Sốc văn hoá là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ sự lo lắng và những cảm xúc (như ngạc nhiên, mất phương hướng, bối rối, v.v...) mà một người cảm thấy khi phải hoạt động trong một nền văn hóa hay môi trường xã hội hoàn toàn khác. Tùy vào mỗi người, tùy thuộc môi trường mà quá trình trên sẽ rất ngắn hoặc đôi khi kéo dài, tạo ra những khó khăn trong việc hòa nhập vào nền văn hóa mới.Sự khác biệt văn hóa khiến nhà quản trị (NQT) có thể đối mặt với hiện tượng “sốc văn hóa”, gồm 4 giai đoạn cơ bản: Thời kỳ trăng mật; Thời kỳ khủng hoảng; Thời kỳ phục hồi; Thời kỳ tái trăng mật. Mỗi người có một tốc độ thích nghi khác nhau nên các giai đoạn trên cũng kéo dài hay thu hẹp tùy vào trường hợp khác nhau. Sốc văn hóa là điều không thể tránh, thế nhưng, những cú sốc này lại là yếu tố quan trọng và cần thiết để NQT kết nối các giá trị văn hóa của bản thân và điều chỉnh chúng cho phù hợp với những giá trị văn hóa mới. Sốc văn hóa được xem là bước đầu của sự hòa nhập. Vậy, đặc điểm của 4 giai đoạn trên là gì? Biểu hiện của NQT ở mỗi giai đoạn ra sao? Nguyên nhân dẫn đến “sốc văn hóa” và giải pháp khắc phục như thế nào? Hãy cùng nhóm 10 chúng tôi tìm hiểu hiện tượng này qua đề tài nghiên cứu “Hiện tượng sốc văn hóa gồm 4 giai đoạn của nhà quản trị”.