0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

HƯỚNG DẪN HÀNH TRÌNH

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI CHO TÀU THUYỀN HOẠT ĐỘNG VEN BIỂN TỪ NHA TRANG ĐẾN ĐÀ NẴNG (Trang 33 -33 )

(Xem hải đồ Việt Nam IA-200-09 và IA-200-08)

Tàu hành trình từ Nha Trang đến Quy Nhơn đi qua các vị trí sau: - Từ vị trí (120

11’6N, 109023’8E) ngắm Mũi Rạch Trắng trên phương vị 2700, với khoảng cách 4 hải lý. Bắt đầu đi theo hướng thật 180, quãng đường là 23 hải lý.

- Đến vị trí (120

34’N, 109031’5E) nằm ở phía Đông Mũi Gành, vị trí này đươc xác định bằng 2 khoảng cách, khoảng cách thứ nhất là 5,5 hải lý đến Mũi Gành, khoảng cách thứ hai là 4,8 hải lý đến Hòn Khô Tran. Hòn Trâu Nằm nằm cách Mũi Gành 1,5 hải lý phía Đông, Vịnh Bến Gội nằm ở phía Tây Bắc Mũi Gành. Tiếp tục đi theo hướng thật 180 với quãng đường là 5 hải lý.

- Đến vị trí (120

38’7N, 109033’E) với phương vị là 2300 từ vị trí này đến mép phía Đông Hòn Trâu Nằm và khoảng cách 4,8 hải lý đến phía Đông Hòn Đôi. Tại vị trí này bắt đầu chuyển hướng, đi theo hướng thật 00, với quãng đường 14,8 hải lý.

- Đến vị trí (120

54’N, 109033’E) ở phía Đông Mũi Đại Lãnh (Cap Varella) (12054’N, 109028’E) với phương vị 2720

và khoảng cách là 6 hải lý. Mũi Đại Lãnh là một vách đá dốc có 4 mũi đá. Trên đỉnh là Núi Đá Bia nằm cách hải đăng Mũi Đại Lãnh 3,5 hải lý về phía Tây. Ngoài ra ở Mũi Đại Lãnh còn có 1 trạm tín hiệu, tàu thuyền có thể liên lạc bằng “Luật tín hiệu quốc tế "(International Code of Signal) bất kể ban ngày hay ban đêm, nơi đây cũng là trạm thu phát tín hiệu bão. Tiếp tục chuyển sang hướng thật 3480

, với quãng đường 44 hải lý. - Đến vị trí (130

37’4N, 109024’4E) với phương vị thứ nhất là 2320

đến phía Đông Hòn Chóp Tròn, phương vị thứ hai là 2620 từ vị trí này đến mép phía Đông Cù Lao Xanh (Pulau Gambir), ở Cù Lao Xanh có một ngọn hải đăng. Tiếp tục đi theo hướng thật 3430, với quãng đường là 8 hải lý.

- Đến vị trí (130

45’N, 109022’4E) nằm ở phía Đông Mũi Yến (Quy Nhơn), với khoảng cách đo được là 5 hải lý đến Mũi Yến và phương vị đo đến mép phía Đông Hòn Đất là 2400. Lối Vào Vũng Quy Nhơn nằm cách phía Tây Tây Bắc Mũi Yến 2,5 hải lý.

Do nội dung của đề tài là hướng dẫn hàng hải cho tàu thuyền hoạt động ven biển và phần hướng dẫn hành trình trong khu vực cảng Nha Trang và cảng Quy Nhơn thuộc trách nhiệm và phương pháp điều động của hoa tiêu nên tôi không có điều kiện nghiên cứu sâu phần hướng dẫn hành trình trong khu vực này.

Trên đây là hướng dẫn hành trình từ Nha Trang đến Quy Nhơn được tác nghiệp trên hải đồ, tuy nhiên trong hành trình thực tế tàu phải tính thêm góc dạt tổng hợp bao gồm góc dạt nước và góc dạt gió.

Đối với hành trình từ Quy Nhơn đến Nha Trang tàu có thể đi theo hướng ngược lại: HT2 = HT1 ± 1800

Trong đó: HT1 là hướng đi thật từ Nha Trang đến Quy Nhơn. HT2 là hướng đi thật từ Quy Nhơn đến Nha Trang.

Trong trường hợp này tàu cũng tính góc dạt tổng hợp như hành trình từ Nha Trang đến Quy Nhơn. Tuy nhiên tùy vào tình hình cụ thể tác động của gió và dòng chảy mà tính góc dạt tổng hợp để có tuyến đường hành trình hợp lý.

Trong những tháng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau hướng gió thịnh hành trong khu vực Nha Trang đến Quy Nhơn là Đông Bắc và Bắc và dòng chảy ở đây là theo hướng Nam điều này sẽ làm cho tốc độ hành trình nhanh hơn khi đi từ Quy Nhơn đến Nha Trang và cũng làm thay đổi hướng đi của tàu trong quá trình hành trình. Còn từ tháng 4 đến tháng 9 hướng gió thịnh hành là hướng Nam và Tây Nam, bên cạnh đó trong thời gian này cũng xuất hiện dòng chảy theo hướng Bắc và Đông Bắc và sẽ tác động đến hướng đi của tàu và tốc độ hành trình cũng sẽ chậm lại khi đi từ Quy Nhơn vào Nha Trang.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hành trình của tàu tuy nhiên hai yếu tố gió và dòng chảy là tác động nhiều nhất đến hành trình của tàu.

IV. CÁC HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI KHÁC: 1. Vịnh Nha Trang:

(Xem hải đồ Việt Nam IA-25-32, hải đồ Anh số 3833)

a. Khái quát chung:

Vịnh Nha Trang là 1 vịnh đẹp, kín gió được bao bọc bởi một số đảo. Trong đó nơi che chắn lớn nhất phía Đông là Hòn Tre. Vịnh Nha Trang là nơi neo đâu lý tưởng cho tàu thuyền tránh gió trong mùa mưa bão cũng như khi có giông. Vịnh Nha Trang có các cảng phục vụ thương mại của khu vực miền Trung và Tây Nguyên như cảng Nha Trang, cảng xăng dầu Phú Khánh, cảng Hải quân Nha Trang

Hòn Tre là một hòn đảo có nhiều cây cối nhiều vách đá dốc. Trên đảo có 3 dãy núi nối tiếp nhau bởi những eo đất thấp. Từ Mũi Rạch Trắng (120

12’N, 109020’E), một đỉnh núi ngầm, phía trên nó là một vài hòn đảo nhỏ và các hòn đá nổi trên mặt nước

kéo dài 7 liên về phía Đông Đông Nam, cao nhất trong những đảo nhỏ này là Hòn Nóc. Phía Nam Hòn Tre, cách phía Tây Mũi Rạch Trang 1,5 hải lý là 2 vũng nhỏ khoét sâu vào bờ, đó là Vũng Đầm Chinh ở phía Đông chạy theo hướng Đông Đông Bắc và Vũng Đầm Lõm ở phía Tây chạy theo hướng Bắc. Phía Bắc của Hòn Tre là Vũng Đầm Tre, vũng này bị chia ra làm 2 phần bởi 1 mũi đất nhỏ ở phía Tây Nam, Vũng Đầm Tre nằm giữa Mũi Tre (120

13’N, 109019’E), cách phía Tây Bắc Mũi Rạch Trắng 2 hải lý, và Mũi Sa Khê cách 4,5 hải lý phía Tây Mũi Rạch Trắng. Mũi Ba Cơ, phía Bắc của Hòn Tre, cách phía Tây Tây Bắc của Mũi Tre khoảng 3 hải lý. Vũng Đầm Lia bị chia làm 2 phần bởi 1 gò đất ở phía Tây Nam, nằm giữa Mũi Ba Cơ và Mũi Lang cách phía Tây Tây Nam Mũi Ba Cơ 1,25 hải lý. Cách 2 liên phía Tây Bắc Hòn Tre là 1 bãi đá Đen (Rocher Noir); Mũi Nam (120

13’N, 109014’E) là mũi phía Tây Hòn Tre.

Trên Hòn Tre là một số ngôi làng đó là Bích Đầm ở phía Nam Tây Nam đây là làng có dân số đông nhất ở Hòn Tre, Vũng Me ở phía Tây Hòn Tre và phía Nam của Mũi Nam, Vĩnh Nguyên và Bãi Trủ ở phía Bắc. Trong số các làng này chỉ có Bích Đàm và Vinhc Nguyên là có dân số khá đông. Tuy nhiên tàu thuyền không thể đến đó trong mùa đánh cá vì lúc này có rất nhiều cọc dùng để đánh cá cản trở.

Hòn Mun cách phía Tây Nam Mũi Rạch Trắng 2 hải lý; đá Tròn (Rocher Rond), là một bãi đá nổi, nằm ở phía Đông Hòn Mun và một số hòn đá nổi khác nằm gần phía Đông Bắc, cách phía Tây Bắc đá Tròn 5 liên.

Hòn Một, một hòn đảo có nhiều cây cối, cách phía Tây Tây Bắc Hòn Mun 1,25 hải lý, nó nằm tách biệt với phía Tây Nam Hòn Tre bởi một con kênh rộng 1,5 liên. Bãi đá ngầm Sư Tử (Roche du Lion) nằm cách phía Tây Hòn Một 3.5 liên. Hòn Tằm nằm cách phía Tây đá Sư Tử 9 liên và Hòn Miếu cách phía Tây Bắc Hòn Tằm 7 liên.

Xa về phía Nam là Hòn Ngoại (120

00’N, 109020’E), dốc và nhọn, ở trên đỉnh là một ụ chuẩn màu trắng, Hòn Ngoại là một đảo ở phía Nam thuộc nhóm đảo. Cách phía Bắc Hòn Ngoại 5 liên là bãi đá ngầm (Roche Vulcan), Hòn Nội là hòn đảo lớn nhất trong nhóm đảo này, phía trên đỉnh là 1 ụ chuẩn màu trắng, cách phía Bắc Hòn Ngoại 2

hải lý. Bãi cạn (Banc de Castlereagh) nằm cách phía Tây Hòn Ngoại 1,25 đến 1,5 hải lý và cách bờ 3 hải lý; bãi cạn Thủy Triều (Banc de Thủy Triều) nằm cách phía Tây Bắc Hòn Nội 5 hải lý và bãi cạn (Banc de Tondu) cách hơn 1,5 hải lý.

Hòn Chà Là nằm ở phía Đông Bắc của lối vào Vịnh Nha Trang, cách phía Bắc Đông Bắc Hòn Cậu 4,5 hải lý. Bãi ngầm Nam (Grand Banc) nằm ở giữa đường hành trình, cách phía Tây Hòn Dung 3,25 hải lý. Hòn Con Rùa (Hòn Mát) (Ile Tortue) cách phía Tây bãi ngầm Nam (Grand Banc) 2,25 hải lý.

Vịnh Nha Trang được giới hạn bởi Hòn Cứt Chim, Hòn Tre, Hòn Một và Hòn Tằm. Cửa Sông Cái chia đương bờ thành 2 phần, đường bờ phía Tây Nam của Vịnh từ Mũi Chụt đến phía Nam lối vào Sông Cái, phía trước là bãi biển hẹp, phía sau là những ngọn đồi. Làng Chụt nằm gần phía Tây Mũi Chụt. Giữa Mũi Kê Gà và lối vào phía Bắc Sông Cái là 1 vũng nhỏ. Hòn Cứt Chim nằm cách phía Đông của vị trí phía Bắc lối vào Sông Cái 1 hải lý và Hòn Đỏ nằm ở mép rìa của 1 rạn san hô, cách bờ 2 liên và phía Đông Bắc Sông Cái 5 liên. Cửa Sông Cái rộng khoảng 1 liên và con sông bị chắn bởi một cồn cát rộng 3 liên. Xương Huân, một làng chài nằm trên1 dãi cát biển dài 3 liên về phía Nam. Khóm Cù Lao chỉ ở phía trong cửa sông, cũng là một làng chài nằm trên bờ phía Bắc Sông Cái.

b. Nơi neo đậu: Trong suốt gió mùa Đông Bắc thì Vũng Đầm Chinh và Vũng Đầm Lõm, cả hai vũng này đều nằm phía Nam của Hòn Tre và 2 vũng này là nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền. Còn trong mùa gió mùa Tây Nam thì vũng Đầm Tre và vũng Đầm Lia ở phía Bắc Hòn Tre là nơi neo đậu để tránh bão. Tuy nhiên khi neo đậu ở đây cần phải tìm hiểu rõ địa hình nơi này.

c. Lối vào cảng: Các tàu thuyền hàng hải trong khu vực muốn vào Vịnh Nha Trang có thể đi từ 2 phía, từ phía Bắc Hòn Tre và phía Tây Nam Hòn Một.

2. Cảng Nha Trang: a. Khái quát chung:

Cảng Nha Trang nằm trong Vịnh Nha Trang, tương đối kín gió. Là cảng thương mại và du lịch phục vụ kinh tế của Khánh Hoà và các tỉnh Tây Nguyên.

Với đặc điểm thuận lợi, độ sâu trung bình từ 8 đến 15m lại ít bị ảnh hưởng của gió mùa, dòng chảy và bồi lắng. Cầu tàu có thể tiếp nhận tàu 20000 DWT. Cảng Nha Trang ngày nay đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hoà và các tỉnh lân cận.

Gii hn vùng nước cng:

Vùng nước trước cảng Nha Trang.

Phạm vi vùng nước cảng Nha Trang được giới hạn gồm các điểm có toạ độ như sau:

+ Phía Bắc: được giới hạn bởi các đường thẳng nối các điểm A (12014’1N, 109015’4E) (Mũi Ba Cơ).

B (12015’8N, 109012’9E) (Hòn Cứt Chim).

C (12012’8N, 109012’5E) (Trường Tây - Vĩnh Nguyên). + Phía Tây: từ điểm C chạy theo ven bờ đến điểm có toạ độ D (12011’7N, 109013’7E).

E (12010’0N, 109014’2E).

+ Phía Nam: là ranh giới vĩ tuyến 120

10’N.

+ Phía Đông: là ranh giới kinh tuyến 109015’9E và dọc theo bờ phía Tây Nam Hòn Tre và điểm có toạ độ (120

13’9N, 109013’8E). Cu cng:

Cảng Nha Trang có cầu cảng cố định với sức chịu tải lớn nhất có thể tiếp nhận tàu với 20000 DWT cập làm hàng. Tổng chiều dài khai thác cầu cảng Nha Trang là 750m, độ sâu khai thác từ 3 đến 11m đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị tiếp nhận cũng như các dịch vụ hàng hải khác cho tàu thuyền hoạt động thương mại và dịch vụ.

Lung lch:

Cảng Nha Trang nằm trong vịnh Nha Trang được bao bọc bởi các đảo. Các tàu vào cảng Nha Trang có thể đi từ cả 2 luồng phía Nam và Bắc. Vị trí đón trả hoa tiêu ở 2 luồng có toạ độ như sau:

Phía Băc (N P/S (Pilot Station)): (120

14’30N, 109023’42E). Phía Nam (S P/S (Pilot Station)): (12010’12N, 109015’30E).

Luồng tàu được cơ quan Bảo đảm an toàn hàng hải lắp đặt hệ thống phao dẫn luồng báo hiệu để tàu thuyền hoạt động ra vào an toàn. Tổng độ dài của luồng là 5km và sâu 11,5m.

Hình 2: Hệ thống luồng ở cảng Nha Trang

Dòng chảy thường chảy theo một hướng hơn là biến đổi theo dòng triều. Cách phía Bắc Đông Bắc Hòn Bạc (120

20’N, 109019’E) 1 hải lý, dòng chảy chảy theo hướng Nam Tây Nam khi thuỷ triều thấp, tốc độ khoảng 1 hải lý/h. 3 giờ sau giờ nước lớn với mực nước là 1,2m dòng chảy dẽ chuyển hướng Đông Đông Nam có vận tốc nhỏ là 0,25 hải lý/h.

c. Chếđộ thủy triều:

Nhìn chung là nhật triều và bán nhất triều không đều. Tại khu vực cảng Nha Trang hàng tháng số ngày nhất triều chiếm khoảng 18 đến 22 ngày, vào các kỳ nước kém thường có thêm một số con nước nhỏ hàng ngày. Thời gian triều dâng thường lâu hơn thời gian triều rút.

d. Hải đăng chính:

Hải đăng ở Mũi Rạch Trắng (120

11’6N, 109019’8E) (Ch.tr(3).104m.21hl )

e. Cảng vụ: Là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải, trực thuộc Cục Hàng HảI Việt Nam. Cảng vụ Nha Trang quản lý hàng hải trong vùng nước thuộc trách nhiệm từ Mũi Đại Lãnh (Cap Varella) đến Cà Ná (thuộc 2 tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận).

Địa chỉ: Số 3 Trần Phú, Cầu Đá, Vĩnh Nguyên, Nha Trang, Khánh Hoà, Việt Nam.

f. Hệ thống vô tuyến của cảng:

Hoạt động hàng hải tại khu vực thông tin thông qua các đài thông tin duyên hải hoặc VHF trên kênh 16 liên tục 24/24 giờ tại văn phòng cảng vụ hàng hải.

g. Thông báo thời gian dự kiến đến cảng:

Tất cả các tàu hạo động trong khu vực thực hiện thông báo theo thông lệ hàng hải quy định tại Bộ luật hàng hải. Nghị định 160/NĐ-CP.

h. Nơi neo đậu và tránh bão:

Các phương tiện neo đậu trong vịnh phải theo sự chỉ định vị trí cụ thể của cảng vụ Nha Trang.

Khu vc tránh bão:Vịnh Nha Trang được bao bọc bởi nhiều đảo tạo thành khu vực kín gió thuận tiện và an toàn cho tàu thuyền tránh bão. Khu vực tránh bão nằm chủ yếu ở khu vực Hòn Tre.

1. (12012’33N, 109014’04E). 2. (12011’52N, 109015’00E). 3. (12011’42N, 109015’00E). 4. (12011’32N, 109015’31E). i. Hoa tiêu:

Tại Việt Nam chế độ hoa tiêu đối với tàu thuyền quy định cụ thể tại Bộ luật hàng hải Việt Nam. Tại Nha Trang có 2 vị trí đón trả hoa tiêu tại 2 đầu luồng phía Bắc và phía Nam có toạ độ như sau:

Phía Băc (N P/S (Pilot Station)): (120

14’30N, 109023’42E). Phía Nam (S P/S (Pilot Station)): (12010’12N, 109015’30E).

Hòn Một là 1 đảo nhỏ nằm ở phía Tây Nam Hòn Tre là giới hạn của luồng tàu phía Nam (giữa Hòn Một và Hòn Tằm). Vị trí hoa tiêu phía Nam cách Hòn Một về phía Tây khoảng 1 hải lý. Tại Nha Trang hoa tiêu hoạt động 24/24.

j. Tàu lai dắt: Tại Nha Trang và các cảng trong khu vực đều có tàu lai phục vụ theo quy định.

k. Hướng dẫn vào cảng:

Có thể đi vào Vịnh Nha Trang từ 2 hướng đó là từ phía Bắc và phía Nam.

T phía Nam: Sau khi vượt qua phía Đông Bắc của bãi đá ngầm Ngư Ông (Iles

des Pêcheurs) (12002’N, 109019’E) tiếp tục đến phía Nam nơi đón trả hoa tiêu và phía Đông Bắc Mũi Đông Ba (120

08’N, 109014’E). Cần phải chú ý khi đi qua bãi đá ngầm Ngư Ông (Iles des Pêcheurs) và vùng ven bờ vì độ sâu thấp có thể gây nguy hiểm cho tàu.

Từ khu vực phía Đông của nơi đón trả hoa tiêu (120

10’N, 109018’8E) bắt đầu đi theo hướng thật 3000 với quãng đường là 5,8 hải lý.

- Đến vị trí (120

11’2N, 109014’5E), phương vị đo đến phía Bắc Hòn Tằm là 1820 và phương vị đến phía Bắc Hòn Một là 1030. Khu vực xung quanh Hòn Tằm không có sóng lớn và cũng không có chướng ngại vật nguy hiểm do đó có thể đi qua Hòn Tằm từ nhiều hướng, tuy nhiên cần phải tránh bãi đá Sư Tử (Roche du Lion) ở gần phía Tây Hòn Một. Phía Bắc của bãi đá Sư Tử (Roche du Lion) là nơi neo đậu của tàu chở hàng nguy hiểm. Phía Tây Hòn Tằm là một vũng nhỏ mà ở đó có một rạn san hô; ngoài ra còn có một bãi đá nổi nằm ở mép ngoài của rạn san hô này và nằm ở giữa vũng này. Chuyển sang hướng thật 3120 với quãng đường là 1,5 hải lý.

- Đến vị trí (120

12’N, 109013’5E) nằm ở phía Đông Bắc Hòn Miếu, phương vị đo đến Đông Bắc Hòn Miếu là 1500

, khoảng cách đo đến Mũi Chụt là 0,9 hải lý. Tiếp tục chuyển sang hướng thật 3240

, quãng đường là 1 hải lý. - Đến vị trí (120

12’6N, 109013’E) nằm ở phía Đông Bắc Mũi Chụt, từ phía biển có thể nhìn thấy lầu Bảo Đại (toà nhà màu vàng cao 15m), ở bờ phía Bắc Mũi Chụt là

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI CHO TÀU THUYỀN HOẠT ĐỘNG VEN BIỂN TỪ NHA TRANG ĐẾN ĐÀ NẴNG (Trang 33 -33 )

×