74%-- Tỷ lệ che phủ rừng 67,5% KH 67,5% Phân tích tổng quát thuận lợi khó khăn : Thuận lợi : Với một nền kinh tế hứa hẹn phát triển mạnh mẽ trong tương lai như tỉnh Quảng Bình thì nhu cầ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Vai trò của dự án trong quản lý đầu tư xây dựng
1.1 Dự án đầu tư xây dựng
Theo khoản 17 điều 3 Luật xây dựng ngày 26/11/2003: Dự án đầu tư xây dựng côngtrình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộnghoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng caochất lượng công trình hoặc một sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định
1.2 Vai trò của dự án đầu tư trong quản lý xây dựng
-Đối với Nhà nước và các định chế tài chính:
+ Dự án đầu tư là cơ sở để thẩm định và ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho
dự án;
+ Dự án đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng, thông qua đó mà Nhà nước có thểkiểm soát được một cách toàn diện về các mặt hiệu quả tài chính (đối với các dự án sửdụng vốn Nhà nước) và hiệu quả xã hội, an ninh quốc phòng
-Đối với chủ đầu tư:
+ Dự án đầu tư là căn cứ để chủ đầu tư xem xét cơ hội dự kiến đạt được các yêu cầu
về kinh tế, xã hội, môi trường và hiệu quả của dự án; giúp cho chủ đầu tư quyết định
có đầu tư hay không Những chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, quy mô trong dự án được phêduyệt đóng vai trò làm mốc khống chế cho các giai đoạn tiếp theo, giúp chủ đầu tưthực hiện công việc theo đúng dự kiến;
+ Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định bỏ vốn đầu tư;
+ Dự án đầu tư là cơ sở để xin cấp giấy phép được đầu tư (hoặc ghi vào kế hoạchđầu tư) và cấp giấy phép hoạt động, cho hưởng những khoản ưu đãi trong đầu tư; + Dự án đầu tư là cơ sở xin giấy phép nhập khẩu máy móc thiết bị cần thiết, huyđộng vốn góp hoặc phát hành cổ phiếu;
+ Dự án đầu tư là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính trong và ngoàinước hỗ trợ hoặc cho vay;
+ Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để xem xét giải quyết các mối quan hệ vềquyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia liên danh, giữa liên doanh và nhà nướcViệt Nam Đây cũng là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp giữa các bên thamgia liên doanh
2 Lý do lựa chọn đề tài tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư là một trong những chuyên ngành đào tạo chính của khoa kinh tế
và quản lý xây dựng, trường đại học xây dựng Để làm tốt đề tài này đòi hỏi sinh viênphải biết khái quát, tổng hợp kiến thức của các môn học cơ sở và chuyên nghành: kinh
tế đầu tư, kinh tế xây dựng, tổ chức thi công,
Đất nước đang chuyển mình với công cuộc công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nướcđòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ để theo kịp các nước trên thế giới Và trong quá
Trang 2trình đó giáo dục luôn đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển đất nước Hiện nay hệ thống cơ sở vật chất , hạ tầng ngành giáo dục trên cả nước nói chung vàtỉnh Quảng Bình nói riêng đang còn rất thiếu thốn và không đáp ứng được nhu cầu họctập của mọi các tầng lớp học sinh Nhằm mục đích tạo ra một môi trường đầy đủ trangthiết bị và lực lượng cán bộ giáo viên đủ trình độ nhằm thúc đẩy nền giáo dục của quêhương ngày càng phát triển nên em đã lựa chọn đề tài : ” Lập dự án đầu tư xây dựngtrường THCS – THPT Chu Văn An ” làm đề tài tốt nghiệp Đây là một dự án đangđược xã hội và các cấp chình quyền quan tâm đang được triển khai tại thành phố ĐồngHới tỉnh Quảng Bình.
3 Giới thiệu tổng quan về dự án.
* Dự án: Trường THCS – THPT Chu Văn An
* Chủ đầu tư: Công ty cổ phần giáo dục Trí Nhân Tâm
* Hình thức đầu tư: Xây dựng mới đồng bộ hiện đại
* Địa điểm xây dựng : Tiểu khu Phú Thượng - Phường Phú Hải – Đồng Hới –Quảng Bình
* Quy mô dự án:
+ Tổng diện tích khu đất xây dựng: 40.231 m2
+ Diện tích xây dựng: 10.937 m2
+ Diện tích cây xanh , mặt nước : 10.262 m2
+ Diện tích đất mặt sân các loại : 9.400 m2
+ Diện tích đường giao thông nội bộ và bãi đỗ xe: 9.632 m2
+ Mật độ xây dựng: 27 %
+ Hệ số sử dụng đất: 0,68 lần
Trang 3THUYẾT MINH DỰ ÁN
CHƯƠNG I NHỮNG CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
1.1 Xuất xứ và căn cứ pháp lý hình thành dự án
1.1.1.Xuất xứ hình thành dự án
Quảng Bình là một vùng đất chịu nhiều tác động của chiến tranh để lại Là một vùng đất nắm ở miền Trung ,nơi mà cuộc sống còn nhiều khó khăn đã thúc đẩy tin thần hiếu học của con em nơi đây với ước mơ mai sau có cuộc sống tốt đẹp hơn
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục trong sự nghiệp phát triển đất nước Đảng, nhà nước và các cấp chình quyền địa phương luôn quan tâm tạo điều kiện phát triển giáo dục Nhưng trong điều kiện đất nước đang phát triển, nguồn ngân sách còn hạn hẹp kéo theo ngân sách chi cho giáo dục không đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên thì xã hội hóa giáo dục đã và đang được thực hiện đem lại nhiều tình hiệu khả quan cho giáo dục
Cùng với sự chuyển mình của đất nước Quảng Bình cũng dần dần thay da đổi thịt theo từng ngày Đời sống người dân ngày một nâng cao kéo theo nhu cầu cũng tăng lên Họ mong muốn con em được học hành trong những môi trường học tập với đầy đủđiều kiện vật chất trang thiết bị cũng như đội ngũ giáo viên trình độ cao nhằm mong muốn trang bị cho con em mình những kiến thức vững chắc Mặt khác như đã nói ở trên số trường,lớp của ngành giáo dục nói chung và giáo dục Quảng Bình nói riêng còn thiếu không đáp ứng đủ nhu cầu học tập ngày một tăng cao
Trang khi đó,quá trình xã hội hóa giáo dục ở Quảng Bình nói chung đang diễn ra rấtchậm Những trường THCS, THPT trước đây ở dạng bán công trong dự định của chính quyền địa phương sẽ xã hội hóa để chuyển sang tư thục hoặc ngoài công lập đều không thể thực hiện được Kết quả đều chuyển trở về thành trường công lập, tạo thêm sức nặng cho ngân sách địa phương và nhà nước Đây là khó khăn lớn nhất mà cơ chế nhà nước rất khó giải quyết trong khi nhu cầu xã hội lại đòi hỏi rất bức thiết
Trường THCS và THPT Chu Văn An ra đời sẽ là một bước tiến lớn để thực hiện điều đó Các bậc phụ huynh muốn đầu tư để con em được học tập có chất lượng cao nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương và đát nước trong tương lai Với một vị trí thuận lợi trường sẽ tiếp nhân con em các huyện thị khác về học nội trú nếu có nhu cầu
1.1.2 Căn cứ pháp lý hình thành dự án
a Căn cứ để lập dự án
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Luật Doanh nghiệp 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh
nghiệp
- Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về việc đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và TDTT
- Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày
02/04/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo
Trang 4- Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập.
- Nghị quyết số 52/2006/NQ-HĐND ngày 21/7/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá và thể dục thể thao tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2010
- Nghị quyết số 140/2010/NQ-HĐND ngày 08/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc điều chỉnh, bổ sung một số mục tiêu xã hội hóa giáo dục và đào tạo tại Nghị quyết số 52/2006/NQ-HĐND ngày 21/7/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XV, kỳ họp thứ 8
- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế,văn hoá, thể thao, môi trường
- Quyết định số 1051/QĐ-UBND ngày 10/5/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc cho phép thành lập trường THCS và THPT Chu Văn An
- Quyết định số 12/2011/QĐ-TNT ngày 20/05/2011 của HĐQT Công ty cổ phần giáo dục Trí Nhân Tâm về việc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án: Trường THCS và THPT Chu Văn An
- Căn cứ Quyết định số 1954/QĐ-UBND ngày 15/8/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc giới thiệu địa điểm sử dụng đất để lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Chu Văn An của Công ty cổ phần giáo dục Trí Nhân Tâm
- Căn cứ vào Quyết định số 2835/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực xây dựng trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Chu Văn An;
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TNT ngày 03/01/2012 của Công ty cổ phần giáo dục Trí Nhân Tâm về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và tổng mức đầu tư công trình:Trường THCS – THPT Chu Văn An;
- Giấy chứng nhận đầu tư số 29121000190 do UBND tỉnh Quảng Bình cấp ngày 06/02/2012;
- Báo cáo kết quả khảo sát địa hình, địa chất công trình dự án đầu tư xây dựng: Trường THCS - THPT Chu Văn An tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình do Công ty cổ phần SPM Tư vấn - Xây dựng lập tháng 08/2011
b Quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến dự án
- Luật Xây dựng xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 /11/2003 của Quốc hội khoá
XI, nước CHXHCN Việt Nam
- Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội khóa XI, nước CHXHCN Việt Nam
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 83/2009/ NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP;
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng về việc quy định chi tiết nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Trang 5- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng;
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ ban hành Quy định Quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ số 209/2004/NĐ-CP ngày
- Văn bản số 1776/2007/BXD-VP của bộ xây dựng ngày 16/08/2007 về việc công
bố định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng;
- Quyết định số 32/2009/QĐ-UBND ngày 20/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Bìnhv/v quy định giá các loại đất năm 2010 và nguyên tắc phân loại đường, vị trí khu đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
- Đơn giá xây dựng được công bố theo công văn số 2304/CV-UBND ngày
15/11/2007 của UBND tỉnh Quảng Bình;
- Đơn giá khảo sát xây dựng công trình tỉnh Quảng Bình ban hành theo Quyết định
số 22/2006/QĐ-UBND ngày 12/05/2006 của UBND tỉnh Quảng Bình;
- Quyết định số 27/2008/QĐ-UBND ngày 24/12/2008 của UBND tỉnh Quảng BìnhV/v quy định cước vận tải hàng hóa bằng ôtô áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
- Quyết định số 2133/QĐ-UBND ngày 05/9/2008 của UBND Tỉnh Quảng Bình V/
v xếp loại đường để xác định cước vận tải đường bộ năm 2008;
- Quyết định số 1141/QĐ-UBND ngày 29/5/2009 của UBND tỉnh Quảng Bình v/v hướng dẩn điều chỉnh dự toán theo Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/4/2009 của
Bộ xây dựng;
- Một số vật tư, thiết bị không có trong đơn giá, thông báo giá được lấy theo báo giá của Nhà sản xuất;
1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ ,nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của Việt Nam (50km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào ra biển Đông Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với dãy Hoành Sơn là biên giới tự nhiên; giáp
Trang 6Quảng Trị về phía nam; giáp biển Đông về phía đông; phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên.
1.2.1.2 Địa hình, đất đai:
Theo báo cáo kết quả khảo sát địa chất, địa hình công trình do Công ty cổ phần SPM Tư vấn - Xây dựng lập tháng 10/2011 thì địa hình khu đất nghiên cứu dự án là các hồ nuôi tôm cua trũng thấp (thấp hơn điểm cao nhất quốc lộ 1A là 3,80m), cần được tôn nền trong quá trình xây dựng về sau Trước khi tôn đắp cần ủi bỏ lớp bùn đáy
hồ không để lớp đất yếu trong nền
1.2.1.3 Thời tiết, khí hậu:
Đồng Hới nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Trung Trung bộ, với hai mùa chủ yếu là mùa Đông (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và mùa Hè (từ tháng
4 đến tháng 10), mùa Đông mưa nhiều hơn so với khu vực Miền Bắc, mùa Hè nóng và hạn, thường có gió Tây Nam tràn sang từ Lào gây nóng nực và hạn hán thình hành từ tháng 4 đến tháng 8 Là một trong những vùng có khí hậu khắc nghiệt nhất Việt Nam
- Mùa lạnh: bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; Hướng gió chủ đạo là gióĐông Bắc; Trời lạnh và khô hanh, nhiệt độ trung bình là 230C, thấp nhất làkhoảng 7-80C
- Độ ẩm: về mùa mưa, độ ẩm có khi đạt mức 100%, độ ẩm trung bình hàng năm
là 84,5%
Một số đặc trưng chính về khí hậu của Đồng Hới dưới đây:
Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm: 24,40c
- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 40,10c
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 7,80c
Bão:
- Bão thường xảy ra từ tháng 8 đến tháng 10 trong năm;
- Tốc độ gió bão trung bình: 79km/h;
- Tốc độ gió bão cao nhất tuyệt đối: 137km/h (ngày 22/9/1964)
- Số giờ nắng trung bình: 1786giờ/năm;
- Thời gian nắng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8
Mưa:
- Lượng mưa trung bình năm: 2.252mm;
- Lương mưa trung bình tháng nhiều nhất: 573mm;
- Lượng mưa trung bình tháng ít nhất: 44mm;
- Lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ: 354m
Trang 7Ngày nay, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt nên lượng mưa có thể biến đổi bất thường theo hướng tăng đột biến Đây là nhân tố mới cần tính đến trong tính toán của dự án mà các tiêu chuẩn quy phạm chưa theo kịp.
1.2.1.4 Địa chất thủy văn công trình:
Theo báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình do Công ty cổ phần SPM Tư vấn - Xây dựng lập tháng 10/2011 thì:
Cấu trúc địa chất tương đối từ đáy ao hồ gồm có 3 đơn nguyên địa chất:
- Lớp 1: là lớp đất đắp bờ á sét vừa, màu xám vàng, kết cấu xốp ít, trạng thái nữacứng Lớp đất này phủ trên toàn bộ diện tích khảo sát và có chiều dàykhông đồng đều tại những vị trí khác nhau, nếu chỉ xét chiều dày lớp tại cácđiểm trên bờ đắp thì chiều sâu trung bình của lớp là 2.7m
- Lớp 2: Là lớp đất sét nhẹ dạng bùn màu xám đen, kết cấu rất xốp, trạng thái dẽochảy Chiều dày trung bình của lớp đất này là 22.0m
- Lớp 3: Lớp đất á sét nhẹ chứa sỏi, màu xám vàng nâu đỏ, Kết chặt vừa, trạngthái cứng Chiều dày trung bình của lớp đất này chưa xác định được
- Mực nước ngầm xuất hiện khá nông (1.2 – 1.3m) nên có khả năng ảnh hưởngđến móng về lâu dài, cần tham khảo tính chất ăn mòn của nước đối với bêtôngcốt thép của công trình lân cận để có hướng bảo vệ móng
- Nhìn chung đất nền có sức chịu tải nhỏ, xuống sâu hơn (25m) đất có sức chịutải lớn và ổn định hơn với công trình Vì vậy có thể chọn giải pháp móng cọccho các công trình lớn, và chọn giải pháp cải tạo nền (gia cố đất) để làm nềncho các công trình nhỏ vừa và nhỏ Khi tính toán nên dựa vào các chỉ tiêu tínhtoán
- Mạng lưới khảo sát được lập dựa trên mặt bằng bố trí công trình, vị trí lô đất đãđược cấp Cụ thể trên mặt bằng được bố trí 06 hố khoan (xem sơ đồ bố trí hốkhoan)
1.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội
để phát triển một nền kinh tế biển, bên cạnh đó với việc Phong Nha Kẻ Bàng được công nhận di sản thế giới cũng góp phần đẩy mạnh du lịch của tỉnh ngày càng phát triển Các loại hình dịch vụ ăn theo ngành du lịch phát triển nhanh và mạnh mẽ Đặc biệt lượng du khách đến hăm Quảng Bình tăng nhanh chóng từ 243.000 lượt năm
2000 lên hơn 1.000.000 lượt năm 2011 và còn hứa hẹn sẽ tăng nhanh chóng trong
Trang 8tương lai UBND tỉnh Quảng Bình vừa ký văn bản ghi nhớ với Công ty kế hoạch - đầu
tư Zeta (Hàn Quốc) về việc đầu tư Dự án Khu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, với tổng số vốn 4 tỉ USD.Theo đó, Dự án xây dựng Khu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế, gồm: Khu Casino, khu khách sạn và thànhphố trên núi, khu du lịch giải trí ngoài trời, khai thác hệ thống hang động trong lòng Phong Nha - Kẻ Bàng, đặc biệt là hang động lớn nhất thế giới hang Sơn Đoòng Qua
đó hứa hẹn đem lại cho nguồn thu lớn đóng góp cho ngân sách địa phương
Tỉnh Quảng Bình có dự án cảng Hòn La và khu công nghiệp Hòn La đang xây dựng, khi hoàn thành sẽ là động lực phát triển kinh tế cho tỉnh này Cảng Hòn Là đượcxây dựng trên diện tích 32,3 ha với công suất thiết kế 10-12 triệu tấn/năm Tổng mức đầu tư là 1300 tỷ đồng Ngoài ra, ở đây còn có khu công nghiệp Hòn La, Nhà máy đóng tàu với tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng Đồng thời, hàng loạt công trình, dự án quan trọng khác đang được triển khai xây dựng như: Trung tâm nhiệt điện Quảng Trạch giai đoạn 1 với công suất 1.320 MW và tổng mức đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD, xi măng Sông Gianh giai đoạn 2 công suất 1,44 triệu tấn/năm, xi măng Văn Hóa công suất 2 triệu tấn/năm, xi măng Áng Sơn 1 và 2 công suất 1 triệu tấn/năm… Tỉnh QuảngBình có hai khu kinh tế đặc biệt, Khu kinh tế Hòn La và Khu Kinh tế cửa khẩu Cha
Lo và 6 khu công nghiệp khác Giáo dục của tỉnh bao gồm 1 trường Đại Học Quảng Bình , nhiều trường THCS và THPT trong đó nổi bật có trường THPT Chuyên Quảng Bình là nơi đào tạo nhân tài cho cả tỉnh
Quảng Bình trước kia luôn được biết đến là một tỉnh nghèo nằm ở khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước cũng như sự nỗ lựckhông ngừng của địa phương tỉnh đang dần thoát nghèo và dần vươn mình phát triển mạnh mẽ trong một vài năm trở lại đây Quảng Bình đã và đang tận dụng tốt những lợithế sẵn có của mình để phát triển kinh tế.Thực tế đã chứng minh mặc dù kinh tế thế giới và Việt Nam đang gặp khó khăn nhưng trong năm 2011 kinh tế Quảng Bình vẫn đạt được những thành tựu đáng ghi nhận như sau
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 8,6%, (KH tăng 11-12%, thực hiện cùng kỳtăng 8,28%);
- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,4% (kế hoạch cả năm tăng 4-4,5%,thực hiện cùng kỳ 3,7%);
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,5% (kế hoạch cả năm 20%, thực hiện cùng kỳ12,1%);
- Giá trị các ngành dịch vụ tăng 10,6% (KH cả năm tăng 12,5 - 13%; thực hiện cùng
Thu nhập bình quân đầu người đạt 17,85 triệu đồng, tương đương 854 USD (KH 17
-18 triệu đồng, tương đương 850 USD)
Trang 9Giải quyết việc làm cho 3,12 vạn lao động, đạt 104% kế hoạch (kế hoạch cả năm 3 3,2 vạn lao động; tăng 4% so với cùng kỳ).
Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4% so với năm 2010 (kế hoạch cả năm giảm 3,0 3,5% theochuẩn mới; đến cuối năm 2011 còn 21,17%);
- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế 75,5% (kế hoạch 75,5%); 100%trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ làm việc (kế hoạch 100%)
- Tỷ lệ phổ cập THCS đạt 99,4% số xã, phường, thị trấn (kế hoạch 99,4%)
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 44%; trong đó, lao động qua đào tạo nghề đạt 25% (kếhoạch: 43 - 44%; trong đó qua đào tạo nghề 24,5 - 25%)
- Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch đạt 86% (kế hoạch 86%);
- Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh 74,6% (KH 75%)
74% Tỷ lệ che phủ rừng 67,5% (KH 67,5%)
Phân tích tổng quát thuận lợi khó khăn :
Thuận lợi : Với một nền kinh tế hứa hẹn phát triển mạnh mẽ trong tương lai như tỉnh Quảng Bình thì nhu cầu nguồn nhân lựccó tri thức cho phát triển đòi hỏi rất lớn Bên cạnh đó đời sống người dân càng được nâng cao thì sự quan tâm đến việc học hành cho con em của mình cũng lớn hơn.Mong muốn con em được học tập trong một môi trường chất lượng như các trường tư thục chất lượng cao.Mặt khác trong điều kiện cơ sở hạ tầng giáo dục của tỉnh còn thiếu và yếu như hiện nay và với chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà Nước thì việc xây dựng trường tư thục THCS và THPT Chu Văn An là một bước đi đúng đắn góp phần giải quyết những khó khăn hiện tại
Khó khăn : Là trường tư thục đầu tiên xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nên trong quá trình làm thủ tục xin cấp phép xây dựng cũng như đi vào vận hành sẽ gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó là việc thu hút cán bộ giảng dạy và các chế độ đãi ngộ đối với họ để họ về tham gia giảng dạy tại trường sẽ gặp khó khăn.
1.3 Các chính sách kinh tế xã hội ,các quy hoạch, định hướng chiến lược liên quan đến phát triển ngành có dự án và bản thân dự án
1.3.1 Chủ trương xã hội hoá Giáo dục và đa dạng hoá loại hình đào tạo:
Để cải cách nâng cao chất lượng giáo dục, Đảng và Nhà nước động viênkhuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển Giáo dục, trước hết là giáo dụcphổ thông Năm 1999, Chính phủ đã ban hành chính sách “Xã hội hoá giáo dục” thôngqua việc ban hành Nghị định 73/1999/NĐ-CP về khuyến khích các thành phần kinh tế,
cá nhân hay tổ chức ở trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục, điều đó mở ramột thị trường giáo dục Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ
về việc đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và TDTT một bướcnữa tạo động lực cho công cuộc xã hội hoá giáo dục.Tuy nhiên, qua một thời kỳ dài,chủ trương trên vẫn chưa được hoàn thành một cách trọn vẹn, nền giáo dục nước tangày càng bộc lộ nhiều vấn đề nhưng vẫn chưa được đổi mới triệt để
Hiện nay, Đảng và Chính phủ đang mong muốn thúc đẩy nhanh tiến độ xã hội hoá giáo dục, nếu không đổi mới nền giáo dục thì giáo dục công lập và ngoài công lập không thể phát triển và mang lại hiệu quả và như thế mục tiêu của công cuộc xã hội hoá giáo dục không thực hiện được
Trang 101.3.2 Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo của tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ 2010 đến 2020 theo Quyết định số 50/2009/QĐ-UBND ngày 17/01/2009 của UBND tỉnh Quảng Bình.
1.3.2.1 Trung học cơ sở:
Khuyến khích phát triển trường trung học cơ sở ngoài công lập ở khu vực thànhphố, thị trấn, các vùng kinh tế phát triển Thành lập trường phổ thông Dân tộc nội trúhuyện Quảng Ninh; trường phổ thông bán trú ở vùng cao Dân Hóa, Trọng Hóa huyệnMinh Hóa
Đến năm 2012 có 100% số xã, phường và thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dụctrung học cơ sở Duy trì, củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Tăng tỷ lệ học sinh trung học sơ sở trong độ tuổi lên 96% vào năm 2012 và98% vào năm 2015
Đến năm 2012 có 45 - 50% và năm 2015 có 75% trường đạt chuẩn quốc gia;80% trường trung học cơ sở được nối mạng Internet (Hiện có 38/148 trường THCSđạt CQG, đạt 25,7%)
Năm 2020 hoàn thành 100% các chỉ tiêu trên
1.3.2.2 Trung học phổ thông:
Chuyển phần lớn các trường bán công trung học phổ thông sang tư thục; thànhlập 2-3 trường trung học phổ thông tư thục ở các địa bàn Tuyên Hóa, Bố Trạch, ĐồngHới; 2-3 trường phổ thông cấp 2 & 3 công lập ở các vùng miền núi đặc biệt khó khăn
Lệ Thủy, Minh Hóa, Bố Trạch; chuyển một số trường trung học phổ thông ở vùngthành phố, thị trấn, vùng có điều kiện phát triển về kinh tế sang cơ chế tự chủ toàn bộ
về tài chính (Hiện tại, 6/7 trường THPT Bán công trên địa bàn đã chuyển sang trườngcông lập)
Duy trì tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông đạt 74% vào năm
2012 và 80% vào năm 2015
Duy trì tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông và trung học bổ túc đạt75-78%; tỷ lệ học sinh trung học phổ thông ngoài công lập khoảng 37-40% vào năm2010
Đến năm 2012 có 45-50% và năm 2015 có 80% trường đạt chuẩn quốc gia.(Hiện có 9/32 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 28,1%)
Năm 2020 hoàn thành 100% các chỉ tiêu trên
1.3.2.3 Các chỉ tiêu:
Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 THPT:
Đối với các huyện miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa: Chủ yếu là học sinh cônglập; tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập đạt bình quân hàng năm từ 70 - 75 %;
- Đối với các huyện chưa có trường tư thục: Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lậpđạt bình quân từ 60 - 65 %;
- Đối với các huyện, thành phố có trường tư thục: Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10công lập đạt bình quân từ 60 - 65 %; tỷ lệ vào tư thục đạt bình quân từ 10 - 15 %
1.3.2.4 Định hướng phát triển:
a.Định hướng chung
Trang 11Hệ thống mạng lưới giáo dục trung học phổ thông định hướng đến 2012, phảiđảm bảo sự kế thừa các ưu điểm của định hướng ''Quy hoạch tổng thể phát triển sựnghiệp giáo dục - đào tạo giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng 2020'' đã được Ủy bannhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 50/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 1 năm2009.
Định hướng chung phải đảm bảo theo hướng phát triển hợp lý giữa các vùngmiền: Thành phố, thị trấn, đồng bằng, vùng miền núi khó khăn, vùng đồng bào dântộc, vùng bãi ngang; gắn với việc phát triển dân số, nhu cầu học tập và thu nhập củacác tầng lớp dân cư trong từng vùng miền, địa bàn
Từ nay đến năm 2015, ưu tiên phát triển các trường công lập tại các vùng đặc biệtkhó khăn, vùng bãi ngang, vùng nhân dân có thu nhập thấp, đồng thời phát triển cáctrường tư thục ở các khu trung tâm đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn), nhằm đẩy mạnh
xã hội hóa giáo dục và không ngừng đáp ứng nhu cầu học tập của người học theo dịch
vụ chất lượng cao
b Định hướng tổ chức không gian hệ thống giáo dục trung học phổ thông và giáodục thường xuyên:
b.1 Mạng lưới giáo dục các trường trung học phổ thông:
b.1.1 Huyện Minh Hóa:
Hiện nay có 3 trường THPT, THCS và THPT công lập Hệ thống mạng lưới hiệntại là tương đối hợp lý
Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, dự kiến năm học 2010 - 2011 sẽ nângcấp Trường THCS Dân tộc nội trú Minh Hóa, thành Trường THCS và THPT Dân tộcnội trú huyện, nhằm tăng tỷ lệ huy động học sinh dân tộc ở huyện Minh Hóa vào họcTHCS và THPT, tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố phổ cập giáo dục THCS,thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục trung học vào năm 2015
b.1.2 Huyện Tuyên Hóa:
Có 4 trường THPT, THCS và THPT công lập Việc phân bố hệ thống các trườngTHPT hiện nay là tương đối hợp lý Vì vậy, giữ nguyên hiện trạng vị trí, loại hình cáctrường trên địa bàn theo quy hoạch cũ
b.1.3 Huyện Quảng Trạch:
Có 3 trường THPT công lập và 3 trường THPT bán công Với hệ thống mạnglưới hiện tại, cần có sự sắp xếp lại để có sự phù hợp hơn (Đã chuyển 3 trường Báncông sang công lập, trong đó có 1 trường sáp nhập)
Hướng quy hoạch như sau:
- Vùng Nam Quảng Trạch: Có 5 xã thuộc bãi ngang, vùng công giáo (QuảngMinh, Quảng Lộc, Quảng Hải, Quảng Minh, Quảng Văn), thu nhập người dân thấp
Do đó, hệ thống giáo dục trung học phổ thông ở đây giữ nguyên quy hoạch cũ là 2trường, với loại hình công lập (Vùng nam có trường THPT Bán công Nam QuảngTrạch đã chuyển thành trường THPT số 5 Quảng Trạch)
- Vùng Bắc Quảng Trạch: Có 9 xã, trong đó 2 xã thuộc vùng kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn (Quảng Hợp, Quảng Châu) và 3 xã thuộc bãi ngang (Quảng Đông,Quảng Hưng, Quảng Phú); đa số người dân có thu nhập thấp, nên sẽ sáp nhập TrườngTHPT Bán công Bắc Quảng Trạch vào Trường THPT số 3 Quảng Trạch (nay đã sápnhập)
Trang 12- Vùng trung tâm huyện Quảng Trạch: Giữ nguyên hệ thống 2 trường THPT Tuynhiên, thị trấn Ba Đồn trong tương lai sẽ nâng cấp thành thị xã Do đó, sẽ chuyểnTrường THPT Bán công Quảng Trạch sang tư thục, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập củacác gia đình có thu nhập khá trong vùng và huyện; (Trường THPT Bán công QuảngTrạch đã chuyển thành trường THPT số 4 Quảng Trạch)
b.1.4 Huyện Bố Trạch:
Có 6 trường THPT, THCS và THPT (với 5 công lập, 01 bán công) ( TrườngTHPT Bán công Bố Trạch đã chuyển thành trường THPT số 5 Bố Trạch - có 6 trườngcông lập)
Hướng quy hoạch: Sẽ chuyển Trường THPT Bán công Bố Trạch sang tư thục,nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em các gia đình có thu nhập khá trong thị trấnHoàn Lão và huyện Các trường THPT, THCS và THPT còn lại giữ nguyên theo quyhoạch cũ Trong tương lai (dự kiến sau 2015), khi Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàngphát triển, sẽ thành lập 01 trường THPT tư thục tại khu vực này
b.1.5 Thành phố Đồng Hới:
Có 5 trường THPT (04 công lập, 01 bán công, trong đó có 01 trường chuyên và
01 trường PTDTNT tỉnh tuyển học sinh trên địa bàn toàn tỉnh)
Hướng quy hoạch: Chuyển Trường Bán công Đồng Hới sang tư thục Hệ thốngtrường còn lại là công lập và giữ theo quy hoạch cũ
b.1.6 Huyện Quảng Ninh:
Có 3 trường THPT (01 bán công, 02 công lập) (đến thời điểm này không còntrường bán công)
Hướng quy hoạch: Chuyển Trường THPT Bán công Quảng Ninh sang công lập(đã chuyển thành trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh), toàn huyện sẽ có 3 trường cônglập Trong tương lai (sau 2015), dự kiến sẽ có trường tư thục tại thị trấn Quán Hàu,nhằm đáp ứng nhu cầu của các gia đình có thu nhập khá; khi đó sẽ điều chỉnh, sắp xếplại hệ thống trường THPT trên địa bàn của huyện
b.1.7 Huyện Lệ Thủy:
Có 6 trường (05 công lập, 01 bán công) (Không còn trường bán công)
Hướng quy hoạch: Chuyển Trường THPT Bán công Lệ Thủy sang tư thục (đãchuyển thành THPT Nguyễn Chí Thanh); chia tách Trường THCS và THPT DươngVăn An thành Trường THPT Dương Văn An và THCS Thanh Thủy, kết hợp với việcđiều chỉnh quy mô lớp ở mỗi trường phù hợp với từng địa bàn, khu vực Hệ thống cáctrường còn lại (Trần Hưng Đạo, Lệ Thủy, Kỹ thuật Lệ Thủy, Hoàng Hoa Thám giữnguyên theo quy hoạch cũ)
Trang 13- Chuyển các Trường THPT Bán công Quảng Trạch, Bán công BốTrạch, Bán công Lệ Thủy sang tư thục
Theo thống kê đến cuối năm 2011, toàn tỉnh Quảng Bình hiện có 58.538 học sinh bậc THCS (trong đó: lớp 6 có 13.432, lớp 7 có 14.189, lớp 8 có 15.615, lớp 9 có 15.302) và 36.712 học sinh bậc THPT (trong đó: lớp 10 có 11.840, lớp 11: 12.119, lớp12: 12.753) Tại Đồng Hới, bậc THCS hiện có 6.118 học sinh (trong đó: lớp 6 có 1.420, lớp 7 có 1.401, lớp 8 có 1.685, lớp 9 có 1.612), bậc THPT hiện có 5.318 học sinh (trong đó: lớp 10 có 1.776, lớp 11 có 1.768 và lớp 12 có 1.774 Số liệu thống kê trường và lớp học năm 2011 được tổng hợp trong các bảng dưới đây
Trang 14Phổ thông
cơ sở Trung học
Trang 15Thành phố Đồng Hới 44 21 17 5 - 1
Trang 162 Ngoài công lập 2 1 - - - 1
Thành phố Đồng Hới 2 1 - - - 1
Huyện Minh Hóa - - -
-Huyện Tuyên Hóa - - -
-Huyện Quảng Trạch - - -
-Huyện Bố Trạch - - -
-Huyện Quảng Ninh - - -
-Huyện Lệ Thủy - - -
-Theo thống kê của sở giáo dục Quảng Bình ta nhận thấy số trường lớp phục vụ công tác giảng dạy các năm từ 2007 – 2012 không tăng lên mà chỉ chuyển từ công lập sang tu thục,bán công hoặc ngược lại Mặt khác cơ sở vật chấtt trường lớp các trường này không được cải tạo nâng cấp
Hàng năm, thành phố Đồng Hới với trên 112.865 dân (số liệu năm 2011 ) sẽ có khoảng 2100 trẻ em độ tuổi đến trường Dự kiến dân số thành phố Đồng Hới nói riêng
và toàn tỉnh Quảng Bình nói chung sẽ có xu hướng ngày càng tăng cao sẽ khiến cho các trường lớp trên địa bàn quá tải Bên cạnh đó các cụm dân cư lân cận thành phố như trị trấn Hoàn Lão, thị trấn Quán Hàu có số lượng hàng nghìn trẻ em có nhu cầu đến trường Ngoài ra, học sinh của các gia đình có điều kiện kinh tế ở các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Lệ Thủy và trong tương lai là học sinh các tỉnh Quảng Trị, tỉnh Hà Tỉnh cũng là một nguồn cung lớn cho các cơ sở giáo dục chất lượng cao
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của các bậc phụ huynh không chỉ dừng lại ở việc cho con cái được học tập các môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa (như lâu nay vẫn được thụ hưởng) Nhu cầu trong bối cảnh xã hội hiện đại và trong tương lai là con em được học tập và làm quen với các môn năng khiếu để phát
Trang 17triển toàn diện; trình độ ngoại ngữ, tin học phải đáp ứng được nhu cầu hội nhập hoặc
đi du học; các môn học cơ bản phải được giảng dạy theo phương pháp hiện đại Việc sinh hoạt, học tập hàng ngày của con em phải được quan tâm toàn diện như đưa đón, bán trú, nội trú, ngoại khóa, dã ngoại, giải trí Tất cả các nhu cầu trên tại địa bàn Đồng Hới nói riêng, Quảng Bình nói chung phần lớn đều chưa được đáp ứng hoặc đáp ứng chưa thỏa đáng
1.4.2 Dự báo nhu cầu học tập của học sinh THCS và THPT trong tương lai của tỉnh Quảng Bình
Do nền kinh tế nước ta tăng trưởng đều trong nhiều năm, đời sống nhân dânkhông ngừng được cải thiện, một bộ phận lớn dân số đô thị có thu nhập cao và trungbình cao đã có điều kiện đầu tư thích đáng cho con em học tập Theo thống kê của BộGD&ĐT, hiện có trên 15.000 sinh viên, học sinh du học nước ngoài bằng con đường
tự túc – một lượng ngoại tệ vô cùng lớn đã chảy ra nước ngoài Tuy nhiên với mức họcphí khoảng từ 12.000 – 30.000USD cho một năm học ở nước ngoài thì không nhiềugia đình thực hiện được ước muốn cho con em họ ra nước ngoài học tập Mặt kháccũng phải kể đến đặc điểm tâm lý, khi các em còn nhỏ đang học ở bậc phổ thông phảitách rời gia đình là điều ít người muốn Vì thế bộ phận dân cư này có nhu cầu rất caogửi con em mình vào học ở các trường đạt chất lượng cao – một môi trường giáo dục
đã mở rộng Sự quan tâm của đại bộ phận dân cư thành thị là con em mình được học ởtrường nào, hơn là mức nộp phí học tập là bao nhiêu
Theo báo cáo KT – XH năm 2010 của tỉnh Quảng Bình, thu nhập bình quân đầungười năm 2011 đạt 854 USD (gần 18 triệu đồng/năm) Trong những năm gần đây, tốc
độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt gần 9%
Theo khảo sát sơ bộ đối với địa bàn thành phố Đồng Hới, thị trấn Quán Hàu, thịtrấn Hoàn Lão, thị trấn Kiến Giang, thị trấn Ba Đồn; các cặp vợ chồng trẻ phần lớn chỉ
có 01 đến 02 con Những cặp vợ chồng có thu nhập (từ nhiều nguồn) ổn định trongkhoảng 10 – 12 triệu đồng/tháng chiếm 50% trong số đó Do vậy, kết hợp với tâm lý
“tất cả vì tương lai con em chúng ta” thì phần lớn họ đều có thể chấp nhận mức họcphí từ 2,0 – 3,0 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn cho một môi trường giáo dụcchất lượng cao, dịch vụ trọn gói.Bên cạnh đó như đã trình bày ở trên hàng năm có trên
2100 trẻ em ở độ tuổi đến trường và sẽ ngày một tăng cao trong các năm tiếp theo.Từ
đó đặt ra nhiều vấn đề cho ngành giáo dục của tỉnh.Nhu cầu học tập của con em QuảngBình sẽ ngày một tăng cao trong các năm tiếp theo
1.4.3 Phân tích về khả năng đáp ứng số lượng học sinh ở thời điểm hiện tại của
dự án trường THCS và THPT Chu Văn An
Công suất phục vụ: nhà trường sẽ hoạt động với 04 khối lớp cấp THCS (lớp 6 9) và 03 khối lớp THPT (lớp 10 - 12)
-Số người làm việc:
Khối học: 1260 học sinh
THCS : 04 khối x 04 lớp x 45 học sinh = 720 học sinh; THPT : 03 khối x 03 lớp x 60 học sinh = 540 học sinh;
Ban giám hiệu: 03 người
Giáo viên cơ hữu chịu trách nhiệm giảng dạy: 130 người
Các phòng ban khác: 11 người
Trang 18Dịch vụ, y tế, bếp ăn, bảo vệ, : 26 người.
Với công suất thiết kế như trên và năm đầu đi vào hoạt động trường sẽ hoạt động với công suất 70% thiết kế tương đương 880 học sinh và sẽ tăng dần theo các năm đến khi đạt hiệu suất 100%.Trong tương lai với trường sẽ góp phần làm giảm gánh nặng cho ngành giáo dục trong tình hình thiếu thốn trường lớp và cơ sở vật chất như hiện nay
1.4.4 Phân tích số lượng trường học,lớp học cần tăng thêm
Như đã phân tích ở trên ta thấy rằng hằng năm chỉ tính riêng thành phố Đồng Hới : số học sinh chuyển lên lớp ở bậc THCS là từ 1400 – 1700 học sinh ;Số học sinh chuyển lên lớp là từ 1700 – 1800 học sinh.Trong khi theo thông kê năm 2011 thì hàng năm có khoảng 2100 trẻ em ở độ tuổi đến trường ,như vậy thì số lượng các em phải học chung ở các lớp do quá tải khoảng 400 - 600 em, số lượng trường lớp sẽ không đủgây nên tình trạng quá tải cho ngành giáo dục.Vì vậy sự xuất hiên của dự án trường THCS và THPT Chu Văn An khi đi vào hoạt động 100% công suất mỗi năm sẽ nhận khoảng 180 học sinh vào bậc trung học cơ sở qua đó giảm tải phần nào cho các trường lớp hiện tại tính riêng cho Thành Phố Đồng Hới Măc dù số lượng trường lớp tăng thêm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn Qua đó cần có một chiến lược phát triển mở rộng của các cơ quan ban ngành và chủ đầu tư trong tương lai nhằm đáp ứng những nhu cầu đó
1.4.5 Phân tích khả năng cạnh tranh của trường THCS và THPT Chu Văn An so với các trường khác.
Việc thành lập Trường THCS và THPT Chu Văn An cũng là hệ quả tất yếu bởi
hiện chúng tôi đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động Trường tiểu học Chu Văn An.Đây là một trường tiểu học được đầu tư hiện đại bậc nhất; được định hướng đào tạo vàphát triển để hội nhập với nền giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới
Trường tiểu học Chu Văn An đã tạo được một môi trường giáo dục toàn diện, hiện đại, thân thiện, rèn luyện tính tự lập và chú trọng bồi dưỡng năng khiếu, ngoại ngữ chohọc sinh Mặc dù mới đi vào hoạt động chưa được 01 năm, số học sinh chưa nhiều (gần 700 học sinh, trong đó chỉ có 145 học sinh lớp 5), nhưng năm học 2010 - 2011 Nhà trường đã tham gia tất cả các cuộc thi và đều đạt giải cao:
Với lợi thế là một trong những trường THCS và THPT đi tiên phong trong công tác xã hội hóa giáo dục đã được Đảng và nhà nước phát động trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ,bên cạnh đó trường được xây mới đồng bộ với trang thiết bị hiện đại đã tạo một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho trường so với các trường khác trong tỉnh
1.5 Kết luận về sự cần thiết phái đầu tư – Thuận lợi và khó khăn
1.5.1 Kết luận sự cần thiết phải đầu tư
Đẩu tư xây dựng trường THCS và THPT Chu Văn An tại Phường Phú Hải thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình là hết sức cần thiết vì :
- Đẩu tư xây dựng trường THCS và THPT Chu Văn An tại Phường Phú Hải thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình là phù hợp với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền của tỉnh Quảng Bình Bên cạnh
đó là chủ trương tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
Trang 19cán bộ quản lý giáo dục Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường Củng cố mạng lưới trường học, đẩy mạnh phổ cập giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
- Với giải trình chi tiết về tình hình thiếu thốn trường lớp trên địa bàn thành phố Đồng Hới nhận thấy rằng việc đầu tư xây dựng trường THCS và THPT Chu Văn An làkhả thi về yếu tố thị trường
- Từ năm 2014 trở đi trường sẽ chính thức đi vào hoạt động và số lượng học sinh
dự kiến sẽ tăng lên theo các năm đến khi đạt 100% công suất qua đó đem lại nguồn thulớn co chủ đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội cho nhà nước và nhan dân
- Tạo thêm công ăn việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương ,thúc đẩy nền giáo dục tỉnh Quảng Bình phát triển lên một tầm mới
1.5.2 Thuận lợi và khó khăn
* Khó khăn :
- Dự án đầu tư xây dựng trường THCS và THPT Chu Văn An là dự án trường phổ thông tư thục đầu tiên ở Quảng Bình nên chưa có thương hiệu cũng như uy tính trong lĩnh vực giáo dục
- Việc thu hút nhân tài là các giáo viên đã và đang công tác ở tỉnh cũng như trong cả nước về giảng dạy tại trường còn nhiều khó khăn nhất là sự quan tâm đãi ngộ đối với những đối tượng này
- Kinh nghiệm của đội ngũ quản lý chưa cao nên trong quá trình vận hành và đào tạo sẽ gặp không ít khó khăn
- Là sự tiếp nối của trường tiểu học tư thục Chu Văn An đã và đang hoạt động khá thành công Tạo một môi trường giáo dục toàn diện cho học sinh từ cấp học tiểu học cho đến trung học phổ thông
1.6 Kết luận về mục tiêu đầu tư của dự án
1.6.1 Đối với chủ đầu tư
- Mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư Bên cạnh đó luôn luôn phải đảm bảo
chất lượng dạy và học theo qui định
- Đầu tư xây dựng một trường THCS – THPT ngoài công lập giảng dạy và đào tạotrên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục & đào tạo; dạy chương trình nâng cao đối với các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn; tăng cường học Tiếng Anh, Kỹ năng sống; liên kết đào tạo quốc tế, đào tạo dự bị cho du học; trang bị kiến thức toàn diện, nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
- Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư, điều kiện lao động , bảo
vệ môi trường
1.6.2 Đối với nhà nước và xã hội
Trang 20- Tạo điều kiện cho con em Quảng Bình tiếp cân được với một nền giáo dục hiện đại
- Dự án đi vào hoạt động hàng năm sẽ đóng góp lớn vào ngân sách cho tỉnh Quảng Bình.Bên cạnh đó dự án còn tạo ra thêm chỗ làm việc
- Hướng tới một môi trường giáo dục hiện đại góp phần tạo nên sự đồng bộ và hấp dẫn của thành phố Đồng Hới trong tương lai
CHƯƠNG II HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ QUY MÔ CÔNG SUẤT 2.1 Phân tích lựa chọn hình thức đầu tư cho dự án
Hình thức đầu tư cho dự án thường được xác định theo :
Trang 21+ Hình thức đầu tư theo xây dựng mới, cải tạo, mở rộng.
+ Hình thức đầu tư theo loại hình quản lý khai thác dự án
+ Hình thức đầu tư theo nguồn vốn thực hiện dự án
2.1.1 Hình thức đầu tư theo xây dựng mới, cải tạo, mở rộng
a Hình thức đầu tư theo xây dựng mới
* Ưu điểm :
- Tập trung được nguồn vốn khi thực hiện dự án
- Sự đồng bộ hiện đại cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng đào tạo tăng cao
* Nhược điểm :
- Thời gian xây dựng kéo dài
- Dịch vụ đào tạo diễn ra muộn hơn
b Hình thức đầu tư theo cải tạo, mở rộng
* Ưu điểm :
- Thời gian xây dựng được rút ngắn
- Sớm đưa dự án vào vận hành đào tạo và các dịch vụ giáo dục
- Số vốn đàu tư ít hơn
* Nhược điểm :
- Cơ sở vật chất không hiện đại, đồng bộ
Để dễ quản lý, đầu tư phải được phân loại theo các giác độ khác nhau Có các cách phân loại chính sau :
c Phân loại theo đối tượng đầu tư
Theo giác độ này gồm các loại đầu tư sau :
- Đầu tư cho đối tượng vật chất: Đầu tư loại này có thể phục vụ cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ, hoặc phục vụ cho các mục đích xã hội
- Đầu tư tài chính : Bao gồm các hình thức như mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay lấy lãi, gửi tiết kiệm
d Phân loại theo chủ đầu tư
Theo giác độ này gồm các loại đầu tư sau :
- Chủ đầu tư là nhà nước : Đầu tư để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội do vốn ngân sách nhà nước cấp
- Chủ đầu tư là các doanh nghiệp ( quốc doanh và ngoài quốc doanh, độclập và liên kết, trong nước và nước ngoài )
- Chủ đầu tư là các tập thể trong xã hội : Đầu tư để xây dựng các công trình do vốn góp của các tập thể và dùng để phục vụ trực tiếp cho tập thể góp vốn
- Chủ đầu tư là các cá nhân : Vốn đầu tư được lấy từ ngân sách của các
hộ gia đình
- Các loại chủ đầu tư khác
e Phân loại theo cơ cấu đầu tư
Theo giác độ này gồm các loại đầu tư sau :
- Đầu tư theo các ngành kinh tế
Trang 22- Đầu tư theo các vùng lãnh thổ và các địa phương.
- Đầu tư theo các thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân
- Đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở và phi hạ tầng
- Đầu tư theo cơ cấu hợp tác quốc tế
f Phân loại theo giác độ tái sản xuất tài sản cố định
Theo giác độ này gồm các loại đầu tư sau :
- Đầu tư mới, tức là đầu tư để xây dựng, mua sắm thiết bị máy móc loại mới
- Đầu tư lại, bao gồm các đầu tư để thay thế các loại tài sản cố định đã hết tuổi thọ quy định, cải tạo và hiện đại hoá các tài sản cố định hiện có đã lạc hậu
- Đầu tư kết hợp hai loại trên
g Phân loại theo tính chất và quy mô của dự án đầu tư
- Dự án quan trọng quốc gia Theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội
- Phụ lục nghị định số 12/2009/NĐ- CP đã quy định cụ thể phân nhóm
dự án
Theo đó thì dự án thuộc loại đầu tư công trình công nghiệp với TMĐT từ 30 - 500 tỷ đồng nên được xếp vào nhóm B
2.1.2 Hình thức đầu tư theo loại hình doanh nghiệp quản lý khai thác dự án
Chủ đàu tư dự án là Công ty cổ phần giáo dục Trí Nhân Tâm Đây là công ty cổphần 100% sở hữu tư nhân Công ty được thành lập với mục đích kinh doanh và quản lý 2 trường là trường tiểu học Chu Văn An và trường THCS – THPT Chu Văn An
2.1.3 Hình thức đẩu tư theo nguồn vốn thực hiện dự án
Theo hình thức nguồn vốn đầu tư cho dự án, thấy dự án được đầu tư từ nguồn vốn tự có của công ty (57%), phần còn lại được vay tín dụng từ ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam dưới sự bảo lãnh của nhà nước và một số điều khoản ưu đãi khác khi vay vốn
2.1.4 Lựa chọn hình thức đầu tư cho dự án
Theo các cách phân loại hình thức đầu tư dự án kể trên, lựa chọn hình thức đầu
tư dự án như sau:
-Theo đối tượng đầu tư: dự án này có đối tượng đầu tư là cơ sở vật chất, đầu tư xây dựng mới, đồng bộ, hoàn chỉnh
-Theo chủ đầu tư: Dự án có chủ đầu tư là Công ty cổ phần Giáo dục Trí Nhân Tâm (Doanh nghiệp 100% vốn tư nhân)
-Theo giác độ tái sản xuất tài sản cố định: dự án đầu tư xây dựng mới.-Theo thời đoạn kế hoạch: đầu tư dài hạn
-Theo nguồn vốn: sử dụng vốn tự có của chủ đầu tư và vay thương mại.-Theo tính chất và quy mô của dự án (được nêu ở phần tiếp theo)
-Theo hình thức quản lý đầu tư: chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
2.2 Lựa chọn công suất dự án
Trang 23Việc lựa chọn số lớp học hay công suất hoạt động của trường THCS và THPT Chu Văn An được xác định dựa vào các yếu tố sau :
- Chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và nhà nước
- Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo của tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ 2006 đến 2015 theo Quyết định số 50/2006/QĐ-UBND ngày
17/11/2006 của UBND tỉnh Quảng Bình
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục trung học phổ thông, giáodục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2015 theo quyết định số 1508/QĐ-UBND ngày 26/06/2009 của UBND tỉnh Quảng Bình
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như mức thu nhập của người dân Quảng Bình trong hiện tại cũng như dự báo trong tương lai
- Thực trạng thiếu trường lớp đang diễn ra trên địa bàn cũng như sự xuống cấp của các trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học ở các trường học khác trên địa bàn
- Sự chuyển tiếp học sinh từ trường tiểu học Chu Văn An lên.Và nhu cầu ngày một tăng của học sinh trong độ tuổi đến trường trong giai đoạn hiện nay và tương lai như đã trình bày ở chương 1
Với những yếu tố trên thì công suất của trường dự kiến trong các năm sau khi đivào hoạt động sẽ là :
- Năm học 2014 – 2015 : Trường hoạt động với 70% công suất tương đương
Trang 24- Tất cả các phòng học đều rộng, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, được trang bị các thiết bị hiện đại, đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế, như: hệ thống thông gió, hệ thống điều hoà nhiệt độ hai chiều, hệ thống tủ cho giáo viên và học sinh, tủ đồ dùng dạy học,sàn phòng học được lát ván bằng gỗ tự nhiên,
- Bàn ghế học sinh được thiết kế khoa học, theo phong cách hiện đại
- Hệ thống máy tính tốc độ cao, kết nối internet băng thông rộng đáp ứng nhu cầu học tập, tra cứu thông tin và giải trí của học sinh Hệ thống camera an ninh giúp nhà trường có thể quan sát con em mình ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào Hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện đại, đảm bảo an toàn
- Địa điểm trường học yên tĩnh, thoáng mát, lưu thông thuận tiện, bãi đậu xe rộng rãi Có xe trung chuyển học sinh để đưa đón các em tại điểm trung chuyển và tại nhà
- Hệ thống âm thanh nhạc cụ chuyên dụng - đáp ứng nhu cầu học và rèn luyện âm nhạc của học sinh Hệ thống Phòng lab, Multimedia, Máy chiếu Projector 300 inch hỗ trợ học tập theo tiêu chuẩn quốc tế
- Diện tích sân trường theo chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo Hệ thống sân vườn rộng, thoáng đẹp, nhiều cây xanh, khu sinh vật cảnh độc đáo, ấn tượng Hệ thống vườnđược thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn: thân thiện với môi trường, đồng thời đảm bảo mĩthuật, sinh động, khoa học, phù hợp với môi trường học tập
- Thư viện với rất nhiều đầu sách bằng tiếng Việt, tiếng Anh của các nhà xuất bản nổi tiếng trong nước và nước ngoài, với đầy đủ các loại đầu sách cần thiết cho học tập tạo cho học sinh tập làm quen với phong cách học mới , tiên tiến và hiện đại
- Phương tiện thể thao gồm: Trung tâm luyện tập thể thao, bể bơi, phòng tập luyện
đa chức năng, các phòng nhạc, họa, múa, hát, các câu lạc bộ chuyên ngành dành cho các nhóm học sinh năng khiếu từng bộ môn
- Hệ thống trang thiết bị dạy học hteo tiêu chuẩn của bộ giáo dục đào tạo :
+ Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 Ban hành danh mụcthiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS
+ Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010 Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THPT
3.2 Thuyết minh giải pháp công nghệ lựa chọn :
3.2.1 Hệ thống điện
3.2.1.2 Các tiêu chuẩn và quy phạm sử dụng trong thiết kế.
Căn cứ theo “Quy chuẩn xây dựng Việt nam” về trang bị điện đựợc thiết kế, lắp đặt trong công trình, phần thiết kế kỹ thuật được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn và quy phạm sau:
- 20 TCN –25-31 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và các công trình công cộng- tiêuchuẩn thiết kế;
- QCXDVN 09:2005 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả;
- 11 TCN 1821:2006 Quy phạm trang bị điện;
- TCXDVN 394:2007 Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng – Phần an toàn điện;
Trang 25- TCXDVN 333 : 2005 Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và
kỹ thuật hạ tầng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXDVN 288:2004Công trình thể thao – Bể bơi – Tiêu chuẩn thiết kế;
- Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo bên trong và bên ngoài công trình xây dựng dân dụng 20TCN 95-83; 20TCN 16-86;
- Tiêu chuẩn chống sét cho các công trình xây dựng 20TCN 64-84;
- Quy phạm trang bị điện của Bộ điện lực 11 TCN 18-84; 11TCN 21-84;
- 20 TCN 27-91 “Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng- Tiêu chuẩn thiết kế”;
- TCVN 4756-89 “Quy phạm nối đất và nối trung tính các thiết bị điện”;
- 20 TCN 46-84 “Chống sét cho các công trình xây dựng – Tiêu chuẩn thiết kế thi công”;
- Tiêu chuẩn IEC 346 và 479 – 1
Ngoài ra còn có các tham khảo tiêu chuẩn về điện của quốc tế đã được chấp nhận và phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở miền Bắc Việt Nam như sau:
- Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 8995;
- Tiêu chuẩn an toàn điện của Mỹ, NEC (National Electical Code 1996);
- Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – An toàn điện TCVN 5699-1: 2004;
- Tiêu chuẩn IEC (Internationnal Electro – Technical Commission);
- Tiêu chuẩn Anh (BS: British Standard);
- Tiêu chuẩn của Mỹ: NEC, IES, NEMA
- Các tiêu chuẩn Việt Nam cho các công trình kiến trúc dân dụng
3.2.1.3 Phần cấp điện tổng thể:
Nguồn điện được lấy từ tuyến 472 dọc theo đường Quốc lộ 1A ( Cách dự án khoảng
200m - Dự kiến sử dụng cáp ngầm 24kv - 3 x 150 mm - M ) Trong dự án dự kiến lắp
đặt 01 trạm biến áp 560KVA-22/0,4kv,
3.2.1.4 Phụ tải của khu vực lập quy hoạch
- Phụ tải điện sinh hoạt: Các chỉ tiêu cấp điện:
Trang 26- Chọn trạm biến áp có công suất loại 560KVA- 22/0,4KV là 01 trạm.
3.2.1.5 Một số giải pháp kỹ thuật chính của hệ thống:
- Đối với hệ thống 22KV: hệ thống đường dây 22KV được thiết kế cáp ngầm đi trong hào cáp KT 800x800x600 Dùng cáp XLPE/PVC/DSTA/Cu 3x150;
- Trạm biến áp được thiết kế kiểu hợp bộ, lắp đặt ở khu vực trung tâm của dự án để dẩm bảo phụ tải cho toàn bộ dự án;
- Hệ thống hạ thế 0,4KV được thiết kế cáp ngầm đi trong hào cáp Dùng cáp
XLPE/PVC/DSTA/Cu4x150, XLPE/PVC/DSTA/Cu4x95, XLPE/PVC/DSTA/Cu 4x25 để cấp điện cho các nhà chức năng;
- Hệ thống điện chiếu sáng chung được thiết kế kiểu cột thép cao 9-11m, đèn chùm
5 bóng, đèn con mắt, đèn pha và đèn cây nấm để chiếu sáng chung và tạo cảnh quan cho khu vực, cáp được chôn ngầm trong hào cáp
3.2.1.6 Phần cấp điện bên trong công trình
a) Nguồn cung cấp điện
- Điện năng cho công trình sẽ được cung cấp bởi Công ty Điện Lực ở mức 15(22)
kV, ba pha, ba dây, 50 Hz Điện áp (15)22 kV sẽ bị ngắt bởi một cơ cấu đóng ngắt điện cao áp phục vụ như bộ phận bảo vệ mạch cho máy biến thế;
- Đặt 1 máy biến áp + 1 máy phát điện dự phòng có công suất 560KVA để cấp điệncho toàn khu vực Đảm bảo đúng theo yêu cầu của ngành điện;
- Cơ cấu đóng ngắt điện cao áp và máy biến thế bao gồm cầu dao phụ tải cho cáp vào-ra, đo đếm, máy cắt cho máy biến áp;
- Phần hạ thế của máy biến áp là 380/220V, 3 pha,4 dây 50Hz
b) Thiết kế tủ điện hạ thế
- Các công trình sẽ được cung cấp các tủ điện hạ thế tổng (LVMSB) đặt ở các vị trí phù hợp Tủ điện hạ thế có thông số 380/220V, 3P 5W 50Hz, loại có bọc kim loại, đường cáp vào phía nóc, vỏ tủ có khả năng chịu được sự cố phù hợp với thiết kế (tối thiểu 50KA RMS) Dùng cáp ngầm dẫn điện hạ thế từ máy biến áp đến
- Tất cả các đồng hồ, cơ cấu chuyển mạch và rơle bảo vệ mạng điện sẽ được cung cấp cho việc phân phối điện năng trong khắp công trình
c) Nguồn phân phối điện.
Nguồn phân phối điện chính yếu được cung cấp như sau:
- Mỗi Nhà chức năng sẽ được bố trí 02 tủ điện tổng, trong đó có 1 tủ để cấp điện chiếu sáng và ổ cắm, 1 tủ để cấp điện cho máy điều hoà không khí Từ tủ điện tổng sẽ phân phối đến các tầng
- Mỗi tủ phân phối bao gồm 01 MCCB tổng và các MCB, ELCB tùy số lộ ra của mỗi tủ;
- Tải của đèn và các mạch nhánh ổ cắm sẽ không vượt quá 16 ampe;
Trang 27- Những mạch điện riêng biệt sẽ được cung cấp như sau:
+ Các ổ điện chung + Đèn
- Mạch điện được truyền tải trong vòng 80% (tối đa) công suất định mức mà sụt áp không vượt quá giới hạn cho phép;
- Điện phục vụ cho các thiết bị đồ đạc được lắp đặt ở phần khác theo đúng chi tiết
kỹ thuật gồm tất cả các công tắc ngắt điện khi cần và dây điện;
- Giá đỡ và các chốt được sử dụng theo đúng quy định;
- Dây dẫn điện cho mạch nhánh nói chung không được nhỏ hơn 2.5mm2;
- Các dây dẫn đường dây ra được thiết kế phù hợp với sự truyền tải, tương ứng với
hệ số yêu cầu cho phép và đã được áp dụng (tối thiểu 25%) thích hợp cho khả năng tăng tải trong tương lai;
- Các dây dẫn 2.5mm2 và dây dẫn nhỏ hơn phải là đồng cứng, ngoại trừ ở nơi dùngdây cáp nhiều ruột yêu cầu là loại dẻo, dễ uốn Các dây dẫn 4.0mm2 và dây dẫn lớn hơn được bện Tất cả các dây dẫn đều được làm bằng đồng và có màu theo đúng quy định
- Các bộ phận khởi động và điều khiển của động cơ sẽ được trang bị các nút khởi động/dừng hoặc chọn công tắc và các đèn chỉ thị Ngoài ra, tất cả các động cơ đều có thiết bị cách ly từng vị trí
- Các bảng phân phối điện và ánh sáng sẽ được cung cấp sao cho phù hợp với các yêu cầu truyền tải điện ở từng vùng Các bảng điều khiển đèn chiếu sáng sẽ theo dạng
mở ở phía trước đối diện, có khung giá đỡ có thể để thẳng bất cứ lúc nào Bảng phân phối điện là dạng không có giá đỡ Thiết bị bảo vệ là các máy ngắt có thiết bị tác động nhiệt bảo vệ quá dòng điện và thiết bị tác động từ bảo vệ ngắn mạch Điện áp 220V sẽ được phân phối và bảng điều khiển đèn chiếu sáng có thông số 380V, 3 pha, 4 dòng thêm thanh tiếp đất Bảng đèn và bảng điện có không gian dự phòng tối thiểu 20% để dành lắp thêm mạch điện và máy ngắt sau này (10% cho ngắt điện, tối thiểu 3 mạch vàkhoảng cách 10% tối thiểu 3 mạch)
d) Hệ thống điện chiếu sáng
- Hệ thống chiếu sáng trong nhà được thiết kế theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng (TCXD 16:1986) Dùng đèn huỳnh quang và đèn sợi tóc để chiếu sáng cho các phòng Trong các phòng bố trí các ổ cắm để phục vụ cho chiếu sáng cục bộ và cho các mục đích sử dụng khác
- Hệ thống điện chiếu sáng được bảo vệ bằng các áp-tô-mát lắp trong các bảng điện, điều khiển chiếu sáng bằng các công tắc lắp trên tường cạnh cửa ra vào hoặc lối
đi lại, ở những vị trí thuận lợi nhất
e) Hệ thống chống sét và nối đất
- Chống sét cho công trình sử dụng kim thu sét trực tiếp, dùng cáp thoát sét thép trần D16 để nối xuống hệ thống nối đất Hệ thống nối đất bao gồm các cụm cọc nối đấtbằng thép L63x63x6 dài 2000mm, dây nối đất dùng dây thép dẹt 40x4mm Điện trở nối đất của hệ thống chống sét sẽ được thiết kế bảo đảm 10 ôm
- Hệ thống nối đất an toàn cho thiết bị được thực hiện độc lập với hệ thống nối đất chống sét Điện trở của hệ thống nối đất an toàn sẽ được thiết kế bảo đảm 4ôm Sử dụng dây đồng dẹt 25x3mm chạy theo tuyến cáp chính làm dây nối đất chung Tất cả
Trang 28các kết cấu kim loại của các thiết bị dùng điện như: khung tủ điện các tầng, bảng điện,
vỏ động cơ máy bơm, động cơ thang máy, máy điều hoà nhiệt độ, bình đun nước nóng,v.v đều được nối vào dây nối đất này và nối về hệ thống nối đất an toàn của công trình
f) Hệ thống thông tin liên lạc
Để phục vụ cho nhu cầu sử dụng hệ thống thông tin liên lạc như điện thoại, internet,v.v của các nhà chức năng, để việc đầu tư xây dựng công trình được hoàn chỉnh và đồng bộ, phần thông tin liên lạc được thiết kế đồng bộ kiểm soát qua Server quản lý chung, hộp nối dây ở các tầng và hệ thống cáp kéo đến các ổ cắm điện thoại, mạng lan trong mỗi nhà chức năng
3.2.2 Hệ thống cấp thoát nước
3.2.2.1 Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy phạm được sử dụng.
- QCVN 47/199/QĐ – BXD : Quy chuẩn hệ thống thoát nước trong nhà và công trình
- QCXD 682/199/BXD-CSXD : Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập I,II,III
- TCXDVN 33-2006 : Mạng lưới đường ống công trình – Tiêu chuẩn thiết kế
- QCVN 47/199/QĐ – BXD : Quy chuẩn hệ thống thoát nước trong nhà và công trình
- TCXDVN 51 – 2008 :Thoát nước – mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 4474 – 1987 : Cấp nước – Thuật ngữ và định nghĩa
- TCVN 3786 – 1987 : Thoát nước – Thuật ngữ và định nghĩa
- TCVN 4513 – 1998 : Cấp nước bên trong
- TCVN 51 – 1984 : Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài công trình
- TCVN 2622 – 1995 : Phòng chống cháy cho nhà và công trình; Yêu cầu kỹ thuật
3.2.2.2 QUY MÔ CÔNG TRÌNH - QUY MÔ DÙNG NƯỚC - LƯU LƯỢNG
Trang 29d Khối nhà ăn trong nhà học
+ Nước cấp cho nhà ăn chủ yếu dành cho nấu ăn
+ Nhu cầu dùng nước 15(l/1 suất ăn) - dự tính 800 suất ăn/ngày
Q4 = 0,015x 800 = 12(m3/ngđ)
d Các nhu cầu dùng nước khác:
+ Nước cấp tưới rửa sân bóng đá, tưới cây: 1,5(l/m2)- tính toán với 4000(m2)
* Giải pháp kỹ thuật cấp nước.
- Do áp lực nước của HTCN thành phố không đáp ứng được yêu cầu vì vậy nước được lấy từ mạng cấp nước thành phố dẫn vào bể chứa nước đặt ngầm bên ngoài khối các công trình sau đó dùng bơm tăng áp bơm nước lên bể chứa nước trên mái
- Nước được khởi thuỷ tại một điểm trên đường ống cấp nước 100 hiện có dọc vỉa hè tuyến đường quy hoạch rộng 24m
- Vật liệu cấp nước dùng ống PP-R áp lực 16PN và các phụ tùng kèm theo
* Tính toán bể nước ngầm:
Dung tích bể chứa được xác định theo công thức:
Wbể = Wđh + Wcc = 96.84 + 162 = 258.84 m3 Trong đó:
- Wđh : Dung tích điều hoà của bể = 0.6% Qsh = 96.84 m3
- Wcc : 3 x qcc = 3 x 3600 x 15 (l/s) = 108 (m3) Dung tích dự trữ chữa cháy tính theo tiêu chuẩn phòng cháy, đảm bảo để chữa cháy trong 3 giờ Lưu lượng để chữa cháy bằng lưu lượng của 1 vòi rồng chữa cháy: 15 (l/s)
Xây dựng 02 bể chứa nước ngầm đặt ngoài toà nhà, 01 bể chứa nước sinh hoạt dung tích 100m3 và 01 bể chứa nước cứu hỏa dung tích 170m3
* Giải pháp kỹ thuật thoát nước.
Hệ thống thoát nước được thiết kế thành 03 mạng độc lập: thoát nước rửa; thoát nước xí- tiểu và thoát nước mưa
* Thoát nước rửa và thoát nước xí:
Thoát nước rửa gồm: nước từ các bồn rửa, tắm, nước thoát rửa sàn khu WC được thu gom theo các ống đứng trong hộp kỹ thuật của các công trình, thoát ra hố ga của hệ
Trang 30thống thoát nước quanh trường và thoát trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung thành phố do hàm lượng chất bẩn không lớn.
T: Thời gian giữa hai lần lấy cặn T = 365 (ngày)
W1; W2: Độ ẩm cặn tươi vào bể và của cặn đã lên men tương ứng là 95% và 90%
b: Hệ số kể đến việc giảm thể tích cặn khi lên men b = 0.7c: Hệ số kể đến việc để lại 1 phần cặn đã lên men khi hút cặn để giữ lại vi sinh vật giúp cho quá trình lên men cặn được dễ dàng, nhanh chóng c = 1.2
N: Số người mà bể phục vụ n = 2400 (người) x 0.8 = 1920 người (0.8 là hệ số lưu trú đồng thời)
* Thoát nước mưa:
Nước mưa toàn bộ hệ thống sân đường xung quanh, nước mưa thu từ mái các công trình chức năng của trường sẽ được thu gom bằng hệ thống mương BTCT có nắp đan
Trang 31đục lỗ có bố trí các hố ga thu đậy tấm ghi gang đục lỗ Các tấm ghi gang sẽ được đặt nằm rải rác trên các tuyến đường nội bộ, trung bình khoảng 20m sẽ có một ga thu.Nước mưa từ hố ga thu sân nhà thoát ra hố ga có sẵn của hệ thống thoát nước thành phố bằng ống buy BTCT D600 (01 lớp cốt thép).
3.2.3 Hệ thống Camera
Hệ thống Camera và internet được liên kết đồng bộ vừa đảm công tác quản lý trong dạy và học vừa đảm bảo tính ưu việt hiện đại của ngôi trường để theo kịp thời đại
Lắp đặt camera quan sát cho trường học - với hệ thống này hiệu trưởng có
thể quan sát và theo dõi tình trạng dạy và học của bất cứ lớp học nào mà mình muốn,
có tác dụng giúp cho việc dạy và học được tốt hơn Ngoài ra, nếu những hình ảnh đó được đưa lên mạng Internet thông qua thiết bị đầu ghi hoặc card ghi hình truyền xa qua mạng thì các bậc phụ huynh cũng có thể trực tiếp theo dõi con em mình khi chúng
ở trường mà không cần phải đến tận nơi tạo tâm lý yên tâm cho phụ khuynh học sinh Những thiết bị này cũng có thể lưu lại những giờ giảng hay để làm đề cương sau này
Lợi ích của giải pháp
- Tăng cường công tác quản lý an ninh trong trường học: Phòng tránh hiện tượng mất cắp, phá hoại,….Giúp nhà trường có thể quản lý học sinh,sinh viên củamình tốt hơn,mà không tốn nhiều chi phí về tiền của vả con người
- Tăng cường an ninh, tính minh bạch trong các kỳ thi quan trọng như thi tốt nghiệp,thi đại học,… Với hệ thống camera, Hội đồng tuyển sinh có thể giám sát
kỳ thi một cách chặt chẽ,vừa giảm được chi phí,sức lực,lại đảm bảo tính công
bằng,chính xác
- Quan sát mọi lúc mọi nơi: Với quí phụ huynh và Ban giám hiệu có thể quan sát con em của mình bất cứ nơi đâu nếu có kết nối Internet Phụ huynh có thể yêntâm công tác mà không phải lo lắng nhiều
3.2.4 Hệ thống Internet
Mạng Internet ở các trường học mang lại nhiều lợi ích cho cả học sinh và giáo viên.Với học sinh thì các em được tiếp thu với công nghệ mới nahwmf trau dồi kiến thức thông qua mạng đồng thời nâng cao khả năng tin học của học sinh Internet giúp
Trang 32giáo viên thuận tiện tra cứu thông tin trên mạng bổ sung vào giáo án ,bài giảng cho thêm phong phú.
Internet trường học amng ý nghĩa xã hội sâu sắc giúp cho các thế hệ tương lai của đất nước có điều kienj tân hưởng và tiếp thu kho tàng kiến thức của nhân loại một cáchđầy đủ và phong phú nhất
3.2.5 Hệ thống điều hòa
Hệ thống này gồm các máy cục bộ đơn chiếc được lắp đặt cho các khu vực điều hoà đơn lẻ Máy cục bộ gồm 2 khối là :
a/ Khối nóng (OUTDOOR) đặt ngoài khu vực điều hoà.
b/ Khối lạnh (INDOOR) là phần phát lạnh được đặt trong khu vực điều hoà.
Đặc điểm của hệ thống này :
- Là loại máy nhỏ (máy dân dụng) công suất thường từ 9.000 96.000Btu/h
- Lắp đặt nhanh, dễ dàng và không đòi hỏi kỹ thuật cao
- Sử dụng đơn giản, không bị ảnh hưởng của các máy khác trong hệ thống
- Bảo dưỡng, sửa chữa đơn giản và độc lập từng máy
- Việc lắp đặt rời rạc các OUTDOOR ở trên tường ngoài nhà sẽ làm ảnh hưởngđến kết cấu kiến trúc của toàn bộ toà nhà (Việc treo các OUTDOOR thông thường phải treo phía tường ngoài nhà để đảm bảo độ khảng cách nối INDOOR với
OUTDOOR trong giới hạn tiêu chuẩn)
- Do INDOOR và OUTDOOR nối với nhau bằng ống GAS trong trường hợp máy bị dò GAS gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người và ảnh hưởng đến môi trường (làm phá hủy tầng OZONE)
- Đối với hệ thống máy cục bộ việc cung cấp khí tươi cho phòng thường là cấp trực tiếp bằng quạt gió, do vậy không khí không được sử lý bụi, ẩm và thường tạo lên
sự chênh lệch nhiệt độ cao giữa luồng khí cấp bổ xung và luồng khí cấp lạnh của INDOOR, gây cảm giác khó chịu cho con người trong phòng điều hòa
- Khả năng bố trí các INDOOR trong phòng để đảm bảo độ khuyếch tán đồng đều bị hạn chế
- Hiệu suất hoạt động của máy ảnh hưởng lớn bởi nhiệt độ bên ngoài đặc biệt khi nhiệt độ không khí bên ngoài cao thì hiệu suất làm việc của máy giảm đáng kể nhiệt độ ngoài trời cao khả năng trao đổi nhiệt của dàn nóng thấp, INDOOR phát ra công suất lạnh thấp, máy ở tình trạng quá tải
- Hệ số tiêu thụ điện năng lớn, chi phí vận hành cao
- Độ bền và tuổi thọ sử dụng không cao (khoảng 5 6 năm)
- Thường áp dụng cho những công trình nhỏ, đơn giản không yêu cầu các thông
số môi trường đặc biệt
3.2.6 Hệ thống đào tạo
Trong bối cảnh hiện nay, dự án xác định học sinh ngày nay cần được trang bị những kiến thức cơ bản như sau:
- Kiến thức cơ bản về Tự nhiên và Xã hội;
- Kiến thức về các năng khiếu như Nhạc, Hoạ, ;
- Kiến thức và các kỹ năng cơ bản về một Ngoại ngữ khác ngoài tiếng Việt;
- Kiến thức về ứng xử theo đúng đạo lý, hình thành nhân cách;
- Kiến thức phổ thông về giới tính, chính trị – xã hội;
- Kiến thức về khả năng thích ứng với hoàn cảnh xã hội và bảo vệ bản thân
Trang 33Và như vậy, đội ngũ giáo viên, chuyên gia cũng phải được chuẩn bị các kiến thức và chuẩn mực tương ứng để có thể dạy cho các em những gì các em cần.
Cơ bản gồm các hoạt động chính như sau:
- Hoạt động dạy học cho học sinh: Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, Giáo dục, kỹ
thuật, Trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục, Trường sẽ tuyển chọn đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết; đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, học liệu để giáo viên có thể dạy thật tốt, các em có thể học thật tốt
- Hoạt động dịch vụ giáo dục theo nhu cầu: dạy nâng cao các môn đã học, dạy các
môn năng khiếu (Nhạc, Hoạ, năng khiếu thể thao, ), tăng cường Ngoại ngữ và dịch
vụ nội trú, hoạt động ngoại khoá theo yêu cầu, các câu lạc bộ hè theo mô hình quân sự.Đây là một trong những thế mạnh sẽ được ưu tiên đầu tư để cạnh tranh với các trường
và mô hình giáo dục khác
- Hoạt động dịch vụ khác liên quan đến giáo dục: Trên cơ sở hệ thống cơ sở vật
chất được đầu tư đồng bộ, hiện đại (phòng nghe nhìn, thư viện điện tử, phòng họp trực tuyến, nhà thi đấu đa năng, sân vận động, cảnh quan khuôn viên đẹp ), dự án còn được chuẩn bị để Trường trở thành một trung tâm giáo dục, ngoại ngữ cho các đối tượng khác (người lớn), tổ chức hội thảo, hội nghị, các sự kiện văn hoá, giáo dục khác.Đây là một trong những hướng mà thực tế thị trường đang có nhu cầu rất lớn nhưng chưa được đáp ứng và đáp ứng tốt Nhất là thị trường Quảng Bình
Thời gian học tập
Buổi sáng:
- 6h45 – 7h00 : Sinh hoạt đầu giờ
- 7h00 – 7h45 : Học thời khóa biểu tiết 1
- 7h45 – 7h55 : Ra chơi
- 7h55 – 8h40 : Học thời khóa biểu tiết 2
- 8h40 – 8h55 : Ra chơi giữa giờ
- 8h55 – 9h40 : Học thời khóa biểu tiết 3
- 11h50 - 12h20: Ăn và vệ sinh cá nhân
- 12h20 - 12h25: Thư giãn tại phòng nghỉ
Trang 343.3 Lập danh mục và khối lượng thiết bị
2 Máy phát điện dự phòng 250KVA hệ thống
3 Bộ đổi nguồn tự động ATS hệ thống
4 Hệ thống điều hoà cục bộ và trung tâm hệ thống
5 Hệ thống mạng an ninh, camera hệ thống
6 Hệ thống thiết bị PCCC, báo cháy hệ thống
7 Hệ thống mạng internet, mạng nội bộ hệ thống
8 Trang thiết bị phục vụ học tập hệ thống
9 Nội thất văn phòng, trường học hệ thống
10 Nội thất phòng hội trường hệ thống
11 Trang thiết bị và sách cho thư viện hệ thống
12 Trang thiết bị nội thất khu nội trú hệ thống
14 Thiết bị bể bơi, đài phun nước hệ thống
3.4 Chọn phương án mua thiết bị cho dự án
Việt Nam hiện nay đã có khả năng sản xuất hầu hết được các loại thiết bị phục
vụ trong trường học.Mặt khác để đảm bảo giảm chi phí đầu tư mà vẫn đảm bảo đồng
bộ của các trang thiết bị trường học thì chủ đầu tư đã quyết định thực hiện tìm kiếm các nhà cung cấp có uy tính và thực hiện đấu thầu rộng rãi
Bên cạnh đó thì các thiết bị đòi hỏi công nghệ cao trong môn học Hóa hoạc và Vật lý mà Việt Nam chưa sản xuất được thì phải nhập ngoại.Nguồn nhập ngoại được xác định thông qua tìm hiểu cũng như tham khảo các trường khác
3.5 Các điều kiện sửa chữa , bảo dưỡng, thay thế thiết bị
Để đảm bảo công trình vận hành hoạt động tốt trong suốt thời gian tồn tại và đảm bảo hạn chế đến mức tối đa những sự cố hỏng hóc có thể xảy ra ta cần có kế hoạch sửa chữa , bảo dưỡng và thay thế thiết bị
Các trang thiết bị gồm có : máy biến thế,hệ thống bơm nước,hệ thóng báo cháy
tự động, máy phát điện dự phòng, camera, các trang thiết bị trang bị cho các phòng học và giáo viên, điều hòa nhiệt độ, điện thoại, vi tính,
Các thiết bị được bảo dưỡng mỗi năm 1 lần.Lập kế hoạch sửa chữa lớn 5 năm 1 lần cho các tài sản cố định của dự án, với chi phí sửa chữa bảo dưỡng được tính theo tỷ
lệ phần trăm so với nguyên giá các loại tài sản
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG ÁN ĐỊA ĐIỂM 4.1 Căn cứ lựa chọn địa điểm cho dự án
Trang 35Để đảm bảo các điều kiện cho một trường học THCS và THPT hoạt động đạt hiệu quả cao trong quá trình đào tạo đồng thời đáp ứng được các nhu cầu đề ra của chủđầu tư thì vị trí đầu tư xây dựng công trình cần đáp ứng những yêu cầu sau
- Phù hợp với qui hoạch phát triển ngành
- Gần trung tâm thành phố
- Gần tuyến đường giao thông chính
- Có điều kiện cơ sở hạ tầng và mạng lưới phụ trợ tương đối phát triển
- Nhu cầu học tập của học sinh trong khu vực và lân cận lớn
Ngoài ra, việc xác định vị trí còn được xem xét với các yếu tố:
- Được sự ủng hộ nhất trí của các sở, ban, ngành địa phương
- Đủ diện tích để xây dựng và mở rộng
- Phù hợp quy hoạch ngành và quy hoạch địa phương xây dựng dự án
- Hạn chế ảnh hưởng tới đời sống dân cư khu vực
4.2 Lập phương án địa điểm, so sánh lựa chọn phương án địa điểm
4.2.1 Lập phương án địa điểm
Căn cứ vào các cơ sở và yếu tố nêu trên, kết hợp với ý kiến thoả thuận của các
cơ quan chức năng tỉnh Q uảng Bình cũng như thành phố Đồng Hới, có hai vị trí đã được tiến hành khảo sát lựa chọn xây dựng dự án :
- Vị trí tại thôn Phú Thượng, phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới Gầnvới địa điểm xây dựng trường tiều học Chu Văn An
- Vị trí tại khu vực Tiểu khu 7, phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới
4.2.1 So sánh và lựa chọn phương án địa điểm
1 Vị trí địa
lý
Mặt bằng dựu kiến nằm ở thônPhú Thượng phường Phú Hải Mặt bằng dự kiến nằm ở tiểu khu 7 phường Đồng Sơn2
Mặt bằng
+ Ưu điểm :Diện tích khu đất rộng rãi và cóthể mở rộng khi dự án có nhu cầu mở rộng
+ Nhược điểm : Trên mặt bằng có một số đầm nuôi tôm và đất canh tác nên phải đền bù giải phóng mặt bằng
+ Ưu điểm : Diện tích khu đất chỉ đủ để xây dựng dự án
+ Nhược điểm :
- Không có khả năng mở rộng khi dựu án có nhu cầu
- Nằm cách trung tâm thành phố 5km về phía tây nên sẽkhó khăn trong việc thu hút
học sinh
Trang 36để hoàn thiện cơ sở hạ tầng
- Cơ sở hạ tầng ở đây tương
đối hoàn thiện
5 Chi phí
đền bù
GPMB
Chi phí đền bù giải phóng mặtbằng nhỏ vì chu yếu là đầmnuôi tôm của hộ nông dân
Chi phí đền bù giải phóng mặtbằng lớn vì chủ yếu là cụm
dân cư
Tổng hợp :
- Phương án xây dựng dự án tại Phú hải có chi phí đầu tư xây dựng ban đầu caonhưng chi phí đền bù thấp và tiến độ giải phóng mặt bằng sẽ nhanh Thời gian xây dựng có thể kéo dài vì phỉa hoàn thiện một số cơ sở hạ tầng thiết yếu.Tận dụng được lợi thế về vị trí gần trung tâm thành phố
- Phương án xây dựng dự án tại Đồng Sơn có chi phí đầu tư xây dựng ban đầu thấp nhưng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và kế hoạch đền bù giải phóng mặt bằng sẽ gặp nhiều khó khăn Thời gian xây dựng sẽ được rút ngắn đồng thời tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có.Vị trí cách khá xa trung tâm thành phố
4.2.3 Lựa chọn phương án địa điểm
Từ các phân tích trên ta thấy vị trí tại Phú Hải có nhiều ưu điểm đồng thời tính chủ động cao hơn so với vị trí Đồng Sơn
Vì vậy trong dự án vị trí ở Phú Hải này được lựa chọn để đầu tư xây dựng trường THCS và THPT Chu Văn An
4.3 Thuyết minh phương án địa điểm lựa chọn cho dự án
4.3.1 Tọa độ, địa danh hành chính của địa điểm
Tọa độ và địa điểm hành chính của 2 phương án được trình bày bằng hình vẽ minh họa như sau :
Trang 374.3.2 Phân tích các điều kiện cơ bản
4.3.2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
Như đã nêu ở chương I
4.3.2.2 Quy hoạch sử dụng đất và các nhân tố ảnh hưởng trong gian đoạn vận hành dự án
Theo quy hoạch điều chỉnh xây dựng TP Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 do đơn vị tư vấn Nikken Sekkei- Nhật Bản thực hiện Mục tiêu chính của đề án này là “xây dựng một TP du lịch Đồng Hới” trên cơ sở sử dụng các yếu tố tự nhiên kết hợp với bảo vệ mội trường một cách hiệu quả Không gian đô thị được phát triển theo các phân vùng gồm: phân vùng trung tâm, phân vùng cửa ngõ, phân vùng công nghiệp, phân vùng bảo tồn đất nông nghiệp, phân vùng du lịch nghĩ dưỡng, phân vùng đô thị, resort Kèm theo đó là quy hoạch hạ tầng kỹ thuật gồm: định hướng xây dựng mạng lưới giao thông; quy hoạch cấp, thoát nước; cấp điện, thông tin liên lạc…
Trong đó tập trung vào việc mở rộng TP về phía nam nhằm tạo ra một khu đô thị mới hiện đại bên cạnh dòng sông Nhật Lệ Qua đó tạo điểm nhấn cho thành phố Đồng Hới trong tương lai Nhằm mục tiêu xây dựng TP Đồng Hới nhanh chóng trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, giàu bản sắc và phát triển bền vững
Với vị trí được chọn thì dự án trường THCS và THPT Chu Văn An nằm trong quy hoạch phát triển vùng đô thị mới của thành phố.Hứa hẹn trong tương lai sẽ
là nơi cung cấp dịch vụ đào tạo cho con em các gia đình trong khu đô thị cũng như khuvực lân cận
Trang 38CHƯƠNG V PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ 5.1 Khối lượng giải phóng mặt bằng, khối lượng đền bù
Theo quy hoạch cũng như thiết kế của dự án đã được phê duyệt sau khi đã so sánh các phương án địa điểm thì khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng là 40.231 m2 ở thôn Phú Thượng phường Phú Hải thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình
5.2 Lập dự toán chi phí đền bù giải phóng mặt bằng
Trong diện tích xây dựng dự án, chủ yếu là đất ngư nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản Chủ yếu là các đầm, đìa, phá nuôi tôm cá Diện tích này chiếm phần lớn diện tích
dự án, phần còn lại chỉ là một số nhà cửa của người dân để quản lý các đầm đìa trên
Ta tạm ước tính toàn bộ phần đất cần giải phóng mặt bằng là loại đât nông nghiệp đầm
- Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 về thu tiền thuê đất,thuê mặt nước
- Bảng giá đất năm 2012 của tỉnh Quảng Bình công bố theo nghị quyết
21/2011/HĐND tỉnh vào ngày 01/12/2011
- Quyết định số 02/2010/QĐ – UBND ngày 05/02/2010 về ban hành quy định chínhsách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh QuảngBình
- Quyết định số 02/2012/QĐ- UBND ngày 20/02/2012 Về công bố bảng giá các loạitài sản là cây trồng,hỗ trợ nuôi trồng thủy sản,phần lăng, mộ và hỗ trợ di chuyển để bồithường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Chi phí bồi thường được tính như sau:
- Bồi thường giá trị sử dụng đất cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi
- Hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ di chuyển đối với đất ở
- Hỗ trợ chuyển đổi đời sống và chuyển đổi nghề nghiệp đối với đất nông nghiệp
Đối với dự án trường THCS và THPT Chu Văn An, chủ đảu tư dự kiến chủ động thảo luận với phía địa phương để có thể cùng phối hợp đưa ra phương án và tổ chức giải phóng mặt bằng
Bảng giá đất nuôi trồng thủy hải sản
Trang 39Bảng tiền hỗ trợ đền bù khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
T
Hỗ trợ tôm cá
2 Tôm nuôi trong ao hồ
7.800
6.200
Theo thỏa thuận của chủ đầu tư với các hộ nằm trong diện giải tỏa và chính quyền địa phương Và căn cứ vào khoản 1 điều 16, điều 22, điều 23, điều 24 của nghị định 69/2009/NĐ-CP Tất cả đều đồng ý thống nhất tiền hỗ trợ ổn đinh đời sống và chuyển đổi nghề nghiệp với mức hỗ trợ bằng 1 lần giá đất cộng với khoản bồi thường theo giá đất mà tỉnh ban hành.Tài sản trên đất được tính toán lại theo đơn giá mới nhất của tỉnh Quảng Bình
Chi phí thực hiện giải phóng mặt bằng được ước tính là 2% chi phí đền bù và các khoản hỗ trợ
Theo khoản 4, điều 12 , Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của chính phủ về thu tiền sử dụng đất và theo nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/8/2008 của chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.Dự án xây dựng trường tư thục THCS và THPT Chu Văn An được miễn tiền sử dụng đất
Trang 40- Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì tổ chức giải phóng mặt bằng thông qua Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do mình thành lập, hoặc giao cho doanh nghiệp chuyên về giải phóng mặt bằng đảm nhận;
- Kinh phí để giải phóng mặt bằng lấy từ ngân sách hoặc huy động và được thu hồi lại khi giao đất, cho thuê đất cho chủ đầu tư xây dựng công trình có dự ántrên mặt bằng đã được giải phóng;
- Thời gian giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quyết định của người có thẩm quyền
* Trường hợp giải phóng mặt bằng xây dựng theo dự án đầu tư xây dựng công trình thì việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện như sau:
- Đối với dự án đầu tư có mục đích kinh doanh thì Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tổ chức giải phóng mặt bằng.Trường hợp này là Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình phối hợp với chủ đầu tư để thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng
- Kinh phí giải phóng mặt bằng được lấy trực tiếp từ dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Thời gian giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng tiến độ thực hiệncủa dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt
* Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp và khung giá đền bù tài sản khi giải phóng mặt bằng xây dựng làm cơ sở cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xác định giá đền bù của địa phương mình
* Tổ chức, cá nhân có tài sản trong phạm vi mặt bằng xây dựng đã được giải quyết đền bù theo đúng quy định mà không thực hiện thì bị cưỡng chế và chịu hoàn toàn chi phí cho việc cưỡng chế
* Người nào cố ý làm sai quy định về đền bù tài sản khi giải phóng mặt bằng xây dựng để vụ lợi hoặc gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
5.4 Nguyên tắc đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình