt hơn nữa cho thị trường trong nước.

Mặt khác, công ty phải thường xuyên bảo dưỡng, tu sửa, thay thế bộ phận đối với hệ thống trang thiết bị đang vận hành nhằm tiết kiệm chi phí. Tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, trong và ngoài nghành để tranh thủ sự đầu tư về vốn và công nghệ, sự giúp đỡ

về mặt kỹ thuật nhằm rút ngắn khoảng cách công nghệ, thúc đẩy phát triển nhanh và mạnh.

Không ngừng nghiên cứu, cải tiến chất lượng các nhãn hiệu thuốc lá hiện có, cải tiến mẫu mã, bao bì, chất lượng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, áp dụng triệt để hệ thống quản trị chất lượng theo ISO, tạo dựng được niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm.

Duy trì, phát huy tốt phong trào thực hành tiết kiệm, phát huy sáng kiến, cải tiến khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tế sản xuất, nhằm giảm tiêu hao vật tư, tăng năng suất lao động, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi.

1.2.2 Nghiên cứu và phát triển thị trường

Giữ vững thị trường truyền thống, tăng thêm thị phần tại các thị trường có doanh thu thấp và tăng cường mở rộng, tìm kiếm những thị trường mới tiềm năng, đặc biệt là thị trường phía Nam. Công ty cần có các biện pháp kích thích cầu để thu hút khách hàng và nâng cao sản lượng tiêu thụ

Tiếp tục giữ thị phần của các sản phẩm truyền thống thông qua việc chú trọng đến cải tiến chất lượng, hoàn thiện quy cách sản phẩm, thiết kế mẫu bao bì theo chương trình chuyển đổi cơ cấu sản phẩm. Nghiên cứu thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để đưa ra các quyết định về chế thử sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các công ty khác.

Quản lý tốt công tác tiếp thị, đầu tư nguồn lực thích đáng để quảng bá cho nhãn hiệu của công ty tuyên truyền và mở rộng thị trường dưới nhiều hình thức khác nhau như khuyến mãi, tham dự hội chợ triển lãm...

Rà soát lại hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, các nhà phân phối thuốc lá nằm trong kênh phân phối, theo dõi và phản ánh hoạt động của nhà phân phối, diễn biến thị trường, sản phẩm cạnh tranh để công ty tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, đảm bảo mức thế chấp bằng sản lượng tiêu thụ để ổn định phần công nợ tương đương với phần tài sản thế chấp.

Tập trung phát triển sản phẩm trung và cao cấp, tăng dần sản lượng thuốc lá đầu lọc, kiên quyết loại bỏ những sản phẩm không hiệu quả nhằm thay đổi cơ cấu sản phẩm, tăng doanh thu, xây dựng thương hiệu có sức cạnh tranh với các mác thuốc nước ngoài.

Đẩy mạnh công tác xuất khẩu trên cơ sở đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ở một số thị trường nước ngoài kết hợp với thăm dò và khai thác

1.2.3 Nguyên vật liệu

Xây dựng kế hoạch thu mua nguyên liệu chính xác, kịp thời, thực hiện thu mua dài vụ và đều khắp vùng nguyên liệu sao cho giữ được mức tồn kho nguyên liệu hợp lý. Bên cạnh đó, phải thực hiện tốt công tác bảo quản nguyên liệu trong kho, thực hiện đảo kho theo quy định nhằm chồng nát vụn, xuống màu, xuống cấp, mất mùi. Trước khi nhập nguyên liệu phải kiểm tra 100%, tránh hiện tượng nhập kho không đạt tiêu chuẩn. Để chủ động trong sản xuất, giảm dần sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, công ty tích cực tìm kiếm đa dạng nhiều nguồn nguyên liệu với giá hợp lý như nguồn từ Ấn Độ, Campuchia... Tăng cường sử dụng nguyên liệu đã qua chế biến để đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm và thuận lợi trong dự trữ, bảo quản.

Tăng cường công tác quản lý, giám sát các vấn đề kinh tế và kỹ thuật của vùng nguyên liệu, thực hiện tốt tiến độ gieo trồng nhằm đảm bảo đầy đủ kịp thời nguyên liệu cho sản xuất, đảm bảo đầu tư có hiệu quả vùng chuyên canh nguyên liệu theo quy trình kỹ thuật của Tổng công ty giao.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ THUỐC LÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA Ở CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ THĂNG LONG (Trang 49 -53 )

×