Cù Lao Chàm

Một phần của tài liệu Hướng dẫn hàng hải cho tàu thuyền hoạt động ven biển từ Nha Trang đến Đà Nẵng (Trang 76)

IV. HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI KHÁC

7. Cù Lao Chàm

a. Khái quát chung: Cù Lao Chàm (15057’N, 108031’E) là đảo lớn nhất trong nhóm đảo, gần phía Tây Cù Lao Chàm là đá, Hòn Nhạn nằm cách phía Bắc 1 liên. Phía Tây Bắc và phía Đông Bắc khá dốc, còn ở phía Đông là một vài bãi đá nằm gần bờ. Hòn Tai nằm cách phía Nam của mũi phía Đông Nam Cù Lao Chàm 5 liên, bãi đá ngầm Ran Manh (Roche d’Entrecasteaux) nằm cách 8 liên phía Tây Nam Hòn Tai. Hòn Giai nằm tách biệt với Cù Lao Chàm bởi 1 con lạch rộng 6 liên. Cách phia Đông Nam Hòn Giai 1,5 liên đến 1,25 hải lý là một bãi ngầm. Hòn Mò nằm cách phía Nam Tây Nam Hòn Giai 3,75 liên. Nằm ở phía Tây Cù Lao Chàm 2 hải lý là Hòn La, Hòn Cô và Hòn Cụ nằm ở phía Tây Hòn La 1 hải lý và 1,5 hải lý.

b. Nơi neo đậu:

Trong suốt gió mùa Đông Bắc thì khu vực phía Tây Nam Cù Lao Chàm là nơi trú ẩn an toàn. Làng Tân Hợp Phương nằm ở đầu vịnh (nằm cách phía Tây Bắc của mũi Đông Nam Cù Lao Chàm 2,25 hải lý), nằm gần phía Nam của làng là 1 bãi biển bên cạnh là 2 bãi đá. Hiện tại khu vực xung quanh Cù Lao Chàm là không an toàn và có thể gây nguy hiểm cho tàu thuyền khi có gió mùa Tây Nam.

Cũng có thể neo đậu ở làng Tân Hợp Phương, vị trí xem trên hải đồ, độ sâu là 7m (23ft), chất đáy là bùn và cát.

Đối với tàu thuyền nhỏ có thể neo đậu ở bãi ngầm ở phía Đông Nam Hòn Giai, hay ở khu vực ở phía Nam Đông Nam của mũi phía Nam Hòn Giai 1,5 hải lý.

8. Cửa Đại (Quãng Nam):

a. Khái quát chung: Sông Trường Giang nằm cách phía Tây Mũi An Hoà 3,5 hải lý và ở giữa Sông Trường Giang và Mũi An Hoà là 1 vũng nhỏ. Sông Trường Giang chảy song song với bờ biển và có thể thông với Cửa Đại, ở ven bờ là một vài ngôi làng. Phía trong đất liền là những rặng núi cao; Hòn Núi Tàu nằm cách Tây Tây Nam Cửa Đại 16 hải lý.

Cửa Đại (150

53’N, 108024’E) nằm giữa Mũi An Lương và Mũi Cửa Đại (cách Mũi An Lương 1 hải lý phía Tây Bắc). Một doi cát hẹp hình vòng cung dài 1 hải lý về hướng Đông bắt đầu từ Mũi Cửa Đại, ở phía Nam doi cát Cửa Đại đối diện với một cồn cát mà cồn cát này có một con lạch chảy qua có độ sâu khoảng 1,5m (5ft), tuy nhiên cồn cát này thường xuyên bị thay đổi. Ở Mũi Cửa Đại là 1 trạm biên phòng không được đánh dấu trên hải đồ, ngoài ra còn có 1 ngọn tháp nằm trên một vũng nước nông nằm cách 7,5 liên phía Nam Đông Nam Mũi Cửa Đại, ngọn tháp này cũng không đánh dấu trên hải đồ.

Cửa Đại thông với Vũng Đà Nẵng bằng 1 tuyến đường thủy nội địa. Hội An và Điện Bàn nằm cách Cửa Đại lần lượt là 3,5 hải lý và 9 hải lý. Từ biển có thể nhìn thấy cột buồm của thuyền mành đậu ở phía trong cồn cát.

b. Nơi neo đậu: Có thể neo đậu ở phía ngoài cồn cát, độ sâu là 15 đến 18m (50 đến 60ft), tuy nhiên chất đáy khá xấu không thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu.

9.Phao dầu Mỹ Khê (Đà Nẵng): (Xem hình 5)

a. Khái quát chung: Giữa Cửa Đại và Mũi Đà Nẵng là 1 vũng lớn, núi Thọ Sơn cao 103m (339), nằm gần bờ và cách phía Tây Nam Mũi Đà Nẵng 8 hải lý. Bãi đá Đen (Rocher Noir) cách phía Tây Tây Nam Mũi Đà Nẵng 4,75 hải lý, nằm trên 1 bãi cát phía ngoài bãi đá Đen (Rocher Noir). Xung quanh bãi đá Đen (Rocher Noir) là có nhiều chướng ngại vật nguy hiểm và cách 1 liên ở phía Tây bãi đá Đen (Rocher Noir) là 1 dãy san hô.

b. Cầu cảng: Phao dầu Mỹ Khê (160

06’N, 108016’E) gồm có các phao buộc tàu ở đầu ống dẫn dầu dài 3,5 liên theo hướng Đông Đông Bắc tính từ bờ. Tàu thuyền nếu muốn neo ở cảng dầu thì nên đi ở giữa phao buộc tàu phía Đông Nam và phía Tây Nam.

c. Nơi neo đậu:

Có thể neo đậu ở khu vực gần bãi đá Đen (Rocher Noir).

Bãi Nam (16006’N, 108017’E) là 1 vũng nhỏ ở phía Nam Bán Đảo Sơn Trà, có thể là nơi trú ẩn hay neo đậu cho tàu thuyền, độ sâu 11m (36ft), chất đáy là bùn.

Hình 5: Khu vực phao dầu Mỹ Khê

10. Vũng Đà Nẵng:

(Xem hải đồ Việt Nam IA-25-29, hải đồ Anh số 3884) a. Khái quát chung:

V trí: Đà Nãng (160

Địa hình: Vũng Đà Nẵng nằm giữa mũi phía Bắc của Bán Đảo Sơn Trà và 1 điểm cách phía Tây Bắc Bán Đảo 4 hải lý. Vũng Đà Nẵng có thể được nhận biết bởi vùng đất cao ở Bán Đảo Sơn Trà và Hòn Sơn Chà (cách 3 liên phía Đông Bắc của lối vào Vũng Đà Nẵng).

Phía Tây Vũng Đà Nẵng là khu vực có nhiều núi non, Núi Hoi có hình nón, cách phía Tây Tây Nam của phía Tây lối vào Vũng 5 hải lý. Giữa phía Tây lối vào và mũi Isabelle (cách 3,25 hải lý phía Tây Nam của Vũng) là 1 vũng nhỏ, bờ biển ở đây hầu hết là dốc. Cách phía Nam Tây Nam mũi I-Sa-Ben Isabelle 3 hải lý là Mũi Nam Ô, nằm giữa 2 mũi này là 2 vũng nhỏ được ngăn bởi 1 dãi đất cao, Vũng Nam Chơn ở phía Bắc còn Vũng Kim Liên ở phía Nam. Sông Cù Đê chảy vào phía Nam Vũng Kim Liên. Phần đầu Vũng Đà Nẵng khá thấp nằm giữa Mũi Nam Ô và phía Nam lối vào Sông Hàn.

Phía Đông Vũng Đà Nẵng là bãi đá Can-Tôn (Roche Canton) (160

10’N, 108015’E) nằm phía Tây Bắc của phía Đông Nam của lối vào Vũng Đà Nẵng 3 liên. Cảng Tiên Sa nằm ở phía Tây Bán Đảo Sơn Trà, 1 con đê cao 3m nối cảng này với Bán Đảo. Nằm giữa cảng Tiên Sa và phía Đông lối vào Sông Hàn là 1 vũng nước nông. Một tuyến luồng chạy theo hướng Đông Đông Nam băng qua Vũng Đà Nẵng đến các bờ trượt dành cho tàu và nơi đặt thiết bị radar ở cảng.

b. Lối vào cảng: Để vào cảng Đà Nẵng thi bắt đầu hàng hải từ biển vượt qua Vũng Đà Nãng.

c. Điều kiện hạn chế:

Độ sâu cho phép tàu qua li: Độ sâu ở luồng trong Sông Hàn là 13m, độ sâu ở

cảng Đà Nẵng là 6,5 đến 9m. Tuy nhiên đế biết chính xác thông tin về độ sâu thì nên hỏi cảng vụ.

Cu cng dài nht và sâu nht: ở cảng Tiên Sa, mớn nước tối đa cho phép là 10,5m.

Mc nước thu triu trung bình: Mực nước thuỷ triều trung bình khi nước lớn là 1,2m, khi nước ròng là 0,6m.

Tình trng thi tiết và bin: Trong suốt gió mùa Đông Bắc khi mà những cơn

gió nhẹ đang thịnh hành thì tình hình khí hậu bình thường. Nhưng vào tháng 2, lúc này bắt đầu có những cơn gió từ phương Bắc tràn về, dấu hiệu nhận biết là có nhiều mây xung quanh những đỉnh núi. Vào tháng 4 và tháng 5, khi mà trời không có gió, lúc này thời tiết trở nên nóng hơn, thời gian này là khoảng thời gian thuận lợi cho việc neo đậu ở Vũng Đà Nẵng, nên tránh xa vùng đất cao ở Bán Đảo Sơn Trà để có thể có được những cơn gió mát, tháng 6 là tháng nóng nhất trong năm.

Suốt gió mùa Đông Bắc hay mùa bão, Vũng Đà Nẵng hầu như không có nơi trú ẩn nào an toàn, tuy nhiên trong thời gian sau thì có thể neo đậu ở khu vực Cù Lao Chàm (15057’N, 108031’E).

11. Cảng Đà Nẵng: a. Khái quát chung:

V trí: Đà Nãng (160

04’N, 108013’E) nằm ở phía Tây lối vào Sông Hàn.

Cảng Đà Nẵng là cảng lớn của miền Trung Việt Nam, nơi đây là cửa ngỏ quan trọng cho giao thông đường biển trong và ngoài nước. Gạo, xi-măng và dầu mỏ là những sản phẩm nhập cảng còn than đá, quế và than củi là những sản phẩm xuất cảng.

Vùng nước cng Đà Nng:

Vùng nước trước cầu bến của các xí nghiệp cảng thuộc khu vực cảng biển Đà Nẵng.

Vùng nước của các tuyến luồng ra vào các cảng, các vùng nước neo đậu, chuyển tải, tránh bão tại Vũng Đà Nẵng và luồng Sông Hàn.

Vùng nước neo đậu: (Xem hình 6)

+ Toạ độ neo đậu đối với các tàu hàng mà hàng chuyên chở không phải là chất nổ, chất độc, xăng dầu hoặc các chất dễ cháy khác, được quy định cụ thể như sau:

Tại Sông Hàn: Đoạn luồng từ cầu Sông Hàn 1 đến cầu Sông Hàn 9, được giới hạn bởi 2 điểm có toạ độ:

SH1 (16004’86N, 108013’20E) và SH9 (16003’64N, 108013’18E).

Các điểm neo chỉ được chỉ định phía hữu ngạn Sông Hàn, dọc theo hành lang luồng.

+ Toạ độ neo đậu của tàu chở dầu, các chất dễ cháy khác quy định như sau: Tại Vũng Đà Nẵng: các điểm A, B, C .

Phao Liên Chiểu có toạ độ: (160

08’26N, 108007’66E). Tại Mỹ Khê: (160

04’26N, 108015’39E).

Tại Sông Hàn: cầu dầu Nại Hiên, có toạ độ (160

03’27N, 108013’15E), cầu K4D6 (16003’45N, 108013’16E).

B trí chung:

Khu vực neo đậu của cảng Đà Nẵng hầu hết là ở Vũng Đà Nẵng, còn khi tàu cập cảng thì nơi neo đậu sẽ được chỉ định ở Sông Hàn.

Trong Vũng Đà Nẵng, nằm dọc ven bờ có rất nhiều cọc dùng để đánh cá, hầu hết là nằm ở đầu Vũng. Phía Bắc Vũng Kim Liên có 1 nơi neo đậu dành cho tàu dầu.

Nơi neo đậu được bố trí theo độ sâu ở Vũng Đà Nẵng, ngoài ra ở cảng Tiên Sa có nơi neo đậu dành cho tàu có mớn nước lớn hơn. Từ phía Tây Nam cảng Tiên Sa là một tuyến luồng theo hướng Đông Đông Nam dài 1,25 hải lý. Tiếp đó là 1 tuyến luồng đã được nạo vét chạy theo hướng Nam thông qua Sông Hàn. Bên cạnh là 1 đập nước dài 1 hải lý đến phía Tây của luồng đã nạo vét và kéo dài 3 liên theo hướng Tây Bắc từ phía Đông của lối vào Sông Hàn. Phía trong lối vào là 2 con đập dài 1 liên theo hướng Tây Bắc bắt đầu từ bãi ngầm phía Đông và từ phía Đông lối vào là từ 4,5 liên và 8,5 liên.

Phía trong Sông Hàn, cầu cảng hầu hết nàm dọc ở bờ phía Tây. trong Sông Hàn có nhiều tàu thuyền nhỏ chạy qua lại. Từ Sông Hàn có thể thông với Sông Cửa Đại bằng đường thuỷ nội địa.

Trm vô tuyến cng: Có 1 trạm radio ở cảng và 1 trạm ở vem bờ. Hoạt động hàng hải tại khu vực, thông tin thông qua các đài thông tin duyên hải hoặc VHF kênh 16 liên tục 24/24 giờ tại cảng vụ Đà Nẵng.

Nơi th neo: Nơi thả neo dành cho tàu dầu ở Vũng Kim Liên (160

08’N, 108008’E) có thể cho phép tàu có trọng tải trên 5000DWT đậu ở đây, độ sâu là 7,6m 923ft). Một bể chứa dầu màu trắng được đánh dấu bởi 1 ngọn đèn, nằm gần phía cuối cùng của đường ống dẫn dầu.

Cp cng: Cảng Tiên Sa có 2 bến tàu ứng với 2 cầu cảng có thể cho tàu có chiều dài tối đa trên 182m cập vào, độ sâu là 9,5m (31ft), cầu số1 và số 2 ở cầu cảng phía Tây Bắc, còn cầu số 3 và số 4 ở cầu cảng phía Nam.

Phía trong con sông ở phía Tây có 1 cầu tàu dài 530m và độ sâu là 4 đến 6m (13 đến 20ft).

Ngoài ra còn có các cầu cảng khác ở phía trong sông ở Đà Nẵng với tổng chiều dài khoảng 2 hải lý nhưng tất cả chúng đều ngắn và độ sâu thấp.

b. Dòng chảy:

Khi thuỷ triều thấp thì không có lũ lụt ở những con sông của Đà Nẵng, thậm chí khi thuỷ triều dâng cao dòng chảy cũng không đạt đến tốc độ 0,5 hải lý/h và dòng triều chỉ có thể đạt được tốc độ này ở Sông Hàn. Tuy nhiên trong suốt và sau khi mưa lớn thì tốc độ dòng triều ở Sông Hàn có thể đạt tốc độ 7 đến 9 hải lý/h.

c. Chếđộ thủy triều:

Chế độ thủy triều ở cảng Đà Nẵng là bán nhật triều không đều

d. Cảng vụ: Cảng vụ Đà Nẵng, số 1 Bạch Đằng, thành phố Đà Nẵng. Cảng vụ Đà

Nẵng thực hiện quản lý Nhà nước đối với vùng nước mà mình quản lý.

e.Dấu hiệu:

Hải đăng ở Mũi Đà Nẵng (cao 5m) (160

07’2N, 108013’1E).

Hải đăng có màu trắng cao 4m, từ phía Bắc và phía Nam của đê chắn sóng có thể nhìn thấy ngọn hải đăng này.

Hải đăng cao 3m hình tháp sườn kim loại màu trắng, ở phía Tây đê chắn sóng.

f.Thông báo thời gian dự kiến đến cảng:

Tất cả các tàu hoạt động trong khu vực thực hiện thông báo theo thông lệ hàng hải quy định tại Bộ luật hàng hải, nghị định 160/NĐ-CP. Nếu là lần đầu tiên đến cảng hoặc là có hợp đồng với chính quyền ở Việt Nam thì những thông tin về tàu phải gửi cho cảng vụ, những thông tin về hàng hoá nếu là tàu chở hàng bách hoá. Phải có hoa tiêu hỗ trợ, thuê cầu cảng, nhiên liệu và nước ngọt.

g. Khu vực neo đậu ngoài xa: Xem trên hải đồ những nơi neo đậu trong Vũng Đà Nẵng.

Sa cha: Có nhiều đường trượt và ụ đà dành cho tàu cần sữa chữa và khả năng

tối đa là tàu có trọng tải 7000DWT.

Các phương tin khác: Bệnh viện, trợ giúp y té, diết chuột .. được cung cấp khi

tàu đậu ở đây.

Ngun cung cp: Dầu diesel bằng tàu dầu hay xà lan, nước ngọt bằng xà lan và

thực phẩm.

i. Chú ý: Một khu vực nổ mìn đã bỏ hoang được đánh dấu trong Vũng Đà Nẵng, cùng với đó là một số xác tàu và một khu vực bị nhiễm bẩn gần khu vực neo đậu.

j. Hoa tiêu: Chế độ hoa tiêu là bắt buộc. Nơi đón trả hoa tiêu nằm xung quanh vị trí (160

10’N, 108011’E), nằm cách phía Tây Tây Bắc cảng Tiên Sa 12 liên, có thể xem vị trí này trên hải đồ.

k. Tàu kéo: Luôn sẵn sàng. Tàu kéo chỉ bắt buộc đối với tàu có chiều dài tối

đa LOA > 70m.

l. Dịch vụ y tế: Thông tin về sức khoẻ nên đính kèm theo thông báo thời gian

dự kiến đến cảng.

m. Hướng dẫn hành trình:

Để vào cảng Đà Nẵng thì vượt qua Vũng Đà Nẵng và đi qua các vị trí sau: - Bắt đầu từ vị trí (160

07’N, 108021’E) ở phía Tây Bắc của Mũi Đà Nẵng, phương vị đến mũi này là 2300 và phương vị đến hải đăng ở Mũi Đà Nẵng là 2980. Đi theo hướng thật 3010, với quãng đường 3,6 hải lý.

- Đến vị trí có toạ độ (160

09’6N, 108017’5E) ở phía Đông Nam của Hòn Sơn Trà, vị trí này được xác định bởi khoảng cách đến phía Tây Nam Hòn Sơn Trà là 6 hải lý và đến đá Can-tôn là 4 hải lý. Hòn Sơn Trà là 1 hòn đảo có dốc cheo leo đặc biệt là ở phía Đông, cách phía Đông Bắc của lối vào Vũng đà Nẵng 3 liên. Chuyển sang hướng thật 2780, đi với quãng đường 3,2 hải lý.

- Đến vị trí có toạ độ (160

10’N, 108014’2E) ở phía Tây Bắc đá Can-Tôn (Roche Canton), phương vị đo đến phía Đông Hòn Sơn Trà là 3300 và khoảng cách đến hải đăng ở Mũi Đà Nẵng là 4,7 hải lý. Đá Can-Tôn là bãi đá có 2 mũi, mũi phía Bắc thì nhô lên khỏi mặt nước, còn mũi phía Nam thì bị ngập nước, tuy nhiên bãi đá Can-Tôn (Roche Canton) thì dễ nhận biết. Đi theo hướng 3010

, với khoảng cách 3,6 hải lý. Tiếp tục đi theo hướng thật 2500và đi với quãng đường 1,6 hải lý.

- Đến vị trí có toạ độ (160

09’5N, 108012’6E) ở phía Tây Bắc của hải đăng ở phía Tây Bán Đảo Sơn Trà, phương vị đo đến hải đăng này là 1790 và khoảng cách đến đá Can-Tôn là 1,8 hải lý. Chuyển sang hướng thật 2900, với quãng đường là 1,6 hải lý.

- Đến nơi đón trả hoa tiêu (160

10’N, 108010’E) hoặc nơi neo đậu như hướng dẫn của cảng vụ.

12. Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng): a. Khái quát chung: (Xem hình 7)

Cảng Tiên Sa nằm trong khu vực Vũng Đà Nẵng, nằm ở phía Tây bán đảo Sơn

Một phần của tài liệu Hướng dẫn hàng hải cho tàu thuyền hoạt động ven biển từ Nha Trang đến Đà Nẵng (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)