Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ cần nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Tổng quan về cơ sở lý luận nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất, đánh giá đất đai; - Tiến hành khảo sát
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Hoàng Thị Huyền Ngọc
NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ PHÁT SINH VÀ THOÁI HÓA ĐẤT
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ KHU VỰC
BẢO LỘC – DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Hoàng Thị Huyền Ngọc
NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ PHÁT SINH VÀ THOÁI HÓA ĐẤT
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ KHU VỰC
BẢO LỘC – DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Sử dụng và Bảo vệ Tài nguyên Môi trường
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ và có được thành quả như ngày hôm
nay, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS.NCVCC Nguyễn Đình Kỳ -
người đã tận tâm hướng dẫn và truyền thụ kiến thức trong suốt quá trình tác giả thực hiện các nội dung của luận văn
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Địa Lý - trường Đại học Khoa học Tự nhiên, cũng như các thầy cô đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và giúp
đỡ tác giả trong thời gian học tập
Tác giả chân thành cảm ơn Viện Địa lý, tập thể cán bộ phòng Địa lý Thổ
nhưỡng và Tài nguyên đất, đề tài:“Nghiên cứu tổng hợp thoái hóa đất và hoang mạc hóa ở Tây Nguyên nhằm đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững” thuộc
Chương trình Tây Nguyên 3 đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tác giả hoàn thành
luận văn
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời biết ơn tới gia đình, lời cảm ơn đến bạn bè, tập thể lớp cao học K10 đã quan tâm, động viên và ủng hộ nhiệt tình trong những thời gian qua
Chắc chắn trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp tích cực của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2012 Học viên
Hoàng Thị Huyền Ngọc
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Tôi xin đảm bảo các kết quả và số liệu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa hề được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả
Hoàng Thị Huyền Ngọc
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT 1
2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4 CƠ SỞ DỮ LIỆU 3
5 KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 4
6 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 4
Chương 1 - CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT SINH VÀ THOÁI HÓA ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT TRỒNG CHÈ 5
1.1 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5
1.1.1 Vai trò và giá trị kinh tế của cây chè trên thế giới và Việt Nam 5
1.1.2 Quá trình nghiên cứu và đánh giá đất trồng chè 12
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về đất khu vực Bảo Lộc - Di Linh 15
1.2 Cơ sở khoa học nghiên cứu phát sinh, thoái hóa đất 16
1.2.1 Lịch sử nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất 16
1.2.2 Khái quát quan điểm và trường phái nghiên cứu đất – phân loại đất 26
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu 28
Chương 2 - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ PHÁT SINH VÀ THOÁI HÓA ĐẤT KHU VỰC BẢO LỘC DI LINH - TỈNH LÂM ĐỒNG 31
2.1 Đặc điểm hình thành và thoái hóa đất 31
2.1.1 Vị trí địa lý 31
2.1.2 Quan hệ địa chất, địa mạo - thổ nhưỡng 31
2.1.3 Quan hệ khí hậu, thủy văn - thổ nhưỡng 37
2.1.4 Đặc điểm thảm thực vật 43
2.1.5 Con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội 46
2.2 Hiện trạng sử dụng đất và canh tác chè ở khu vực nghiên cứu 50
2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất 50
2.2.2 Hiện trạng canh tác chè 53
2.3 Các quá trình phát sinh và thoái hóa đất 56
2.3.1 Quá trình mùn hóa, khoáng hóa 56
2.3.2 Quá trình feralit hình thành đất đỏ vàng 57
Trang 62.3.3 Quá trình laterit hình thành đá ong 58
2.3.4 Quá trình bồi tụ, hình thành đất phù sa 58
2.3.5 Quá trình glây 58
2.3.5 Quá trình xói mòn rửa trôi bề mặt 59
2.3.6 Quá trình nhân tác 59
2.4 Đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng 60
2.4.1 Hệ thống phân loại đất khu vực Bảo Lộc – Di Linh 60
2.4.2 Thoái hóa đất tiềm năng và thoái hóa đất hiện tại khu vực nghiên cứu 72 2.4.3 Tổng hợp thoái hóa đất khu vực Bảo Lộc – Di Linh 85
2.4.4 Một số vấn đề thoái hóa đất trồng chè 86
Chương 3 - ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT TRỒNG CHÈ Ở BẢO LỘC - DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG 90
3.1 Đặc điểm sinh thái của cây chè 90
3.1.1 Yêu cầu về nhiệt độ, ánh sáng và gió 90
3.1.2 Yêu cầu về nước và chế độ ẩm 91
3.1.3 Yêu cầu về đất đai 91
3.2 Bản đồ đơn vị đất đai khu vực Bảo Lộc – Di Linh 92
3.2.1 Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 92
3.2.2 Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 95
3.3 Đánh giá mức độ thích hợp đất đai cho cây chè 95
3.3.1 Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá 95
3.3.2 Đánh giá phân hạng thích hợp đất trồng chè 98
3.4 Đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững đất trồng chè 100
3.4.1 Cơ sở xác định vùng chuyên canh chè 100
3.4.2 Hiệu quả kinh tế, tính bền vững xã hội và môi trường của canh tác chè trong khu vực nghiên cứu 101
3.4.3 Định hướng phát triển vùng trồng chè 103
3.4.4 Một số giải pháp sử dụng bền vững đất trồng chè 104
3.4.5 Một số kiến nghị 109
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới 50 năm qua 6
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng ở một số quốc gia trồng chè chính trên thế giới năm 2009 6
Bảng 1.3 Diễn biến diện tích, sản lượng sản xuất - chế biến chè của Việt Nam 8
Bảng 1.4 Diễn biến diện tích và sản lượng chè một số vùng trọng điểm 11
Bảng 1.5 Cơ cấu giống chè nước ta năm 2009 12
Bảng 2.1 Một số yếu tố khí hậu theo các tháng trong năm……… 39
Bảng 2.2 Quy mô dân số của khu vực nghiên cứu qua các năm 47
Bảng 2.3 Cơ cấu dân số theo giới tính và theo thành thị - nông thôn 47
Bảng 2.4 Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế năm 2010 48
Bảng 2.5 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu năm 2010 49
Bảng 2.6 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 khu vực Bảo Lộc – Di Linh 51
Bảng 2.7 Diên tích trồng chè ở Bảo Lộc - Di Linh (giai đoạn 2005 - 2011) 54
Bảng 2.8 Sản lượng chè búp tươi khu vực Bảo Lộc – Di Linh giai đoạn 2005-2011 55 Bảng 2.9 Hệ thống phân loại đất khu vực Bảo Lộc - Di Linh tỷ lệ 1: 50.000 61
Bảng 2.10 Kết quả phân tích đặc tính lý - hóa học của mẫu đất Fk tại điểm khảo sát LĐ01 65
Bảng 2.11 Kết quả phân tích đặc tính lý - hóa học của mẫu đất Fu tại điểm khảo sát DL-585 67
Bảng 2.12 Kết quả phân tích đặc tính lý - hóa học của mẫu đất Fd tại điểm khảo sát DL-27 68
Bảng 2.13 Kết quả phân tích đặc tính lý - hóa học của mẫu đất Fa tại điểm khảo sát DL-585 71
Bảng 2.14 Tiêu chí đánh giá thoái hóa đất tiềm năng khu vực nghiên cứu 75
Bảng 2.15 Đặc điểm xuất hiện các cấp thoái hóa tiềm năng 77
Bảng 2.16 Quy mô thoái hóa đất tiềm năng khu vực Bảo Lộc – Di Linh 78
Bảng 2.17 Thành phần hóa học trung bình của một số loại đất chính 80
Trang 8Bảng 2.18 Mức độ thoái hóa đất qua hiện trạng thảm thực vật và hiện trạng sử dụng
đất 81
Bảng 2.19 Quy mô thoái hóa đất hiện tại khu vực Bảo Lộc – Di Linh 83
Bảng 2.20 Quy mô thoái hóa đất tổng hợp khu vực Bảo Lộc – Di Linh 86
Bảng 2.21 Thành phần cơ giới của mẫu đất trồng chè ở Bảo Lộc – Di Linh 87
Bảng 2.22 Thành phần hóa học của mẫu đất trồng chè ở Bảo Lộc – Di Linh 88
Bảng 2.23 Tình hình sử dụng phân bón cho đất trồng chè ở Bảo Lộc – Di Linh 89
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai……….94
Bảng 3.2 Phân cấp các yếu tố đánh giá thích hợp đất trồng chè 98
Bảng 3.3 Kết quả đánh giá thích hợp đất đai cho cây chè khu vực nghiên cứu 100
Bảng 3.4 Diện tích đề xuất vùng chè ở khu vực nghiên cứu 104
DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Diện tích trồng chè (a)và sản lượng chè (b) của một số vùng trọng điểm11 Hình 2.1 Biến trình nhiệt độ và lượng mưa các tháng trong năm khu vực Bảo Lộc – Di Linh……… 40
Hình 2.2 Chuyên canh chè và vườn chè quy mô hộ gia đình ở khu vực nghiên cứu 54
Hình 2.3 Diện tích (a) và sản lượng chè búp tươi khu vực nghiên cứu giai đoạn 2005 -2012 56
Hình 2.4 Cơ cấu các nhóm đất và diện tích các loại đất 61
Hình 2.5 Khảo sát đất trồng chè xã Đại Lào, thành phố Bảo Lộc 65
Hình 2.6 Quy trình đánh giá thoái hóa đất tổng hợp 86
Trang 9DANH MỤC BẢN ĐỒ
trang
2 Sơ đồ địa chất khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng 34
3 Mô hình số độ cao khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng 35
4 Bản đồ địa mạo khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng 37
5 Bản đồ sinh khí hậu khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng 40
6 Bản đồ thảm thực vật khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng 45
7 Bản đồ kinh tế - xã hội khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng 49
8 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh
10 Bản đồ đất khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng 61
11 Bản đồ thoái hóa đất tiềm năng khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng 78
12 Bản đồ thoái hóa đất hiện tại khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng 84
13 Bản đồ thoái hóa đất tổng hợp khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng 87
14 Bản đồ đơn vị đất đai khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng 97
15 Bản đồ đánh giá thích hợp đất đai cho cây chè khu vực Bảo Lộc - Di Linh,
Trang 10ISRIC (International Soil Reference and Information Center) Trung tâm
thông tin và tham chiếu đất quốc tế ISSS (International Society of Soil Science) Hội Khoa học Đất Thế giới
KT-XH Kinh tế - xã hội
TPCG Thành phần cơ giới
UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)
Tổ chức Văn hóa, Khoa học giáo dục Liên Hợp Quốc
Trang 11MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT
Nước ta một nước nông nghiệp truyền thống có thế mạnh về hàng nông sản xuất khẩu Từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới, xuất khẩu nông sản đã được nhà nước quan tâm chú trọng phát triển Trong đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của cây công nghiệp dài ngày chiếm tới gần 50% tỷ trọng xuất khẩu của hàng nông sản và khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè… đã và đang tỏ rõ ưu thế của mình trên thị trường thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam
Cây chè (Camellia sinensis) là một loại cây trồng mang lại nhiều lợi ích kinh
tế, một thức uống có nhiều giá trị về dược liệu Bên cạnh đó cách trồng, chế biến chè đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của người Việt ngày nay Cây chè (tea) đã trở thành một trong những cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, mở ra một tương lai đầy hứa hẹn với ngành thương mại chè Chè Việt Nam hiện đã có mặt
ở 118 quốc gia, vùng lãnh thổ và đang đứng hàng thứ 5 trên thế giới về sản lượng
và xuất khẩu với diện tích trồng chè đạt khoảng 130 nghìn ha, trên địa bàn 34 tỉnh, thành phố (Hiệp hội chè Việt Nam) Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lượng chè xuất khẩu cả năm 2011 đạt 131 nghìn tấn với giá trị 198 triệu USD
Lâm Đồng là một trong năm tỉnh Tây Nguyên có vùng chuyên canh chè rộng lớn, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực Bảo Lộc, Bảo Lâm và Di Linh Với lịch
sử phát triển gần 100 năm, vào Tây Nguyên cây chè đã ăn sâu bén rễ và tạo nên thương hiệu cho vùng đất này Lâm Đồng có diện tích chè lớn nhất cả nước với khoảng 23.557 ha Hàng năm, Lâm Đồng có sản lượng chè cao, điển hình là năm
2010 thu hái 204.031 tấn chè búp tươi (Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng) Thu
nhập trên mỗi hecta chè Lâm Đồng đạt cao nhất nước, trên 280 triệu đồng/ha/năm
Ở Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng, mặc dù sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè trong những năm qua không ngừng tăng, song cây chè vẫn chưa thực sự đạt giá trị tương xứng với tiềm năng của nó Nguyên nhân do tình hình
Trang 12canh tác còn tự phát, hiệu quả sản xuất chè bấp bênh, chất lượng chè chưa ổn định… Đồng thời, vấn đề suy thoái đất trồng chè cũng như mâu thuẫn sử dụng đất giữa các loại cây chè - cà phê - cao su và các cây nông nghiệp khác ngày càng nghiêm trọng Nhiều nơi chè bị chặt bỏ để chuyển sang các cây trồng khác Để giải quyết triệt để vấn đề trên, cần xác định những vùng đủ điều kiện sản xuất chè tập trung, đưa ra các phương án quy hoạch vùng chè chất lượng cao, trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế tự nhiên và con người của địa phương Do vậy nghiên cứu cơ sở khoa học cho phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè và chế biến chè là hết sức cần thiết
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó và mong muốn góp phần thiết thực phát triển hiệu quả cây chè ở Tây Nguyên - một trong những khu vực trồng chè lớn nhất
cả nước, chúng tôi lựa chọn đề tài luận văn: “Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng”
Đề tài được hỗ trợ, kế thừa của nhiệm vụ khoa học: “Nghiên cứu tổng hợp thóai hóa đất và hoang mạc hóa ở Tây Nguyên nhằm đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững” thuộc chương trình trọng điểm cấp nhà nước “Khoa học công nghệ phục
vụ phát triển KT-XH Tây Nguyên” giai đọan 2011 - 2015 gọi tắt là Chương trình
Tây Nguyên 3 do Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam chủ trì
2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu: Nghiên cứu đặc trưng địa lý phát sinh học đất, đặc điểm thoái
hóa đất trên khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng Đánh giá mức độ thích hợp đất đai cho cây chè làm cơ sở khoa học đề xuất giải pháp phát triển bền vững chè ở khu vực nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ cần nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Tổng quan về cơ sở lý luận nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất, đánh giá đất đai;
- Tiến hành khảo sát thực địa để xác định hiện trạng trồng chè, mô hình canh tác, chế biến chè và lấy một số mẫu phân tích các chỉ tiêu lý hóa của đất trên vùng trồng chè;
Trang 13- Nghiên cứu, phân tích đặc điểm địa lý phát sinh, các quá trình hình thành
và thoái hóa đất khu vực Bảo Lộc - Di Linh;
- Biên tập các bản đồ thành phần; xây dựng bản đồ thoái hóa đất và bản đồ thích hợp đất đai với cây chè khu vực nghiên cứu;
- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của cây chè làm cơ sở để đánh giá mức độ thích hợp đất đai đối với cây chè khu vực nghiên cứu;
- Đánh giá mức độ thích hợp đất đai về mặt tự nhiên của việc trồng chè;
- Đề xuất các định hướng, giải pháp cho việc phát triển bền vững đất trồng chè huyện Di Linh, Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ nghiên cứu được giới hạn trong vị trí địa lý và
ranh giới hành chính của thành phố Bảo Lộc, huyện Di Linh và huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, gọi tắt là Bảo Lộc - Di Linh
- Phạm vi khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề chính là: Địa lý
phát sinh và thoái hóa đất, đánh giá mức độ thích hợp đất đai về mặt tự nhiên đối
với cây chè
4 CƠ SỞ DỮ LIỆU
Cơ sở dữ liệu của đề tài bao gồm:
- Kế thừa và tham khảo tài liệu về nghiên cứu cây chè của các tác giả trong nước và nước ngoài; đặc biệt là các tài liệu của Chương trình Tây Nguyên I, II và III; các tài liệu về điều kiện tự nhiên: địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng… khu vực nghiên cứu;
- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch KT-XH năm 2011 và mục tiêu, nhiệm
vụ, biện pháp phát triển KT-XH năm 2012 huyện Di Linh, Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng;
- Báo cáo Kế hoạch Phát triển KT-XH 2011 – 2015 của Ngành Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn Lâm Đồng;
- Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010;
Trang 14- Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thị xã Bảo Lộc, huyện Di Linh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Trích mảnh bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1: 200.000 khu vực Bảo Lộc - Di Linh;
- Hệ thống bản đồ tỷ lệ 1:100.000 gồm: Bản đồ địa hình tỉnh Lâm Đồng ; Bản đồ địa mạo thổ nhưỡng tỉnh Lâm Đồng; Bản đồ đất tỉnh Lâm Đồng;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỷ lệ 1: 25.000 của huyện Di Linh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc
5 KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
a Kết quả dự kiến
- Làm rõ các đặc trưng phát sinh và thoái hóa đất khu vực nghiên cứu;
- Đánh giá mức độ thích hợp đất đai và phân vùng thích hợp đối với cây chè khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng;
- Đề xuất một số giải pháp phục vụ định hướng phát triển bền vững cây chè khu vực nghiên cứu
b Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần củng cố phương pháp luận trong nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất, đồng thời ứng dụng đánh giá thích hợp đất đai trong định hướng phát triển bền vững đất trồng chè
- Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn trợ giúp cho các nhà quản lý địa phương trong việc hoạch định không gian phát triển cây chè theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường
6 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Cấu trúc của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương chính:
- Chương 1: Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu phát sinh
và thoái hóa đất phục vụ phát triển bền vững đất trồng chè;
- Chương 2: Đặc điểm phát sinh và thoái hóa đất khu vực Bảo Lộc - Di Linh;
- Chương 3: Đánh giá thích hợp đất đai và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững đất trồng chè ở Bảo Lộc - Di Linh
Trang 15Chương 1 - CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT SINH VÀ THOÁI HÓA ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG ĐẤT TRỒNG CHÈ 1.1 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Vai trò và giá trị kinh tế của cây chè trên thế giới và Việt Nam
1.1.1.1 Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Ngày nay, cây chè được trồng rộng rãi trên thế giới từ 42o Bắc (Gruzia) đến
27o Nam (Achentina) với lịch sử có từ rất lâu đời, khoảng hơn 4.000 năm Cho đến nay, chè được sản xuất ở 58 quốc gia với quy mô khác nhau, phân bố khắp 5 châu lục Châu Á chiếm vị trí chủ đạo về diện tích trồng và sản lượng chè sau đó là Châu Phi, ít nhất là Châu Đại Đương Châu Á có 17 nước và Châu Phi có 15 nước trồng chè, trong đó có: Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Iran, Việt Nam, Nepal, Triều Tiên, Pakistan, Nhật Bản; Kenya, Malawi, Uganda, Tanzania, Ruanda, Nam Phi, Congo,… Còn lại số ít các quốc gia thuộc Châu Mỹ (Argentina, Brazil, Peru, Ecuado) và Châu Âu [24]
Quốc gia đầu tiên trên thế giới phát triển sản xuất chè là Trung Quốc, sau đó sản xuất chè được truyền bá sang Nhật Bản vào những năm 805 sau Công nguyên, vào Indonexia năm 1654, vào Ấn Độ năm 1780, vào Nga năm 1833, và những năm
1920 vào các nước thuộc Châu Phi như: Kenia, Malavi, Ghine…[24]
Số liệu thống kê ở bảng 1.1 cho thấy: Diện tích chè thế giới 50 năm qua tăng mạnh trong 30 năm từ 1959 – 1989 Giai đoạn 1969 – 1979, diện tích chè tăng mạnh nhất từ 22,1% đến 86,7% Trong khi đó, 20 năm trở lại đây, diện tích canh tác chè dần đi vào ổn định, mức tăng chậm hơn, khoảng 1,0% sau 10 năm
Trong 50 năm, năng suất chè thế giới chỉ giảm vào năm 1979 (giảm 22,7%
so với 10 năm trước đó) Các thập kỷ sau năng suất chè đều tăng từ 12,1% đến 27,0%, năng suất cao nhất vào năm 2009 đạt 12,99 tạ/ha Sản lượng chè thế giới tăng mạnh trong 5 thập kỷ qua và đạt 3.196.900 tấn năm 2009
Như vậy năng suất là vấn đề cốt lõi trong việc gia tăng sản lượng và thậm chí
cả chất lượng Trong những năm qua, diện tích chè tăng ít, việc tăng sản lượng là
Trang 16nhờ tăng năng suất Việc mở rộng diện tích đã không còn là một chỉ tiêu chủ yếu đối với các nước sản xuất chè Các nước sản xuất chè hiện quan tâm đến các biện pháp thâm canh, xây dựng hệ thống canh tác đồng bộ, hiện đại và tuyển chọn, lai tạo những dòng chè tốt, chất lượng cao
Bảng 1.1 Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới 50 năm qua
*: tốc độ tăng so với 10 năm trước Nguồn: FAO 2010
Sản xuất chè của thế giới tập trung ở một số quốc gia chính như: Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Kenya, Việt Nam, Nhật Bản Năm 2009, tổng sản lượng chè thế giới là 3.196.900 tấn, trong đó 97% sản lượng được sản xuất tại quốc gia đang phát triển (bảng 1.2)
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng ở một số quốc gia trồng chè chính
trên thế giới năm 2009
(ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Trang 17Ấn Độ có sản lượng chè lớn nhất 845.000 tấn Trung Quốc có diện tích chè lớn nhất thế giới nhưng sản lượng đứng thứ hai 821.000 tấn Kế đến là Sri Lanka, Kenya, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam Các nước cho năng suất chè cao nhất, trên 20 tạ/ha phải kể đến Kenya và Nhật Bản Trong khi chè được trồng tại khoảng
60 nước trên thế giới, thì trên 70% sản lượng được cung cấp bởi Trung Quốc, Ấn
Độ, Sri Lanka và Kenya; Trung Quốc và Ấn Độ chiếm trên 50% tổng sản lượng chè sản xuất toàn thế giới
1.1.1.2 Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
a Lịch sử phát triển cây chè ở Việt Nam
Thời kỳ phong kiến: Theo các tài liệu về nông nghiệp Việt Nam và Vân Đài
loại ngữ của Lê Quý Đôn năm 1773 (Bộ Bách Khoa tự điển đầu tiên của Việt Nam),
từ thời kì các vua Hùng dựng nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều thế hệ phát triển nông nghiệp đến ngày nay hình thành 2 vùng chè lớn Một là, vùng chè tươi của các hộ gia đình người Kinh ven châu thổ các con sông cung cấp chè tươi, chè
nụ,… Hai là, vùng chè rừng của đồng bào dân tộc (Dao, Mông, Tày…) ở miền núi phía Bắc cung cấp chè mạn, chè chi… Người dân lao động và trung lưu thành thị
uống chè tươi, chè nụ, chè chi, chè già; còn giới thượng lưu quý tộc thì uống chè
mạn, chè ô long, chè tàu [24]
Thời kỳ Pháp thuộc (1882-1945): Ngay sau khi chiếm đóng Đông Dương,
người Pháp đã phát triển chè, một sản phẩm quý hiếm của Viễn Đông thành mặt hàng xuất khẩu sang Châu Âu Những đồn điền chè đầu tiên được mở ra ở Tĩnh Cương (Phú Thọ) với 60 ha, Đức Phổ (Quảng Nam) với 230 ha, sau đó là các đồn điền chè ở Cao nguyên Trung Bộ Ba cơ sở nghiên cứu chè được thành lập đó là: Trạm nghiên cứu nông nghiệp Phú Thọ (1918), trạm nghiên cứu chè Pleiku – Gia
Lai (1927) và trạm nghiên cứu chè Bảo Lộc ở Lâm Đồng (1931) Đến năm 1938,
Việt Nam có trên 13.000 ha chè với sản lượng hơn 6.000 tấn chè khô, diện tích chè
chủ yếu ở vùng Bắc Bộ và Cao nguyên Trung Bộ
Sau tháng 8 năm 1945 thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam để lại hai vùng chè tập trung: Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc hàng năm sản xuất 6.000 tấn
Trang 18chè khô; chè đen xuất khẩu thị trường Tây Âu, chè xanh xuất khẩu thị trường Bắc Phi, tiêu thụ ổn định và được đánh giá cao về chất lượng, không thua kém chè Ấn
Độ, Srilanca và Trung Quốc [34]
Giai đoạn 1945 - 1954: Đây là thời kỳ suy thoái của ngành chè Việt Nam
Do ảnh hưởng của chiến tranh, các cơ sở nghiên cứu về chè ở miền Bắc (Phú Hộ), ở miền Nam (Bảo Lộc) đều bị phá hoại nặng nề, các vườn chè bị bỏ hoang, sản xuất chè đình trệ làm cho diện tích và sản lượng chè đều giảm sút [34]
Giai đoạn 1954 - 1990: Cây chè được đánh giá là cây có giá trị kinh tế cao,
có tầm quan trọng chiến lược trong phát triển kinh tế miền Bắc vì vậy nhiều nông trường Quốc doanh, hợp tác xã chuyên canh chè đã được thành lập Cơ sở nghiên cứu chè ở Phú Hộ, Lâm Đồng được khôi phục và phát triển Sản phẩm chế biến chè chủ yếu xuất khẩu sang Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ [24]
Từ năm 1990 đến nay: Vượt qua khó khăn do biến động tại thị trường Liên
Xô cũ và Đông Âu do hệ thống xã hội chủ nghĩa Liên Xô bị tan rã, Việt Nam nỗ lực đổi mới về sản xuất, quản lý ngành chè Đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong
10 quốc gia đứng đầu thế giới về diện tích, sản lượng chè, đứng thứ 8 về xuất khẩu chè Diễn biến về diện tích, sản lượng, kim ngạch xuất khẩu chè của nước ta nhưng năm gần đây được thống kê theo bảng 1.3
Bảng 1.3 Diễn biến diện tích, sản lượng sản xuất - chế biến chè của Việt Nam
Trang 19b Các vùng trồng chè chính ở Việt Nam
Với lịch sử hàng ngàn năm phát triển, Việt Nam tự hào là một trong những cái nôi phát triển cây chè Trong quá trình phát triển đó,Việt Nam đã hình thành các vùng chè theo vùng địa lý tự nhiên [24]
1 Vùng chè Tây Bắc
Vùng Tây Bắc có các loại đất thích hợp cho cây chè như: đất đỏ vàng, đất đỏ nâu, tầng đất dày, ít dốc (<25o) Chè trồng tập trung ở Sơn La (3 tiểu vùng Mộc Châu, Mai Sơn, Phù Yên), Lai Châu (2 tiểu vùng Phong Thổ, Tam Đường) Song
do điều kiện khí hậu có lượng mưa bình quân 1.500-2.000 mm/ năm, mùa khô từ tháng XI đến tháng III Thời gian khô hạn kéo dài và nhiệt độ xuống thấp làm cho sinh trưởng và năng suất chè thấp hơn các vùng khác [8]
2 Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn
Vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn có địa hình phức tạp, đại bộ phận là vùng núi thấp, độ cao 100 - 500 m Khí hậu vùng này ẩm ướt quanh năm, đặc biệt
có mưa phùn nửa cuối mùa đông (50 ngày/năm) rất có lợi cho sinh trưởng cây chè Mùa hè mưa lớn trên các sườn núi cao và trong thung lũng gây xói mòn mạnh điển hình là các vườn chè trên sườn núi Tây Côn Lĩnh
Các loại đất trồng chè chủ yếu là đất đồi và núi bao gồm các loại đất đỏ vàng, đất vàng phát triển trên sa thạch và phiến thạch Ở vùng này có chè đồi công nghiệp và chè rừng dân tộc Chè đồi công nghiệp như: Tân Trào (Tuyên Quang), Việt Lâm, Hùng An (Hà Giang), Trần Phú, Nghĩa Lộ (Yên Bái), Bảo Thắng, Mường Khương (Lào Cai) Chè rừng dân tộc Dao tập trung ở độ cao 300 - 600 m Đất trồng chè thường là đất dưới rừng già, nhiều mùn Chè được trồng ven suối, dưới tán cây lớn, đất dốc thoải [8]
3 Vùng chè Đông Bắc
Đất thuộc loại đất đỏ vàng, độ xốp trung bình, nghèo dinh dưỡng, dễ bị xói mòn do mưa lớn trên các sườn dốc Vùng này có chè rừng cổ thụ Mẫu Sơn ở Lạng Sơn Sản phẩm trà xanh là chủ yếu, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang Trung Quốc
Trang 20Do độ cao và nhiệt độ thấp, biên độ ngày đêm cao, nhiều sương mù nên trà có chất lượng cao hơn vùng Trung du Bắc Bộ
4 Vùng chè Trung du Bắc Bộ
Vùng này nằm tại ranh giới giữa miền núi và miền đồng bằng Bắc Bộ bao gồm các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình, Vĩnh Phú, Thái Nguyên và Hà Nội Đất vùng chè trung du Bắc Bộ chủ yếu là đất feralit phân bố ở địa hình đồi núi, chia cắt mạnh, có
5 loại chính: Đất phát triển trên phiến thạch sét; đất phát triển trên phiến thạch gnai
và mica; đất nâu đỏ trên phù sa cổ; đất vàng nhạt phát triển trên đá cát
Đây là vùng chè lớn miền Bắc, có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh chè lâu đời như Vân Lĩnh, Đoan Hùng, Sông Cầu, Văn Hưng, Phú Sơn Năng suất bình quân của vùng khoảng 3-4 tấn búp/ha, không đồng đều có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh [8]
5 Vùng chè Bắc Trung Bộ
Đây là vùng chè lâu đời nhất của Việt Nam gồm 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An,
Hà Tĩnh Hiện nay có khoảng 10 nhà máy chế biến chè xanh và chè đen cho xuất khẩu (Bãi Trành, Yên Mỹ, Hạnh Lâm, Bãi Phủ, Anh Sơn, )
6 Vùng chè duyên hải miền Trung
Đây là vùng chè quan trọng của người Việt Nam trước thời kỳ Pháp thuộc Phần lớn chè trồng dọc theo duyên hải Trung Bộ, trên sườn của dãy núi Trường Sơn thuộc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi Tuy nhiên, khí hậu của vùng không thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây chè, đất đai nghèo dinh dưỡng khiến năng suất và chất lượng chè thấp Chè được trồng quy mô nhỏ, phân bố rải rác, chế biến thủ công là chủ yếu
7 Vùng chè Tây Nguyên
Đây là vùng đất rộng trên dãy núi Trường Sơn với nhiều núi cao, cao nguyên rộng và bằng phẳng của 3 tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum Sự phân hoá không gian phức tạp đã hình thành các vùng vi khí hậu khác nhau: Kon Tum, Gia Lai, Bảo Lộc, Buôn Ma Thuột Chè được trồng chủ yếu ở Kom Tum, Gia Lai, Lâm Đồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là các loại đất phát triển trên đá
Trang 21bazan Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước với vùng chè tập trung ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Lâm Hà, Đà Lạt, Đức Trọng
Bảng 1.4 Diễn biến diện tích và sản lượng chè một số vùng trọng điểm
Các vùng
Năm
Trung du miền núi
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn búp tươi)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn búp tươi)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn búp tươi)
c Các giống chè chính ở Việt Nam
Giống chè nước ta đa dạng với 173 loại giống cho chất lượng và năng suất cao với hương vị đặc biệt được các thị trường thế giới ưa chuộng như: Shan, PH1, LDP1, LDP2, PT14… Một số giống chè nhập nội như: PT95, Bát tiên, Kim Tuyên, Ôlong, Thanh Tâm, Tứ quý xuân… bắt đầu được trồng ở diện rộng để thay thế dần các giống chè trung du có năng suất thấp và chất lượng sản phẩm không cao
Trang 22Trong cơ cấu giống chè nước ta năm 2009, chè Shan tổng số 31.700 ha chiếm 24% (Shan công nghiệp 16.600 ha), Shan vùng cao 7.100 ha, Shan đầu dòng 8.000 ha Chè lai tổng số 26.000 ha chiếm 20% (LDP1 15.00 ha, LDP2 11.000 ha) Diên tích còn lại là các giống chè mới như Kim Tuyên, Bát Tiên, Thúy Ngọc…
Bảng 1.5 Cơ cấu giống chè nước ta năm 2009
(ha)
Tỷ lệ
Diện tích điều tra 130.098
II Shan công nghiệp 16.600 13,0 Chè đen, chè xanh
K diễn biến từ 15,3 - 1.031 mg/1kg đất Hàm lượng này giảm dần từ Bắc xuống Nam Theo thống kê 63% đất chè Trung Quốc có hàm lượng Mg < 40 mg/1 kg đất, 69% đất chè có hàm lượng S< 80mg/1kg đất Với đất trồng chè ở Trung Quốc hiệu lực sử dụng N chỉ từ 30 -50% Việc bón phân cho đất trồng chè đạt hiệu quả rất kém
Trang 23vì có tới 90% lượng phân bón bị đất giữ chặt, do trong đất chứa phần lớn lượng Fe2+
và Al3+, khi bón lân vào đất tạo thành các dạng hợp chất khó tiêu [36]
Theo Sharma, V.S 1993, Ấn Độ là một trong những nước trồng và chế biến chè hàng đầu thế giới Diện tích đất trồng chè của Ấn Độ tính đến năm 1993 đạt khoảng 419.000 ha với hai vùng chè rộng lớn là Đông Bắc Ấn Độ và Nam Ấn Độ Đất chè ở khu vực phía Nam có chất lượng kém hơn vùng Đông Bắc Ấn Độ do đất thường bị thiếu kali Theo Sharma (1997) đất có hàm lượng kali dễ tiêu < 60 ppm là đất thiếu kali, từ 61-100 ppm là trung bình và > 100 ppm là cao Ngoài kali thì kẽm cũng là nguyên tố được quan tâm, đây là nguyên tố mà đất không đủ cung cấp cho cây chè [41]
Nghiên cứu thoái hóa đất trồng chè ở Rwanda của nhóm tác giả thuộc Viện Sinh thái và môi trường - Đại học Địa chất Trung Quốc chỉ ra rằng môi trường đất trồng chè ở Rwanda bị suy thoái là do việc sử dụng nhiều loại phân bón trong canh tác chè Họ đã sử dụng pH để làm chỉ thị cho thoái hóa Độ pH của mẫu đất được thu thập ở 3 địa điểm Nyamulindi, Maya và Mukono lần lượt là 5,2, 4,8 và 4,6 Đều
đó cho thấy đất xếp ở loại đất chua Nguyên nhân chính của vấn đề đất bị chua dần
là việc sử dụng các loại phân bón làm tăng hàm lượng ion H+ trong đất [39]
Chè là một loại cây xuất khẩu quan trọng đối với nền kinh tế của Sri Lanka,
là nguồn ngoại tệ lớn đem lại thu nhập cho người sản xuất Chè được tưới nhờ nước trời với diện tích lên đến 195.000 ha Vì vậy, các nghiên cứu về đất trồng chè, chủ yếu là xói mòn đất ở một quốc gia trồng chè chính của thế giới này được đặc biệt quan tâm [38], [39]
Như vậy, đất trồng chè của một số nước trên thế giới có diện tích chè tập trung và rộng lớn rất đa dạng và phong phú Chất lượng đất cùng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong mỗi loại đất của từng khu vực có địa hình, khí hậu, đá mẹ khác nhau là rất khác nhau Do đó các nghiên cứu trên đất trồng chè như: đặc tính lý hóa, chế độ phân bón, xói mòn trên đất chè hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện đất đai cụ thể ở mỗi quốc gia
Trang 241.1.2.2 Ở Việt Nam
Một số các công trình nghiên cứu đi sâu vào phân tích tính chất vật lý, hóa học của đất trồng chè từ đó đưa ra các biện pháp cải tạo, bón phân cho đất nhằm nâng cao chất lượng búp chè Trong đó miền Bắc vốn là vùng chè lớn của nước ta với các tỉnh có truyền thống sản xuất chế biến chè có tiếng như: Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ… Vì vậy có rất nhiều các nghiên cứu về đất trồng chè tập trung ở khu vực này Đáng chú ý là công trình của các nhà môi trường, nhà thổ nhưỡng như:
“Một số tính chất lý học của đất Feralit vàng đỏ phát triển trên phiến thạch sét được trồng chè ở Vĩnh Phú và Bắc Thái” (1986) của Lê Văn Khoa, “Đất trồng chè theo những phương thức canh tác khác nhau ở Vĩnh Phú” (1988) của Lê Văn Khoa, Phạm Cảnh Thanh
Các công trình nghiên cứu có giá trị của tác giả Nguyễn Nhật Tân: “Đặc điểm một số tính chất vật lý của đất trồng chè ở một số vùng miền Bắc Việt Nam” (1991), “Các yếu tố hóa tính của đất trong phân hạng đất chè” (1991)
Trong “Một số vấn đề về quản lý đất phân cho cây chè”, nhà nghiên cứu đầu
ngành về cây chè Việt Nam GS Đỗ Ngọc Quỹ đưa ra những nhận định rất thực tế Dựa trên các kết quả thí nghiệm bón phân trại chè Phú Hộ - Vĩnh Phú giai đọan 1963-1972 và một số hợp tác xã ở Phú Thọ, tác giả đã kết luận: “Trồng chè theo phương thức nông lâm kết hợp và tạo tán chè đạt độ che phủ đất dốc an toàn là biện pháp tốt chống nguy cơ thoái hóa đất chè”, các phương án bón phân cân đối cho cây chè và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho đất trồng chè [25]
“Ảnh hưởng của phân khoáng N-P-K đến năng suất, chất lượng chè và một
số tính chất nông hóa ở đất Phú Hộ, tỉnh Vĩnh Phú” (1996), tác giả Đỗ Ngọc Quỹ
đã kiểm chứng công thức và hiệu lực của từng loại phân khoáng N-P-K bón riêng rẽ
và bón phối hợp trên đất feralit vàng phát triển trên phiến thạch gnai đối với năng suất, chất lượng chè Phú Hộ Đồng thời cũng kết luận đất đồi núi mới trồng chè ở khu vực này có tầng mịn dày, cấu tượng tốt, lớp đất mặt đã bị gột rửa, tỷ lệ mùn thấp song lớp mùn tương đối sâu, đất chua và nghèo các nguyên tố kiềm, hàm lượng đạm, lân, kali đều thấp [26]
Trang 25Bên cạnh đó, đánh giá đất trồng chè được triển khai trong rất nhiều các công trình nghiên cứu, các đề tài, luận án tuy nhiên có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về đất trồng chè Trong các nghiên cứu này, cây chè được coi là một trong những loại hình
sử dụng đất và đánh giá đất trồng chè được gộp chung trong nhóm các cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, hồ tiêu…
Tác giả Đàm Xuân Vận, Lê Quốc Doanh (2009) với “Đánh giá tiềm năng tự nhiên đất trồng chè huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” đã nghiên cứu đặc điểm đất
có khả năng trồng chè của khu vực Đồng Hỷ và đánh giá mức độ thích hợp cho đất trồng chè với từng đơn vị đất đai Với đặc thù là một huyện miền núi, đề tài lựa chọn 8 chỉ tiêu phần cấp: loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, pHKCl, mùn, lân tổng số để đưa ra kết quả các diện tích đất đai rất thích hợp, thích hợp, ít thích hợp với cây chè Đối chiếu với tình hình sử dụng đất hiện tại của khu vực nghiên cứu cho thấy diện tích đất trồng chè chưa được sử dụng hết, tiềm năng đất đai vốn
có của Đồng Hỷ chưa được khai thác triệt để [33]
“Nghiên cứu một số tính chất hóa học của các loại đất trồng chè tỉnh Thái Nguyên” do nhóm tác giả Phan Thị Thanh Huyền, Đỗ Nguyên Hải (2012) thực hiện
nhằm đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, hạn chế sự suy thoái đất
là rất cần thiết đối với Thái Nguyên, một trong những tỉnh có diện tích chè lớn nhất toàn quốc (chỉ sau tỉnh Lâm Đồng) [7]
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về đất khu vực Bảo Lộc - Di Linh
Khu vực nghiên cứu được coi là trung tâm phía Nam của Lâm Đồng, trong
đó Bảo Lộc là một trong hai trọng tâm phát triển KT-XH của tỉnh với thế mạnh là vùng trồng và chế biến cây công nghiệp lâu năm Vì vậy, bắt đầu từ năm 2005, nghiên cứu điều kiện tự nhiên nói chung và tài nguyên đất nói riêng giành được nhiều sự quan tâm nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương Một số nghiên cứu về đất ở cấp huyện, thị xã của Bảo Lộc - Di Linh:
- Kết quả điều tra, đánh giá đất đai huyện Bảo Lâm năm 2004, huyện Di Linh năm 2005 và thị xã Bảo Lộc năm 2008
Trang 26- Kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/50.000, chu
kỳ 5 năm một lần
Trong đó, diện tích và đặc điểm các loại đất chỉ được mô tả một cách khái quát, đánh giá đất cho một loạt các loại hình sử dụng đất như: lúa, cà phê, chè, điều trong khi các số liệu, tình hình KT-XH được phản ánh khá đầy đủ và chi tiết Hầu như chưa có một công trình nào đề cập đến vấn đề thoái hóa đất của địa phương, đặc biệt là đi sâu về đất trồng chè Vì vậy, để có một góc nhìn khoa học, tổng quan và sâu sắc góp phần vào công tác quy hoạch và định hướng phát triển của địa phương thì cần nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học
và chuyên gia cho khu vực
1.2 Cơ sở khoa học nghiên cứu phát sinh, thoái hóa đất
1.2.1 Lịch sử nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất
“Đất (soil) là lớp mỏng trên cùng của bề mặt lớp vỏ Trái Đất (từ hàng chục centimet đến 1,5 – 2 mét) phần lớn được phủ bởi một kiểu thảm thực vật và có thuộc tính về độ phì tự nhiên được hình thành bởi sự phát triển trong quá trình thành tạo
từ lớp vỏ phong hóa dưới sự tác động đồng bộ và tổng hợp của không khí (khí quyển và khí trong vỏ phong hóa), khí hậu (Đại, Trung và Tiểu khí hậu), nước (nước mặt, nước ngầm và độ ẩm đất) và sinh vật Ngoài việc tạo thành từ các nguồn vật chất: rắn, lỏng và khí, thành phần sinh học giữ một vai trò quan trọng đối với thuộc tính hữu cơ và độ phì của đất.” (A Ph Triosnhicôp, 1988 Bách khoa toàn
Trang 27Cơ sở khoa học và phương pháp cơ bản để nghiên cứu đất xuất phát từ nước Nga Nhiều nhà thổ nhưỡng đã những đóng góp quý báu vào việc xây dựng nền móng của khoa học thổ nhưỡng Đầu tiên, Lômônôxôv đã nêu ra nhận định đúng đắn về sự phát triển của đất theo thời gian do tác động của thực vật vào đá mẹ
Tuy nhiên, nền tảng khoa học của nghiên cứu đất được thực sự thiết lập bởi các công trình cổ điển của một nhà Địa lý học người Nga, đó là V.V Docutraev (1879) Ông là người đầu tiên nghiên cứu về đất trong mối quan hệ với những quy luật phát sinh và hình thành đất Quan điểm đó của Docutraev là luận điểm cơ bản
cho khái niệm phát sinh của đất, ông và các cộng sự cho rằng: “Đất là một thể của
tự nhiên có lịch sử riêng biệt và độc lập, được hình thành dưới tác động tương hỗ của các nhân tố như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, chất hữu cơ động thực vật, con người và thời gian”
Đây có thể coi là định nghĩa đầu tiên phản ánh xác thực nguồn gốc hình thành đất, và nó đã được phát triển thành học thuyết phát sinh học đất trong suốt thế
kỷ XX với các quy luật địa đới và phi địa đới Từ định nghĩa này, nên hiểu rằng đất được hình thành từ đá do sự biến đổi của nó theo thời gian, dưới tác động của sinh vật trong những điều kiện khác nhau của địa hình và khí hậu
Định nghĩa đầy đủ về đất có thể biểu thị ở dạng hàm toán học, chỉ ra tính phụ thuộc hàm số của đất và các nhân tố hình thành đất theo thời gian như sau:
Đ = f [(Đa,Đh) (Kh,Tv) (Sv,Cn)]t
Trong đó:
Đ: Độ phì của đất trồng (độ phì hữu hiệu);
Đa: Nhóm đá mẹ mẫu chất (bao gồm cả vỏ phong hóa) hình thành đất;
Đh: Địa hình hay nhóm địa mạo thổ nhưỡng hoặc kiểu hình thái địa hình với vai trò chi phối phân hóa năng lượng vật chất trong hình thành đất;
Kh: Các yếu tố sinh khí hậu hay khí hậu thổ nhưỡng ;
Tv: Thủy văn với vai trò của nước mặt, nước ngầm và nước trong đất;
Sv: Sinh vật trong đó có vai trò của động thực vật, vi sinh vât trên mặt đất và trong đất;
Trang 28Cn: Con người vừa có thể tác động làm thay đổi độ phì tự nhiên của đất, vừa tác động đến các yếu tố hình thành đất;
t: Thời gian được xét trong mối giao thoa của đại tuần hoàn vật chất và tiểu tuần hoàn sinh học tạo ra tuổi của đất
Bên cạnh đó, bản thân đất là một thể tổng hợp của tự nhiên, không nằm ngoài các quy luật của tự nhiên theo tiến trình thời gian đất cũng có quá trình phát sinh, quá trình phát triển và quá trình già hóa, thoái hóa mà nguyên nhân có thể do
tự nhiên hoặc do con người
Đến nay, nghiên cứu thổ nhưỡng đã trở thành ngành khoa học thực thụ với rất nhiều trường phái Lịch sử phân loại đất của các nước trên thế giới có những quan điểm và hệ thống phân loại khác nhau Trong đó có 3 khuynh hướng chính:
- Phân loại đất theo phát sinh của Docutraev (trường phái Liên Xô cũ bao gồm Nga và các nước Đông Âu): Mỗi một đơn vị đất ở một cấp nào đó được phân
loại đều biểu hiện sự khác nhau theo 3 nhóm chỉ tiêu là yếu tố phát sinh - quá trình phát sinh - tính chất của đất
- Phân loại đất theo Soil Taxonomy (trường phái Bắc Mỹ): Đây là quan điểm
định lượng tính chất và chuẩn đoán định lượng tầng phát sinh Các tầng phát sinh được định lượng theo những chỉ tiêu hình thái và tính chất đất bằng những phương
pháp xác định khác nhau
- Phân loại đất theo FAO - UNESCO: Là hệ thống phân loại mang tính quốc
tế trên cơ sở tiêu chuẩn kết hợp định lượng Soil Taxonomy và các trường phái khác
Ngoài 3 trường phái trên còn phải kể đến trường phái thổ nhưỡng Pháp (thiên về địa mạo - thổ nhưỡng), trường phái thổ nhưỡng Đức, phân loại đất theo vị thế gắn với thực vật (phương pháp lập địa),…
Tiếp theo, các công trình nghiên cứu thổ nhưỡng đã bắt đầu đi vào những nghiên cứu theo chiều sâu theo các hướng như: hóa học đất, vật lý học đất, nông hóa thổ nhưỡng, vi sinh học đất… Bên cạnh việc phân tích các quá trình hình thành, mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với thổ nhưỡng, khoa học đất ngày càng phát triển hơn với các nghiên cứu từ định tính, bán định lượng đến định lượng Con
Trang 29người cũng bắt đầu nhận thấy rằng ngoài quá trình phát sinh - phát triển, đất còn có dấu hiệu già cỗi, nghèo kiệt - hay còn gọi là thoái hóa Điều đó giải thích cho việc vì sao năng suất cây trồng ngày càng suy giảm trên một vùng đất, hoặc sự xuất hiện những vùng đất không thể canh tác như trước đây hay những vùng đất bị sa mạc hóa… Từ những nhận thức ban đầu, sau đó là ý thức về việc phát hiện ra các vùng đất bị thoái hóa, các dạng thoái hóa đất và dấu hiệu nhận biết của nó… Trên cơ sở
đó, những nghiên cứu sơ lược về đánh giá thoái hóa đất được triển khai để đưa ra các cảnh báo về vấn đề sử dụng đất, hướng đến cải tạo, bảo vệ đất Như vậy, nghiên cứu thoái hóa đất dần được mở ra như một nhánh nghiên cứu trong khoa học đất
Theo Oldeman - Ed (1988) đã định nghĩa: “Thoái hoá đất là quá trình làm giảm khả năng ở hiện tại hay trong tương lai của đất trong sản xuất hàng hoá hay cung cấp các dịch vụ” Thoái hoá đất có thể được hiểu như là mức độ thay đổi theo
chiều hướng xấu đi của chất lượng đất, kết quả là làm giảm khả năng sản xuất của đất do nguyên nhân chính là sự can thiệp của con người (UNEP, 1992)
Đến năm 2002, FAO đã đưa ra khái niệm thoái hóa đất như sau: “Thoái hóa đất là sự suy giảm tạm thời hoặc vĩnh viễn khả năng sản xuất của đất”
Trước thực trạng thoái hóa đất diễn ra ngày càng phổ biến và có xu hướng trầm trọng hơn, năm 1979, lần đầu tiên, một hội thảo quốc tế về đánh giá thoái hóa đất được được tổ chức tại thành phố Rome (Italia) bởi các tổ chức lớn là FAO và UNEP Các nhà nghiên cứu đã đưa ra phương pháp sơ bộ để đánh giá thoái hóa đất dựa trên việc thu thập các nguồn dữ liệu, đặc trưng của các yếu tố có ảnh hưởng tới thoái hóa đất Từ đó cho phép việc xây dựng bản đồ thoái hóa đất tiềm năng khu vực Bắc Phi và Trung Cận Đông ở tỷ lệ 1: 5.000.000
Vấn đề thoái hóa đất - thực trạng, thiệt hại và rủi ro của nó tới sản xuất nông lâm nghiệp cũng như đời sống của người dân cũng được đề cập đến trong hội nghị của Hội khoa học đất thế giới (ISSS) về chất lượng môi trường và bảo vệ tài nguyên đất ở New Dehli (Ấn Độ) năm 1982
Giai đoạn 1987-1990, dự án đánh giá thoái hóa đất toàn cầu được Liên hợp quốc (UNEP) và ISRIC triển khai với nội dung chính là: Xây dựng bản đồ thực
Trang 30trạng thoái hóa đất thế giới ở tỷ lệ 1: 10.000.000; đánh giá chi tiết thực trạng thoái hóa đất và các hậu quả, rủi ro cho các khu vực nghiên cứu ở Mỹ la tinh, đồng thời xây dựng bản đồ thoái hóa vùng Mỹ la tinh tỷ lệ 1: 1.000.000
Hậu quả của thoái hóa đất, suy giảm độ phì nhiêu của đất là sa mạc hóa Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc đã được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro, Brazil vào năm 1992 Việt Nam tham gia Công ước này năm 1998
Ngoài những nghiên cứu mang tính chất quy mô toàn cầu, thoái hóa đất còn được nghiên cứu chi tiết cho các khu vực và vùng lãnh thổ Phương pháp nghiên cứu, thành lập bản đồ dần đi vào hoàn thiện Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu, thoái hóa đất được đánh giá theo những khía cạnh sau: Dạng thoái hóa, tính chất mức độ thoái hóa và tác động của thoái hóa đến chức năng của đất
Lịch sử nghiên cứu đất ở Việt Nam gắn liền với phát triển nông nghiệp Những nghiên cứu đầu tiên về tài nguyên đất đã được trình bày trong các văn bản quốc gia từ thế kỷ XV như: Dư địa chí của Nguyễn Trãi và tác phẩm của Lê Quý Đôn, Lê Tắc, Nguyễn Nghiễm… [17]
Đến đầu thế kỷ XIX, công tác nghiên cứu đất đã được người Pháp quan tâm nhằm phục vụ công cuộc khai thác tài nguyên tại các nước thuộc địa Một số nghiên cứu về đất trên toàn lãnh thổ Đông Dương, trong đó tập trung vào các vùng đất mới nhằm thiết lập các đồn điền sản xuất nông nghiệp được thực hiện Sau đó, những nghiên cứu đất từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đã được tiến hành khá bài bản, có cơ sở khoa học và mục tiêu thực tiễn phần lớn do các nhà thổ nhưỡng người Pháp thực hiện Tuy nhiên, do mục đích khai thác nhanh thuộc địa nên các công trình còn một số hạn chế nhất định trong nghiên cứu phát sinh,
phân loại, đánh giá đất là chưa có hệ thống Có thể kể đến các công trình: “Đất đỏ
và đất đen phát triển trên đá mẹ bazan ở Đông Dương” - Jve Henry (1930);
“Nghiên cứu các loại đá ong chính ở Đông Dương” - E M Castagnol, Phạm Gia
Tu (1940); “Những đặc tính cơ bản của đất Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ”, “Bản đồ đất đồng bằng sông Hồng” - E M Castagnol (1934) [17]
Trang 31Giai đoạn này trở về trước, hầu như chưa có một công trình chính thức nghiên cứu thoái hóa đất nào được đề cập, chủ yếu vẫn là kinh nghiệm giữ đất truyền thống của người dân như: ruộng bậc thang, trồng cây phòng hộ
Giai đoạn 1958 – 1975, ở miền Bắc Việt Nam công tác nghiên cứu đất được tiến hành với quy mô lớn trên toàn quốc, tập trung vào các vấn đề về phân loại đất
và xây dựng bản đồ đất quy mô vùng Giai đoạn này ở miền Bắc Việt Nam có các công trình nghiên cứu đất của chuyên gia thổ nhưỡng Nga V.M.Fridland và các nhà thổ nhưỡng Việt Nam như Lê Duy Thước, Trần Khải, Cao Liêm, Tôn Thất Chiểu,Vũ Cao Thái,… Tất cả các công trình đều theo trường phái phát sinh của Docutraev Ở Miền Nam Việt Nam có các công trình nghiên cứu của Thái Công Tụng, Châu Văn Hạnh theo trường phái Soil Taxonomy của Mỹ [20]
Bước đầu có các nghiên cứu tập trung vào xói mòn và các biện pháp chống xói mòn đất Đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu định tính, mô tả về xói mòn đất khu vực Tây Bắc của Tôn Gia Huyên, Chu Đinh Hoàng, Bùi Ngạnh… (1963) Ngoài ra, còn có hệ thống sách chuyên khảo được viết và dịch ra tiếng Việt
như: “Bảo vệ đất khỏi xói mòn ở trung du và miền núi” của Xôbôlep (1962)… Số
lượng các công trình nghiên cứu thời kỳ này tăng đáng kể so với giai đoạn trước đã giải quyết hàng loạt vấn đề nghiên cứu xói mòn đất, tuy nhiên tính định lượng còn hạn chế [20]
Sau năm 1975, cùng với việc hoàn thành bảng phân loại và bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1: 1.000.000, công tác điều tra phân loại, xây dựng bản đồ đất được phát triển mạnh phục vụ quy hoạch phát triển chung và khai thác các vùng kinh tế Các nhà nghiên cứu đã dần tiếp cận và áp dụng hệ thống phân loại đất theo FAO - UNESCO Hiện nay ở Việt Nam, các nhà khoa học đồng thời sử dụng hai hệ thống phân loại đất là phân loại theo FAO - UNESCO và phân loại đất theo phát sinh [17]
Đồng thời, từ giai đoạn 1975 đến nay công tác nghiên cứu đánh giá thoái hóa đất thực sự được tiến hành một cách hệ thống và có những bước phát triển nhất định, bắt đầu từ việc nhiều công trình nghiên cứu phát sinh và thoái hóa đất phục vụ thực tiễn sản xuất được công bố Năm 1982, tác giả Tôn Gia Huyên đã tiến hành
Trang 32nghiên cứu sâu hơn về thoái hóa đất do xói mòn và các biện pháp chống xói mòn đất do mưa trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm ở Tây Bắc [20] Nghiên cứu định lượng xói mòn đất được cụ thể hóa bằng việc xây dựng các trạm quan trắc xói mòn đất như: trạm nghiên cứu xói mòn đất Tây Nguyên ở Pleiku, Gia Lai (1976-1981) của giáo sư Nguyễn Quang Mỹ, trạm nghiên cứu xói mòn đất Trung du (1981-1987)
Trong báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2005 cho rằng: “Đất bị thoái hóa là đất có độ phì nhiêu kém đi và mất cân bằng dinh dưỡng do bị rửa trôi, xói mòn, suy thoái hóa học (mặn hóa, phèn hóa), mất chất dinh dưỡng, mùn và các chất hữu cơ, đất bị chua, xuất hiện nhiều độc tố hại cây trồng, úng ngập, thoái hóa hữu
cơ, đất bị trượt lở, hoang mạc hóa” Nghiêm trọng hơn cả là tình trạng rửa trôi, xói
mòn, thoái hóa hóa học và vật lý đất, khô hạn và sa mạc hóa, phèn hóa, mặn hóa, ngập úng, ô nhiễm đất do phát triển đô thị và công nghiệp
Từ những định nghĩa và khái niệm ở trên, tất cả đều nói đến sự suy giảm năng xuất của đất, giảm độ che phủ của thực vật, giảm chất lượng và trữ lượng nguồn nước, suy thoái đất và ô nhiễm không khí Thoái hoá có thể là một mặt của quá trình phát triển, tiến hoá đặc biệt trong quá trình chuyển hóa mục đích sử dụng đất dẫn tới làm giảm tiềm năng của các nguồn tài nguyên Trên thực tế những nguyên nhân thoái hoá đất rất đa dạng và phức tạp, gắn liền với các điều kiện phát sinh đất, có nơi thoái hoá thể hiện như một dạng thiên tai (thoái hoá tự nhiên) và có nơi chủ yếu do con người tác động vào (thoái hoá nhân tác) [10]
Trang 33Tuy nhiên, phải đến giai đoạn 1984 - 1988 trong Chương trình “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển KT-XH Tây Nguyên” (Chương
trình Tây Nguyên 2) những nghiên cứu đầu tiên về thoái hóa đất trên quan điểm tiếp cận địa lý tổng hợp mới được tác giả Nguyễn Đình Kỳ và các cộng sự tiến hành một cách chi tiết và đầy đủ Những kết quả khảo sát các yếu tố thoái hoá và các dấu hiệu thoái hoá đã xác nhận đất bazan thoái hoá là một thực tế phổ biến trên Tây Nguyên Trên cơ sở phân tích các yếu tố tiền đề gây thoái hóa và đặc điểm dấu hiệu thoái hóa đất bazan hiện tại tác giả đã xây dựng bản đồ thoái hóa tiềm năng và bản
đồ thoái hóa hiện tại đất bazan Tây Nguyên tỷ lệ 1: 250.000 Từ đó đánh giá và phân cấp thực trạng thoái hóa đất bazan ở Tây Nguyên, bước đầu đề xuất các giải pháp tổng hợp sử dụng hợp lý và cải tạo đất bazan thoái hóa
Ngoài ra, những nghiên cứu về bazan Tây Nguyên gắn liền với tác giả Nguyễn Đình Kỳ đã khẳng định sự khác biệt của thoái hóa đất nhiệt đới như công
trình “Đặc trưng địa lý phát sinh và thoái hóa đất trên các cao nguyên bazan nhiệt đới – lấy ví dụ Tây Nguyên Việt Nam” (1990), “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng thể nhằm sử dụng hợp lý và bảo vệ các loại đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá bazan Tây Nguyên” (2005) [9]
Năm 1998, Nguyễn Đình Kỳ và các cộng sự đã một lần nữa chứng minh các
luận điểm về thoái hóa trong “Quan hệ giữa Địa lý phát sinh và thoái hoá đất (lấy
ví dụ ở vùng Đông Bắc Việt Nam)”, “Địa lý phát sinh lớp vỏ thổ nhưỡng Việt Nam”, “Quan hệ địa lý phát sinh và thoái hóa đất” và “Một số đặc điểm thoái hoá đất ở Việt Nam” [10], [11]
Theo Nguyễn Đình Kỳ (1990) thoái hoá tiềm năng là khả năng suy giảm độ
phì tự nhiên của đất do các quá trình tự nhiên gắn với qui luật địa đới và phi địa đới gây ra như quá trình laterit hóa, trượt lở đất do lũ quét hay mặn hóa, phèn hóa Nó
có thể là tác động nguy hiểm với môi trường đất như lũ lụt, hạn hán, nứt đất… Thoái hoá tiềm năng có thể coi là thế năng hay mức độ bền vững của độ phì tự nhiên phát sinh đất chống chịu các tác động của quá trình tự nhiên làm suy giảm độ phì Thoái hoá tiềm năng được tổng hợp từ các yếu tố bất lợi với độ phì đất như: độ
Trang 34dốc, chiều dài sườn, mẫu chất thành tạo đất, yếu tố khí hậu thổ nhưỡng (đặc tính mưa mùa tập trung hay đặc tính khô hạn kéo dài) chi phối các quá trình thoái hóa tự nhiên của đất đai [12]
Quá trình thoái hóa đất tiềm năng (thoái hóa tự nhiên) diễn ra trong giai đoạn phát triển của đất ngay cả khi chưa có sự tác động của con người Quá trình này thể hiện như một giai đoạn biến đổi trong đại tuần hoàn địa chất Tương ứng với quá trình này trong nội lực phát triển đất là sự già hóa và ngoại lực là các hiện tượng thiên tai gây thoái hóa đất [12]
Thoái hoá nhân tác (thoái hoá hiện tại) là mức độ suy thoái độ phì hiện tại
của phẫu diện đất so với độ phì tự nhiên do quá trình khai thác, sử dụng của con người Thoái hoá hiện tại thể hiện ở một tập hợp dấu hiệu hay một dấu hiệu như: Phẫu diện bị xáo trộn, xói mòn mất tầng A hay B, độ đá lẫn, đá lộ đầu tăng, cấu trúc đất bị phá vỡ, xuất hiện mặt chắn địa hoá, hàm lượng mùn suy giảm, các chất dinh dưỡng cũng giảm xuống qua giới hạn nghèo hoặc môi trường đất bị ô nhiễm Tổng quát có thể xác định theo tính chất thoái hóa vật lý hay hóa học đất [12]
Nếu như từ trước đến nay, đất Việt Nam được nghiên cứu theo các hướng chính như: nông hóa thổ nhưỡng, môi trường đất, đánh giá phân hạng đất thì hiện nay nghiên cứu thoái hóa đất đã và đang trở thành một trường phái nghiên cứu được nhiều nhà Địa lý chú trọng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước nguy
cơ hoang mạc hóa rất lớn mà thoái hóa đất là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng trên Cùng với sự trợ giúp hiệu quả của công nghệ viễn thám, các phần mềm xử lý, hiển thị, tính toán như: GIS, Mapinfo, các kết quả nghiên cứu thoái hóa đất đã đạt được những thành tựu đáng kể Cụ thể hơn, các công trình thời
kỳ này đã đi vào nghiên cứu theo chiều sâu với những vùng lãnh thổ đặc thù, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững và cảnh báo hoang mạc hóa Có thể kể đến các công trình nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu thoái hóa đất đồi núi Việt Nam và các biện pháp nhằm phục
hồi lại độ phì của đất trong: “Nguy cơ thoái hóa và những ưu tiên nghiên cứu đất đồi núi nước ta”(1992) hay “Đất đồi núi Việt Nam - Thoái hóa và phục hồi” (1999)
Trang 35của tác giả Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên Công trình: “Nghiên cứu thử nghiệm chất giữ ẩm AMS1 để trồng cây lương thực ở vùng núi đất khô hạn Hoàng Su Phì”
(2003) của tác giả Nguyễn Đình Kỳ, Nguyễn Mạnh Hà [13]
- Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất theo lưu vực sông hướng đến
sử dụng, quản lý theo lưu vực và phòng tránh giảm nhẹ thiên tai trong: “Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các giải pháp phòng tránh lũ lụt lưu vực sông Ba” (2003),
“Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất nhằm đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường lưu vực sông Lô, sông Chảy” (2004) [14]
- Nghiên cứu quan hệ giữa phát sinh và thoái hóa đất, đánh giá mức độ thoái hóa theo các dấu hiệu nhận biết thoái hóa, chỉ thị sinh học, kết quả phân tích đặc
tính lý hóa của đất cho các vùng miền “Đặc trưng phát sinh và thoái hóa đất vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam” (1997), “Nghiên cứu đánh giá và dự báo thoái hóa đất vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam phục vụ quy hoạch bền vững” (2007) [16]
- Nghiên cứu các yếu tố, nguyên nhân, quá trình phát sinh và thoái hóa đất, nhận định các dạng thoái hóa đất nhằm phục vụ đề xuất các giải pháp sử dụng hợp
lý tài nguyên đất cấp địa phương, tiêu biểu là: “Điều tra nghiên cứu các yếu tố phát sinh và thoái hoá đất Vĩnh Phúc và phân tích đánh giá các chỉ tiêu hoá lý đất theo diễn thế sinh học từ đất rừng - đất cây bụi - đất cỏ trơ sỏi đá” (2004), “Nghiên cứu đánh giá thoái hoá đất tỉnh Quảng Trị phục vụ quy hoạch phát triển bền vững, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai” (2006) [13], [15]
- Nghiên cứu thoái hóa đất trong mối quan hệ với hoang mạc hóa và biến đổi
khí hậu: “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và hoang mạc hóa đến môi trường và xã hội ở khu vực Nam Trung Bộ (nghiên cứu thí điểm cho tỉnh Bình Thuận)” (2011)
Trên nền tảng cơ sở lý luận đã được chứng minh và công nhận trong thực tiễn, trong giai đoạn tới, thoái hóa đất và những vấn đề liên quan vẫn là hướng nghiên cứu được nhiều thê hệ nhà khoa học trẻ theo đuổi Điều đó được thể hiện
qua các luận án tiến sĩ, các đề tài quy mô lớn như: “Nghiên cứu thoái hóa đất lưu vực sông Chảy nhằm khai thác hợp lý tài nguyên và môi trường nước”, “Nghiên
Trang 36cứu tổng hợp thoái hóa đất, hoang mạc hóa ở Tây Nguyên và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững”(2011-2015)
1.2.2 Khái quát các quan điểm nghiên cứu
1.2.2.1 Quan điểm phát sinh học đất
Học thuyết phát sinh đất V.V Docutraev đưa ra năm 1883 đã được các nhà khoa học đất Nga và nhiều nước trên thế giới tiếp thu và hoàn thiện Sự tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên và nhân tác như đá mẹ, địa hình, khí hậu, thủy văn, động thực vật và con người sẽ quyết định các quá trình hình thành các loại đất chính Mỗi vùng địa lý tự nhiên sẽ có quá trình hình thành đất khác nhau trên cơ sở của sự tác động tương hỗ giữa các nhân tố hình thành đất có tính đặc trưng riêng Phẫu diện đất thông qua dấu hiệu hình thái là tấm gương phản ánh hoạt động của các quá trình hình thành đất
Vì vậy, việc nghiên cứu lớp vỏ thổ nhưỡng theo quan điểm nguồn gốc phát sinh phải được tiến hành nghiên cứu đồng bộ các nhân tố hình thành, phân tích sâu sắc tác động của từng yếu tố và tác động tổng hợp, tương hỗ giữa các yếu tố với sự hình thành đất nói chung, đối với tính chất và thành phần mỗi loại đất nói riêng Bên canh đó cần kết hợp với các quá trình hình thành đất đặc trưng, đặc điểm hình thái học và đặc tính lý hóa học của đất làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống phân loại đất và thành lập bản đồ đất và bản đồ thoái hóa đất phù hợp với đặc điểm của từng không gian lãnh thổ
1.2.2.2 Quan điểm hệ thống và tổng hợp
Các nhà cảnh quan học quan niệm hệ thống như một địa hệ - hệ thống của
các yếu tố tự nhiên, là “tập hợp bất kỳ các thành phần tác động tương hỗ” (A.Đ
Armand, 1971) và có tính thứ bậc Do đó, mọi hoạt động của hệ thống phải luôn thể hiện ở trạng thái cân bằng và phải được điều chỉnh kịp thời khi chịu tác động, đó là tiêu chuẩn của phát triển bền vững
Khi nghiên cứu đặc điểm phát sinh đất cần phải xem xét đất trong một hệ thống tổng hợp có cấu trúc và chức năng trong mối tác động tương hỗ giữa các nhân
tố hình thành đất Đồng thời, bản thân đất là một hệ thống sinh thái hoàn chỉnh Để
Trang 37nhận thức đúng đắn bản chất của thoái hóa đất, hướng tới dự báo, kiểm soát quá trình thoái hóa cần thiết phải nghiên cứu trên quan điểm địa lý tổng hợp Đó là việc nghiên cứu đặc điểm thoái hóa đất hiện tại trên nền thoái hóa tiềm năng
1.2.2.3 Quan điểm lịch sử
Lớp phủ thổ nhưỡng hình thành trên bề mặt trái đất do sự tương tác giữa đại tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh học theo thời gian Yếu tố thời gian, lịch
sử chi phối mạnh mẽ tính chất của đất
Theo quan điểm lịch sử, khi nghiên cứu và đánh giá tài nguyên đất cần xem xét diễn biến các quá trình đã xảy ra trong quá khứ có tầm quan trọng đặc biệt Đất
là một thể thống nhất và tổng hòa các mối quan hệ tương tác giữa con người và tự nhiên mà hiên trạng sử dụng đất và mô hình sản xuất ở hiện tại và trong quá khứ là tấm gương phản ánh lịch sử hình thành đất Vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử phát triển các mô hình sử dụng đất, các cơ chế chính sách, các phong tục, tập quán khai thác tài nguyên đất là không thể thiếu cho việc đánh giá mức độ thoái hóa đất
1.2.2.4 Quan điểm sử dụng đất bền vững
Sử dụng đất bền vững đang là vấn đề cấp bách của nước ta và nhiều nước trên thế giới Thực chất, sử dụng đất bền vững chính là quá trình sử dụng đất đạt được hiệu quả kinh tế cao, mặt khác giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái đất trong tương lai
Theo quan điểm này khi phát triển cây chè ở tỉnh Lâm Đồng cũng như khu vực nghiên cứu cần kết hợp đồng bộ và hiệu quả các tiềm năng, các nguồn tài nguyên, phục vụ phát triển bền vững và góp phần bảo vệ môi trường
Phương hướng cơ bản và lâu dài là phát triển chè trên vùng đất nhờ nước trời đảm bảo sử dụng đất hợp lí và có hiệu quả kinh tế cao Cần thực hiện thâm canh ngay từ đầu và liên tục kết hợp trồng xen, với các loại cây trồng khác nhằm tạo thảm thực vật có độ che phủ cao, chống xói mòn và nâng cao độ phì của đất Lợi dụng điều kiện vùng, sử dụng hợp lí nguồn lao động dư thừa, tăng thu nhập cho người nông dân đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái đang bị tàn phá do làm nương rẫy, gây xói mòn đất
Trang 381.2.3 Phương pháp nghiên cứu
1.2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tổng hợp địa lý phát sinh và thoái hóa đất
* Phân tích tổng hợp dữ liệu:Phương pháp này được sử dụng ở giai đoạn trong phòng giúp làm rõ cơ sở lý luận và các hướng cũng như các công trình nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong đề tài Việc phân tích và tổng hợp các tài liệu và các công trình nghiên cứu trước đó giúp tránh trùng lặp trong nghiên cứu, thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đó theo hướng nghiên cứu của đề tài
* So sánh phẫu diện: Dấu hiệu thoái hóa đất trước hết thể hiện ở hình thái phẫu diện đất - kết quả của quá trình thành tạo đất Một phẫu diện hoàn chỉnh thường có đầy đủ các tầng phát sinh của mình Đặc biệt là tầng A bề mặt - còn gọi
là tầng tích tụ mùn, có ý nghĩa đặc biệt đối với canh tác nông nghiệp Sự cắt cụt hoặc vùi lấp tầng A thể hiện các mức độ thoái hóa khác nhau Theo phân loại mức
độ xói mòn đất của Xô bô lep đã sử dụng chỉ tiêu sau: Xói mòn nhẹ - mất đất tầng
A1, xói mòn vừa - mất tầng A2, xói mòn nặng - mất tầng B1, xói mòn rất nặng - lộ tầng C Phương pháp so sánh phẫu diện đất còn có thể xác định các chất mới hình thành chỉ thị cho thoái hóa đất như: kết von, đá ong, đá lẫn, đá lộ đầu [12]
* Chỉ thị thực vật cho thoái hóa đất: Trên cơ sở phân tích mối tương quan giữa thoái hóa với kiểu quần xã, độ che phủ, thành phần loài để xác định mức độ thoái hóa đất trong khu vực nghiên cứu
* Đánh giá tổng hợp thoái hóa đất dựa trên ma trận tương quan giữa thoái
hoá tiềm năng (T) và thoái hóa hiện tại (H)
Trang 39Trong đó :
H1 và T1: Thoái hoá nhẹ A, B, C, D : Thực trạng thoái hoá
Hn và Ti: Thoái hoá nặng
Mức độ phân chia phụ thuộc và độ chi tiết của số liệu
1.2.3.2 Phương pháp khảo sát điều tra tổng hợp
Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học địa lý Trong quá trình thực địa, đặc điểm của các yếu tố liên quan tới lớp vỏ thổ nhưỡng đều được quan sát và ghi chép lại đầy đủ Với việc khảo sát theo tuyến, các yếu tố tự nhiên, yếu tố KT-XH của khu vực nghiên cứu được đánh giá một cách tổng hợp để
từ đó thấy sự phân hóa theo chiều ngang của lớp vỏ thổ nhưỡng Đồng thời, đặc biệt chú ý các loại hình sử dụng đất và các phương thức canh tác chè Đề tài tiến hành khảo sát dọc theo tuyến giao thông trung tâm nối giữa Bảo Lâm, Bảo Lộc và Di Linh, khảo sát 03 điểm chìa khóa Trong đó, chúng tôi đã tiến hành mô tả và lấy mẫu trên các vùng trồng chè khác nhau của Bảo Lộc - Di Linh, đồng thời thu thập các phẫu diện của các loại đất khác nhau trong khu vực nghiên cứu
1.2.3.3 Phương pháp tích hợp ALES - GIS trong đánh giá đất theo FAO
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tích hợp ALES - GIS để đánh giá thích hợp đất đai cho cây chè Cấu trúc mô hình đánh giá thích hợp trên nền ALES - GIS bao gồm ba bộ phận: Thứ nhất là nhu cầu sinh thái cây chè và bản đồ đơn vị đất đai của khu vực Bảo Lộc - Di Linh Thứ hai là nhập, xử lý và đánh giá, xuất dữ liệu nhờ ALES - GIS tương tác với chuyên gia đánh giá Thứ ba là dữ liệu đầu ra là ma trận thích hợp liên kết với bản đồ đánh giá thích hợp của cây chè ở Bảo Lộc - Di Linh Sử dụng mô hình tích hợp ALES - GIS đã giúp cho việc đánh giá thích hợp đất đai cho cây chè một cách đầy đủ và chính xác
1.2.3.4 Phương pháp viễn thám, bản đồ và hệ thông tin địa lý
Việc ứng dụng các phần mềm bản đồ cùng các phép phân tích không gian trong môi trường GIS và thể hiện trên các bản đồ kết quả rất hữu ích trong việc trợ giúp công tác ra quyết định Để phân tích định lượng và xác định sự biến đổi không gian của các yếu tố địa lý phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử
Trang 40dụng các phần mềm GIS và phần mềm bản đồ chuyên dụng như: phần mềm MapInfo 10.5 - biên tập các bản đồ thành phần như: bản đồ địa chất, hiện trạng sử dụng đất, bản đồ đất…; ArcGIS 9.3 để chồng xếp, nắn chỉnh các bản đồ trong quá trình thành lập bản đồ thoái hóa đất tiềm năng, thoái hóa đất hiện tại và tổng hợp thoái hóa đất
1.2.3.5 Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp được thực hiện thông qua các cuộc trao đổi trực tiếp với các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu
1.2.3.6 Phương pháp phân tích đặc tính lý hóa đất trong phòng thí nghiệm
Các mẫu đất thu thập được phân tích các chỉ tiêu hóa lý đất theo các phương pháp sau:
- Phân tích Al3+ (phương pháp Xô Kô Lôp);
- Phân tích pHKcl (bằng phương pháp pHmet);
- Phân tích Ca2+, Mg2, CEC (đo bằng AAS- quang phổ hấp phụ nguyên tử);
- Phân tích K+, Na+ (đo bằng quang kế ngọn lửa);
- Phân tích Fe2+ di động trên máy quang phổ hấp thu nguyên tử;
- Phân tích chất hữu cơ (OM%) - phương pháp Walkey Black;
- Phân tích N% tổng số (phương pháp Kendan);
- Phân tích K2O, P2O5% tổng số (phương pháp công phá bằng HF, HCl, HClO4);
- Phân tích K2O, P2O5 dễ tiêu (so mầu);
- Phân tích thành phần cơ giới (ống hút Rôbinsơn)
Trên cơ sở kết quả phân tích có thể xác định tính chất lý hóa và hàm lượng dinh dưỡng của từng loại đất, từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá mức độ thoái hóa đất