Kết quả nghiên cứu của đồ án có tác dụng như một tài liệu hỗ trợ cho việc hướng dẫn hàng hải cho tàu thuyền hoạt động ven biển từ Nha Trang đến Đà Nẵng.. Bên cạnh đó là hệ thống đảo lớn,
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại Khoa Khai Thác - Hàng hải, trường Đại học Thủy sản
từ năm 2001 đến nay, được sự quan tâm của nhà trường, của Khoa Khai Thác - Hàng hải, các thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ, tôi đã trang bị cho mình vốn kiến thức cơ bản
về chuyên ngành An toàn hàng hải Vừa qua tôi được giới thiệu và thực tập đồ án tốt nghiệp về “Hướng dẫn hàng hải cho tàu thuyền hoạt động ven biển từ Nha Trang đến
Đà Nẵng”
Trong quá trình thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Trần Đức Lượng, các chuyên viên cảng vụ Nha Trang, thuyền trưởng tàu PHẢ LẠI, tàu BAIKAL 01 và thuyền phó tàu PHÚ AN 28, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của anh Lê Văn Bảy - thanh tra viên, chuyên viên pháp chế An toàn hàng hải của cảng vụ Nha Trang, tôi đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp này đúng thời gian quy định
Nhân đây tôi xin gửi lời cám ơn chân tình và lời chúc sức khoẻ đến lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo trong Khoa, các anh chị ở cảng vụ Nha Trang và các bạn đã giúp đỡ trong thời gian thực tập vừa qua
Sau khi kết hợp kiến thức đã học ở trường cùng với sự hỗ trợ kiến thức thực tế
từ bên ngoài, đến nay tôi đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp này đúng thời gian quy định Tuy nhiên do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế mà kho tàng kiến thức thì vô hạn nên trong quá trình thực hiện không thể không có sai sót, tất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, anh chị và các bạn
Xin chân thành cảm ơn
Nha Trang, tháng 11 năm 2005
Sinh viên thực hiện
Trương Hoàng Thái
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 3
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn 1
Danh mục các chữ viết tắt 7
Lời mở đầu 8
PHẦN I TỔNG QUAN VÙNG BIỂN TỪ NHA TRANG ĐẾN ĐÀ NẴNG MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VÙNG BIỂN TỪ NHA TRANG ĐẾN QUY NHƠN I ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN 15
1 Đặc điểm khí hậu thủy văn khu vực từ Nha Trang đến Mũi Đại Lãnh 15
2 Đặc điểm khí hậu thủy văn khu vực từ Mũi Đại Lãnh đến Quy Nhơn 17
II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÙNG BIỂN TỪ NHA TRANG ĐẾN QUY NHƠN 21
1 Địa hình 21
2 Dấu hiệu chính 21
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VÙNG BIỂN TỪ QUY NHƠN ĐẾN ĐÀ NẴNG I ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN 22
1 Nhiệt độ 22
2 Mưa 23
3 Độ ẩm, mây, nắng 24
Trang 44 Gió 25
5 Dòng chảy 24
6 Chế độ thủy triều 25
7 Một số hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác 25
II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÙNG BIỂN TỪ QUY NHƠN ĐẾN ĐÀ NẴNG 26
1 Địa hình 26
2 Khu vực nhận chìm chất thải 26
3 Khu vực hạn chế 26
4 Dấu hiệu chính 27
5 Chú ý 27
PHẦN II HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI TỪ NHA TRANG ĐẾN ĐÀ NẴNG CHƯƠNG I: HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI TỪ NHA TRANG ĐẾN QUY NHƠN I KHÁI QUÁT CHUNG 29
II CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH 29
III HƯỚNG DẪN HÀNH TRÌNH 32
IV HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI KHÁC 34
1 Vịnh Nha Trang 35
2 Cảng Nha Trang 36
3 Cửa Bé 42
4 Vịnh Bình Cang (Baie Binh Cang) 42
5 Vịnh Vân Phong (Baie Vang Phong) 43
6 Vịnh Bến Gội 47
7 Lạch Cửa Bé 48
Trang 58 Đại Lãnh 50
9 Mũi Đại Lãnh (Cap Varella) 50
10 Vũng Rô 51
11 Cửa Đà Giang 51
12 Lao Chùa 52
13 Phú Sơn 52
14 Vũng Xuân Đài 53
15 Vũng Chào 55
16 Vũng Ma Ô và Vũng Trích 56
17 Vũng Cù Mông 56
18 Vũng Mú 57
19 Cù Lao Xanh 58
20 Hòn Đất 58
21 Vũng Quy Nhơn 58
22 Cảng Quy Nhơn 59
CHƯƠNG II: HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI TỪ QUY NHƠN ĐẾN ĐÀ NẴNG I KHÁI QUÁT CHUNG 64
II CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH 64
III HƯỚNG DẪN HÀNH TRÌNH 67
IV HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI KHÁC 69
1 Hưng Lương 69
2 Đầm Nước Ngọt và Hòn Nước (Iles Nuoc) 70
3 Sông Lai Giang 71
4 Sông Tam Quan 71
5 Cù Lao Ré 71
Trang 66 Khu vực phía Tây Bắc Mũi Ba Làng An 72
7 Cù Lao Chàm 73
8 Sông Cửa Đại 74
9 Cảng dầu Mỹ Khê 75
10 Vũng Đà Nẵng 76
11 Cảng Đà Nẵng 78
12 Cảng Tiên Sa 83
PHẦN III MỐT SỐ HÀNH TRÌNH CỤ THỂ TRONG THỰC TẾ I TUYẾN HÀNH TRÌNH CỦA TÀU PHẢ LẠI 87
1 Giới thiệu chung về tàu PHẢ LẠI 87
2 Một sô công tác chuẩn bị cho hành trình 88
3 Tuyến đường hành trình 88
II TUYẾN HÀNH TRÌNH CỦA TÀU BAIKAL 01 90
1 Giới thiệu chung về tàu BAIKAL 01 90
2 Một sô công tác chuẩn bị cho hành trình 92
3 Tuyến đường hành trình 92
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 97
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GRT Gross Registered Tonnage Dung tải đăng ký toàn phần
Trang 7M/V Motor Vessel Tàu thuyền máy
ETA Estimated Time of Arrival Thời gian dự kiến đến cảng
IALA International Association of
Lighthouse Authorities Hiệp hội hải đăng quốc tế
LỜI NÓI ĐẦU
™&˜
Ngày nay do sự ảnh hưởng của xu thế quốc tế hoá đã buộc các nước phải hợp tác với nhau, tiến lại gần nhau hơn để cùng phát triển Trong đó giao thông vận tải đã đáp ứng nhu cầu này, sự phát triển vượt bậc của ngành giao thông vận tải đã rút ngắn
Trang 8đáng kể khoảng cách giữa các quốc gia, các lục địa trên thế giới Giao thông vận tải đã
và đang trở thành một trong những mắt xích quan trọng liên kết các vùng, các khu vực kinh tế, các nước trên thế giới Sự đa dạng của các hình thức giao thông vận tải gồm các hình thức sau: Giao thông hàng không, đường bộ, đường sắt và đường biển đã làm gia tăng đáng kể khối lượng hàng hoá và hành khách vận chuyển Trong đó giao thông đường biển là một ngành đặc biệt phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khác nhau Cũng như các ngành vận tải khác giao thông đường biển là cầu nối nơi giao lưu giữa các khu vưc trên thế giới, do mang tính kinh tế khá cao, khối lượng hàng hoá vận chuyển hơn hẳn các ngành giao thông khác, cho đên nay ngành vận tải biển đã phát triển rất mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới
Nhận thấy sự cần thiết không chỉ cho lĩnh vực hàng hải mà còn cho ngành thủy sản, sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại Học Thủy Sản tôi đã được Khoa Khai Thác - Hàng Hải phân công thực hiện đồ án “Hướng dẫn hàng hải cho tàu thuyền hoạt động ven biển từ Nha Trang đến Đà Nẵng” từ ngày 2/8/2005 đến ngày 12/11/2005 Đồ án gồm các nội dung sau sẽ được thể hiện cụ thể và chi tiết trong cuốn
đề tài này
I Tổng quan về vùng biển từ Nha Trang đến Đà Nẵng
II Hướng dẫn hàng hải từ Nha Trang đến Đà Nẵng
III Một số hành trình cụ thể trong thực tế
IV Kết luận và đề xuất
Kết quả nghiên cứu của đồ án có tác dụng như một tài liệu hỗ trợ cho việc hướng dẫn hàng hải cho tàu thuyền hoạt động ven biển từ Nha Trang đến Đà Nẵng
Vì là lần đầu tiên thực hiện đồ án và cũng do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thức hiện chắc chắn sẽ có sai sót, rất mong sự góp ý của các thầy cô và các bạn để ngày càng hoàn thiện hơn
Trang 9Xin chân thành cảm ơn
Nha Trang, tháng 11 năm 2005
Sinh viên thực hiện
Trương Hoàng Thái
Trang 10PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ VÙNG BIỂN TỪ NHA TRANG ĐẾN ĐÀ NẴNG
Trang 11Hình 1: Vùng biển từ Nha Trang đến Đà Nẵng.
Trang 12MỞ ĐẦU
Vùng biển từ Nha Trang đến Đà Nẵng trải dài trên 4 vĩ độ từ 12012’N (Vịnh Nha Trang) đến 16010’N ( Vũng Đà Nẵng) đi qua 6 tỉnh là Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Quãng Ngãi, Quãng Nam và Đà Nẵng với khoảng cách khoảng 500km tính theo đường bộ và 270 hải lý tính theo đường biển Do vị trí địa lý nằm ở miền Trung Việt Nam phía Bắc giáp Thừa Thiên Huế, phía Đông giáp biển, phía Nam giáp Ninh Thuận
và phía Tây là dãy Trường Sơn Do vị trí địa lý khá đặc biệt đã tạo nên những nét đặc trưng riêng cho khu vực này không chỉ về địa hình mà còn về điều kiện khí hậu thủy văn
Đây là khu vực có thềm lục địa hẹp nhất Việt Nam, dốc và sâu, có nơi chỉ cách
bờ có vài hải lý độ sâu có thể lên tới vài trăm mét thậm chí còn sâu hơn nữa cụ thể là khu vực dưới 50m chỉ chiếm diện tích 10700 Km2 trong khi đó khu vực trên 50m lại có diện tích là 45400Km2 Thềm lục địa ở đây là những bậc thang với độ sâu khác nhau như bậc thang từ 0 - 50m, 50 - 100m và trên 100m Đường bờ từ Nha Trang đến Đà Nẵng chạy theo hướng Tây Bắc (từ Quy Nhơn đến Đà Nẵng) và hướng Bắc - Nam (từ Quy Nhơn đến Nha Trang) và bị xen lẫn bởi các vũng nhỏ và núi đá, nằm sát bờ là hệ thống đường đẳng sâu chủ yếu là đường đẳng sâu 50m
Ngoài ra ở khu vực này cũng tồn tại nhiều trũng nước sâu trong đó đáng chú ý là
2 trũng Hoàng Sa rộng trên 100Km sâu khoảng 3500m và trũng ngoài khơi Đà Nẵng sâu từ 2000 đến 2500m
Nằm rải rác ven bờ là nhiều vũng, vịnh có thể kể đến Vịnh Nha Trang, Vịnh Bình Cang, Vịnh Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hoà, Vũng Rô, Vũng Xuân Đài, Vũng Chào thuộc tỉnh Phú Yên, Vũng Cù Mông, Vũng Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định và Vũng Đà Nẵng thuộc tỉnh Đà Nẵng Bên cạnh đó là hệ thống đảo lớn, nhỏ và một số vị trí đáng chú ý khác thường được tàu thuyền làm mục tiêu trong quá trình hàng hải, có thể kể đến Mũi Đại Lãnh (Cap Varella) thuộc tỉnh Khánh Hoà, Mũi Sa Huỳnh (Cap Sa Hoi) thuộc tỉnh Bình Định, Cù Lao Xanh, Đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quãng Ngãi và Mũi
Đà Nẵng thuộc tỉnh Đà Nẵng
Trang 13Do đăc điểm địa hình như trên nên ngành giao thông vận tải ở khu vực tư Nha Trang đến Đà Nẵng phát triển khá mạnh đặc biệt là giao thông đường biển, nằm dọc ven biển là các cảng biển quan trọng có thể phục vụ không chỉ cho giao thông đường biển trong nước mà còn cho cả nước ngoài có thể kể đến cảng Nha Trang, cảng nước sâu Vịnh Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hoà, cảng Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Đình, cảng Đà Nẵng và cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng Trong đó đáng chú ý là cảng nước sâu Vịnh Vân Phong sẽ được đầu tư phát triển trong tương lai gần thành cảng trung chuyển dầu quốc tế, điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển giao thông đường biển mà còn thúc
đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác
Mặc dù khu vực từ Nha Trang đến Đà Nẵng thuộc miền Trung Việt Nam nhưng điều kiện khí hậu lại khác nhau hoàn toàn đó là khu vực Nha Trang mang đặc điểm khí hậu thủy văn của vùng Nam Trung Bộ, khu vưc từ Phú Yên đến Bình Định mang đặc điểm khí hậu vùng Trung Trung Bộ và khu vực từ Quãng Ngãi đến Đà Nẵng lại mang đặc điểm khí hậu vùng Bắc Trung Bộ
Về chế độ thủy triều cũng có sự khác nhau đáng kể, khu vực từ Nha Trang đến Bình Định là nhật triều không đều còn từ Quãng Ngãi đến Đà Nẵng là bán nhật triều không đều mặc dù cách Bình Đình chỉ vài chục hải lý
Dòng chảy ở khu cực này khá mạnh đặc biệt là dòng chảy từ Nha Trang đến Đà Nẵng và ở xung quanh Cù Lao Chàm, vận tốc có thể lên tới 3 hải lý/h Một điều đáng lưu ý là dòng chảy thường biến động theo chế độ thủy triều trong ngày và thường chảy dọc theo bờ biển
Nằm dọc ven bờ là hệ thống các đài thông tin duyên hải (Coast Station) góp phần quan trọng cho việc hàng hải ven bờ Từ Nha Trang đến Đà Nẵng có các đài duyên hải chính là Nha Trang radio, Quy Nhơn radio, Đà Nẵng radio, ngoài ra còn có một số trạm nhỏ khác góp phần đảm bảo thông tin trong khu vực Ở Đà Nẵng có trung tâm tìm kiếm cứu hộ cũng góp phần vào việc đảm bảo an toàn cho tàu thuyền khi hàng hải
Trang 14Từ những ý trên cho thấy điều kiện khí hậu thủy văn cũng như đặc điểm địa hình của khu vực từ Nha Trang đến Bình Định khác với khu vực từ Quãng Ngãi đến
Đà Nẵng và mỗi vùng đều mang những đặc điểm riêng Do vậy phần tổng quan về vùng biển cũng như hướng dẫn hàng hải từ Nha Trang đến Đà Nẵng tôi chia thành hai phần, bao gồm:
Khu vực từ Nha Trang đến Quy Nhơn
Khu vực từ Quy Nhơn đến Đà Nẵng
Trang 15CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VÙNG BIỂN TỪ NHA TRANG ĐẾN QUY NHƠN
I ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, THỦY VĂN:
1 Đặc điểm khí hậu, thủy văn khu vực từ Nha Trang đến Mũi Đại Lãnh :
a Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình là 260, tổng nhiệt độ toàn năm là khoảng 96000 - 97000 Ba tháng giữa mùa Đông tương đối mát khoảng 230 - 250 , trong những tháng này nhiệt độ thấp nhất cũng không dưới 200 Vào mùa hạ có 4 tháng nhiệt độ trung bình lớn hơn 250
và cao nhất trung bình cao hơn 330 Tháng nóng nhất là tháng 5 và tháng 6 nhiết độ trung bình xấp xỉ 280 Dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm là 70 - 80 trong những tháng mùa hạ và 80 - 90 vào những tháng mùa đông
và tháng 12 với lượng mưa xấp xỉ như nhau, tuỳ nơi và tuỳ tháng mà tháng này hơn tháng kia
Trường hợp mưa lớn cũng rất ít chỉ khoảng 4 đến 5 ngày trên 50mm trong mùa mưa
và 1 đến 2 ngày trên 100mm Tuy nhiên trong những ngày cực đại thì có thể lên tới 300mm
Thời kỳ ít mưa kéo dài 8 đến 9 tháng, từ tháng 12 đến hết tháng 8, trong đó có 4 tháng ít mưa nhất là từ tháng 1 đến tháng 4, vào những tháng này lượng mưa chỉ khoảng 20 đến 40mm
c Độ ẩm, mây, nắng:
Độ ẩm: Độ ẩm khá thấp, trung bình năm vào khoản 80%, thời kỳ tương đối ẩm
là 3 tháng mưa, từ tháng 9 đến tháng 12 độ ẩm trung bình lên tới 82 - 85% Thời kỳ khô nhất là từ tháng 1 đến tháng 3, độ ẩm trung bình chỉ khoảng 75 - 78%
Trang 16Mây: Tương đối ít mây, thời kỳ nhiều mây nhất là những tháng mùa mưa và
Tốc độ gió trung bình trong đất liền khoảng 2m/s, ở ven biển là 2,5 - 3,5m/s Gió mạnh nhất thường quan sát thấy khi có bão, có thể đạt tới 30 - 35m/s
f Chế độ thuỷ triều:
Thủy triều vùng biển Nha Trang ít nhiều mang đặc trưng thủy triều khu vực Nam Trung Bộ khá phức tạp, bao gồm nhiều chế độ thủy triều khác nhau Chế độ thủy triều chủ yếu là nhật triều không đều, ở hai đoạn phía Băc và phía Nam mang tính chất Nhật triều yếu dần
Tại vùng biển Nha Trang hàng tháng số ngày nhất triều chiếm khoảng 18 đến 22 ngày, vào các kỳ nước kém thường có thêm một số con nước nhỏ hàng ngày Khu vực chuyển tiếp phía Bắc và phía Nam số ngày nhật triều ít hơn một chút khoảng 10 đến 15 ngày trong một tháng
Trang 17Thời gian triều dâng thường lâu hơn thời gian triều rút
Độ lớn triều khoảng 1,5 đến 2m Trong thời kỳ nước cường nói chung biên độ triều ít thay đổi
Giữa thời kỳ nước kém và thời kỳ nước cường biên độ triều thay đổi không đáng kể Trong thời kỳ nước triều kém chỉ lên xuống khoảng 0,5m
g Một vài hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác:
Bão: Tương đối ít bão so với các vùng ven biển ở miền Trung và mùa bão cũng
đến muộn hơn Tháng nhiều bão nhất là tháng 9 và tháng 10 Gió bão vẫn mạnh ở ven biển, tốc độ cực đại là 30 - 35m/s và yếu đi khi đi vào đất liền Mưa bão cũng khá lớn song không dữ dội bẵng các vùng ở phía Bắc
Dông: Tương đối ít dông, hàng năm trung bình có từ 40 - 50 ngày có dông
Trong mùa dông, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mỗi tháng quan sát được chừng 8 - 10 ngày, các tháng khác mỗi tháng có từ 5 - 6 ngày
2 Đặc điểm khí hậu thủy văn từ Mũi Đại Lãnh đến Quy Nhơn:
Mùa đông ở đây ít lạnh hơn so với các vùng ở phía Bắc vì thông thường từ phía Nam dèo Hải Vân không khí cực đới đã hoàn toàn biến tính, độ chênh lệch nhiệt độ mùa Đông với vùng biển từ Quãng Ngãi đến Đà Nẵng là 2 đến 30C
Có thể nói từ vùng này đã không còn mùa đông lạnh nữa Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất cũng không dưới 220C Chênh lệch giữa tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất chỉ vào khoảng 6 - 70C
Lượng mưa cũng như độ ẩm chỉ thuộc loại trung bình, lượng mưa hàng năm chỉ khoảng 1600 - 1700mm ở đồng bằng và 2000mm ở vùng núi cao, độ ẩm chỉ trên dưới 80% Khí hậu vùng Trung Trung Bộ có nhiều biến động Những đợt gió mùa Đông Bắc cực mạnh có thể tràn tới khu vực này đem lại những sự hạ thấp nhiệt độ đáng kể bão thường đổ bộ vào bờ biển vùng này vào những tháng 9, 10, 11 gây thiệt hại lớn vì gió mạnh và mưa lũ Gió Tây khô nóng cũng hoạt động khá mạnh trong nữa đầu mùa hạ đem lại nhiệt độ cao nhất có thể trên dưới 400
C và độ ẩm thấp nhất chỉ khoảng 20 - 30%
Trang 18Sau đây là là một số nét đặc trưng của khí hậu vùng Trung Trung Bộ:
a Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 26 - 26,50
C Tổng nhiệt độ toàn năm vào khoảng 9500 - 97000C
Trong 3 tháng giữa mùa đông tương đối lạnh, nhiệt độ trung bình ở khu vực phía Bắc vào khoảng 21 - 220C, tối thấp trung bình vào khoảng 19 - 200C Còn ở khu vực phía Nam các giá trị đó là 23 - 240C và tối thấp trung bình là 20 - 210C
Mùa hạ, trên toàn vùng có 4 tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 280
C, tối cao trung bình vượt quá 340C và tối thấp trung bình vượt quá 330C Tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, có nhiệt độ trung bình vào khoảng 29 - 300C và tối cao trung bình
là 34 - 350C
Biên độ dao động hàng ngày trung bình vào khoảng 6 - 80
C Thời kỳ nhiệt độ dao động nhanh nhất, biên độ ngày trung bình đạt tới 8 - 100C Thời kỳ nhiệt độ ít nhất
là những tháng giữa mùa đông biên độ chỉ khoảng 4 - 60C
b Mưa:
So với khu vực từ Đà Nẵng đến Quãng Ngãi thì khu vực từ Bình Định đến Phú Yên có lượng mưa ít hơn hẳn Trung bình năm chỉ vào khoảng 1600 - 1700mm ở đồng bằng và 2000mm ở thượng du
Số ngày mưa cũng tương đối ít khoảng 110 - 130 ngày trong 1 năm
Thời kỳ lượng mưa trung bình tháng vượt qua 100mm chỉ gồm 4 tháng từ tháng
9 đến tháng 12 Mưa ở đây chỉ tập trung vào 2 tháng là tháng 10 và tháng 11, trung bình mỗi tháng khoảng hơn 400 - 500mm Đa số các nơi lượng mưa ở tháng 11 hơn tháng 10 đôi chút, khoảng 50mm Hai tháng 9 và tháng 12, mỗi tháng trung bình có 15 đến 18 ngày mưa Trường hợp mưa lớn ít gặp, cả mùa mưa chỉ có khoảng 5 đến 7 ngày mưa trên 50mm, có khoảng 3 đến 4 ngày mưa trên 100mm và cũng thường xảy ra trong hai tháng 10 và 11 Lượng mưa ngày cực đại tuyệt đối trong thời gian quan sát có thể đạt tới 200mm
Trang 19Thời kỳ ít mưa kéo dài 8 tháng từ tháng 1 đến tháng 8 Lượng mưa trung bình mỗi tháng chỉ vào khoảng 50 - 60mm và dưới nữa, có khoảng 4 đến 5 ngày mưa Tháng ít mưa nhất là tháng 3, lượng mưa trung bình chỉ khoảng 15 - 30mm và số ngày mưa là 2 đến 3 ngày Đáng chú ý là trong thời gian ít mưa, có xuất hiện một cực đại phụ vào tháng 5 với lượng mưa trung bình đạt tới 100mm
Chế độ mưa ở đây cũng biến động mạnh từ năm này qua năm khác Lượng mưa từng năm cụ thể có khi chênh lệch với giá trị trung bình nhiều năm tới ± 500 - 1000mm và lượng mưa các tháng 10 và 11 chênh lệch trung bình ± 400 - 500mm Có năm lượng mưa toàn năm vượt quá 2500 - 3000mm nhưng cũng có năm lượng mưa thu được không quá 1000mm và trong tháng 10 hay tháng 11 lượng mưa trung bình trên 1000mm thậm chí dến 1500mm, trái lại cũng có năm chỉ thu được 100 - 150mm
c Độ ẩm , mây, nắng:
Độ ẩm:
Độ ẩm khá thấp, trung bình năm trên dưới 80%
Hàng năm chỉ có 2 đến 3 tháng đầu mùa đông là tương đối ẩm, với độ ẩm trung bình vượt quá 85% Tháng ẩm nhất là tháng 11 có độ ẩm là 86 - 87%
Nửa cuối mùa đông, độ ẩm giảm xuống mức 80 - 83% và suốt mùa hạ độ ẩm trung bình không vượt quá 80% Khô nhất là tháng 7 nhiều nơi độ ẩm trung bình tháng này xuống dưới 70%
Trang 20d Gió:
Hướng gió thịnh hành trong mùa đông là các hướng thuộc góc phần tư Bắc là Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc Cộng lại chiếm một tần suất lớn tuyệt đối 80 - 90% Về mùa hạ hướng thịnh hành là Tây và Tây Nam chiếm trên 50% tần suất quan sát
Tốc độ gió trung bình và khoảng 2 - 2,5m/s
Những tốc độ gió mạnh nhất xảy ra trong bão, có thể đạt tới 34 - 40m/s
e Dòng triều:
Tại khu vực này xuất hiện dòng chảy mạnh theo hướng Nam xuất phát từ Cùa Lao Chàm và chia ra làm 2, một trong số chúng chảy đến Mũi Lưới Cày và khoảng 12 hải lý nó chuyển sang hướng Tây và sau đó là hướng Bắc dọc theo Hòn Đất với vận tốc nhỏ hơn
Gần Cù lao Hòn Khô (13046’N, 109018’E) dòng triều chảy theo hướng Tây lúc nước lớn và song song với đất liền với tốc độ trung bình là 1 hải lý/h
f Chế độ thủy triều:
Chế độ thủy triều ở vùng biển Quy Nhơn là nhật triều không đều Hàng tháng số ngày nhật triều chiếm khoảng 18 đến 13 ngày
Thời gian triều dâng lâu hơn thời gian triều rút
Mực nước ròng thấp nhất là 0,2m, mực nước ròng cao nhất là 1,3m Còn đối với nước lớn thì mực nước cao nhất là 2,3m và mực nước thấp nhất là 1,3m
Nhìn chung biên độ giữa mực nước ròng và mực nước lớn biến động không lớn
g Các hiện tượng thời tiết đáng chú ý:
Bão: Mùa bão ở vùng Trung Trung Bộ là từ tháng 9 đến tháng 11 trong đó
tháng 10 là tháng nhiều bão nhất, rồi đến tháng 9 và tháng 11 Trong tháng 12 còn có khả năng chịu ảnh hưởng của những cơn bão đổ bộ vào bờ
Dông: Hàng năm trung bình quan sát được 50 - 80 ngày có dông
Mùa dông trùng với mùa gió mùa mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10 Trong mùa đông có tới hai thời kỳ nhiều dông vào đầu mùa (tháng 5) và cuối mùa (tháng 9), xen
Trang 21giưa là vài tháng tương đối ít dông Trong những tháng nhiều dông, mỗi tháng có tới
10 -15 ngày có dông và các tháng khác có khoảng 5 - 8 ngày
II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÙNG BIỂN TỪ NHA TRANG ĐẾN QUY NHƠN:
1 Địa hình:
Vùng ven biển phần phía nam của vùng này bị khuyết sâu và bởi những vịnh, trong khi đó ở phần phía Bắc những vịnh ở ven bờ lại khá nông Khu vực phía sau ven
bờ là đồi núi Đảo ở nằm dọc bờ hầu hết là ở gần bờ và nhỏ
Một điều đáng chú ý nằm dọc ven biển khu vực này có khá nhiều chướng ngại vật và bãi ngầm nguy hiểm, bên cạnh đó là một số vị trí đáng chú ý mà tàu thuyền có thể dùng làm mục tiêu trong quá trình hàng hải như Mũi Đại Lãnh (Khánh Hoà), Mũi Gành Đèn, Mũi Yến (Bình Đình) ngoài ra khu vực này cũng có khá nhiều vũng vịnh lớn nhỏ mà tàu thuyền có thể neo đậu hoặc trú ẩn và đặc biệt là có các cảng lớn là cảng Nha Trang, cảng nước sâu Vịnh Vân Phong và cảng Quy Nhơn
2 Dấu hiệu chính:
a Dấu hiệu trên bờ:
Chạy dọc theo dãy núi có những vât chuẩn đáng chú ý sau:
- Mũi Đại Lãnh (13054’N, 109028’E)
- Núi Chập Chai cao 390m (1279ft) so với mực nước biển cách Mũi Đại Lãnh 17 hải lý phía Tây Bắc
- Núi Hòn Chuông cao 560m (1836ft) so với mực nước biển cách Mũi Đại Lãnh
23 hải lý phía Tây Bắc
b Hải đăng chính:
- Hải đăng ở Mũi Chụt (Ch.42m.9hl)
- Hải đăng ở Mũi Đại Lãnh (13054’N, 109028’E)
- Hải đăng ở Cù Lao Xanh cao (13036’8N, 109021’2E) (Ch.5s.120m.15hl)
Trang 22CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VÙNG BIỂN TỪ QUY NHƠN ĐẾN ĐÀ NẴNG
I ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN:
Mặc dù ku vực từ Quy Nhơn đến Đà Nẵng cũng thuộc miền Trung nhưng so với khu vực từ Nha Trang đến Quy Nhơn thì điều kiện khí hậu lại khác hẳn Nhìn chung khí hậu vùng biển từ Quy Nhơn đến Đà Nẵng thể hiện một số nét sau đây:
Mùa đông ở đây ít lạnh hơn so với các vùng ở phía Bắc nhưng so với khu vực Bình Định - Phú Yên lạnh hơn khá nhiều, vì thông thường từ phía Nam Đà Nẵng không khí cực đới đã hoàn toàn biến tính Chỉ so sánh Đà Nẵng, ngay khu vực ơ phía Nam, nhiệt độ trung bình tháng 1 đã cao hơn 1,30C Có thể nói từ vùng này đã không còn mùa đông lạnh nữa Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất cũng không dưới 220C Chênh lệch giữa tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất chỉ vào khoảng 6 - 70C
Trong chế độ mưa ẩm, sự khác biệt so với khu vực từ Quãng Ngãi đến Đà Nẵng Khu vực này có điều kiện mưa, ẩm phong phú với lượng mưa trung bình hàng năm là
2000 - 2200mm ở đồng bằng, 2500 - 3000mm và trên nữa ở vùng núi cao Độ ẩm ở đây cũng tương đối cao
Sau đây là là một số nét đặc trưng của khí hậu vùng từ Quãng Ngãi đến đà Nẵng:
1 Nhiệt độ:
Trong 3 tháng giữa mùa đông tương đối lạnh, nhiệt độ trung bình vào khoảng 21 đến 220
C, tối thấp trung bình vào khoảng 19 - 200C
Mùa hạ trên toàn vùng có 4 tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 280
C, tối cao trung bình vượt quá 340C và tối thấp trung bình vượt quá 330C Tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, có nhiệt độ trung bìnhvào khoảng 29 - 300C và tối cao trung bình là 34 -
350C
Trang 23Biên độ dao động hàng ngày trung bình vào khoảng 6 - 80
C Thời kỳ nhiệt độ dao động nhanh nhất, biên độ ngày trung bình đạt tới 8 - 100C Thời kỳ nhiệt độ dao động ít nhất là những tháng giữa mùa đông biên độ chỉ khoảng 4 - 60
C
2 Mưa:
Lượng mưa khá lớn đặc biệt là ở thượng du, ở đồng bằng và ven biển lượng mưa trung bình năm vào khoảng 2000 - 2200mm, ở thượng du là 3000mm và thậm chí có thể lên tới 4000mm
Số ngày mưa cũng nhiều, trung bình toàn năm vào khoảng 120 đến 140 ngày
Mùa mưa (thời kỳ lượng mưa vượt quá 100mm) bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 1 năm sau Hai tháng mưa lớn nhất là tháng 10 và tháng 11 có lượng mưa trung bình khoảng 500 - 600mm Hai tháng 9 và tháng 12 có lượng mưa kém hẳn trung bình chỉ khoảng 250 - 350mm, còn hai tháng đầu mùa và tháng cuối mùa thì trung bình chỉ khoảng 100 - 150mm Mỗi tháng trong mùa mưa có khoảng từ 15 đến 20 ngày có mưa
Những trường hợp mưa lớn tập trung chủ yếu trong hai tháng 10 và 11, mỗi tháng trung bình có 2- 4 ngày mưa trên 50mm, 1 đến 2 ngày mưa trên 100mm
Mùa ít mưa kéo dài từ tháng 2 đến tháng 7 Tháng ít mưa nhất là tháng 3 và tháng 4, có lượng mưa trung bình vào khoảng 20 đến 30mm ở đồng bằng và ven biển,
từ 40 đến 50mm ở vùng núi, số ngày mưa từ 3 đến 5 ngày mỗi tháng Các tháng còn lại lượng mưa chỉ khoảng 50 - 80mm Trong mùa ít mưa cũng có những tháng có lượng mưa đạt xấp xỉ 100mm
Chế độ mưa ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quãng Ngãi biến động mạnh từ năm này qua năm khác Lượng mưa từng năm cụ thể có thể có chênh lệch so với trung bình nhiều năm là ± 1000mm, trong khi lượng mưa năm trung bình vào khoảng
2000 - 3500mm, thì lượng mưa năm cực đại đạt tới 3000 - 3500mm và năm cực tiểu là
1000 - 1500mm, thậm chí dưới 1000mm Lượng mưa hai tháng lớn nhất dao động trong phạm vi ± 500 - 600mm, có năm lượng mưa những tháng này vượt quá 1200 -
Trang 241500mm, còn dao động trong các tháng khác trong mùa mưa là vào khoảng ± 200 - 300mm Các tháng mùa khô với lượng mưa trung bình vào cỡ 40 - 50mm có thể thu được lượng mưa cực đại trên dưới 150mm, trong khi lượng mưa cực tiểu thường là
0mm (hoàn toàn không có mưa)
3 Độ ẩm , mây, nắng:
a Độ ẩm:
Độ ẩm cao trung bình năm đạt trên dưới 85%
Thời kỳ độ ẩm kéo dài từ cuối mùa hạ đến hết mùa đông Độ ẩm trung bình trong thời kỳ này vượt quá 85% Tháng ẩm nhất là tháng 11 có độ ẩm trung bình 87 - 90%
Thời kỳ khô là 3 tháng giữa mùa hạ từ tháng 6 đến tháng 8, độ ẩm trung bình giảm xuống dưới 80% Tháng khô nhất là tháng 7 có độ ẩm trung bình chỉ khoảng 75%
Tốc độ gió trung bình và khoảng 2 - 2,5m/s
Những tốc độ gió mạnh nhất xảy ra trong bão, có thể đạt tới 34 - 40m/s
Trang 255 Dòng chảy:
Nhìn chung dòng chảy ở khu vực này khá yếu và thường chảy cố định theo một hướng Theo quan sát thì dòng chảy thường theo hướng Bắc khi thủy triều lên cao và theo hướng Nam khi thủy triều rút, tốc độ thường là 1,5 đến 2 hải lý/h Mặc dù có ảnh hưởng bởi dòng chảy của một số con sông nhưng nói chung là không đáng kể Dòng chảy thường chảy dọc ven bờ
Khu vực xung quanh Cù Lao Chàm (13037’N, 109021’E) dòng chảy ở đây thường chảy theo hướng Nam theo đường đẳng sâu 100m (50fm) và chỉ ngừng sau mùa gió Nam Những hòn đảo chính là nguyên nhân của dòng chảy mạnh hướng Nam
bị chia ra làm hai Nhánh phía Tây chảy với tốc độ khoảng 1,5 đến 2 hải lý/h thông qua luồng giữa Cù Lao Xanh và bãi ngầm Phục Sinh (Banc de Pâques) đến Mũi Lưới Cày khoảng 12 hải lý nó chuyển sang hướng Tây và hướng Bắc dọc theo Hòn Đất với vận tốc nhỏ hơn
Độ chênh lệch giữa hai con nước là không đáng kể
7 Các hiện tượng thời tiết đáng chú ý:
a Bão:
Mùa bão ở vùng này là từ tháng 9 đến tháng 11 trong đó tháng 10 là tháng nhiều bão nhất, rồi đến tháng 9 và tháng 11 Trong tháng 12 còn có khả năng chịu ảnh
Trang 26hưởng của những cơn bão đổ bộ vào bờ Trong đó khu vực Quãng Ngãi là thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão nhất
b Dông:
Hàng năm trung bình quan sát được 50 - 80 ngày có dông
Mùa dông trùng với mùa gió mùa mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10 Trong mùa đông có tới hai thời kỳ nhiều dông vào đầu mùa (tháng 5) và cuối mùa (tháng 9), xen giữa là vài tháng tương đối ít dông Trong những tháng nhiều dông, mỗi tháng có tới
10 -15 ngày và các tháng khác có khoảng 5 - 8 ngày
II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÙNG BIỂN TỪ QUY NHƠN ĐẾN ĐÀ NẴNG:
1 Địa hình:
Từ Mũi Sa Huỳnh (Cap Sa Hoi) (14040’N, 109005’E) (Bình Định) trở đi khu vực phía sau vùng ven bờ là đồi núi và chỉ có 2 trong số chúng đáng chú ý; 1 ngọn cao 176m (579ft) so với mực nước biển nằm cách phía Nam của mũi phía Bắc Mũi Mia 5 hải lý Mũi Mia nằm cách phía Bắc Tây Bắc Mũi Sa Huỳnh 10,5 hải lý; ngọn còn lại là Núi Điệp, cao 64m (211ft) so với mực nước biển và cách phía Tây Tây Bắc của Mũi Mia 13 hải lý và nằm trong đất liền 1,5 hải lý Vùng đất liền từ Mũi Đại Lãnh đến Mũi
Ba Làng an có nhiều núi non, trong đó có Núi Đá Vách, là ngọn núi cao nhất nằm trong vùng này có độ cao 1135m (3724ft, trên hải đồ là 3572ft) so với mực nước biển, nằm cách phía Tây Núi Điệp 15 hải lý Sông Trà Cậu nằm gần phía Bắc của Mũi Mia Sông Trà Khúc nằm cách phía Bắc bãi đá Đen (Rocher Noir) 2,75 hải lý và cách phía Bắc Tây Bắc của Mũi Mia 16,5 hải lý; Quãng Ngãi nằm ở phía Nam và cách 5 hải lý Giữa cửa sông Trà Khúc và cửa sông Chợ Mới là 1 vũng nông Mũi Ba Làng An nằm ở phía Đông Bắc của cửa sông Chợ Mới
Khu vực ven bờ từ Mũi Ba Làng An đến Vũng Đà Nẵng có nhiều bãi cát, bãi biển và vũng nhỏ, có một số lượng lớn sông ngòi chảy vào những vũng này Dọc bờ biển là núi non và nằm trong đất liền khoảng vài hải lý Cù Lao Chàm và những hòn đảo xung quanh nằm cách Sông Cửa Đại (150
53’N, 108024’E) 8 hải lý
Trang 27và ở phía Đông là 5 liên
4 Dấu hiệu chính:
Dấu hiệu trên bờ:
Trạm Radar mái vòm ở phía Tây Bắc Bán Đảo Sơn Trà (Bán Đảo Tiên Sa) (16008’N, 108016’E) cao 616m (2272ft)
Trang 28PHẦN II HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI TỪ NHA TRANG ĐẾN ĐÀ NẴNG
Trang 30CHƯƠNG I
HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI TỪ NHA TRANG ĐẾN QUY NHƠN
I KHÁI QUÁT CHUNG:
Đặc điểm của vùng biển từ Nha Trang đến Quy Nhơn là thềm lục địa dốc và hẹp, đáy gồ ghề Dòng chảy ở đây khá mạnh đặc biệt là khu vực từ Nha Trang đến Mũi Đại Lãnh (Khánh Hoà) có khi tốc độ có thể đạt đến 3 hải lý/giờ, ngoài ra tốc độ dòng chảy cong biến đổi theo chế độ thủy triều Hướng gió thịnh hành vào mùa đông là Đông Bắc và Bắc còn mùa hạ, hướng thịnh hành là Đông Nam Đây là khu vực ít có bão, hàng năm bão đổ bộ và khu vực này không nhiều thậm chí ở khu vực Nha Trang đến Mũi Đại Lãnh hầu như không có bão
Khoảng cách từ Nha Trang đến Quy Nhơn khoảng 110 hải lý, nằm dọc ven bờ
là một số vị trí đáng chú ý như Mũi Đại Lãnh, quần đảo Bai Ma Liêng, Cù Lao Mái Nhà (Phú Yên) Khi tàu hành trình đi theo hướng Bắc hoặc Tây Tây Bắc, tàu có thể dựa vào các vị trí đáng chú ý trên để làm mục tiêu trong lúc hành trình
II CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH:
Công tác chuẩn bị cho hành trình là một quá trình bao gồm nhiều công việc khác nhau nhằm đảm bảo cho tàu hành trình một cách có hiệu quả nhất và một trong những công việc hết sức quan trọng là công tác lập kế hoạch hải trình là
Lập kế hoạch hải trình có nghĩa là lập sẵn một kế hoạch chạy tàu trước khi hành trình bắt đầu Đây là một việc cần thiết để hỗ trợ cho tổ lái đảm bảo tàu hành trình một cách an toàn từ nơi này đến nơi khác
Kế hoạch hải trình có thể thay đổi trong chuyến đi, ví dụ trong trường hợp khi bắt đầu hành trình không biết trước cảng đích hoặc thay đổi cảng đích trong hành trình hoặc cần thiết phải hiệu chỉnh kế hoạch tư vấn của hoa tiêu
Trang 31Kế hoach hải trình phải nhằm thiết kế một đường đi thuận lợi tối ưu nhất cho tàu trên co sở duy trì giới hạn an toàn thích hợp
Quá trình lập kế hoạch hải trình có thể chia ra làm 4 giai đoạn như sau:
1 Đánh giá thông tin:
Bao gồm việc thu thập, đánh giá thông tin có liên quan Đánh giá thông tin được xem như là phần quan trọng nhất của toàn bộ công việc lập kế hoạch hải trình bởi vì trong giai đoạn này phải thu thập và xem xét tất cả những nguồn thông tin tương ứng đặt nền móng vững chắc cho việc lập kế hoạch Việc lập kế hoạch hải trình không được thực hiện vội vàng và phải có đủ thời gian chuẩn bị
Các nguồn thông tin:
a Tài liệu tra cứu hải đồ:
+ Bảng chắp bản đồ biển do Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1999 (Xem chi tiết thêm ở phụ lục 7)
+ Chart Catalogue NP131, do cơ quan thủy văn hải quân Anh sản xuất
b Hải đồ:
Hải đồ Việt Nam:
+ Tỷ lệ 1: 25000 - Hải đồ IA-25-32, IA-25-31
+ Tỷ lệ 1: 100000 - Hải đồ IA-100-17, IA-100-16, IA-100-15
+ Tỷ lệ 1: 200000 - Hải đồ IA-200-09, IA-200-08
Hải đồ Anh - Hải đồ số 3833, 3874, 3987 và 3988
(Xem chi tiết thêm ở phụ lục 3)
Hướng dẫn hành trình:
Trang 32Hàng hải chỉ nam vùng biển Nam Trung Hoa, tập 1, NP30, 2001 (Admiralty Sailing Direction, Chinasea, Vol 1, NP30, 2001)
c Danh mục hải đăng:
Danh mục hải đăng và tín hiệu sương mù (List Of Lights and Fog Signal, NP79)
e Thông tin về tín hiệu vô tuyến (Bộ danh mục tín hiệu vô tuyến):
(Admiralty List Of Radio Signal - ALRS)
Bao gồm 8 tập, do Hải quân Anh sản xuất Tuy nhiên đối với vùng biển từ Nha Trang đến Đà Nẵng chỉ sử dụng các phần sau:
f Cảnh báo vô tuyến và cảnh báo địa phương:
Các thông tin mới nhất nhận được thông qua hệ thống vô tuyến điện tử bao gồm NAVTEX và các cảnh báo địa phương nhận được từ các nhà chức trách cảng
Trang 33g Cẩm nang của người đi biển:
(The Mariner’s Handbook, NP100), do cơ quan thủy văn hải quân Anh sản xuất
2 Thiết lập hải trình:
Thiết kế đường đi kế hoạch trên hải đồ từ cảng xuất phát đến cảng đích, chuyển tải những thông tin có liên quan lên hải đồ cùng những ghi chú cần thiết, kẻ đường đi trên hải đồ
3 Triển khai việc thực thi hải trình:
Sau khi kế hoach hải trình đã được thiết lập, thảo luận và hoàn thiện thì bước tiếp theo là việc tổ chức triển khai việc chuẩn bị thực hiện kế hoạch hải trình nghĩa là tìm các biện pháp hữu hiệu nhất, vận dụng tốt nhất các nguồn thông tin sẵn có, lên kế hoạch triển khai hành trình Thực chất đây là một bước tiếp theo cụ thể hoá việc chuẩn
bị thực thi kế hoạch sau khi đã được xác báo thời gian bắt đầu hải trình tức thời gian khởi hành từ cảng xuất phát
4 Kiểm soát hải trình:
Là quá trình kiểm tra, đối chiếu, phân tích và điều chỉnh Kiểm soát sự tiến triển hải trình đảm bảo con tàu chạy theo một hướng đà được vạch sẵn
III HƯỚNG DẪN HÀNH TRÌNH:
(Xem hải đồ Việt Nam IA-200-09 và IA-200-08)
Tàu hành trình từ Nha Trang đến Quy Nhơn đi qua các vị trí sau:
- Từ vị trí (12011’6N, 109023’8E) ngắm Mũi Rạch Trắng trên phương vị 2700, với khoảng cách 4 hải lý Bắt đầu đi theo hướng thật 180, quãng đường là 23 hải lý
- Đến vị trí (12034’N, 109031’5E) nằm ở phía Đông Mũi Gành, vị trí này đươc xác định bằng 2 khoảng cách, khoảng cách thứ nhất là 5,5 hải lý đến Mũi Gành, khoảng cách thứ hai là 4,8 hải lý đến Hòn Khô Tran Hòn Trâu Nằm nằm cách Mũi Gành 1,5 hải lý phía Đông, Vịnh Bến Gội nằm ở phía Tây Bắc Mũi Gành Tiếp tục đi theo hướng thật 180 với quãng đường là 5 hải lý
Trang 34- Đến vị trí (12038’7N, 109033’E) với phương vị là 2300 từ vị trí này đến mép phía Đông Hòn Trâu Nằm và khoảng cách 4,8 hải lý đến phía Đông Hòn Đôi Tại vị trí này bắt đầu chuyển hướng, đi theo hướng thật 00, với quãng đường 14,8 hải lý
- Đến vị trí (12054’N, 109033’E) ở phía Đông Mũi Đại Lãnh (Cap Varella) (12054’N, 109028’E) với phương vị 2720 và khoảng cách là 6 hải lý Mũi Đại Lãnh là một vách đá dốc có 4 mũi đá Trên đỉnh là Núi Đá Bia nằm cách hải đăng Mũi Đại Lãnh 3,5 hải lý về phía Tây Ngoài ra ở Mũi Đại Lãnh còn có 1 trạm tín hiệu, tàu
thuyền có thể liên lạc bằng “Luật tín hiệu quốc tế "(International Code of Signal) bất
kể ban ngày hay ban đêm, nơi đây cũng là trạm thu phát tín hiệu bão Tiếp tục chuyển sang hướng thật 3480, với quãng đường 44 hải lý
- Đến vị trí (13037’4N, 109024’4E) với phương vị thứ nhất là 2320 đến phía Đông Hòn Chóp Tròn, phương vị thứ hai là 2620
từ vị trí này đến mép phía Đông Cù Lao Xanh (Pulau Gambir), ở Cù Lao Xanh có một ngọn hải đăng Tiếp tục đi theo hướng thật 3430, với quãng đường là 8 hải lý
- Đến vị trí (13045’N, 109022’4E) nằm ở phía Đông Mũi Yến (Quy Nhơn), với khoảng cách đo được là 5 hải lý đến Mũi Yến và phương vị đo đến mép phía Đông Hòn Đất là 2400 Lối Vào Vũng Quy Nhơn nằm cách phía Tây Tây Bắc Mũi Yến 2,5 hải lý
Do nội dung của đề tài là hướng dẫn hàng hải cho tàu thuyền hoạt động ven biển và phần hướng dẫn hành trình trong khu vực cảng Nha Trang và cảng Quy Nhơn thuộc trách nhiệm và phương pháp điều động của hoa tiêu nên tôi không có điều kiện nghiên cứu sâu phần hướng dẫn hành trình trong khu vực này
Trên đây là hướng dẫn hành trình từ Nha Trang đến Quy Nhơn được tác nghiệp trên hải đồ, tuy nhiên trong hành trình thực tế tàu phải tính thêm góc dạt tổng hợp bao gồm góc dạt nước và góc dạt gió
Đối với hành trình từ Quy Nhơn đến Nha Trang tàu có thể đi theo hướng ngược lại:
HT2 = HT1 ± 1800
Trang 35Trong đó: HT1 là hướng đi thật từ Nha Trang đến Quy Nhơn
HT2 là hướng đi thật từ Quy Nhơn đến Nha Trang
Trong trường hợp này tàu cũng tính góc dạt tổng hợp như hành trình từ Nha Trang đến Quy Nhơn Tuy nhiên tùy vào tình hình cụ thể tác động của gió và dòng chảy mà tính góc dạt tổng hợp để có tuyến đường hành trình hợp lý
Trong những tháng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau hướng gió thịnh hành trong khu vực Nha Trang đến Quy Nhơn là Đông Bắc và Bắc và dòng chảy ở đây là theo hướng Nam điều này sẽ làm cho tốc độ hành trình nhanh hơn khi đi từ Quy Nhơn đến Nha Trang
và cũng làm thay đổi hướng đi của tàu trong quá trình hành trình Còn từ tháng 4 đến tháng 9 hướng gió thịnh hành là hướng Nam và Tây Nam, bên cạnh đó trong thời gian này cũng xuất hiện dòng chảy theo hướng Bắc và Đông Bắc và sẽ tác động đến hướng đi của tàu và tốc độ hành trình cũng sẽ chậm lại khi đi từ Quy Nhơn vào Nha Trang
Ngoài ra còn một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hành trình của tàu tuy nhiên hai yếu tố gió và dòng chảy là tác động nhiều nhất đến hành trình của tàu
IV CÁC HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI KHÁC:
1 Vịnh Nha Trang:
(Xem hải đồ Việt Nam IA-25-32, hải đồ Anh số 3833)
a Khái quát chung:
Vịnh Nha Trang là 1 vịnh đẹp, kín gió được bao bọc bởi một số đảo Trong đó nơi che chắn lớn nhất phía Đông là Hòn Tre Vịnh Nha Trang là nơi neo đâu lý tưởng cho tàu thuyền tránh gió trong mùa mưa bão cũng như khi có giông Vịnh Nha Trang
có các cảng phục vụ thương mại của khu vực miền Trung và Tây Nguyên như cảng Nha Trang, cảng xăng dầu Phú Khánh, cảng Hải quân Nha Trang
Hòn Tre là một hòn đảo có nhiều cây cối nhiều vách đá dốc Trên đảo có 3 dãy núi nối tiếp nhau bởi những eo đất thấp Từ Mũi Rạch Trắng (12012’N, 109020’E), một đỉnh núi ngầm, phía trên nó là một vài hòn đảo nhỏ và các hòn đá nổi trên mặt nước
Trang 36kéo dài 7 liên về phía Đông Đông Nam, cao nhất trong những đảo nhỏ này là Hòn Nóc Phía Nam Hòn Tre, cách phía Tây Mũi Rạch Trang 1,5 hải lý là 2 vũng nhỏ khoét sâu vào bờ, đó là Vũng Đầm Chinh ở phía Đông chạy theo hướng Đông Đông Bắc và Vũng Đầm Lõm ở phía Tây chạy theo hướng Bắc Phía Bắc của Hòn Tre là Vũng Đầm Tre, vũng này bị chia ra làm 2 phần bởi 1 mũi đất nhỏ ở phía Tây Nam, Vũng Đầm Tre nằm giữa Mũi Tre (12013’N, 109019’E), cách phía Tây Bắc Mũi Rạch Trắng 2 hải lý,
và Mũi Sa Khê cách 4,5 hải lý phía Tây Mũi Rạch Trắng Mũi Ba Cơ, phía Bắc của Hòn Tre, cách phía Tây Tây Bắc của Mũi Tre khoảng 3 hải lý Vũng Đầm Lia bị chia làm 2 phần bởi 1 gò đất ở phía Tây Nam, nằm giữa Mũi Ba Cơ và Mũi Lang cách phía Tây Tây Nam Mũi Ba Cơ 1,25 hải lý Cách 2 liên phía Tây Bắc Hòn Tre là 1 bãi đá Đen (Rocher Noir); Mũi Nam (120
13’N, 109014’E) là mũi phía Tây Hòn Tre
Trên Hòn Tre là một số ngôi làng đó là Bích Đầm ở phía Nam Tây Nam đây là làng có dân số đông nhất ở Hòn Tre, Vũng Me ở phía Tây Hòn Tre và phía Nam của Mũi Nam, Vĩnh Nguyên và Bãi Trủ ở phía Bắc Trong số các làng này chỉ có Bích Đàm và Vinhc Nguyên là có dân số khá đông Tuy nhiên tàu thuyền không thể đến đó trong mùa đánh cá vì lúc này có rất nhiều cọc dùng để đánh cá cản trở
Hòn Mun cách phía Tây Nam Mũi Rạch Trắng 2 hải lý; đá Tròn (Rocher Rond),
là một bãi đá nổi, nằm ở phía Đông Hòn Mun và một số hòn đá nổi khác nằm gần phía Đông Bắc, cách phía Tây Bắc đá Tròn 5 liên
Hòn Một, một hòn đảo có nhiều cây cối, cách phía Tây Tây Bắc Hòn Mun 1,25 hải lý, nó nằm tách biệt với phía Tây Nam Hòn Tre bởi một con kênh rộng 1,5 liên Bãi
đá ngầm Sư Tử (Roche du Lion) nằm cách phía Tây Hòn Một 3.5 liên Hòn Tằm nằm cách phía Tây đá Sư Tử 9 liên và Hòn Miếu cách phía Tây Bắc Hòn Tằm 7 liên
Xa về phía Nam là Hòn Ngoại (12000’N, 109020’E), dốc và nhọn, ở trên đỉnh là một ụ chuẩn màu trắng, Hòn Ngoại là một đảo ở phía Nam thuộc nhóm đảo Cách phía Bắc Hòn Ngoại 5 liên là bãi đá ngầm (Roche Vulcan), Hòn Nội là hòn đảo lớn nhất trong nhóm đảo này, phía trên đỉnh là 1 ụ chuẩn màu trắng, cách phía Bắc Hòn Ngoại 2
Trang 37hải lý Bãi cạn (Banc de Castlereagh) nằm cách phía Tây Hòn Ngoại 1,25 đến 1,5 hải
lý và cách bờ 3 hải lý; bãi cạn Thủy Triều (Banc de Thủy Triều) nằm cách phía Tây Bắc Hòn Nội 5 hải lý và bãi cạn (Banc de Tondu) cách hơn 1,5 hải lý
Hòn Chà Là nằm ở phía Đông Bắc của lối vào Vịnh Nha Trang, cách phía Bắc Đông Bắc Hòn Cậu 4,5 hải lý Bãi ngầm Nam (Grand Banc) nằm ở giữa đường hành trình, cách phía Tây Hòn Dung 3,25 hải lý Hòn Con Rùa (Hòn Mát) (Ile Tortue) cách phía Tây bãi ngầm Nam (Grand Banc) 2,25 hải lý
Vịnh Nha Trang được giới hạn bởi Hòn Cứt Chim, Hòn Tre, Hòn Một và Hòn Tằm Cửa Sông Cái chia đương bờ thành 2 phần, đường bờ phía Tây Nam của Vịnh từ Mũi Chụt đến phía Nam lối vào Sông Cái, phía trước là bãi biển hẹp, phía sau là những ngọn đồi Làng Chụt nằm gần phía Tây Mũi Chụt Giữa Mũi Kê Gà và lối vào phía Bắc Sông Cái là 1 vũng nhỏ Hòn Cứt Chim nằm cách phía Đông của vị trí phía Bắc lối vào Sông Cái 1 hải lý và Hòn Đỏ nằm ở mép rìa của 1 rạn san hô, cách bờ 2 liên và phía Đông Bắc Sông Cái 5 liên Cửa Sông Cái rộng khoảng 1 liên và con sông bị chắn bởi một cồn cát rộng 3 liên Xương Huân, một làng chài nằm trên1 dãi cát biển dài 3 liên
về phía Nam Khóm Cù Lao chỉ ở phía trong cửa sông, cũng là một làng chài nằm trên
bờ phía Bắc Sông Cái
b Nơi neo đậu: Trong suốt gió mùa Đông Bắc thì Vũng Đầm Chinh và Vũng
Đầm Lõm, cả hai vũng này đều nằm phía Nam của Hòn Tre và 2 vũng này là nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền Còn trong mùa gió mùa Tây Nam thì vũng Đầm Tre và vũng Đầm Lia ở phía Bắc Hòn Tre là nơi neo đậu để tránh bão Tuy nhiên khi neo đậu
ở đây cần phải tìm hiểu rõ địa hình nơi này
c Lối vào cảng: Các tàu thuyền hàng hải trong khu vực muốn vào Vịnh Nha
Trang có thể đi từ 2 phía, từ phía Bắc Hòn Tre và phía Tây Nam Hòn Một
Trang 382 Cảng Nha Trang:
a Khái quát chung:
Cảng Nha Trang nằm trong Vịnh Nha Trang, tương đối kín gió Là cảng thương mại và du lịch phục vụ kinh tế của Khánh Hoà và các tỉnh Tây Nguyên
Với đặc điểm thuận lợi, độ sâu trung bình từ 8 đến 15m lại ít bị ảnh hưởng của gió mùa, dòng chảy và bồi lắng Cầu tàu có thể tiếp nhận tàu 20000 DWT Cảng Nha Trang ngày nay đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hoà và các tỉnh lân cận
Giới hạn vùng nước cảng:
Vùng nước trước cảng Nha Trang
Phạm vi vùng nước cảng Nha Trang được giới hạn gồm các điểm có toạ độ như sau:
+ Phía Bắc: được giới hạn bởi các đường thẳng nối các điểm
A (12014’1N, 109015’4E) (Mũi Ba Cơ)
B (12015’8N, 109012’9E) (Hòn Cứt Chim)
C (12012’8N, 109012’5E) (Trường Tây - Vĩnh Nguyên)
+ Phía Tây: từ điểm C chạy theo ven bờ đến điểm có toạ độ
D (12011’7N, 109013’7E)
E (12010’0N, 109014’2E)
+ Phía Nam: là ranh giới vĩ tuyến 12010’N
+ Phía Đông: là ranh giới kinh tuyến 109015’9E và dọc theo bờ phía Tây Nam Hòn Tre và điểm có toạ độ (12013’9N, 109013’8E)
Cầu cảng:
Cảng Nha Trang có cầu cảng cố định với sức chịu tải lớn nhất có thể tiếp nhận tàu với 20000 DWT cập làm hàng Tổng chiều dài khai thác cầu cảng Nha Trang là 750m, độ sâu khai thác từ 3 đến 11m đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị tiếp nhận cũng
như các dịch vụ hàng hải khác cho tàu thuyền hoạt động thương mại và dịch vụ
Trang 39Luồng lạch:
Cảng Nha Trang nằm trong vịnh Nha Trang được bao bọc bởi các đảo Các tàu vào cảng Nha Trang có thể đi từ cả 2 luồng phía Nam và Bắc Vị trí đón trả hoa tiêu ở
2 luồng có toạ độ như sau:
Phía Băc (N P/S (Pilot Station)): (12014’30N, 109023’42E)
Phía Nam (S P/S (Pilot Station)): (12010’12N, 109015’30E)
Luồng tàu được cơ quan Bảo đảm an toàn hàng hải lắp đặt hệ thống phao dẫn luồng báo hiệu để tàu thuyền hoạt động ra vào an toàn Tổng độ dài của luồng là 5km
và sâu 11,5m
Hình 2: Hệ thống luồng ở cảng Nha Trang
b Dòng chảy:
Trang 40Dòng chảy thường chảy theo một hướng hơn là biến đổi theo dòng triều Cách phía
Bắc Đông Bắc Hòn Bạc (12020’N, 109019’E) 1 hải lý, dòng chảy chảy theo hướng Nam Tây Nam khi thuỷ triều thấp, tốc độ khoảng 1 hải lý/h 3 giờ sau giờ nước lớn với mực nước là 1,2m dòng chảy dẽ chuyển hướng Đông Đông Nam có vận tốc nhỏ là 0,25 hải
lý/h
c Chế độ thủy triều:
Nhìn chung là nhật triều và bán nhất triều không đều Tại khu vực cảng Nha Trang hàng tháng số ngày nhất triều chiếm khoảng 18 đến 22 ngày, vào các kỳ nước kém thường có thêm một số con nước nhỏ hàng ngày Thời gian triều dâng thường lâu hơn thời gian triều rút
d Hải đăng chính:
e Cảng vụ: Là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải, trực thuộc
Cục Hàng HảI Việt Nam Cảng vụ Nha Trang quản lý hàng hải trong vùng nước thuộc
trách nhiệm từ Mũi Đại Lãnh (Cap Varella) đến Cà Ná (thuộc 2 tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận)
Địa chỉ: Số 3 Trần Phú, Cầu Đá, Vĩnh Nguyên, Nha Trang, Khánh Hoà, Việt Nam
f Hệ thống vô tuyến của cảng:
Hoạt động hàng hải tại khu vực thông tin thông qua các đài thông tin duyên hải hoặc VHF trên kênh 16 liên tục 24/24 giờ tại văn phòng cảng vụ hàng hải
g Thông báo thời gian dự kiến đến cảng:
Tất cả các tàu hạo động trong khu vực thực hiện thông báo theo thông lệ hàng hải quy định tại Bộ luật hàng hải Nghị định 160/NĐ-CP
h Nơi neo đậu và tránh bão:
Các phương tiện neo đậu trong vịnh phải theo sự chỉ định vị trí cụ thể của cảng
vụ Nha Trang